Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

thuyết minh bao cao QH vinh son

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 70 trang )

* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Vĩnh Sơn là một trong những xã miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn,
cách trung tâm huyện lỵ Vĩnh Thạnh 40 km về phía Bắc, diện tích tự nhiên 17.599,08
ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của huyện; mật độ dân số bình quân khoảng 17
người/km2. Cơ cấu kinh tế của xã, sản xuất nông nghiệp là chính.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Sơn đã tập trung lãnh
đạo chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2010 là 7,5%. Năng suất, sản lượng một số
cây trồng, vật nuôi tăng khá; ngành nghề, dịch vụ nông thôn bước đầu đã được
hình thành; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được tăng
cường, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân ngày càng được cải thiện.
Vì là xã miền núi đặc biệt khó khăn, sản xuất nông nghiệp phân tán, manh
mún, còn mang tính tự cấp, tự túc; ngành nghề và dịch vụ nông thôn chậm phát
triển; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển. Thu nhập bình quân đầu người rất thấp (6,2 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ
nghèo còn ở mức cao (năm 2010 còn 58,7% - theo tiêu chí 2005), đời sống người
dân còn nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; với mục tiêu xây dựng
xã Vĩnh Sơn trong thời gian đến có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Do đó,
việc nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đến năm 2020 theo Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới là việc làm cần thiết và cấp bách.
II. MỤC TIÊU


1. Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020 xã Vĩnh Sơn phấn đấu cơ bản hoàn thành phần lớn các tiêu
chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.
1


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

III. PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi lập quy hoạch
- Ranh giới lập quy hoạch: Theo địa giới hành chính xã Vĩnh Sơn.
- Giới hạn nghiên cứu lập quy hoạch trên các lĩnh vực:
+ Quy hoạch sử dụng đất: Trên cơ sở đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm
2015 tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã.
+ Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản: Đánh giá thực trạng,
đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất
hàng hoá; quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, thuỷ lợi nội đồng
phục vụ phát triển sản xuất.
+ Quy hoạch xây dựng: Đánh giá thực trạng, định hướng phát triển không
gian toàn xã; đề xuất quy hoạch xây dựng theo hướng chỉnh trang, cải tạo, mở
rộng và xây dựng mới trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường theo tiêu chí

nông thôn mới.
- Thời gian thực hiện quy hoạch: Đến năm 2020; trong đó:
+ Giai đoạn 1: Đến năm 2015.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 2016 - 2020.
2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp.
- Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển.
- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.
- Quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch sản xuất.
- Quy hoạch xây dựng.
IV. CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

1. Các văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
2


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm
2010-2020;
- Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa

đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây
dựng về việc quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của liên bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/03/2011 của Bộ Văn hoá
Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn
hoá - khu thể thao thôn;
- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao
thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 3447-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã 2011 - 2020;
- Chương trình hành động số 05 - CTr/TU ngày 22/8/2011 của Tỉnh ủy Bình
Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII
Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, tầm
nhìn đến năm 2020”;
3


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

- Quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định từ năm 2009 - 2020;
- Hướng dẫn số 01/HD-SXD-SNNPTNT-TNMT ngày 27/3/2012 của liên Sở
Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thực hiện Thông tư liên lịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNTBTN&MT ngày 28/10/2011;
- Văn bản số 89-TB/HU ngày 10/02/2012 của Huyện uỷ Vĩnh Thạnh về
việc thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại buổi làm việc với
Ban Thường vụ Đảng ủy xã Vĩnh Sơn;
- Quyết định số 389/QĐ-CTUBND ngày 28/5/2012 của Chủ tịch UBND
huyện Vĩnh Thạnh về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chi phí tổ chức lập Quy
hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI
(nhiệm kỳ 2010-2015) về việc trồng cây công nghiệp kết hợp với trồng cây ăn quả
trên địa bàn huyện, vùng trọng điểm xã Vĩnh Sơn và xã Vĩnh Kim;
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI
(nhiệm kỳ 2010-2015) về việc trồng rau, hoa trên địa bàn huyện, vùng trọng điểm
xã Vĩnh Sơn;

- Nghị quyết Đảng bộ xã Vĩnh Sơn nhiệm kỳ 2010-2015;
- Quy hoạch phát triển các ngành của huyện và tỉnh trên địa bàn xã;
- Đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Ban quản lý xã;
- Niên giám thống kê qua các năm của huyện Vĩnh Thạnh; thống kê và các
báo cáo hàng năm của xã;
- Các dự án đang triển khai trên địa bàn xã;
- Các tiêu chuẩn ngành và các tài liệu, số liệu có liên quan khác.
3. Các nguồn bản đồ
- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất xã Vĩnh Sơn đến năm 2015;
- Bản đồ Quy hoạch khu trung tâm xã Vĩnh Sơn, tỷ lệ 1/2000;
- Bản đồ địa chính xã Vĩnh Sơn, tỷ lệ 1/2000;
- Bản đồ kiểm kê đất đai năm 2010 xã Vĩnh Sơn, tỷ lệ 1/10.000;
- Bản đồ quy hoạch 03 loại rừng năm 2008, bổ sung năm 2010;
- Bản đồ diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm 2011;
- Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thích nghi đất đai tỉnh Bình Định năm 1997.

4


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VĨNH SƠN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý
Vĩnh Sơn nằm phía Bắc huyện Vĩnh Thạnh. Toàn xã được chia làm 4 thôn,
có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 14016’38” đến 14027’32” vĩ độ Bắc.

- Từ 108036’30” đến 108045’46” kinh độ Đông.
Ranh giới theo địa giới hành chính của xã:
- Phía Bắc và phía Đông :

Giáp xã Vĩnh Kim

- Phía Nam

:

Giáp xã Vĩnh Hảo

- Phía Tây

:

Giáp tỉnh Gia Lai

Vĩnh Sơn cách trung tâm huyện lỵ Vĩnh Thạnh 40km về phía Bắc, cách
thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Bình Định khoảng
110km về phía Tây Bắc, có đường tỉnh lộ ĐT 637 là trục giao thông nối với các
địa phương khác trong huyện với Quốc lộ 19, đây là điều kiện thuận lợi để giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong huyện, tỉnh.
2. Khí hậu thời tiết
Do là vùng chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ và
Tây nguyên, nên lượng mưa có cao hơn, mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn.
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau; mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7. Khí
hậu mát dịu hơn so với các nơi khác trong tỉnh.
2.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm từ 22-250C; nhiệt độ cao nhất 320C, nhiệt độ thấp

nhất 140C.
2.2. Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 2.400 mm. Tháng có lượng mưa
cao nhất là tháng 11: 973 mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 5: 25 mm.
2.3. Lượng bốc hơi, độ ẩm
Lượng bốc hơi trung bình năm 1.400mm; ẩm độ trung bình năm khoảng 80%,
độ ẩm trung bình thấp nhất (tháng 7) khoảng 65%, độ ẩm trung bình cao nhất
(tháng 10, 11 và tháng 12) khoảng 92%.

