Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM môn NHÃN KHOA PHẦN đục THỂ THUỶ TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.27 KB, 12 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN NHÃN KHOA PHẦN
ĐỤC THỂ THUỶ TINH
ĐÁP ÁN
1e 2c 3d 4d 5d 6e 7e 8d 9d 10c 11d 12b 13d 14e 15d 16c 17c 18c
19e 20b 21d 22b 23e 24e 25b 26e 27a 28e 29a 30e 31c 32e 33d 34b
35a 36b 37a 38a 39a 40b
CÂU HỎI
1. Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghĩ đến đục thể thủy tinh :
A. Dấu hiệu ruồi bay.
B. Nhãn áp cao.
C. Teo lõm gai thị.
D. Cương tụ rìa
E. Diện đồng tử có màu trắng
2. Bệnh lý nào ở mắt có thể gây ra đục thể thủy tinh:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm gai thị
C. Viêm màng bồ đào
D. Viêm hoàng điểm
E. Viêm giác mạc chấm nông
3. Khám nghiệm nào cho biết chi tiết tình trạng trong suốt của thể thủy tinh :
A. Đo nhãn áp
1


B. Đo thị lực
C. Chụp X quang
D. Khám sinh hiển vi
E. Siêu âm
4. Bệnh lý toàn thân nào sau đây có liên quan đến đục thể thủy tinh :
A. Cao huyết áp.
B. Thiểu năng tuyến giáp


C. Bệnh cường giáp
D. Đái tháo đường.
E. Thấp khớp cấp.
5. Triệu chứng nào có thể gặp trong đục thể thủy tinh:
A. Đau mắt.
B. Đỏ mắt.
C. Mờ mắt đột ngột.
D. Lóa mắt.
E. Đồng tử dãn.
6. Những bệnh nào có thể gây đục thể thủy tinh bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm bệnh
trong thời ký đầu thai nghén?
A. Cao huyết áp.
B. Sởi Đức (Rubella).
C. Lao.
D. Phong.
2


E. Basedow.
7. Bệnh lý nào ở mắt thường không gây đục thể thủy tinh?
A. Chấn thương.
B. Dị vật nội nhãn bằng kim loại đồng hoặc sắt.
C. Glôcôm.
D. Cận thị bệnh lý.
E. Khô mắt do thiếu vitamin A.

8. Đặc điểm của song thị trong đục thể thủy tinh :
A. Do trục thị giác hai mắt bị lệch.
B. Chỉ xuất hiện khi nhìn hai mắt.
C. Thường gặp ở trẻ em.

D. Song thị khi nhìn một mắt.
E. Chỉ xuất hiện ở giai đoạn chín.
9. Khi khám đục thể thủy tinh, điều nào cần làm?
A. Đo thị trường.
B. Thông lệ đạo.
C. Nhuộm giác mạc.
D. Dãn đồng tử.
E. Soi góc tiền phòng.
10. Đục thể thuỷ tinh một mắt ở người trẻ thường do:
A. Đái tháo đường.
3


B. Thiểu năng phó giáp trạng.
C. Chấn thương.
D. Cao huyết áp.
E. Dùng thuốc chống béo phì.
11. Yêu tố nào dưới đây không liên quan đến đục thể thuỷ tinh?
A. Tuổi già.
B. Tia cực tím.
C. Điện giật.
D. Tiêm chích ma tuý.
E. Lạm dụng corticoid.
12. Một người già, trước đây phải đeo kính để đọc gần nay không cần đeo kính
nữa mà vẫn đọc gần tốt. Bệnh lý nào ở mắt có thể được nghí đến?
A. Viễn thị.
B. Đục thể thuỷ tinh.
C. Glôcôm.
D. Viêm thần kinh thị giác.
E. Đục dịch kính.

