Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT KINH DOANH GỖ LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 90 trang )

1
1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ts. Trần Minh Đức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Nông lâm Huế không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016

1


2
2

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian theo học tại trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô
đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
-

Quý thầy cô Trường Đại học Nông lâm Huế đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
thời gian theo học tại trường.


-

Thầy TS. Trần Minh Đức người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn thạc sĩ
này.

-

Tập thể cán bộ các công ty Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian thu thập số liệu tại cơ sở.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016
Học viên

Nguyễn Thành Tạo

2


3
3

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN THÀNH TẠO
Chuyên ngành: Lâm nghiệp , Niên khóa 20A
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MINH ĐỨC
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT
KINH DOANH GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Mục đích của đề tài: Cung cấp luận cứ khoa học góp phần định hướng quy

hoạch và các giải pháp phát triển các vùng chuyên canh sản xuất kinh doanh gỗ lớn
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Phương pháp nghiên cứu: (i). Phương pháp thu thập thông tin; (ii). Phương
pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã nghiên cứu phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn cuản điều kiện tự
nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến công tác quy hoạch vùng sản xuất gỗ lớn trên.
Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Bình Định về
thực trạng rừng trồng nguyên liệu; cơ sở hạ tầng lâm sinh; thực trạng chế biến lâm sản
qua đó chỉ ra các hạn chế của mô hình kinh doanh gỗ truyền thống là chủ yếu cung cấp
gỗ dăm chưa đạt hiệu quả về kinh tế so với sản xuất gỗ tinh chế để xuất khẩu.
Đề tài có đề xuất vai trò của các bên liên quan trong việc khuyến khích trồng
rừng gỗ lớn, trong đó vai trò quan trọng thuộc về Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ
quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để tăng sức hấp dẫn đối với người dân đầu tư
trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
Để thực hiện công tác quy hoạch đề tài có đưa ra một số dự báo về nhu cầu và sản
phẩm chế biến gỗ; thị trường gỗ; ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng; nhu cầu
sử dụng đất và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó nghiên cứu còn nêu lên quan điểm mục tiêu
cụ thể trong từng giai đoạn khi quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn.
Trọng tâm của đề tài là đã đề xuất quy hoạch chuyển hóa, khai thác trồng lại và
trồng mới với tổng diện tích 10.000 ha trên toàn tỉnh đến năm 2025. Với phần lớn diện
tích là của các công ty Lâm nghiệp lớn của tỉnh và một phần diện tích của các hộ dân
tham gia dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3). Mặt khác, để quy hoạch có hiệu
quả đề tài cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất kinh doanh
gỗ lớn, trong đó chú trọng các giải pháp về chính sách; giải pháp kỹ thuật; tổ chức sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực; phòng chống cháy rừng và giải
pháp về vốn đầu tư.

3



4
4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDMT

: (Bone- Dry metric ton) - Khối lượng dăm gỗ ở độ ẩm 0% tính bằng tấn

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

GTSX

: Giá trị sản xuất

LN

: Lâm nghiệp

NLG

: Nguyên liệu giấy

PCCC
R


:

PTNT

: Phát triển Nông thôn

QH3L
R

:

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

4

Phòng cháy chữa cháy rừng

Quy hoạch ba loại rừng


5
5


5


6
6

DANH MỤC CÁC BẢNG

6


7
7

DANH MỤC HÌNH VẼ

7


8
8

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong hội thảo: “Xác định ưu tiên để tái cơ cấu ngành lâm nghiệp” do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội (2014), các chuyên gia, nhà nghiên
cứu, nhà khoa học đã chỉ ra các lĩnh vực cần được ưu tiên để tái cơ cấu ngành lâm
nghiệp trong thời gian tới. Một trong những ưu tiên để tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là
tạo vùng nguyên liệu cung cấp gỗ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trong vòng 5 năm qua, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đã tăng hơn 2 lần, từ 6 triệu

mét khối năm 2009 lên khoảng 16 triệu mét khối trong năm 2014. Khai thác gỗ rừng
trồng được quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản
tăng khoảng 1,5 lần trong vòng 3 năm qua, từ 4,2 tỷ đô la năm 2011 lên 5,7 tỷ đô la
năm 2013 và năm 2014 ước đạt 6,2 tỷ đô la. [27]. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên
cạnh những kết quả đạt được thì sản xuất lâm nghiệp còn nhiều tồn tại và hạn chế như:
giá trị, năng suất trên 1 ha rừng trồng còn thấp; chất lượng và khả năng cạnh tranh
chưa cao; tăng trưởng của ngành và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
lâm trường, công ty lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, để tái cơ cấu
ngành lâm nghiệp, các chuyên gia về rừng cho rằng, cần tập trung nghiên cứu tạo vùng
nguyên liệu cung cấp gỗ lớn cùng với mũi nhọn đột phá bằng chọn tạo giống mới
ngoại lai và bản địa, kể cả cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, có lợi thế cạnh tranh, giảm
tỷ lệ gỗ nguyên liệu nhập khẩu mới, nâng cao được giá trị gia tăng của ngành.
Theo số liệu của chi cục lâm nghiệp Bình Định, tỉnh có 383.580,4 ha rừng và
đất lâm nghiệp, chiếm 63,4% diện tích tự nhiên, trong đó có gần 77.000 ha rừng trồng
sản xuất, đây rõ ràng là tiềm năng, lợi thế rất lớn của tỉnh cần phải được phát huy, khai
thác có hiệu quả. Tuy nhiên, trong sản xuất kinh doanh rừng trồng của tỉnh còn bộc lộ
nhiều vấn đề hạn chế. Theo số liệu của đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của tỉnh,
diện tích rừng trồng nhất là rừng trồng sản xuất tỉnh Bình Định khá lớn nhưng năng
suất còn thấp (bình quân khoảng 13m 3/ha/năm); sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ phục vụ
cho dăm gỗ xuất khẩu, giá trị kinh tế thấp. Trong khi đó, giá trị gỗ rừng trồng tăng lên
theo cấp kính. Nếu bán gỗ có đường kính nhỏ cho băm dăm hoặc nguyên liệu giấy thì
giá từ 800.000 – 1.000.000 đồng/tấn; gỗ có đường kính 25 – 30cm có giá bình quân
khoảng 2 triệu đồng/m3, đường kính >35cm có giá khoảng 3 triệu đồng/m 3. Một vấn đề
nữa là chưa có các giải pháp kỹ thuật và chính sách để phát triển trồng rừng gỗ lớn
phục vụ cho sản xuất đồ mộc, đồ gỗ xuất khẩu dẫn tới mất cân đối và bất hợp lý trong
vấn đề xuất khẩu nguyên liệu và nhập khẩu gỗ. Nhóm sản phẩm nguyên liệu thô (chủ
yếu là dăm gỗ) khối lượng hàng xuất khẩu lớn nhưng giá trị lại thấp. Để sản xuất ra 01
tấn dăm xuất khẩu với giá trị đem lại khoảng 120 – 130 USD cần tới 02 tấn gỗ nguyên
liệu, giá trị bình quân khoảng 63 – 65 USD/tấn nguyên liệu. Trong khi, để sản xuất ra
01 tấn sản phẩm tinh chế với giá trị đem lại khoảng 1.100 – 1200 USD cũng chỉ cần


