Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÌM HIỂU TOEIC toeic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.18 KB, 16 trang )

TÌM HIỂU TOEIC
Gần đây, có lẽ câu hỏi mà mình thường hay nghe thấy nhiều nhất là: có nên học
TOEIC ko?, học TOEIC như thế nào? Học ở đâu? Học giao tiếp thì học ở đâu? Bí
quyết học tiếng anh nghe nói trong thời gian ngắn nhất là gì?
Vì thế, dựa trên những kinh nghiệm của bản thân mình trong việc học, dạy, dịch và
làm việc với tiếng Anh trong năm năm qua, mình muốn chia sẻ một chút kinh
nghiệm học tiếng Anh nói chung và học TOEIC nói riêng cho anh em và với my
students.
Trước hết, nói về kỳ thi TOEIC
TOEIC stands for Test of English for International Communication. Khác với Toefl
có thiên hướng về học thuật và campus environment, TOEIC kiểm tra khả năng
tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Nội dung của bài thi TOEIC rất thực
tế và thực dụng đối với những người đã, đang và sẽ đi làm trong môi trường công
ty nước ngoài. Bài thi TOEIC là một tổ hợp các tình huống có thể gặp trong môi
trường công ty, vì thế, nếu chúng ta nắm bắt được các tình huống này thì chúng ta
hoàn toàn có thể chủ động trong rất nhiều tình huống trong thực tế. Có thể kể ra
một vài tình huống: interview, problem discussion, conference, orientation,
company retreat, weather bulletin, advertising, purchasing, order processing,
merchandise processing, fax, corporate mails, proposal deadline extended, gossip
at office, travel by air, travel by ferry, weekly/monthly/quarterly/yearly reports,
meetings, pickups, assignments, news bulletin, promotion, everyday conversation
at office, and so on.
Cấu trúc bài thi TOEIC
Listening Practice:
Section 1: Picture Description (20 câu)
Sectio n 2: Questions and Responses (30 câu)
Section 3: Short Conversations (30 câu)
Section 4: Short Talks (20 câu)
Reading Practice:
Section 5: Incomplete Sentences (40 câu)
Section 6: Error Recognition (20 câu)


Section 7: Reading Comprehension (40 câu)
Một số điểm cần lưu ý của bài thi TOEIC là phần Listening nói nối âm (word
connection) và biến âm, tắt âm rất nhiều, đồng thời, tốc độ cũng rất nhanh, đặc biệt
là Section 2 và 3. Ngoài ra, toàn bộ nội dung của phần Reading Practice hoàn toàn
đều có thể trở thành phần nghe – khi ôn cần lưu ý.
Phương pháp học


Do TOEIC do viện khảo thí và giáo dục Hoa Kỳ (ETS) soạn ra, thế nên, bước đầu
tiên muốn học, là phải chuẩn hóa lại phát âm của mình theo âm Mỹ. Người Việt
Nam thường có xu hướng nói từng từ một (word unit) nhưng người Mỹ lại phát âm
theo từng khối âm thanh (sound unit).
Ví dụ:
She laf de di zai dia
Tức là:
She laughed at his idea.
Trong câu trên, d đã nối với at, chữ h câm (silent), nên t sau at đọc là d nối luôn với
is tạo thành di zai…
Do đó, đầu tiên, cần phải học American Accent Training, giáo trình này có thể mua
ở bất cứ hiệu sách nào. Nhưng nó có tân 4 đến 5CD và dày cỡ gần 300 trang. Khi
học cần phải chọn phần phù hợp trong giáo trình mà học, chứ nếu học tuần tự thì sẽ
tốn rất nhiều thời gian, và phần lớn sẽ bỏ cuộc. Cách học là học thuộc các luật, và
các cách phát âm những từ thường gặp, cách nối âm, cách phát âm chữ T, chữ R…
đặc biệt là cần lưu ý và áp dụng nối âm.
Song song với việc học American Accent Training, cần phải học về Business
English – tức là tiếng Anh trong môi trường làm việc. Cần lưu ý rằng chúng ta ko
chỉ học Tiếng Anh mà còn học các kiến thức chung về môi trường làm việc, chẳng
hạn như về tổ chức của công ty: ví dụ có hai board riêng là Board of Directors và
Board of Executive, rồi cấp bậc của CEO, COO, CFO, MD, President, VicePresident, ko hoàn toàn như chúng ta thường nghĩ, rồi các kiến thức về tài chính,
về đầu tư, về chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, quảng cáo, PR… luôn phải sẵn sàng

bổ trợ các kiến thức đó. Việc học Business English sẽ giúp người học hình thành
một hệ thống từ vựng Business, đi kèm đó là các ngữ pháp thường dùng và văn
phong trong các tài liệu viết. Khi học về Business English nên – phải học thuộc các
bài và kết hợp áp dụng phần nối âm cũng như các quy tắc American Accent.
Sau khi đã qua hai bước trên, tức là khi đã có một vốn từ và background cơ bản về
business, đồng thời nắm được quy tắc phát âm American English, khi đó, bắt đầu
bước vào quá trình ôn luyện.
Về phần luyện thi TOEIC
Sau khi đã nắm được cơ bản các nguyên tắc phát âm âm Mỹ, có được một khối
lượng từ vựng tương đối phong phú về Business English, đồng thời cũng đã nói
trôi chảy và lưu loát, có nối âm khi nói , thì chúng ta bước sang phần luyện thi
TOEIC.
Về giáo trình: mình recommend TOEIC Mastery – đây là phần mềm, có thể mua ở
hàng đĩa, vừa rẻ vừa hữu hiệu.


