Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHÂN TÍCH CÁN CÂNTHANH TOÁN CỦA BA LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Khoa TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÂN TÍCH CÁN CÂN
THANH TOÁN CỦA BA LAN
NĂM 2015 ĐẾN NAY
NHÓM 7:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trần Ngọc Huyền
Lê Thị Hiền
Trần Thị Thuý
Bùi Thị Vân
Vũ Thị Ngọc Trâm
Trần Mỹ Linh

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

MỤC LỤC


2
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu hàng hoá năm 2015
Bảng 3: Giá trị xuất nhập khẩu của Ba Lan năm 2014 và 2015
Bảng 4: Xuất nhập khẩu tháng 1 năm 2016, tháng 2 năm 2015, 2016
Bảng 5: Cán cân dịch vụ năm 2014, 2015
Bảng 6: Sự đóng góp của Du lịch vào nền kinh tế
Bảng 7: Số liệu thống kê cán cân vốn của Ba Lan các quý năm 2014, 2015
Bảng 8: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Ba Lan giai đoạn 2012- 2014
Bảng 9: Tình hình dòng vốn FDI vào Ba Lan tại năm 2012
Bảng 10: Thống kê một số nước có nguồn cung FDI lớn cho Ba Lan và những hoạt
động đầu tư chủ yếu :
Bảng 11: Phần trăm thay đổi giá nhà (Warsaw) liên hoàn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu dịch vụ của Ba Lan giai đoạn 2014- 2015
Biểu đồ 2: Cơ cấu xuất khẩu tới các nước của Ba Lan năm 2015
Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu các đối tác nhập khẩu của Ba Lan
Biểu đồ 4: Cán cân thương mại giai đoạn 2005- 2015
Biểu đồ 5: Cán cân thu nhập của Ba Lan năm 2015.
Biểu đồ 6: Tình hình dòng vốn FDI vào Ba Lan cuối năm 2014

Biểu đồ 7: Thể hiện tỷ trọng vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài tại Ba Lan cuối
năm 2014
Biểu đồ 8: Tình hình dòng vốn FDI vào Ba Lan tại năm 2014 -Đầu tư tài chính và
thoái vốn (triệu EUR)
Biểu đồ 9: Net ODA : xu hướng khối lượng và là một phần của GNI, năm 20032014
Biểu đồ 10: ODA Song Phương-kênh phân phối năm 2015
Biểu đồ 11: TỶ trọng ODA song phương của khu vực
Biểu đồ 12: Các thành phần chính của ODA trong năm 2015
3
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

4
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LỜI MỞ ĐẦU
Đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia
vô cùng phong phú và đa dạng, chẳng hạn như: mối quan hệ về thương mại, đầu tư, du lịch,
văn hoá, chính trị, quân sự, … Chính những mối quan hệ này đã tạo nên nguồn thu, chi

ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán.
Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết
sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này
khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó
khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những
diễn biến xấu của nền kinh tế.
Vậy thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó như thế nào
đối với nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay?
Với đề tài tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế và tình hình cán cân thanh toán quốc
tế ở Ba Lan, phần nghiên cứu của nhóm sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và
thực tế diễn biến ở Ba Lan, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong cán cân thanh
toán của Ba Lan trong thời gian gần đây.

5
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

A- TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) (balance of payment – BoP) là một bản
tổng hợp phản ánh tình trạng thu chi bằng ngoại tệ của một quốc gia với phần còn lại của
thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 01 năm.
BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một quốc
gia với phần còn lại trên thế giới, hay giữa một quốc gia với các quốc gia khác.

Để nhất quán, IMF quy định: “BOP là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ
thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư
trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 01 năm.”
“Người cư trú” và “người không cư trú” bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, công
ty, cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế, … Để trở thành “người cư trú”
cần có đủ đồng thời 2 tiêu chí: thời hạn cư trú phải từ 01 năm trở lên và nguồn thu nhập
trực tiếp từ quốc gia mình cư trú. Những người không có đủ đồng thời 2 tiêu chí trên được
coi là người không cư trú.
Một số quy định chung:

Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các
quốc gia (Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, …), cho các tổ chức quốc tế (IMF,WB,WTO,
…) đều được coi là “người không cư trú”.

Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi
nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.

Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du lịch, chữa bệnh không kể
thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú đối” đối với nước đến.
2. Phân loại
2.1. Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ
Cán cân thanh toán thời điểm là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và
chi ra ở một thời điểm nào đó. Vậy trong loại cán cân này chứa đựng cả những số liệu
phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán
rơi đúng vào ngày của cán cân.
Cán cân thanh toán thời kỳ là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thực tế thu được từ
nước ngoài với những khoản tiền thực tế nước đó chi ra nước ngoài trong một thời kỳ nhất
định. Vậy loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với
nước ngoài trong thời kỳ đã qua.
2.2. Cán cân song phương và cán cân đa phương

Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai quốc
gia.
Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới, cho biết cơ
cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với một quốc gia khác từ đó hoạch định chính
sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế
 Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản
ánh tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn,
dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới.
 Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa
vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
 Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái,
chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.
6
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

4. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế
Thực chất của cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích
cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ
kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian xác định. Do đó,
CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Thông qua
cán cân thanh toán trong một thời kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia có thể đối chiếu giữa
những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó
chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, đưa ra các quyết sách về điều

hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các
nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn. Cán cân thanh toán bộc lộ rõ ràng khả
năng bền vững, điểm mạnh và khả năng về kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quả
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của đất nước đó.
CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị. Ví dụ,
nếu một nước có thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước ngoài
đáng kể vào nước đó hoặc cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều tiền tệ ra nước
ngoài dẫn đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ.
5. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế
5.1. Các thành phần của cán cân thanh toán
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán
cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:






Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và một
số chuyển khoản.
Tài khoản vốn: Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản chính.
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước.
Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng Trung ương. Do tổng của tài
khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán
cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.
Mục sai số.
Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được
và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh
toán như là mục sai số.

5.2.
5.2.1.

