Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

hệ thống điện trong nhà máy nhiệt điện mông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.19 KB, 82 trang )

Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

6.5 HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY
6.5.1 TỔNG QUAN
Trong mục này sẽ nêu ra các đặc tính và giải pháp kỹ thuật cho toàn bộ các thiết bị
điện và hệ thống điện trong nhà máy, ngoài ra còn đề cập đến các tiêu chuẩn và các
quy phạm quốc tế về điện được áp dụng trong phần này. Phạm vi của phần hệ thống
bao gồm máy phát điện, các loại máy biến áp, hệ thống điện tự dùng xoay chiều và
một chiều, các loại động cơ, hệ thống cáp...
6.5.2 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
Các thiết bị điện chính trong nhà máy được mô tả ở phần này bao gồm tất cả các
thiết bị thiết yếu có liên quan tới việc phát điện và giao nhận điện phục vụ cho vận
hành của nhà máy như:
-

Máy phát

-

Máy biến áp tăng áp

-

Máy biến áp tự dùng tổ máy

-

Máy biến áp tự dùng nhà máy


-

Máy biến áp phân phối hạ áp

-

Thanh cái pha

-

Máy cắt đầu cực máy phát

Các thiết bị điện khác như các thiết bị đóng cắt trung và hạ áp, bảo vệ điện, động cơ
điện, … sẽ được mô tả ở mục 6.5.3 - Hệ thống điện tự dùng khác.
6.5.2.1

Máy phát điện

Hệ thống máy phát chính của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 bao gồm 2 máy
phát có công suất đầu ra là 500MW. Tại các cực của máy phát và tại điểm trung tính
được trang bị các máy biến dòng điện và chống sét van để phục vụ cho việc đo
lường và bảo vệ. Các cuộn dây của máy phát điện nối hình sao, trung tính của máy
phát nối đất trực tiếp thông qua một cuộn trở kháng cao để hạn chế dòng thứ tự
không khi xảy ra sự cố trong hệ thống. Đầu ra chính của máy phát gồm hệ thống
thanh cái pha cách ly nối với máy biến áp máy phát. Tất cả các thiết bị điện đều
được bảo vệ một cách phù hợp nhờ các rơle và các thiết bị bảo vệ khác để tránh sự
hỏng hóc thiết bị và gây nguy hiểm cho người đang vận hành. Máy phát sẽ được nối
trực tiếp với tua bin hơi và có các đặc tính kỹ thuật như sau:
6.5.2.1.1 Đặc tính kỹ thuật
Kiểu : Kiểu trục ngang, loại ba pha, kết hợp với thiết bị hoà đồng bộ với từ trường

quay, rô to máy phát kiểu hình trụ và máy phát được bao che hoàn toàn.
Công suất định mức: 500MW tại đầu cực máy phát
Số lượng

: 2 chiếc (cho 2 tổ máy)

Điện áp đầu cực: 21kV lựa chọn để tính toán. Giá trị này sẽ được chuẩn xác lại
trong giai đoạn thực hiện dự án theo điện áp thực của nhà sản xuất trên cơ sở tối ưu

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 47/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

hóa thiết kế tất cả các thiết bị vận hành tại cấp điện áp này. Khi đó, các tính toán
thiết kế hệ thống tự dùng dựa trên cấp điện áp này sẽ được thay đổi tương ứng.
Hệ số công suất :

0,85 (lagging) và 0,90 (leading)

Điện kháng X"d :

0,195


Tốc độ

3000 v/p (tần số 50Hz)

:

Nguyên lý làm mát

: bằng Hydro và nước

Hệ thống kích thích : Kiểu tĩnh cấp cho từ trường rôto máy phát, hệ thống sử dụng
bộ tự động điều chỉnh điện áp kép, mỗi bộ có một thiết bị ổn định điện áp. Việc điều
chỉnh điện áp và kích thích của máy phát sẽ tuân theo quy phạm về lưới điện Việt
Nam.
6.5.2.1.2 Hệ thống làm mát
Làm mát hai vòng: hyđrô làm mát máy phát, nước làm mát khí hyđrô và các cuộn
dây Stato.
-

Làm mát rôto và lõi

-

Làm mát cuộn dây stato

: Hyđrô làm mát trực tiếp
: Làm mát bằng nước

Khi so sánh với việc làm mát bằng không khí, khí Hyđrô có tỷ trọng thấp hơn và độ
dẫn nhiệt cao hơn không khí, do đó khí Hyđrô sẽ làm mát tốt hơn không khí. Việc

sử dụng Hyđrô sẽ làm giảm kích thước và trọng lượng của máy phát, điều này làm
giảm tổn thất điện năng ở các khe hở và ma sát.
Cung cấp khí Hyđrô
Khí Hyđrô sẽ được cung cấp từ hệ thống Hyđrô và được cấp tới máy phát từ một
ống phun thông qua một van giảm áp.
Đặc tính kỹ thuật của hệ thống cung cấp khí Hydrô: tham khảo phần 6.4.7 - hệ
thống điều chế Hyđrô.
Do có nguy có cháy nổ cao, trạm điều chế Hydrô sẽ được đặt ngoài trời và cách xa
khỏi phòng điều khiển chính.
Hệ thống dầu chèn
Một hệ thống dầu chèn được sử dụng để ngăn khí Hyđrô rò rỉ và thoát ra khỏi vỏ
máy phát. Hệ thống này gồm hai bơm chèn dầu, một cái dùng động cơ truyền động
xoay chiều và một cái dùng động cơ một chiều trong trường hợp sự cố mất nguồn
điện xoay chiều.
Hệ thống làm mát Hyđrô
Một hệ thống làm mát khí Hyđrô bằng nước được sử dụng để duy trì nhiệt độ khí
Hyđrô theo tiêu chuẩn IEC-60034 đã quy định. Máy phát sẽ được trang bị các thiết
bị đo để đảm bảo trong quá trình vận hành máy phát, có thể đo được tỷ lệ của lượng
khí Hyđrô rò rỉ trong nước làm mát.
6.5.2.1.3 Các đặc tính khác

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 48/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

i.

Kích thích kiểu tĩnh với thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (AVR) và ổn định
điện áp (PSS).

iii.

Tỷ số ngắn mạch (SCR):
Theo tiêu chuẩn IEC-60034-3 thì tỷ số ngắn mạch của máy phát có công suất
từ 200MVA đến 800MVA tại điện áp định mức và dòng stato định mức sẽ
không nhỏ hơn 0,40.

iv.

Mức cách điện cho máy phát là F, nhưng sự tăng nhiệt độ lớn nhất có thể được
giới hạn tới cấp B.

v.

Các đặc tính khác: tuân theo tiêu chuẩn IEC-60034.

vi.

Tiêu chuẩn áp dụng: IEC-60034 và các tiêu chuẩn có liên quan.

6.5.2.1.4 Hệ thống kích thích
Hệ thống kích thích máy phát là kiểu tĩnh và cấp điện trực tiếp tới từ trường rôto
máy phát. Nguồn điện được cấp từ một (01) máy biến áp kích thích được nối từ máy

phát thông qua hệ thống thanh cái pha điện áp máy phát (PIB). Hệ thống kích thích
tự kích thích bằng cách sử dụng nguồn một chiều 220V DC từ phòng ắc quy hoặc từ
hệ thống 400VAC để tạo từ trường ban đầu.
Có hai kiểu thông dụng của hệ thống kích thích: kiểu quay và kiểu tĩnh. Trong điều
kiện này, hệ thống kích thích tĩnh được chấp nhận khi so sánh với hệ thống kích
thích kiểu quay:
i.

Hệ thống kích thích kiểu tĩnh có thời gian tác động nhanh hơn so với kiểu
quay. Do đó, hằng số thời gian khởi động của hệ thống máy phát sẽ giảm
xuống và độ ổn định của hệ thống sẽ được tốt hơn so với kiểu quay.

ii.

Hệ thống kích thích là kiểu tĩnh, do đó sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và
bảo dưỡng các thiết bị chính nằm trong hệ thống kích thích.

iii.

Hệ thống kích thích kiểu tĩnh làm giảm tổng chiều dài của khối đồng bộ tua
bin - máy phát.

iv.

Hệ thống kích thích kiểu tĩnh sẽ không có bất kỳ phần thiết bị nào quay ngoại
trừ vành cổ góp. Do đó, xác suất sự cố xảy ra trong hệ thống kích thích sẽ thấp
hơn so với hệ thống kích thích kiểu quay.

