Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nội quy lao động mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.75 KB, 14 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIÊN LIỆU SÀI GÒN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

146E Nguyễn Đình Chính, P.8, Q.Phú Nhuận

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

------  ------

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2014.

NỘI QUY LAO ĐỘNG
-

Căn cứ Bộ Luật lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Sau khi trao đổi thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn công ty, nay Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên Liệu Sài Gòn ban hành Nội quy lao động
như sau:
BẢN NỘI QUY LAO ĐỘNG BAO GỒM:
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII


Chương IX
Chương X

- Những quy định chung
- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi
- Về chấm dứt hợp đồng lao động
- Trật tự trong Công ty
- An toàn lao động – Vệ sinh lao động.
- Bảo vệ tài sản và bảo vệ bí mật công nghệ kinh doanh
- Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
- Khen thưởng
- Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động
- Điều khoản thi hành
*

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 Điều 1: Nội quy lao động của Công ty Cổ phần Nhiên Liệu Sài Gòn (sau đây

gọi tắt là Công ty) bao gồm những quy định mà toàn thể cán bộ – nhân viên
(sau đây gọi tắt là người lao động) phải tuân thủ, chấp hành bao gồm thời giờ
làm việc, nghỉ ngơi, trật tự trong công ty, an toàn lao động và vệ sinh lao động,
các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
 Điều 2: Nội quy lao động được áp dụng đối với tất cả người lao động làm việc

tại Công ty theo các hình thức hợp đồng lao động, kể cả người đang học nghề,
đang tập sự, đang thử việc tại Công ty.
 Điều 3: Những quy định trước đây của Công ty trái với những quy định trong


bản Nội quy lao động này đều bãi bỏ. Mọi trường hợp không được quy định

1


trong bản Nội quy lao động này sẽ được giải quyết theo các quy định của Công
ty và của Nhà nước.
CHƯƠNG II

THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
 Điều 4: Người lao động làm việc tại Công ty phải thực hiện đúng những quy

định của Công ty về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Phải đến nơi làm
việc đúng giờ, không làm việc riêng trong giờ làm việc và không làm cản trở
những đồng nghiệp khác làm việc.
 Điều 5: Thời gian làm việc
5.1. Giờ làm việc hành chính:
a. Văn phòng Công ty
• Sáng làm việc từ:
08 giờ 00 đến 12 giờ 00
• Chiều làm việc từ:
13 giờ 00 đến 17 giờ 30
b. Văn phòng Cửa hàng xăng dầu:



Sáng làm việc từ:
Chiều làm việc từ:

07 giờ 30 đến 12 giờ 00

13 giờ 00 đến 16 giờ 30

5.2. Giờ làm việc theo ca: Tùy tình hình đặc điểm từng đơn vị có thể quy định giờ

làm việc của ca, nhưng mỗi ca làm việc không được quá 8 giờ.
5.3. Tất cả nhân viên phải đi làm đúng giờ quy định, không được đi trễ – về sớm

trừ trường hợp khẩn cấp có sự đồng ý của trưởng đơn vị.
 Điều 6: Các trường hợp làm thêm giờ
Do yêu cầu công tác, người lao động có thể phải làm thêm giờ hoặc làm
việc vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng phải đảm bảo tổng số giờ làm việc bình
thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ
trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm.
 Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể

tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động
hưởng lương ngày.
+ Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng
30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công
việc của ngày làm việc bình thường.
+ Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc được trả lương
làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính
theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
 Điều 7: Thời gian nghỉ ngơi

2


2


7.1. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30

phút, tính vào giờ làm việc; nếu làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút,
tính vào giờ làm việc.
7.2. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển

sang ca làm việc khác.
7.3. Người lao động được nghỉ các ngày sau đây vẫn hưởng nguyên lương:
7.3.1. Nghỉ Lễ – Tết:
- Tết dương lịch
- Tết âm lịch
-

: 01 ngày ( ngày 01/01 dương lịch ).
: 05 ngày ( 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu

năm)
Giổ Tổ Hùng Vương : 01 ngày ( ngày 10/3 âm lịch ).
Ngày chiến thắng
: 01 ngày ( ngày 30/4 dương lịch ).
Ngày Quốc tế lao động : 01 ngày ( ngày 01/5 dương lịch ).
Ngày Quốc khánh
: 01 ngày ( ngày 02/9 dương lịch ).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người
lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