Cán cân bộ phận của cán cân thanh toán
Cán cân vãng lai

Tài khoản vãng lai (còn được gọi là cán cân vãng lai – Current Account – CA)
trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hang hoá và dịch
vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Nhưng giao dịch dẫn tới sự
thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước ghi vào bên “nợ”
(theo truyền thống kế toán sẽ ghi bằng mực đỏ).Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán
của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên “có” (ghi bằng
mực đen).Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn
năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
7
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6







ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


Cán cân thương mại (Trade Balance)
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế.Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc
gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất
khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.Khi mức chênh lệch lớn là 0, thì cán cân thương mại có
thặng dư.Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.Khi
cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị
dương.Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang
giá trị âm.Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái
niệm xuất khẩu, nhập khẩu xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận
thương mại quốc tế rộng hơn trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế
bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hoá lẫn dịch vụ.
Cán cân dịch vụ (Services)
Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính,
viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác giữa người cư trú với
người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu dịch vụ làm phát
sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên có và có dấu dương; nhập khẩu ngoại tệ làm
phát sinh cầu ngoại tệ.Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng
giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá.
Cán cân thu nhập (Incomes)
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ hoạt động đầu
tư.
Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập
khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú hay ngược lại.
Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư giấy tờ có
giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không
cư trú.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers)

Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao
khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người
cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại
thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú các khoản thu làm phát sinh cung ngoại
tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có (+), các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ nên
được ghi vào bên nợ (-). Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao vãng lai một chiều là
lòng tốt, tình cảm giữa người cư trú và người không cư trú.
5.2.2.
Cán cân vốn
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của
một quốc gia.Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động
sản hay tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa những người cư trú trong nước
với người cư trú ở quốc gia khác.Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người
sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống nước ngoài, thì
quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng).Theo quy ước, dòng vốn vào
ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại
những giao dịch về tài sản tài chính.
5.2.3.
Nhầm lẫn và sai sót
Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong CCTTQT là do:
8
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


-

Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều, do vậy quá
trình thống kê rất dễ dẫn đến những sai sót.
- Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán
5.2.4. Cán cân cơ bản
Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai ghi chép hạng mục về thu nhập, mà đặc
trưng của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa người cư trú với người
không cư trú. Chính vì vậy tình trạng của cán cân vãng lai có ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn
định của nền kinh tế mà đặc biệt là tác động đến tỷ giá hối đoái của nền kinh tế.
Tổng cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản.Tính chất
ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái.Chính vì
vậy, cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạc định chính sách kinh tế quan tâm.
Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai + cán cân vốn dài hạn.
5.2.5. Cán cân tổng thể (Overall Balance).
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối (tức nhầm lẫn và sai sót bằng
không) thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Trong thực tế
do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình thu thập số liệu và lập
CCTTQT do đó thường phát sinh những nhầm lẫn sai sót. Do đó cán cân tổng thể được
điều chỉnh bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn và hạng mục sai sót trong thống
kê, ta có:
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai + cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót
5.3. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi có luôn
bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có nghĩa là, về tổng
thể thì CCTTQT nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ
phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân.
Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo 2
phương pháp:
- Phương pháp xác đinh thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận.

- Phương pháp tích luỹ.

B – THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
BA LAN GIAI ĐOẠN 2014 – 2015 VÀ 02 THÁNG ĐẦU 2016
I.

Thực tế Cán cân thanh toán quốc tế Ba Lan

Năm 2015 cán cân vãng lai của Ba Lan bị thâm hụt âm 4.368 triệu PLN tương đương
với âm 1.117 triệu USD. Trong đó quý 1 năm 2015 cán cân vãng lai của Ba Lan dương
1.010 triệu USD, quý 2 dương 953 triệu USD, quý 3 âm 2.614 triệu USD, quý 4 năm 2015
âm 466 triệu USD.
1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa Ba Lan 2015
Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu dịch vụ của Ba Lan giai đoạn 2014- 2015

9
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Nguồn: NBP
Bảng số liệu 1: Tình hình xuất khẩu hàng hoá năm 2015
Chỉ tiêu

Năm 2015

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

1860

238

-948

1226

Xuất khẩu

47909

47202

46520

49096

Nhập khẩu

46049


46964

47468

47870

Cán cân thương
mại

Xuất khẩu hàng hóa năm 2015 đạt 190.727 triệu USD, tăng 1.26% so với tổng giá trị
hàng xuất khẩu năm 2014.
Trong đó, xuất khẩu quý 1 chiếm 25,12% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu, quý 2
chiếm 24,75%, quý 3 chiếm34,39% và quý 4 chiếm tỷ trọng lớn nhất là 25,74%.
Xuất khẩu từ Ba Lan lên tới 198,2 tỷ $ trong năm 2015, tăng 5,4% kể từ năm 2011
nhưng giảm -7,6% từ năm 2014 đến năm 2015.
Dựa trên số liệu từ cơ sở dữ liệu Outlook kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế,
tổng GDP của Ba Lan đã lên đến 103 nghìn tỷ $ trong năm 2015.Do đó, xuất khẩu chiếm
khoảng 19,8% tổng sản lượng kinh tế của Ba Lan.

Biểu đồ 2: Cơ cấu xuất khẩu tới các nước của Ba Lan năm 2015

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Đức: Mỹ 53,8 tỷ $ (27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu Ba Lan)
Vương quốc Anh: 13,4 tỷ $ (6,8%)
Cộng hòa Séc: 13,1tỷ$ (6,6%)
Pháp: 11 tỷ $ (5,6%)
Italy: 9,5 tỷ $ (4,8%)
Hà Lan: 8,8 tỷ $ (4,4%)
Nga: 5,7 tỷ $ (2,9%)
Thụy Điển: 5,5 tỷ $ (2,8%)
10
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