Máy biến áp kích thích
Máy biến áp kích thích là kiểu khô, loại ba pha, được lắp đặt trong nhà và được nối

tới máy phát thông qua hệ thống thanh cái pha điện áp máy phát (PIB).
Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (AVR)
Việc điều chỉnh điện áp được thực hiện thông qua thiết bị tự động điều chỉnh điện
áp AVR. Hai bộ AVR với bộ ổn định điện sẽ được trang bị và thường xuyên vận
hành theo chế độ một bộ vận hành, một bộ dự phòng để tự động điều chỉnh điện áp
Việc điều khiển điện áp bằng tay sẽ được thực hiện từ phòng điều khiển hay điều
khiển tại chỗ và chỉ được thực hiện khi có sự cố tại các thiết bị điều khiển tự động.
Nguồn điện cấp cho thiết bị tự động điều chỉnh điện áp được lấy từ máy biến áp
kích thích.
THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 49/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp sẽ bao gồm các chức năng sau:
-

Giới hạn quá mức kích thích (OEL)

-

Giới hạn dưới mức kích thích (UEL)

-


Bù dòng ngược (CCC)

-

Chức năng tự động điều khiển liên tục (AFU)

-

Giới hạn điện áp/tần số (V/F)

-

Hệ thống bảo vệ AVR

-

Bộ giám sát và điều khiển AVR

Thiết bị ổn định hệ thống điện (PSS)
Thiết bị ổn định hệ thống điện được kiến nghị sử dụng để cải thiện giới hạn ổn định
động của hệ thống khi máy phát đang vận hành song song với các máy phát khác
trong hệ thống. Thiết bị ổn định hệ thống điện có thể triệt tiêu sự bất ổn định của hệ
thống bằng các chỉnh định của hệ thống kích thích. Thiết bị ổn định hệ thống điện
cũng cho phép máy phát có dải công suất phản kháng rộng hơn.
6.5.2.1.5 Giám sát điều kiện vận hành
Các máy phát điện của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 được trang bị các hệ
thống giám sát điều kiện vận hành của máy phát. Hệ thống giám sát này sẽ theo dõi
quá trình hoạt động của các thiết bị trong một thời gian dài và bao gồm các chức
năng sau:

i.

Giám sát hệ thống nối đất - một thiết bị thực hiện giám sát liên tục toàn bộ hệ
thống nối đất được bố trí tại một điểm.

ii.

Giám sát điểm đọng sương của khí Hyđrô làm mát máy phát.

iii.

Giám sát điều kiện vận hành của máy phát - sử dụng thiết bị có chức năng lấy
mẫu khí Hyđrô để từ đó phát hiện các tạp chất và bụi phát sinh do bị nhiễm
bẩn hoặc phát sinh do quá nhiệt trong lõi máy phát và các bộ phận khác của
máy phát.

iv.

Thiết bị ghi sự cố bằng điện tử - ghi lại các sự cố thoáng qua về các thông số
điện năng. Các đầu đo độ rung động của cuộn dây.

v.

Các tín hiệu cảnh báo phải được truyền từ hệ thống giám sát tới hệ thống
ICMS (Integrated Control & Monitoring System) tại phòng điều khiển trung
tâm.

6.5.2.26.5.2.2

Máy biến áp máy phát và các máy biến áp tự dùng:


6.5.2.2.1 Máy biến áp máy phát
Máy biến áp máy phát của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 được đấu nối theo
sơ đồ khối máy phát - máy biến áp, do đó công suất của máy biến áp máy phát phải
đảm bảo truyền tải toàn bộ công suất của máy phát (đã trừ đi phần tự dùng) lên hệ
thống. Máy biến áp máy phát có các thông số và đặc tính kỹ thuật như sau:

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 50/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

i.

Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 có hai (02) cụm máy biến áp máy phát
một pha hai cuộn dây (mỗi máy phát sẽ nối tới 3 máy biến áp một pha) nâng
từ điện áp máy phát lên điện áp 500kV.

ii.

Các máy biến áp một pha là loại ngoài trời hai cuộn dây có điều áp dưới tải
làm mát cưỡng bức bằng dầu và không khí, trao đổi nhiệt giữa dầu và không
khí là cưỡng bức.


iii.

Giữa các máy biến áp có lắp đặt tường ngăn lửa để phòng chống cháy nổ lan
tràn. Ngoài ra một hệ thống chống cháy phun sương sẽ được lắp cho các máy
biến áp này.

iv.

Các máy biến áp máy phát của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 có các
thông số và đặc tính kỹ thuật sau:
Tiêu chuẩn

: IEC60076, kiểu dầu

Loại

: 1 pha (một cụm 03 MBA máy phát 1
pha cho 01 máy phát)

Tần số

: 50 Hz

Công suất

: 200 MVA

Cao áp

:


Hạ áp

: điện áp máy phát (21kV)

Đấu nối cao áp

: kiểu sứ đầu cực ngoài trời - mức ô
nhiễm theo tiêu chuẩn IEC60815 và
IEC60137

Đấu nối trung tính cao áp

: kiểu sứ đầu cực ngoài trời - mức ô
nhiễm theo tiêu chuẩn IEC60815 và
IEC60137

Đấu nối hạ áp

: kiểu sứ đầu cực - mức ô nhiễm theo tiêu
chuẩn IEC60815 và IEC60137. Thanh
cái điện áp máy phát đấu nối trực tiếp

Đầu phân áp

: điều áp dưới tải - IEC 60214

Dải điều chỉnh

: +15% x 1,5%/1 bước điều chỉnh ở phía

cao áp

Trở kháng

: 14,5% (trên đầu điều áp chính và sẽ
được đưa ra theo tiêu chuẩn IEC có
dung sai ±10%).

Làm mát

: OFDAF

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

500 kV

6 - 51/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Tổ nối dây

: YNdl1

Mức cách điện

Phía cao áp
- Xung sét

: 1175 kV

- Tần số công nghiệp

: 630 kV r.m.s

Phía hạ áp
- Xung sét

: 125kV

- Tần số công nghiệp

: 50 kV r.m.s

Các mức sự cố
- Phía 500kV

: 40 GVA

- Phía điện áp máy : 1,1 GVA
phát
Mức độ ồn

: LpA = 85 dB (A) trong khoảng 1 mét

Để điều chỉnh điện áp phía cao áp, các đầu điều áp dưới tải sẽ được lắp đặt với

dải điều chỉnh là ±15% với 1,5%/1 bước điều chỉnh:
Đầu số 1

-

575kV

Đầu số 11 (bình thưòng)

-

500kV

Đầu số 21

-

425kV

Giá trị của cuộn dây hạ áp sẽ tương ứng với điện áp máy phát.
Ngoài ra, máy biến áp máy phát (máy biến áp tăng áp) sẽ được trang bị các
máy biến dòng cao áp và các chống sét van ở cả 2 phía của máy biến áp.
Trung tính phía cao áp của máy biến áp phải được nối đất trực tiếp. Máy biến
áp còn được trang bị các quạt thông gió trên các cánh tản nhiệt và toàn bộ máy
biến áp sẽ được đặt trên bệ móng bằng bê tông có hố thu dầu ở dưới.
6.5.2.2.2 Máy biến áp tự dùng tổ máy (21/10kV):
Máy biến áp tự dùng tổ máy là loại ngoài trời ba pha ba cuộn dây, mỗi tổ máy sẽ
được trang bị một máy biến áp tự dùng tổ máy.
i.
STT


Công suất của máy biến áp tự dùng được xác định dựa trên bảng tính toán sau:
Mô tả thiết bị

Công suất
động cơ/ hệ
thống
kW

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 52/547

kVA

Số lượng
/1 unit
Đặt

Vận
hành

Tổng phụ
tải
kVA

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

I

Chương 6

Các phụ tải tổ máy
Bơm nước ngưng

800,0

941,2

3

2

1882,4

Bơm nước cấp lò hơi

6250,0 7352,9

3

2

13235,3

Bơm nước làm mát chính

2311,0


2718,8

3

2

5437,6

Bơm nước làm mát phụ trợ

312,0

367,1

2

1

367,1

Bơm tăng áp nước làm mát phụ trợ

368,0

432,9

2

1


432,9

Quạt tạo tầng sôi cụm gia nhiệt lò hơi

238,0

280,0

10

8

2240,0

Quạt gió sơ cấp PAF

1800,0

2117,6

4

4

8470,6

Quạt gió thứ cấp SAF

953,0


1121,2

4

4

4484,7

Quạt khói IDF

1319,0

1551,8

4

4

6207,1

2350,0 2764,7

2

1

2764,7

Hệ thống lọc bụi

Phụ tải 400V tổ máy (gian lò, máy
v.v…)
Tổng phụ tải tổ máy
II

3000,0 3529,4

3529,4
49.052

Các phụ tải nhà máy

Số lượng

Trạm khí nén

383,1

450,7

Hệ thống

450,7

Trạm bơm nước lắng trong

63,7

75,0


HT

75,0

Trạm bơm nước ngọt

430,0

505,9

HT

505,9

Hệ thống thải tro xỉ

1959,2

2304,9

HT

2304,9

Xử lý nước thô và nước khử khoáng

388,0

456,5


HT

456,5

Xử lý nước thải

120,0

141,2

HT

141,2

Hệ thống cung cấp than

2641,0

3107,1

HT

3107,1

Hệ thống cung cấp dầu FO

119,0

140,0


HT

140,0

Hệ thống cung cấp đá vôi

482,0

567,1

HT

567,1

Hệ thống Hydro

82,1

96,6

HT

96,6

TG gian tua bin và nhà ĐKTT

1897,0

2231,8


HT

2231,8

Những phụ tải khác

1800,0

2117,6

HT

2117,6

Tổng phụ tải nhà máy

12.194

Mỗi máy biến áp tự dùng tổ máy có công suất định mức đảm bảo cung cấp điện cho
toàn bộ phụ tải của tổ máy và một nửa phụ tải chung của nhà máy. Công suất tổng
của mỗi máy biến áp tự dùng được tính như sau:
Phụ tải tổ máy:
49.052 kVA
Phụ tải nhà máy:
12.194 kVA
Dự phòng:
2.000 kVA
Tổng phụ tải máy biến áp = 49.052+11.194/2 + 2000 = 57.149 kVA
Công suất máy biến áp tự dùng tổ máy (lựa chọn) 63.000 kVA
THIẾT KẾ KỸ THUẬT


6 - 53/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

ii.

