Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xây dựng website bán hàng trực tuyến cho nhà hàng gau cho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------------------

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
CHO NHÀ HÀNG GAUCHO

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo
Lớp

: CNTTK-10B

Giáo viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Quang Hiệp
Ngành CNTT

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Đặc biệt Thầy Nguyễn Quang Hiệp đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em. Em xin trân
trọng cảm ơn những tình cảm quý báu mà các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ
Thông tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên đã truyền đạt cho em, những
kinh nghiệm, kỹ thuật và cách thức trong việc xây dựng đề tài này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà hàng Gau Cho và
cộng đồng diễn đàn Wordpress đã tận tình giúp đỡ để em thực hiện đề tài này.


Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên em không thể phát huy hết những ý
tưởng, khả năng hỗ trợ của ngôn ngữ và kỹ thuật lập trình vào đề tài. Trong quá
trình xây dựng website, không thể tránh khỏi những sai xót, mong nhận được sự
đóng góp và cảm thông của quý thầy cô và các bạn.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo

1


LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp là một sản phẩm tổng hợp toàn bộ kiến thức mà sinh viên đã
học được trong suốt thời gian học tập tại trường đại học. Ý thức được điều đó, với
tinh thần nghiêm túc, tự giác cùng với sự làm việc mệt mài của bản thân và sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quang Hiệp em đã hoàn thành xong đồ án tốt
nghiệp của mình.
Em xin cam đoan: nội dung đồ án của em không sao chép nội dung cơ bản từ
các đồ án khác và sản phẩm đồ án của em là của chính bản thân em nghiên cứu và
dựng lên. Mọi thông tin sai lệch em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng
bảo vệ.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2016.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo

2



KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
PHP

Hypertext Preprocessor

CSS

Cascading Style Sheet

SQL

Structured Query Language

IIS

Internet Information Server của Microsoft

XML

eXtensible Markup Language

HTML

HyperText Markup Language

ODBC

Open Database Connectivity


IBM

International Business Machines

MVC

Mode View Controller

FDF

Portable Docunment Format

Js

javascript

FTP

File Transfer Protocol

UC

Use case

WP

Wordpress

UML


Unified Modeling Language

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................0
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................................3
MỤC LỤC...............................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................6
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................7
1.1. Kiến trúc cơ bản. ........................................................................................10
1.2. Client..........................................................................................................10
1.3. Server. ........................................................................................................10
1.4. Web Server................................................................................................11
1.5. Website động là gì ? ..................................................................................11
1.6. Tìm Hiểu Về PHP........................................................................................12
1.7. Tìm Hiểu Về Wordpress. ...........................................................................12
1.7.1.Giới thiệu về mã nguồn mở wordpress. ..................................................12
1.7.2.Cấu trúc thư mục trong wordpress ..........................................................15
1.7.3. Các lí do khiến chúng ta phải chọn WordPress ......................................19
1.8. Giới thiệu về UML ......................................................................................20
1.8.1. Khái niệm và đặc điểm của UML ..........................................................20
1.8.2. Mô hình khái niệm của UML................................................................21
1.9. Công Cụ Lập Trình......................................................................................24

Chương 2 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG .........................26
2.1. Khảo sát hệ thống......................................................................................26
2.2 Lý do xây dựng website ..............................................................................27
2.3 Các yêu cầu khi xây dựng website ..............................................................28
2.3.1 Yêu cầu chức năng .................................................................................28
2.3.2 Yêu cầu phi chức năng ...........................................................................28
2.4. Các tác nhân của hệ thống..........................................................................28
4


2.5. Phân tích các Use Case ..............................................................................29
2.5.1. Xác định các UC của các tác nhân.......................................................29
2.5.2. Biểu đồ Use Case ..................................................................................29
2.5.3. Đặc tả Use Case ....................................................................................32
2.5.4. Biểu đồ trình tự, cộng tác cho một số use case....................................39
2.5.5. Biểu đồ hoạt động .................................................................................44
2.5.6. Biểu đồ lớp...........................................................................................46
Chương 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH.............................................................56
3.1. Giao diện trang chủ ....................................................................................56
3.2 Giao diện trang danh mục món ăn ................................................................57
3.3 Giao diện trang chi tiết món ăn .....................................................................58
3.4 Giao diện trang chi tiết giỏ hàng ...................................................................59
3.5 Giao diện trang thanh toán............................................................................60
3.6 Giao diện trang liên hệ..................................................................................61
3.7 Giao diện trang quản lý.................................................................................62
KẾT LUẬN ...........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................64

