Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TAI LIEU ÔN TAP REN LUYEN NGHIEP VU SU PHAM MON LICH SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 23 trang )

RLNVSP

Câu 1: Những kĩ năng cơ bản của người GV trong bộ môn là gì?
- Kĩ năng là việc thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách
vận dụng các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hành động với điều kiện
phù hợp.
Muốn có kĩ năng, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm
thu được để thực hiện hành động và đạt kết quả cao. Khi đã rèn luyện
được kĩ năng, có thể vận dụng và vận dụng có hiệu quả những hiểu biết
kinh nghiệm tích lũy được thì dù trong hoàn cảnh nào người giáo viên
vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
- Các kĩ năng cơ bản của người giáo viên trong dạy học bộ môn.
Đặc trưng bộ môn quy định các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cần rè luyện
cho giáo viên. Ở đây ta có thể nêu lên một số kĩ năng thường xuyên sử
dụng và cần bồi dưỡng như sau:
+ Kĩ năng diễn đạt:
Đây là một trong những kĩ năng cơ bản và quan trọng nhất tronh dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
Nội dung của vấn đề này mang đến cho người học những yêu cầu cơ bản
của kĩ năng diễn đạt nói và viết như: Miêu tả, tường thuật, giải thích…
các biện pháp và yêu cầu khi rèn luyện kĩ năng nói và viết.
+ Kĩ năng viết, vẽ trên bảng đen.
Nội dung phần này giới thiệu cho ta biết rõ vị trí, tầm quan trọng của
việc sử dụng bảng đen và viết, vẽ trong dạy học lịch sử.
Những yêu cầu viết bảng và trình bày bảng trong dạy học lịch sử, cần
phải rèn luyện như thế nào để viết bảng đẹp, đúng. Đồng thời phải vẽ
nhanh một số hình vẽ trực quan trên bảng khi giảng bài.
+ Kĩ năng xây dựng và sử dụng các đồ dùng trực quan.
Lịch sử không thể tái tạo trong phòng thí nghiệm, trong giờ học lịch sử,
học sinh cũng không thể trực tiếp quan sát sự kiện. Vì vậy, dò dùng trực
quan có ý nghĩa to lớn trong việc giúp học sinh có biểu tượng và hiểu


đúng lịch sử.
Nội dung kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan giúp ta có thể xây dựng các
loại đồ dùng trực quan, cách vẽ bản đồ lịch sử và các phương tiện trực
quan quy ước. Đồng thời còn giúp ta biết cách sử dụng chúng như thế
nào để cho bài học lịch sử đạt kết quả cao.
+ Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa và xây dựng các dạng hồ sơ tài liệu
dạy học.
1


RLNVSP

Giúp ta hiểu rõ vị trí, vai trò và phương pháp sử dụng sách giáo khoa
trong dạy học lịch sử. Đồng thời giúp giáo viên, sinh viên hiểu rõ mục
đích ý nghĩa của việc ghi chép làm hồ sơ tư liệu trong dạy học lịch sử,
các loại tài liệu có thể sưu tầm, tích lũy tài liệu.
+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đã tác
động tới mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Vì vậy việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử là cần thiết.
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử giúp ta hiểu rõ vai
trò, ý nghĩa các loại phương tiện được sử dụng trong dạy học lịch sử và
những hiểu biết cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông
trong dạy học lịch sử.
+ Kĩ năng xây dựng và sử dụng phòng bộ môn.
Nghiên cứu học tập kĩ năng này giúp ta hiểu rõ cách xây dựng phòng
lịch sử ở trường phổ thông như sắp xếp, bố trí các trang thiết bị, hiện vật
cần thiết…và cách sử dụng phòng bộ môn trong các tiết học trên lớp và
hoạt động ngoài giờ học.
+ Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn.

Giúp ta có phương pháp tổ chức, tiến hành các hoạt động ngoại khóa
lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý việc tổ chức học sinh tham gia các hoạt
động xã hội- một trong những biện pháp gắn nhà trường vỡi xã hội.
những cơ sở lí luận trên giúp cho sinh viên, giáo viên có khả năng
rèn luyện nghiệp vụ sử phạp của mình. Việc rèn luyện nghiệp vụ
sử phạm là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với sinh viên sử phạm và
có tác dụng thiết thực đối với kết quả dạy học.
trên cơ sở nắm được nội dung những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cần
thiết, sinh viên và giáo viên phải tích cực rèn luyện,nâng cao tay nghề để
phục vụ công tác sau này.
Câu 2: Miêu tả là gì? Khi tiến hành miêu tả trong dạy học lịch sử
người giáo viên bộ môn phải thực hiện những thao tác sử phạm
nào? Ví dụ?
- Miêu tả là trình bày những nét đặc trưng của một sự kiện lịch sử để nêu
lên nhũng nét bản chất, chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như bên ngoài
của chúng.
2


RLNVSP

Có hai loại miêu tả: miêu tả tỉ mỉ toàn bộ, miêu tả khái quát có phân
tích.
Thường sử dụng miêu tả khi miêu tả địa lí nơi sảy ra các sự kiện lịch sử
(chi lăng, điện biên phủ…) miêu tả công cụ lao động (rùi đá, xe thồ…),
vũ khí (súng, đạn)…
- Ví dụ miêu tả khái quát có phân tích “vị trí cứ điểm Điện Biên Phủ1954” . ĐBP là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây
Bắc dài trừng 18 km, rộng 6-8 km. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào, cách Hà Nội 300 km, cách hậu phương của ta (Việt BắcThanh- Nghệ- Tĩnh) từ 300-500 km. Với vị trí như vậy, Pháp- Mỹ coi
đây là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng.