8


9
9

tới 02 – 2,2 tấn gỗ nguyên liệu. Mặt khác, về kết cấu hạ tầng lâm nghiệp còn thấp kém,
dẫn tới giá thành trồng rừng và giá thành sản phẩm gỗ còn khá cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên; nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị
gia tăng của sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao cơ cấu gỗ lớn trong sản
phẩm gỗ; tạo vùng nguyên liệu tập trung và bền vững cung cấp nguyên liệu cho chế
biến đồ gỗ xuất khẩu; giảm bớt nhập khẩu gỗ tròn và xuất khẩu nguyên liệu thô (dăm
gỗ). Cho nên, việc lập quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh là
hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu, đề xuất quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
Mục đích của đề tài
Cung cấp luận cứ khoa học góp phần định hướng quy hoạch và các giải pháp phát triển
các vùng chuyên canh sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
(i). Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để
phát triển mô hình sản xuất kinh doanh gỗ lớn ở tỉnh Bình Định; (ii). Là cơ sở khoa
học cho định hướng tạo vùng nguyên liệu tập trung và bền vững cung cấp nguyên liệu
cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu; giảm bớt nhập khẩu gỗ tròn và xuất khẩu nguyên liệu
thô; một trong những nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn
(i). Đề tài chỉ ra thực trạng sản xuất và kinh doanh gỗ nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình
Định và hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất và kinh doanh gỗ lớn làm cơ sở cho các

chủ rừng tham gia quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường; (ii). Định
hướng canh tác theo mô hình hiệu quả về kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường và chống
biến đổi khí hậu; (iii). Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các chủ rừng tham gia mô hình sản
xuất kinh doanh gỗ lớn; (iv). Cân đối trong vấn đề xuất khẩu nguyên liệu và nhập khẩu gỗ.

9


10
10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ngoài nước
Appanah, S. và Weiland, G (1993) [18] trong cuốn sách “Planting quality
timber trees in Peninsular Malaysia-a review” đã tổng quan những kinh nghiệm trồng
rừng gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, tiến trình lịch sử và cuộc tranh luận lớn về quản lý
rừng tự nhiên và rừng trồng, bao gồm cả những sai lầm về cơn sốt cây nhập nội mọc
nhanh; các tác giả đã thảo luận về các nguyên tắc sử dụng các loài cây tiềm năng cho
trồng rừng; trong cuốn sách này, hơn 40 loài cây đã được hướng dẫn kỹ thuật trồng
rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và Newton, AQ.C. (1998) [23] trong cuốn sách “The
silviculture of Mahogany” đã trình bày các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh
cây gỗ thương mại nổi tiếng được gọi là Mahogany (Swietenia macrophylla). Những
khó khăn trong việc trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh, đặc biệt đối với cây bản địa đã
được các tác giả nêu lên từ rất sớm. Trong đó những khó khăn chủ yếu thường là: việc
lựa chọn loài cây thích hợp cho vùng lập địa, vấn đề cung cấp và bảo quản hạt giống,
vấn đề cây con đem trồng (đa số cây trồng nhiệt đới không sống được bằng stump
(trong khi đó một trong những nguyên nhân thành công của việc trồng Teak (Tectona
grandis) chính là khả năng trồng stump của loài này); kỹ thuật lâm sinh đặc biệt là kỹ

thuật tạo môi trường và điều khiển ánh sáng. Đã đạt một số thành tựu và trình độ khoa
học kỹ thuật đã đạt được trong một số lĩnh vực liên quan đến trồng rừng gỗ lớn.
Nghiên cứu về giống: Giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong
trồng rừng thâm canh. Không có giống đã được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì
không thể nâng cao được năng suất. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã đi
trước chúng ta nhiều năm về nghiên cứu cải thiện giống cây rừng và đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô đã chọn được giống Bạch đàn
có năng suất 40-50 m3/ha/năm. Thông qua con đường lai tạo giữa các loài Eucalyptus
urophylla và E. grandis, Brazil cũng chọn được một số tổ hợp lai cho năng suất 4060m3/ha/năm. Bằng phương pháp chọn giống, Nam Phi cũng đã tuyển chọn được
một số dòng E. grandis đạt 40m3/ha/năm. Tuy nhiên công tác cải thiện giống đối
với các loài bản địa ở vùng nhiệt đới lại chưa có những tiến bộ đáng kể. Về phương
diện sản xuất giống của cây rừng, các loài cây được lựa chọn cho trồng rừng được
chia thành 3 nhóm: (i) Các loài ra hoa và có quả liên tục; (ii) Các loài ra hoa và kết
quả theo mùa và (iii) Các loài có chu kỳ sai quả (đặc biệt là các loài họ dầu). Kỹ
thuật tạo cây con cũng đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là các công nghệ nhân giống
sinh dưỡng bằng hom và nuôi cấy mô. Cây trồng muốn sinh trưởng, sản lượng,