9. Hungary: 5,2 tỷ $ (2,6%)
10. Tây Ban Nha: 5,2 tỷ $ (2,6%)
Nguồn: GUS2016
Hơn ba phần tư (tức 76,5%) xuất khẩu của Ba Lan trong năm 2015 đã được giao
cho 15 đối tác thương mại. Trong số các nhà nhập khẩu hàng đầu của Ba Lan thì nước Mỹ
tăng mua của Ba Lan với tỷ lệ phần trăm cao nhất từ năm 2011-2015 tăng 20,9%. Đứng
thứ hai là Tây Ban Nha (tăng 15%), tiếp theo là Cộng hòa Séc (tăng 12,2%) và Slovakia
(tăng 11%).Trong khi đó,Nga lại cắt giảm giá trị nhập khẩu từ Ba Lan (giảm33,2%) và
nhập khẩu hàng hóa Ukraina Ba Lan cũng giảm 29,6% trong giai đoạn 5 năm.
Với dân số 38,6 triệu người, tổng số kim ngạch xuất khẩu 193,2 tỷ $ trong năm
2015 thì khoảng 5,14 $ cho mỗi cư dân trong quốc gia .
Các nhóm sản phẩm xuất khẩu sau đây đại diện cho giá trị đồng USD cao nhất trong
các lô hàng toàn cầu của Ba Lan trong năm 2015.

1. Máy móc, động cơ, máy bơm: Mỹ 25,7 tỷ $ (12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu)
2. Thiết bị điện tử: 24 tỷ$ (12,1%)
3. Phương tiện đi lại: 21,3 tỷ$(10,8%)
4. Nội thất, đèn, biển hiệu: 11,2 tỷ $ (5,6%)
5. Nhựa: 9,2 tỷ $ (4,6%)
6. Dầu: 6,5 tỷ $ (3,3%)
7. Sắt hoặc thép sản phẩm: 6,3 tỷ $ (3,2%)
8. Tàu, thuyền: 5,5 tỷ $ (2,8%)
9. Cao su: 4,5 tỷ $ (2,3%)
10. Thịt: 4,3 tỷ $ (2,2%)
Thịt là mặt hàng xuất khẩu phát triển nhanh nhất trong số 10 loại hàng xuất khẩu
hàng đầu và tăng 21,6% về giá trị cho giai đoạn 5 năm bắt đầu từ năm 2011.
Ở vị trí thứ hai để cải thiện doanh thu xuất khẩu là thiết bị điện tử đã đạt 21,6%.
Vị trí thứ 3 là mặt hàng nhựa Ba Lan tăng nhanh nhất về giá trị ở mức 13,1%.
Dầu là hàng hóa dẫn đầu trong top 10 hàng hóa xuất khẩu ở Ba Lan, tuy nhiên năm
2015 giá trị xuất khẩu của dầu giảm 29,2%.
Máy móc thiết bị chiếm 37,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩn hàng hoá ở Ba Lan,
hàng hoá trung gian chiếm 23,7%; thực vật và động vật sống chiếm 7,6% của hàng hoá
xuất khẩu Ba Lan.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, mức tăng lớn nhất trong xuất khẩu của Ba Lan là 1,7
tỷ EUR.
Các loại hàng hoá sau đây trong các lô hàng hoá của Ba Lan là đại diện cho xuất
khẩu ròng tích cực (hay thặng dư cán cân thương mại).
1.

Nội thất, đèn, biển hiệu: 8,6 tỷ $ (tăng 11,4% kể từ năm 2011)

2.

Phương tiện đi lại: 5,2 tỷ $ ( giảm 27,7% kể từ năm 2011)

11
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

3.

Thịt: 2,7 tỷ $ (tăng 42,9% kể từ năm 2011)

4.

Đồng: 1,9tỷ $ (giảm40,8% kể từ năm 2011)

5.

Thuốc lá: 1,7tỷ $ (tăng 41,5% kể từ năm 2011)

6.

Sắt hoặc thép sản phẩm: 1,5tỷ$ (tăng 32,2% kể từ năm 2011)

7.

Cao su: 1,2tỷ $ (tăng 28,2% kể từ năm 2011)

8.


Cây ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa: 1,2 tỷ $ (tăng 104,6% kể từ năm 2011)

9.

Sữa, trứng, mật ong: 1,2 tỷ$ (giảm 13,4% kể từ năm 2011)
Ba Lan có xuất khẩu ròng rất tích cực trong thương mại quốc tế với các hàng hóa:
ghế, nệm và hàng hóa ánh sáng liên quan.
Dướiđây là những mặt hàng xuất khẩu từ Ba Lan dẫn đến xuất khẩu ròng âm (hay
thâm hụt cán cân thương mại). Xuất khẩu ròng âm cho thấy thói quen chi tiêu về sản phẩm
nhập khẩu nước ngoài của người dân Ba Lan:

1.

Dầu: - 7,7 tỷ $ (Giảm bằng -56,1% kể từ năm 2011)

2.

Sắt thép: - 3.3 tỷ $ (Tăng bằng 4,1% kể từ năm 2011)

3.

Hoá chất hữu cơ: - 2.4 tỷ $ (Tăng bằng 60,3%)

4.

Nhựa: - 2.2 tỷ $ (Giảmbằng -42,4%)

5.


Dược phẩm: - 2 tỷ $ (Giảm bằng -46,1%)

6.

Y tế, thiết bị kỹ thuật: - 1,7 tỷ $ (Giảm bằng -57,9%)

7.

Các hóa chất khác: - 1,2 tỷ $ (Giản bằng -44,2%)

8.

Thiết bị điện tử: - 971,6 triệu $ (Giảm bằng -720%)

9.

Nhôm: - 915,4 triệu $ (Giảm bằng -36,9%)

10.

Quặng, xỉ, tro: - 913 $ triệu (Tăng 0,8%)
Ba Lan có xuất khẩu ròng tiêu cực cao và thâm hụt cán cân thương mại quốc tế do
bị ảnh hưởng lớn bởi nguồn nhiên liệu hóa thạch dầu đặc biệt là dầu thô.
Những thiếu hụt về dòng tiền không chỉ cho thấy rõ ràng bất lợi cạnh tranh của Ba
Lan trong thị trường năng lượng quốc tế, mà còn đại diện cho cơ hội quan trọng cho Ba
Lan để cải thiện vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu thông qua các sáng kiến tập
trung vào các nguồn năng lượng đặc biệt thay thế.
Nguồn: WEXs
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ba Lan :








Máy móc và thiết bị
Dệt may và da giầy
Kim loại và các sẩn phẩm kim loại
Máy móc và thiết bị
Khoáng sản và nhiên liệu
Từ năm 2013 Ba Lan đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 26 thế giới,khoảng 80%
kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan đi tới Châu Âu.