Về phương pháp: nên luyện song song cả phần listening và reading, tới phần này,
nếu ai học TOEIC sẽ hiểu ngay tại sao phải học American Accent Training… rất
đơn giản, vì có những phần cho dù có xem scripts cũng không thể nói giống đĩa
được, mà nói không chuẩn thì nghe cũng sẽ không chuẩn.
Về phần nghe: ở đây ko bàn tới Section 1 vì nó đơn giản và lại tương đối đa dạng,
chỉ bàn tới Section 2, 3, 4. Nên ôn theo trình tự hết Section 2 rồi đến Section 3 rồi
đến Section 4. Thực ra, trong môi trường giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong môi
trường giao tiếp công ty, chúng ta sẽ gặp hai tình huống chính là: hội thoại (Section
2, 3) và một người nói cho nhiều người nghe (Section 4). Trong bài thi TOEIC, các
tình huống này là cố định – tức là chỉ có khoảng 90 tình huống cho mỗi Section 2,
3. Chúng ta nghe nếu chưa hiểu thì nghe lại, vẫn chưa hiểu thì nghe lại lần nữa, vẫn
chưa clear được thì thôi xem script rồi tập nói giống hệt đĩa về cả ngữ điệu, nối âm,
và tốc độ. Đó là định hướng chung cho cả phần nghe, chỉ có học như vậy thì chúng
ta mới có thể cải thiện khả năng nói của mình…

Về tip cho từng phần, tất nhiên muốn tăng điểm ngoài thực lực, cũng phải có tip.
Trước tiên, điều quan trọng nhất là khi học ngoài ngôn ngữ ra, cần phải học theo
tình huống, với những người đã đi làm, đặc biệt là đã làm công ty nước ngoài thì sẽ
thấy các tình huống trong bài thi TOEIC rất gần gũi, với những bạn còn là sinh
viên, thì hay năng động một chút, đi làm thêm, dự hội thảo (bằng Tiếng Anh)
thường xuyên, hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh thường xuyên đi đón khách
nước ngoài chẳng hạn, hoặc đi phỏng vấn thật nhiều… Khi học đến phần nghe
mình phải để tâm tới các tình huống, và thử nghĩ xem có mấy trường hợp có thể
xảy ra, chỉ như vậy thì mình mới học một mà biết mười. Khi chúng ta đã chuẩn bị
trước các tình huống đó thì đi thi, khi nghe đến câu hỏi chưa nghe đã có câu trả lời
trong đầu.
Tip cho section 2: questions and responses
Chúng ta sẽ được nghe 1 câu hỏi, theo sau đó là 3 câu trả lời, đặc điểm là người ta
nói rất nhanh, và câu trả lời cũng rất nhanh, tuy nhiên, cũng có những quy luật và
bẫy rất cổ điển. Thông thường, chúng ta nếu không nghe hiểu, thì sẽ chỉ bắt được
vài từ mà vẫn chưa hiểu, chính vì thế mà câu trả lời mà có một từ ở phần câu hỏi
thì chắc chắn sai (họ bẫy mà) bằng cách này, có thể loại trừ được ít nhất là 1
phương án, thế là chỉ chọn 50/50 sẽ dễ hơn nhiều….
Khi học thì nhớ group các tình huống lại, ví dụ:
Các tình huống sau cùng nhóm:
1 Q: Who’s responsible for keeping these shelves stocked?
A: That’s Mr. Harmin’s job.
2 Q: Who’s in charge of ordering office supplies?
A: I can do that for you.


3 Q: Whom should I see about repairing this condenser?
A: Talk to someone at the customer service desk.
Sau khi luyện thuộc lòng các tình huống (trong giáo trình TOEIC Mastery, với các
giáo trình khác, các tình huống cũng tương tự, chỉ thay đổi một chút về câu chữ)

thì chúng ta sẽ cảm thấy phần này ko khó chút nào.
Section 3: có khó khăn ở chỗ người nói nói rất nhanh, và câu hỏi đòi hỏi phải phân
tích. Tuy nhiên, với bài thi TOEIC hiện nay thì ứng với mỗi hội thoại chỉ có một
câu hỏi, và chúng ta có thể đọc trước được. Do đó, quá trình chuẩn bị pre-listening
question analyzing là rất quan trọng, vì, khi đọc câu hỏi, chúng ta đã nắm được
thông tin cần phải nghe, đồng thời cũng có được một số từ chốt nhất định, thậm
chí, nếu đã luyện xong chúng ta đã có thể trả lời trước khi nghe hội thoại. Do đó,
khi học luôn phải học kỹ các tình huống, các cách xử lý trong thực tế như thế
nào… Đây chính là phần mà nhiều người mất điểm nhất kể cả những người trên
900. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ bớt khó khăn hơn sau khi chúng ta đã học thuộc 90
tình huống, hiểu, nói trôi chảy đúng tốc độ, ngữ điệu, nối âm…
Tiếp tục về Section 3: Short Conversation, đây chính là phần khó nhất trong bài thi
TOEIC. Khó vì người nói nói quá nhanh nên người nghe chưa kịp nhận biết được ý
của bài nói thì đã qua mất rồi. Tuy nhiên, cũng có một điều may mắn là, phần này,
ứng với mỗi đoạn hội thoại, chỉ có một câu hỏi duy nhất. Với bài thi TOEIC hiện
nay thì câu hỏi đã được in sẵn trong testbook, nên nếu chúng ta dành khoảng thời
gian giữa hai đoạn hội thoại cho việc đọc câu hỏi và phân tích câu hỏi cho đoạn hội
thoại sắp tới thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ví dụ:
Đây là câu hỏi của một đoạn hội thoại:
What is the woman’s opinion of the factory-outlet complex?
A - It’s not a convenient place for her to shop
B - It’s a good place for her to shop on a regular basis
C - Prices are higher in stores there than in ordinary stores
D - It’s very cheap but is not a very pleasant place to shop
Thì câu trả lời ở đây là A - nếu chúng ta có khái niệm về Melinh Plaza Trade
Complex ở trên đường đi Nội Bài chuyên bán building materials. Giá sẽ rẻ hơn do
location nhưng có một điểm bất tiện là phải đi xa – not convenient. Tương tự với
Metro Thang Long trên đường Phạm Văn Đồng.
Ví dụ khác:
Where will the woman first exchange her money?