Địch xây dựng ở đây gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, được bố trí thành 3
phân khu: Bắc, trung tâm và Nam. Các đường hào chi chít nối những cứ
điểm với nhau. Toàn bộ các cơ quan chỉ huy, kho vũ khí, nơi ngủ đều
chìm dưới mặt đất. Mỗi cứ điểm được bao bọc bằng nhiều tuyến chiến
hào, những ụ súng, lo cốt đắp đầy dày trên 3m và một rừng dây thép gai
xung quanh. Lực lượng địch ở đây lúc cao điểm lên tới 16.200 tên, gồm
đủ các binh chủng, bộ binh, pháo binh, công binh,thiết giáp, không
quân. Với lực lượng, vũ khí và cách bố trí phòng thủ như vậy Pháp-Mỹ
coi ĐBP là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, “con nhím khổng lồ”
giữa rừng núi Tây bắc và tuyên bố giữ vững này bằng bất cứ giá nào.
- Ví dụ miêu tả tỉ mỉ toàn bộ: “Máy chém của P- M”.
Năm 1959, cính quyền Mĩ-Diệm đã thi hành những chính sách đàn áp
nhân dan miền Nam: “tố cộng, diệt cộng”, “luật 10/59”. Chúng đặt
cộng sản ngoài vòng pháp luật, lê “máy chém” đi khắp miền Nam để sử
tội cộng sản và những người chống đối. Máy chém là vật chứng điển
hình nhất cho tội ác của Mỹ- Diệm ở miền Nam Việt Nam.
Đây là công cụ giết người, là phát minh vĩ đại ra đời trong lịch sử thế
giới cận đại. Cấu tạo gồm 2 cột gỗ cơ bản (40cm x 40cm), cao 3 - 3.5m,
2 chân cột được chôn chắc và được nút chặt với nhau bằng một thanh
sắt. Ở giữa là một lưỡi dao to bản, sắc, được luồn qua ròng rọc bên trên.
Dưới lưỡi dao là bộ phận cố định nơi đặt đầu phạm nhân. Khi lệnh xét
sử phát ra, người thực hiện thả dây nút lưỡi đao, với sức nặng lưỡi đao
cộng lực hút trái đất làm đứt đầu phạm nhân trong tích tắc. Đây là công
cụ để phục vụ tòa án di động, công cụ để đàn áp phong trào cách mạng
miền Nam ngày đó.
3


RLNVSP


- Các thao tác sử phạm sử dụng trong quá trình miêu tả.
Khi miêu tả, giáo viên phải diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, thể hiện thái độ
tình cảm của mình đối với sự vật miêu tả, giúp học sinh có thể tưởng
tượng và hình dung bức tranh về sự vật.
Khi miêu tả sự vật phức tạp, ngữ điệu giáo viên cần chậm hơn lúc tường
thuật, có những chỗ ngắt thi thoảng giáo viên cần đặt câu hỏi: “tại sao”,
“như thế nào”…để học sinh suy nghĩ song không cần học sinh phải trả
lời.
Ví dụ: Khi trình bày song vấn đề “Pháp- Mỹ coi ĐBP là một địa bàn
chiến lược quan trọng”, giáo viên cần ngắt quãng. Nêu câu hỏi “chúng
đã bố trí công sự và lực lượng như thế nào mà tự cho là pháo đài không
thể công phá” học sinh suy nghĩ vấn đề đặt ra, song không trả lời ngay
mà tiếp tục nghe giáo viên trình bày tiếp về cách bố phòng các công sự,
lực lượng của địch ở ĐBP để cuối cùng rút ra kết luận và giải đáp câu
hỏi đặt ra.
Khi kết luận, giáo viên nên nói chậm, nhấn mạnh những từ cuối để khắc
sâu vào trí nhớ học sinh.
 cách giảng như vậy không đơn điệu, buồn tẻ mà khơi gợi được sự
chú ý, tò mò của học sinh, các em theo dõi một cách hứng thú,
phát huy tính tích cực trong tư duy và tiếp thu sự kiện cụ thể cũng
như khái quát lí luận.
ví dụ: Khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ
X-XV” (SGK 10), giáo viên có thể dựa vào sách giáo khoa cộng câu hỏi
cuối (bài, mục), đặt thành câu hỏi nêu vấn đề: Trong quá trình xây dựng
đất nước.
Câu 3: Phân tích sử dụng câu hỏi trong sách khoa?
- SGK là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với giáo viên và học sinh
trong học tập lịch sử phổ thông. GV sử dụng tốt sách giáo khoa sẽ là
biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Việc rèn luyện kĩ năng
sử dụng SGK là công việc không thể thiếu đối với người GV và sinh

viên khoa lịch sử ở các trường sư phạm.
- Cấu trúc SGK: bài viết và cơ chế sư phạm (câu hỏi, kênh hình (tranh
ảnh, lược đồ…), tài liệu tham khảo.)
- Từ việc nắm rõ cấu trúc SGK ta thấy câu hỏi là một bộ phận quan
trong cơ chế sư phạm của SGK. Vậy GV cần phải sử dụng câu hỏi như
4


RLNVSP

thế nào cho hiệu quả? Đây cũng là một trong những kĩ năng trong sử
dụng SGK mà GV cần rèn luyện thường xuyên.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK theo đúng hướng phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh là một yêu cầu quan trọng nhưng rất khó
khăn, đòi hỏi người GV cần căn cứ vào nội dung câu hỏi, mục đích đặt
câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ trả lời. Có một số cách sử dụng
câu hỏi như sau:
+ Sử dụng các câu hỏi trong SGK thành tình huống có vấn đề (bài tập
nhận thức) đầu giờ. Giúp học sinh tập trung chú ý, nâng cao khả năng
nhận thức của các em vào tiếp thu bài mới. Thông thường những câu hỏi
này là nội dung cơ bản mà học sinh cần nắm vững qua bài học.
Để làm tốt, GV cần:
- Trả lời các câu hỏi, nắm nội dung chính của bài (thường ở cuối bài,
cuối mục).
- Gia công SP để xây dựng câu hỏi thành bài tập nêu vấn đề (bài tập
nhận thức).
VD: Khi giảng bài 33; Hoàn thành cm TS ở châu Âu-Mĩ giữa thế kỷ
XIX (lớp 10). GV dựa vào câu hỏi ở cuối bài: “Tại sao nói sự nghiệp
thống nhất nước Đức, Ý và nội chiến Mĩ mang tính chất là một cuộc
cách mạng tư sản”? Để xây dựng thành bài tập nhận thức ở đầu giờ học.