12
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Ba Lan là đối tác thương mại song phương với Đức, do gần gũi về kinh tế, sự gần
gũi về địa lý và liên kết kinh tế mạnh mẽ.
Đối tác xuất khẩu quan trọng của Ba Lan là Ý,Anh, Pháp và Cộng hòa Séc.Xếp thứ
tự bạn hàng quan trọng của Ba Lan trong năm 2014: đầu tiên là Đức sau đó đến Mỹ và thứ
3 là Cộng hòa Séc, thêm vào đó Ba Lan đang thực hiện tìm kiếm mở rộng thêm các thị
trường khác để xuất khẩu hàng hóa như: Ấn Độ,Việt Nam, Hàn Quốc, Mê Xi Cô, Hồng
Kông. Tuy nhiên sự hợp tác với Liên minh các nước Châu Âu vẫn là động lực xuất khẩu

hàng hóa của Ba Lan.
Trong năm 2015:






Xuất khẩu máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện và điện kỹ thuậtâm 24.66%
Thiết bị Giao thông vận tải âm 14,46%
Kim loại cơ bản và các sản phẩm âm 10,19%
Nhựa và cao su và các sản phẩm âm 7.02%
Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa âm 6.63%
Hơn nữa, giá trị xuất khẩu bánh kẹo của Ba Lan tăng hơn 10% trong năm 2015 đạt
một mức kỉ lục mới là gần 6,7 tỷ đồng Ba Lan (PLN). Sản xuất bánh kẹo ở Ba Lan đã
buộc phải tăng xuất khẩu do nước này gặp phải một tình huống khó khăn ở thị trường
trong nước - nơi mà có thể thấy được một sự suy giảm trong doanh thu của đồ ngọt trong 3
năm gần nhất- giải thích cho điều này, các tổng giám đốc bán hàng và tiếp thị của Lotte
Wedel, Maciej Herman nói rằng: điều này là do sự thay đổi trong thói quen ăn uống của
người Ba Lan và đặc biệt là sự gia tăng cao của giá cả hàng hóa.
Bảng 3: Giá trị xuất nhập khẩu của Ba Lan năm 2014 và 2015
ĐVT: triệu USD
Chỉ tiêu

Năm 2014
Quý I

Cán cân thương mại

Quý II


Quý III

Quý IV

-1068

-1114

-524

-1555

Xuất khẩu

53029

53766

52638

51225

Nhập khẩu

54097

54880

53162


52780

Tỷ lệ tăng (giảm)
Cán cân thương mại

Năm 2015 so với Năm 2014
-274.16%

-121.36%

80.92%

-178.84%

Xuất khẩu

-9.66%

-12.21%

-11.62%

-4.16%

Nhập khẩu

-14.88%

-14.42%


-10.71%

-9.30%

13
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC


ĐVT: triệu USD
Năm 2015 so với năm 2014
Tăng giảm tuyệt đối

Quý 1

Quý 2

Quý3

Quý 4

Cán cân thương mại

2928


1382

424

2781

Xuất khẩu

-5120

-6534

-6118

-2129

Nhập khẩu

-8048

-7916

-5694

-4910

Nguồn: Tính toán dựa trên NBP
Bảng trên cho hay xuất khẩu quý 1 năm 2015 giảm 5.120 triệu USD tương đương
với 9,66% so với cùng kì năm 2014.

Xuất khẩu quý 2 năm 2015 giảm 6.534 triệu USD tương đương với 12,21% so với
quý 2 năm 2014.
Xuất khẩu quý 3 năm 2015 giảm 6.118 triệu USD tương đương với 11,62% so với
cùng quý 3 năm 2014.
Xuất khẩu quý 4 năm 2015 giảm 2.129 triệu USD tương đương với giảm 4,16%.
Có thể thấy xuất khẩu vào quý 4 năm 2015 giảm ít nhất trong cả năm. Giảm 3,06 lần
so với quý 2,giảm 2,87 lần so với quý 3 và giảm 2,4 lần so với quý 1.Kim ngạch xuất khẩu
ước tính đạt 49.096 triệu USD. Sự gia tăng trong xuất khẩu (tăng lên 18.3 tỷ đồng Ba Lan
(PLN)tương đương 10,6%) là kết quả của sự gia tăng bán các sản phẩm ra nước ngoài: ô
tô, điện tử,ngành công nghiệp quần áo và nội thất.Sự gia tăng cao trong nhập khẩu (lên tới
8.3 tỷ đồng Ba Lan(PLN) nghĩa là 4.6%) phần lớn là do sự gia tăng của nhập khẩu hàng
tiêu dùng (quẩn áo, xe trở hành khách) kèm theo là việc giảm trong giá trị nhập khẩu dầu
gắn với sự giảm giá của dầu (giảm tới 55% khi so sánh với cùng kì năm trước).
Bảng 4: Xuất nhập khẩu tháng 1 năm 2016, tháng 2 năm 2015, 2016

14
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Trong tháng 2 năm 2016, hàng xuất khẩu ước tính đạt 63,6 tỷ PLN trong khi nhập
khẩu ước tínhđạt 62,1 tỷ PLN. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu 6 tỷ PLN tức 10,4% và
nhập khẩu tăng 6,7 tỷ PLN tương đương 12,1% khi so với cùng kì năm trước.Xuất khẩu
tăng được xác định dựa trên các sản phẩm ô tô và quần áo công nghiệp, thực phẩm và đồ
nội thất bán ra nước ngoài, hầu hết tới các nước EU.
Sự gia tăng nhập khẩu phần lớnlà do sự gia tăng nhập khẩu hànghoá (các sản phẩm

công nghiệp ô tô và thiết bị điện tử), kèm theo việc giảm nhập lượng nhập khẩu dầu cùng
với việc giá dầu giảm xuống (giảm 35% khi so với cùng kỳ năm trước). Sự tích cực trong
cán cân mậu dịch đứng ở1,5 tỷ PLN. Trong tháng 2 năm 2015 điều này cũng là tích cựckhi
lên tới 2,2 tỷ PLN.
Nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu của Ba Lan giảm :