A - At the airport
B - At the hotel
C - On the street
D - At a downtown bank
Đây là một câu hỏi về việc đổi tiền. Thử phân tích nhé. Thông thường, đối với


những người đi công tác dài ngày ở nước ngoài và mới đi lần đầu – chẳng hạn như
đồng nghiệp của mình ở Yokogawa và ngay bản thân mình, thì đều đổi một lượng
tiền Sing nhất định ở nhà sẵn cho tiện (đổi ở Hà Trung ý). Nhưng trong môi trường
quốc tế thì lại khác, tiêu dùng chính là USD, việc đổi tiền rất tiện, nên đối với
những chuyến công tác ngắn, hay những lần dự hội thảo thì người ta thường đổi
tiền ở sân bay một ít (để có tiền đi taxi và gọi điện), rồi vào thành phố đổi tại ngân
hàng để được Best Rate. Bản thân mình hồi còn là sinh viên, từng đi tình nguyện
đón đoàn dự hội thảo, khách cứ xuống sân bay là đều hỏi “where can I change
money?” và họ đều đổi một chút tiền ở Airport Bank Counter để còn có tiền đi taxi
và ăn một vài bữa. Thế nên ở đây chưa cần nghe đoạn hội thoại, 90% là phương án
A đúng.
Do đó, mà ngoài việc học tiếng Anh, chúng ta cũng cần phải học nhiều về các tình
huống trong thực tế.
Thông thường các câu hỏi của phần này xoay quanh:
1. Where – Location của conversation: đây là loại câu hỏi không khó, chúng ta chỉ
cần bắt được một vài key word. Các location thường gặp cũng rất giới hạn, tức là
có thể biết trước đề including: trong ô tô, trên xe bus, trên máy bay, tại nhà hàng,
khách sạn, tại conference room, tại airport, tại cửa hàng hoa, tiệm tạp hóa, tại triển
lãm…
2. Who – người nói, người nghe, và người thứ ba. Loại câu hỏi này hỏi thông tin về
những người tham gia hội thoại, cho nên, khi đọc câu hỏi trước, phải phân loại xem
có phải là loại câu hỏi này không, thì keep in mind là ai là người nói, ai là người
nghe.

3. Why – đây là loại câu hỏi nói về nguyên nhân của cuộc hội thoại nó cũng tương
tự với câu hỏi What, tức là loại câu hỏi hỏi về chủ đề của hội thoại. Loại câu hỏi
này chiếm chủ yếu trong bài thi TOEIC – tuy nhiên, từ vựng và chủ đề phần nào đã
được cung cấp trong câu hỏi – nên phải cố gắng tận dụng tốt.
Một loại câu hỏi mà nếu chúng ta để ý thì luôn trả lời đúng chỉ cần để tâm. Đó là
câu hỏi về suy luận – tính toán số lượng. Thông thường chúng ta rất thường xuyên
nói tới những con số, chẳng hạn như: khi mua hàng thì discount bao nhiêu phần
trăm, một pack thì có bao nhiêu piece, phải tip cho waiter bao nhiêu, hoặc những
con số về thời gian, giá hàng, giá vận chuyển hàng, size, số người attend, số
person/group… với loại câu hỏi này, thông thường chúng ta sẽ phải tính toán một
chút, chứ trong đoạn hội thoại không nói trực tiếp thông số. Chẳng hạn như một
tình huống về máy bán hàng tự động rất phổ biến ở các nước phát triển (Sing có
Atlas Vending).
Câu hỏi:
What is the price of coffee in the vending machine now?
A - 25 cents
B - 50 cents


C - $1
D - $1.5
Ví dụ như ở Sing thì giá chỉ khoảng 30 – 40 cents/cup. Đây là loại câu hỏi về số
học – chắc chắn đáp án sẽ ko nói thẳng ra những con số trong câu hỏi (nếu giống
thì thường sai). Chuẩn bị tinh thần như vậy chúng ta sẽ nghe tốt hơn. Sau đây là
phần sẽ nghe:
· They’ve raised the price of coffee from the vending machine again.
· You’re kidding. When we first started working here it was 50 cents a cup.
· Well, it’s triple that now, and it’s not half as good as it used to be.
Vậy đáp án là 50×3 = 1.5 cents.
Hoặc một ví dụ khác,

Câu hỏi:
How many cans of soup will the man probably buy?
A - One
B - Two
C - Three
D - Four
Nếu có ai đó từng mua hàng ở Metro, thì sẽ biết là họ bán hàng theo Metro unit tức
là bán theo pack chứ ko bán lẻ và rất hay có khuyến mại, chẳng hạn như mua 3
tặng một chẳng hạn. Đây là một tình huống tương tự như vậy.
Đây là phần nghe:
Salesperson: You know, these cans of soup are two for the price of one.
Customer: So you’re saying I should get four instead of three. Is that right?
Salesperson: Right. And u only pay for two of them.
100% học viên tham dự lớp TOEIC của mình đều sai câu này. Đây là một câu hỏi
khó, đáp án đúng là… 2. Khách hàng muốn mua 3 nhưng người bán hàng bảo mua
1 tặng 1, nên ông này mua 2 để được 4. Lý do nhiều người sai câu này, do chưa
được chuẩn bị về loại câu này, do người ta nói quá nhanh hay do chưa quen với
American Accent.
Tiếp tục với TOEIC tips cho part 4 – short talks.
Tùy theo trình độ mà phần này có thể là phần khó hoặc phần không khó đối với
người nghe. Phần này sẽ khó đối với người nghe chưa tốt – tức là với những người
khi nghe gặp từ chưa rõ thì toàn bộ phần tiếp theo sẽ bị cuốn đi. Nhưng sẽ không
khó đối với những người khả năng nghe đã sang giai đoạn hai (tạm chia vậy) là
giai đoạn nghe theo kiểu catch từ, từ nào hiểu thì catch, ko hiểu thì cho qua. Nếu
chúng ta đã luyện qua American Accent Training và đã luyện qua Part 2, và Part 3
một cách kỹ càng thì phần này sẽ có vẻ dễ dàng hơn.
Điểm khó của Part 4 là ứng với mỗi short talk, sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi (từ 2
đến 5 câu), mà các câu hỏi này lại không sắp xếp theo trình tự nghe, tức là thông