- Nếu không thể dựa vào câu hỏi ở cuối bài để xây dựng thành bài tập
nêu vấn đề ở đầu giờ thì GV cần nghiên cứu SGV kết hợp với câu hỏi
cuối mục, cuối bài để tìm ra nội dung chính của bài giúp học sinh nắm
vững kiến thức. Trên cơ sở đó xây dựng thành bài tập nêu vấn đề.
VD: Khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế
kỷ X đến thế kỷ XV (SGK Lớp 10). GV có thể dựa vào SGV cùng với
câu hỏi cuối bài, cuối mục để đặt câu hỏi nêu vấn đề. Trong quá trình
xây dựng đất nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhân dân ta liên tục phải
kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc đã ghi
vào lịch sử dân tộc những chiến công chói lọi. Những thắng lợi đó diễn
ra như thế nào? Đặc điểm ra sao? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch
sử của những thắng lợi đó?
+ Sử dụng câu hỏi trong SGK và các câu hỏi khác để xây dựng thành hệ
thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề trong
học tập.
5


RLNVSP

- Các câu hỏi trong SGK yêu cầu học sinh nắm vững những vấn đề cụ
thể, giúp học sinh tìm hiểu từng phần, từng bộ phận kiến thức cơ bản
của bài. Sử dụng các câu hỏi này nhằm giúp học sinh tìm ra câu trả lời
cho vấn đề đặt ra ở đầu giờ học. VD: Để giải quyết vấn đề bài 33 (lớp
10), GV có thể sử dụng các câu hỏi trong bài để gợi ý:
Hãy trình bày những nét lớn về tình hình nước Đức ở thế kỷ XIX?
Diễn biến quá trình thống nhất nước Đức?
Diễn biến quá trình thống nhất nước Ý?
Diễn biến, kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ?
Trả lời được sẽ giúp học sinh nắm được những ý cần thiết cho bài tập

nêu vấn đề ở đầu bài.
- Trong trường hợp câu hỏi quá dài, GV có thể gia công ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ trả lời nếu cần thiết có thể bổ sung các câu hỏi khác.
Câu 4: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói như thế nào để nâng cao hiệu
quả trong DHLS?
- Lời nói đóng vai trò chủ đạo trong quá trình DHLS. Bởi vì không có
phương pháp, phương tiện DH nào khi sử dụng lại không kèm lời nói.
Diễn đạt rõ ràng lưu loát, dễ hiểu không chỉ giúp học sinh hiểu được quá
khứ lịch sử như nó đã tồn tại mà còn giúp các em suy nghĩ, rút ra kết
luận, gây xúc cảm mạnh cho các em.
- Trong thực tế nhiều GV, SV còn mắc khuyết tật trong phát âm như nói
ngọng, nói lắp, nói ngắt quãng, thêm những từ không cần thiết…làm cho
lời nói lủng củng, khong ràng…
- Để thực hiện đúng vai trò, ý nghĩa của diễn đạt nói và viết trong DHLS
cần phải ra công rèn luyện, khắc phục những khuyết tật thường gặp.
+ Bản thân mỗi SV cần phải có ý thức tự rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói.
Khi thấy mình hoặc bạn có khuyết tật trong phát âm (như đã nêu) cần
phải tự sửa chữa hoặc nhờ bạn bè nhắc nhở, giúp đỡ để sửa.
+ Tăng cường hoạt động giao tiếp, tổ chức các buổi thảo luận để mỗi SV
đêu được tập nói trước đám đông. Đặc biệt trong các buổi học, buổi sinh
hoạt…SV không nên rụt rè mà phải mạnh dạn phát biểu ý kiến để rèn
thái độ bình tĩnh, tự tin, mạnh bạo và cách diễn đạt trước đám đông.
Muốn phát biểu tốt, trình bày lưu loát trước đám đông bản thân mỗi
người phải thường xuyên rèn luyện diễn đạt các vấn đề lịch sử ở nhà.
6


RLNVSP

+ Muốn diễn đạt tốt cần có vốn từ phong phú. GV cần lập sổ tu từ,

không phải tự nhiên mà GV có vốn từ phong phú để diễn đạt mà phải do
tích lũy, rèn luyện. Để có vốn từ phong phú, hay trong DH lịch sử yêu
cầu GV phải đọc tài liệu lịch sử, văn học, báo chí, các từ điển thuật ngữ,
các khái niệm lịch sử và ghi chép lại những từ ngữ hay phù hợp với nội
dung lịch sử. Số tu từ có thể phân thành lịch sử Việt Nam, LSTG (cổtrung- cận- hiện đại). khi đọc tài liệu gặp những từ hay phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử giáo viên cần ghi lại. Dần dần việc ghi chép sẽ giúp ta
có một vốn kiến thức; vì ngôn ngữ phong phú.
VD: Khi đọc tài liệu, giáo viên cần ghi những câu nói giàu hình tượng
về mối quan hệ bất bình đẳng giữa Phổ với các Bang khác trong việc
thống nhất nước Đức nửa sau XIX là: “sự liên minh của một con thú
giữ- con hổ với 5 con cáo, 29 con thỏ và một con chuột nhắt”, hoặc nói
về Đức trong việc tăng cường xâm lược thuộc địa là “con hổ đói đến
muộn đã nhảy xổ tranh chỗ các con mãnh thú khác để ngồi vào bàn
tiệc”, nói đến vị trí Đông Khê của Pháp thì ví như: “ một tuần dương
hạm khổng lồ giữa biển rừng xanh biên giới”. hay tập đoàn ĐBP của
Pháp như “con nhím khổng lồ”…
Từ đó ta có thể ghi lại vào sổ tu từ để sử dụng khi giảng dạy giờ học sẽ
sinh động và lôi cuốn hơn.
Câu 5: rèn luyện kĩ năng viết như thế nào để nâng cao hiệu quả
trong dạy học lịch sử?
+ Vai trò: Diễn đạt viết có ý nghĩa như lời nói.
Nếu viết lủng củng, sai ngữ pháp…học sinh không hiểu.
Ngược lại học sinh: Hiểu sâu sắc những kiến thức cần thiết, khơi dậy
cản xúc lịch sử qua những lời hay ý đẹp, học tập rèn luyện khi hành văndiễn đạt kiến thức của mình.
- Trên thực tế, khi viết nhiều sinh viên còn mắc các lỗi: Viết sai ngữ
pháp, chấm phẩy bừa bãi, diễn đạt lủng củng, lập luận không chặt chẽ
làm cho người đọc không hiểu được vấn đề cần nắm, nêu gương xấu vầ
hành văn, diễn đạt cho học sinh.
+ Yêu cầu:
- Khắc phục những yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết như:

. Sai ngữ pháp (chính tả, chấm phẩy): sai ngữ pháp là sai kiến thức cơ
bản, tạo gương xấu cho học sinh và vậy sinh viên phải rèn luyện.
7