10


11
11

năng suất trồng rừng cao phải có giống tốt. Giống (kiểu gen) quyết định đến năng
suất, sinh trưởng cây rừng. Để đánh giá được sinh trưởng và năng suất cây trồng
ngoài nhân tố điều kiện lập địa thì giống cây trồng có ý nghĩa quyết định tới năng
suất rừng. Ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch Đàn lai
(E. hybrids) có năng suất đạt tới 35 m 3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con đường
chọn lọc nhân tạo Brazil đã chọn được giống (E. gradis) có năng suất đạt tới 55
m3/ha/năm sau 7 năm trồng. E. grandis chọn lọc trồng ở Zimbabwe đạt 35-40

m3/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình tới 55 m3/ha/năm, có nơi lên tới 70
m3/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp và Ý nhờ chọn lọc cây giống để trồng rừng
cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năg suất 40-50 m 3/ha/năm. Tại công ty Aracrug ở
Brazil đã sử dụng giống Bạch đàn lai giữa E. grandis với E. urophylla, trồng rừng
bằng hom và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tích cực đã đưa năng suất trồng
rừng Bạch đàn lên tới 100 m3/ha/năm.
Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tác lâm sinh
a) Nghiên cứu về mật độ: Năng suất sinh khối của rừng phụ thuộc vào mật
độ lâm phần, tức là số cây cá thể sinh trưởng trên một đơn vị diện tích. Mật độ tối
ưu là sô cây trên đơn vị diện tích sản xuất được lượng sinh khối cao nhất, chính là
khi mà mỗi cây cá thể có một không gian sinh trưởng hợp lý nhất để khai thác tối đa
các điều kiện lập địa (ánh sáng, dinh dưỡng, nước,...). Nếu mật độ quá cao, một số
cây cá thể sẽ thiếu không gian sinh trưởng, chúng phải cạnh tranh với các cây xung
quanh và làm giảm sinh trưởng dẫn đến năng suất sinh khối của lâm phần cũng
giảm theo. Ngược lại, nếu mật độ quá thấp, các cây cá thể sinh trưởng cao nhưng do
số lượng cây trong lâm phần thấp nên năng suất sinh khối trên đơn vị diện tích
giảm. Do đó, xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng là nhiệm vụ quan trọng của
người trồng rừng. Nhiều tác giả đã xác định mật độ tối ưu bằng tổng diện tích tán
trên mặt bằng diện tích. Thomasius (1972) đã dùng lý thuyết không gian sinh
trưởng tối ưu để xác định mật độ tối ưu của rừng trồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, mật độ và khoảng cách trồng phụ thuộc vào các nhân tố: (i) Quan điểm năng
suất, (ii) Đặc điểm sinh trưởng của loài/giống, (iii) Mục đích sản xuất, (iv) Độ bền
vững của lâm phần, (v) Yêu cầu của công nghệ, (vi) Khả năng tận thu và sử dụng gỗ
nhỏ, (vii) Điều kiện sản xuất (kinh tế, lập địa...) (hình 1).

11


12
12


Hình 1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố đến mật độ trồng (dẫn theo Thomasius).

12


13
13

Các thí nghiệm xác định mật độ thích hợp trồng rừng cũng đã được tiến
hành. Ví dụ Evans, J. (1992), [20] đã bố trí 4 công thức mật độ trồng rừng khác
nhau (2985, 1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua New
Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí
nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng trữ lượng cây gỗ đứng của
rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi nghiên cứu về Thông (P.
caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau
(2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng cũng đã thu được kết quả tương tự.
b) Nghiên cứu bón phân: Mello (1976) [24] ở Brazil cho thấy khi bón phân
NPK, Bạch đàn sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên cứu về
công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK /gốc theo tỷ
lệ N:P:K = 3:2:1 ở Nam Phi năm 1985, Schonau kết luận có thể nâng cao chiều cao
trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân Phosphate cho Thông
caribe ở Cu Ba, Herrero, G. et al. (1988) [22] thu được kết quả là nâng cao sản lượng
rừng sau 13 năm trồng từ 56 m3/ha lên 69 m3/ha,… Những kết quả nghiên cứu trên cho
thấy biện pháp bón phân, thời gian bón phân, loại phân bón ảnh hưởng rất rõ rệt đến
năng suất trồng rừng.
c) Biện pháp kỹ thuật tỉa cành, tỉa thưa cho lâm phần rừng cũng ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất sinh khối cũng như hiệu quả kinh tế cho rừng trồng. Tỉa
thưa là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có tác động rõ rệt đến cấu
trúc, sinh trưởng, phát triển, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm rừng trồng.

Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E. Assmann (1970) [19] chỉ ra rằng tỉa
thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể, thậm chí tỉa với
cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy nhiên, với lâm phần
Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng trưởng thể tích của cây cá lẻ
tăng lên 15-20% so với lâm phần không tỉa. So sánh sinh trưởng của đường kính
cây thuộc lâm phần Tếch 26 tuổi được tỉa thưa với cường độ lớn ở tuổi 14 cho thấy: tỉa
thưa sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của lâm phần, cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi đáng kể;
Tỷ lệ gỗ có kích thước lớn đáp ứng được yêu cầu công nghiệp gỗ xẻ nhiều hơn và chất
lượng về các chỉ tiêu hình thái như đường kính tán, độ dài tán, độ thon, đường kính
cành, số cành,… và các chỉ tiêu về tính chất hoá, lý của gỗ cũng thay đổi. Tỉa thưa
có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như Quercus spp., Esche
spp., … nhưng lại có tác động ngược lại đối với các loài Pinus silvetris, Larix spp.,…
Tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đường kính cây, làm lượng gỗ giác tăng lên,
lượng gỗ lõi giảm đi nên chất lượng gỗ xẻ giảm. Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát
triển của tán lá khá rõ nét. Nghiên cứu rừng trồng Pinus patula, Julians Evan (1974)
[21] cho thấy ở rừng 19 tuổi chưa qua tỉa thưa chiều dài tán lá bằng 29% tổng chiều
dài thân, trong khi cũng ở tuổi này rừng đã tỉa thưa một lần vào tuổi 9, chiều dài tán lá

13


14
14

lên tới 40% chiều dài thân cây. Julians Evans (1992) [20] cũng đã kết luận việc tỉa
thưa hoặc mật độ lâm phần thấp làm tăng độ dày vỏ cây và làm giảm đáng kể quá trình
tỉa cành tự nhiên do đường kính cành lớn hơn, các mắt cành gỗ cũng lớn hơn. Như
vậy, tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng đường kính
thân cây, tuy nhiên cũng có mặt hạn chế là làm giảm một số chỉ tiêu về hình thái và
chất lượng gỗ rừng trồng.