7.3.2. Nghỉ hàng năm: Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng lên theo thâm


niên làm việc, cứ 5 năm làm việc được nghỉ thêm 01 ngày phép.
- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại Công ty được nghỉ phép

hàng năm (quy định tại Điều 111 của Bộ luật lao động năm 2012) như
sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh
sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa
thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
- Trường hợp người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì thời
gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm
việc.
- Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà
chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được
thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm
được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp
không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
7.3.3. Nghỉ việc riêng có lương:
- Người lao động kết hôn : nghỉ 03 ngày.
- Con kết hôn : nghỉ 01 ngày.
- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc

chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
3


3


- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông

báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định trên đây, người lao động có thể thoả thuận với công ty
để nghỉ không hưởng lương.
 Điều 8: Quy định chung về nghỉ phép, nghỉ thai sản
8.1. Về nghỉ phép năm, nghỉ có việc riêng: Người lao động nộp đơn xin phép trước

2 ngày cho trưởng đơn vị và bàn giao công việc cho người khác khác. Trường
hợp nghỉ đột xuất phải báo qua điện thoại cho trưởng đơn vị.
8.2. Về nghỉ thai sản: Người lao động nữ nghỉ thai sản làm đơn trước 10 ngày kể từ
ngày bắt đầu xin nghỉ và phải bàn giao công việc cụ thể cho người được chỉ
định thay thế theo yêu cầu của cấp trên.
CHƯƠNG III

VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
 Điều 9: Hợp đồng lao động được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều

192 của Bộ luật lao động năm 2012.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi
hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động năm
2012.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc

ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động
không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều
125 của Bộ luật lao động năm 2012.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy
định tại Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2012.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012; người sử dụng lao
động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc
vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp
tác xã.
 Điều 10: Về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
10.1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trong những trường hợp sau đây:
4

4


Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp
đồng lao động;
b. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với
người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị
06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động
xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người

làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được
xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy
định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp
khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại
Điều 33 của Bộ luật lao động năm 2012.
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động
phải báo cho người lao động biết trước:
+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời
hạn;
+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b
khoản 10.1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
10.2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
10.2.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn,
hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không
được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;
b. Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d. Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực
hiện hợp đồng lao động;

đ. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
f. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với
người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần
tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
a.

5

5


10.2.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản

10.2 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước:
- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm
a, b, c và g khoản 10.2 Điều này;
- Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03
ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp
quy định tại điểm d và điểm đ khoản 10.2 Điều này;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 10.2 Điều này thời hạn
báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn
quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động năm 2012.
10.2.3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời

hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải
báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường
hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động năm 2012.
10.3. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
38 của Bộ luật lao động năm 2012.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường
hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
- Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật lao động năm
2012.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
10.4. Về trợ cấp thôi việc:
- Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3,
5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử
dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao
động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm
việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao
động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian
người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao
động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp
đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
CHƯƠNG IV


TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
 Điều 11: Tác phong làm việc

6

6


11.1. Quy định về trang phục:
- Nhân viên đến làm việc phải có tác phong công nghiệp, trang phục

phù hợp nơi công sở. Nếu được cấp đồng phục, bảo hộ lao động, bảng
tên thì phải mặc đồng phục, mang bảo hộ lao động và đeo bảng tên
đúng theo quy định.
- Đồng phục của từng bộ phận trong Công ty do Ban Tổng Giám đốc
quy định, CBNV không được mặc đồng phục tùy tiện, dơ cũ, nhàu nát
khi làm việc.
11.2. Quy định trong giờ làm việc:
- Người lao động phải tập trung giải quyết công việc theo sự phân công
và chấp hành mọi sự điều động của người phụ trách.
- Phải giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp. Trước khi ra về phải thu
dọn và cất giữ các tài liệu, tắt các nguồn điện phục vụ cho các trang
thiết bị sử dụng nơi làm việc.
- Công văn, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu phải sắp xếp khoa học, lưu trữ cẩn
thận.
- Đề cao cảnh giác, phòng gian, bảo mật. Có ý thức bảo vệ tài sản
chung, tiết kiệm của công.
- Không tụ tập nói chuyện riêng, không nói cười to tiếng làm ảnh hưởng
đến người khác.
- Không sử dụng các phương tiện làm việc vào việc riêng, không sử

dụng điện thọai để nói chuyện riêng.
- Nghiêm cấm việc đánh bài, tổ chức chơi hụi, đánh số đề ở mọi lúc mọi
nơi trong cơ quan.
- Không làm mất trật tự, vệ sinh trong cơ quan, đơn vị. Người không có
phận sự không được ra vào các khu vực kiểm đếm tiền, khu vực kho,
quỹ.
11.3. Quy định về tiếp khách:
- Khi khách đến liên hệ công tác nhân viên tiếp tân, bảo vệ phải tiếp