RLNVSP

. Câu văn lủng củng, không làm rõ ý cần nêu. Do nắm kiến thức không
vững hay diễn đạt kém dẫn đến kết quả dạu học thấp. Do nắm nội dung
không chính xác nhưng lại viết thành nhiều ý, người đọc không hiểu.
. Ngoài ra cần khắc phục diễn đạt khô khan, công thức chỉ nói lí luận
chung chung và cách lập luận không chặt chẽ khi lí giải một vấn đề lịch
sử.
- Câu văn ngắn ngọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp và phải tuân thủ các yêu
cầu về ngữ pháp.
+ Biện pháp rèn luyện.
. Cần nắm vững ngữ pháp tiếng việt: cách hành văn, diễn đạt (chấm,
phẩy trong câu; cách sắp xếp các mệnh đề trong câu…).
. Thường xuyên đọc sác báo để trau dồi kiến thức và học tập cách viết,
cách diến đạt những vấn đề lịch sử có liên quan.
. Luyện tập cách diễn đạt qua việc viết các bài tập ở nhà.. là điều kiện
để sinh viên phát triển khả năng diễn đạt, khắc phục những yếu kém,
luyện cách viết tốt.
. Tránh những yếu kém thường gặp ở diễn đạt viết trong soạn bài, chấm
bài, viết báo cáo… khi đã ra trường.
.Lập sổ nhật kí để tích lũy những đoạn văn hay, khẩu hiệu, hồ sơ tư liệu
trong sách và trong thực tế.
Câu 6: phân tích vị trí, ý nghĩa của sách giáo khoa trong dạy học
lịch sử?
SGK nói chung và SGK lịch sử nói riêng là tài liệu cụ thể háo chương

trình môn học. Là tài liệu chủ yếu để học sinh tự học và là cơ sở quan
trọng để GV xây dựng kế hoạch sử phạm, tổ chức hoạt động dạy học.
SGK giúp người GV căn cứ vào đó để dạy, học sinh căn cứ vào đó để
học. Lịch sử là vô vàn sự kiện, những đơn vị kiến thức dạy học lịch sử ở
phcws hết là những kiến thức SGK, sau đó mới đến kiến thức bên ngoài.
Tuy nhiên không nên dập khuôn máy móc những kiến thức trong sách,
cần thoát li SGK.
+ Với học sinh:
- SGK bồi dưỡng kiến thức cho học sinh: Những đơin vị kiến thức được
xây dựng trong SGK có tính cơ bản, đảm bảo tính khoa học và toàn
diện, được khoa học lịch sử Mác xít khẳng định.
8


RLNVSP

. Cung cấp kiến thức cơ bản, khoa học cho học sinh vi LSTG, lịch sử
dân tộc vô cùng rộng, năng lực của con người có hạn nên phải cô đọng
kiến thức.
. Tính khoa học của SGK giúp cho học sinh có thể nhận thức được lịch
sử: Quá trình nhận thức của học sinh đi từ những biểu tượng về (sự vật,
sự kiện, địa danh…) đến chỗ hiểu được khái niệm, rút ra kết luận, bài
học.
. Là cơ sở giúp học sinh tự nghiên cứu ở trên lớp cũng như ở nhà. Do
ngoài nội dung bài viết, gồm tư liệu trong sách giáo khoa rất đa dạng
giuos học sinh hiểu kĩ bài học hơn.
- Bồi dưỡng và phát triển các Năng lực tư duy cho học sinh. Với nội
dung của sách giáo khoa, học sinh có thể chủ động tìm tòi, nghiên cứu
để lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc và dưới sự hưỡng dẫn của giáo
viên, thông qua quá trình làm bài tập ở nhà, nghiên cứu bài mới trước

khi lên lớp các năng lực tư duy của học sinh có điều kiện phát triển.
- Giúp học sinh củng cố, ôn tập những kiến thức đã học, trả lời các câu
hỏi và làm bài tập.
- Nội dung SGK có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tình
cản, tư tưởng cho học sinh, cung cấp cho học sinh thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cách mạng: Những tư liệu sinh động trong SGK về
những con người cụ thể, việc làm cụ thể có tác dụng khơi dậy trong trái
tim học sinh những tình cảm, đạo đức đúng đắn.
 Vì vậy SGK được coi là người thầy thứ 2 đối với học sinh. Nó
cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất đạo
đức, trí tuệ, những tình cảm tốt đẹp của người lao động mới.
+ Đối với GV:
- Là cơ sở để GV thiết kế giáo án, xác định kiến thức cơ bản, xây dụng
kế hoạch sư phạm, tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới.
- SGK là cơ sở có tính chất phương pháp luận, từ đó GV xây dựng nội
dung kiến thức, cấu trúc bài học, cùng các chiến lược dạy và học.
=> Như vậy “không có sách giáo khoa thì không có dạy, không có học”.
Câu 7; Tường thuật là gì? Cấu trúc của một bài tường thuật? cho ví
dụ minh họa?
9


RLNVSP

+ Khái niệm: tường thuật là kể lại một biến cố hay một quá trình lịch
sử, những hoạt động của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử
tiêu biểu với đầy đủ tính cụ thể và tính gợi cảm.
Tường thuật khác thông báo.
- Thông báo : Thời gian ngắn, nhưng được nhiều thông tin, kiến thức.
Hạn chế: Khô khan, kém hấp dẫn.

- Tường thuật: hấp dẫn, lôi cuốn.
Song nếu sử dụng không linh hoạt rất mất thời gian.
+ Cấu trúc:
Bài tường thuật trên lớp như một câu truyện ngắn, có kịch tính gắn với
sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, tranh ảnh).
- Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung sẽ tường thuật, nhịp độ vừa phải,
diễn cảm.
- Phần tình tiết phát triển tăng dần: dùng từ ngữ gợi tả, giọng cao dần.
- Phần tình tiết giảm dần: nhịp điệu hơi nhanh, hạ giọng, nhưng mạnh
mẽ.
- Kết thúc; nhẹ nhàng, sâu sắc, nhịp vừa phải, hạ giọng.
+ Ví dụ: Tường thuật trận Đông Khê trong hiến dịch Biên Giới -Thu
Đông 1950.
Đứng trên núi cao nhìn xuống đồn Đông Khê như một tuần dương hạm
khổng lồ giữa biển rừng xanh biên giới. ĐK nằm giữa đường số 4, cách
Cao Bằng 45km, cách Thất Khê 24 km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố
đóng trên đỉnh núi cao như 1 bức tường vững chắc bao bọc. Đồn ĐK có
hàng chục lô cốt thấp sát mặt đất, nắp dày hơn một mét, có hầm ngầm,
tường cao, dây thép gai xung quanh. 6h sáng ngày 16/9/1950, đạn pháo
ta nổ vang trên cứ điểm ĐK, trận đánh mở màn chiến dịch bắt đầu.
Sau những cuộc chiến đấu ác liệt, quân ta chiếm được các vị trí xung
quanh nhưng đợt tấn công lên đồi cao không thành. 17 h ngày 17/5 chiến
sĩ của ta tấn công lên đồi lần thứ 2. phía Tây là đại đội bộc phá của Trần
Cừ, phía đông là đại đội của La Văn Cầu cùng xung phong mở đường
cho xung kích tiến lên.
Mũi nhọn do Trần Cừ chỉ huy tiến lên mở hàng rào, bị đại bác của địch
chặn đứng mọi đợt xung phong. 4 chiến sĩ xông lên đều bị thương vong,
cả mũi nhọn đều nằm ùn lại trước mũi súng kẻ thù. Trần Cừ trúng đạn ở
ngực, trong khi lô cốt của địch vẫn không ngừng nhả đạn, trời đã sáng
rõ, xung kích vẫn chưa lọt vào được, mọi người đều lo lắng.