Do Nga đặt lệnh cấm vận mặt hàng rau và hoa quả khiến GDP của Ba Lan sụt giảm
khoảng 0,4% điểm.Các chuyên gia kinh tế ước tính tổng thiệt hại gây ra bởi các lệnh cấm
này có thể lên tới 850 triệu EUR (1,14 tỷ USD), tương đương 10% kim ngạch xuất khẩu
của Ba Lan sang Nga.
Với sản lượng táo thu hoạch hàng năm lên tới 2,5 triệu tấn, Ba Lan là nước xuất
khẩu táo lớn nhất ở Châu Âu và thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung quốc.Năm trước Ba Lan
xuất khẩu trên 1 triệu tấn táo. Nga là thị trường nhập khẩu táo lớn nhất của Ba Lan, việc
cấm xuất khẩu mặt hàng táo sang Nga làm kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan bị giảm 20%
(từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015)so với cùng kì các năm 2013 và 2014.
Tổng xuất khẩu táo thấp hơn 20,3% so với năm 2013/2014 tại một khối lượng
890.000 tấn, và thấp hơn so với năm kỷ lục 2012/2013 29,5%. Xuất khẩu giảm mạnh chủ
yếu vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, thấp hơn so với giai đoạn một năm trước đây là
35% tương ứng 264.000 tấn. Việc xuất khẩu bắp cải giảm so với toàn bộ mùa là 29% và
xuất khẩu cà chua cũng giảm mạnh (-26%).
15
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC




Ngoài ra còn gặp khó khăn bởi sự không chắc chắn về chính trị :
Từ năm 1989 đến năm 2007, vì Ba Lan nâng kiểm soát giá cả, thực hiện chuyển đổi
tiền tệ và thương mại tự do hoá, kinh tế Ba Lan đã tăng 177%.Hơn nữa, các PiS chạy trên
một nền tảng gọi cho thuế cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài và giảm bớt sự phụ thuộc
của nước này vào vốn nước ngoài.

Nền kinh tế của Ba Lan phụ thuộc lớn vào Liên minh châu Âu, mà nền kinh tế Châu
Âu đang phát triển chậm.Xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Ba
Lan; như trong năm 2014 xuất khẩu và nhập khẩu chiếm 46,9% và 45,4%. Nga là một
trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan, chiếm 4,2% kim ngạch xuất khẩu và
tăng 9,1% nhập khẩu. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của Nga, và các yếu tố bên ngoài
chính trị nó có trên EU, là một mối quan tâm trên mặt trước của radar kinh tế của Ba Lan
như tiếp tục suy giảm trong các mối quan hệ chính trị có thể phá vỡ mô hình kinh doanh.

Với dự kiến năm 2016,sự suy giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc sẽ có những
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Ba Lan vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn
thứ ba liên quan tới xuất nhập khẩu .

Xuất khẩu của Ba Lan đã giảm mạnhvì nhập khẩu than rẻ hơn từ Nga, Cộng hòa
Czech và Ukraine,nhu cầu than của châu Âu đã chậm lại trong những năm gần đây và sự
dư thừa nguồn cung toàn cầu đã làm giảm giá than trên thị trường xuất khẩu, giá than và
xăng dầu giảm mạnh trong năm 2015 làm giảm giá trị xuất khẩu của Ba Lan ở ngưỡng
50$/tấn.
1.2.Tình hình nhập khẩu hàng hóa năm 2015 , so sánh với năm 2014 và 2 tháng đầu năm
2016
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2015 là 710.162 triệu PLN tương đương với
188.351 triệu USD giảm 12,36% so với năm 2014.






Trong đó quý 1 năm 2015 giá trị nhập khẩu là 46.049 triệu USD tương ứng với 24,45%, so
với quý 1 năm 2014 giảm 8.048 triệu USD tương ứng với giảm 14,88%.
Quý 2 năm 2015 tổng giá trị nhập khẩu đạt 46.964 triệu USD tương ứng với 24,93% tăng
0,48% so với quý 1 và giảm 7.916 triệu USD so với quý 2 năm 2014.
Quý 3 năm 2015 tổng giá trị nhập khẩu là 47.468 triệu USD tương ứng với 25,2%, tăng
0,27% so với quý 2 năm 2015 và giảm 5.694 triệu USD tương ứng với 10,71% so với quý
3 năm 2015.
Quý 4 năm 2015 tổng giá trị nhập khẩu là 47.870 triệu USD tương ứng với 25,42%,tăng
0,22%, giảm 4.910 triệu USD tương ứng với giảm 9,3% so với quý 4 năm 2014.
Có thể thấy xu hướng xuất khẩu tăng dần của năm 2015, quý 2 tăng 0,48% so với
quý 1, quý 3 tăng 0,27% so với quý 2 và quý 4 tăng 0,22% so với quý 3.
Trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính của năm 2015
Các nhóm lớn nhất của sản phẩm nhập khẩu trong khoảng thời gian I-X 2015 gồm
như máy móc thiết bị tốt và appliences cơ khí, thiết bị điện và điện - 25,61%

-

Thiết bị Giao thông vận tải - 11,12%
Kim loại cơ bản và các sản phẩm - 10,68%
Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa - 9,75%
Khoáng sản - 8.30%
Nhựa và cao su và các sản phẩm - 7.64%
Dệt may và các sản phẩm dệt - 4,95%
sản phẩm động vật - 2,52%, các sản phẩm rau - 2,27%, thực phẩm chế biến - 3,78%.
16
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7



201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Nguồn: Theo Văn phòng Thống kê Trung ương của Ba Lan trong thời gian trong I-X
năm 2015.
Các đối tác nhập khẩu của Ba Lan
Dưới đây là một danh sách giới thiệu 10 đối tác nhập khẩu hàng đầu của Ba Lan,
các nước nhập khẩu hầu hết các lô hàng Ba Lan theo giá trị đồng đô la trong năm 2015.
Ngoài ra thể hiện được phần trăm mỗi nước nhập khẩu của tổng xuất khẩu của Ba Lan.
Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu các đối tác nhập khẩu của Ba Lan

1.