Chương 6

Các thông số kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật:
Tiêu chuẩn

:

IEC 60076 - kiểu dầu

Công suất

:

63/40/40 MVA (ON)

Tổ đấu dây

:

Dynl


- Phía cao áp

:

21kV (theo điện áp máy phát)

- Phía hạ áp

:

10kV

Trở kháng (cao - hạ)

:

12% tại đầu điều áp chính

Làm mát

:

ONAN/ONAF - 63MVA

Đầu phân áp

:

Điều áp dưới tải - IEC 60214


Dải điều chỉnh

:

+10% tới -10% với 1%/bước

- Cao áp

:

Thanh cái đơn - mức ô nhiễm theo tiêu
chuẩn IEC 60815 và IEC 60137

- Hạ áp

:

Hộp cáp cho riêng từng pha

- Trung tính hạ áp

:

kiểu sứ đầu cực ngoài trời - mức ô
nhiễm theo tiêu chuẩn IEC60815 và
IEC60137.

- Phía cao áp


:

Xung sét - 125kV
Tần số công nghiệp - 50kV r.m.s

- Phía hạ áp

:

Xung sét – 75kV
Tần số công nghiệp - 28kV

:

LpA = 85 dB (A) trong khoảng 1 mét

- Phía điện áp máy phát

:

1,1 GVA

- Phía 10kV

:

570 MVA

Điện áp


Các đấu nối

Các mức cách điện

Mức độ ồn
Các mức sự cố

iii.

Trở kháng của máy biến áp tự dùng tổ máy chọn là 12% tại đầu điều áp chính,
do vậy khi có sự cố thì công suất do sự cố cấp tới hệ thống 10kV không quá
500MVA, tương đương hoặc nhỏ hơn công suất máy cắt là 40kA.

iv.

Các máy biến áp tự dùng có tổ đấu dây là Dyn1. Tổ đấu dây này cho phép
chống chạm đất trực tiếp tại điểm trung tính 10kV .

6.5.2.2.3

Máy biến áp nhà máy

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 54/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

Trong Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 còn lắp đặt một (1) máy biến áp nhà
máy công suất 63MVA, loại 3 pha đầy dầu, điện áp 110/10kV, tổ đấu dây YNyn0,
được cấp điện từ tuyến đường dây mạch kép 110kV Mông Dương - Tiên Yên. Máy
biến áp nhà máy được sử dụng để cấp điện cho việc khởi động nhà máy và dùng để
thay thế cho một trong các máy biến áp tự dùng tổ máy khi gặp sự cố.
6.5.2.2.4 Máy biến áp hạ áp (10/0,4kV):
Hệ thống tự dùng bao gồm các máy biến áp 10/0,4kV kiểu khô, ba pha 2 cuộn dây,
bọc kín. Các máy biến áp này nối từ các thanh cái 10kV tới các thanh cái 0,4kV. Hệ
thống tự dùng 0,4kV được trang bị các máy cắt mạch hạ áp và cấp điện cho các phụ
tải hạ áp của nhà máy như các động cơ, chiếu sáng, điện sinh hoạt v.v...
Các thông số kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật:
i.

Công suất của các máy biến áp tự dùng 10/0,4kV mô tả trên sơ đồ nối điện
chính toàn nhà máy (bản vẽ số 09.07-Đ-00.01) được dựa trên các số liệu về
phụ tải 400V. Công suất máy biến áp tự dùng 10/0,4 kV cho các phụ tải tổ
máy và nhà máy tại hệ thống phân phối chính là 3200 kVA.
Tiêu chuẩn

: IEC 60726

Công suất

: 3200 kVA

Tổ đấu dây


: Dynl

Kiểu

: Kiểu kín, IP20

Điện áp
- Cao áp

: 10kV

- Hạ áp

: 420V

Trở kháng (cao - hạ)

: 10% tại đầu điều áp chính

Đầu phân áp

: không tải

Dải điều chỉnh

: +5% tới -5% với 2,5%/bước

Các đầu nối
- Phía cao áp


: Hộp cáp

- Phía hạ áp

: Đấi nối trực tiếp bằng bu lông vào thanh
cái tủ phân phối

Làm mát

: AN (kiểu kín)

Các mức cách điện
- Phía cao áp
THIẾT KẾ KỸ THUẬT

: Xung sét – 75kV
6 - 55/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Tần số công nghiệp - 28kV
- Phía hạ áp
Mức độ ồn

: Tần số công nghiệp - 3kV

: LpA = 85 dB (A) trong khoảng 1 mét

Các mức sự cố
- Phía 10kV

: 500 MVA

ii.

Với giới hạn về trạng thái của hệ thống là ±5%, dải điều chỉnh của đầu điều
áp dưới tải trên máy biến áp tự dùng tổ máy đã được định vị để cho phép điều
chỉnh được điện áp trên thanh cái là hằng số. Điều này có nghĩa là không cần
tới các đầu điều áp dưới tải trên các máy biến áp 10kV/420V mà việc thay đổi
về điện áp trên thanh cái 400V vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

iii.

Các máy biến áp 10kV/420V phải có các đầu điều áp không tải trên cuộn dây
sơ cấp có tính toán đến các thông số điều chỉnh điện áp từ không tải tới đầy
tải của các máy biến áp với giả định hệ số công suất là 0,8 cho toàn bộ phụ tải
tự dùng của nhà máy.

iv.

Máy biến áp tự dùng 3,2MVA (10kV/420V) có dải điều áp không tải từ +5%
tới -5% (trên cuộn sơ cấp) với giá trị 2,5% tại một đầu.

v.

Máy biến áp tự dùng 3,2MVA (10kV/420V) có tổ đấu dây là Dyn11 và trở

kháng của máy biến áp chọn là 10%, do vậy điều này giữ được mức sự cố tại
thanh cái 400V nhỏ hơn 65A.

6.5.2.3Thanh cái pha (PIB)
Đấu nối giữa máy phát và máy biến áp máy phát, các máy biến áp tự dùng tổ máy
và máy biến áp kích thích sẽ được thực hiện thông qua các thanh cái pha điện áp
máy phát, cách điện bằng không khí và được làm mát tự nhiên. Để chống hơi ẩm
thâm nhập, hệ thống thanh cái pha được cấp không khí khô tại một giá trị áp suất
thấp để có thể duy trì một sự rò rỉ không khí ở mức thấp nhất.
Hệ thống thanh cái pha điện áp máy phát phải đồng bộ với tất cả các sứ đỡ cách
điện và các ống dẫn bao bọc bằng kim loại. Tại bất kỳ một phân đoạn nào của thanh
cái hoặc hệ thống bao che thanh cái, độ tăng nhiệt độ lớn nhất sẽ không được phép
vượt quá 50OC so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Tất cả phần thanh dẫn, bao
gồm cả thanh dẫn trung tính phải được yêu cầu cách điện chịu được điện áp xung
dòng sét theo IEC-60071.
Công suất và các đặc tính:
(1)

Hệ thống thanh cái pha chính nằm giữa máy phát và máy biến áp máy phát
phải có dòng làm việc lớn hơn 17000A, dòng cắt ngắn mạch đối xứng lớn hơn
120kA (với thời gian 3 giây) và tỷ số X/R là 18,10.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 56/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6

(2)

Hệ thống thanh cái pha rẽ nhánh từ hệ thống thanh cái pha chính tới máy biến
áp tự dùng tổ máy phải có dòng làm việc lớn hơn 2100A, dòng cắt ngắn mạch
đối xứng lớn hơn 55kA (với thời gian 3 giây) và tỷ số X/R là 18,10.

(3)

Hệ thống thanh cái pha rẽ nhánh từ hệ thống thanh cái pha chính điện áp máy
phát tới máy biến áp kích thích (điện áp máy phát/950VDC) phải có dòng làm
việc lớn hơn 1500A, dòng cắt định mức lớn hơn 55kA (với thời gian 3 giây)
với tỷ số X/R là 18,10.

6.5.2.4Máy cắt đầu cực máy phát
Việc đấu nối phát điện sử dụng sơ đồ khối máy phát-máy biến áp tăng áp, giữa máy
phát và máy biến áp tăng áp có đặt máy cắt đầu cực máy phát. Việc sử dụng sơ đồ
máy cắt đầu cực máy phát trong hệ thống tự dùng xoay chiều vì các lí do sau:
-

Đơn giản trong quá trình đưa máy phát điện vào vận hành hoặc cắt máy phát
ra khỏi hệ thống, chỉ cần thao tác hòa đồng bộ máy cắt đầu cực máy phát.

-

Độ an toàn của các thiết bị điện được nâng cao vì việc cấp điện tự dùng cho tổ
máy được bảo vệ bởi máy cắt đầu cực máy phát. Sau khi cắt máy cắt đầu cực
máy phát, việc cấp điện tới các phụ tải tự dùng cho tổ máy có thể được thực

hiện thông qua máy biến áp máy phát và các máy biến áp tự dùng tổ máy.
Điều này làm cho việc khởi động lại tổ máy nhanh với ứng suất tác động tới
các phụ tải tự dùng của tổ máy đó là thấp.