5


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

3. Địa hình
Vĩnh Sơn là xã miền núi có địa hình khá đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi
nhiều khe suối lớn nhỏ. Hướng dốc chủ yếu hướng Đông Bắc và Đông Nam. Độ
cao bình quân từ 750 - 800m so với mặt nước biển, đỉnh cao nhất 1.019m.
4. Thủy văn
Vĩnh Sơn có các suối như Sơn Lang, suối Quyên, suối Dram, Dak Riêng,
Dak Trúc…và các khe suối nhỏ nằm rải rác khắp xã, ngoài ra còn có hồ thủy điện
Vĩnh Sơn, đập Suối Le, đập Gơ Ní… để cung cấp nước cho sản xuất và dân sinh.
Tuy nhiên, hàng năm vào mùa khô nguồn nước thường bị cạn, giảm lưu lượng
dòng chảy; mùa mưa nước các suối dâng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt và đi lại của người dân địa phương.
5. Tài nguyên thiên nhiên
5.1. Tài nguyên đất
Căn cứ kết quả nghiên cứu đất theo phương pháp FAO - UNESCO của Hội
Khoa học Đất Việt Nam năm 1997 và kết quả phúc tra bản đồ, tổng hợp diện tích
các loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông

nghiệp Miền Trung - năm 2006 cho thấy, đất ở Vĩnh Sơn có 2 nhóm đất chính, 4
nhóm đất phụ và 7 đơn vị đất đai:
- Nhóm đất đỏ (F): Có 2 nhóm đất phụ (đất nâu đỏ - Fd và đất nâu vàng Fx) được chia thành 3 đơn vị đất đai với tổng diện tích 10.717,84 ha, chiếm 60,9%
diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá mẹ
BaZan, có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc tơi xốp, độ pH từ 4 - 5; hàm lượng
chất hữu cơ, đạm tổng số và lân tổng số khá, kali tổng số nghèo; lân và kali dễ tiêu
nghèo. Nhóm đất đỏ phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam của xã, thích hợp
trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, tiêu, cây ăn quả và
các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Nhóm đất xám (X): Có 2 nhóm đất phụ (đất xám điển hình - Xh và đất
xám feralit - Xf) được chia thành 4 đơn vị đất đai với tổng diện tích 6.881,24 ha,
chiếm 39,1% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ,
được hình thành từ sự phong hoá của đá mẹ Granit, hàm lượng các chất dinh
dưỡng nghèo, pH từ 3,5 - 4,5. Loại đất này phân bố chủ yếu ở phía Đông và Đông
Bắc của xã thích hợp trồng màu và cây công nghiệp; tuy nhiên trong quá trình sử
dụng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất.
5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Do đặc điểm địa hình có nhiều suối, phần lớn đều đổ về
Sông Kôn; có hồ thuỷ điện Vĩnh Sơn rộng khoảng 300ha, điều đó cho thấy nguồn
nước mặt ở Vĩnh Sơn tương đối phong phú, nhưng do địa hình dốc, nên diện tích
cây trồng được tưới tự chảy chủ yếu là cây lúa, các cây công nghiệp và cây trồng
cạn khác ở gần nuồn nước khi tưới cần phải sử dụng máy bơm.
6


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã có độ sâu từ 10 - 25m, tuy
chất lượng tốt nhưng việc khai thác sử dụng chưa nhiều, một số nơi ở độ sâu trên
10m thường có đá ngầm.

5.3. Tài nguyên rừng
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định
năm 2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã Vĩnh Sơn 11.964 ha, chiếm
68% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, với tổng trữ lượng đạt gần 2 triệu m3 gỗ.
Biểu 1: Diện tích trữ lượng rừng
TT
I
1
2
3
4
II

Loại rừng
Tổng diện tích đất có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng giàu (IIIA3, IIIB)
Rừng trung bình (IIIA2)
Rừng nghèo (IIIA1)
Rừng phục hồi (IIA, IIB)
Rừng trồng

Diện tích (ha)
11.964,00
11.733,10
974,78
9.062,90
1.151,80
543,62
230,9


Trữ lượng (m3)
1.961.910
1.937.665
287.560
1.505.348
109.421
35.336
24.245

(Nguồn: Diễn biến tài nguyên rừng năm 2011)
* Tài nguyên thực vật rừng:
Rừng tự nhiên của Vĩnh Sơn thuộc rừng lá rộng thường xanh, hỗn loài, khác
tuổi, tổ thành các loài cây phong phú: Xoay, giổi, chò, thông nàng, trâm, trám,
giẻ.v.v…, cây tái sinh tương đối đều. Ngoài ra, còn có các loài thực vật dưới tán
rừng như: Song, mây, lá nón, dương xỉ và một số loài dược liệu khác.
* Tài nguyên động vật rừng:
Động vật rừng tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những
năm qua do việc săn bắn trái phép đã làm cho một số động vật rừng có nguy cơ
tuyệt chủng (trĩ sao, rùa vàng.v.v…).
5.4. Tài nguyên du lịch, nhân văn
Vĩnh Sơn là xã đặc trưng nhất của huyện Vĩnh Thạnh được giao thoa bởi
khí hậu thời tiết giữa vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam trung bộ, tạo cho Vĩnh
Sơn có thời tiết ôn hoà, khí hậu mát dịu quanh năm, với nhiều loài cây phong phú;
có Đồi cam Nguyễn Huệ là căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn, đã được Bộ Văn
hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, thành Tờ Kơn, có
hồ A Vĩnh Sơn. Đặc biệt, ở địa phương có các lễ hội truyền thống mang đậm nét
bản sắc văn hoá dân tộc BaNa. Tất cả những tiềm năng trên có quan hệ tương hỗ,
tạo cho Vĩnh Sơn có một dáng vẻ riêng, có điều kiện để phát triển du lịch sinh
thái, văn hoá và nghỉ dưỡng trong thời gian đến.

5.5. Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã có 2 mỏ đá: Mỏ đá ba zan nằm
tại thôn K3 hiện đang được khai thác vào mục đích xây dựng. Mỏ đá granít nằm
7


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

dọc theo suối Sơn lang thuộc thôn K2 chưa được khai thác.
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
6.1. Thuận lợi
- Vĩnh Sơn có thời tiết ôn hòa, khí hậu mát dịu quanh năm đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su…), rau hoa quả ôn đới, mà ở một số địa phương khác trong tỉnh không có được.
- Tiềm năng đất đai nhiều, có độ phì cao, thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây
trồng, luân canh, xen canh và hình thành các vùng chuyên canh cây trồng trên địa
bàn xã.
- Diện tích rừng tự nhiên lớn, độ che phủ rừng cao (67,7%) là nguồn tài
nguyên vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân, vừa có chức năng phòng hộ, là
điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Môi trường không khí trong lành, có hệ sinh thái rừng đa dạng, có Đồi
cam Nguyễn Huệ, lễ hội truyền thống của người dân tộc BaNa, có hồ A Vĩnh Sơn
đang phát triển nuôi cá tầm theo hình thức công nghiệp đây là điều kiện thuận lợi
để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng trong thời gian đến.
6.2. Khó khăn và hạn chế
- Xã nằm cách xa trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, huyện nên việc tiếp cận
với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế, thu hút
đầu tư gặp nhiều khó khăn.
- Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều khe suối, chi phí đầu tư xây dựng
lớn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn để đưa
cơ giới hoá vào sản xuất gặp khó khăn.
- Mùa đông có những năm thời tiết lạnh kéo dài, đã ảnh hưởng đến việc

phát triển chăn nuôi, bố trí mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp...
II. HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai thời gian qua

