Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIẢI KHUYẾN KHÍCH QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.02 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGỌC LIÊN

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐÊ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN HỌC: MÔN TOÁN, MÔN VẬT LÍ,
MÔN SINH HỌC, MÔN ĐỊA LÍ, MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN, MÔN ÂM
NHẠC, MÔN CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH, MÔN LỊCH SỬ VÀ KIẾN THỨC
XÃ HỘI DẠY TOÁN LỚP 7
TIẾT 25: §2. LUYỆN TẬP MỘT SỐ BÀI TOÁN VÊ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ
THUẬN

Giáo viên dự thi: Nguyễn Văn Thành
Đơn vị: Trường THCS Ngọc Liên

Tháng 12/2015
1


Phiếu thông tin về giáo viên dự thi:
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh.thành phố: Thanh Hóa
- Phòng giáo dục và đào tạo: Ngọc Lặc
- Trường: THCS Ngọc Liên
- Địa chỉ: xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0373.572.326 ; Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Nguyễn Văn Thành
Ngày sinh: 06.06.1981

Môn : Toán



Điện thoại: 0968.678.234;

Email:

2


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU DỰ THI : DẠY HỌC THEO CHỦ ĐÊ TÍCH HỢP
I. Chủ đề:
Dạy học tích hợp các môn học: môn Toán, môn Vật lí, môn Sinh học, môn
Địa lí, môn Giáo dục công dân, môn Âm nhạc, môn Công nghệ gia đình, môn Lịch
sử và kiến thức xã hội thông qua chủ đề: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
II. Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
môn Toán, môn Vật lí, môn Sinh học, môn Địa lí, môn Giáo dục công dân, môn
Âm nhạc, môn Công nghệ gia đình, môn Lịch sử và kiến thức xã hội.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Toán – Địa
lí, Toán – Vật lí, Toán – Sinh học; Toán – Công nghệ gia đình...
III. Đối tượng dạy học của dự án:
Học sinh khối 7.
IV. Ý nghĩa, vai trò của dự án:
Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
V. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu.
- Laptop và loa.
- Bảng nhóm.

- Bút dạ.
- Giấy A4
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Do thời gian hạn chế sau đây tôi chỉ giới thiệu sản phẩm tôi đã thiết kế đó là:
+ Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án toán 7 tiết 25: Luyện tập.
+ Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề Bài toán về
đại lượng tỉ lệ thuận cụ thể là đối với tiết 25: Luyện tập
Tôi cần thay đổi một số bài tập trong SGK đã nêu ra, thay vào đó một số bài
tập có liên quan đến các môn học khác như môn môn Toán, môn Vật lí, môn Sinh
học, môn Địa lí, môn Giáo dục công dân, môn Âm nhạc, môn Công nghệ gia đình,
môn Lịch sử và kiến thức xã hội để giải được các bài toán này học sinh cần nắm
được các kiến thức lên môn nói trên.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung:
1.Về kiến thức:
Đánh giá ở 3 cấp độ :
- Nhận biết
3


- Thông hiểu
- Vận dụng (Cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng:
Đánh giá:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh: Ý thức, tinh thần tham gia học tập.
Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh:

- GV đánh giá két quả, sản phẩm của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ).
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS.
VIII. Các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả của học sinh:
1. Các sản phẩm của học sinh
Hệ thống các bước giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
Giải bài tập của học sinh vào giấy A3 (theo nhóm, tổ).
Giải bài tập của học sinh vào bảng phụ (cá nhân).
Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh (cả lớp).
2. Minh chứng kết quả của học sinh:
Sau khi được học bài: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận thông qua
việc tích hợp liên môn, đa số các em học sinh lớp 8 đã thấy hứng thú hơn khi học
nội dung này.
Kết quả đối chiếu:
SL
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Trước khi áp dụng
35
4%
43%
36%
15%
2%
Sau khi áp dụng
35
2%

33%
35%
25%
5%

************************************

4


Giáo án:
Tiết 25:
§2. LUYỆN TẬP MỘT SỐ BÀI TOÁN VÊ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: - Học sinh củng cố và nắm chắc được công thức biểu diễn mối
liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của
hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị
tương ứng của đại lượng kia, rèn tính thông minh.
- Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập say mê môn học; khơi dậy lòng
yêu quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên; có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, máy chiếu, laptop, loa.
- Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Hoạt động 1: Kiểm tra bài cu
Hai đại lượng x, y có tỉ lệ thuận với nhau không nếu:
x

1

2

3

4

5

6

y

3

6

9

12

15

18


- Là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì y=3x

- Nhận xét, cho điểm.