10


RLNVSP

7h sáng ngày hôm sau, quân địch trong chiếc hầm cố thủ cuối cùng vẫn
ngoan cố chống cự. một quả bộc phá đánh sập chiếc hầm ngầm vững
chắc đó. Những tên chỉ huy run sợ chui ra hàng.
Sau 2 ngày đem chiến đấu dũng cảm, quân ta ở trận ĐK đã hoàn toàn
thắng lợi. Về sau, Trần Cừ được truy tặng “anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân.
Câu 8: một số yêu cầu về kĩ năng trình bày bảng trong dạy học lịch
sử?
• Quan niệm chung:
Trong dạy học lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự kiện
đã sảy ra. Vì vậy, khi dạy học lịch sử, GV phải sử dụng bảng đen như
thế nào để giúp các em có được những hình ảnh cơ bản về quá khứ.
Muốn sử dụng bảng tốt, giáo viên phải thực hiện một số nội dung chủ
yếu sau:
+ Phải trình bày được những nội dung cơ bản của bài.
Nội dung cơ bản của bài học phải thể hiện trong giờ giảng thông qua
giàn ghi bài trên bảng của giáo viên. Trong đó bao gồm:
Kiến thức ghi bảng.
Kiến thức giảng mở rộng.
Kiến thức học sinh ghi vào vở.
Ngoài ra dàn ý, những kiến thức cần nhấn mạnh, cần lưu ý cho học sinh
cũng cần phải GV trình bày trên bảng đen.
Trong thực tế, GV ghi bảng sơ sài sẽ khiến hocjsinh không đủ cơ sở để
nắm kiến thức; hoặc ghi quá nhiều chi tiết sẽ làm mất quá nhiều thời
gian lên lớp. Kiến thức ghi bảng cần phải thể hiện được: Sự kiện đó là

gì? Đặc điểm? => như vậy, việc thể hiện tốt kiến thức ghi bảng một cách
cụ thể, rõ ràng, sẽ giúp học sinh nhận thức được qua khứ dễ dàng, tạo
cho các em hứng thú học tập, theo dõi bài giảng.
+ Việc sử dụng bảng đen của GV giúp học sinh phát triển tư duy học tập
(tổng hợp nhanh, tái hiện được kiến thức cũ, rèn luyện óc quan sát, ghi
nhớ, hiểu sâu sắc và di chuyển kiến thức). Cách trình bày bảng đen của
GV còn giúp cho học sinh rèn luyện tính khoa học, chính xác và trong
sáng trong nghệ thuật trình bày.
• Yêu cầu cụ thể.
11


RLNVSP

Thời gian giành cho một tiết lên lớp không nhiều, vì vậy: GV cần biết
chủ động sử dụng thời gian, biết khai thác tối đa bảng đen và phấn viết
để trình bày nội dung lịch sử một cách hiệu quả nhất. Công việc này
gồm có những kĩ năng:
- Viết nhanh: Trong giờ giảng, GV phải ghi những kiến thức cơ bản trên
bảng như (tên đề mục, đề mục, nội dung cơ bản sự kiện lịch sử, ngày
tháng, tên nhân vật,…) Vậy nên đòi hỏi GV cần phải triệt để tận dụng
thời gian, sử dụng bảng một cách hợp lí, không mất quá nhiều thời gian,
không để thời gian chết khi viết bảng.
- Viết, vẽ, trình bày đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đây là yêu cầu khó, cần rèn luyện nhiều. Nhanh không đồng nghĩa với
cẩu thả, tùy tiện. Viết bảng đẹp, trước heetsphair ghi thẳng hàng, rõ ràng
theo trình tự lo gic của bài học, không ghi tùy tiệ, lộn xộn.
.bài ghi trên bảng (dàn ý) thực tế là một giáo án, hướng dẫn việc học tập
của học sinh trên lớp.
. Việc ghi bảng rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho học sinh theo dõi bài học dễ

dàng hơn.
- Kết hợp giảng bài và ghi bảng: là một yêu cầu quan trọng trong dạy
học lịch sử. Kết hợp linh hoạt sáng tạo giảng và ghi bảng sữ tiết kiệm
được thời gian, bài giảng không rời rạc, học sinh tập trung, giáo viên sẽ
bao quát được lớp, theo dõi việc học tập của học sinh, thu hút được
nhiều giác quan của học sinh vào quá trình nhận thức…đây là một nghệ
thuật sư phạm đòi hỏi sự gia công rèn luyện bền bỉ của giáo viên.
Câu 9: Vẽ và giải thích sơ đồ 3 đẳng cấp ở Pháp trước cách nạng
1789?
+ Vẽ sơ đồ.
Đẳng cấp 1
Đẳng cấp 2 => có mọi quyền lợi, không
Tăng lữ
Quý tộc
phải đóng thuế.
Đẳng cấp 3
=> phải đóng mọi thứ thuế,
Tư sản, nông dân, bình dân
làm nghĩa vụ với phong kiến.
+ Giải thích:
- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, với chế độ
đẳng cấp rất khắt khe, xã hội chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và
đẳng cấp thứ 3.
12