13. Biến chứng viêm màng bồ đào do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn:
A. Bắt đầu.
B. Căng phồng.
C. Chín.
D. Quá chín.
4


E. Bất kỳ.
14. Nguyên nhân gây mù phỗ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở nước
ta:
A. Thiếu sinh tố A.
B. Bệnh mắt hột.
C. Glôcôm.
D. Bệnh mù sông.
E. Đục thể thuỷ tinh.
15. Có thể phát hiện đục thể thuỷ tinh bằng cách :
A. Đo thị trường.
B. Đo nhãn áp.
C. Soi góc tiền phòng.
D. Soi ánh đồng tử.
E. Siêu âm.
16. Chỉ định mổ đục thể thuỷ tinh khi:
A. Thị lực là AS (-).
B. Thị lực là AS(+).
C. Thị lực kém gây trở ngại trong công tác và sinh hoạt.
D. Thị lực quá kém.
E. Thị lực dưới 3/10.
17. Điều chỉnh quang học thường được áp dụng hiện nay khi mổ đục thể thuỷ
tinh:

5


A. Đeo kính gọng.
B. Đeo kính tiếp xúc.
C. Đặt kính nội nhãn.
D. Đắp ghép giác mạc.
E. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser.
18. Trong phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, phẫu thuật viên sẽ:
A. Lấy toàn bộ thể thuỷ tinh .
B. Để lại toàn bộ bao trước.
C. Để lại bao sau.
D. Chỉ lấy nhân.
E. Chỉ lấy nhân,cortex và toàn bộ bao sau
19. Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với mổ đục thể thủy tinh bằng
phương pháp "phaco":
A. Tương tự mổ ngoài bao.
B. Có đường mổ rất nhỏ.
C. Làm thể thuỷ tinh vỡ nhỏ bằng sóng siêu âm.
D. Ít gây loạn thị sau mổ.
E. Lấy thể thủy tinh trong bao.
20. Trong mổ đục thể thuỷ tinh ngoài bao, kính nội nhãn có thể được :
A. Đặt trong giác mạc.
B. Đặt ở hậu phòng.
C. Đặt trong dịch kính.
6


D. Đính vào võng mạc.
E. Đặt trước giác mạc.

21. Triệu chứng nào dưới đây phù hợp với bệnh lý đục thể thuỷ tinh ?
A. Thị lực giảm đột ngột và kèm đỏ mắt.
B. Thị lực giảm từ từ và kèm đỏ mắt.
C. Thị lực giảm từ từ và kèm đau nhức mắt.
D. Thị lực giảm từ từ và không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
E. Thị lực giảm đột ngột không kèm đỏ hoặc đau nhức mắt.
22. Nguyên nhân gây glôcôm góc mở do đục thể thuỷ tinh ở giai đoạn quá
chín :
A. Vùng bè bị bít bởi chân mống mắt.
B. Vùng bè bị bít bởi các đại thực bào.
C. Vùng bè bị xơ hoá.
D. Thuỷ dịch không ra tiền phòng được do đồng tử bị nghẽn.
E. Do thủy dịch tăng tiết.
23. Khi thể thuỷ tinh bị đục, thành phần sinh hoá sẽ bị biến đổi:
A. Giảm Natri.
B. Giảm Canxi.
C. Tăng Kali.
D. Tăng gluthathion.
E. Giảm vitamin C.

7


24. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh
thường ngại đi mổ mắt?
A. Sợ đau.
B. Sợ chi phí cao.
C. Chưa hiểu biết nhiều về bệnh tật.
D. Ngại đi xa.
E. Sợ chết.