- Nhận xét.
Hoạt động 2: Bài tập 1.
(Tương tự bài 6, SGK Toán 7 trang 55; Tích hợp môn Âm nhạc, Địa lí, Lịch sử)

* Tích hợp môn Âm nhạc, Địa lí, Lịch sử:

- Nghe hát, xem hình ảnh về Trường Sa.

Dùng máy chiếu và mở loa cho học sinh xem bài hát:
Gần lắm trường sa. Clip được tải tại địa chỉ:
/>Clip này có nhiều hình ảnh về Trường Sa và những
chiến sĩ bảo vệ biển đảo quê hương.

- Giới thiệu về Đảo Trường Sa lớn: có
dạng hình tam giác vuông với có cạnh
5


huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam.
Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ
Tư lệnh Hải quân (Việt Nam), đảo này dài
630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích
0,13 km2 (xếp thứ tư trong quần đảo); Bề
mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với
mực nước biển khi thuỷ triều xuống thấp

nhất. Vành san hô bao quanh đảo cũng nhô
lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống.
Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế
độ nhật triều.

- Nghe giới thiệu về Vị trí địa lí, khí hậu, lịch
sử của đảo Trường Sa Lớn.

Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của
quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và
mùa đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là
mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau
là mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao
được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ
nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa,
nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông
bão thường xuyên xảy ra.
Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể
dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi
đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống
biển, phi lao, phong ba, xương rồngvà một
số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng
sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu
khắc nghiệt. Người trên đảo trồng
thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau
xanh, rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm
con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt,
ngan và ngỗng.
Thời Pháp thuộc, đảo Trường Sa được gọi
là Spratly. Tháng 4 năm 1930, Pháp

gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần
đảo và treo cờ Pháp trên một gò đất cao
thuộc đảo Trường Sa, và dù nhìn thấy ngư
dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp
không tìm cách trục xuất họ. Cuối tháng 7
năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông
báo về hành động chiếm các đảo thuộc
Trường Sa và liệt kê một danh sách kèm
6


theo, trong đó ghi rằng họ chiếm đảo
Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930.
Đầu thập niên 1960, Quân lực Việt Nam
Cộng hoà có vài lần viếng thăm đảo
Trường Sa. Năm 1963, ba tàu gồm HQ404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và
HQ-09 Kì Hoà đã ghé thăm và xây dựng
lại các bia đánh dấu một cách có hệ thống
trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 19 tháng 5 năm 1963, họ dựng bia
trên đảo này. Từ năm 1974, Việt Nam Cộng
hoà cho quân đồn trú lâu dài trên đảo.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quân đội Nhân
dân Việt Nam tiếp quản đảo và hiện diện
tại đây cho đến nay.
Và sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một bài
toán về đảo Trường Sa Lớn.

Bài tập 1:
a) Theo công thức tính diện tích tam giác ta có:

b) Nếu x=412 thì diện tích đảo là:
(m2)
- Nhận xét bài làm của bạn.

- Trả lời câu hỏi, kể những việc làm thiết thực,
cần thiết để thể hiện tình yêu biển đảo, quê
hương.

* Bài tập 1: Đảo Trường Sa Lớn có dạng
hình Tam giác vuông. Cạnh huyền dài
630m.
a) Giả sử đường cao tương ứng với cạnh
huyền dài x m. Hãy biểu diễn diện tích đảo
S theo x.
b) Diện tích của đảo là bao nhiêu nếu
x=412 (m).
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét bài làm.

*Tích hợp môn GDCD
- GV: Chúng ta cần có những biện pháp gì
để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước,
chúng ta sẽ thể hiện tình yêu biển đảo như
7


thế nào?
- GV: Chúng ta phải làm gì để đền đáp
công ơn của các chiến sĩ đã ngã xuống để
bảo vệ chủ quyền biển đảo cho nước nhà?