5



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động ứng dụng web trên server ..................................................11
Hình 2.1: Biểu đồ UC tổng quát cho hệ thống............................................................30
Hình 2.2: Biểu đồ UC cho tác nhân khách hàng.........................................................30
Hình 2.3: Biểu đồ UC cho tác nhân Người quản trị....................................................30
Hình 2.4: Biểu đồ trình tự cho tác vụ quản trị viên đăng nhập ...................................39
Hình 2.5: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ quản trị viên đăng nhập..................................39
Hình 2.6: Biểu đồ trình tự cho tác vụ tìm kiếm của khách hàng.................................40
Hình 2.7: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ tìm kiếm của khách hàng ...............................41
Hình 2.8: Biểu đồ trình tự cho tác vụ mua hàng của khách hàng ...............................41
Hình 2.9: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ mua hàng của khách hàng..............................41
Hình 2.10: Biểu đồ trình tự cho tác vụ quản lý sản phẩm của người quản trị .............42
Hình 2.11: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ quản lý sản phẩm của người quản trị............43
Hình 2.12: Biểu đồ trình tự cho người quản trị quản lí đơn hàng ...............................43
Hình 2.13: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ quản lý đơn hàng của người quản trị ............44
Hình 2.14: Biểu đồ hoạt động cho người quản trị .....................................................44
Hình 2.15: Biểu đồ hoạt động cho khách hàng tìm kiếm...........................................45
Hình 2.16. Biểu đồ hoạt động cho khách hàng xem sản phẩm ...................................45
Hình 2.17: Biểu đồ hoạt động cho khách hàng thanh toán ........................................46
Hình 3.1: Giao diện trang chủ ....................................................................................57
Hình 3.2: Giao diện trang danh mục món ăn ..............................................................57
Hình 3.3: Giao diện trang chi tiết món ăn ..................................................................58
Hình 3.4: Giao diện trang chi tiết giỏ hàng.................................................................59
Hình 3.5: Giao diện trang thanh toán .........................................................................60
Hình 3.6: Giao diện trang liên hệ ...............................................................................61
Hình 3.7: Giao diện trang quản lý ..............................................................................63

6



LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi hiện nay, khi mà công nghệ phát triển, thương mại điện tử
ngày càng phát triển trên thế giới cũng như Việt Nam và dần khẳng định được vị thế
của mình trong nền kinh tế thị trường. Cùng với đó là sự ra đời của các ngôn ngữ
lâp trình cho phép thiết kế và xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử dưới nhiều
hình thức khác nhau. Và một trong những ứng dụng của thương mại điện tử phổ
biến ở nước ta là dịch vụ bán hàng qua mạng internet. Dịch vụ này cho phép người
dùng tìm kiếm chọn lựa sản phẩm để mua, thực hiện giao dịch mà không cần phải
trực tiếp đến nhà hàng, mà chỉ cần sử dụng một thiết bị máy tính có kết nối internet.
Tuy nhiên hiện nay dịch vụ này vẫn còn khá mới với nhiều người tiêu dùng nước ta,
đặc biệt là những người không có kiến thức về tin học nói chung và thương mại
điện tử nói riêng. Nên hiện giờ các đối tượng chính của thương mại điện tử vẫn chủ
yếu là tầng lớp tri thức và học sinh ,sinh viên. Là những người sinh viên, cũng có
chút kiến thức về tin học cũng như tiếp xúc với thương mại điện tử tuy nhiên đôi lúc
cũng gặp một số khó khăn trong việc mua bán trên các hệ thống bán hàng qua mạng
hiện tại. Như hình thức thanh toán, nhận hàng, chất lượng sản phẩm thực tế không
được như trên website....
Hiểu được các vấn đề đó cũng như mong muốn đưa thương mại điện tử
đến với nhiều người hơn em thực hiện đề tài: “Xây dựng Website bán hàng
trực tuyến cho nhà hàng Gau Cho”.Với mục đích xây dựng một hệ thống bán
hàng qua mạng uy tín, đơn giản, thân thiện, cũng như đem lại cho khách hàng
những lựa chọn tối ưu để ngay cả những người không có kiến thức về tin học
cũng có thể tham gia mua hàng qua mạng chỉ với một số thao tác đơn giản. Sản
phẩm mà em hướng tới là các món ăn ẩm thực Việt Nam và nước ngoài.Vì nhu
cầu ăn uống là cần thiết với mỗi người và hơn nữa mong muốn của em là muốn
quảng bá và đưa ẩm thực trong và ngoài nước đến với người dân nhiều hơn.
*Mục đích tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.