Biểu 2: Tình hình sử dụng đất đai xã Vĩnh Sơn
Đơn vị tính: Ha
Diện tích qua các năm
TT

Hạng mục



Năm
2005

1

Đất nông nghiệp

NNP

17.195,5
0
10.899,6
8

1.1


Đất lúa nước

DLN

88,93

Tổng diện tích tự nhiên

Năm
2010

Năm
2011

Năm 2010 so 2005
Số tuyệt
đối (ha)

Số
tương
đối (%)

17.599,0
8
14.109,7
8

17.599,0
8
14.109,7

8

403,58

2,35

3.210,10

29,45

66,21

66,21

-22,72

-25,55

8


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020
1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

702,33


1.023,00

1.023,00

320,67

45,66

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

605,84

1.083,80

1.083,80

477,96

78,89

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH


5779,2

5.979,58

5.979,58

200,38

3,47

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

360,30

360,30

360,30

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

3722,8


5.596,81

5.596,81

1.874,01

50,34

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

NST

0,58

0,08

0,08

-0,50

-86,21

2

Đất phi nông nghiệp

PNN


768,16

1.044,86

1.044,86

276,70

36,02

2.1

Đất XD trụ sở cơ quan CTSN

CTS

11,54

0,59

0,59

-10,95

-94,89

2.2

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh


SKC

82,28

0,05

0,05

-82,23

-99,94

2.3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

7,98

4,98

4,98

-3,00

-37,59

2.4


Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

402,83

402,83

402,83

2.5

Đất sông, suối

SON

180,96

178,86

178,86

-2,10

-1,16

2.6

Đất phát triển hạ tầng


DHT

60,66

437,45

437,45

376,79

621,15

2.7

Đât phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chưa sử dụng

CSD

5527,66

2.444,44

2.444,44


3.083,22

-55,78

4

Đất khu du lịch

DDL

5

Đất khu dân cư nông thôn

DNT

299,86

298,05

298,05

-1,81

-0,60

Trong đó: Đất ở tại nông thôn

ONT


21,91

20,10

20,10

-1,81

-8,26

(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2010, thống kê đất đai năm 2011)
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của
xã năm 2010 so với năm 2005 tăng 403,58 ha, do điều chỉnh lại ranh giới hành
chính của xã năm 2006.
- Diện tích 2 nhóm đất: Đất nông nghiệp tăng 3.210,1 ha, tăng 29,45%;
đất chưa sử dụng giảm 3.083,22 ha, giảm 55,78% so với năm 2005 do điều chỉnh
ranh giới 3 loại rừng theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 và
Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của UBND tỉnh Bình Định.
- Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 276,7 ha, tăng 36,02% chủ yếu lấy
từ đất nông nghiệp để xây dựng thủy điện.
Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người là 0,73 ha và bình
quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/lao động là 1,24 ha. Với lao động hiện
có, nếu không áp dụng cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về
nguồn lao động.
2. Hiện trạng dân số, lao động, thu nhập
2.1. Dân số

9



* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

- Dân số toàn xã năm 2011 là 2.982 người: Dân tộc Kinh 236 người, chiếm
7,9%; dân tộc BaNa 2.746 người, chiếm 92,1% tổng số dân. Xã Vĩnh Sơn có 705
hộ được chia thành 4 thôn (Thôn K2, K3, K4 và K8). Trong đó:
+

Thôn K2

255 hộ

1.131 người

+

Thôn K3

101 hộ

380 người

+

Thôn K4

181 hộ

753 người

+


Thôn K8

168 hộ

718 người

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 còn ở mức cao 1,2%, điều này cho
thấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế
hoạch hoá gia đình trong thời gian qua vẫn còn hạn chế; chất lượng dân số đã
được cải thiện hơn so với trước đây; tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng vẫn còn cao (chiếm 28%).
2.2. Lao động
Số lao động trong độ tuổi 1.752 người chiếm 58,8% dân số hiện có, trong
đó lao động nông, lâm, thủy sản chiếm 96,0%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
thấp, năm 2011 đạt 5,2%.
2.3. Thu nhập
- Năm 2010 còn 414 hộ nghèo, chiếm 58,7% (chuẩn nghèo 2005) cao hơn bình
quân huyện (huyện 38,0%). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 74,6% (theo tiêu chí năm
2010).
- Bình quân thu nhập đầu người năm 2011 đạt 6,2 triệu đồng/người/năm.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế
3.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tính theo giá cố định năm 1994, giai
đoạn 2005 - 2010 là 7,5%; thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của
huyện (của huyện tăng 15%); trong đó: Nông nghiệp (Nông, lâm, thủy sản) tăng
bình quân 6,2%, phi nông nghiệp 12,7%;
Biểu 3a: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005-2010
Giá trị sản xuất (Tr.đồng)
tính theo giá cố định năm 1994

TT

T.Tr
(%)

Hạng mục
2005
Kinh tế nông thôn

2006

2007

2008

2009

10.273,1 11.389,0 11.993,2 12.102,8 13.497,2

I

Nông nghiệp (N, L, TS)

8.461,1

9.135,0

9.587,2

9.367,8 10.507,2


1

Nông nghiệp

6.738,7

7.400,6

7.810,1

8.368,8

8.643,6

2010

2011

20052010

14.739,7

14.756,1

7,5

11.444,7

11.261,1


6,2

9.361,5

9.167,7

6,8

10


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020
2

Lâm nghiệp

3

Thuỷ sản

II

Phi nông nghiệp

1.575,3

1.579,3

1.597,1


817,4

1.675,6

1.891,2

1.897,4

3,7

147,2

155,2

180,0

181,6

188,0

192,0

196,0

5,5

1.812,0

2.254,0


2.406,0

2.735,0

2.990,0

3.295,0

3.495,0

12,7

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 tỷ trọng giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản (tính theo giá hiện hành) chiếm 80,8%, phi nông
nghiệp chiếm 19,2%. Đến năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giảm
xuống còn 77,3% (huyện 51,26%), phi nông nghiệp chiếm 22,7%.
Biểu 3b: Cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế nông thôn
Cơ cấu
GTSX (%)

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (Tr.đồng)
TT

Hạng mục
2005
Kinh tế nông thôn

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2005

2010

19.333,1 22.659,4 24.947,0 26.431,2 30.667,7 34.826,0 35.426,2 100,0 100,0

I

Nông nghiệp (N, L, TS)

15.618,5 17.813,3 19.653,8 20.140,7 23.641,2 26.918,0 27.038,2 80,8

77,3

1

Nông nghiệp

12.432,0 14.431,1 16.010,7 17.992,9 19.448,1 22.022,4 22.014,0 79,6


81,8

2

Lâm nghiệp

3

Thuỷ sản

II Phi nông nghiệp

2.914,3

3.079,5

3.274,1

1.757,4

3.770,1

4.444,3

4.553,8 18,7

16,5

272,3


302,6

369,0

390,4

423,0

451,2

470,4 1,7

1,7

3.714,6

4.846,1

5.293,2

6.290,5

7.026,5

7.908,0

8.388,0 19,2

22,7


3.2. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
3.2.1. Nông, lâm, thuỷ sản
a) Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây
trồng chính.
Biểu 4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
ĐVT: Diện tích (ha); năng suất (tạ/ha); sản lượng (tấn)
Phân theo năm
TT