RLNVSP

- 2 đẳng cấp trên, gồm tăng lữ cấp cao và quý tộc phong kiến là những
đẳng cấp được hưởng nhiều đặc quyền. Họ chiếm một số lượng rất ít

trong xã hội (1 % dân số) nhưng lại giữ vị trí trống trị nước Pháp phong
kiến và chuyên chế.
. Họ không phải đóng thuế, lại nắm giữ các chức vụ quan trọng trong
giáo hội, bộ máy chính quyền và quân đội.
. Sống ở bên vua, là thành phần ăn bám xã hội.
- Đẳng cấp thứ 3 chiếm 99% dân số, nhưng bị tước đoạt mọi quyền
chính trị, không được tham gia các cơ quan nhà nước, bị phụ thuộc và
phải phục vụ các đẳng cấp có đặc quyền.
Đẳng cấp thứ 3 gồm nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội có quyền lợi và
nguyện vọng không giống nhau.
. Tư sản: Có thế lực kinh tế mạnh nhưng không có thực lực về chính trị.
Bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh.
. Nông dân: Chiếm 90 % dân số, phần lớn là những tá điền. ngoài việc
nộp tô, họ phải nộp nhiều loại thuế, chụi nhiều nghĩa vụ phong kiến.
. (Công nhân và bình dân thành thị) công nhân: sống tập trung ở các
thành thị lớn, điều kiện lao động khó khăn. Bình dân (thợ thủ công,
người buôn bán, dân nghèo…) sống tạm bợ, chen chúc trong những
vùng ngoại ô.
=> Song tất cả các gia cấp, tầng lớp trong đẳng cấp thứ 3 ngày càng gay
gắt. Nhiều cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến nổ ra, tạo tiền đề
cho cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra và thắng lợi.
Câu 10: Các hình ảnh trực quan được trình bày trên bảng đen? Ví
dụ?
-Ngoài dàn ý thể hiện nội dung bài giảng, GV có thể vẽ nhanh một số
hình ảnh minh họa, đồ dùng trực quan quy ước, như các lược đồ, biểu
đồ, bảng niên biểu, bảng thời gian, các bảng đối chiếu so sánh, hình vẽ
đơn giản…
+ Vẽ các loại sơ đồ và lược đồ:
-Khác với bản đồ SGK lịch sử được vẽ trên giấy, ở đây các sơ đồ: chỉ
cần vẽ một cách đơn giản, tương đối chính xác về không gian, để gây

biểu tượng cụ thể cho học sinh về các sự kiện lịch sử.
- VD:
13


RLNVSP

- Chú ý:
Coi đây là những đồ dùng trực quan quy ước có thể vẽ nhanh trên bảng
nhằm thể hiện nội dung lịch sử cụ thể, tránh mất nhiều thời gian bài
giảng.
Khi vẽ có thể sử dụng (các hình khối, mũi tên) để chỉ các mối quan hệ
tác động giữa các thành phần của kiến thức.
Sơ đồ phải đảm bảo tính điển hình và gây được ấn tượng trong nhận
thức lịch sử của học sinh.
+ Biểu đồ:
-Trong quá trình giảng bài, trên bảng đen, Gv có thể vẽ nhanh 1 số biểu
đồ để diễn đạt 1 số nội dung lịch sử cụ thể, so sánh sự phát triển của
một sự kiện.
- Khi vẽ có thể dùng hình tròn, hình trụ; đảm bảo tính chính xác về mặt
tỉ lệ trong sự so sánh.
Ví dụ: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Thắng lợi.
Chiến dịch Hồ Chí
Minh

Chiến dịch Huế- Đà
Nẵng

Chiến dịch

Tây Nguyên

14


RLNVSP

10/3 25/3

29/3

30/4

Thời gian

+ Đường trục thời gian.
- Để dạy 1 số bài khái quát, sơ kết, tổng kết, hoặc diễn biến của một sự
kiện lịch sử, người giáo viên có thể sử dụng bảng đen vẽ các trục biểu
thời gian.
- VD: Những hoạt động chính của NAQ từ khi ra nước ngoài 6/11/1911
đến khi con đường cứu nước được khẳng định 12/1920.

Lưu ý; Khoảng cách thời gian ngắn (khoảng cách dài ngắn khác nhau),
trình bày theo xu hướng đi lên của lịch sử.
+ Bảng tổng kết.
- Có thể lập bảng tổng kết, so sánh trên bảng nhằm hướng dẫn học sinh
thu nhận kiến thức, củng cố những khái niệm đã học, yêu cầu giáo viên
phải có sự gia công sư phạm một cách tỉ mỉ.
Ví dụ: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
pháp 1946-1950.

Pháp 1946-1950
Thời gian
Sự kiện
12/12/46
Ban hành chỉ thị “toàn dân kháng chiến”
Tối 19/12/46
Cuộc kháng chiến toàn quân bùng nổ và chủ
tịch HCM ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến”
9/47
Xuất bản tác phẩm kháng chiến nhất định
thắng lợi
7/10/47
Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc.
15/12/47
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc
48
Hội nghị Việt Bắc toàn quốc
50
1/6-9/50
Đánh Đông Khê mở màn chiến dịch Biên
giới
15


RLNVSP

22/10/50

Chiến dịch Biên Giới kết thúc.


Câu 12: Những hình thức khai thác SGK trong dạy học lịch sử?
+ SGK nói chung và SGK lịch sử nói riêng là tài liệu cụ thể hóa chương
trình môn học. Nó là tài liệu chủ yếu để học sinh tự học và là chỗ dựa
quan trọng để GV xây dựng kế hoạch sử phạm, tổ chức hoạt động dạy
học. Việc sử dụng có hiệu quả SGK là điều kiện quan trọng nhất để đảm
bảo và nâng cao chất lượng GD bộ môn, nên sử dụng SGK là khâu quan
trọng trong hoạt động dạy học.
+ Cấu trúc SGK được chia làm 2 phần:
Bài viết:
Cơ chế sư phạm:

câu hỏi
kênh hình (sa bàn, tranh ảnh, biểu

đồ…)
Tài liệu tham khảo.
-Trên cơ sở hiểu rõ cấu trúc của SGK, GV sẽ có tính tiếp cận, khai thác
nội dung SGK một cách hiệu quả nhất trong dạy học bộ môn. Cụ thể:
1. Khai thác nội dung bài viết:
+ Bài viết chính là nội dung của SGK được biên soạn trên cơ sở những
thành tựu của khoa học lịch sử + khoa học giáo dục. Do những điều kiện
khách quan và chủ quan khác nhau nên bài viết trong SGK chỉ phản ánh
những đơn vị kiến thức cơ bản giúp người học có thể tái hiện lại quá
trình phát triển của lịch sử từ xưa đến nay giống như nó đã tồn tại. Đồng
thời giáo viên cũng cần phải thấy rõ những kiến thức có thể lướt qua hay
hướng dẫn học tại nhà. Vấn đề này không đơn giản, đòi hỏi giáo viên
cần phải sáng tạo và khoa học.
+ Sơ đồ Đairi được coi là cẩm nang giúp người giáo viên giải quyết tốt
mối quan hệ giữa nội dung bài giảng của giáo viên với nội dung bài viết

của SGK; đồng thời thể hiện tính tích cực của giáo viên và học sinh
trong dạy học lịch sử.
Số 1: Kiến thức bổ trợ bên ngoài.
Số 2: Kiến thức cơ bản.
Số 3: Kiến thức giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu trong sách
giáo khoa.