tin cho câu hỏi sau có thể lại ở phần đầu, do đó, nhất thiết phải đọc và phân tích
câu hỏi trước.
Để trả lời được câu hỏi trong phần này không khó, tuy nhiên để trả lời đúng hết
mới khó, thông thường có khoảng hơn chục short talks, mà mỗi câu trả lời sai một
câu chẳng hạn, thì sai mất khoảng 13 câu rồi, nhân sơ sơ mất khoảng 70 điểm rồi,
chưa tính các phần khác (nhất là Part 3) thế là sẽ rất khó được trên 900 nếu phần
này không trả lời đúng hết – trên thực tế thì phần này ko khó và bạn có thể trả lời
đúng gần hết, chỉ sai khoảng 1 – 2 câu. Nhưng tất nhiên là sau khi luyện cẩn thận.
Các tình huống trong short talk bao gồm: interview, orientation: các buổi phổ biến
về chính sách hoặc định hướng chung trước một khóa đào tạo, vể news thì tương
đối đa dạng: về finance, về merger – sát nhập, split up…, về weather bulletin thì có
thể broadcast từ radio station, hoặc do captain trên máy bay thông báo, hoặc có thể
trên một phương tiện giao thông vận chuyển tới sân bay; về meeting, về seminar,
các bài presentation, announcement về company policies, về quảng cáo, về
schedule, recorded tape hướng dẫn về sử dụng dịch vụ… các tình huống rất hay
gặp trong thực tế.
Khi chúng ta đọc câu hỏi, cần phải phân loại thành hai loại câu hỏi là scanning và
skimming, tức là loại câu hỏi lấy thông tin cụ thể, và câu hỏi lấy ý chính; từ đó mà
định hướng được loại thông tin mình cần.
Ở đây, mình đưa ra một số ví dụ về phân tích câu hỏi.
Ví dụ 1:
Đọc qua mấy câu hỏi đã,
1. Who reported the story to the radio station?
Listeners.
The States Police.
The Red Cross.
The Weather Bureau.
2. Which of the following are listeners NOT specifically warned against?
High winds.
Low temperatures.

Flooding.
Heavy snow.
3. What are people along the coast advised to do?
Evacuate the area immediately.
Go to emergency shelters.
Be ready to leave their houses.
Stay at home.
Khi đọc qua các câu hỏi này trong testbook thì chúng ta có thể hình dung được
phần nào về tình huống này là một weather bulletin, đại khái thì sẽ nói về bão gì
đó. Cả 3 câu hỏi đều thuộc loại scan, nhưng với hai câu hỏi 2 và 3 thì dữ kiện sẽ


được đưa đan xen, cho nên luôn phải vừa nghe vừa đối chiếu, phương án nào ko
đúng thì cross off ngay khi nghe. Sau khi nghe rồi, xem key rồi, xem script rồi, thử
nghĩ thêm 1 chút, thực ra, một cái bản tin về bão thì ở đâu cũng giống nhau cả, ở
VN chẳng hạn, thông tin liên quan là: ở đâu, đặc điểm cơn bão ra sao, khi nào thì
hit the area, cần có biện pháp gì đối phó: tùy theo cấp độ của bão mà di tản ngay
hay đợi rồi mới di tản… thế là đã được một tình huống, lần sau nghe tìnhàtrong bất
cứ bài thi TOEIC nào cũng có câu hỏi về thời tiết huống tương tự, chắc chắn sẽ trả
lời đúng.
Ví dụ 2:
Câu hỏi như sau:
1. What function do the former system and the new system share?
A cash register.
An inventory tracking system.
A mailing list.
A training mode.
2. How is the customer file function valuable?
In tracks inventory.
It helps maintain the mailing list.

It is similar to the former system.
It is preferred by the employees.
3. What feature does the speaker think is most useful?
The operating system.
The customer file.
The self-training mode.
The inventory tracking system.
Đọc qua câu hỏi, có thể hình dung được đây là một đoạn quảng cáo hoặc giới thiệu
sản phẩm, thông tin mà chúng ta cần phải catch được cũng chính là những thông
tin mà mỗi đoạn quảng cáo cần truyền đạt: sản phẩm mới có chung đặc điểm gì với
sản phẩm cũ, sản phẩm mới có đặc điểm gì mới và tiến bộ hơn. Chỉ cần preanalysis như vậy là có thể trả lời đúng cả 3 câu này.
Nói chung là phần này không khó, các tình huống đều cố định, và cũng chỉ có bấy
nhiêu tình huống, chỉ cần ôn hết khoảng 20 tình huống này là có thể trả lời đúng.
Tuy nhiên cần lưu ý một chút về các bản tin thời tiết, người ta đang nói tới thời tiết
ở đâu? Và vào thời điểm nào? Vì trong một bản tin có thể nói về thời tiết ở nhiều
địa điểm và nhiều thời điểm khác nhau. Với các short talk nói về timetable của
ferry chẳng hạn, thì thông tin cần nhớ là gì nhỉ, ví dụ đi hydrofoil ferry từ Saigon
ra Vung Tau chẳng hạn thì chúng ta cần biết thời gian đi, thời gian đến, chuyến
đầu, chuyến cuối, của cả chiều đi và chiều về, giá one-way hay return, câu hỏi
thường xoáy vào thời gian, và trình tự câu hỏi không theo trình tự nói, chỉ cần
chuẩn bị sẵn những thông tin cần thiết về tình huống là có thể ok được phần này.