25. Đục thể thuỷ tinh có thể kèm theo các bệnh khác ở mắt, do đó để có thể đánh
giá khả năng phục hồi thị lực sau mổ, nên thực hiện thủ thuật nào sau đây:
A. Khám lệ đạo.
B. Khám phản xạ đồng tử với ánh sáng.
C. Nuôi cấy vi khuẩn ở kết mạc.
D. Khám vận động nhãn cầu.
E. Soi góc tiền phòng.
26. Thị lực giảm từ từ, không cương tu rìa, diện đồng tử có màu trắng là triệu
chứng của:
A. Viêm loét giác mạc.
B. Bong võng mạc.
C. Viêm mống mắt thể mi.
D. Cận thị.
E. Đục thể thủy tinh.
27. Đục thể thủy tinh già giai đoạn chín:
8


A. Có thể phát hiện ở tuyến xã.
B. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến huyện.
C. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến tỉnh.
D. Chỉ chẩn đoán được ở tuyến trung ương.
E. Đòi hỏi phải có sinh hiển vi mới chẩn đoán được.
28. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh hiện đại được áp dụng phổ biến hiện nay
trên thế giới là:
A. Mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao.
B. Mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao.
C. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng sóng ngắn.
D. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng lạnh đông.
E. Mổ lấy thể thuỷ tinh bằng siêu âm.

29. Sau khi mổ đục thể thuỷ tinh, nếu không có biến chứng và các bệnh lý khác
kèm theo, thị lực sẽ phục hồi:
A. Tối đa.
B. Khá.
C. Trung bình.
D. Kém.
E. Không đáng kể.
30. Đục thể thuỷ tinh có thể gặp ở :
A. Trẻ sơ sinh.
B. Trẻ em.
9


C. Người trẻ.
D. Người già.
E. Tất cả mọi lứa tuổi.
31. Yếu tố nào dưới đây có thể liên quan đến đục thể thuỷ tinh :
A. Bệnh mắt hột.
B. Mộng thịt.
C. Các tia phóng xạ.
D. Đọc sách thường xuyên.
E. Làm việc ở nơi thiếu ánh sáng.
32, 33, 34. (Case study)
Bệnh nhân nữ 70 tuổi, đến khám vì lý do mắt mờ dần không kèm đau nhức hoặc
đỏ mắt. Đo thị lựcmắt phải: AS(+); mắt trái: 3/10. Khám thấy diện đồng tử mắt
phải có màu trắng.
* Chẩn đoán nào sau đây được ưu tiên nghĩ đến đối với mắt phải?
A : Sẹo đục giác mạc
B : Viêm màìng bồ đào
C : Glôcôm

D : Ung thư võng mạc
E : Đục thể thủy tinh già
*Nếu không nghĩ đến bệnh glôcôm,động tác nào cần làm để chẩn đoán phân
biệt?
A : Khám lệ đạo.
10


B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng
C : Khám vận động nhãn cầu.
D : Đo nhãn áp.
E : Soi góc tiền phòng.
* Nếu chẫn đoán mắt phải bị đục thể thuỷ tinh, trong trường hợp này không thể
soi được đáy mắt, cần làm gì để có thể sơ bộ đánh giá khả năng phục hồi thị lực
của mắt này?
A : Chụp đáy mắt huỳnh quang.
B : Khám phản xạ đồng tử đối với ánh sáng.
C : Siêu âm..
D : Đo nhãn áp.
E : chụp X quang.
35. Khi thể thủy tinh bị đục, khúc xạ mắt thường có chiều hướng cận thị.
A. Đúng.
B. Sai.
36. Biến chứng glôcôm góc đóng do đục thể thuỷ tinh thường gặp ở giai đoạn
quá chín.
A. Đúng
B. Sai.

37. Đục thể thuỷ tinh già là một bệnh chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật.
A. Đúng.

11


B. Sai.
38. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh trong bao không để lại bao thể thuỷ tinh.
A. Đúng
B. Sai.
39. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh hoàn toàn thường cần phải mổ sớm để tránh bị
nhược thị.
A. Đúng.
B. Sai.
40. Một mắt chính thị (không có tật khúc xạ), sau khi mổ lấy thể thuỷ tinh, sẽ trở
thành mắt cận thị.
A. Đúng
B. Sai.

12



×