Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN bảo HIỂM NHÂN THỌ tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.89 KB, 40 trang )

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TẠI VIỆT NAM

1

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường
BHNT ở Việt Nam
1.1. Giai đoạn trước năm 1996
Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra
đời rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, bảo hiểm nói chung và
BHNT nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của
ngành bảo hiểm gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước.
Sau năm 1954, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc.
Trong cũng thời kỳ đó, ở miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Các cơ sở hạ tầng và tổ chức kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa lần lượt ra đời, hình thành hệ thống kinh tế quốc doanh ngày
càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội. Hoạt động kinh tế
và yêu cầu quản lý mới đòi hỏi cấp thiết phải có cơ chế tài chính và cơ
chế đảm bảo an toàn tài sản cho nền kinh tế. Chính vì vậy, từ năm 1963
Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty bảo
hiểm Việt Nam với sự cộng tác của Công ty bảo hiểm nhân dân Trung
hoa.
Ngày 17.12.1964 bằng Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính
phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty bảo hiểm Việt
Nam, tên giao dịch là Bảo Việt, được thành lập và chính thức khai
trương hoạt động ngày 15.01.1965 với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng
Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý
trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển
khai mảng bảo hiểm phi nhân thọ, mà chưa triển khai BHNT. Tuy nhiên,
Bảo Việt cũng đã chú trọng đến việc mở rộng và đa dạng hóa các
nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm con người, làm tiền


đề cho việc triển khai BHNT về sau.


Sau hơn 10 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, công cuộc xây
dựng Tổ quốc ở nước ta đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cơ
2

chế tập trung, quan liêu bao cấp cũng bộc lộ nhiều hạn chế, kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế nước ta. Chính sách giá cả, tiền lương không
còn phù hợp làm lạm phát trở nên trầm trọng, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn, tình hình chính trị trong và ngoài nước biến đổi mạnh
mẽ đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi.
Ngày 22.12.1987, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ
họp thứ 2 đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở
pháp

lý quan trọng cho chính sách mở cửa nền kinh tế với thị trường

bên ngoài, mở ra thời kỳ phát triển mới cho nền kinh tế nước nhà.
Chính sách mở cửa vào năm 1986 đã tạo điều kiện cho ngành bảo
hiểm Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật bảo hiểm
mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, Bảo Việt, lúc đó vẫn là công
ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam, đã thấy được tiềm năng to lớn của
BHNT ở nước ta. Vì vậy, Bảo Việt đã có đề tài nghiên cứu “BHNT và
việc vận dụng vào Việt Nam”. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tổng
hợp những lý thuyết cơ bản mà BHNT thế giới đã áp dụng, đồng thời
phân tích những điều kiện triển khai BHNT. Tuy nhiên, đề tài đã nhận
định rằng, việc triển khai BHNT ngay vào thời điểm đó là chưa phù hợp.
Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đó có nhiều điểm bất lợi, cụ
thể:

+ Tỷ lệ lạm phát cao
+ Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp
+ Chưa có môi trường để cho công ty bảo hiểm hoạt động
+ Chưa có môi trường pháp lý trong lĩnh vực BHNT
Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, lạm phát được khống chế
một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được ổn định, từ đó tạo


nhu cầu về tham gia bảo hiểm. Để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm
phát triển, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
3

và góp phần thực hiện chiến lược kinh tế 1991-2000 của đất nước,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP, vào ngày 18.12.1993, cho
phép thành lập các Công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế
khác, chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt trên thị trường, đánh dấu
một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam.
Ngay trong năm 1994, sau khi ban hành Nghị định 100/CP, một số công
ty bảo hiểm được thành lập như PJICO, Bảo Minh, Bảo Long. Nhưng
đây đều là các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
1.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay
Trên cơ sở đánh giá các điều kiện để triển khai BHNT được coi là
chín muồi (như thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, nền kinh
tế phát triển tương đối ổn định, dân số nước ta đông), Bộ Tài chính đã ký
Quyết định số 281/QĐTC, vào ngày 20/03/1996, cho phép triển khai hai
loại hình BHNT đầu tiên ở Việt Nam, đó là: BHNT có thời hạn và bảo
hiểm trẻ em. Sau đó, do những yêu cầu về quản lý quỹ BHNT, ngày
22/6/1996 Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công
ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt
Nam. Sự ra đời của Bảo Việt Nhân Thọ đánh dấu một bước ngoặt mới

trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Khẳng định hướng đi
đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 1999, đánh dấu mốc quan trọng sự phát triển của thị trường
BHNT Việt Nam. Nhận thức rõ được tiềm năng to lớn của thị trường
BHNT Việt Nam, đã có nhiều công ty BHNT nước ngoài đăng ký xin
phép được hoạt động ở Việt Nam. Và đến năm 1999, có ba công ty
BHNT có vốn đầu tư nước ngoài đã được Nhà nước ta cấp giấy phép
hoạt động, đó là: Công ty TNHH BHNT Chinfon-Manulife (hiện nay
Chinfon đã bán hết cổ phần cho Manulife và đổi tên thành Công ty


TNHH BHNT Manulife), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG (là liên
doanh giữa Bảo Minh và tập đoàn CMG), và Công ty BHNT Prudential
4

UK.