d) Chuẩn bị đất trồng rừng là khâu công việc tốn nhiều công sức nhưng có
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng. ở các nước tiên tiến như Mỹ,
Liên Xô (cũ), Đức, Canada, Brazil,… công việc làm đất trồng rừng chủ yếu được thực
hiện bằng các loại máy có công suất lớn và hiện đại như Fiat, Komatsu, Bofort, TZ171, T-130 với thiết bị chuyên dụng như ben ủi, răng rà rễ, cày ngầm, cày rạch. Những
năm gần đây, ở Brazil, Công Gô, Inđônêxia đã sử dụng cày ngầm với máy kéo xích
Komatsu công suất trên 200 ml để làm đất trồng rừng Bạch đàn với độ sâu cày 8090cm, cho năng suất rừng đạt trên 50 m3/ha/năm.
e) Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rừng cũng phát huy hiệu quả nhằm nâng
cao năng suất rừng trồng. Nghiên cứu về bệnh phấn hồng trên cây Bạch đàn ở Ấn
Độ của Seth, K.S (1978) hay công trình nghiên cứu bệnh mất màu và rỗng ruột ở
cây Keo tai tượng (Acacia mangium) của Lee S.S (1988),… đã giúp cây sinh trưởng
tốt hơn và năng suất cây rừng tăng lên. Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều nghiên
cứu chuyên sâu ở mức sinh học phân tử, chuyển và biến đổi gien để phòng chống
sâu bệnh đã được các nước phát triển thực hiện. Ngay ở một số nước trong khu vực
châu Á việc điều tra cơ bản thành phần sâu bệnh hại phục vụ cho quản lý rừng trồng
cũng đã tiến hành và xuất bản thành sách như: Danh mục sâu hại rừng tại Thái Lan.
Sâu rầy hại cây Keo dậu ở châu Á -Thái Bình Dương (Leucaena Psyllid Problems in
Asia and the Pacific, Banpot Napompeth 1989); Tổng quan sâu bệnh hại rừng ở
châu Á (Asian tree pests an overview, Day R.K. 1994), Sâu hại rừng tại ShabaMalaysia (Forest pest insects in Sabah Malaysia, Khen Chey Vun 1996)...; Những
nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại rừng ở các nước trong khu vực cũng được
công bố ở các tạp chí và các hội thảo quốc tế như: bệnh phấn hồng trên Bạch đàn tại
Ấn Độ (Pink disease of Eucalytus in India, Seth, KS. 1978), bệnh mất màu và rỗng
ruột Keo tai tượng (Discolouration and heartrot of Acacia mangium, Lee, SS. 1988);
Những ưu tiên nghiên cứu sâu hại rừng ở Thái Lan (Priorities for forest insect
research in Thailand, H. Chaweewan 1990); Dịch học và phòng trừ bệnh trên bạch
đàn tại Kerala - Ấn Độ (Epidemiology and control of disease of Eucalyptus, Sharma
1991) - Dẫn theo Phạm Quang Thu (2004) [15]. .
Nghiên cứu các kỹ thuật quản lý lập địa đối với rừng trồng: Nghiên cứu
ảnh hưởng của các biện pháp quản lý lập địa để nâng cao năng suất rừng trồng các

14



15
15

cây mọc nhanh và bảo đảm ổn định năng suất ở các luân kỳ tiếp theo đã được
nghiên cứu khá nhiều trong mạng lưới các dự án của CIFOR. Các kết quả nghiên
cứu về ảnh hưởng của các biện pháp quản lý lập địa cho các loài cây mọc nhanh ở
vùng nhiệt đới đã được tổng hợp ở tài liệu (Nambiar, E.K.S. and Brown, 1997) [25].
Các công thức thí nghiệm chủ yếu về quản lý lập địa trong các nghiên cứu này như sau:

o BL0 : Thu gom tất cả cành ngọn, vỏ và thực bì sau khai thác
o BL1: Khai thác trắng, thu gom gỗ thương mại và tất cả cành ngọn và vỏ cây khai
o
o
o
o

thác), chừa lại thảm thực bì và vật rơi rụng;
BL3: Thu gom gỗ thương mại (kể cả vỏ), những phần không bán được (cành ngọn…)
để lại và băm nhỏ rãi đều trên diện tích.
BL4: Tất cả các cây gỗ thương mại được khai thác bằng máy, boc vỏ và thu gom; vỏ,
cành ngọn, thực bì và vật rơi rụng để lại;
L5: Tất cả các cây gỗ thương mại được khai thác thủ công, bóc vỏ và đưa ra khỏi lâm
phần, vỏ cành ngọn, thực bì và vật rơi rụng để lại.
SC: Đối chứng không tác động
Các công thực thí nghiệm này được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ từ 3 đến
4 lần lặp với mỗi ô thí nghiệm có kích thước 48x48m, trong đó ô đo đếm có kích
thước 32x 32m. Các chỉ tiêu đo đếm trong lô thí nghiệm bao gồm sinh trưởng đường
kính (D), chiều cao (H)… và diễn biến độ phì của đất (N, P, K, Ca, Mg…).

Trong nước
Vấn đề về giống. Các thành tựu nỗi bật về nghiên cứu giống ở Việt Nam chủ
yếu tập trung vào các loài nhập nội, mọc nhanh như các loài Keo (Acacia spp.), các
loài Bạch đàn (Eucalyptus spp.) và các loài Tràm (Melaleuca spp.). Các thành tựu và
tiến bộ trong lĩnh vực giống cây lâm nghiệp đã được đúc kết thành hệ thống qui trình,
qui phạm và tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2001) góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng từ năng suất bình quân chỉ đạt 57m3 /ha/năm lên bình quân 12-15m3 /ha/năm, có nơi đạt 30-35m3/ha/năm. Các loài
cây đã khảo nghiệm và đưa giống có năng suất cao vào sản xuất bao gồm: Keo lai,
Bạch đàn, Phi lao, Tre lấy măng… Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có nhiều
giống đã được công nhận là giống Quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật như các dòng
keo lai BV10, BV16, BV33, TB03, TB05, TB06, TBB12 và các dòng Bạch đàn urô
(E. urophylla): U6, PN2, PN14 và Bạch đàn lai GU8, W5. Ngoài ra, còn một số dòng
đề nghị đưa vào sản xuất mở rộng như các dòng Bạch đàn urô (E. urophylla) ở Phù
Ninh, một số xuất xứ Bạch đàn camal (E. camaldulensis) , Keo lá tràm (A.
auriculiformis), Thông caribê (P. caribeae) v.v,…(Văn bản tiêu chuẩn KTLS, 2001).
Trong lĩnh vực cải thiện giống, nổi bật là công trình nghiên cứu của Lê Đình
Khả và các cộng sự (2003a[8] ;2003b[9]) đã chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giống,