7


Tìm hiểu thực tế công việc quảng bá, bán hàng của nhà hàng.Thiết kế
xây dựng website bằng Wordpress, Từ đó rút ra được kết quả và những điều
chưa đạt được.
*Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Chương trình : Áp dụng mã nguồn mở Wordpress để xây dựng website bán
hàng trực tuyến cho nhà hàng Gau Cho.
Nhiệm vụ
- Tìm hiểu và nắm được các kiến thức về php, Mysql, Wordpress,Css,Jquery.
- Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống, đưa ra sơ đồ chức năng của website.
- Xây dựng website bán hàng cho nhà hàng áp dụng giải pháp Wordpress.
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo, đánh giá kết quả đạt được và các mặt hạn chế
của chương trình, đồng thời đưa ra giải pháp cũng như hướng mở rộng của chương trình.
*Phương pháp nghiên cứu.
- Khảo sát thực tế.
- Phân tích chi tiết bài toán.
- Xây dựng, cài đặt và kiểm thử chương trình.

8


9


Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1.1. Kiến trúc cơ bản.
Kiến trúc cơ bản nhất để trang Dynamic Web hoạt động được là nó phải làm

việc trên mô hình client/server. Nôm na là mỗi thứ client hay server đều đảm đương
một chức năng riêng để hoàn thành công việc chung đó là cho ra một trang web động.
Ứng dụng Web phải có một mô hình server có thể là một máy tính làm server thôi,
nhằm tập trung hóa việc xử lý dữ liệu. Còn các client, còn được hiểu là máy tính của
người sử dụng phải được nối mạng với server, giả sử các máy này truy cập vào một
website chẳng hạn, thì có nghĩa họ đã truy cập vào server, sau đó lấy dữ liệu từ server
về thể hiện lên màn hình. Cùng một lúc có thể có hàng trăm người (client) truy cập
vào cùng một Website được xử lý tập trung trên server.
1.2. Client.
Các ứng dụng phát triển trên nền My SQL và PHP sử dụng tính năng
single client đó là trình truyệt web.Tuy nhiên, không phải đây chỉ là ngôn ngữ
duy nhất để phát triển ứng dụng Web.Ngôn ngữ khởi thuỷ cho việc duyệt Web
là HTML. HTML cung cấp những thẻ lệnh (Tag) cho phép thể hiện trang Web
theo nhiều kiểu cách khác nhau. Ngoài HTML ra các trình duyệt Web còn cho
phép các add-in hỗ trợ nhiều thứ khác như RealPlayer, Flash, Shockwave, hoặc
hỗ trợ về Javascript hoặc XML.
1.3. Server.
Hầu hết các ứng dụng Web đều hoạt động tập trung trên Server.Một số ứng
dụng đặc trưng gọi là Web Server sẽ đảm trách việc giao tiếp với các trình duyệt. Một
cơ sở dữ liệu trên Server sẽ lưu trữ tất cả những thông tin đáp ứng yêu cầu cho công
việc của ứng dụng Web.Web Server, Ngôn ngữ lập trình, CSDL phải hoạt động tốt
trên một Hệ Điều Hành nào đó.