Trong bài thi TOEIC ngoài 4 part của listening còn có 3 part về Reading Practice
bao gồm: Part 5: Sentence Completion, Part 6: Error Recognition, và Part 7:
Reading Comprehension.
Đánh giá về Part 5: theo mình là khó nhất trong phần reading vì có những câu sẽ có
từ mới mà mình chưa biết, nên dù sao cũng sẽ mất điểm ở phần này khoảng một
vài câu.
Về Part 6: thì cũng chỉ có bấy nhiêu pattern lỗi thôi, ôn kỹ và nhớ kỹ các lỗi này là

có thể làm đúng 100% ở bất kỳ bài thi nào: tip cho phần này là ‘Make it easy’ đừng
nghĩ quá phức tạp, vì mọi error đều rất basic và nằm trong tầm tay.
Về Part 7: Reading Comprehension của TOEIC nếu so với TOEFL thì dễ hơn
nhiều, các bài reading trong TOEIC chủ yếu là các business paper mà chúng ta sẽ
gặp trong môi trường đi làm. Ví dụ như: correspondence – thư từ, minutes – biên
bản, memo – in-house letter, advertising, job-wanted ad, article – các bài báo,
travel guide, parking guide, customs register sheet, survey… điểm khó của phần
này là: new words, new terms, and time management. Đối với người đã có tiếp xúc
và đã quen với môi trường business thì sẽ cảm thấy không khó khăn với các bài
đọc này cho dù có thể có khá nhiều từ mới về business (ai đã học về Business
English thì sẽ thấy bớt khó khăn hơn), một điểm khó nữa là quản lý thời gian, phần
Part 7 sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, đa phần những người mới làm bài thi TOEIC
lần đầu đều không đủ thời gian. 100% học viên lớp TOEIC của mình đều không đủ
thời gian cho Test 1 thậm chí 50% không đủ thời gian cho Test 2, rất may, đến final
test thì ai cũng manage được thời gian của mình.
TOEIC – How to Conquer ? – Part 5 – Real Test Strategy
Về chiến thuật khi thi TOEIC, thực ra, cũng không có gì nhiều. Tất cả có thể chỉ
gói gọn trong hai chữ: “KEEP UP” tức là phải luôn chủ động, và phải vượt trước
bài thi. Do trong phần nghe của TOEIC kéo dài 45 phút liên tục, nên nếu thí sinh
chưa quen với việc nghe tiếng Anh liên tục trong một thời gian dài, thì sẽ cảm thấy
mệt mỏi, và đôi lúc, mất tập trung. Đây chính là thực tế mà mình gặp phải trong
lần thi TOEIC đầu tiên, và cũng là điều hầu hết học viên trong lớp TOEIC của
mình gặp phải trong lần test đầu tiên. Chỉ cần 2, 3 lần mất tập trung, là chúng ta
cũng đủ để vuột mất ít nhất 10 questions, đó là chưa nói tới khả năng trả lời đúng
sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với section 2, đi thi sẽ rất dễ dàng với những người đã ôn kỹ, vì khi nghe câu
hỏi, chúng ta đã có thể có được câu trả lời trong đầu, từ đó mà có thể chủ động đối
chiếu với 3 câu trả lời sẽ nghe.
Đối với section 3, sau mỗi conversation sẽ là khoảng thời gian nghỉ vài giây,
khoảng thời gian này sẽ rất quý nếu chúng ta tận dụng tốt để đọc câu hỏi tiếp theo,

phân tích và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu chẳng may đoạn hội thoại vừa nói, bạn nghe
ko rõ, thì hãy trả lời random thật nhanh, để chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tới, vì


nếu bạn dùng thời gian này chỉ để nghĩ và trả lời câu hỏi vừa nghe, bạn sẽ bị động
và thường bị cuốn theo bẫy của đề thi.
Đối với section 4, cũng tương tự section 3, nhưng vì nhiều câu hỏi hơn, nên thời
gian nghỉ cũng dài hơn, nhất thiết phải dùng thời gian này để đọc kỹ các câu hỏi
của short talk tiếp theo, phân tích, phân loại tình huống, sẽ có 50% câu hỏi bạn có
thể trả lời mà chưa cần nghe.
Về phần Reading, bạn có 75 phút, nhưng vấn đề lại nằm ở phần reading, hầu hết
những người mới làm bài thi TOEIC 1, 2 lần sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn
thành phần Reading trong thời gian 75 phút! Thực ra, chỉ cần điều chỉnh một chút
là có thể manage thời gian làm bài của mình được. Section 5: Sentence Completion
và Section 6: Error Recognition, các bạn chỉ được phép hoàn thành trong khoảng
15-20 phút, thì mới có đủ thời gian dành cho phần Reading, trong khi làm bài, phải
thật khẩn trương và luôn KEEP IN MIND điều này.
Thực ra, sau mỗi khóa TOEIC, phần điểm tăng của học viên trong lớp của mình
chủ yếu nằm ở phần Listening. Lý do là chỉ cần chúng ta làm quen với Accent và
các tình huống, hiệu chuẩn lại phát âm của mình, là có thể cải thiện được khả năng
nghe với-từ-vựng-sẵn-có. Tuy nhiên, với reading, mọi chuyện lại hoàn toàn khác,
việc các bạn có thể tăng được điểm số trong phần reading đòi hỏi một thời gian đủ
dài tiếp xúc với tiếng Anh, chịu khó học từ, học văn phong, học ngữ pháp, học
cách dùng từ… mà nếu chỉ có 2 – 3 tháng thì chưa đủ, nếu bạn chỉ có từng đó thời
gian, thì hãy cố học nhiều hơn, cường độ dày hơn, ôn tập thường xuyên hơn, thì có
thể bạn học 3 tháng sẽ được bằng 6 tháng của những người khác… Cá biệt, có
trường hợp bạn Vân (học FTU) phần nghe điểm rất cao, phần reading làm xong
sớm 15’ vậy mà điểm vẫn không cải thiện giữa lần thi thứ 2 và thứ 3…
Nếu ai đó thi TOEIC mà điểm chưa cao, xin đừng buồn, có thể vì bạn găp phải
phần bài thi khó, hoặc cũng có thể vì bạn ôn chưa đủ, cũng có thể vì bạn chưa tập