Hệ thống máy cắt đầu cực máy phát bao gồm một máy cắt khí SF6 đồng bộ với dao
nối đất và một dao cách ly đồng bộ với dao nối đất.
Máy cắt đầu cực máy phát và dao cách ly sẽ được bố trí đặt nằm ngang trong hệ thống
thanh cái pha và sẽ được lắp đặt đồng bộ cùng với các dao nối đất. Mỗi dao nối đất sẽ
có thể làm việc ở điều kiện dòng sự cố lớn nhất.
Khoá liên động (của hệ thống vận hành kiểu cơ khí và điện) phải được lắp đặt giữa
tủ điều khiển, cầu dao cách ly và máy cắt đầu cực máy phát để đảm bảo các cầu dao
nối đất chỉ có thể thao tác được khi cầu dao cách ly và máy cắt đã mở hoàn toàn và
được khoá lại và thanh cái pha điện áp máy phát không có điện.
Máy cắt đầu cực máy phát sẽ có khả năng loại bỏ hoàn toàn các sự cố như sau:
-

Sự cố trong máy phát hoặc giữa máy phát và máy cắt đầu cực máy phát.

-

Sự cố trong máy biến áp máy phát hoặc giữa máy biến áp máy phát và máy cắt
đầu cực máy phát.

-

Sự cố tại sân phân phối cao áp 500kV

-

Sự cố trong máy biến áp tự dùng tổ máy (21/10kV)


Việc loại bỏ hoàn toàn sự cố được thực hiện để tạo ra sự cách ly an toàn về điện
bằng cách bố trí một cầu dao cách ly đồng bộ với máy cắt mạch.
Các máy cắt đầu cực máy phát được làm mát kiểu tự nhiên và được lắp đặt với hai
cơ cấu tiếp điểm riêng biệt: kiểu điện và kiểu từ, mỗi loại sẽ được vận hành với một
cuộn cắt riêng biệt. Một thiết bị khoá cơ khí được sử dụng để có thể khoá máy cắt
tại trạng thái mở.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 57/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Không sử dụng các thiết bị chỉ thao tác từng pha trong toàn bộ hệ thống ba pha.
Công suất và các đặc tính:


Máy cắt mạch máy phát
Các thông số của máy cắt mạch máy phát:
Điện áp làm việc

Theo điện áp máy phát

Điện áp làm việc lớn nhất


Bằng 110% điện áp máy phát

Tần số

50Hz

Số cực

3

Dòng làm việc liên tục

Tối thiểu bằng dòng máy phát

Dòng cắt 3 pha đối xứng

≥ 120kA (tại điện áp máy phát)

Dòng cắt 3 pha không đối xứng

Theo IEEE C37.013-1993

Dòng cắt nhanh (3 giây)

Tương đương dòng cắt

Hệ số cắt hoàn toàn

1,5


Hệ số biên độ

1,5

Chu trình thao tác

CO - 30 min - CO

Dòng cắt ngắn mạch (1 giây)

Theo IEEE C37.013-1993

Dòng cắt nhanh (3 giây)

Theo IEEE C37.013-1993

Điện áp xung toàn sóng tới đất

125 kV (tại đỉnh)

Điện áp kiểm tra toàn sóng ngang tiếp điểm

145 kV (tại đỉnh)

Điện áp kiểm tra tần số ngang tiếp điểm

60 kV

Điện áp kiểm tra tần số tới đất


50 kV

Điện áp phục hồi tạm thời


Phù hợp yêu cầu của hệ thống

Cầu dao cách ly
Các thông số của máy cắt mạch máy phát:
Điện áp làm việc

Theo điện áp máy phát

Điện áp làm việc lớn nhất

Bằng 110% điện áp máy phát

Tần số

50Hz

Số cực

3

Dòng làm việc liên tục

Tối thiểu bằng dòng máy phát


Dòng cắt nhanh (3 giây)

Theo IEEE C37.013-1993

Dòng cắt ngắn mạch

Theo IEEE C37.013-1993

Điện áp kiểm tra tần số tới đất

50 kV rms

Điện áp xung toàn sóng tới đất

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

125 kV (tại đỉnh)

6 - 58/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Điện áp kiểm tra tần số ngang tiếp điểm

70 kV rms


Điện áp kiểm tra toàn sóng ngang tiếp điểm

145 kV (tại đỉnh)

6.5.3.
6.5.3.1

HỆ THỐNG TỰ DÙNG NHÀ MÁY
Nguyên lý thiết kế

Hệ thống điện tự dùng xoay chiều của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 được
thiết kế để đảm bảo sự vận hành liên tục đầy tải tổ máy phát khi có sự cố bất cứ
máy biến áp tự dùng nào, trừ trường hợp sự cố máy biến áp máy phát.
Hệ thống điện tự dùng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 sẽ có các cấp điện áp
10kV, 400/230V AC và hệ thống DC&UPS. Cấp điện áp 10kV được cung cấp từ
hai nguồn điện thông qua hai máy biến áp tự dùng tổ máy và máy biến áp tự dùng
nhà máy. Cấp điện áp 400/230V AC được cấp điện từ hệ thống 10kV thông qua các
máy biến áp khô 10/0,4 kV đặt trong nhà máy. Hệ thống DC&UPS được sử dụng để
cấp nguồn cho các động cơ một chiều và các phụ tải có yêu cầu cấp điện liên tục
không ngắt. Ngoài ra, để đảm bảo cấp điện cho các phụ tải thiết yếu của nhà máy
trong trường hợp mất toàn bộ nguồn tự dùng xoay chiều trong nhà máy, sẽ trang bị
02 bộ máy phát Diesel nối vào thanh cái thiết yếu 0,4kV của nhà máy.
6.5.3.2

Hệ thống điện tự dùng

Hệ thống điện chính và hệ thống điện tự dùng của nhà máy được thể hiện trong bản
vẽ sơ đồ một sợi 09.07-Đ-00.01. Sơ đồ thể hiện việc cung cấp điện liên tục trong
quá trình vận hành nhà máy trong cả hai trường hợp vận hành bình thường và xảy ra

sự cố các thiết bị điện tự dùng của tổ máy và nhà máy.
Trong trường hợp vận hành bình thường, nguồn điện cấp cho nhà máy được lấy từ
đầu ra của tổ máy phát thông qua các máy biến áp tự dùng tổ máy.
Trong trường hợp sự cố, nguồn cấp điện cho nhà máy được lấy từ hệ thống điện
Quốc gia về thông qua máy biến áp tự dùng nhà máy.
Các thông số định mức và đặc tính kỹ thuật của nhà máy dựa trên tiêu chuẩn IEC và
các cấp điện áp 10kV, 400/230VAC và 220VDC được sử dụng như sau:
-

Cấp điện áp 10kV, ba pha 3 dây dùng cho các động cơ có công suất lớn hơn
200kW và các phụ tải điện động lực khác.

-

Cấp điện áp 400V, ba pha, 3 hoặc 4 dây dùng cho các động cơ công suất tới
200kW và các phụ tải 3 pha khác.

-

Cấp điện áp 230VAC, 2 dây cấp cho các phụ tải nhỏ chỉ yêu cầu điện một pha.

-

Cấp điện áp 220VDC, 2 dây cấp cho các mạch điều khiển và các thiết bị điện
được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

6.5.3.3
(1)

Các thông số kỹ thuật của hệ thống tự dùng


Các mức sự cố
Mức sự cố nhỏ nhất tại các thanh cái của hệ thống phân phối 10kV là 40kA và
nhỏ nhất tại các thanh cái của hệ thống phân phối 400V là 65kA.

(2)

Điều chỉnh và phân phối điện áp

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 59/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

i.

Các thiết bị điện xoay chiều có yêu cầu điện áp khác với mô tả ở trên chỉ
được phép sử dụng khi được cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để biến đổi,
điều chỉnh hay điều khiển nguồn cấp điện nhằm đáp ứng yêu cầu của các thiết
bị đó. Việc cách ly toàn bộ giữa các hệ thống sẽ được thực hiện để vận hành
nhà máy tại các cấp điện áp khác nhau.

ii.


Các phụ tải hạ áp sử dụng cấp điện áp 230VAC có dòng điện không vượt quá
35A. Nguồn điện 400VAC ba pha được dùng cấp điện cho các phụ tải ba pha
hạ áp hoặc trong trường hợp dòng điện tổng của các phụ tải một pha lớn hơn
35A.

iii.

Tất cả thiết bị điện được sử dụng trong nhà máy sẽ là loại trọn bộ và có khả
năng vận hành trong các điều kiện sau đây:



Trong các điều kiện ổn định tĩnh, các thiết bị phải có khả năng làm việc bình
thường khi tần số của hệ thống phân phối điện trong nhà máy có thể dao động
từ 49Hz tới 51Hz với độ sụt tần số ngắn hạn là 46Hz.



Trong các điều kiện ổn định tĩnh, điện áp của hệ thống phân phối trong nhà
máy có thể dao động trong mức ± 5% so với điện áp định mức, khi điện áp tại
thanh cái điện áp máy phát là định mức. Thêm vào đó, độ sụt áp lớn nhất sinh
ra do trở kháng của cáp tại điểm đấu với phụ tải là 5% so với điện áp định
mức.



Trong quá trình khởi động các động cơ lớn, độ sụt áp ngắn hạn tại nguồn cấp
điện có thể lên tới 10%. Tổng mức sụt áp lớn nhất cho phép tại điểm đấu nối
với phụ tải trong các điều kiện vận hành kể cả sụt áp do trở kháng của cáp
phải được giới hạn trong mức 15% so với điện áp định mức.