10


Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động ứng dụng web trên server.
1.4. Web Server.
Có nhiều loại Web Server khác nhau, nhưng chủ yếu trên thị trường chỉ
thường sử dụng Apache và IIS (Internet Information Server của Microsoft).

INTERNET INFORMATION SERVER (IIS) được tích hợp rất tốt với PHP.
Trước đây, có một số vấn đề cần phải bàn về tính ổn định của PHP/IIS với việc
truyền tải lớn, nhưng PHP và IIS cũng đã được cải thiện liên tục nên việc này không
còn đáng phải bận tâm. APACHE là một kiểu mẫu Web Server rất phổ biến. Giống
như Linux, PHP, MySQL nó là một dự án nguồn mở. APACHE tận dụng được tính
năng của third-party. Bởi vì đây là nguồn mở nên bất kỳ ai có khả năng đều có thể
viết chương trình mở rộng tính năng của Apache. PHP hoạt động với tư cách là một
phần mở rộng của Apache, và người ta gọi là một module của Apache. Apache có
tính ổn định và tốc độ đáng phải nói.
1.5. Website động là gì ?
Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và
được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web. Các ưu điểm của Website động: đáp
ứng nhiều tham số khác nhau, thường có các giao diện cho phép người quản trị có thể
quản lý nội dung của site, có bộ nhớ, cho phép người sử dụng đăng ký và đăng nhập,
thực hiện thương mại điện tử, dễ dàng duy trì cập nhật và phát triển…
11


1.6. Tìm Hiểu Về PHP.
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để
dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để
tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng.
Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 Rasmus Lerdorf sau đó được phát triển bởi
nhiều người trải qua nhiều phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5 đã được công bố
7/2004.
Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế xin nêu ra
đây một số lý do cơ bản :
- Mã nguồn mở (open source code).
- Miễn phí, download dễ dàng từ Internet.
- Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết.

- Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ
Windows, Linux, Unix.
- Rất đơn giản trong việc kết nối với nhiều nguồn DBMS, ví dụ như :
MySQL, Microsoft SQL Server 2000, Oracle, PostgreSQL, Adabas, dBase,
Empress, FilePro, Informix, InterBase, mSQL, Solid, Sybase, Velocis và nhiều hệ
thống CSDL thuộc Hệ Điều Hành Unix (Unix dbm) cùng bất cứ DBMS nào có sự
hổ trợ cơ chế ODBC (Open Database Connectivity) ví dụ như DB2 của IBM.
1.7. Tìm Hiểu Về Wordpress.
1.7.1.Giới thiệu về mã nguồn mở wordpress.
WordPress là một phần mềm miễn phí cho việc quản lý nội dung web(văn
bản và hình ảnh). Nó đặc biệt hữu ích cho việc xây dựng và duy trì một weblog
trên, vì nó cho phép mỗi bài cho một hoặc nhiều mẫu hệ thống chỉ định, và tự động
tạo ra các chuyển hướng thích hợp.
Tiếp theo, các hệ thống ý kiến độc giả có cơ hội để xem xét nó trước khi phát
hành, cũng như quản lý các liên kết, quản lý một vai trò người sử dụng, quyền và
12


khả năng bên ngoài các plug-in, làm cho WordPress hướng tới một “hệ thống quản
lý nội dung ” đầy đủ và có thể được mở rộng hơn.
WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL
Database(cơ sở dữ liệu database). WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog,
được phát triển bởi Michel Valdrighi.Cái tên WordPress được đề xuất bởi Chritine
Selleck, một người bạn của nhà phát triển Matt Mullenweg.
Lịch sử phát triển.
Trong những năm 2001/2002 Michel Valdrighi phát triển một chương trình
bằng văn bản trong hệ thống PHP Weblog gọi là b2/Cafelog, phát hành bởi
GPL.B2/Cafelog thường được biết đến cái tên đơn giản hơn là b2 hay cafelog là
tiền thân của WordPress. B2/cafelog đã ước lượng được khoảng 2000 blog được sử
dụng trong tháng 5 năm 2003. Nó cũng được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP để