Hoạt động 3: Bài tập 2
(Bài 7, SGK Toán 7 trang 56; tích hợp môn Sinh học, Giáo dục công dân, Công nghệ gia đình)
- Chiếu đề bài Bài toán 7 Sách giáo khoa Toán 7 trang
56 lên màn chiếu.
* Bài tập 2 (Bài 7, SGK):

Bài tập 2 (Bài 7, SGK)

Hạnh và Vân định làm mứt dẻo từ 2,5kg dâu. Theo
công thức, cứ 2kg dâu thì cần 3 kg đường. Hạnh bảo
cần 3,75kg đường còn Vân bảo cần 3,25kg. Theo em, ai
đúng và vì sao?

- Đọc đề bài.
- Tóm tắt đề bài:
2kg dâu cần 3 kg đường.
2,5 kg dâu cần x kg đường?
Tìm x.

- GV: Khi làm mứt thì khối lượng dâu và khối lượng
đường là hai đại lượng quan hệ như thế nào ?

- HS trả lời: khối lượng đường và khối lượng
dâu là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

- GV: Nếu gọi số đường cần có là x thì
thức nào?

- Do khối lượng đường và khối lượng dâu là
hai đại lượng tỉ lệ thuận nên nếu gọi số đường

cần có là x ta có hệ thức:

ta có hệ

- GV: Từ đó tìm số đường như thế nào? Kết luận bạn
nào nói đúng?
- Nhận xét bài làm.

2
3
=
2,5 x ⇒

x=

2,5.3
2

= 3,75

Vậy: bạn Hạnh nói đúng.

* Tích hợp môn Sinh học, GDCD, Công nghệ gia đình:

- Ngoài công dụng làm đẹp cho phụ nữ,
dâu tây còn là loại quả có thể chống lại
bệnh mất trí nhớ. Nhờ thành phần có chứa
folate là một loại vitamin B, dâu tây có tác
dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
gây mất trí nhớ và lẫn lộn thường gặp ở

người già. Thành phần folate trong quả
dâu tây làm giảm lượng homocysteine
trong máu - nguyên nhân gây bệnh
Alzheimer.

- Nghe giáo viên giảng bài.

8


- Dâu tây còn có khả năng ngăn chặn và
chống ung thư rất hiệu quả nhờ thành phần
polyphenol có trong thịt quả. Chất pectin
trong quả dâu tây có khả năng làm giảm
cholesterol trong máu, hạ huyết áp và giảm
lượng calo do cơ thể hấp thụ. Y học cổ
truyền còn đề cao vai trò thanh lọc, làm
sạch cơ thể của dâu tây.
- Tuy chứa hàm lượng calo không cao (100
gr dâu tây có chứa khoảng 34 calo) nhưng
dâu tây cung cấp nhiều loại sinh tố cần
thiết cho cơ thể con người. Phần thịt của
dâu tây có chứa các loại sinh tố như A, B1,
B2 và đặc biệt lượng sinh tố C cao hơn cả
cam và dưa hấu. Vì thế nên dâu tây có tác
dụng tăng cường sức đề kháng chống
nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm, strees
và lão hóa.
Món mứt này dùng để ăn sáng rất ngon.
Các bạn dùng từng lát bánh mì nướng sơ

qua cho nó hơi vàng, sau đó cho một ít bơ
(nếu thích) và sau cùng là cho một ít mứt
dâu tây lên.
Hai lát bánh mì với mứt dâu tây, 1 trái cây
như táo, chuối … và một ly sữa là chúng ta
đã có một bửa ăn sáng đầy đủ dưỡng chất Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dâu
cho cơ thể để có thể bắt đầu một ngày mới tây
vui vẻ, khỏe mạnh.
1k đường trắng tinh ( tốt nhất nên
- GV: Cho học sinh xung phong nêu cách chọn loại đường biên hòa)
làm mứt dâu tây.
1kg dâu tây ( nên chọn quả tươi,
mọng)
Vani, 1 quả chanh tươi
Bước 1: Làm sạch dâu tây
Cắt hết cuống dâu tây, rửa thật sạch
Pha chút muối vào một cái chậu
9


sạch, sau đó cho dâu tây vào ngâm
khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Ngâm đường
Cắt đôi quả dâu tây đựng trong âu,
tiếp theo cho đường vào. Trộn đều
để tất cả các miếng dâu được ngấm
đường. Cứ để như thế khoảng 2h.
Bước 3: Xào mứt dâu tây
Dâu tây sau khi ngâm 2h, lúc này
nước quả dâu đã tiết ra hòa tan với