trung, hay cũng có thể vì bạn chưa chuẩn bị đầy đủ sức khỏe, và dù sao, đó cũng là
một động lực để mình cố gắng học tiếp… học là hàm của quá trình mà…
1. Kiến thức cơ bản
- Bạn phải trang bị cho mình một nền tảng cơ bản ngữ pháp, về việc này bạn có thể
học ở bất kì đâu hoặc tự học, theo tôi có một nơi học ngữ pháp tiếng Anh vừa rẻ
vừa hay đó là các lớp luyện thi đại học khối D ở các trường Đại học sư phạm Hà
Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên … Ở các lớp luyện thi đại học
này bạn sẽ được học toàn bộ ngữ pháp cơ bản, lượng kiến thức tương đối lớn và
được giảng dạy rất khoa học, các giáo viên hầu như là Giảng viên của các trường
đại học, hơn thế bạn phải làm một lượng lớn bài tập luyện ở nhà (Bạn nào đã từng
ôn thi khối D chắc biết rõ hơn cả).


HỌC NGỮ PHÁP LÀ NỀN TẢNG ĐỂ HỌC TOÀN BỘ NHỮNG KĨ NĂNG
KHÁC CỦA TIẾNG ANH
- Song song với việc luyện tập ngữ pháp cơ bản bạn phải học càng nhiều từ mới
càng tốt, lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm “năng nhặt chặt bị” về vấn đề
này không ai làm thay bạn được cũng chẳng có gì ngoài sự cần cù.
- Và tất nhiên bạn phải tìm hiểu ngay đề thi TOEIC xem nó bao gồm những nội
dung gì để tập trung học
2. Nghe
Trong đề thi TOEIC sẽ có một nửa (100 câu) nghe, vậy là nghe cực kì quan trọng
để bạn đạt điểm cao bạn phải luyện nghe theo các bước sau:
- Trong thời gian học ngữ pháp cơ bản và từ vựng bạn phải học dọc chính xác từng
từ một bằng cách dùng máy vi tính và các phần mềm đọc tiếng Anh như (Talk it)
hoặc dùng từ điển Oxford advance learner để nghe máy đọc từng chữ mà bạn chưa
biết hoặc chưa chắc là mình phát âm đúng hay sai. Tôi nhấn mạnh việc đọc đúng
từng từ tiếng Anh vì nếu bạn đọc sai bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy từ đó trong
bài nghe. Các bạn cũng không nên dùng từ điển Lạc Việt để học phát âm vì không
phải nó sai mà thực sự nó phát âm rất khó nghe.

- Song song với việc học nghe cần cù như trên bạn cũng phải luyện nghe các đoạn
hội thoại ngắn để còn quen với việc nối âm, trọng âm, các từ phát âm “tương tự
nhau” … trong tiếng Anh. Việc này cũng rất quan trọng vì bạn làm thử đề thi
TOEIC sẽ thấy rõ rang là bạn nghe thấy từ đó hoặc nghe được câu đó nói về cài gì
nhưng khi trả lời câu hỏi bạn vẫn trả lời sai bét ra bực lắm, bực lắm…
- Sau khi bạn học các đoạn hội thoại ngắn thì bạn học nghe các đoạn văn dài hơn,
các đoạn văn dài này khi nghe bạn phải có chiến thuật riêng đấy vì nó là đoạn văn
dài mà chỉ có khoảng 2, 3, cùng lắm là 4 câu hỏi cho đoạn đó thôi. để hiểu một các
tổng quan về đoạn văn đó trước tiên bạn phải cực kì nhanh để đọc lướt tất cả
những câu hỏi liên quan đến đoạn đó trong đề thi và tập trung nghe để tìm ra thông
tin cho những câu hỏi đó. Khi nghe đoạn văn bạn cũng phải chú ý nghe bằng được
câu đầu tiên của nó vì nghe được thì bạn dễ dàng đoán được nội dung của đoạn văn
hơn.
CÁC LƯU Ý KHI HỌC NGHE VÀ LÀM PHẦN NGHE
- 100 câu nghe trong đề thi chia làm 4 phần;
+ Phần 1 gồm 20 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó: phần
này được coi là dễ nhất trong bài nghe vì câu miêu tả ngắn và dẽ nghe, tuy nhiên,
bạn đừng coi thường nó nhé vì bọn ITS này chuối lắm, nó đọc những câu miêu tả
mà nghe cứ như thể là miêu tả bức tranh đó nhưng thực ra là nó cố tình gây nhầm
lẫn ở một điểm nào đó, ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau
và có một câu đại thể như “they are having a meeting” hoặc “they are discussing a
problem” chẳng hạn nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một lẻo và