dùng với MySQL bởi Michel Valdrighi, người đã trở thành nhà phát triển chính
của WordPress hiện nay.
Phiên bản ổn định đầu tiên của WordPress được phát hành vào ngày 3 tháng
1 năm 2004. Kể từ phiên bản 1.5 WordPress hỗ trợ quản lý các trang tĩnh, vì vậy
nền tảng đã được tạo ra để sử dụng WordPress không như là một phần mềm viết
blog tinh khiết, mà còn là một hệ thống quản lý nội dung đơn giản.
Năm 2007, WordPress đã giành giải thưởng Packt Open Source CMS.Năm
2009, WordPress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.
Nét nổi bật .
 Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng
có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress.
 Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt).
 Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
 Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt.

13


 Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần
mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
 Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc
biệt tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng
có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
 WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập
blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt kê
các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài viết trong
từng tháng ... Có 79 theme để người dùng lựa chọn.
 Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, Wordpress còn thống
kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó chủ blog
sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.

 Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung
không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi
comment vào blog được nữa.
 Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân
quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành
viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email
vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này có thể
thay đổi bất kỳ lúc nào).
 Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàn nếu chẳng
may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog
WordPress.
 WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
 Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của
WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó bạn biết được
các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.

14


1.7.2.Cấu trúc thư mục trong wordpress
 Thư mục chủ của wordpress
Thư mục chủ chính là thư mục chứa toàn bộ dữ liệu về website của bạn, nó bao
gồm toàn bộ mã nguồn lõi (core) của WordPress và các tập tin hình ảnh, text, …
thuộc bài viết của bạn.
Trong demo thực hiện demo của mình thì thư mục boutique chính là thư mục
chủ của trang web wordpress.

15



 Thư mục admin
Đây là thư mục chứa toàn bộ code hiển thị trang quản trị (dành cho admin) bao
gồm các tập tin JS, CSS và các tập tin PHP chứa các function dành cho admin.

Thông thường thì chúng ta rất ít can thiệp vào các file trong thư mục này của
WP, nếu bạn là một người am hiểu về code PHP thì bạn có thể mở từng file và xem
nội dung mã nguồn.

16


 Thư mục content
Thư mục này chứa các plugin, theme, hình ảnh upload trong bài viết,…; nó là
thư mục chứa nội dung web của bạn tức là chứa các bài viết, hình ảnh, video,… trên
trang web của bạn.

Thông thường đây là thư mục thường bị hacker tấn công vào nhất, thông qua
việc chèn các mã độc và upload những script trái phép thông qua các plugin ở trong
thư mục này.
Khi chúng ta chỉnh sửa các plugin hay theme thì chúng ta sẽ vào thao tác trong
thư mục này của WP.

17


 Thư mục includes
Thư mục này cũng giống thư mục admin ở chỗ chúng ta sẽ hầu như không thao
tác gì trên thư mục này cả vì thư mục này chứa các file PHP class cho WP, các file
JS và CSS.


18


 Các tập tin trong core WP
WP chỉ tồn tại 3 thư mục lớn trong mã nguồn của nó còn lại là tập tin, các tập tin
này cùng cấp (level) với 3 thư mục vừa nêu ở trên.



.htaccess: đây là tập tin phát sinh của Apache, có quy định các chính sách sẽ
áp dụng lên trên WP.



wp-config.php: tập tin cấu hình cho WP, chứa thông tin kết nối đến database
của trang web. Tập tin này cực kì quan trọng và cần được bảo mật tốt.



wp-login.php: tập tin chứa mã dành cho trang đăng nhập WP.



wp-signup: tập tin mã PHP cho trang đăng kí thành viên.

1.7.3. Các lí do khiến chúng ta phải chọn WordPress


WordPress 100% miễn phí.
19





WordPress là mã nguồn mở.



Dễ sử dụng.



Cộng đồng hỗ trợ đông đảo.



Nhiều gói giao diện có sẵn.



Nhiều Plugin hỗ trợ.