Đến năm 2000, một công ty BHNT 100% vốn đầu tư nước ngoài
nữa được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty
TNHH BHNT Quốc tế Mỹ (AIA). Như vậy, có thể nói đến lúc này, thị
trường BHNT Việt Nam thực sự được hình thành. Sự cạnh tranh không
phải diễn ra giữa các công ty trong nước như trong bảo hiểm phi nhân
thọ, mà là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài.
Từ năm 2001 đến nay: Đây là giai đoạn mà đất nước tiếp tục thời
kỳ

đổi mới, cải cách kinh tế đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành

quả quan trọng. Kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng đạt bình quân

6,9%, lạm phát một con số. Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD năm 1996 lên 430 USD
năm 2001 và trên 500 USD năm 2003. Đây là những điều kiện kinh tế xã
hội thuận lợi thúc đẩy thị trường BHNT Việt Nam phát triển.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát
triển một cách bền vững, tại Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 của nước
CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật này
có hiệu lực từ ngày 1.4.2001, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ở Việt Nam, trong đó có BHNT.
Bên cạnh Bảo Việt Nhân thọ và bốn công ty BHNT có vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập từ năm 2000 trở về trước, thị trường BHNT
Việt Nam tính đến cuối năm 2005 còn có thêm ba công ty mới và đều là
công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đó là: Công ty TNHH BHNT
Prévor, và công ty TNHH BHNT ACE, công ty TNHH bảo hiểm new York
Life. Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đang từng bước hội nhập với
thị trường BHNT khu vực và trên thế giới.


1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT ở Việt Nam
trong những năm vừa qua

5

1.3.1. Điều kiện kinh tế
Giai đoạn từ năm 1996, khi Bảo Việt triển khai sản phẩm BHNT
đầu tiên, đến nay là giai đoạn mà tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp
tục phát triển và ổn định sau những năm đầu mở cửa và cải cách, nền
kinh tế đã đạt được các chỉ tiêu phát triển đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng gia
tăng, nhưng không vượt quá hai con số, vì vậy không ảnh hưởng lớn
đến sản xuất, đến đời sống dân cư và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của Việt Nam. Đây là những điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho
sự phát triển của thị trường BHNT trong giai đoạn này cũng như những
năm về sau. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng có thể kể đến đó là:


1.3.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP trong giai đoạn này có sự tăng trưởng 6mạnh. Số liệu bảng
1.1 cho thấy, nếu như năm 1995 GDP của Việt Nam là 195.567 nghìn tỷ
đồng, thì đến năm 2015 con số này đạt 392.260 nghìn tỷ đồng. So với
năm 2014, GDP năm 2015 tăng 8,4%, đây là mức tăng trưởng GDP cao
nhất kể từ năm 1997.
Bảng 1.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2015
(Theo giá so sánh năm 1995)
Năm

1995 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

GDP
(nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)

195,57256,27273,67292,54313,14335,99361,86392,26
9,5

4,8

6,8

6,9


7,1

7,3

7,7

8,4

1.3.1.2. Thu nhập dân cư
Thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư đều được
cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Dựa vào bảng số liệu 1.2 cho
thấy, nếu năm 2009, thu nhập bình quân năm tính trên mỗi đầu người là
5.221.000 đồng, đến năm 2015 con số này là 10.080.000 đồng. Mức
tăng thu nhập dân cư bình quân giai đoạn 2009-2015 là 15,5%.
Bảng 1.2: Thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 1999-2005
(Theo giá thực tế)
Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

GDP (nghìn tỷ đồng)

399,9 441,6 481,2 535,6 605,5 652,2 837,8

Dân số(triệu người)

76,59
4 77,63
4 78,68
9 79,72

7 80,90
8 82,00
1 83,119
6
Thu nhập bình quân đầu
7
5
6
7
2
0 10.08
5.221 5.688 6.116 6.718 7.485 7.953
người/năm (1000đ)
0
Mức sống nâng cao đã giúp cho người dân Việt Nam bắt đầu có
tích lũy và sử dụng tiền tích lũy tái đầu tư trở lại nền kinh tế. Trong đó


BHNT là một trong những kênh người dân có thể lựa chọn để đầu tư.
Đây là cơ sở kinh tế quan trọng cho sự phát triển của BHNT.
7

1.3.2. Điều kiện văn hóa xã hội
1.3.2.1. Dân số
Là một trong số những quốc gia có dân số đông trên thế giới, Việt
Nam có tiềm năng rất lớn về BHNT. Mặc dù trong những năm gần đây
dân số nước ta tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đã được kiểm soát, luôn
thấp hơn 1,5% (bảng 1.3). Đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam đạt
83,119 triệu người. Hiện nay, nước ta là một trong những nước đông
dân trên thế giới: Dân số Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam á,

đứng thứ 7 Châu á, và đứng thứ 12 thế giới. Thế nhưng số người tham
gia BHNT mới khoảng hơn một triệu người, so với các nước trong khu
vực và trên thế giới thì còn rất ít
Bảng 1.3: Dân số và tăng trưởng dân số
Năm

2009 2010

2011

2012 2013 2014 2015

Dân số (Triệu người) 76,597 77,635 78,686 79,727 80,902 82,000 83,119
Tốc độ tăng (%)