Hạng mục

2

Tăng
trưởng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


781,7

841,9

864,8

843,3

796,4

806,5

746,5

-35,2

-0,8

- Diện tích

285,0

250,0

245,0

226,9

228,0


220,0

217,0

-68,0

-4,4

- Năng suất

30,1

32,3

36,2

39,7

38,8

43,8

44,0

13,9

6,5

- Sản lượng


859,0

808,0

886,2

900,8

885,6

962,5

955,8

96,8

1,8

47,0

145,0

164,0

137,0

85,0

100,0


100,0

53,0

13,4

Tổng DTGT
1

Tăng,
giảm
2011/
2005

Lúa cả năm

Ngô:
- Diện tích

11


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

3

- Năng suất

28,0


28,5

30,5

32,5

30,5

32,5

34,0

6,0

3,3

- Sản lượng

131,6

413,3

500,2

445,3

259,3

325,0


340,0

208,4

17,1

- Diện tích

46,0

56,0

66,0

80,0

80,0

80,0

101,0

55,0

14,0

- Năng suất

227,0


245,0

250,0

255,0

260,0

262,0

263,0

36,0

2,5

Sắn:

- Sản lượng
4

5

6

7

1.044,2 1.372,0 1.650,0 2.040,0 2.080,0 2.096,0 2.656,3 1.612,1


16,8

Rau các loại:
- Diện tích

13,7

9,4

8,9

80,0

9,4

8,5

8,5

-5,2

-7,6

- Năng suất

98,0

98,5

98,8


99,0

99,2

100,0

100,78

2,8

0,5

- Sản lượng

134,3

92,6

87,9

792,0

93,2

85,0

85,66

-48,6


-7,2

- Diện tích

94,0

84,0

82,5

9,4

80,0

80,0

80,0

-14,0

-2,7

- Năng suất

16,2

16,5

17,5


14,5

19,5

20,0

19,0

2,8

2,7

- Sản lượng

152,3

138,6

144,4

13,6

156,0

160,0

152,0

-0,3


- Diện tích

278,0

278,0

278,0

278,0

278,0

278,0

200,0

-78,0

-5,3

- Năng suất

6,0

6,0

6,1

7,0


9,0

9,5

10,0

4,0

8,9

- Sản lượng

166,8

166,8

169,6

194,6

250,2

264,1

200,0

33,2

3,1


- Diện tích

18,0

19,5

20,4

32,0

36,0

40,0

40,0

22,0

14,2

- Năng suất

50,0

50,0

51,0

52,0


55,0

57,0

58,5

8,5

2,7

- Sản lượng

90,0

97,5

104,0

166,4

198,0

228,0

234,0

144,0

17,3


Đậu các loại

Cà Phê

Măng tre

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh qua các năm và báo cáo
hàng năm của xã Vĩnh Sơn)
- Cây lúa: Vĩnh sơn là một trong những xã có diện tích gieo trồng lúa hàng
năm lớn của huyện. Những năm qua với mục tiêu đảm bảo lương thực tại chỗ, địa
phương đã khai hoang đối với những vùng đất trũng để trồng lúa nước và giảm
diện tích gieo trồng lúa rẫy. Tính đến hết năm 2011 tổng diện tích đất lúa nước là
147 ha (báo cáo của UBND xã); tổng diện tích gieo trồng lúa là 217,0 ha, năng
suất 44,05 tạ/ha, sản lượng 955,8 tấn. Trong đó diện tích gieo trồng lúa nước là
172 ha (sử dụng 100% giống lúa lai), năng suất 49,81 tạ/ha, sản lượng 856,8 tấn;
lúa rẫy 45 ha (sử dụng giống lúa địa phương), năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 99 tấn.
Sản lượng lương thực bình quân trên đầu người năm 2011 là 321 kg/người/
năm. Như vậy, với sản lượng lúa hiện có đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho
người dân địa phương.
- Cây ngô: Diện tích trồng ngô biến động qua các năm, cao nhất năm 2007
với diện tích 164 ha sau đó giảm dần qua các năm, năng suất biến động từ 28 tạ/ha
đến 34 tạ/ha. Diện tích trồng ngô bình quân hàng năm tăng 13,4%, năng suất tăng
12


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

3,3%. Diện tích ngô năm 2011 là 100 ha, năng suất 34 tạ/ha (của huyện 44,57
tạ/ha), sản lượng 340 tấn. Có thể nói, cây ngô thời gian qua được người dân quan

tâm, diện tích trồng ngô tăng mạnh từ năm 2006, tuy vậy năng suất ngô vẫn còn
khá thấp so với năng suất bình quân chung của huyện. Nguyên nhân chính, ngô được
trồng chủ yếu ở nương rẫy ít được đầu tư thâm canh, nguồn nước tưới phục thuộc vào
nước trời.
- Cây sắn: Diện tích tăng dần từ năm 2005 đến 2007, từ năm 2008 đến 2010
diện tích ổn định 80 ha, năm 2011 là 101 ha; năng suất tăng mạnh qua các năm,
nếu năm 2005 là 227 tạ/ha và đến năm 2011 đạt 263 tạ/ha, sản lượng 2.656,3 tấn.
Diện tích trồng sắn hàng năm tăng bình quân 14%, năng suất tăng 2,5%. Nguyên
nhân đạt được kết quả trên là do người dân đã đưa giống sắn mới vào sản xuất,
nhưng so với năng suất bình quân chung của huyện vẫn còn thấp (huyện 320,5
tạ/ha), do phần lớn diện tích sắn nhân dân trồng ở nương rẫy có độ dốc lớn, hạn
chế về độ phì, ít được đầu tư thâm canh.
- Đậu các loại: Người dân trồng chủ yếu là đậu xanh, đậu đen, diện dích
gieo trồng hàng năm khá ổn định từ 80 đến 94 ha, năng suất tăng dần qua các năm
(trừ năm 2008 là 9,4 ha, năng suất 14,5 tạ/ha). Năm 2011 diện tích đạt 80 ha, năng
suất đạt 19 tạ/ha, sản lượng 152 tấn.
- Cà phê: Diện tích trồng cà phê ổn định từ năm 2005 đến năm 2010 là 278
ha, đến năm 2011 giảm xuống còn 200 ha, nguyên nhân diện tích giảm là do một
số diện tích trồng phân tán, xa nguồn nước, kém hiệu quả nên người dân đã phá bỏ
chuyển sang trồng cây khác (cao su, bời lời…). Đối với 200 ha cà phê hiện có,
trong đó có khoảng 90 ha được trồng tập trung: Khu Giơ Liêng, khu Ủy ban, sau
trường THCS bán trú Thôn K2 hiện được người dân đầu tư chăm sóc, cà phê phát triển
tốt và cho năng suất khoảng 15 tạ/ha, còn lại khoảng 110 ha trồng phân tán rải rác
xen lẫn với một số cây trồng khác, ít được đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp (37 tạ/ha).
- Măng tre: Được người dân địa phương quan tâm phát triển mạnh từ năm
2007, đến năm 2010 diện tích măng tre là 40 ha (được trồng phân tán chủ yếu ở biên
các khe suối), năng suất 57 tạ/ha, sản lượng 228 tấn. Có thể nói măng tre trên địa bàn
xã phát triển khá tốt, đây là cây có tiềm năng của xã; với đặc điểm địa hình của xã,
ngoài sản phẩm chính là măng, còn có tác dụng chống xói mòn, rửa trôi đất. Tuy
nhiên, thời gian qua do sản lượng hàng hoá còn ít, chưa có doanh nghiệp đứng ra bao

tiêu sản phẩm mà thông qua thương lái, nên giá mua không ổn định đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý của người sản xuất. Khi nhà máy sơ chế măng tre trong cụm
công nghiệp Tà Súc của huyện đi vào hoạt động và nếu tổ chức thu mua tốt, cây
măng tre trên địa bàn xã chắc chắn sẽ được phát triển mạnh.
- Bời lời: Được phát triển mạnh từ năm 2008, được Công ty TNHH Lâm
nghiệp Sông Kôn hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tính đến năm 2011 Công ty đã hỗ
trợ cho người dân 230.000 cây giống, với diện tích trồng 184 ha. Diện tích bời lời
không được trồng tập trung mà trồng phân tán ở trong vườn hộ gia đình, nương rẫy,