Dễ dàng phát triển cho lập trình viên.



Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.




Có thể làm nhiều lọa website.



Bảo mật dễ dàng.



Tối ưa hóa Seo.

1.8. Giới thiệu về UML
1.8.1. Khái niệm và đặc điểm của UML
UML là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất(Unified Modeling Language),
trước hết nó là mô tả ký pháp thống nhất, ngữ nghĩa và các định nghĩa về
metamodel(mô tả định nghĩa chính ngôn ngữ mô hình hóa), nó không mô tả phương
pháp phát triển. UML được sử dụng để hiển thị, đặc tả, xây dựng và làm tài liệu các
vật phẩm của quá trình phân tích xây dựng hệ thống phần mềm theo hướng đối
tượng. UML được sử dụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm, xuyên suốt vòng
đời phát triển và độc lập với các công nghệ cài đặt hệ thống.
UML là ngôn ngữ chuẩn để viết các kế hoạch chi tiết phần mềm. Nó phù hợp
cho việc mô hình hóa các hệ thông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên
nền Web, hệ thống nhúng thời gian thực… Các khung nhìn của ngôn ngữ được
quan sát từ góc độ phát triển và triển khai hệ thống, nó không khó sử dụng và dễ
hiểu. UML là ngôn ngữ mô hình được cả con người và máy sử dụng.
Đặc điểm của UML
 UML là ngôn ngữ.
 UML là ngôn ngữ để hiển thị.
 UML làm ngôn ngữ đặc tả

 UML là ngôn ngữ dễ xây dựng
 UML là ngôn ngữ tài liệu
20


1.8.2. Mô hình khái niệm của UML
 Phần tử mô hình UML
Các khối hình thành mô hình UML gồm ba loại như sau: phần tử, quan hệ và
biểu đồ. Phần tử là trừu tượng căn bản trong mô hình, các quan hệ gắn các phần tử
này lại với nhau, còn biểu đồ nhóm tập hợp các phần tử. Trong UML có bốn loại
phần tử mô hình, đó là cấu trúc, hành vi, nhóm và chú thích. Các phần tử này là các
khối để xây dựng hướng đối tượng cơ bản của UML.
 Phần tử cấu trúc là các danh từ trong mô hình UML. Chúng là bộ phận tĩnh
của mô hình để biểu diễn các thành phần khái niệm hay vật lý. Có bảy loại phần tử
cấu trúc, đó là: lớp, giao diện, phần tử cộng tác, trường hợp sử dụng(Use Case), lớp
tích cực(active class), thành phần, nút(node).
 Phần tử hành vi là bộ phận động của mô hình UML. Chúng là các động từ
của mô hình, biểu diễn hành vi theo thời gian và không gian. Có hai loại chính là
tương tác và máy trạng thái.
 Phần tử nhóm là bộ phận tổ chúc của mô hình UML. Chỉ có một phần tử
thuộc nhóm này có tên là gói(package). Gói là cơ chế đa năng để tổ chức các
phần tử của nhóm. Các phần tử cấu trúc, hành vi và ngay cả phần tử nhóm có thể
cho vào gói.
 Các quan hệ trong UML
Có bốn loại quan hệ trong UML, bao gồm quan hệ phụ thuộc, kết hợp, khái
quát và hiện thực hóa.Chúng là cơ sở để xây dựng mọi quan hệ trong UML.
 Phụ thuộc(dependency). Phụ thuộc là quan hệ ngữ nghĩa hai phần tử trong đó
thay đổi phần tử độc lập sẽ tác động đến ngữ nghĩa của phần tử phụ thuộc.
 Kết hợp(association). Kết hợp là quan hệ cấu trúc để mô tả tập liên kết. Khi
đối tượng của lớp này gửi/nhận thông điệp đến/từ đối tượng của lớp kia thì gọi đó

là quan hệ kết hợp.
 Khái quát hóa(generalization). Khái quát hóa là quan hệ đặc biệt háo/khái
quát hóa mà trong đó đối tượng cụ thể sẽ kế thừa các thuộc tính và phương pháp
của đối tượng tổng quát.
 Hiện thực hóa(realization). Hiện thực hóa là quan hệ ngữ nghĩa giữa giao
diện và lớp(hay thành phần) hiện thực lớp, giữa UC và hợp tác hiện thực UC.