chẳng có vẻ họp hành gì cả… cuối cùng nó cho một câu “three of them are waering
glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo
vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. thế có chuối không???
Không cẩn thận bạn bị nó lừa như chơi, mà câu nào cũng thế đấy không có cái kiểu
câu gỡ điểm đâu. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức
tranh và rất nhanh trí hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng

chi tiết nhỏ trên bức tranh đó, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn
giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.
+ Phần 2 gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả
lời bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Phần này khó hơn phần
bức tranh một tí, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh, tuy nhiên nó lại lừa
đảo bạn cũng không ít. Ví dụ như:
Q: When did your flight take off?
A: - I fired it yesterday
- It was flying in the air three days ago
- It took off at 3.00 last Sunday
Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với
“flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên
quan vì “take” bị chia một thì thành ‘took” mất lại còn 3.00 nữa chứ nghe loằng
ngoằng thế chắc không phải đâu thế là tích đại vào câu 1 hoặc 2 thế là sai bét.
+ Phần 3 gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi
TOELF ấy, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này
bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ
đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được
đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này
đòi hỏi cả tư duy logic nữa tôi lấy ví dụ như trong đoạn hội thoại nói như sau:
“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed
it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”
Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”
A.On Friday

B.On Monday
C.On Sunday
D.Next week
Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we


changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả, bạn nghe thấy có hết cả các ngày
trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy
một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được đúng chưa./.
+ Phần 4 gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2
câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và
đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm
tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn
cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các
thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính,
với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.
3. 3. Phần đọc
Phần đọc trong đề thi TOEIC gồm 3 phần với hình thức khác nhau
+ Phần 1 gồm 20 câu “Incomplete sentense” (hoàn thiện câu), trong các câu hỏi
này thường tập trung vào phần sau:
Từ loại (Vocabulary), 4 đáp án có thể cùng một từ nhưng mỗi từ lại ở một dạng
danh từ, tính từ, phân từ hai … bạn phải nắm vững cả kiến thức ngữ pháp cơ bản
cả về cấu tạo từ thì mới hoàn thiện được câu đúng. Theo tôi để luyện tốt được các
câu hỏi này khi học bạn nên có một cuốn sổ tay bất kể một từ nào bạn gặp phải bạn
cũng nên đặt ra câu hỏi “dạng thức tính từ của từ này là gì?” hay “từ này nếu chia ở
dạng phân từ 2 thì cấu tạo thế nào?” … sau đó bạn cố gắng học thuộc nó, ghi chép
tất cả các dạng thức của từ gốc đó. Nếu làm tốt điều này chắc chắn vốn từ của bạn
sẽ tăng đáng kể. Bạn cũng có thể suy diễn theo kinh nghiệm trong trường hợp bí
quá ví dụ như những tính từ kết thúc bằng đuôi “able” thì danh từ của nó thường là
“ability”, rồi những động từ kết thúc bằng “ate” thì danh từ hay có đuôi là “tion”

… Vậy các loại câu này bạn nên xác định vai trò của từ còn thiếu trong câu sau đó
chọn dạng thức đúng của nó sau đó tick vào đáp án ok!!
Nghĩa của từ (Meaning), 4 đáp án có thể cùng từ loại với nhau nhưng sẽ có nghĩa
gần giống nhau và bạn phải chọn ra một từ có nghĩa đúng nhấp cho câu đó, về loại
câu này bạn không có cách nào khác là phải học và phân biệt nghĩa của từ cho
chuẩn xác, thuộc các thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ … ví dụ như trong câu
sau:
“I have to arrange document to ___________ customs clearance every day”
A.do
B.make
C.get
D.prepare
Đáp án đúng của câu này là “Make” , vậy nếu bạn không hiểu và phân biệt rõ sự
khác nhau giữa “Do” và “Make” chắc chắn sẽ bị nhầm


Giới từ (Pre) đáp án sẽ là 4 giới từ và một trong đó sẽ đúng với nghĩa của câu, về
phần này ngoài các giới từ thông thường như giới từ chỉ vị trí “in”, “on” bạn còn
phải thuộc nhiều cụm thành ngữ nữa ví dụ như câu sau:
“The soldier died ____________ a wound in the First World War”
A.Of
B.From
C.Because
D.By
Trời ơi gặp câu này thì tức chết đi mất tôi giám cá là 99% những người học khá
tiếng Anh sẽ chọn “of” vì bạn thường gặp thành ngữ “die of something” thế là tự
tin quá còn gì (mừng rơi nước mắt) hoặc “By” vì bạn nghĩ rằng nghĩa của nó là
“bởi” ok! tick luôn, còn lại những người học kém hơn một chút thì chọn “because”
vì nghĩ rằng nó có nghĩa là bời vì, trường hợp này thì không oan uổng gì cả. Nhưng
bạn sẽ hết sức bất ngờ có khi còn choáng vì đáp án đúng của nó là “from” ặc ặc