1,51

1,36

1,35

1,32

1,47

1,01

1,33

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng

được cải thiện, tuổi thọ do đó tăng lên, đến nay tuổi thọ bình quân của
Việt Nam đã đạtmức trung bình của thế giới (khoảng 70 tuổi). Đây là
những điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia của người mua sản phẩm
BHNT. Đặc biệt các sản phẩm bảo hiểm tích lũy tử kỳ, niên kim nhân thọ
sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng.
1.3.2.2. Giáo dục
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giáo dục trong
những năm vừa qua. Số lượng học sinh đi học phổ thông niên học 20122013 tăng gần 1,5 lần so với niên học 1986 - 1987. Khối trung học
chuyên nghiệp tăng hơn 2,6 lần, khối cao đẳng và đại học tăng 12,4 lần.


Về cơ bản đến nay Việt Nam đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu
học và đang từng bước nâng cao trình độ dân trí. Thực tế này cho thấy
8

truyền thống hiếu học của dân tộc ta và cũng cho thấy tiềm năng của
BHNT trong những năm tới đối với các sản phẩm bảo hiểm giáo dục
như An sinh giáo dục.
1.3.2.3. Văn hóa
Việt Nam là một nước ở phương Đông, chịu ảnh hưởng to lớn của
Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam hết
sức coi trọng. Với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách,
chia sẻ ngọt bùi, mỗi người dân Việt Nam luôn sẵn lòng chia sẻ những
khó khăn mà đồng bào phải gánh chịu. Có thể nét đặc trưng văn hóa
này sẽ tạo nên một thị trường BHNT hết sức hấp dẫn ở Việt Nam, bởi vì
BHNT là sự biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương bao la đối với
người thân và gia đình. Hơn nữa, người Việt Nam còn có nét đặc trưng
về tính cách đó là tiết kiệm, “lo xa” về bảo đảm cuộc sống cho mình và
cho người thân trong tương lai. Trong khi đó, BHNT là một công cụ hữu
hiệu để giải quyết những vấn đề này.

1.3.3. Công nghệ thông tin
Thế kỷ XX có thể nói là thể kỷ của khoa học kỹ thuật, với sự ra đời
của hàng loạt các phát minh sáng chế, làm cho lĩnh vực khoa học kỹ
thuật có những bước phát triển nhảy vọt. Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đã thúc đẩy các nền kinh tế của các quốc gia phát triển với một
tốc độ nhanh chưa từng có. Khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp của nền kinh tế. Ở Việt Nam nhờ tăng cường đầu tư
hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ mà lĩnh vực này đã hoạt đạt
được những bước phát triển nhất định trong thời gian qua. Đặc biệt
trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, cáp quang, kỹ thuật khai thác và
xử lý thông tin…Hệ thống thông tin quốc gia Việt Nam ngày nay đã đủ
mạnh để hòa nhập vào mạng lưới viễn thông khu vực và thế giới, phục


vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trình độ
công nghệ thông tin Việt Nam đã bước đầu phát triển sang các lĩnh vực
9

in ấn, thông tin, Internet, thương mại điện tử và công nghệ phần mềm…
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các DNBH:
- Vi tính hóa quá trình dịch vụ và giảm bớt tính cồng kềnh của cơ
cấu

tổ chức tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm theo mô hình “doanh

nghiệp thông tin”, đa dạng hóa kênh phân phối và hình thức dịch vụ, tạo
ra cơ sở chung phục vụ nhu cầu lưu trữ tra cứu và phân tích, từ đó cho
phép thay đổi mô hình tổ chức theo hướng gọn nhẹ chuyên môn hóa
cao.
- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường dịch vụ khách

hang bằng các dịch vụ phụ trợ kỹ thuật cao, phục vụ khách hàng nhanh
chóng, thường xuyên.
- Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm cá nhân hóa các dịch vụ bảo
hiểm qua Internet đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Phát triển của công nghệ thông tin ảnh hưởng tới tổ chức doanh
nghiệp bảo hiểm và cách thức trao đổi thông tin. Do hệ thống thông tin
hỗ trợ các quá trình trao đổi thông tin đa chiều các bộ phận trong doanh
nghiệp bảo hiểm và với khách hàng qua hệ thống mạng nên các khái
niệm về không gian (như khoảng cách giữa các phòng ban), thời gian
trong trao đổi thông tin bị xóa nhòa. Điều này dẫn tới việc thay đổi cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm và cách thức mà doanh nghiệp
quan hệ với khách hàng. Như vậy thay cho việc các doanh nghiệp bảo
hiểm phải thành lập nhiều công ty chi nhánh để mở rộng hệ thống phân
phối trên các địa bàn với cơ cấu tổ chức cồng kềnh thì với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần thành lập các bộ
phận chuyên quản lý để bán sản phẩm và phụ vụ khách hàng. Các hoạt
động hạch toán kế toán quản lý hợp đồng… được thực hiện tập trung.
Mô hình quản lý này sẽ giảm thiểu hoạt động trùng lặp, tăng cường


chuyên môn hóa, tăng cường chỉ đạo theo định hướng chiến lược phát
triển và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Nhờ vậy,
1

doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi mô hình nhiều cấp sang mô hình
ít cấp hoặc mô hình sao với sự trao đổi thông tin đa chiều giữa các bộ
phận. Điều này góp phần giảm bớt các cấp quản lý trung gian vốn chỉ
thực hiện chức năng tổng hợp báo cáo thông tin trình lãnh đạo ra quyết
định.
Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, tin

học cũng gây biến đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng
có nhu cầu tìm hiểu thông tin và đòi hỏi được cung cấp dịch vụ qua các
phương tiện thông tin hiện đại như qua Internet, qua điện thoại, email;
được cung cấp dịch vụ tài chính tổng hợp như bảo hiểm- đầu tư- thanh
toán… Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm triệt để ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu mới khách hàng
thực hiện cạnh tranh.
1.3.4. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế
Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu để phát triển
của bất cứ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Việc mở cửa nền kinh tế
ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các lĩnh vực,
các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm và BHNT. Sự tham gia
vào thị trường BHNT Việt Nam của các doanh nghiệp BHNT nước ngoài
lớn, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh
doanh BHNT như AIA, Prudential..., đã tạo tiền đề cho sự phát triển
nhanh chóng của thị trường BHNT Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát
triển.
Mở cửa và hội nhập cũng đang góp phần tạo ra những thay đổi
trong cách nghĩ, cách làm của người dân Việt Nam. Thay vào việc trông
chờ bao cấp của Nhà nước, người dân phải học cách tự lo cho mình, và
du nhập tập quán tham gia bảo hiểm là một cách nghĩ tích cực.


1.3.5. Môi trường pháp lý
Trong suốt thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1993,
Nhà nước thực
1
hiện độc quyền về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm
duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm. Do hoạt động

trong điều kiện bao cấp nên vai trò của bảo hiểm trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội còn hạn

chế. Thực hiện chủ trương phát triển nền

kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 18/12/1993,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, tạo
tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt
Nam nói chung, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu quan trọng của Nhà nước khi ban hành Nghị định 100/CP
năm 1993 đó là: Tạo ra một thị trường bảo hiểm thực sự ở Việt Nam,
xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt, tách chức năng quản lý nhà nước
với chức năng kinh doanh, phù hợp với chủ trương chung là phát triển
kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo
hiểm phát sinh, đặc biệt khi xóa bỏ cơ chế bao cấp của Nhà nước.
Xuất phát từ các mục tiêu trên, hai nội dung quan trọng của Nghị
định 100/CP năm 1993 cần được nhắc tới, đó là: Thứ nhất, cho phép
thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm khác được kinh doanh trên thị
trường bên cạnh Bảo Việt; và thứ hai, Bộ Tài chính là cơ quan Chính
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã thành lập Phòng quản lý nhà nước về
kinh doanh bảo hiểm, trực thuộc Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức
tài chính với các chức năng:
- Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Quản lý tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm
- Chủ quản các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước


Sau khi ban hành Nghị định 100/CP, tạo cơ sở pháp lý ban đầu
cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm, nhận thức rõ

1

tầm quan trọng của việc duy trì thị trường phát triển lành mạnh, ổn định
và bền vững, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục hoàn thiện môi
trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngày 9/12/2000
Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua.
Trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, ngày 1/8/2001 Chính phủ đã
ban hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, và ngày 28/8/2001 Bộ Tài
chính ban hành Thông tư 72/2001/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị
định 43/2001/NĐ-CP.
Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường
bảo hiểm Việt Nam cần được kể tới đó là năm 2003, khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt
"Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến
năm 2010" với các mục tiêu: “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện,
an toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền
kinh tế và dân cư, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng
những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực
trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng
cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”.
Nhìn chung cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh, từng bước
đi vào cuộc sống và phát huy được những tác dụng tích cực của nó. Hệ
thống các văn bản pháp quy này đáp ứng được yêu cầu phát triển thị
trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị
trường bảo hiểm phát triển an toàn hiệu quả. Đồng thời, công tác quản lý



nhà nước cũng được đổi mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp
hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách
1

nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện thực thi pháp luật. Việc
giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách
quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
Năng lực tổ chức, cán bộ và bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kinh
doanh bảo hiểm đã được củng cố, nâng cao, tạo tiền đề quan trọng cho
sự phát triển lâu dài và lành mạnh của thị trường.
2. Thực trạng hoạt động của thị trường BHNT ở Việt Nam
2.1. Quy mô, tốc độ phát triển
Trong những năm qua, thị trường BHNT Việt Nam có sự gia tăng
mạnh mẽ về quy mô như: tăng số lượng các công ty bảo hiểm, tăng
doanh thu phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo
hiểm.
2.1.1. Số lượng các công ty bảo hiểm nhân thọ
Kể từ năm 1996, khi Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB
thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty
Bảo hiểm Việt Nam, cho đến nay trên thị trường đã có tất cả 8 công ty
BHNT (Bảng 1.4). Đặc biệt, trừ Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp Nhà
nước, tất

cả các công ty còn lại đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài.
Nhận thấy BHNT là một lĩnh vực mới mẻ và có kỹ thuật bảo hiểm
phức tạp, Chính phủ sớm có định hướng nhanh chóng mở cửa thị

trường BHNT. Trên cơ sở Điều 2, mục 1 và 3 của Nghị định 100/CP về
việc cho phép thành lập công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam, năm 1999 có tới 3 công ty BHNT nước ngoài được cấp giấy
phép hoạt động tại Việt Nam, đó là: Công ty TNHH BHNT Manulife (Việt
Nam), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG, Công ty TNHH BHNT


Prudential Việt Nam. Năm 2000, một công ty nữa được thành lập là
Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA). Năm 2005, có 3 công ty BHNT được
1

thành lập.