13


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

trên diện tích cà phê kém hiệu quả. Tổng diện tích bời lời hiện có trên địa bàn xã
khoảng 202 ha.
Với đặc điểm về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, năm 2007-2008 Viện
khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã nghiên cứu trồng thử
nghiệm một số loại cây rau, hoa ôn
đới trên địa bàn xã. Qua đó đã khẳng
định một số giống rau, hoa phù hợp
với điều kiện lập địa ở địa phương
như: Rau xà lách, suplơ, su hào, cải
bắp, hoa lily, hoa layơn, hoa hồng,
hoa đồng tiền… Trong số đó, rau xà
lách, suplơ, su hào và hoa lily được
người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu
thụ mạnh, có hiệu quả kinh tế cao cần
phải được tiếp tục đầu tư mở rộng sản
xuất.

Ngoài những cây trên, trên địa
bàn xã đã và đang phát triển trồng
cây cao su 18,5 ha (trong đó đã cho
thu hoạch mủ 3,8 ha). Do chưa có
quy hoạch, nên người dân tự ý trồng
phân tán, không theo quy trình kỹ
thuật, cây giống không rõ nguồn gốc.
Vì vậy trong thời gian đến, với lợi thế
về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu
thời tiết, địa phương cần nghiên cứu,
xây dựng dự án phát triển cây cao su,
nhằm đưa cây cao su trở thành cây
trồng hàng hoá của xã.
* Chăn nuôi: Diễn biến quy mô đàn gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi.
Biểu 5: Hiện trạng phát triển chăn nuôi xã Vĩnh Sơn
T
T

Vật nuôi

I

Quy mô đàn

1

Đàn bò tổng số

ĐVT


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Con

377

756

693

845

750

850

855


Tăng
,
Tăng
giảm
trưởn
2011
g
/
2005

478

14,5

14


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020
Tỷ lệ bò lai

%

5,0

5,2

6,0

6,5


7,7

13,0

18,5

14

17,3
0,6

2

Đàn trâu tổng số

Con

696

723

737

698

774

723

728


32

3

Đàn heo tổng số

Con

1.439

1.077

988

867

179

721

795

-644

-10,9

4

Đàn dê


Con

250

263

210

106

181

224

125

-125

-1,8

5

Đàn gia cầm

Con

3.000

3.384


3.405

2.309

3.700

3.800

5.072

2.072

4,0

II

Sản phẩm CN

1

Thịt hơi các loại

Tấn

141,1

160,0

151,6


157,3

138,0

167,2

170,6

29,5

2,9

2

Trứng gia cầm

1000q

66

74

75

51

81

84


96

30,4

4,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh qua các năm và báo cáo
tổng kết hàng năm của xã Vĩnh Sơn)
- Đàn trâu, bò: Tổng đàn
trâu bò của xã đến cuối năm 2011
là 1.583 con (trong đó trâu 728
con, bò 855 con); tỷ lệ bò lai đạt
18,5%. Hình thức chăn nuôi chủ
yếu chăn thả tự nhiên.
- Đàn heo: Đàn heo đạt cao
nhất vào năm 2005 là 1.439 con, từ
năm 2006 đến 2009 đàn heo giảm
mạnh. Từ năm 2010 đàn heo có xu hướng tăng trở lại đến cuối năm 2011 tổng đàn
heo của xã là 795 con. Nếu lấy năm 2011 so với năm 2005 tổng đàn heo trên địa
bàn xã giảm 644 con, giảm 44,8% (riêng năm 2009 chỉ còn 179 con). Nguyên nhân
đàn heo giảm mạnh qua các năm là
do phương thức chăn nuôi chủ yếu
là chăn thả tự do, nên khó trong
việc kiểm soát thống kê số lượng
đàn vật nuôi, cũng như trong công
tác tiêm phòng dịch bệnh. Bên cạnh
đó thời tiết diễn biến thất thường có
năm lạnh kéo dài, tình hình dịch
bệnh qua diễn biến phức tạp, nên

người dân đã bán đi và không đầu
tư con giống để tái đàn.
- Đàn gia cầm: Tổng đàn gia cầm tăng dần qua các năm, tuy nhiên ở mức
độ chậm, năm 2005 là 3.000 con đến năm 2011 là 5.072 con, tăng 2.072 con. Hình
thức chăn nuôi chủ yếu ở hộ gia đình.

15


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cũng như vệ sinh
tiêu độc, sát trùng chuồng trại trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được lãnh đạo
xã và người dân quan tâm, về cơ bản đàn vật nuôi có chuồng trại được kiểm soát
trên địa bàn xã được tiêm phòng đầy đủ. Số còn lại, do tập quán chăn thả tự nhiên
nên công tác tiêm phòng gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung, chăn nuôi của xã
chủ yếu ở hộ gia đình xen lẫn trong khu dân cư không có chuồng trại, nên vấn đề
nước thải và chất thải trong chăn nuôi chưa được kiểm soát và xử lý.
b) Lâm nghiệp:
Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2011, tổng diện tích quy
hoạch mục đích lâm nghiệp xã Vĩnh Sơn là 15.127,7 ha; trong đó:
- Phân theo chức năng quy hoạch: Đất rừng sản xuất 6.146,2 ha, chiếm
40,7%; đất rừng phòng hộ 8.247,5 ha, chiếm 54,6% và đất rừng đặc dụng 734 ha,
chiếm 4,9% diện tích đất lâm nghiệp.
- Phân theo loại đất, loại rừng: Đất có rừng 11.964 ha, chiếm 79,1% diện
tích đất lâm nghiệp; trong đó rừng tự nhiên 11.733,1 ha, rừng trồng 230,9 ha (đất
có rừng so với thống kê đất đai năm 2011 tăng 27,31 ha là do xử lý số liệu, tính
toán). Đất chưa có rừng 3.163,7 ha, chiếm 20,9% diện tích đất lâm nghiệp (đất
chưa có rừng so với thống kê đất đai năm 2011 tăng 719,26 ha là do kiểm kê đất
đai thống kê vào đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm).