đón niềm nở và hướng dẫn khách đến đúng bộ phận cần liên hệ.
- Trong quan hệ làm việc, giao tiếp với khách hàng phải luôn luôn tôn
trọng, sẵn sàng phục vụ khách hàng, hướng dẫn khách đến nơi đến
chốn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu và ân cần giải thích mọi
yêu cầu, thắc mắc của khách. Khi khách có những yêu cầu vượt quá
khả năng giải quyết thì báo cáo với cấp trên trực tiếp để xin ý kiến giải
quyết. Không để khách phàn nàn vì bất kỳ lý do gì.
- Tác phong giao tiếp, làm việc đúng đắn, lịch sự, vui vẻ. Khi tiếp
khách thì tiếp tại bàn làm việc hoặc những nơi quy định của cơ quan,
đơn vị.
11.4. Quan hệ đồng nghiệp:
- Người lao động phải nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

trong công tác, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân tình. Chống
mọi hiện tượng, hành vi chia rẽ, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ.
- Tôn trọng đồng nghiệp, cư xử bình đẳng, văn minh, lịch sự.
11.5. Trách nhiệm công việc:

7

7



- Hoàn thành tốt và đúng thời gian quy định các công việc được giao.
- Có trách nhiệm đối với công việc, thực hiện đúng các quy trình nghiệp

vụ, tuyệt đối không để xảy ra sai sót do chủ quan, thiếu kiểm tra, thiếu
trách nhiệm làm thất thoát tiền bạc, hàng hóa và làm ảnh hưởng đến
uy tín của Công ty.
 Điều 12: Trật tự trong công ty
- Người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và ra về đúng giờ quy

định.
- Người lao động khi đến cơ quan làm việc không được trong tình trạng
say rượu, bia.
- Trong giờ làm việc người lao động chỉ được đi ra ngoài cơ quan khi
có yêu cầu công tác. Đi khỏi cơ quan vì việc riêng phải được sự chấp
thuận của phụ trách bộ phận.
- Sau giờ làm việc hoặc vào những ngày nghỉ nếu ở lại cơ quan để làm
việc phải được sự đồng ý của trưởng đơn vị và báo cho Đội bảo vệ.
Trường hợp phải huy động nhiều người cùng làm hoặc sử dụng các
trang thiết bị chung phải có ý kiến của Ban Tổng Giám đốc hoặc Giám
đốc Nhân sự.
CHƯƠNG V

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
 Điều 13: An toàn lao động
- Người lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc

tại nơi làm việc phải nắm rõ các quy trình và thao tác vận hành và sử
dụng máy, nắm rõ quy phạm về an toàn kỹ thuật và phải chịu trách

nếu xảy ra tai nạn hay làm hư hỏng do thực hiện sai quy trình.
- Người lao động có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các thiết bị máy
móc, dụng cụ, phương tiện làm việc đã được cấp. Trường hợp máy
móc hư hỏng phải báo ngay để sửa chữa kịp thời. Trước lúc ra về, tắt
tất cả máy móc phương tiện mình đang sử dụng, kiểm tra lại điện,
nước.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị bảo hộ lao động, có
kế hoạch huấn luyện về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo
quy định.
- Tuyệt đối không mang chất dễ cháy nổ vào Công ty hoặc nơi làm việc,
không hút thuốc lá trong khu vực cấm hút thuốc.
- Người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc hoặc từ chối làm công
việc khi cho rằng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và phải báo ngay
cho người sử dụng lao động biết để khắc phục. Sau đó người lao động
sẽ trở lại nơi làm việc cho đến khi nguy cơ đó được khắc phục.
- Tuyệt đối không để những vật dễ cháy gần máy móc và các tiếp điểm
của điện, đề phòng cháy nổ, xảy ra hỏa hoạn.
 Điều 14: Vệ sinh lao động
- Phải giữ vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng
- Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.
8

8


- Thường xuyên khám sức khỏe cho người lao động ít nhất 1 năm/lần.
- Phải có hồ sơ theo dõi sức khoẻ của người lao động.