Bảng 1.4: Một số doanh nghiệp BHNT đang hoạt động ở Việt Nam
(2015)
Năm
Hình Vốn điều Vốn
Xuất
STT Tên doanh nghiệp
triển
thức sở lệ ban điều lệ
xứ
khai
hữu
đầu
2015
Bảo hiểm Nhân
Việt
779 tỷ
1.500 tỷ

1
1996
Nhà nước
ThọViệt Nam (Bảo
Nam
VNĐ
đồng
2

3

Việt)
Công ty

TNHH

Manulife (Việt Nam)
Công ty TNHH BHNT
Bảo Minh – CMG

1999

1999

Canad 100% vốn 5 triệu

10 triệu

a
Việt

Nam

nước

USD

USD

ngoài
Liên

2 triệu

10 triệu

doanh

USD

USD

và Úc
4

5
6
7
8

Công ty TNHH BHNT

Prudential Việt Nam
Công ty TNHH BHNT
quốc tế Mỹ(AIA)
Công ty TNHH BHNT
ACE
Công ty TNHH BHNT
Prevoir
Công ty TNHH bảo
hiểm New York Life

1999

2000

Anh

Mỹ

2005

Mỹ

2005

Pháp

2005

Mỹ


100% vốn 14 triệu

75 triệu

nước

USD

USD

ngoài
100% vốn 5 triệu

25 triệu

nước

USD

USD

ngoài
100% vốn

20 triệu

nước
100%
ngoài vốn


USD
10 triệu

nước
100%
ngoài vốn

USD
10 triệu

nước

USD

ngoài
Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đã có mặt đầy đủ các công
ty BHNT hàng đầu đại diện cho các nước có thị trường BHNT phát triển
nhất thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc.
2.1.2. Doanh thu phí bảo hiểm


Trong những năm qua doanh thu phí BHNT luôn đạt được tốc độ
tăng trưởng cao, đặc biệt vào những năm đầu mới triển khai.
1

Bảng 1.5: Doanh thu phí bảo hiểm của thị trường BHNT
Năm
2006 2007 2008 200 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu phí
(tỷ đồng)

Tốc độ tăng
trưởng (%)

1
-

Đóng góp vào 0,0003
GDP (%)

5

11

9 1.29 2.77 4.36 6.57 7.71 8.02
203 485
0
8
8
5
1
3

1.00 1.74
0
0,01

5

139 166 115


0,0 0,1
6

2

57

50

17

4,05

0,29 0,56 0,81 1,09 1,07 1,04

Số liệu bảng 1.5 cho thấy, năm 1996 khi Bảo Việt mới bắt đầu triển
khai BHNT, doanh thu phí mới chỉ đạt xấp xỉ một tỷ đồng, đến năm 2007
con số này là 11 tỷ đồng, tăng 1000% so với năm 2006. Đặc biệt năm
2008, phí bảo hiểm toàn thị trường đạt tốc độ tăng cao nhất là 1.745%
so với năm trước. Thực tế này khẳng định việc triển khai BHNT trên thị
trường Việt Nam của Bảo Việt là đúng đắn. Năm 2010, do có sự tham
gia trên thị trường của 4 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là
Manulife, Bảo Minh-CMG, Prudential và AIA, doanh thu phí toàn thị
trường đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 166% so với năm trước. Ngoài ra, đóng
góp doanh thu phí của thị trường BHNT vào GDP Việt Nam cũng tăng
qua các năm. Nếu như năm 2006 tỷ trọng đóng góp này là 0,00035% thì
đến năm 2015 là 1,04%. Nếu so sánh về mặt số tương đối thì con số
này không phải là lớn, nhưng nếu xét về số tuyệt đối thì mức tăng này là
khá lớn vì nó được tính so với GDP của một nước.


Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BHNT Việt Nam trong thời
gian qua đã làm tăng vị thế của ngành bảo hiểm, góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Điều này được thể hiện
qua số lượng hợp đồng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm đã được ký kết, số


lượng công ăn việc làm đã được tạo ra, nguồn vốn đầu tư thị trường
BHNT cung cấp cho nền kinh tế…