15


16
16

nghiên cứu cải thiện giống các loài Bạch đàn, Thông caribê, Thông ba lá, Thông nhựa,
Thông đuôi ngựa,… Đặc biệt là đã chọn được các dòng Keo lai sinh trưởng nhanh,
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Gần đây Trung tâm
Nghiên cứu giống cây rừng đã nghiên cứu lai giống nhân tạo cho các loài keo, bạch
đàn và thông, tạo ra được một số tổ hợp lai rất có triển vọng. Đó chính là cơ sở tiền đề
để tiến hành công việc chọn giống tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cải thiện

giống cây bản địa vẫn còn rất ít. Sản xuất cây con là một công đoạn quan trọng góp
phần quyết định sự thành công của trồng rừng. Số lượng và chất lượng cây con phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn giống, chất lượng hạt giống và phương pháp tạo cây con.
Do đó, các kỹ thuật thu hái, bảo quản, xử lý cũng như các kỹ thuật vườn ươm là các
vấn đề mà các nhà lâm học phải quan tâm. Đối với các loài cây nhập nội mọc nhanh
như Keo, Bạch đàn … công nghệ nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô đã tạo ra
những tiến bộ vượt bậc. Không kể các vườn ươm công nghệ cao qui mô nhỏ, đã có
khoảng 10 vườn ươm nhân giống bằng công nghệ cao (mô, hom) có công suất hàng
triệu cây con mỗi năm rải ra trên các vùng Bắc, Trung, Nam phục vụ trồng rừng sản
xuất tập trung cho một số loài cây chủ lực.
Liên quan đến chủ đề trồng rừng gỗ lớn. Sau đây sẽ cập nhật một số đề tài liên quan:
Trong lĩnh vực lai tạo và chọn giống, Hà Huy Thịnh và cs. (2010) [14] đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số
loài cây trồng rừng chủ lực”. Kết quả đã được công nhận 19 giống quốc gia và tiến bộ
kỹ thuật cho các loài Keo lá tràm, Bạch đàn camal có thể đạt năng suất từ 15-30
m3/ha/năm, vượt 20-150% so với giống đại trà.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010) [12] với đề tài “Nghiên cứu chọn các dòng keo
và bạch đàn chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế” đã được công
nhận 20 dòng là giống tiến bộ lỹ thuật trong đó Bạch đàn: 9 dòng, Keo lai: 3 dòng,
Keo tai tượng: 1 dòng và Keo lá tràm: 7 dòng.
Nguyễn Việt Cường (2010) [3] thực hiện đề tài “Nghiên cứu lai tạo giống một
số loài Bạch đàn, Tràm, Thông và Keo” với kết quả đã được công nhận 13 giống Bạch
đàn lai (3 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật) và 5 giống của 5 dòng Keo lai
(2 giống quốc gia và 3 giống tiến bộ kỹ thuật).
Đoàn Thị Mai, Lê Sơn (2010) [11] với đề “Bước đầu chọn giống cho Xoan ta
và Tếch có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn” đã chọn được 79
cá thể cây trội cho Xoan ta và bước đầu dẫn giống được cho 60/79 cá thể cây trội đã
chọn. Qua khảo nghiệm bước đầu, đã chọn được 5-7 dòng vô tính có triển vọng. Đã
chọn được 50 cá thể cây trội từ các quần thể Tếch trong nước và dẫn giống thành công
36 dòng cây trội, nhập 45 lô hạt giống có chất lượng cao từ các vườn giống Tếch ở

Thái Lan.

16


17
17

Các tác giả khác cũng có những nghiên cứu về lĩnh vực giống cây trồng cung
cấp gỗ lớn, như: Nguyễn Đức Kiên (2010) [10] thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn,
nhân giống và kỹ thuật gây trồng hai loài cây Giổi xanh và Re gừng ”; Nguyễn Thị
Hải Hồng (2010) [7] nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu rái và
Sao đen; Lê Minh Cường (2010) [2] thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn giống và kỹ
thuật gây trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng và Gáo trắng cung cấp gỗ lớn ở một
số vùng trọng điểm”; Phạm Đức Tuấn đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn
giống và kỹ thuật trồng rừng cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) để phục vụ
kinh doanh gỗ lớn”; ...
Trong lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh: Đặng Văn Thuyết và cs. (2010) [16] với đề
tài “Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo, Bạch đàn,
Thông caribea cung cấp gỗ lớn” đã xác định điều kiện gây trồng và các biện pháp kỹ
thuật thâm canh (mật độ, bón phân, và kỹ thuật nuôi dưỡng, chuyển hóa thành rừng gỗ
lớn cho 5 loài: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn nâu và Thông caribea đạt
năng suất bình quân tương ứng với mỗi loài là: 25-27, 12-16, 14-18, 15-18 và 20-26
m3/ha/năm. Võ Đại Hải và cs. (2010) [6] đã nghiên cứu cơ sở lâm học và kỹ thuật phát
triển hai loài Vối thuốc (Schima wallichi) và Vối thuốc răng cưa (Schima superba). Lê
Quốc Huy (2010) nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Ươi. Trần Lâm
Đồng, Phan Minh Sáng (2010) [5] nghiên cứu kỹ thuật trồng cây gỗ lớn nhập nội: Lát
Mehico và Giổi Bắc bộ. Trần Hữu Biển (2010) [1] nghiên cứu đặc điểm sinh thái và
tình hình gây trồng loài Lò bo, Xoan mộc và Dầu cát. Nguyễn Thành Vân (2010)
nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Gội nếp, Dẻ cau, Xoan đào cho vùng Đông Bắc bộ. Hà