CHƯƠNG VI


BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬT CÔNG NGHỆ KINH DOANH
 Điều 15: Bảo vệ tài sản
- Tất cả nhân viên không được biển thủ, trộm cắp tài sản của Công ty.

Trước khi ra về thủ quỹ, thủ kho phải niêm phong kho, quỹ.
- Mỗi nhân viên điều phải có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng tài
sản chung cũng như các tài sản mang tính chất cá nhân phục vụ cho
nhu cầu công việc. Nếu để thất thoát hư hỏng thì phải bồi thường, nếu
không tiếp tục sử dụng thì làm thủ tục bàn giao lại Công ty.
- Tất cả nhân viên phải hết sức tiết kiệm điện nước, điện thoại, văn
phòng phẩm. Không được tự ý sử dụng các loại phương tiện làm của
Công ty vào mục đích riêng.
- Khi giao nhận tiền, hàng hoá, tất cả nhân viên phải kiểm tra đầy đủ.
Nếu không kiểm tra hoặc làm mất thì phải bồi thường theo giá trị mất.
- Bảo vệ công ty có trách nhiệm kiểm tra khi có nghi vấn và cảnh giác
cao độ mọi trường hợp trộm cắp tài sản của Công ty. Khi bàn giao ca
phải ký vào sổ trực của Bảo vệ.
 Điều 16: Bảo vệ bí mật công nghệ kinh doanh
- Nghiêm cấm mọi hình thức tiết lộ thông tin về tình hình sản xuất kinh
doanh và tài chính của Công ty. Tuyệt đối giữ bí mật về các số liệu
phân tích kinh tế, các số liệu liên quan đến dự án tương lai của Công
ty.
- Nếu chưa được phép của Ban Lãnh đạo Công ty, tuyệt đối nghiêm
cấm tuyên truyền hoặc mang các tài liệu, dữ liệu kinh doanh, kỹ thuật
ra ngoài Công ty. Không được tiết lộ các mối quan hệ khách hàng của
Công ty cho người ngoài biết.
- Nhân viên không được xem những văn bản không thuộc phạm vi quản
lý của mình như : sổ sách, biểu mẫu, chứng từ, những văn bản được
bảo quản mật.
CHƯƠNG VII


KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
 Điều 17: Kỷ luật lao động
17.1. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ

và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
17.2. Vi phạm kỷ luật lao động là việc người lao động không hoàn thành nhiệm
vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình trong quá
trình làm việc tại công ty. Ngoài ra, nếu vi phạm một trong số các hành vi
sau đây cũng được xem là vi phạm và bị xử lý kỷ luật theo nội quy lao
động của Công ty :
a. Vi phạm Nội quy, quy định, quy chế của Công ty.
9

9


b. Tự ý cạo, sửa chứng từ, báo cáo, biểu mẫu của Công ty hoặc báo cáo không

trung thực với cấp trên;
c. Có hành vi tham ô, móc ngoặc, hối lộ, tiêu cực, nhũng nhiễu hoặc lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để vi phạm, tiết lộ bí mật công nghệ sản xuất kinh
doanh ra bên ngoài gây hậu quả nghiêm trọng;
d. Có hành vi gây rối, đánh nhau hoặc có thái độ thô lỗ, nhục mạ, vu khống
người khác với lãnh đạo và đồng nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
e. Sử dụng các chất ma túy hoặc uống rượu, bia trong khi làm việc.
f. Tự ý bỏ việc, nghỉ việc mà không có lý do chính đáng
 Điều 18:
Các hình thức kỷ luật : Có 3 hình thức kỷ luật
18.1. Khiển trách được áp dụng đối với nhân viên vi phạm lần đầu ở mức độ nhẹ:

a. Khiển trách bằng miệng đối với trường hợp vi phạm sau :
- Đi trễ quá thời hạn cho phép hoặc về sớm không có lý do và không
báo trước;
- Nghỉ giữa ca quá giờ quy định;
- Vi phạm lần đầu đối với các điều khoản về tác phong (Điều 11), trật tự
(Điều 12), an toàn lao động (Điều 13) và vệ sinh lao động (Điều 14).
b. Khiển trách bằng văn bản đối với trường hợp vi phạm sau:
- Tất cả các hành vi đã bị khiển trách miệng mà tái phạm trong 30 ngày;
- Không chấp hành sự phân công điều hành của cấp trên hoặc có thái độ
cư xử không đúng với cấp trên như: lớn tiếng, hoặc nhục mạ, vu
khống đồng nghiệp trong công ty.
- Không hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu cấp trên hoặc làm việc qua
loa nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
- Nghỉ việc mà không xin phép hoặc đi trễ, về sớm quá 3 lần trong 1
tháng mà không có lý do chính đáng.
- Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản, vật tư, tiền
vốn thuộc phạm vi, chức trách, nhiệm vụ được giao (hoặc chiếm dụng
vốn) gây thiệt hại cho Công ty dưới 02 triệu đồng (trừ trường hợp bất
khả kháng).
18.2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức:
Áp dụng đối với các hành vi đã bị khiển trách bằng văn bản mà tiếp tục tái
phạm trong 30 ngày kể từ ngày bị khiển trách; vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng, bảo quản tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc phạm vi, chức trách,
nhiệm vụ được giao (hoặc chiếm dụng vốn) gây thiệt hại cho Công ty từ
02 triệu đến dưới 10 triệu đồng (trừ trường hợp bất khả kháng).
18.3. Sa thải:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây
thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật
kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe

doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử
dụng lao động;
- Vi phạm quy định về quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản, vật
tư, tiền vốn thuộc phạm vị, chức trách, nhiệm vụ được giao (hoặc
chiếm dụng vốn) gây thiệt hại cho Công ty từ 10 triệu đồng trở lên
(trừ trường hợp bất khả kháng).
10

10


- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái

phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức
mà tái phạm.
- Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị
xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của
Bộ luật lao động năm 2012;
- Hút thuốc trong khu vực cấm tại Trạm Kinh doanh xăng dầu.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20
ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
- Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai,
hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy
định trong nội quy lao động.
 Điều 19: Nguyên tắc và trình tự xử lý vi phạm kỷ luật
19.1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc


19.2.
19.3.

19.4.

19.5.

người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự
tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một
hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao
động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi
phạm nặng nhất.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời
gian sau đây:
a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng
lao động;
b. Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết
luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ
luật này;
d. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi.
Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao
động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.


 Điều 20: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra

hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài
chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử
dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
- Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123 Bộ
luật lao động năm 2012, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì
11

11


người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết
thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối
đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
- Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động
năm 2012, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài
thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ
ngày hết thời gian nêu trên.
- Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy
định tại Điều này.
 Điều 21: Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
- Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài

thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái
phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao
động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi
phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi

chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được
người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
 Điều 22: Trách nhiệm vật chất (bồi thường thiệt hại)
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây

thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
- Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất
với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công
bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải
bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng
vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật lao động năm
2012.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao
động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật
tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc
toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì
phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả
hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
 Điều 23: Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
- Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi,

mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài
sản của người lao động.
- Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng
theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật lao động năm 2012.
 Điều 24: Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất


12

12


Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi
thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền
khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự
do pháp luật quy định.
CHƯƠNG VIII

KHEN THƯỞNG
 Điều 25: Tất cả CB-CNV của Công ty có ý thức tinh thần, trách nhiệm cao,

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt nội quy lao động và góp phần
vào việc đem lại cho Công ty đạt doanh số và lợi nhuận cao sẽ được khen
thưởng vào cuối năm.
CHƯƠNG IX

TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
 Điều 26: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát

sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao
động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động
 Điều 27: Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau :
- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải
-


-

-

quyết tranh chấp lao động.
Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi
ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không
trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết
tranh chấp lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực
tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh
chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong
hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng,
thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng
một trong hai bên không thực hiện.
CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 Điều 28 : Bản Nội quy lao động được Tổng Giám đốc công ty ký quyết định

ban hành sau khi tham khảo ý kiến của BCH công đoàn cơ sở và lập thành 4
13

13



bản đăng ký tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Phú Nhuận.
Khi có sự thay đổi, bổ sung phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc công ty
và đăng ký lại với cơ quan lao động địa phương.
 Điều 29 : Bản Nội quy lao động này sau khi được Phòng Lao động – Thương

binh và Xã hội quận ra thông báo thừa nhận và doanh nghiệp có trách nhiệm
niêm yết và công bố công khai cho người lao động trong doanh nghiệp được
biết.
CTY CP NHIÊN LIỆU SÀI GÒN
TỔNG GIÁM ĐỐC

NGUYỄN TUẤN QUỲNH

14

14



×