1

2.1.3. Số lượng hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và chi trả bảo
hiểm
Thời gian qua, một số lượng lớn hợp đồng BHNT đã được ký
kết với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm lên tới hàng tỷ đồng. Rõ
ràng đây là công cụ hữu hiệu được người dân lựa chọn để đối phó với
những khó khăn tài chính do rủi ro gây nên, hoặc tiết kiệm để dành cho
những dự tính quan trọng trong tương lai như tạo vốn làm ăn, cho con
học hành, sinh sống tuổi già… Năm 1996, khi Bảo Việt mới triển khai
thí điểm BHNT tại một số tỉnh thành, kết quả đạt được dừng lại ở những
con số rất khiêm tốn: Khai thác được 1.200 hợp đồng bảo hiểm với
tổng doanh thu phí xấp xỉ một tỉ đồng. Nhưng ngay sau đó một năm,
số lượng hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007 đã là gần
1,6 triệu hợp đồng với số tiền bảo hiểm gần 1.300 tỷ đồng. Từ bảng số
liệu 1.6 cho thấy, nhìn chung số hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
của các nghiệp vụ BHNT năm 2015 đều tăng so với năm 2014. Tuy
nhiên, có 2 nghiệp vụ bảo hiểm đó là bảo hiểm trọn đời và bảo hiểm sinh
kỳ có số hợp đồng và số tiền bảo hiểm bị giảm. Cụ thể, tổng số hợp
đồng bảo hiểm còn hiệu lực đã lên 1.484 nghìn hợp đồng, tổng số tiền
bảo hiểm tăng lên tương ứng là 28.720 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu người

dân tham gia loại hình bảo hiểm hỗn hợp, vừa có tính tiết kiệm như một
khoản tiền để dành, vừa có tính rủi ro giúp người dân khắc phục khó
khăn khi gặp rủi ro. Điều này càng thể hiện BHNT ngày càng có xu
hướng phát triển.


Bảng 1.6: Số lượng hợp đồng và STBH có hiệu lực năm 2014 và
2015

1

2014
Nhóm sản phẩm

2015

Lượng tăng
giảm tuyệt đối

Số

STBH

Số

STBH



(tỷ

3.991
119
3.678
86.047
61
93.896




(tỷ
(tỷ
3.722
-5
-269
105
-1
-14
5.144
+32
+1466
92.941 +162
+6894
20.703 +1286 +20642
122.61 +1.484 +28.720

1. Bảo hiểm trọn đời
66
2. Bảo hiểm sinh kỳ
4

3. Bảo hiểm tử kỳ
93
4. Bảo hiểm hỗn hợp
3.316
5. Bảo hiểm trả tiền định
12
Tổng
số
3.491
kỳ

61
3
125
3.478
1.298
4.975

Số

STBH

Kết quả của việc tham gia bảo hiểm trên, thông qua6hoạt động chi
trả tiền bảo hiểm, thời gian qua các công ty BHNT đã đóng vai trò tích
cực trong việc ổn định kinh tế-xã hội và đời sống cho người dân. Tính
đến cuối năm 2011, các công ty chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gần
12.000 hợp đồng BHNT với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng. Đây cũng là
thời điểm thị trường BHNT Việt Nam chi trả bảo hiểm cho các hợp đồng
đáo hạn đầu tiên. Sau hơn 5 năm bắt đầu triển khai BHNT, năm 2011
Bảo Việt đã chi trả số tiền lên tới 108 tỷ đồng, trong đó cho 400 khách

hàng đầu tiên đã nhận tiền bảo hiểm khi kết thúc tốt đẹp thời hạn hợp
đồng bảo hiểm, và 2.200 khách hàng nhận được quyền lợi bảo hiểm có
liên quan đến rủi ro. Đến năm 2014 và 2015 (Bảng 1.7), số tiền chi trả
bảo hiểm gốc đã lên tới trên 813 tỷ đồng và 1.354 tỷ đồng, bao gồm
cho cả hai trường hợp: đáo hạn hợp đồng và hợp đồng gặp rủi ro.
Ngoài ra, nếu tính thêm cả số tiền hoàn trả do hợp đồng hủy trước
thời hạn (chỉ có tính tiết kiệm), tổng số tiền chi trả trong năm 2014 và
2015 tương ứng là 1.388 tỷ đồng và 2.120 tỷ đồng. Trong các nhóm
sản phẩm, chi trả tiền cho nhóm bảo hiểm hỗn hợp là chiếm tỷ trọng
lớn nhất (trên 90%). Bởi vì đây là nhóm sản phẩm có số lượng người
tham gia bảo hiểm và STBH lớn nhất.


1


Bảng 1.7: Tình hình trả tiền bảo hiểm năm 2014-2015
1 Đơn vị: Triệu đồng

Nhóm sản phẩm

Trả tiền BH gốc

Giá trị

Tổng số tiền

Giá trị

hoàn


chi trả

hoàn lại

2014
2015
2014
2015
2014
2015
lại
1. Bảo hiểm trọn đời
5.523 16.894 16.771 8.228 22.294 25.122
2. Bảo hiểm sinh kỳ
3
106
3 1.006
6
1.112
3. Bảo hiểm tử kỳ
3.592
9.448
0
2
3.592
9.450
4. Bảo hiểm hỗn hợp
803.26 1.317.56 488.53 700.09 1.291.79 2.017.65
5. Bảo hiểm trả tiền định

439
0 10.137
7 69.590
3 56.586
0 70.029
3 66.723
7
Tổng
812.81
1.354.15
574.89
765.91
1.387.71
2.120.06
kỳ
2.1.4. Giá trị đầu tư trở lại7nền kinh2tế