Tất cả các thiết bị phải có khả năng chịu được việc mất nguồn điện hoặc đóng
lại nguồn điện đột ngột mà không có bất cứ sự hư hỏng nào.

(3)

Yêu cầu thiết kế sơ bộ
Hệ thống điện xoay chiều được thiết kế theo yêu cầu sơ bộ sau:

i.

Hệ thống 10kV có trung tính nối đất qua trở kháng (để hạn chế tác hại của sự
cố).

ii.

Hệ thống tự dùng 400V có trung tính nối đất trực tiếp (để tăng cường độ tin
cậy cho hệ thống bảo vệ).

iii.

Hệ thống cấp điện 400V khẩn cấp được sử dụng cho việc bảo vệ khối lò
hơi/tuabin máy phát và duy trì dòng điện cần thiết bảo đảm an toàn cho nhân
viên vận hành của nhà máy trong trường hợp mất nguồn cấp điện xoay chiều
thông thường. Nguồn cấp cho hệ thống điện khẩn cấp bao gồm hai (02) máy
phát diesel 1200 kVA. Mỗi máy phát diesel có công suất đủ đáp ứng các yêu
cầu khi dừng khẩn cấp một tổ máy phát, điều đó có nghĩa là dự phòng 100%
cho máy phát diesel trong trường hợp bảo dưỡng bắt buộc hoặc bảo dưỡng

định kỳ máy phát diesel.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 60/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

iv.

Trở kháng của các máy biến áp phải được tính toán để việc điều chỉnh điện áp
được thực hiện trong giới hạn đã nêu ra ở mục “điều chỉnh và phân phối điện
áp” và không vượt quá khả năng chịu sự cố của thiết bị.

6.5.3.4
(1)

Chương 6

Máy cắt trung áp (10kV)

Tiêu chuẩn
Các máy cắt được thiết kế và kiểm tra theo các tiêu chuẩn:

(2)

IEC 62271-100


: Máy cắt mạch xoay chiều cao áp

IEC 60470

: Côngtăctơ xoay chiều cao áp

IEC 60282.1

: Cầu chì cao áp (điện áp định mức trên 1000V)

IEC 60420

: Máy cắt - cầu chì hợp bộ và cầu dao - cầu chì hợp bộ
xoay chiều cao áp

IEC 60044

: Máy biến áp đo lường

IEC 60298

: Máy cắt vỏ bao che bằng kim loại cao và thiết bị điều
khiển, điện áp 1 tới 52kV

IEC 60529

: Mức bảo vệ phụ kiện đi kèm

Máy cắt trung áp, công suất và các yêu cầu kỹ thuật

Các máy cắt 10kV là loại kiểu kín, có vỏ bao che bằng kim loại và có khả
năng tự dập hồ quang. Các máy cắt và các thiết bị đóng cắt (bao gồm các tiếp
điểm với cầu chì) được bố trí kiểu ngang có thể kéo ra được và các cơ cấu vận
hành của máy cắt được điều khiển bằng điện. Các máy cắt 10kV sử dụng công
nghệ dập hồ quang là chân không hoặc khí SF 6, đây là hai kiểu thông dụng
được sử dụng hiện nay trong các dự án điện năng.
Các yêu cầu chung đối với máy cắt trung áp 10kV:

i.

Các máy cắt có cùng một giá trị dòng làm việc định mức thì có thể thay thế
được cho nhau. Tương tự như vậy, các thiết bị đóng cắt có cùng một công suất
cũng có thể thay thế được cho nhau.

ii.

Các máy cắt trung áp có dòng cắt định mức là 40kA đối xứng và dòng ngắn
mạch định mức tồn tại trong 3 giây.

iii.

Các thiết bị sử dụng cầu chì để đóng cắt có công suất định mức tương đương
với máy cắt, nhưng các tiếp điểm đi kèm phải được chỉnh định công suất để có
khả năng chịu được dòng điện đi qua cầu chì lớn nhất được lắp trong thiết bị
đóng cắt đó.

iv.

Số lượng về các giá trị dòng làm việc liên tục được lựa chọn cho máy cắt, các
khối CFS và khởi động từ phải được tối ưu hoá để tránh việc sẽ có nhiều một

cách không cần thiết các mức công suất khác cho các thiết bị cũng như các
yêu cầu về diện tích lắp đặt các thiết bị này.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 61/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

v.

Các bộ thu sét phải được lắp cho từng pha của máy cắt để bảo vệ thiết bị
chống lại hiện tượng quá điện áp đóng lắp lại kết hợp với các dòng đóng hoặc
dòng cắt được sử dụng trong công nghệ máy cắt chân không.

vi.

Máy cắt phải được trang bị các rơ le trung gian, các rơ le phụ, các tiếp điểm và
cầu dao đồng bộ. Mỗi máy cắt và thiết bị đóng cắt phải có một thiết bị đếm số
lần vận hành kiểu cơ khí.

vii.

Các ổ cắm phải được phân cực riêng biệt để tránh hiện tượng chạm chập.


viii. Các máy cắt hoặc công tắc tơ phải có chức năng hiển thị nhằm chỉ ra trạng thái
của các thiết bị này ở trạng thái đóng hay cắt.
ix.

Phương thức vận hành chủ yếu của máy cắt trung áp phải bằng điện kết hợp
với các thiết bị khác phù hợp cho việc vận hành đóng cắt bằng tay.

x.

Máy cắt trung áp phải có thiết bị tay quay để nạp lại cuộn lò xo thao tác bằng
tay trong trường hợp sự cố mất nguồn điện điều khiển.

xi.

Mỗi máy cắt và thiết bị đóng cắt sẽ có hai cuộn cắt, vận hành độc lập bằng
điện và từ tính, và một cuộn đóng.

xii.

Các thiết bị đóng cắt cũng phải đáp ứng yêu cầu sau:
Trong trường hợp cháy nổ cầu chì việc đóng cắt tự động Côngtăctơ được thực
hiện bằng các thiết bị nối tới cơ cấu vận hành trực tiếp của một tiếp điểm phụ
trợ để thao tác các cuộn đóng cắt. Để thực hiện được chức năng này phải có
các thiết bị định vị cầu chì trong giá đỡ khung kẹp.

(3)

Hệ thống phân phối

i.


Phải lắp đặt khóa liên động đóng cắt nhằm chống lại các tác động lên cơ cấu
cầu dao khi cầu dao đang đóng. Các khóa liên động điện hoặc cơ khí có nhiệm
vụ chống lại việc vận hành máy cắt khi máy cắt chưa mở hoặc đóng hoàn toàn.

ii.

Khóa liên động có nhiệm vụ chống lại việc điều khiển máy cắt từ tủ phân phối
khi máy cắt ở vị trí kiểm tra.

iii.

Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh cái đồng cứng có độ dẫn điện
cao được bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối.

iv.

Hệ thống thanh cái chính và tất cả các đấu nối cùng với các cách điện đỡ thanh
cái phải có khả năng chịu được việc tăng ứng suất nhiệt và cơ khí được sinh ra
bởi dòng sự cố cực đại trong vòng một giây.

v.

Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được
phủ một lớp thiếc hoặc bạc và được bắt bu lông. Các chi tiết của bu lông phải
được gia công bằng máy và dùng nguyên liệu là thép không gỉ, đồng thiếc
mangan hoặc phốt pho.

vi.


Thanh cái và các chi tiết đi kèm với hệ thống phải được bố trí sao cho thuận
tiện cho việc mở rộng thanh cái để đấu nối thêm các bộ máy cắt khác.

vii.

Việc lắp đặt cầu chì của máy biến điện áp và cầu chì cho hệ thống điều khiển
nhằm mục đích giảm thiểu chiều dài đấu nối cung cấp điện và đảm bảo các
đấu nối không có cầu chì bảo vệ vẫn nằm trong hệ thống thanh cái.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 62/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

viii. Nếu hệ thống phân phối được vận chuyển và lắp đặt theo từng phân đoạn thì

phần nắp mở ra của các ngăn bố trí thanh cái phải được bao che tạm thời nhằm
ngăn chặn vật lạ xâm nhập và bảo vệ thanh cái khỏi các va chạm cơ khí.
ix.

Phần nắp mở ra của các ngăn bố trí thanh phải có các tấm thép bắt chặt bằng
bulông.

x.


Kích thước nhỏ nhất của các thanh nối đất hệ thống phân phối được thiết kế để
kiểm soát được mức sự cố lớn nhất trong khoảng thời gian xác định bằng thời
gian tác động của bảo vệ dự phòng hoặc bằng thanh dẫn lớn hơn 300mm 2.

xi.

Việc tiếp cận với ngăn chứa thanh cái và các đấu nối trực tiếp lên thanh cái
phải được thực hiện bằng cách gỡ bỏ các tấm vỏ che đậy đã được bắt cố định
bằng bulông hoặc đinh vít.

xii.

Hệ thống phân phối phải được che phủ bằng một lớp thép tấm dầy tối thiểu
3mm. Tại những nơi có gắn các thiết bị lên trên mặt tủ phân phối, độ dầy của
tấm kim loại phải đảm bảo chịu được các rung động có ảnh hưởng đến việc
vận hành chính xác của thiết bị.

xiii. Hệ thống tủ bảng phân phối phải là kiểu tủ hoặc kiểu hộp đặt trên giá đỡ.
xiv. Nếu hệ thống phân phối bố trí trong các khu vực sàn có thể bị ướt thì phải

được đặt trên các tấm bê tông dầy 10cm có tấm thép bao phủ và phải có đường
dốc để có thể di chuyển các bộ phận của máy cắt. Trong mọi trường hợp, các
tủ bảng phân phối phải được đặt trên tấm thép phẳng.
xv.

Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị như máy cắt, các tiếp điểm, cầu chì, dao
cách ly, thanh cái, máy biến dòng, các chi tiết đấu nối và các điểm nối phải có
khả năng chiu được dòng điện định mức liên tục theo thông số thiết kế và
trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép tăng nhiệt độ quá mức cho

phép.

xvi. Khóa điều khiển truyền động tại tủ phân phối là loại lò xo có ba (3) vị trí quay

trở về điểm trung tính với tất cả các tiếp điểm cần thiết. Các tiếp điểm phải là
kiểu tiếp xúc và có số lần vận hành ít nhất là 100.000 lần. Khóa lựa chọn chế
độ điều khiển là loại có bốn (4) vị trí, tiếp điểm kiểu tiếp xúc với số lần vận
hành tối thiểu là 100.000 lần. Khóa chỉ có thể quay theo chiều kim đồng hồ và
sẽ có khoá để giữ thiết bị lựa chọn ở tất cả các vị trí.
xvii. Hệ thống phân phối phải có cấp bảo vệ tùy theo vị trí của tủ bảng (IP theo IEC

60529):
IP 54 (phòng thiết bị đóng cắt điện có thông gió)
IP 55 (Các vị trí khác)
IP 56 (không khí chứa đầy bụi)
xviii. Các tủ bảng phân phối phải có một tấm chắn tương thích ở mặt trước của bảng

để thuận tiện cho việc dịch chuyển máy cắt.
xix. Các buồng dập hồ quang của các tủ bảng phân phối phải được kiểm tra theo

IEC60298, phụ lục AA, mục 1 tới 6 và phải có các ngăn riêng cho các chi tiết
sau:
THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 63/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1


Chương 6



Hệ thống thanh cái.



Các máy cắt hoặc các thiết bị đóng cắt.



Ngăn điều khiển bao gồm: thiết bị giám sát và điều khiển, điểm đấu nối cáp
điều khiển, cầu chì hoặc áp tô mát của hệ thống điều khiển, các dấu nối tới
máy biến dòng điện, rơ le bảo vệ và các rơ le phụ khác.



Các máy biến điện áp thanh cái.



Các đấu nối với máy biến dòng điện, máy biến điện áp và đấu nối với cáp lực

xx.

Không được lắp đặt trong cùng một ngăn với ngăn đặt hệ thống thanh cái
chính các thiết bị như sau: Các bộ gia nhiệt và thanh cái cấp điện điều khiển
hoặc dây dẫn điện mềm.


xxi. Việc bố trí các ngăn phải được thực hiện sao cho đảm bảo công tác bảo dưỡng

an toàn một mạch trong khi mạch khác vẫn đang vận hành.
xxii. Biển thông số tại mỗi tủ phân phối bao gồm các thông tin như sau:


Các thông tin chính (bao gồm mô tả sơ lược và việc đánh số).



Cấp điện áp.



Thông tin mô tả tên tủ bảng chính và các tủ bảng phụ.



Mô hình mạch đấu nối.



Số hiệu của tủ ở phía trước và phía sau.



Các yêu cầu vận hành đặc biệt và các ký hiệu cảnh báo.

xxiii. Tất cả các tủ bảng phân phối phải được bảo vệ chống lại khả năng xâm nhập


của bụi, sâu bọ và côn trùng. Hệ thống thông gió cho các tủ bảng phân phối
phải có bộ lọc bụi. Các bộ lọc bụi này đặt ở phía sau tủ với lưới thép lọc có
khả năng chống ăn mòn. Các bộ lọc bụi này có thể tháo dỡ ra được để lau rửa.
xxiv. Các hạng mục sau phải có các thiết bị khóa móc:


Cửa che ngăn thanh cái và cửa che phần đấu nối (hai cửa riêng biệt).



Cầu dao nối đất tại hai vị trí đóng và mở.



Máy cắt ở các vị trí đóng, mở và kiểm tra.

xxv. Mỗi thanh cái phải có một cầu dao nối đất.
xxvi. Mỗi mạch phụ tải phải có một dao nối đất. Cầu dao nối đất có liên động cơ khí

với dao cách ly liền kề và được khoá liên động với bất kỳ các dao cách ly nào
ở xa.
xxvii. Việc ngăn chặn sự cố phóng điện hồ quang tại tủ phân phối sẽ được thực hiện

theo tiêu chuẩn IEC mới nhất.
xxviii.Điện áp điều khiển cho hệ thống phân phối là 220VDC.

6.5.3.5
(1)


Thiết bị đóng cắt hợp bộ hạ áp (400V)

Tổng quan

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 64/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

Các thiết bị đóng cắt hợp bộ hạ áp được thiết kế và kiểm tra kiểu theo các tiêu
chuẩn sau:

(2)

IEC 60947

- Thiết bị điều khiển và máy cắt hạ áp

IEC 60439.1

- Lắp ráp thiết bị điều khiển và máy cắt hạ áp

IEC 60269.1


- Cầu chì hạ áp - Các yêu cầu chung

IEC 60529

- Các mức bảo vệ bằng các thiết bị đi kèm

Các chủng loại, công suất và yêu cầu với thiết bị đóng cắt hạ áp

Tất cả thiết bị đóng cắt tại các mạch đầu vào, mạch liên động và mạch đấu nối giữa
các thanh cái hạ áp sẽ là các máy cắt.
i.

Mạch cấp điện cho phụ tải tĩnh từ hệ thống phân phối chính dùng các khối
CFS (tương thích với khả năng tải của mạch đó). Trong trường hợp mạch xoay
chiều cấp cho phụ tải công suất lớn với chiều dài cấp điện xa, có thể dùng khởi
động từ kết hợp để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện và bảo vệ nối đất an toàn.

ii.

Việc thiết kế các mạch điện cung cấp cho động cơ phải đáp ứng yêu cầu đóng
cắt từ xa đối với các động cơ, do vậy mạch cấp điện cho các động cơ có thể sử
dụng sử dụng khối CFS kết hợp với khởi động từ hoặc các máy cắt kết với
khởi động từ

iii.

Máy cắt mạch cấp điện chính, mạch liên động và mạch đấu nối giữa các thanh
cái có dòng cắt là 65kA đối xứng và thời gian chịu dòng ngắn mạch định mức
là ba (3) giây. Công suất của các máy cắt phân phối được cấp điện từ các mạch
cầu chì bảo vệ sẽ được tính thêm các thông số giới hạn sự cố của cầu chì tại

nguồn cấp.

iv.

Số lượng về các giá trị dòng làm việc liên tục được lựa chọn cho máy cắt, các
khối CFS và khởi động từ phải được tối ưu hoá để tránh việc sẽ có nhiều một
cách không cần thiết các mức công suất khác cho các thiết bị nêu trên cũng
như các yêu cầu về diện tích lắp đặt các thiết bị này.

v.

Các thiết bị cùng loại và có cùng trị số dòng làm việc có thể lắp lẫn cho nhau.

vi.

Máy cắt hợp bộ hạ áp là loại có lớp vỏ bằng kim loại, bao kín hoàn toàn sử
dụng công nghệ máy cắt không khí.

vii. Tất cả các máy cắt 400V phải là loại có thể tháo rút ra dễ dàng, cơ cấu vận
hành điện có tích năng.
viii. Các máy cắt phải được trang bị các rơ le trung gian, các rơ le phụ, các cầu dao

và tiếp điểm theo yêu cầu.
ix.

Các chi tiết của khối CFS phải được thiết kế và kiểm tra thử nghiệm cho
buồng dập hồ quang với mạch đầu vào có nguồn năng lượng vượt quá
1.000.000 A2 giây. Các máy cắt với mức năng lượng thấp hơn được thiết kế để
có khả năng đảm bảo việc lây lan do sự cố hồ quang sinh ra không gây nguy
hiểm cho nhân viên vận hành thiết bị hoặc lan ra các phạm vi phụ cận.


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 65/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

x.

Mỗi khối CFS có thể thực hiện đóng cắt nhanh với hai bộ cắt không khí cho
mỗi cực.

xi.

Các bộ phận động của cầu dao và cầu chì phải được che kín riêng từng phần
để ngăn chặn sự cố giữa các pha hay sự cố tiếp địa chi tiết kim loại.

xii.

Các tiếp điểm phụ trợ của khối CFS và khởi động từ phải được lắp đặt phù
hợp với các sơ đồ tương ứng.

xiii. Tất cả khởi động từ 400V là kiểu kín, kiểu cắt không khí vận hành theo cơ cấu

điện từ. Không sử dụng tiếp điểm kiểu nam châm từ tính trong khởi động từ.

Bề mặt các tiếp điểm chính được mạ bạc hoặc làm bằng bạc
xiv. Với điện áp thấp nhất tại các điểm đấu nối cuộn dây là 70% điện áp định mức,

các khởi động từ sẽ không được phép rung hoặc bị hỏng hóc khi khởi động
động cơ.
xv.