đường. Chúng ta đổ vào chảo bắt
lên bếp vặn lửa nhỏ, đảo nhẹ.
Đảo dâu tây nhẹ nhàng, khi thấy
nước dâu gần cạn hết thì vắt nước
chanh nước cốt chanh vào ( nước
cốt chanh có tác dụng giúp đường
không bị vón cục, và tạo vị chua
thanh cho mứt dâu)
Tới khi đường kéo tơ, mứt dâu đã có
độ dẻo vừa phải chúng ta cho thêm
vani vào và tắt bếp. Cho mứt ra âu
sạch để nguội trước khi thưởng thức
hoặc cất giữ.
Mứt dâu tây có màu sắc khá bắt mắt
và vị chua ngọt nhẹ nhàng vì vậy rất
dễ kết hợp trong những món khai vị.
Chỉ với những bước thật đơn giản
chúng ta hoàn toàn có thể làm được
mứt dâu tây thật ngon và bắt mắt
này.
- Nêu lợi ích của trái cây trong việc
tăng cường sức khỏe con người.

- Phổ biến và dễ làm ở địa phương
10


là làm mứt dừa, mứt bí đỏ

- GV: Chúng ta nên có chế độ ăn thế nào

để đảm bảo sức khỏe? Có cần bổ sung trái
cây vào trong thực đơn hàng ngày không?
- GV: Ngoài cách làm mứt dâu tây, bạn
nào có thể nêu cách chế biến các loại mứt
khác?
- Chúng ta có nên tự làm mứt ở nhà để
dùng không? Vì sao? (Gợi ý: tránh những
thực phẩm giả, kém chất lượng, không đảm
bảo vệ sinh)

Hoạt động 4: Bài tập 3
(Bài 8, SGK Toán 7 trang 56; tích hợp môn Sinh học, Lịch sử, GDCD)
- Chiếu đề bài Bài toán 8 Sách giáo khoa Toán 7 trang
56 lên màn chiếu.
Bài tập 3 (Bài 8, SGK trang 56):

Đọc đề bài.
Bài tập 3 (Bài 8, SGK trang 56):

Học sinh của ba lớp cần phải trồng và chăm sóc 24 cây
xanh. Lớp 7A có 32 học sinh, lớp 7B có 28 học sinh,
lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm
sóc bao nhiêu cây xanh biết rằng số cây xanh tỉ lệ với
số học sinh?
- GV: Với bài toán này, gọi số cây cần trồng và chăm
sóc của 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z thì ta có hệ
thức nào?
- x, y, z có tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp không?
- Từ đó ta tìm ra số cây cần trồng và chăm sóc của mỗi
lớp như thế nào? (Gợi ý: Dựa vào tính chất của dãy tỉ

số bằng nhau).

- Trước hết ta có hệ thức:
x+y+z=24

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh bàn bạc với
nhau, thống nhất ý kiến và làm vào bảng nhóm.
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.

11


- Giải bài tập.
- Do x, y, z tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp
nên ta có:

x
y
z
x+ y+z
24 1
=
=
=
=
=
32 28 36 32 + 28 + 36 96 4
- Nhận xét bài làm.

1

4

* Tích hợp môn Sinh học, GDCD, Lịch sư

Suy ra x =

- GV: Trồng cây xanh có những lợi ích nào?

Vậy số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo
thứ tự là 8, 7 , 9 cây.

* Giáo viên tổng hợp ý kiến:
Từ lâu con người và cây xanh có mối quan hệ hỗ
tương, cây xanh cung cấp cho chúng ta khí O2 để thở
và hấp thụ khí CO2 do quá trình hoạt động của chúng
ta thải ra. Cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng
không khí cho chúng sống bằng cách lọc tất cả bụi có
hại cho phổi chúng ta. Bạn có biết không? Khoảng ½
ha cây xanh có thể cung cấp một lượng O2 đủ cho 18
người .

.32 = 8 ; y = 7; z = 9

- Nhận xét bài làm của bạn
- Trả lời về lợi ích của cây xanh.