Germany:22,9%

6.

France:3,8%

2.

China:11,6%

7.

Czech Rep: 3,4%


3.

Russia:7,4%

8.

United Kingdom: 2,7%

4.

Italya:5,3%

9.

USA:2,7%

5.

Netherlands:3,8%

10.

Belgium:2,4%

Nguồn GUS 2016
Năm 2015, Ba Lan phát sinh các khoản thâm hụt thương mại cao nhất với các
nước:
1.


Trung Quốc: - 12,5 tỷ $ (thâm hụt thương mại quốc gia cụ thể vào năm 2015)

2.

Nga: - 8,3 tỷ $

3.

Hà Lan: - 2,6 tỷ $

4.

Hàn Quốc: - 2,2 tỷ $

5.

Bỉ: - 2,1 tỷ $

6.

Áo: -0,9014 tỷ $

7.

Ấn Độ: - 0,8828 tỷ $

8.

Đài Loan: - 0,7355 tỷ $


9.

Ireland: - 0,7248 tỷ $

10.

Nhật Bản: - 0,6792tỷ $
Dựa trên định nghĩa của nhà nhập khẩu ròng, một đất nước mà tổng giá trị của tất cả
các hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị của tất cả các hàng xuất khẩu được cho là
có một cán cân thương mại tích cực hay thặng dư.
Năm 2015, Ba Lan phát sinh sự thặng dư thương mại cao nhất với các nước
sau:
17
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

1.

Vương quốc Anh: 7,8 tỷ $ (thặng dư thương mại quốc gia cụ thể vào năm
2015)

2.

Cộng hòa Séc: 5,6 tỷ $


3.

Pháp: 2,9 tỷ $

4.

Hungary: 2 tỷ $

5.

Romania: 1,9 tỷ $

6.

Ukraina: 1,6 tỷ $

7.

Lithuania: 1,6 tỷ $

8.

Latvia: 1,2 tỷ $

9.

Na Uy: 1,1 tỷ $

10.


Canada: 1 tỷ $
Trong các đối tác nhập khẩu của Ba Lan mà gây ra thặng dư cán cân thương mại một
cách tích cực nhất: thặng dư BaLan với NaUy(lên tới 133,8%), Canada (lên tới 108%), và
Hunggary (lên 73,3%) đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất từ năm 2011 đến năm 2015,
những dòng tiền tích cực không những chỉ ra được lợi thế cạnh tranh của Ba Lan với các
nước nói trên, mà còn đại diện cho cơ hội quan trọng cho Ba Lan để phát triển các chiến
lược quốc gia cụ thểđể tối ưu hóa vị trí tổng thể của Ba Lan trong chiến lược thương mại
quốc tế.
Nhập khẩu ở Ba Lan
Hầu hết các hàng hoá nhập khẩu của Ba Lan không dùng cho tiêu thụ của người tiêu
dùng trực tiếp mà dùng cho sản xuất và thiết bị công nghiệp.
Ba Lan nhập khẩu máy móc và thiết bị vận tải (38,8%), sản xuất hàng hoá trung
gian (21,0%), hoá chất 15%, khoáng chất, nhiên liệu, dầu nhờn và các tài liệu liên quan
(12,6%) và cũng có các mặt hàng khác (9%).
Trong quý đầu tiên năm 2015, Ba Lan đã nhập khoảng 135.900 tấn cá và hải sản từ
các thị trường nước ngoài khác nhau:tăng 2,4% so với năm trước (theo số liệu từ Viện thị
trường lương thực của nước IERIGZ), trong đó tổng giá trị nhập khẩu lên tới 1,7 tỷ PLN
(tương ứng 470 triệu $), tăng 4,2% so với cùng kì của năm 2014.
Điều này cho biết: trung bình tiêu thụ cá của Ba Lan là khoảng 11,45 kg mỗi năm,
tiêu thụ thủy sản ở mức 0,25 kg, là lượng tiêu thụ trung bình của người tiêu dùng Ba Lan
thì tôm thống trị tiêu thụ của đất nước của hải sản, với thị phần khoảng 90%.
Trong tháng 2 năm 2016, nhập khẩu ước tính là 62,1 tỷ PLN, tăng nhập khẩu phần
lớn là do sự gia tăng nhập khẩu hàng hoá (các sản phẩm công nghiệp ô tô và thiết bị điện
tử), kèm theo việc giảm nhập khẩu dầu cùng với việc giá dầu giảm xuống (giảm 35% khi
so với cùng kỳ năm trước).
Nguyên nhân dẫn tới nhập khẩu năm 2015 vẫn ở mức cao dù giảm so với năm
2014:

-


Thị trường xuất khẩu quan trọng của Ba Lan, cũng được hưởng lợi từ cải cách cơ cấu đang
diễn ra và một sự thúc đẩy đầu tư cao hơn nên được hỗ trợ nhu cầu về máy móc và thiết bị
18
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

công nghiệp hàng hóa những chủng loại xuất khẩu chủ lực của Ba Lan. Tăng trưởng trong
ngắn hạn và trung hạn sẽ tiếp tục vững chắc và được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước, tỷ lệ
thất nghiệp giảm,nhu cầu của Châu Âu tăng, tăng trưởng đầu tư mới sau một thời kì suy
giảm tạm thời giữ hai khung tài chính EU. Giá dầu sẽ phục hồi dần và cũng sẽ được hỗ trợ
của xuất khẩu ròng.
-

Thiết bị vận tải, máy móc, mà lại chiếm 42% tổng xuất khẩu, sẽ vẫn là một nguồn quan
trọng của doanh thu và tăng trưởng xuất khẩu ở Ba Lan, đóng góp khoảng 40% để xuất
khẩu tăng trưởng trong trung và dài hạn.