Điện áp điều khiển phải tuân theo các yêu cầu sau: 220VDC cho các máy cắt
và 230VAC cho khởi động từ.

xvi. Các cầu chì dùng cho lưới hạ áp là loại cầu chì ống phù hợp theo tiêu chuẩn

IEC 60269.1.
xvii. Các cầu chì sẽ là kiểu bao che bằng kim loại kín tại mọi thời điểm
xviii. Tất cả các tiếp điểm trong cầu chì và đế cầu chì làm bằng tấm bạc.

(3)

Các tủ phân phối

i.

Các tủ bảng phân phối phải có các ngăn riêng biệt theo mẫu 4 được qui định
trong IEC 60439.1.

ii.

Việc thiết kế các tủ bảng phân phối sẽ tuân theo các yêu cầu: thiết kế các tủ
xoay chiều là kiểu có thể rút ra được và thiết kế các tủ một chiều là kiểu đặt cố
định.


iii.

Chỉ có thể tiếp cận với ngăn chứa thanh cái và các đấu nối trực tiếp lên thanh
cái khi đã gỡ bỏ các tấm vỏ che đậy đã được bắt cố định bằng bulông hoặc
đinh vít.

iv.

Các thiết bị phụ kiện đấu nối vào tủ phân phối phải được thiết kế phù hợp với
hệ thống cáp đi từ phía dưới tủ lên.

v.

Mỗi chi tiết mang điện của thiết bị bao gồm các máy cắt, tiếp điểm, cầu dao
cách ly, cầu chì, thanh cái, máy biến dòng điện, các đấu nối và điểm nối phải
có khả năng chịu được dòng định mức liên tục theo các thông số thiết kế qui
định và trong bất cứ trường hợp nào nhiệt độ của các thiết bị cũng không được
phép vượt quá mức giới hạn cho phép.

vi.

Khóa điều khiển truyền động tại tủ phân phối là loại lò xo có ba (3) vị trí quay
trở về điểm trung tính với tất cả các tiếp điểm cần thiết. Các tiếp điểm kiểu
phải là kiểu tiếp xúc và có số lần vận hành ít nhất là 100.000 lần. Khóa lựa
chọn chế độ điều khiển là loại có bốn (4) vị trí, tiếp điểm kiểu tiếp xúc với số
lần vận hành tối thiểu là 100.000 lần. Khóa chỉ có thể quay theo chiều kim
đồng hồ và sẽ có khoá để giữ thiết bị lựa chọn ở tất cả các vị trí.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT


6 - 66/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1
vii.

Chương 6

Mặt trước của tủ phân phối phải phẳng.

viii. Nếu hệ thống phân phối bố trí trong các khu vực sàn có thể bị ướt thì phải

được đặt trên các tấm bê tông dầy 10cm. Tủ phân phối phải được đặt trên tấm
thép phẳng.
ix.

Tủ bảng phân phối bằng kim loại phải được phủ bằng tấm thép dầy tối thiểu
2mm và tại những nơi bố trí thiết bị lên trên mặt tủ, độ dầy tấm kim loại phải
đảm bảo chịu được các rung động tác động đến việc vận hành chính xác của
thiết bị.

x.

Các tủ phân phối sẽ có bảo vệ theo cấp (IP theo IEC529) phụ thuộc vào vị trí
của các tủ.
-


IP 54 (phòng thiết bị đóng cắt điện có thông gió)

-

IP 55 (Các vị trí khác)

-

IP 56 (không khí chứa đầy bụi)

xi.

Tất cả các tủ bảng phân phối phải được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của bụi,
sâu bọ và côn trùng. Hệ thống thông gió cho các tủ bảng phân phối phải có bộ
lọc bụi. Các bộ lọc bụi này đặt ở phía sau tủ với lưới thép lọc có khả năng
chống ăn mòn. Các bộ lọc bụi này có thể tháo dỡ ra được để lau rửa.

xii.

Toàn bộ kết cấu thép phải là kiểu lắp ráp để đảm bảo thuận tiện cho việc thay
thế và mở rộng. Các kích thước lớn nhất thường sử dụng cho các tủ là:
Rộng 1000mm x Sâu 1600mm x cao 3100mm

xiii. Việc bố trí thiết bị bên trong và trên mặt tủ phân phối phải được thực hiện đảm

bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng mà không phải gỡ bỏ các thiết bị khác.
xiv. Tủ phân phối có lắp đặt thiết bị điều khiển và thiết bị bảo vệ trên nó phải là

loại có cửa mở được ở góc 90 O. Tất cả các kiểu tủ như vậy phải được gia cố để
chống lại việc cong, vênh cửa do trọng lượng của các bộ phận đặt trên cửa đó

sinh ra khi mở cửa.
xv.

Các thiết bị đi kèm phải được bố trí phù hợp với yêu cầu vận hành thiết bị
bằng tay (ví dụ như công tắc điều khiển) tại độ cao 0,75m ÷ 1,6m tính từ sàn.

xvi. Việc bố trí tủ phân phối phải thuận tiện cho việc lắp đặt cáp mà không phải

tháo dỡ bất cứ bộ phận nào.
xvii. Biển thông số tại mỗi tủ phân phối bao gồm các thông tin như sau:


Các thông tin chính (bao gồm mô tả sơ lược và việc đánh số).



Cấp điện áp.



Thông tin mô tả tên tủ bảng chính và các tủ bảng phụ.



Mô hình mạch đấu nối.



Số hiệu của tủ ở phía trước và phía sau.




Các yêu cầu vận hành đặc biệt và các ký hiệu cảnh báo.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 67/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

xviii. Khóa liên động phải có khả năng ngăn ngừa việc điều khiển máy cắt ngoại trừ

trường hợp máy cắt đang ở vị trí kiểm tra.
xix. Khóa liên động đóng đặt tại máy cắt 400V có khả năng ngăn ngừa các tác

động khi máy cắt đã đóng. Liên động điện hoặc cơ khí có khả năng ngăn ngừa
việc thao tác máy cắt ngoại trừ trường hợp máy cắt đã đóng hoặc cắt hoàn
toàn.
xx.

Hệ thống chuyển đổi tự động được bố trí giữa các mạch đầu vào và máy cắt
phân đoạn thanh cái trong trường hợp 2 mạch cấp đầu vào công suất 100%.

xxi. Các hạng mục sau phải có khóa móc:


Tại máy cắt:


Cửa ngăn thanh cái và cửa ngăn các mạch phân phối (hai cửa riêng).



Cầu dao nối đất tại cả hai vị trí mở và đóng.



Các vị trí đóng, cắt, kiểm tra
Tại khối CFS: vị trí “OFF” của cầu chì

xxii. Các thanh cái của hệ thống phân phối là thanh cái đồng cứng có độ dẫn điện

cao được bố trí theo chiều dài của hệ thống phân phối và toàn bộ các đoạn
thanh dẫn đấu nối từ thanh cái tới các thiết bị phải bằng đồng.
xxiii. Hệ thống thanh cái chính và tất cả các đấu nối cùng với các cách điện đỡ thanh

cái phải có khả năng chịu được việc tăng ứng suất nhiệt và cơ khí được sinh ra
bởi dòng sự cố cực đại trong vòng ba (3) giây.
xxiv. Kích thước nhỏ nhất của các thanh nối đất hệ thống phân phối được thiết kế để

kiểm soát được mức sự cố lớn nhất trong khoảng thời gian xác định bằng thời
gian tác động của bảo vệ dự phòng hoặc bằng thanh dẫn lớn hơn 300mm 2.
xxv. Toàn bộ bề mặt chỗ đấu nối của thanh cái với các đấu nối rẽ nhánh sẽ được

phủ một lớp thiếc hoặc bạc và được bắt bu lông. Các chi tiết của bu lông phải
được gia công bằng máy và dúng nguyên liệu là thép không gỉ, đồng thiếc

mangan hoặc phốt pho.
xxvi. Thanh cái và các chi tiết đi kèm với hệ thống phải được bố trí sao cho thuận

tiện cho việc mở rộng thanh cái để đấu nối thêm các bộ máy cắt khác.
xxvii. Việc lắp đặt cầu chì của máy biến điện áp và cầu chì cho hệ thống điều khiển

nhằm mục đích giảm thiểu chiều dài đấu nối cung cấp điện và đảm bảo các
đấu nối không có cầu chì bảo vệ vẫn nằm trong hệ thống thanh cái.
xxviii. Nếu hệ thống phân phối được vận chuyển và lắp đặt theo từng phân đoạn thì

phần nắp mở ra của các ngăn bố trí thanh cái phải được bao che tạm thời nhằm
ngăn chặn vật lạ xâm nhập và bảo vệ thanh cái khỏi các va chạm cơ khí.
xxix. Hệ thống phân phối ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:


Mái của mỗi tủ phân phối ngoài trời phải rộng hơn về mỗi phía là 50mm so
với vỏ của tủ phân phối. Vỏ của tủ phân phối ngoài trời có kích thước theo
chiều ngang vượt quá 750mm phải được lắp đặt sao cho đỉnh của chúng có
chiều cao lơn hơn hoặc bằng 2m (tính từ mặt sàn). Với các tủ phân phối như

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 68/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6


thế, mái của tủ sẽ rộng hơn 50mm so với phía có các mặt không lắp cửa mở, ở
phía mặt có lắp cửa, mái của tủ sẽ rộng hơn tối thiểu là 450mm hoặc bằng độ
rộng của cánh cửa lớn nhất.