21


 Kiểu dữ liệu
Kiểu dữ liệu không phải là phần tử mô hình trong UML. Kiểu dữliệu cơ sở
là kiểu dữ liệu không có cấu trúc. UML có các kiểu dữ liệu sau:
 Boolean: là kiểu đếm với hai giá trị True và False
 Biểu thức (Expression): là xâu ký tự có cú pháp
 Tính nhiều (Multiplicity): là tập không rỗng của các số nguyên dương và ký
tự*(để biểu thị tính nhiều vô hạn).
 Tên (Name): là xâu ký tự cho khả năng đặc tả phần tử.
 Số nguyên (Integer): là kiểu cơ bản và là phần tử của tập vô hạn các số
nguyên âm và dương.
 Xâu (String): là trật tự của các ký tự, được sử dụng là tên.
 Thời gian (Time): xâu ký tự biểu dirn giá trị tuyệt đối hay khoảng tương tương đối.
 Không lý giải (Uninterpreted): là ‘cái gì đó’ mà ý nghĩa của nó phụ thuộc và
lĩnh vực.
 Biểu đồ UML
Biểu đồ UML là biểu diễn đồ họa tập hợp các phần tử mô hình. Vẽ biểu đồ
để biểu diễn hệ thống đang xây dựng dưới các góc độ quan sát khác nhau. Có thể
hiểu biểu đồ là ánh xạ của hệ thống. Một phần tử có thể xuất hiện trong một hay
nhiều biểu đồ. Về lý thuyết thì biểu đồ có thể bao gồm tổ hợp vô số phần tử đồ họa
và quan hệ vừa mô tả trên. UML cho khả năng xây dựng một vài kiểu biểu đồ trực

quan để biểu diễn các khía cạnh khác nhau của hệ thống, bao gồm biểu đồ trường
hợp sử dụng, biểu đồ trình tự, biểu đồ cộng tác, biểu đồ lớp, biểu đồ biến đổi trạng
thái, biểu đồ thành phần, biểu đồ triển khai.
 Biểu đồ trường hợp sử dụng(Use case- UC)
Biểu đồ này chỉ ra tương tác giữa UC và tác nhân.UC biểu diễn các chức
năng hệ thống. Tác nhân con người hay hệ thống khác cung cấp hay thu nhận
thông tin từ hệ thống đang được xây dựng. Biểu đồ UC tập trung vào quan sát
trạng thái tĩnh của các UC trong hệ thống. biểu đồ loại này chỉ ra tác nhân nào khởi
động UC và khi nào tác nhân nhận thông tin từ hệ thống.

22


 Biểu đồ trình tự (Sequence)
Biểu đồ trình tự chỉ ra các luồng chức năng xuyên qua các UC, nó là
biểu đồ mô tả tương tác giữa các đối tượng và tập trung vào mô tả trật tự các
thông điệp thời gian.
 Biểu đồ cộng tác (Collabaration)
Biểu đồ cộng tác chỉ ra các thông tin như biểu đồ trình tự theo cách khác, nó
tập trung vào tổ chức cấu trúc của các đối tượng gửi và nhận thông điệp. Biểu đồ
cộng tác và biểu đồ trình tự thuộc loại biểu đồ tương tác và chúng có thể biến đổi
qua lại.
 Biểu đồ lớp(Class)
Biểu đồ lớp chỉ ra tương tác giữa các lớp trong hệ thống.Các lớp được xem
như kế hoạch chi tiết của từng đối tượng.Mỗi lớp trong biểu đồ lớp được tạo ra cho
mỗi loại đối tượng trong biểu đồ trinh tự và cộng tác.
 Biểu đồ chuyển trạng thái(State transition)
Biểu đồ chuyển trạng thái mô tả vòng đời của đối tượng, từ khi nó được sinh
ra đến khi bị phá hủy.Biểu đồ chuyển trạng thái cung cấp cách thức mô hình hóa
các trạng thái khác nhau của đối tượng. Trong khi biểu đồ lớp cung cấp bức tranh