bạn chỉ có thể điền đúng khi bạn thuộc thành ngữ “to die from a wound” (chết vì bị
thương) … chuối chưa. Mà cái thủ đoạn lừa đảo này thì thường xuyên luôn, bạn
phải học sâu và học chắc mới đối phó được.
Trên đây tôi chỉ có thể dẫn chiếu vài ví dụ cơ bản để minh chứng cho thủ đoạn lừa
đảo trong bài thi TOEIC thôi, các bạn nên mua thêm sách hướng dẫn luyện thi
TOEIC. Bạn nên xem tất cả các dạng bài mà đề thi hay ra để có hướng học, cũng
phải lưu ý các bạn là phần này không loại trừ một dạng ngữ pháp nào cả nên bạn
phải chắc và sâu ngữ pháp mới làm chuẩn được.
+ Phần 2 gồm 40 câu Error Recognition (phát hiện lỗi) xem thêm tại 870 câu ngữ
pháp trong bài thi TOEIC
Hình thức của nó là cho một câu gạch chân 4 chỗ và xem chỗ gạch chân nào bị sai,
40 câu này mỗi câu sẽ đụng đến một dạng ngữ pháp và cũng tương đối khó. Cách
làm nhanh và chính xác các câu hỏi này là bạn đọc kĩ câu hỏi xem các chữ bị gạch
chân có vai trò gì trong câu và tìm ra mối quan hệ của nó với các thành phần khác
trong câu, bạn phải xem xét kĩ cả bốn từ hoặc cụm từ được gạch chân, không nên
vội vã tick vào A hoặc B mà chưa xem đến B, C. Nhiều khi nó lừa mình làm như là
A hoặc B sai nhưng thực sự xét kĩ ra thì không phải.
Theo kinh nghiệm của tôi thì những câu ngữ pháp trong phần này và phần trên rất
giống với phần Stucture trong đề thi TOEFL (form cũ) và độ khó thì tương đương,
vậy nếu ngữ pháp cơ bản của bạn không chắc thì ngoài những sách luyện thi
TOEIC bạn nên mua thêm những sách hướng dẫn luyện thi TOEFL về làm thêm.
Các sách này bán rất nhiều và giá rẻ vì hiện nay TOEFL đã chuyển sang IBT, các
sách này cũng rất cơ bản và khoa học giúp bạn học hiệu quả hơn.
+ Phần 3 (Reading comprehension) gồm 40 câu hỏi cho từ 10 đến 14 đoạn văn.
Phần này tương đối là mang tính chuyên môn vì những đoạn văn thiên về thương


mại, kinh tế, kiểu như một đoạn quảng cáo, một đoạn trích về thông tin hoặc báo
cáo của một công ty … cũng có những đoạn rất thông thường như lịch trình của
một hãng hàng không, menu trong các nhà hàng … Phần này chiếm nhiều điểm

trong bài thi của bạn vì vậy bạn nên cố găng luyện phần này càng nhiều càng tốt.
Về độ khó thì tuỳ theo mức độ, có đoạn rất dễ nhưng có đoạn cũng rất khó (nhưng
tôi giám khẳng định 110% rằng so với TOEFL thì … muỗi). Phần này đòi hỏi bạn
phải tư duy một chút để tìm ra câu trả lời đúng nhất, bạn đừng ngại nó chỉ lừa chút
thôi chứ không đánh đố đâu.
Khi làm phần này để nhanh chóng và chính sác bạn nên:
Bước 1: đọc luớt toàn bộ các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó
Bước 2: đọc lướt đoạn văn chú ý vào những chỗ câu hỏi đề cập đến, bạn đừng có
dịch nó ra nhé, từ nào mới mà bạn không biết thì đoán nghĩa, bạn nên hiểu tổng thể
đoạn đó nói về cái gì thôi.
Bước 3: Đọc từng câu hỏi một và xem lại đoạn văn tìm thông tin cho câu hỏi đó và
tick OK.
Đó là khi thi còn khi học thì sao? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi học bạn nên
tích luỹ càng nhiều từ vựng càng tốt (điều này xưa như trái đất nhưng làm được thì
chẳng “rễ” tí nào đừng thở dài nhé). Bạn luyện cho mình cách hiểu tổng quan về
một đoạn văn và cách đọc lướt nhanh, trách trường hợp vừa đọc vừa dịch vừa mất
thời gian vừa không hiệu quả. Bạn cũng nên học cách suy diễn các thông tin trong
đoạn văn nhé vấn đề này tôi phải dẫn chứng một ví dụ as follow:
Đoạn văn:
“Welcome, Ms. Martelli… , to the Star Plaza Holtel. We hope you have a pleasant
stay. Please present this card when enjoying our restaurant, coffee shop, and
sporting facilities and when signing charges to your room account.
Check out date: 10th December
Room no. 635 P. Angelo (Desk Clerk)”
Câu hỏi đặt ra là
1.When did the guest receive this card?
A.When making a room reservation
B.When checking into the hotel
C.When ordering a meal at a restaurant
D.When paying the bill

2.Who issued this card to the guest?
A.P. Angelo
B.Ms. Martelli
C.The hotel manager
D.The restaurant cashier
Bạn thử trả lời câu hỏi này đi, nó cũng “rễ” thôi bạn chỉ cần dựa vào thực tế một
chút vì sao nhỉ? Bạn không thể nhận được cái Card đó khi bạn đặt phòng đúng


không (bản thân “make a room reservation” chỉ là đặt chỗ trước và chưa hề đến ởi
thực tế) nếu bạn hiểu sai từ này là toi, vậy câu A loại. Câu C và D thì là lúc bạn
“present” cái card thôi, loại tiếp nhé, còn lại câu B thì đúng quá còn gì khi bạn
“check into a hotel” chính là lúc bạn chính thức đến ở đó và nhận được Card khi
“stay” thôi.
Vậy đấy, bạn phải hiểu rõ từ vựng nhé! và tưởng xem nếu minh đi hotel thì thế
nào! Còn câu 2 thì sao? cũng thế thôi, người Issue cái card này không thể là bà
“Guest” đó được, cũng không thể là cô nàng “Cashier” kia vì bạn đã “charge” đâu,
còn lại bạn lâm vào boăn khoăn giữa “lão maneger” và cô P. Angelo. Chắc chắn sẽ
có nhiều người nhầm thành ông manager vì nghĩ rằng ông ta có quyền phát hành
cái Card cho khách sạn của ông ta, nhưng thực tế lại là Ms P. Angelo vì chữ kĩ của
cô ta rành rành trên đó, bản chất của “Issue” là tạo ra hoặc hoàn thiện một cái form
thôi đừng nghĩ to tát nhé.
Vậy là đã hết các phần trong phần thi Reading rồi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×