16


RLNVSP

=>Như vậy, bài giảng trên lớp không giống hệt bài viets trong sách giáo
khoa. Song nhất thiết nó phải bao hàm một phần nào đó tài liệu trong
sách giáo khoa.
+ Để vận dụng sơ đồ Đairi vào khai thác nội dung bài viết sách giáo
khoa giáo viên cần:
- Một là: xác định công thức cơ bản theo sơ đồ: tìm ra kiến thức cơ bản,
quan trọng nhất có tác dụng xoáy sâu vào kiến thức trọng tâm của bài
học, giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, đạt mục đích bài
học.
Muốn làm tốt giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình,
nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định vị trí, ý nghĩa của
bài học trong hệ thống kiến thức của cả giai đoạn lịch sử.
- Hai là: Xác định mục tiêu bài học cụ thể:
. Nội tiêu giáo dưỡng: phản ánh các đơn vị kiến thức cần đưa đến cho
học sinh (sự kiện, nhân vật, khái niệm…).
. Mục tiêu giáo dục: Hình thành bồi dưỡng cho học sinh những (tư
tưởng, tình cảm, quan diểm đúng đắn, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học)
một cách cụ thể.

. Mục tiêu về phát triển: Phát triển tư duy cho học sinh (phân tích, so
sánh…các sự kiện lịch sử) cùng năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ.
=> Để làm rõ kiến thức cơ bản đã nêu, giáo viên cần thiết tham khảo tài
liệu đưa vào bài giảng.
- Ba là: Xác định cấu trúc bài học.
. Cơ bản là phải tuân thủ theo cấu trúc sách giáo khoa. Song có thể bổ
sung thêm những đề mục để bài cụ thể hơn.
- Bốn là xác định kiến thức (bài, phần) cần cung cấp và hướng dẫn học
sinh nghiên cứu.
2. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa.
* Kênh hình được xây dựng trong sách giáo khoa rất phong phú, bao
gồm: tranh ảnh, lược đồ…
* Kênh hình: Không chỉ làm nội dung sách giáo khoa sinh động, bài
giảng hấp dẫn mà còn là một nguồn kiến thức, một bộ phận không thể
tách rời nội dung bài viết. => Vậy nên nó có tác dụng thiết thực đối với
học sinh về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
* Khi sử dụng kênh hình, yêu cầu.
17


RLNVSP

- Phải tuân thủ những nguyên tắc của phương pháp dạy học lịch sử: Sử
dụng bản đồ và trình bày miệng (miêu tả, trần thuật…).
- Phải hướng tới phát triển tư duy cho học sinh: Ví dụ khi sử dụng một
bức tranh lịch sử, giáo viên cần cụ thể hóa sự kiện, nhân vật. Đồng thời
kết hợp xây dựng (các bài tập, câu hỏi nhận thức, tình huống có vấn đề)
để hướng dẫn tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức.
3. Sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa, theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh.

- Trong sách giáo khoa lịch sử có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi tìm hiểu
kênh hình, câu hỏi ở cuối mục, cuối bài…giáo viên cần căn cứ vào vị trí
nội dung câu hỏi, mục đích đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ,
trả lời.
- Một số cách sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa như sau:
+ Một là: Sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa làm bài tập nêu vấn đề
đầu giờ học, nhằm thu hút, động viên khả năng nhận thức của học sinh
vào tiếp thu bài mới, giáo viên cần:
. Trả lời các câu hỏi để nắm nội dung chính của bài.
. Gia công sư phạm để xây dựng câu hỏi đã tìm được thành bài tập nêu
vấn đề.
+ Hai là, sử dụng các câu hỏi trong SGK làm câu hỏi gợi mở trong quá
trình tiến hành bài học, giúp học sinh trả lời những ý cần thiết cho vấn
đề đã đặt ra ở đầu giờ học. Nếu câu hỏi trong SGK quá dài, giáo viên
cần gia công cho ngắn gọn, dễ hiểu hoặc có thể bổ sung các câu hỏi
khác.
4. Sử dụng nguồn tài liệu tham khảo trong SGK.
TLTK thường được viết ở cuối bài hay cuối chương. Đây là nội dung
kiến thức mở rộng, làm rõ, sâu sắc thêm nội dung bài học.
Giáo viên cần đọc, nắm vững nội dung sau đó hướng dẫn các em đọc
trên lớp hay ở nhà, trên cơ sở đó giúp các em nhận thức vấn đề một cách
đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn.
5. Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK (khái quát), giáo viên sau khi
tiếp cận phải hướng dẫn học sinh tiếp cận (trên lớp và ở nhà).
Câu 13. Phân tích công thức Đairi khi sử dụng SGK lịch sử?
- Trong quá trình giảng dạy, GV cần biết khai thác có hiệu quả nội dung
bài viết trong SGK: Bài viết là nội dung chính của SGK để biên soạn
18



RLNVSP

trên cơ sở những thành tựu khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Do
những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên bài viết trong
SGK chỉ phản ánh được những đơn vị kiến thức cơ bản giúp cho người
học có thể tái hiện lại quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và nhân
loại từ xưa đến nay giống như nó đã tồn tại.
- Đồng thời giáo viên cũng phải thấy được những kiến thức có thể lướt
qua hay hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Vấn đề này không hề đơn
giản, cần phải có sự suy nghĩ, tìm tòi về mặt sư phạm, đòi hỏi sự lao
động sáng tạo, khoa học của người giáo viên.
- Sơ đồ Đari được coi là cẩm nang giúp người giáo viên giải quyết tốt
mối quan hệ giữa bài giảng của giáo viên và nội dung bài viết của SGK.
Thể hiện tính tích cực của GV và HS trong dạy học lịch sử, giúp GV
khắc phục được hai khuynh hướng sai lầm thường gặp trong DHLS;
thoát ly SGK và tái hiện lại SGK.
- Tiến sĩ N.G Đari (Liên Xô trước đây) đã đưa ra phương pháp sử dụng
SGK kết hợp với các nguồn tài liệu khác. Phương thức mà ông đưa ra
được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước qua nhiều thập kỷ. Phương pháp đó
được biểu thị qua sơ đồ sau:
1

2
2

3

+ Nhìn vào sơ
đồ ta thấy con số 2 là những kiến thức
cơ bản có trong SGK, GV cần khai thác đưa vào nội dung bài giảng.