-

Châu Âu sẽ vẫn là nguồn chính trong sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu Ba Lan , do có sự
gắn kết chặt chẽ với khu vực Châu Âu về địa lý và là thành viên của thị trường chung
Châu Âu lại có mối quan hệ chặt chẽ trong chuỗi hàng xuất nhập khẩu với Đức.Ba Lan sẽ
phụ thuộc vào sự năng động trong tổng cầu. Các thành phần địa lý hàng xuất khẩu sẽ trở
nên mở rộng và đa dạng hơn:Đức, Anh và Pháp giảm từ 40% năm 2015 xuống 32% vào
năm 2030, thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc và

Ireland đạt được một thị phần lớn hơn (6% trong năm 2030, so với mức 3% trong năm
2015).

-

Nhập khẩu hàng hóa dự kiến sẽ tăng trưởng 7-8% trong trung và dài hạn. Cùng với phần
hàng hóa xuất khẩu, phần lớn tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ xuất phát từ công nghiệp
máy móc và thiết bị vận chuyển hàng xuất khẩu lớn nhất của Ba Lan, mà sản xuất dựa vào
nhập khẩu của các thành phần trung gian từ phần còn lại của châu Âu và châu Á. Hai loại
này sẽ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng nhập khẩu tổng thể ra đến năm 2030. ICT
và thiết bị khoa học sẽ đóng góp một phần ngày càng cao hơn để tăng trưởng, 8% và 6%
tương ứng với các tác động cuối cùng tích cực về vốn và khả năng cạnh tranh của Ba Lan.

-

Một số đối tác thương mại lớn cũng đang mở rộng thị phần của họ trên thị trường Ba Lan:
như nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Đức dự kiến sẽ tăng 7% và 4% trong giữa năm 2015 và 2020
sau đó sẽ thấp hơn một chút-Tăng cường nhu cầu trong khu vực châu Âu, đặc biệt là ở
Đức, chiếm 27% xuất khẩu của Ba Lan, sẽ là động lực chính của sự phục hồi của xuất
khẩu hàng hóa của Ba Lan trong năm năm tới, trong đó sẽ trung bình khoảng 8% giữa năm
2016 và năm 2020.

-

Lợi nhuận liên tục được cải thiện và cải cách cơ cấu trên khắp châu Âu sẽ bắt đầu đưa Ba
Lan đầu tư mạnh vào hoạt động đầu tư và sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với loại hàng xuất khẩu
chủ lực của Ba Lan là - công nghiệp máy móc thiết bị.

-


Tỷ giá đánh giá áp lực đã đè nặng lên hoạt động xuất khẩu của Ba Lan kể từ khi ra mắt
của chương trình nới lỏng định lượng của ECB. Tuy nhiên, điều này có thể giảm bớt khi
mà ngân hàng trung ương và thống đốc nhậm chức vào năm 2016, sẽ được hỗ trợ khả năng
cạnh tranh bên ngoài của Ba Lan.

1.3. Tình hình cán cân thương mại năm 2015
Biểu đồ 4:Cán cân thương mại giai đoạn 2005- 2015
19
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Nguồn: Invest in PoLand


Năm 2015,lần đầu tiên trong lịch sử Ba Lan, đã nhận thấy một sự cân bằng tích cực trong
thương mại (3,7 tỷ EUR).



Xuất khẩu đã tăng một cách đáng kinh ngạc bằng 150,3% trong thập kỷ qua, làm cho Ba
Lan là động cơ xuất khẩu EU mới.



Gần 2/3 giá trị xuất khẩu của Ba Lan được tạo ra bởi các công ty có vốn nước ngoài.




Ba Lan là đối tác thương mại truyền thống của EU (chiếm 79,3% thị phần xuất khẩu), bên
cạnh đó Ba Lan đang ngày một tăng hợp tác thương mại với các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển (chiếm 9% thị phần xuất khẩu trong năm 2015).



Đức một bạn hàng truyền thống của Ba Lan là đối tác thương mại số 1 với 27,1% thị phần
xuất khẩu và 22,9% thị phần nhập khẩu.
- Cán cân thương mại năm 2015 là dương 2.376 triệu USD, cán cân thương mại năm
2015 thặng dư.
Xuất khẩu nhiều nhất vào quý 4 chiếm 25,74% trong tổng giá trị mặt hàng xuất
khẩu. Trong quý 4 năm 2015, số dư cán cân thương mại hàng hóa là dương (bởi vì xuất
khẩu là động lực để vượt qua động lực của nhập khẩu) và đứng ở mức 4.8 tỷ PLN.Trong
quý 4 năm 2014 số dư âm của cán cân thương mại hàng hóa đạt 5.2 tỷ PLN.
Cán cân thương mại tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2016 đều dương,tháng 1 năm
2016 là 2.402 triệu PLN, lớn hơn 208 triệu PLN so với tháng 1 năm 2015.
20
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Tháng 2 năm 2016 hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đều lớn hơn năm 2015. Xuất
khẩu tháng 2 năm 2016 là 16,074 triệu PLN lớn hơn tháng 1 năm 2016: 1.637 triệu PLN.

Nhập khẩu tháng 2 năm 2016 là:15.695 triệu PLN lớn hơn nhập khẩu tháng 1 năm 2016 là
1.852. Có thể thấy giá trị tăng của mặt hàng nhập khẩu vào quý 2 so với quý 1 năm 2016
lớn hơn giá trịxuất khẩu, tuy nhiên xét về mặt tổng giá trị thì xuất khẩu lớn hơn, điều này
dẫn tới 2 tháng đầu năm 2016 cán cân thương mại là dương.
2. Cán cân dịch vụ
Bảng 5: Cán cân dịch vụ năm 2014, 2015

Cán cân dịch vụ năm 2015 là:41.051 triệu PLN tương ứng với 10.901 triệu USD.
-

Theo đồng PLN thì cán cân dịch vụ năm 2015 lớn hơn cán cân dịch vụ năm 2014 là 5.177
triệu PLN.
Tuy nhiên theo đồng USD thì cán cân dich vụ năm 2015 nhỏ hơn cán cân dịch vụ năm
2014 là 500 triệu USD, điều này có thể cho thấy sự trượt giá của đồng PLN so với đồng
USD trong năm 2015.
Cán cân dịch vụ theo quý của năm 2015.