Văn Tiệp (2010) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài bản địa Trai lý,
Vù hương, Sưa nhằm phục hồi một số trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc bộ. Vũ
Đại Dương (2010) thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng
Cáng lò, Ngân hoa nhằm mục tiêu cung cấp gỗ lớn”. Nguyễn Thanh Minh (2010)
nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thúc quỳ, Chiêu liêu nước, Thúi, mọc nhanh có giá trị ở
Đông Nam Bộ. Phan Minh Sáng và cs. đang thực hiện đề tài “Hoàn thiện các biểu
điều tra của một số loài cây Keo, Bạch đàn, Thông”.
Trong lĩnh vực đất và quản lý lập địa: Phạm Thế Dũng và cs. (2010) [4] nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng
suất rừng trồng Bạch đàn, Keo ở các luận kỳ sau. Ngô Đình Quế và cs. (2009) [13]
nghiên cứu phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số cây chủ yếu ở các vùng trọng
điểm.
Trong lĩnh vực kinh tế-chính sách: Lương Văn Tiến và cs. (2010) [17] nghiên
cứu đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển
cây trồng chủ yếu phục vụ sản xuất hàng hóa lâm sản ở Việt Nam. Đề tài đã đề xuất

17


18
18

danh mục các loài chủ lực phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ lớn trên cơ sở
phân tích hiệu quả kinh tế của các loài đã được sử dụng trồng rừng trong các vùng sinh thái.
Khái niệm gỗ lớn được hiểu trong đề tài này là những cây thân gỗ có thân chính
rõ ràng, dài, phân cành xa mặt đất, cây cao, là thành phần chính của rừng và là đối
tượng kinh doanh chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Theo tiêu chuẩn Châu Âu thì gỗ lớn
là gỗ có kích thước đường kính đầu nhỏ lớn hơn 25cm (không kể vỏ).
Trong các năm vừa qua, phong trào trồng rừng sản xuất đã và đang phát triển
rộng khắp, bước đầu giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, góp phần

nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ làm nghề rừng. Tuy nhiên, rừng sản
xuất trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, trồng theo phương thức quảng canh nên năng suất,
chất lượng và giá trị kinh tế thấp.
Phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia
đình, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất... góp phần bảo vệ môi trường và chống
biến đổi khí hậu. Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ
đã được nhiều mô hình thí điểm khẳng định, song loại rừng này vẫn chưa phát triển
tương xứng với lợi thế.
Lợi ích kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn cao, nhưng hiện nay đa số chủ
rừng lại lựa chọn mô hình rừng gỗ nhỏ thay vì rừng gỗ lớn. Nguyên nhân do đa số
người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tài chính để theo đuổi chu kỳ
kinh doanh dài, cho gỗ lớn. Do có thu nhập thấp nên nhiều người trồng rừng cũng khó
đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nếu tiếp cận được vốn vay, thì khoản
vay cũng thấp hơn nhu cầu đầu tư, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh
rừng, lãi suất cao... Điều này khiến họ phải khai thác gỗ khi đáp ứng được yêu cầu
băm dăm và làm bột giấy để có thể trả lãi, vốn vay từ ngân hàng hoặc vay tư nhân.
Thực trạng quản lý rừng tại các địa phương cũng cho thấy, hầu hết người trồng
rừng phải đối mặt với khó khăn trong việc bảo vệ cây trồng, nhất là khi đã đạt kích
thước khai thác. Kẻ trộm thường chọn cây lớn để cắt, bỏ lại những cây nhỏ. Vì thế,
người trồng rừng khai thác cây non để bảo vệ lợi ích của mình.
Sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải
pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay. Để phát triển
mô hình rừng có lợi ích kép này, theo các chuyên gia, cần thay đổi từ công tác quy
hoạch, nghiên cứu giống mới, kỹ thuật lâm nghiệp, đến việc ban hành các chính sách
về phát triển thị trường, xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị...
Xuất phát từ nhu cầu thực tế một số tỉnh đã xây dựng mô hình sản xuất kinh
doanh gỗ lớn và bước đầu đã đạt được thành công. Năm 2014, thực hiện sự chỉ đạo
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang. Ngay từ đầu

18



19
19

năm, Chi cục Lâm nghiệp đã tham mưu, chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ: Sơn
Động, Cấm Sơn truyên truyền, vận động các hộ gia đình thuộc địa bàn xã Long Sơn
huyện Sơn Động; xã Sơn Hải huyện Lục Ngạn xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn
với diện tích 20 ha (mỗi đơn vị 10 ha) với cây trồng chính là Keo tai tượng, thời gian
kinh doanh rừng trồng từ 12-14 năm. Xây dựng mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ
nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn được thực hiện tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn với diện
tích 10 ha và xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế với diện tích 10 ha, thuộc Công ty TNHH
một thành viên lâm nghiệp Lục Ngạn và Yên Thế. [29]. Việc triển khai thực hiện
mô hình bước đầu khá thuận lợi, các hộ gia đình tham gia thực hiện là những hộ có
diện tích đất lâm nghiệp đủ lớn, liền kề; diện tích rừng trồng từ 3-5 ha, có điều kiện
kinh tế, có nhận thức và tự nguyện trồng rừng, chuyển hóa rừng trồng. Các hộ gia
đình đã được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật thâm canh rừng, được hỗ trợ tiền cây
giống và phân bón.
Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương tiên phong trong công tác quy
hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn. Thực hiện Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền
vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã xây dựng chương trình hành động, trong đó có nội dung chuyển hóa
một phần diện tích rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Bởi hiện nay tỉnh Thanh Hóa có
174.763 ha rừng trồng, trong đó có 56.819 ha rừng kinh doanh gỗ nhỏ, 3.385 ha rừng
kinh doanh gỗ lớn (chiếm 4,2% so với diện tích rừng trồng sản xuất hiện có), còn lại là
rừng cây Cao su, cây đặc sản. Hầu hết diện tích rừng trồng hiện nay là gỗ nhỏ, như
Keo tai tượng, Xoan, Bạch đàn; trữ lượng bình quân đạt 60 – 120 m 3/ha/chu kỳ kinh
doanh; hiệu quả kinh tế thấp, chỉ đạt 40 - 80 triệu đồng/ha/chu kỳ 6 - 7 năm. Trừ chi
phí, lợi nhuận chỉ đạt 1,5 – 4 triệu đồng/ha/năm (rừng trồng quảng canh) và 3,5 - 7