Song để làm rõ kiến thức cơ bản GV cần phải đọc thêm tài liệu tham
khảo để đưa vào nội dung bài giảng.
+ Con số 1 đây chính là nội dung các phần phân tích, tường thuật, miêu
tả mà GV phải thực hiện chứ không phải là phần kiến thức cộng thêm
vào để làm nặng nề bài học.
+ Con số 3 chỉ nội dung SGK mà GV có thể giảng lướt hoặc hướng dẫn
học sinh tự học ở nhà. Những nội dung này thường ít quan trọng song
đôi khi cũng quan trọng nhưng không có thời gia trình bày trên lớp.
- Như vậy, bài giảng trên lớp không nhất thiết phải giống hệt như bài
viết trong SGK song nhất thiết nó phải bao gồm một phần nào đó trong
sách.
* Nhận xét:
19


RLNVSP

Sơ đồ này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn song việc sử dụng phải linh
hoạt và tùy theo nội dung của bài giảng, trình độ học sinh, điều kiện cụ
thể của việc dạy học. Bởi vì sơ đồ Đari không chỉ nói về mối quan hệ
giữa sự làm việc của học sinh và bài giảng của GV mà còn toát lên ý chủ
quan về phát huy tính tích cực của thầy và trò trong DH lịch sử.
Chú ý phải sử dụng một cách linh hoạt “Sơ đồ Đari” trong từng bài học
cụ thể, GV cần căn cứ vào nội dung từng bài mà xác định kiến thức
trọng tâm để giảng dạy trên lớp cho phù hợp.
Câu 14: Vị trí, ý nghĩa của việc rèn luyện NVSP môn lịch sử?
- Rèn luyện NVSP trong đào tạo của khoa lịch sử trong trường ĐH,
CĐSP nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để trở thành
người GV lịch sử giỏi, giúp GV có kỹ năng diễn đạt một cách hiệu quả
kiến thức lịch sử cho học sinh.

- Việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ bộ môn sẽ làm rõ đặc trưng của môn
học, phân biệt giảng dạy lịch sử với các môn học lân cận; chính trị, văn,
địa lý…
- Yêu cầu giảng dạy, giáo dục và phát triển bộ môn lịch sử đòi hỏi việc
rèn luyện kỹ năng sư phạm bộ môn trước hết giúp SV tránh được những
hạn chế, yếu kém trong diễn đạt nói và viết, biết cách sử dụng ngôn ngữ
diễn đạt theo các tình huống cụ thể của phương pháp DH lịch sử; miêu
tả, trần thuật, giải thích…
- Tiếp đó, việc rèn luyện kỹ năng SP bộ môn lịch sử sẽ cung cấp cho SV
những hiểu biết về viết, vè, sử dụng các loại đồ dùng trực quan (bản đồ,
biểu đồ, niên biểu, mô hình, sa bàn…), các phương tiện kỹ thuật hiện
đại. Đồng thời cũng giúp cho GV có điều kiện xây dựng và sử dụng
phòng bộ môn trong giờ nội khóa cũng như trong các hoạt động ngoại
khóa, chuẩn bị cho việc hoàn thành công tác xã hội.
=> Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng sư phạm bộ môn lịch sử không chỉ
đáp giúp cho SVSP đáp ứng được những yêu cầu bộ môn theo đặc trưng
của môn học mà còn có tác dụng GD cho họ lòng yêu nghề, yêu học
sinh và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Đồng thời RLNVSP bộ
môn còn có tác dụng thiết thực trong việc phát triển các năng lực nhận
thức và năng lực hành động cho các thầy cô giáo tương lai.

20


RLNVSP

Câu 15: Xây dựng dàn ý cho bài lịch sử cụ thể trong chương trình
phổ thông để trình bày trên bảng đen?
Bài 17: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939.
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939.

1. Tình hình chính trị.
- Thế giới:
CN phát xít hình thành, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.
Đại hội VII QTCS (7/1935) xác định kẻ thù chính là CN phát xít và
thành lập mặt trận nhân dân.
- Ở Pháp:
Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở
thuộc địa; cử phái viên sang điều tra tình hình thuộc địa, thay toàn
quyền…
- Ở Việt Nam:
Các tổ chức chính trị đẩy mạnh hoạt động song chỉ có ĐCS Đông
Dương là mạnh nhất.
2. Tình hình kinh tế- xã hội.
* Kinh tế: Pháp ra sức bóc lột thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho
“chính quốc”.
- Về nông nghiệp: chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
- Về công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ, sản lượng sản xuất xi măng rượu,
dệt tăng…
- Về thương nghiệp: độc quyền thương mại.
=> Kinh tế Việt Nam có sự phục hồi và phát triển song vẫn lạc hậu và lệ
thuộc vào kinh tế Pháp.
* Xã hội: đời sống nhân dân cực khổ do chính sách thuế khóa.
- Công nhân thất nghiệp.
- Nông dân không đủ ruộng cày.
- Tư sản bị tư sản Pháp chèn ép.
- Các tầng lớp khác cũng bị thuế khóa nặng nề và sinh hoạt đắt đỏ.
=> Quần chúng nổi dậy đấu tranh.
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939.
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
tháng 7-1936.

- Nội dung: hội nghị xác định:
21


RLNVSP

+ Kẻ thù trước mắt: là bọn phản động thuộc địa và tay sai.
+ Nhiệm vụ trước mắt: là đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo
và hòa bình.
+ Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến
3-1939 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
+ Phương pháp đấu tranh: công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp
pháp.
- Ý nghĩa Đại hội:
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
+ Tập hợp lực lượng rộng rãi của dân tộc.
+ Sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
2. Những phong trào tiêu biểu.
a. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ
+ Phong trào Đông Dương đại hội: Quần chúng đề ra các bản “dân
nguyện” gửi cho phái bộ Pháp, lập ra các “Uỷ ban hành động” tiến tới
Đại hội đại biểu nhân dân.
+ Phong trào đón tiếp đại biểu của Chính phủ Pháp: Gô đa, Bơrêviê.
b. Đấu tranh nghị trường.
Cử đại biểu tham gia tranh cử vào các viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Hội đồng quản hạt Nam Kỳ…để vạch trần chính sách phản động của
Pháp, bênh vực quyền lợi nhân dân.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
Sử dụng báo chí để tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, tập

hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh-> quần chúng được giác ngộ cách
mạng.
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 19361939.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ và trở thành lực lượng cách mạng hùng
hậu.
+ Cán bộ được tập dượt.
+ Là cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Bài học kinh nghiệm:
+ Về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
22


RLNVSP

+ Về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
+ Rút ra những hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.

23



×