7

2

4

Với chức năng tập trung những khoản tiền nhỏ nhàn rỗi trong dân
cư thông qua phí bảo hiểm, BHNT đã hình thành một quỹ đầu tư lớn,
cung cấp vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn,
phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần
phát triển kinh tế xã hội. So với ngành ngân hàng, BHNT Việt Nam
tuy mới có thời gian hoạt động còn rất ngắn nhưng đã thực sự trở
thành một kênh huy động và phân phối vốn rất hữu hiệu cho nền kinh

tế. Với gía trị tài sản quản lý được tích luỹ dưới hình thức dự phòng
ngày càng lớn cho phép các doanh nghiệp BHNT thực hiện các khoản
đầu tư lớn dưới các hình thức như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu,
cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc
nhà nước, gửi tiết kiệm ngân hàng ... Những năm qua các công ty BHNT
đã tham gia vào rất nhiều dự án đầu tư, là cổ đông lớn trong nhiều công
ty cổ phần đồng thời cũng là thành viên thường xuyên trong các cuộc
đấu thầu tín phiếu, trái phiếu kho bạc và cũng là " người chơi lớn" trên
thị trường chứng khoán. Gía trị đầu tư thực tế trở lại nền kinh tế của thị
trường BHNT cũng không ngừng tăng lên. Năm 1996, khi Bảo Việt mới
triển khai BHNT, giá trị đầu tư thực tế của toàn thị trường mới chỉ đạt 0,7

4


tỷ đồng, thì đến năm 2015 con số này là 9.442 tỷ đồng.
2


2.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam được hình thành với
đầy đủ các yếu tố cấu thành

2

2.2.1. Tăng số lượng và quy mô các công ty bảo hiểm hoạt
động trên thị trường, xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt
Trước năm 1993, thị trường BHNT rơi vào tình trạng “vạn người
mua, một người bán”, do chỉ có mình Bảo Việt độc quyền kinh doanh.
Chính vì vậy không thể coi đây là một thị trường với đầy đủ ý nghĩa của
nó. Việc nhanh chóng mở cửa và cho phép các công ty BHNT có vốn

đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã tạo ra một thị trường bảo
hiểm thực sự: Đến cuối năm 2005, đã có 8 nhà cung cấp dịch vụ BHNT
phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng (Bảng 1.4), xóa bỏ sự
độc quyền của Bảo Việt. Trừ Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp Nhà
nước, tất cả các công ty còn lại đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực BHNT.
Thị trường BHNT thời gian qua không chỉ gia tăng về số lượng các
công ty bảo hiểm mà còn gia tăng về năng lực tài chính thông qua việc
tang vốn điều lệ và tăng giá trị quỹ dự phòng nghiệp vụ (DPNV). So với
số vốn ban đầu là 779 tỷ đồng, đến nay vốn của Bảo Việt Nhân Thọ đã
là 1.500 tỷ đồng. Manulife tăng từ 5 triệu USD lên 10 triệu USD, Bảo
Minh- CMG tăn từ 2 triệu lên 10 triệu USD, AIA tăng từ 5 triệu USD lên
25 triệu USD. Đặc biệt Prudential, do nhận thức được rõ tiềm năng của
thị trường BHNT Việt Nam, đã tăng vốn ban đầu từ 14 triệu USD lên 75
triệu USD. Điều này cho thấy rằng, năng lực tài chính của các doanh
nghiệp đã được tăng lên, đảm bảo cho việc mở rộng khả năng khai thác
ký kết hợp đồng mới.
Nhằm đảm bảo được khả năng chi trả cho các hợp đồng bảo hiểm
đã được ký kết, giá trị các quỹ DPNV của thị trường BHNT cũng tăng
không ngừng cùng với tăng phí bảo hiểm. Số liệu (bảng 1.8) cho thấy
đến năm 20155, DPNV toàn thị trường đã là 20.383 tỷ đồng, đáp ứng


yêu cầu về khả năng thanh toán khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cho khách
hàng.

2


Bảng 1.8: Giá trị quỹ DPNV của thị trường BHNT (theo giá thực tế)

2

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
DPNV 0,7 15 178 582 1.654 4.000 7.300 10.809 15.798 20.383
2.2.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cạnh tranh quyết liệt,
thúc đẩy việc hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ
và tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, nhằm phục vụ tốt
hơn nhu cầu của khách hàng
Từ chỗ trên thị trường chỉ có một công ty BHNT duy nhất là Bảo
Việt vào năm 1996, thì đến năm 2005 thị trường BHNT Việt Nam đã có 8
công ty. Chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường BHNT. Đặc biệt, khi thị trường có tới 7 công ty là các nhà đầu tư
nước ngoài và Bảo Việt là Công ty bảo hiểm lớn nhất trong nước. Đây
đều là những “người chơi lớn”, có kinh nghiệm, có năng lực tài chính
hùng mạnh. Để thu hút khách hàng và chiếm thị phần, các doanh
nghiệp bảo hiểm đã tìm mọi biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao
chất lượng sản phẩm, chất lượng phục khách hàng.
Với hai sản phẩm bảo hiểm khi Bảo Việt bắt đầu triển khai BHNT
(tháng 8 năm 1996), đến nay thị trường BHNT Việt Nam đã có hàng
chục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người dân.
Trên thị trường có sự hiện diện của tất cả các loại sản phẩm BHNT
truyền thống như: hỗn hợp, sinh kỳ, tử kỳ, trọn đời, hưu trí, các sản
phẩm cách tân, đồng thời nhiều sản phẩm bổ trợ cũng đã có mặt.
Cách thức cung cấp sản phẩm cũng được đa dạng hóa theo nhiều
cách cho phù hợp với điều kiện của khách hàng: có những sản phẩm
bán theo nhóm, có sản phẩm chọn gói, hoặc những sản phẩm trả tiền
đơn lẻ theo từng sự kiện bảo hiểm. Có những sản phẩm có STBH cố
định, cũng có những sản phẩm có STBH tăng dần. Có những sản phẩm