triệu đồng/ha/năm (rừng trồng thâm canh). Nguyên nhân chính là do giai đoạn trước
năm 2007 chưa có quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp nên giống cây đưa vào
trồng rừng từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng chưa được kiểm soát, mục đích kinh
doanh chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy, trồng theo phương thức quảng canh, chưa đầu
tư bón phân nên năng suất, chất lượng, sinh khối rừng thấp. Từ năm 2007 đến nay, cây
trồng rừng được tuyển chọn từ các nguồn giống tốt; một số diện tích đã được đầu tư
trồng theo hướng thâm canh, có bón phân nhưng diện tích còn nhỏ lẻ, chưa hình thành
vùng kinh doanh gỗ lớn.
Năm 2012, Thanh Hóa triển khai 3 mô hình chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ
(nguyên liệu băm dăm) sang rừng kinh doanh gỗ lớn (cung cấp gỗ xẻ) tại xã Trí Nang
(Lang Chánh) với 63 ha Keo tai tượng Úc, bằng cách tỉa thưa điều chỉnh mật độ cây;
cùng với đó là tỉa cành, chăm sóc, bón phân... tạo khả năng sinh khối của rừng tăng
nhanh; dự kiến đến chu kỳ khai thác (sau 12-15 năm), trữ lượng rừng có thể đạt từ 300

19


20
20

đến 350 m3/ha; đạt 400 – 450 triệu đồng/ha/chu kỳ. So sánh với kinh doanh 2 chu kỳ
gỗ nhỏ trên cùng một đơn vị diện tích, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 2,8 lần. Không
những thế, kinh doanh rừng gỗ lớn còn giúp giảm bớt 1 lần khai thác và trồng lại rừng
so với kinh doanh rừng gỗ nhỏ. Do đó giảm xói mòn, rửa trôi đất. Rừng gỗ lớn lại có
khả năng hấp thụ cácbon cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi
khí hậu. Chính vì vậy, theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thanh Hóa giai đoạn
2011-2020, toàn tỉnh tập trung phát triển vùng rừng sản xuất, kinh doanh gỗ lớn, quy
mô 55.932 ha, gắn với các nhà máy chế biến lâm sản nhằm nâng cao sản lượng và giá
trị rừng trên một đơn vị diện tích, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững gắn với bảo
vệ môi trường sinh thái. Cụ thể là, phát triển vùng kinh doanh gỗ lớn từ năm 20142015 là 27.800 ha, từ năm 2016-2020 là 28.132 ha; đến năm 2020 tổng diện tích rừng

gỗ lớn là 55.932 ha, với các loại cây: Keo, Xoan, Mỡ, Tếch, Lát hoa, Sao đen... Đến
chu kỳ khai thác trữ lượng gỗ lớn đạt 20,99 triệu m 3, phục vụ cho công nghiệp chế
biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. [26]
Cũng trong năm 2014, toàn tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình
trồng rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy tại các công
ty lâm nghiệp. ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sơn Dương đã trồng được 10,7ha
keo tai tượng, đạt 107% kế hoạch. Trong đó, tại đội sản xuất xã Đồng Quý trồng 6 ha,
đội sản xuất xã Đại Phú trồng 4,7 ha. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp
và PTNT, Công ty đã đăng ký trồng 10ha rừng kinh doanh gỗ lớn và 10ha chuyển hóa
rừng kinh doanh gỗ lớn kết hợp với kinh doanh nguyên liệu giấy. Hơn 10 ha rừng
trồng gỗ lớn đều là giống keo tai tượng nhập ngoại được Công ty nhập từ Úc về, bảo
đảm chất lượng cây giống; mật độ trồng 1.100 cây/ha. Tại xã Đồng Quý, Công ty đã
liên kết với 5 hộ dân trồng 6 ha rừng gỗ lớn. Các bước trồng đều được giám sát thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật, từ việc cấp cây giống, cách bón phân và chăm sóc cây;
đến nay, rừng trồng đã phát triển tốt. Cùng đó, toàn tỉnh đã triển khai đến 5 Công ty
lâm nghiệp thực hiện, với tổng diện tích gần 40 ha. Trong quá trình trồng, áp dụng chế
độ thâm canh, không tỉa thưa, tuổi khai thác có thể để từ 12 đến 18 năm. Ngoài ra, các
công ty còn thực hiện chuyển hóa rừng gỗ lớn từ rừng nguyên liệu giấy. Tuổi rừng
thực hiện chuyển hóa rừng trồng từ 3 đến 4 tuổi, mật độ để lại nuôi dưỡng từ 400 đến
600 cây/ha.[28]
Với tiềm năng và lợi thế vốn có cộng với thành công bước đầu của những mô
hình ở các địa phương kể trên, đó là cơ sở thực tiễn cho tỉnh Bình Định có thể áp dụng
thành công mô hình vùng nguyên liệu gỗ lớn để nâng cao lợi ích kinh tế của tỉnh nói
chung và chủ rừng nói riêng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

20


21
21


1.2. Cơ sở pháp lý và khuôn khổ chính sách
1.2.1. Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung
quy định về việc: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, ..;
Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Một trong những ưu
tiên để tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là tạo vùng nguyên liệu cung cấp gỗ lớn;
Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐBNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản
xuất giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 5/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về Kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến
giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về Kế hoạch phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014 - 2020;
Văn bản số 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm
trong lâm nghiệp giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 về việc phê duyệt kết quả rà
soát quy hoạch 3 loại rừng; quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 về việc
phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng và quyết định số 358/QĐ-UBND
ngày 04/8/2010, về việc chuyển đất lâm nghiệp dự phòng, đất nằm ngoài quy hoạch 3
loại rừng và diện tích nương rẫy phân bố trên đất đồi núi dốc nay đã trồng rừng sang

quy hoạch đất lâm nghiệp của UBND tỉnh Bình Định.
Văn bản số 145/UBND-TH ngày 13/01/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc
chủ trương lập quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2015 – 2025 định hướng đến năm 2035.
Và một số văn bản khác.