Những năm gần đây, các nghiên cứu về lâm nghiệp đô
thị cho thấy rằng cây xanh đô thị có giá trị gấp nhiều
lần không những vật chất hữu hình mà còn vật chất vô
hình so với chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ. Các

chuyên gia về lâm nghiệp đô thị cho biết :
- Cây xanh có khả năng làm sạch môi trường:
Trong quá trình tổng hợp dinh dưỡng, cây xanh hấp
thụ khí CO2 và một số loại bụi có hại khác thải ra môi
trường do quá trình hoạt động của con người và biến
đổi thành khí O2 cho chúng ta thở.
- Giảm nhiệt độ và tiếng ồn:
Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến
4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá và
ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng
xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt trên nhựa. Cây
xanh hoạt động như vùng đệm hấp thu tiếng ồn vì lá
cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng
đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50%
tiếng ồn.
- Cải thiện sức khỏe:
Cuộc sống ở thành thị luôn đòi hỏi con người hoạt
động như một cổ máy, công việc và cuộc sống chịu
nhiều áp lực nặng nề. Do đó, sau những giờ căn thẳng
được thư giản trong công viên, vườn cây hoặc các nhà
hàng có cây xanh sẽ làm cho mọi người giảm bớt đi
sức nặng về thể chất và tinh thần.
Các nghiên cứu y học mới đây cho thấy rằng, bệnh
nhân điều trị trong phòng cây xanh hoặc các khoảng
12


không xanh thì bệnh có khuynh hướng phục hồi nhanh
hơn.
- Và một số lợi ích khác:

Cây xanh tôn tạo thêm nét thẩm mỹ cho các công trình
kiến trúc. Chống xói mòn và điều tiết nước (tán lá
ngăn cảng mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất và hệ thống
rễ là những con đập nhỏ ly ty có nhiệm vụ giữ và điều
tiết nước)
Tăng giá trị kinh tế: Qua khảo sát cho thấy rằng, đối
với những con đường có cây xanh thì việc cho thuê
văn phòng sẽ dể dàng và giá sẽ cao hơn hoặc các cửa
hàng buôn bán sẽ tấp nập hơn những nơi không có cây
xanh. Tác dụng như vành đai bảo vệ các khu công
nghiệp, khu dân cư… nhằm hạng chế sức tàn phá của
các cơn gió mạnh và lốc xoáy trong múa mưa bảo. Làm
nơi trú ngụ cho một số động vật và con trùng
- GV: Ở nước ta có phong trào trồng cây nào phổ biến,
nó có nguồn gốc từ đâu?

- GV: Hãy nhận xét về phong trào trồng cây ở trường
ta cũng như ở nơi em sinh sống.

- Nước ta có phong trào tết trồng cây do Bác
Hồ phát động: Ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã phát động ngày “Tết trồng cây”
với mong muốn: Trong mười năm, đất nước ta
phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí
hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó
sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời
sống của nhân dân. Lời kêu gọi “Tết trồng
cây” của Bác đã được sự hưởng ứng nhiệt tình
của nhân dân cả nước, trở thành một phong
trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong

văn hóa truyền thống Việt nam.
- Nhận xét.
13


Hoạt động 5: Bài tập 4
(Bài 9 SGK trang 56, tích hợp môn Vật lí, Địa lí, Giáo dục công dân)
Đưa nội dung đề bài tập 9 lên bảng phụ.

Bài tập 4 (bài 9, SGK Toán 7 trang 56)

Bài tập 4 (bài 9, SGK Toán 7 trang 56).
Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm và
đồng, khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 2;3;4. Hỏi
cần bao nhiêu kg niken, kẽm, đồng để sản xuất 150 kg
đồng bạch?
- GV: Nếu gọi khối lượng niken, kẽm, đồng lần lượt là
x,y,z thì ta có hệ thức nào? Bài này có tương tự bài tập
3 không?
- GV: Cho học sinh lên làm.