tĩnh về các lớp và quan hệ của chúng thì biểu đồ chuyển trạng thái được sử dụng để
mô hình hóa các hành vi động của hệ thống.
 Biểu đồ thành phần(Component)
Biểu đồ thành phần cho ta cái nhìn vật lý của mô hình.Biểu diễn thành phần
cho ta thấy được các thành phần mềm trong hệ thống và quan hệ giữa chúng. Hai
loại thành phần trong biểu diển đồ, đó là thành phần khả thực và thành phần thư
viện. Bất kỳ ai có trách nhiệm dịch chương trình đều quan tâm đến biểu đồ loại
này.Biểu đồ cho ta thấy trình tự dịch của các mođun trong hệ thống.Đồng thời nó
cũng cho biết rõ thành phần nào được tạo ra khi chạ chương trình.
 Biểu đồ triển khai(Deployment)
Biểu đồ triển khai chỉ ra bố trí vật lý của mạng và các thành phần hệ thống sẽ
đặt ở đây. Thông qua biểu đồ triển khai mà người quản lý dự án, người sử dụng,
23


kiến trúc sư và đội ngũ triển khai hiểu phân bổ vật lý của hệ thống và các hệ thống
con sẽ được đặt ra ở đâu.
1.9. Công Cụ Lập Trình
 DreamWeaver
Dreamweaver là một trương trình biên tập HTML chuyên nghiệp, nhằm phục
vụ cho việc thiết kế, lập trình, phát triển các website, các trang web và các ứng dụng
web cho dù là người thích viết mã bằng tay hay là thực hiện công việc làm web
bằng công cụ trực quan, thì Dreamweaver cũng cung cấp công cụ hữu ích để cải
tiến kinh nghiệm thiết kế web.
Các tính năng của các công cụ thiết kế trực quan trong Dreamweaver giúp
người lập trình tạo ra một trang web mà không cần phải viết bất kỳ một dòng mã
nào. Có thể quan sát tất cả các thành phần site hay tài nguyên web và kéo chúng vào
tài liệu một cách dễ dàng từ một panel. Ngoài ra, chúng ta còn có thể phát triển
website bằng cách tạo ra và chỉnh sửa các tấm ảnh trong các ứng dụng đồ họa khác,
Dreamweaver còn cung cấp các công cụ giúp người ta có thể dễ dàng thêm các tài

nguyên Flash vào trong các web.
Ngoài các chức năng kéo và thả giúp chúng ta xây dựng các trang web,
Dreamweaver còn cung cấp một môi trường viết mã chuyên nghiệp bao gồm các
công cụ biên tập mã (chẳng hạn như: màu cú pháp, tự động đóng tab, và thu mã
thành một dòng), các bản tham khảo CSS, javacript, ColdFusion,… Công nghệ
RoundTrip HTML sẽ chèn vào những tài liệu viết tay mà không hề định dạng lại
mã, sau đó có thể chỉnh lại mã theo cách viết tùy thích.
Dreamweaver còn giúp chúng ta xây dựng các ứng dụng web dựa trên cơ sở
dữ liệu, và các trang web động chẳng hạn như CFML (Confusion), ASP.NET, ASP,
JSP, và PHP. Nếu như có sở thích dùng cơ sở dữ liệu SML, thì Dreamweaver sẽ
đưa cho người lập các công cụ mà giúp chúng ta dẽ dàng tạo ra các trang XSLT, các
tập tin XML, và thể hiện được dữ liệu XML trên trang web.
Trong thực tế với Dreamweaver, chúng ta có thể tạo ra các đối tượng và các
lệnh cho riêng bản thân mình, chúng ta còn có thể chỉnh sửa các phím tắt ứng dụng,
hay thậm chí viết thêm mã javascript vào phần Extend Dreamweaver tạo ra các
behavior mới, các thanh thuộc tính mới, và các báo cáo site.

24


×