21


22
22

1.2.2. Các tài liệu sử dụng
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Chính phủ phê
duyệt tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/03/2013;
Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định tại Quyết định số 526/QĐUBND, ngày 24/ 9/ 2012;
Kết quả rà soát quy hoạch điều chỉnh bổ sung 3 loại rừng năm 2015 ;
Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 theo Quyết định
số 890/QĐ-UBND, ngày 17/ 3/ 2015;
Và một số tài liệu liên quan khác.

22


23
23

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển, khai thác sử dụng rừng trồng ở tỉnh Bình Định.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng và các khó khăn, vướng mắc trong bước
đầu áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Đề xuất quy hoạch và một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
rừng trồng gỗ lớn.
2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Chọn lựa vùng quy hoạch trên phạm vi diện tích rừng trồng sản xuất toàn tỉnh.
Xác định các vùng chuyển hoá rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn; xác định vùng
trồng lại rừng kinh doanh gỗ lớn; Xác định các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng rừng trồng;
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có điều kiện đầu tư để trồng rừng
với mục đích kinh doanh gỗ lớn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về kinh tế - xã hội, tài nguyên của khu
vực nghiên cứu.
- Tình hình tự nhiên và kinh tế – xã hội
- Hiện trạng tài nguyên rừng và nhu cầu tiêu thụ lâm sản:
• Phân chia các loại rừng theo mục đích sử dụng và hiện trạng công tác tổ chức
quản lý ba loại rừng.
• Hiện trạng và khả năng cung cấp của rừng tự nhiên.
• Hiện trạng rừng trồng và những vấn đề liên quan đến công tác trồng rừng sản
xuất tại khu vực nghiên cứu.
• Nhu cầu tiêu thụ lâm sản nói chung và gỗ lớn nói riêng.

23



24
24

2.3.1.2. Phân tích các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến
định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn tại khu vực nghiên cứu.
- Các yếu tố tự nhiên (Khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, gió bão...; Đất đai: loại
đất, độ dày tầng đất, độ phì đất...; Địa hình: độ cao, độ dốc).
- Các yếu tố kinh tế – xã hội (nhận thức, tập quán, kinh nghiệm, quy trình kỹ
thuật, khả năng tài chính, nguồn giống...).
- Hệ thống và phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển rừng trồng gỗ lớn.
2.3.2. Thực trạng hoạt động phát triển và khai thác - sử dụng rừng trồng ơ
tỉnh Bình Định
2.3.2.1. Hoạt động phát triển rừng trồng.
- Cơ cấu cây trồng (theo quy hoạch và thực tế).
- Diện tích rừng trồng (theo loài cây, theo địa phương/đơn vị và theo các mốc
thời gian...).
- Hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) mang lại và những khó khăn, bất cập
của hoạt động trồng rừng và sản phẩm rừng trồng hiện nay.
- Tìm hiểu và đánh giá các mô hình trồng và kinh doanh gỗ trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng gỗ rừng trồng
- Tìm hiểu thực trạng khai thác sử dụng gỗ rừng trồng ở tỉnh Bình Định.
- Hệ thống và phân tích những hạn chế của phương pháp khai thác gỗ nhỏ.
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về định hướng và thành quả phát
triển rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Bình Định
- Phân tích các bên liên quan trong hoạt động trồng rừng và đánh giá vai trò của
các tổ chức nhà nước trong phát triển rừng trồng gỗ lớn
- Công tác quy hoạch sản xuất kinh doanh gỗ lớn (loại rừng, vùng trồng, loài
cây trồng...)
- Hoạt động khoa học - công nghệ: nghiên cứu/ứng dụng giống mới, xây

dựng/ứng dụng quy trình kỹ thuật tạo rừng (trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ) và
khai thác rừng gỗ lớn
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách: ban hành các chính sách về phát triển thị
trường, xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất
kinh doanh gỗ lớn.
- Công tác tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực.
2.3.4. Đề xuất quy hoạch và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản
xuất kinh doanh gỗ lớn.
2.3.4.1. Đề xuất vùng quy hoạch và loại cây trồng kinh doanh gỗ lớn (cho các
địa phương/tiểu vùng sinh thái, dạng lập địa).

24


25
25

- Căn cứ để quy hoạch và chọn loại cây trồng
- Bước đầu đề xuất vùng quy hoạch và loại cây trồng kinh doanh gỗ lớn
2.3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất kinh doanh gỗ lớn
- Giải pháp kỹ thuật (đảm bảo nguồn giống, quy trình kỹ thuật tạo rừng và kinh
doanh rừng gỗ lớn...).
- Giải pháp về tổ chức quản lý và tăng cường sự tham gia (để đảm bảo cho tổ
chức và hộ gia đình tham gia mô hình đủ khả năng duy trì vùng kinh doanh.)
- Giải pháp về chính sách (cho vay vốn ưu đãi, bảo hiểm rừng trồng...).
- Giải pháp về khuyến lâm
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp:
Trên địa bàn các huyện dự kiến tham gia cần thu thập:

- Bản đồ theo dõi diến biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2014;
- Các hồ sơ quản lý về rừng trồng;
- Các Quyết định giao đất, chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, các yếu tố thời
tiết , chế độ mưa…
- Cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch nông thôn.
- Tình hình quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng, những khó khăn trở ngại.
- Số liệu dân sinh, kinh tế xã hội của các huyện, xã...
- Và các loại tài liệu, bản đồ có liên quan khác.
Kế thừa các tài liệu có liên quan
2.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp:
(1). Tổ chức hội nghị lập kế hoạch triển khai
Chuẩn bị cho chương trình làm việc: Giới thiệu với các đơn vị chủ rừng liên
quan những nội dung sau:
- Trình bày về các chủ trương, chính sách, lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của các
đối tượng tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn;
- Trình bày các bước thực hiện và mục tiêu, yêu cầu sản phẩm của công tác ngoại
nghiệp: phân loại, thống kê các đối tượng chủ rừng tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
- Trình bày kế hoạch triển khai và công tác phối hợp

25


×