- Tương tự như bài tập 3.
- Lên bảng làm:
1 HS lên bảng làm
Gọi khối lượng của niken, kẽm và đồng lần
lượt là x, y, z (kg)
Theo bài ra ta có:

x y z
= =

3 4 13
x + y + z = 150 và
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta
có:

x y z x + y + z 150
= =
=
3 4 13 3 + 4 + 13 20
=

x
3
Do đó:

= 7,5



=7,5

x = 7,5.3 = 22,5

... y = 7,5.4 = 30 ; z = 7,5.13 = 97,5
Vậy: Khối lượng của niken, kẽm, đồng lần lượt
là 22,5kg; 30kg; 97,5kg

- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét bài làm của bạn.


- Nhận xét bài làm.
* Tích hợp môn Vật lí.
Hợp kim đồng gạch niken tạo thành đồng bạch dùng để
sản xuất để chế tạo các đồ đựng bóng bẩy và không bị
gỉ đồng. Đây là loại vật liệu được dùng nhiều trong
việc chế tạo các đồ thờ cúng, tế lễ, đồ trang trí...
* Tích hợp môn Địa lí, GDCD.
- GV: Mỏ đồng lớn nhất của Việt Nam là mỏ đồng nào?
Ở địa phương nào?

- GV: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và khai thác hiệu

Mỏ quặng đồng lớn nhất Việt Nam có trữ
lượng 50 triệu tấn là mỏ Sinh Quyền. Cộng trữ
lượng thăm dò khoảng là 56 triệu tấn. Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam cho biết, đây là mỏ đồng được đánh giá
là lớn nhất Đông Nam Á và đứng top đầu châu
Á.
Mỏ Sinh Quyền thuộc địa phận thôn Vi Kẽm,
14


quả nguồn tài nguyên quý hiếm này?

xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
- Trả lời.

- Nhận xét.

Hoạt động 6: Bài tập 5
(Bài 10 SGK Toán 7 trang 56, tích hợp yếu tố Hình học)
- Đưa đề bài lên máy chiếu.

Bài 10 SGK Toán 7 trang 56

Bài 10 SGK Toán 7 trang 56.
Biết các cạnh của tam giác tỉ lệ với 2;3;4 và chu vi của
nó là 45cm. Tính các cạnh của tam giác đó.
- GV: Bài tập này có tương tự như bài tập nào đã làm
hay không?
- Ta gọi các cạnh của tam giác là a;b;c thì ta có những
hệ thức nào?

- Tương tự như bài tập 9.
Một học sinh lên bảng làm:
- Gọi các cạnh của tam giác là a;b;c thì ta có
các hệ thức:

- Cho học sinh lên bảng làm.

a b c a + b + c 45
= = =
=
=5
2 3 4 2+ 3+4
9

- Cho học sinh nhận xét và nhận xét.


Vậy a = 5 . 2 = 10
b = 5 . 3 = 15
c = 5 . 4 = 20

* Tích hợp yếu tố hình học:

- Nhận xét.

- GV: Chúng ta có thể dùng bài toán về đại lượng tỉ lệ
thuận và tỉ lệ thức để tính các bài toán có yếu tố hình
học được không?

- Chúng ta có thể dùng bài toán về đại lượng tỉ
lệ thuận và tỉ lệ thức để tính các bài toán có
yếu tố hình học.

Hoạt động 7: Củng cố
- GV: Qua tiết học này các em cần nhớ được những nội
dung nào?

- Qua tiết học này cần nhớ được cách giải một
số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Bên cạch
đó được bồi dưỡng về kiến thức âm nhạc, lịch
sử, địa lí, vật lí, giáo dục công dân, sinh học;
bồi dưỡng lòng yêu nước; bổ sung kiến thức xã
hội về sử dụng thực phẩm, về bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; bổ
sung kiến thức dùng kiến thức đại số để ứng
dụng vào những bài toán có yếu tố hình học.


- Khẳng định lại kiến thức đã học
Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà các em cần ôn tập lại bài vừa học, ghi nhớ kĩ các kiến thức về cách giải một số bài toán về đại
lượng tỉ lệ thuận; tìm hiểu và phát triển thêm các kiến thức của các môn khác đã được tích hợp trong bài.
- Chuẩn bị bài học sau: Đại lượng tỉ lệ nghịch.

15


Trên đây là bài dạy thử nghiệm của tôi cùng với sự giúp đỡ của đồng
nghiêp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng dự án khó
tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự ủng hộ đóng góp ý kiến từ các quý
thầy cô để dự án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngọc Liên, ngày 20/12/2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Thành

16



×