- Phân theo chủ quản lý: UBND xã 5.133,7 ha, chiếm 33,9%; Ban quản lý
Rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh 4.501,07 ha, chiếm 29,8% và Công ty TNHH Lâm
nghiệp Sông Kôn quản lý 5.492,93 ha, chiếm 36,3% diện tích đất lâm nghiệp.
Biểu 6: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
TT

Hạng mục

Tổng D. tích
1

Rừng tự nhiên

2

Rừng trồng

3

Đất chưa có rừng

*

KQLBV rừng

Tổng
Diện tích
(ha)

Địa phương quản lý (ha)


BQL Rừng phòng hộ
Vĩnh Thạnh (ha)

C.ty Lâm nghiệp

Sông Kôn (ha)
Phòng Sản
Đặc
Phòng
Sản
Tổng
Tổng
Tổng
hộ
xuất
dụng
hộ
xuất
15.127,7 5.133,7
3.905,1
4.501,0
5.492,9
0
0 575,30
0 653,30
7 158,70 4.342,37
3 5.492,93
11.733,1 2.206,2
1.667,8 337,6 4.362,0

5.164,8
0
2 200,80
0
2
8 158,70 4.203,38
0 5.164,80
230,90

3.163,70
8.294,78

Đặc
dụng

39,33
2.888,1
5 374,50

39,33
2.237,3
0 276,35

138,99

138,99

52,58

52,58


4.015,2
8 158,70

275,55 275,55
3.856,5 4.279,5 4.279,5
8
0
0

(Nguồn: Diễn biến tài nguyên rừng năm 2011, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn,
BQL Rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh)

- Về trồng rừng: Tổng diện tích rừng trồng hiện có 230,9 ha, chiếm 1,5%
diện tích đất có rừng trên địa bàn xã. Trong đó, rừng trồng của người dân địa
phương 39,33 ha, loài cây trồng chủ yếu là keo lai đang sinh trưởng và phát triển

16


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

tốt; diện tích còn lại của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh 138,99 ha và
của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn 52,58 ha.
- Về khoán quản lý bảo vệ rừng: Đến nay, đã tiến hành giao khoán quản lý
bảo vệ rừng tự nhiên theo Nghị quyết 30a cho trên 500 hộ dân, với diện tích
8.294,78 ha (chiếm 70,7% diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn xã). Trong
đó Ban quản lý rừng phòng hộ giao khoán 4.015,28 ha, Công ty TNHH Lâm
nghiệp Sông Kôn giao khoán 4.279,5 ha; bình quân mỗi hộ nhận khoán khoảng 15
ha, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Đối với diện tích đất có rừng tự

nhiên do xã quản lý chưa được khoán quản lý bảo vệ, nên địa phương gặp không ít
khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về rừng.
- Về khai thác lâm sản: Khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác gỗ rừng tự
nhiên hàng năm khoảng 2.000 m3 gỗ do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn
thực hiện. Ngoài ra, hàng năm nhân dân địa phương còn có nguồn thu nhập đáng
kể từ việc khai thác các loại lâm sản dưới tán rừng như: Song, mây, lá nón, mật
ong, trái xoay.v.v...
Diện tích rừng đã từng bước có chủ và phát huy tác dụng của nó; song để
gắn người dân với nghề rừng, nhất là việc sử dụng có hiệu quả diện tích nhận
khoán để trồng dưới tán rừng các loài cây có giá trị chưa nhiều như: Cây đặc sản,
cây dược liệu (sa nhân). Để phát huy tiềm năng, lợi thế của rừng trong thời gian
tới, địa phương cần tiếp tục quan tâm giao đất, khoán rừng cho người dân, nhằm
đảm bảo trên mỗi diện tích rừng đều có chủ quản lý cụ thể, góp phần vào công tác
quản lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày càng tốt hơn. Đối với những diện tích đất
đồi núi chưa sử dụng ở những vùng có đủ điều kiện, cần đưa vào trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân, vừa thực hiện tốt chức năng phòng hộ của rừng.
c) Thuỷ sản:
Thời gian qua diện tích nuôi trồng
thuỷ sản chỉ mới dừng lại ở những ao, hồ
nhỏ trong vườn hộ gia đình với diện tích
khoảng 2,4 ha, với mục đích phục vụ nhu
cầu thực phẩm tại chỗ. Từ năm 2010 Công
ty Cổ phần Cá Tầm Bình Định-Việt Nam
đã đưa vào nuôi cá tầm tại Hồ A theo hình
thức công nghiệp, với diện tích mặt nước
khoảng 5.000 m2 (100 lồng). Kết quả bước
đầu cho thấy rất khả quan, cá tầm sinh
trưởng và phát triển tốt.
Có thể nói việc nuôi cá tầm thành công trên địa bàn xã, cùng với định

hướng trong thời gian tới Công ty mở rộng thêm diện tích nuôi khoảng 10.000 m 2

17


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

nữa sẽ góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
một bộ phận lao động tại địa phương.
d) Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông, lâm, thuỷ sản
* Những thành tựu và kết quả đạt được
- Là một xã còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân đã biết tận dụng lợi thế để
phát triển trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp để từng bước tạo ra giá trị sản
phẩm hàng hoá; bước đầu đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại có hiệu
quả như hộ ông Đinh Giôn - thôn K2, hộ ông Đặng Văn Khánh - thôn K8...
- Nhờ áp dụng các mô hình khuyến nông vào sản xuất, nên năng suất, sản
lượng một số cây trồng tăng khá, nhất là việc sử dụng giống lúa lai cho năng suất
cao, đến nay cơ bản đã đảm bảo lương thực tại chỗ cho nhân dân.
- Diện tích rừng từng bước đã có chủ, từ đó đã nâng cao nhận thức của nhân
dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, xã hội hoá nghề rừng.
* Những hạn chế
- Do xuất phát điểm kinh tế của xã thấp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, chưa rõ nét, thiếu bền vững.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hóa có sức cạnh tranh cao, từ đó tạo điều kiện để phát triển thương mại dịch vụ.
- Việc phát triển thế mạnh nghề rừng gắn với việc hình thành các trang trại,
gia trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, trồng cây dưới tán rừng còn hạn chế.
- Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất;
nhận thức của một bộ phận nhân dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự
hỗ trợ của Nhà nước.v.v...

3.2.2. Ngành nghề và dịch vụ nông thôn
Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nghề nông
thôn tăng bình quân 11%, thương mại - dịch vụ tăng bình quân 13,5%. Tuy nhiên,
tỷ trọng giá trị sản xuất phi nông nghiệp đóng góp vào cơ cấu kinh tế nông thôn
còn thấp, năm 2010 chiếm 22,7%. Trong đó, ngành nghề nông thôn đóng góp
6,5%, thương mại - dịch vụ đóng góp 16,2%.
- Ngành nghề nông thôn hầu như chưa có điều kiện phát triển, giá trị sản xuất
mang lại chưa đáng kể. Hiện nay trên địa bàn xã có 27 hộ sản xuất nhỏ, những ngành
nghề chủ yếu là khai thác đá chẻ, mộc, nề, xẻ gỗ gia dụng… Việc sửa chữa cơ khí,
nông cụ, điện tử phần lớn nhân dân có nhu cầu phải đưa về trung tâm huyện sửa
chữa. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của địa phương nhưng ngày
càng mai một, chưa có điều kiện để khôi phục; trong thời gian đến nếu phát triển du
lịch sẽ gắn với khôi phục nghề dệt thổ cẩm nhằm tăng thu nhập cho nhân dân, đồng
thời góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
- Toàn xã hiện có 34 hộ kinh doạnh dịch vụ như: Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ,
18