thu phí một lần, nhưng cũng có những sản phẩm thu phí định kỳ theo


tháng quý hoặc năm.
Một trong những biện pháp được các công ty2 bảo hiểm chú trọng
nhằm đẩy mạnh khai thác bảo hiểm đó là thiết kế những sản phẩm mới
bổ sung hoàn thiện cho các sản phẩm đang có. Ví dụ, năm 2004 có 15
sản phẩm mới được đưa ra thị trường (bao gồm cả sản phẩm chính và
bổ trợ). Trong đó, có 8 sản phẩm là của Prudential, 3 sản phẩm của
AIA, 2 sản phẩm của Bảo Việt Nhân Thọ, Manulife và Bảo Minh-CMG
mỗi công ty một sản phẩm. Các công ty đưa ra các sản phẩm mới đều
dựa trên những phân đoạn thị trường phù hợp với chính sách của công
ty. Nếu như Prudential có sản phẩm Phú an khang trọn đời và AIA có
sản phẩm Bảo gia hưu trí là những sản phẩm được thiết kế nhằm đảm
bảo tài chính cho khách hàng khi về già, thì Bảo Minh-CMG lại có sản
phẩm Bảo hiểm phụ nữ toàn diện với mục đích bảo hiểm và chăm sóc
sắc đẹp cho nữ giới. Các sản phẩm mới đã ngành càng phong phú
thêm danh mục các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường, và khách hàng
ngành càng có điều kiện để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp
nhất và tốt nhất.
Hiện nay, các sản phẩm BHNT trên thị trường được xếp vào một
trong 5 nhóm: Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo
hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm trả tiền định kỳ. Số liệu bảng 1.9 cho thấy, trong
hai năm 2014 và 2015, nhóm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp luôn chiếm
tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm chủ yếu, trên dưới 94%. Thực tế này
cho thấy đặc tính tiêu dùng trên thị trường BHNT hiện nay là các sản
phẩm có mang cả tính tiết kiệm và tính rủi ro.
Bảng 1.9: Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm
2014 và 2015


Nhóm sản phẩm

2014
Doanh thu Tỷ trọng
(tỷ đồng)

(%)

2015
Doanh
Tỷ
thu

trọng

(tỷ đồng)

(%)


1. Bảo hiểm trọn đời
2. Bảo hiểm sinh kỳ
3. Bảo hiểm tử kỳ
4. Bảo hiểm hỗn hợp
5. Bảo hiểm trả tiền định
Tổng

126
52
72

7.176
78
7.504

1,68
0,69
0,96
95,63
1,04
100

109
6
2
87
7.505
279
7.985

1,36
0,08
1,08
93,99
3,49
100

Do không còn tình trạng hoạt động độc quyền, các công ty BHNT
đã chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng phương thức
phục vụ, chăm sóc khách hàng, giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh
chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa công ty và

người tham gia bảo hiểm. Công tác dịch vụ khách hàng đặc biệt có ý
nghĩa trong kinh doanh bảo hiểm khi mà sản phẩm bảo hiểm có tính
“không định hình” và là sản phẩm “không mong đợi”. Xác định con người
là nhân tố quyết định đến chất lượng dịch vụ, các công ty bảo hiểm đã
nhanh chóng có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho đội
ngũ cán bộ kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo về quản lý doanh
nghiệp, quản lý tài chính, các chương trình đào tạo nghiệp vụ. Bảo Việt
đã thành lập được một Trung tâm đào tạo cho riêng mình, trong đó đã
đào tạo và cấp chứng chỉ hàng chục ngàn đại lý bảo hiểm. Các công ty
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài như Prudential hay AIA đều liên kết
với các tổ chức đào tạo bảo hiểm có uy tín trên thế giới để đào tạo, bồi
dưỡng cho nhân viên của mình như Tổ chức ANZZIP của Australia,
LOMA của Mỹ. Chính vì vậy trình độ cán bộ nhân viên bảo hiểm đã
được nâng cao và chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, các công ty cũng tích
cực triển khai ứng dụng thành công hệ thống thử nghiệm cơ sở dữ liệu
quản lý hợp đồng bảo hiểm, hệ thống phần mềm kế toán. Một số công
ty, trong đó Bảo Việt là doanh nghiệp đi tiên phong, đã công bố và đưa
vào sử dụng Website, kịp thời quảng bá các loại hình dịch vụ, xây dựng
hệ thống bảo hiểm điện tử Internet kết nối qua mang phục vụ rộng rãi
mọi đối tượng khách hàng.
Do BHNT mới được triển khai ở Việt Nam và còn rất mới với người


×