Mái che tủ phân phối phải có một ống máng dẫn nước hoặc các thiết bị khác
phải được phê chuẩn nhằm ngăn ngừa nước từ trên mái chảy xuống nhân viên
đang làm việc với thiết bị tải tủ phân phối.



Tủ phân phối làm việc ngoài trời phải bố trí mái nằm cách biệt so với nóc tu
để có khoảng trống cần thiết cho việc thông gió bằng không khí.



Mái của tủ phân phối ngoài trời phải được tháo lắp dễ dàng trong mọi trường
hợp (tức là không bắt bu lông, đinh vít hoặc không có đường dẫn cáp vào) và
trừ khi có các yêu cầu đăc biệt khác thì độ dốc của mái không vượt quá 5OC.

(4)

Cấp điện điều khiển cho các hệ thống phân phối trung áp (10kV) và hạ áp (400V)

i.

Tại những khu vực yêu cầu có nguồn cấp điện điều khiển cho hệ thống phân
phối và nguồn 220V DC chính không thể sử dụng được (do ở xa phòng điều
khiển trung tâm), khi đó cần phải sử dụng các máy cắt, cầu chì và máy biến

áp. Nếu cần dùng nguồn một chiều thì các bộ chỉnh lưu cần thiết sẽ được trang
bị. Nguồn điều khiển một chiều cho máy cắt 10kV phải được cấp từ hệ thống
điện một chiều với nguồn ắc quy dự phòng có khả năng vận hành liên tục
trong một (1) giờ khi có sự cố. Điều này có thể được thực hiện bằng các thiết
bị:



Các máy biến áp điều khiển xoay chiều nhiều pha.



Hệ thống điều khiển một chiều sử dụng các máy biến áp ba pha và các chỉnh
lưu cầu.



Hệ thống điều khiển một chiều sử dụng các máy biến áp một pha và các bộ
chỉnh lưu.
Các tiêu chuẩn liên quan đến các yêu cầu này:
IEC 60076 Máy biến áp lực (cho máy biến áp lớn hơn 5kVA)
IEC 60146

Thiết bị chỉnh lưu bán dẫn

ii.

Việc cấp điện điều khiển phải phù hợp với quá trình vận hành liên tục tại công
suất định mức.


iii.

Các máy biến áp cấp điện điều khiển một pha sẽ có điểm trung tính của cuộn
dây thứ cấp được nối đất. Đối với hệ thống điều khiển xoay chiều, điểm nối
đất phải được nối tới hệ thống nối đất của nhà máy.

iv.

Với hệ thống điện điều khiển một chiều, các máy biến áp ba pha nối sao/sao
phải được sử dụng kết hợp với các chỉnh lưu cầu. Các điểm nối sao thứ cấp
phải được nối tới các thiết bị đấu nối nhưng không được nối đất trừ khi có các
qui định đặc biệt khác. Các khối máy biến áp/chỉnh lưu một pha phải có các
mạch điều chỉnh tương ứng sao cho dạng sóng đầu ra bằng phẳng, ít nhất là
bằng dạng sóng của cầu nối 3 pha.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 69/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

v.

Các bộ tranzito và các diôt sử dụng cho việc cấp điện sẽ có các bảo vệ thích
hợp nhằm ngăn ngừa các hư hại do việc đóng cắt nhanh bằng các mạch tụ-điện

trở, điện trở phi tính, các bộ triệt tiêu dòng sét, hoặc các phương thức khác.

vi.

Trong quá trình vận hành, giá trị điện áp và dòng điện xung kích của các bộ
chỉnh lưu bán dẫn sẽ không vượt quá 70% giá trị điện áp xung kích (Peak
Inverse Voltage -PIV) và không vượt quá 70% dòng xung kích mà nhà sản
xuất đề ra.

6.5.3.6

Đặc tính kỹ thuật của các động cơ

Các động cơ hạ áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở điện áp
xoay chiều 400V, 3 pha, 50Hz hoặc 220V một chiều.
Các động cơ cao áp là động cơ điện kiểu quay, phù hợp với việc vận hành ở dòng 3
pha, 50Hz, điện áp 10kV hoặc cao hơn.
(1)

Các tiêu chuẩn liên quan

Các tiêu chuẩn liên quan tới việc chế tạo và kiểm tra các động cơ điện:
IEC 60034

Các động cơ điện

IEC 60044

Máy biến dòng dùng cho đo lường và bảo vệ


BS 4999

Các yêu cầu chung với các động cơ điện

BS 5000

Đặc tính kỹ thuật của các động cơ điện đặc biệt hoặc
sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt

IEC 60529

Phân loại theo mức bảo vệ của thiết bị điện

IEC 60894

Hướng dẫn qui trình kiểm tra cho việc đo lường tổn
thất giữa các vòng và thanh trục của các cuộn dây

Toàn bộ động cơ sẽ tuân theo các yêu cầu của phần đặc tính kỹ thuật này, của IEC
60034 và BS 5000 mục 40 bất kể là loại động cơ quan trọng hay không quan trọng.
(2)

Điều kiện vận hành, công suất và phân loại động cơ.

i.

Động cơ phải phù hợp với việc vận hành liên tục tại công suất lớn nhất.

ii.


Các động cơ 10kV được cấp điện thông qua các máy cắt trung áp và tất cả các
động cơ 10kV phải được thiết kế có lớp cách điện tương thích giữa các vòng
dây, để đảm bảo tuổi thọ của động cơ và độ bền của vật liệu, có khả năng chịu
được ứng suất được sinh ra điện áp xung kết hợp với các dòng điện làm việc
định mức và dòng cắt định mức trong máy cắt. Các cuộn mẫu phải được kiểm
tra theo tiêu chuẩn IEC 60034.15

iii.

Các động cơ dùng trong hệ thống tự dùng của nhà máy và của tổ máy phải có
khả năng vận hành an toàn tại các điều kiện xấu nhất trong thời gian 5 phút
với mức điện áp tại điểm đấu nối động cơ thấp hơn 75% điện áp định mức của
hệ thống, tần số nằm trong dải từ 48,5Hz÷51Hz.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 70/547

PECC1


Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1

Chương 6

iv.

Các động cơ xoay chiều phải là loại cảm ứng 3 pha với tốc độ định mức không
vượt quá 1500 v/phút và phù hợp cho việc khởi động trực tiếp. Nếu động cơ
có các yêu cầu đặc biệt cho việc khởi động, các thiết bị khởi động đặc biệt

phải đi cùng với động cơ tương thích và các đấu nôi cáp cho động cơ này.

v.

Phụ tải làm việc động cơ không được phép vượt quá 90% công suất định mức
của động cơ.

vi.

Các yêu cầu về tần số khởi động được qui định trong IEC 60034-12:



Yêu cầu về mô men quay phải là các điều kiện vận hành chính mà điều này có
thể dẫn đến việc quá trình khởi động là dài nhất.



Điện áp tại điểm đấu nối phải bằng 80% điện áp định mức nguồn cấp và tần số
bằng 50Hz.

vii.

Nếu yêu cầu động cơ truyền động có khả năng quay theo hai chiều, nghĩa là
trong trường hợp lưu lượng ngược chiều với bơm được dẫn động, động cơ
truyền động phải được thiết kế đảm bảo khởi động an toàn khi nó đang chạy ở
tốc độ quay ngược chiều lớn nhất.

viii. Khả năng khởi động được bốn (4) lần liên tiếp, lần thứ hai phải khởi động


được ngay lập tức sau lần thứ nhất, lần thứ ba sâu lần thứ hai 20 phút và lần
thứ tư sau lần thứ ba 20 phút.
ix.

Động cơ một chiều phải là loại thích hợp với việc vận hành ở hệ thống hai dây
không nối đất. Động cơ một chiều phải được lắp các bộ truyền động có khả
năng vận hành trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ để đảm bảo các bộ phận tự
dùng chính của tuabin/máy phát và lò hơi như là các ổ trục không bị hư hại khi
có sự cố tại nguồn điện xoay chiều và nguồn tự dùng của nhà máy đang cấp
điện đến) hoặc khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

x.

Động cơ một chiều có công suất định mức nhỏ hơn 1kW có khả năng khởi
động trực tiếp. Động cơ một chiều lớn hơn có khả năng khởi động theo hai
hoặc ba cấp.

xi.

Động cơ một chiều phải có khả năng truyền động các thiết bị tương ứng một
cách liên tục trong điều kiện vận hành không ổn định khi điện áp tại đầu cực
của động cơ nằm trong dải từ 95%-110% so với điện áp định mức của hệ
thống và các động cơ này có thể vận hành an toàn trong vòng một (1) giờ dưới
các điều kiện vận hành xấu nhất khi điện áp tại đầu cực động cơ bằng 80%
điện áp định mức của hệ thống.

(3)

Hệ thống cách điện


i.

Hệ thống cách điện sử dụng cho tất cả các động cơ phải là Cấp F (theo IEC
60034-1), nhưng giới hạn của mức tăng nhiệt độ không được phép vượt quá
mức quy định trong IEC 60034-1 cho cách điện Cấp B.

ii.

Với các loại động cơ 10kV, hệ thống cách điện sử dụng cho tất cả các loại
động cơ phải có khả năng chịu được các ứng suất sinh ra do điện áp xung với
các dòng làm việc và dòng cắt định mức khi vận hành máy cắt.

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

6 - 71/547

PECC1


×