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

tạp hóa...; bên cạnh đó thương nghiệp miền núi đã đóng góp một vai trò quan
trọng trong việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng cho người dân
trong xã. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ, vì thế đã làm hạn chế
việc giao lưu mua bán và trao đổi hàng hoá, kéo theo đó dịch vụ về giao thông vận
tải vẫn còn đang còn bỏ ngỏ, chưa có điều kiện để phát triển.
Nhìn chung, kinh tế phi nông nghiệp thời gian qua phát triển còn chậm,
ngành nghề nông thôn mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ ở hộ gia đình, cộng với
sản lượng sản phẩm hàng hoá nông lâm sản không thường xuyên, từ đó làm cho
dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã chậm phát triển.
4. Hiện trạng hạ tầng xã hội

4.1. Nhà ở:
Số nhà tạm, dột nát trên toàn
xã còn khoảng 162 căn, tỷ lệ hộ có
nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây
dựng đạt 43,3%, trong đó chủ yếu
nhà mái ngói. Nhu cầu trong thời
gian đến, cần hỗ trợ cho các hộ
nghèo xóa nhà tạm, dột nát và vận
động nhân nhân thực hiện chỉnh
trang nhà cửa, để đáp ứng tiêu chí
nông thôn mới.
4.2. Các công trình tôn
giáo, tín ngưỡng.
Trên địa bàn xã có Đồi Cam
Nguyễn Huệ là căn cứ địa của
nghĩa quân Tây Sơn, đã được công
nhận là di tích lịch sử cấp Quốc
gia, nhưng hiện nay chưa được đầu
tư xây dựng. Ngoài ra có thành Tờ
Cơn là khu di tích lịch sử đã có từ
lâu, nhưng chưa được Nhà nước
công nhận.
4.3. Trụ sở cơ quan
Trụ sở UBND xã mới được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích 2.219m2,
diện tích đất xây dựng 480 m 2 với 20 phòng, đảm bảo diện tích làm việc cho hệ
thống chính trị xã.
4.4. Công trình giáo dục

19



* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

- Trường mầm non: Giữ nguyên 01 điểm trường chính nằm tại trung tâm
xã và 05 điểm lẻ với tổng diện tích 5.129m 2 hiện có trên địa bàn xã. Đầu tư, nâng
cấp cơ sở vật chất cho đạt chuẩn (Xây dựng tường rào cổng ngõ, nâng cấp 4 phòng
học, xây mới 1 phòng chức năng, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập...)
- Trường Tiểu học: Giữ
nguyên 01 điểm chính và 05 điểm lẻ
với tổng diện tích 15.661m2. Tập
trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất cho đạt chuẩn (Xây dựng tường
rào cổng ngõ, nâng cấp 8 phòng
học, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi
tập....)
- Bậc Trung học cơ sở:
Giữ nguyên trường THCS
bán trú tại thôn K2 với diện tích
17.030m2. Nâng cấp cơ sở vật chất
cho đạt chuẩn (Nâng cấp 3 phòng
chức năng, nhà tập đa năng, thư
viện, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi
tập...)
4.5. Công trình y tế
Xã có 1 trạm y tế nằm ở
trung tâm xã với diện tích
2.158,8m2 đã đạt chuẩn. Tuy nhiên,
so với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số

3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011, cần
phải đầu tư nâng cấp nhất là trang

20


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

thiết bị, phương tiện để đạt chuẩn.
4.6. Công trình văn hóa,
bưu điện, thể thao:
- Công trình văn hoá: Hiện
tại trên địa bàn chưa có nhà văn hoá
xã, đối với các thôn đã có nhà văn
hóa thôn, đảm bảo diện tích so với
quy định nhưng cơ sở vật chất chưa
đạt chuẩn.
- Thể thao: Xã chưa có khu
thể. Đối với khu thể thao thôn, hiện
có 2 thôn (K3, K8) đã có khu thể
thao thôn, các thôn còn lại chưa có.
- Bưu điện: Điểm bưu điện
văn hoá xã tại thôn K3, diện tích
324,1m2 đảm bảo so với quy định.
Điểm bưu điện văn hoá xã đã đạt
chuẩn.
5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
5.1. Giao thông
a) Giao thông đối ngoại (đường tỉnh, đường liên xã)
- Đường tỉnh lộ ĐT 637 đoạn

qua xã dài 14,6 km đã được bê tông
hóa 100%.
- Đường liên xã dài 15,7 km bề
rộng mặt đường 3,5m, nền đường
6m; đã được bê tông hóa 100%, đáp
ứng yêu cầu đi lại của nhân dân.
b) Giao thông đối nội (đường
liên thôn, ngõ xóm)
- Đường trục thôn, xóm được bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Bộ GTVT là 3,5/6,7km, đạt 52,2%.
- Đường ngõ xóm 8,3 km chưa được cứng hóa.
c) Giao thông vào các khu sản xuất
Tỷ lệ km đường vào các khu sản xuất được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện đạt 2/35,2km, chiếm 5,7%.
21


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

5.2. Thủy lợi
- Do điều kiện địa hình, nên địa
phương đã tận dụng các khe suối để
đắp một số đập dâng, đập bổi như
Suối Le, Gơ Ní, Giơ Liêng,… để tưới
chủ yếu cho diện tích trồng lúa nước,
nhưng vào mùa mưa thường gây sạt lở
đã ảnh hưởng đến sản xuất.
- Tổng số kênh mương do xã
quản lý là 17,8 km, đã được được

kiên cố hóa đạt 8,75 km đạt 49,2%.
5.3. Cấp điện
Hệ thống điện của xã do
Ngành điện quản lý và mới được
đầu tư xây dựng theo Dự án REII
năm 2010, toàn xã có 10 trạm biến
áp với tổng công suất 550KVA, với
hệ thống đường dây hạ thế dài
khoảng 7,8km, đường dây trung thế
7,7km, đường dây trung- hạ thế hỗn
hợp dài 3,3km. Hệ thống điện đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện,
100% số hộ trên địa bàn xã sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn.
5.4. Cấp nước
- Trước đây, nhân dân 02
thôn K2 và K4 sử dụng nước sinh
hoạt từ nguồn nước tự chảy, nhưng
hiện nay hệ thống đường ống một
số đoạn đã bị hỏng, địa phương
đang phối hợp với các cơ quan liên
quan lập dự án cải tạo hệ thống
đường ống này để duy trì việc cung
cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
- Thôn K3 trước đây đã được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước
sạch, nhưng đến nay do việc quản lý và vận hành chưa tốt, nên công trình này đã
ngừng hoạt động, hiện nay Công ty Cổ phần Thuỷ điện Trà Xom đang tận dụng
khai thác phục vụ cho cán bộ, công nhân viên Công ty đang làm việc tại nhà Thuỷ
điện Vĩnh Sơn (gần Hồ A). Nhân dân thôn K3 hiện đang sử dụng nước sinh hoạt
22



* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

từ nguồn giếng khoan hoặc giếng đào; trong thời gian đến gắn với phát triển du
lịch và phục vụ nhu cầu của nhân dân, cần phải cải tạo và nâng cấp hệ thống công
trình nước sạch này để đưa vào sử dụng.
Thôn K8 đã được Nhà nước đầu tư 02 công trình nước sinh hoạt: 01 công
trình tại Làng K8 cũ, 01 công trình tại Làng Suối Cát, có khoảng 80% hộ dân đang
sử dụng nước sinh hoạt từ 02 công trình này.
Nhìn chung, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ nhiều nguồn
khác nhau trên toàn xã chiếm 67%.
5.5. Thoát nước - quản lý chất thải rắn - nghĩa trang - môi trường
- Hiện tại, thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa trong thôn, xóm chủ yếu
theo địa hình tự nhiên theo các khe, suối rồi chảy xuống sông, hồ.
- Xử lý chất thải: Toàn xã chưa có điểm thu gom rác thải, các hộ gia đình
và một số cơ sở sản xuất kinh doanh xử lý đốt hoặc chôn lấp tại chỗ, có nơi do ý
thức của một số người dân còn hạn chế nên rác thải, chất thải còn xả tuỳ tiện, chưa
đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải và chất thải trong chăn nuôi ở hộ gia đình
chưa được thu gom, gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, tiềm ẩn nguy cơ
dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Nghĩa trang nhân dân: Người dân trên địa bàn xã vẫn còn duy trì phong
tục chôn cất truyền thống (rừng ma), mỗi thôn một điểm, nên nghĩa trang nhân dân
chưa được quy hoạch và bố trí theo quy định.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN THEO 19 TIÊU CHÍ

Qua rà soát đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, xã Vĩnh Sơn đạt được kết quả như sau:
- Số tiêu chí đạt 4/19 tiêu chí (TC), đó là: TC4 - Điện; TC8 - Bưu điện;
TC15 - Y tế; TC19 - An ninh trật tự xã hội.
- Số tiêu chí chưa đạt 15/19 tiêu chí, đó là: TC1- Quy hoạch và thực hiện

quy hoạch; TC2 - Giao thông; TC3 - Thủy lợi; TC5 - Trường học; TC6 - Cơ sở vật
chất văn hóa; TC7 - Chợ; TC9 - Nhà ở dân cư; TC10 - Thu nhập; TC11 - Hộ
nghèo; TC12 - Cơ cấu lao động; TC13 - Hình thức tổ chức sản xuất; TC14 - Giáo
dục; TC16 - Văn hóa; TC17 - Môi trường; TC18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã
hội vững mạnh.
(Chí tiết xem phụ biểu)
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN LIÊN QUAN

Thời gian qua bằng nguồn vốn từ các chương trình, dự án đã đầu tư xây
dựng các công trình và hỗ trợ phát triển sản xuất, cụ thể như sau:
1. Chương trình 134
- Đào giếng nước tập trung thôn K3: 50 triệu đồng.
- Sửa chữa kênh mương và hệ thống cấp nước thôn K4: 230,118 triệu đồng.
23


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

2. Chương trình 135 giai đoạn II
* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
- Bê tông kênh mương Thôn K4: 96,147 triệu đồng.
- Hệ thống thoát nước đường giao thông thôn K2: 445,111 triệu đồng.
- Nâng cấp đường giao thông thôn K2 dài 427,8 m: 273,887 triệu đồng.
- Đập dâng và kênh mương K1: 366,089 triệu đồng.
- Xây dựng nhà văn hóa thôn K2, K4: 171,395 triệu đồng.
- Đào 10 giếng cấp nước sinh hoạt cho thôn K2, K3, K4: 293,492 triệu đồng.
- Nâng cấp sửa chữa hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn K4: 197,349 triệu đồng.
- Sửa chữa cống vào khu sản xuất thôn K4: 371,389 triệu đồng.
- Sửa chữa lưới điện 0,2KV thôn K2, K3: 322,589 triệu đồng.
* Vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất:

- Mở 1 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với 50 lượt người tham dự.
- Xây dựng và phổ biến 2 mô hình sản xuất: Mô hình lúa lai 3,5ha, mô hình
mây nếp 0,5ha: 77,367 triệu đồng.
- Hỗ trợ giống cây trồng (luồng, điền trúc, sầu riêng, bời lời) với tổng số
13.200 cây: 93,6 triệu đồng.
- Hỗ trợ phân N-P-K, phân lân cho người dân: 24,385 triệu đồng.
- Hỗ trợ 5 máy tuốt lúa, 1 máy cày và chín bình phun thuốc trừ sâu: 141,758
triệu đồng…
3. Chương trình 30a của Chính phủ
- Xây dựng nhà rông thôn K8: 700 triệu đồng.
- Xây dựng nhà làm việc đài truyền hình, truyền thanh xã: 300 triệu đồng.
- Hỗ trợ 7,5 ha trồng cỏ: 15 triệu đồng.
- Hỗ trợ giống cá cho 2,5 ha diện tích các ao nuôi cá: 5 triệu đồng.
- Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi cho 42 hộ: 42 triệu đồng.
- Hỗ trợ 140 con lợn giống hướng nạc: 196 triệu đồng.
- Hỗ trợ 60 con lợn rừng giống: 140 triệu đồng.
- Hỗ trợ 45 con bò lai (trong đó 3 con bò đực giống): 330 triệu đồng.
- Hỗ trợ 10 ha khai hoang ruộng sản xuất trên địa bàn xã…
4. Từ nguồn vốn WB
Bằng nguồn vốn hỗ trợ của WB trong thời gian qua do xã làm chủ đầu tư đã
thực hiện xây dựng các công trình: Xây dựng nhà rông K3, nhà văn hóa K8, xây
dựng 100 m đường ngõ xóm thôn K4, cấp phối 400 m đường thôn K2, mở mới
24


* Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020

1.000 m đường vào khu sản xuất K4, nâng cấp 1.400 m đường vào khu sản xuất
thôn K2 và mở đường vào khu sản xuất Đak He, thôn K8.
Nhìn chung, các chương trình, dự án đầu tư trên đã mang lại hiệu qủa thiết

thực: Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được củng cố, hỗ trợ vốn trong phát
triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo; góp phần cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người dân địa phương.
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi
- Vĩnh Sơn có tài nguyên rừng, tiềm năng đất đai phong phú, có điều kiện
thời tiết, khí hậu phù hợp, tạo điều kiện để phát triển sản xuất một số cây trồng đặc
biệt là rau, hoa ôn đới, cây công nghiệp lâu năm… mà ở một số địa phương khác
trong tỉnh không có được.
- Có khu di tích lịch sử Đồi cam Nguyễn Huệ, Thành Tờ Cơn, có hồ thủy
điện Vĩnh Sơn, kết hợp với điều kiện khí hậu, là điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng trong thời gian đến.
- Là xã vùng cao, thuộc diện đặc biệt khó khăn, đã và đang nhận được nhiều
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, nhân dân đoàn
kết và luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
2. Khó khăn và hạn chế
- Xã có vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, huyện,
trình độ dân trí không đồng đều, nên khó khăn trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa
học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối, độ dốc lớn sẽ làm tăng chi
phí trong quá trình đầu tư xây dựng; đồng thời đó cũng là hạn chế trong việc hình
thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
- Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, ngành nghề và dịch
vụ nông thôn chậm phát triển; tăng trưởng và chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn còn
chậm, thiếu tính bền vững.
- Chưa có hàng hoá mũi nhọn, thu nhập của người dân còn thấp, đời sống
của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Do

vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới việc huy động nguồn nội lực sẽ là
một thách thức không nhỏ đối với địa phương.
- Mật độ dân cư thưa, khó khăn trong việc quản lý và đầu tư kết cấu hạ tầng
phúc lợi xã hội, thiếu lao động kỹ thuật để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế.

25


×