21
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Cán cân dịch vụ năm 2015 tăng do:
- Cán cân dịch vụ quý 1 năm 2015 là: 2.416 triệu USD tương đương với 8.985 triệu
PLN, và tăng 257 triệu PLN,tuy nhiên khi quy ra đồng USD là giảm 441 triệu USD.
- Cán cân dịch vụ quý 2 năm 2015 là: 3.203 triệu USD tương ứng với 11.846 triệu

PLN, so với quý 2 năm 2014, cán cân dịch vụ giảm 1.654 triệu PLN hay giảm 152 triệu
USD.
- Cán cân dịch vụ quý 3 năm 2015 là: 2.653 triệu USD tương ứng với 9.986 triệu
PLN.So với quý 3 năm 2014, tăng 153 triệu USD, hay 2.105 triệu PLN
- Cán cân dịch vụ quý 4 năm 2015 là:2.629 triệu USD tương ứng với 10.234 triệu
PLN. So với quý 4 năm 2014 thì giảm 60 triệu USD, với đồng Ba Lan thì tăng 1.161 triệu
PLN.
Cán cân dịch vụ trong cả 4 quý đều dương, điều này dẫn tới cán cân dịch vụ của cả
năm đều dương.




Trong quý 4 năm 2015 số dư trên các dịch vụ là tích cực và lên tới 10,2 tỷ PLN. Các
con số được xác định bởi số dư tích cực trên các giao dịch lên tới 3.6 tỷ PLN (tăng 0.8 tỷ
PLN) và cán cân về du lịch vẫn duy trì ở 1.9 tỷ PLN (duy trì ở mức báo cáo trong quý
tương ứng của năm 2014).
Khách du lịch lưu trú qua đêm với tổng số là 71,1 triệu chiếm 19%, tăng 6,9% so với
năm 2014 trong tổng khách cư trú qua đêm tại EU người, trong đó người không cư trú
13,7 triệu người tăng 5,6% so với năm 2014. Người cư trú có 57,4 triệu người tăng 7,2%
so với năm 2014.
>>Năm 2014 Ba Lan có 16 triệu du khách nước ngoài, đến sáu tháng đầu năm 2015
con số này tăng 3,4%, trong đó khách du lịch Đức chiếm tỷ lệ cao nhất, chỉ trong nửa đầu
năm 2015 khách du lịch Đức là 2,9 triệu người.Theo khảo sát mới nhất của

22
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201

6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Forschungsgemeinschaft Urlaub und Reisen : năm 2015 Ba Lan xếp thứ 8 trong Top 10
điểm đến du lịch.
Nguồn:Eurostat new release
Các chi tiêu trung bình cho khách du lịch đến Ba Lan trong nửa đầu năm 2015 lên
tới 423$ cho mỗi người tăng 9% so với năm 2014.
Ba Lan thu hút ngày càng nhiều du khách Trung Quốc. Hơn 48.000 khách du lịch từ
Trung Quốc đến thăm Ba Lan vào năm 2014, đánh dấu một sự gia tăng đáng kể so với
những năm gần đây. Giữa tháng Giêng và tháng Tám năm 2015, một sự gia tăng hàng năm
22% lượng khách du lịch từ Trung Quốc. Với chi hơn 1000 € mỗi ngày, du khách Trung
Quốc thuộc về chi tiêu lớn nhất về chỗ ở. Đó là một tin tốt cho ngành công nghiệp khách
sạn.
Sự đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP trong năm 2014 là 29.4 tỷ PLN (1,7%
GDP). Điều này được dự báo sẽ tăng lên4,9% 30.8 tỷ PLN trong 2015 và chủ yếu phản
ánh các hoạt động kinh tế được tạo ra bởi các ngành công nghiệp: như khách sạn, đại lý du
lịch, các hãng hàng không và dịch vụ vận tải hành khách khác (không bao gồm dịch vụ đi
lại).
Tổng số đóng gópcủa du lịch là 75.3tỷ PLN trong năm 2014 (tương ứng 4,4% GDP)
và tăng trưởng 2,7% tương ứng 77.4tỷ PLN (tương ứng 4,3% GDP) trong năm 2015.Nó
được dự báo tăng 4,3%tương ứng 118tỷ PLN trong năm 2025 (tương ứng 4,9% GDP).
Du lịch tạo ra 273.500 việc làm trực tiếp trong năm 2014 (1,7% tổng số lao động) và
điều này được dự báo sẽ tăng 3,2% trong năm 2015 để 282.000 (1,8% tổng số lao động).
Bao gồm việc làm của các khách sạn, đại lý du lịch, các hãng hàng không và dịch vụ vận
tải hành khách khác(Không bao gồm dịch vụ đi lại). Nó cũng bao gồmcác hoạt động của
ngành công nghiệp nhà hàng và giải trí hỗ trợ trực tiếp cho khách du lịch.
Đến năm 2025, du lịch sẽ chiếm 358.000 việc làm trực tiếp, tăng 2,4% trong mười
năm tới.

Tiền chi tiêu của du khách nước ngoài đến một quốc gia (hoặc visitor exports) là một
thành phần quan trọng của sự đóng góp trực tiếp của du lịch. Trong năm 2014, Ba Lan tạo
ra 35.6tỷ PLN (visitor exports) .Trong năm 2015, điều này được dự kiến sẽ tăng trưởng
5,8%, và nước này dự kiến sẽ thu hút 17,256 nghìn lượt du lịch quốc tế.
Đến năm 2025, lượng khách du lịch quốc tế được dự báo tổng số 17,16 nghìn, tạo
63.6 tỷ PLN.
Trong bảng xếp hạng tăng trưởng thực tế của quốc gia năm 2015:
- Đóng góp trực tiếp của du lịch và ngành du lịch Ba Lan vào GDP đứng thứ 55 với
chỉ số phát triển 4,9%
- Đóng góp trực tiếp của Du lịch và ngành du lịch vào việc làm đứng thứ 63, với chỉ
số phát triển là 3,2%
- Đóng góp của Du lịch và ngành du lịch vào đầu tư đứng thứ 148 với chỉ số phát
triển là 1,8%
- Đóng góp của Du lịch và tổng ngành du lịch vào GDP đứng thứ 115 với tốc độ tăng
trưởng là 2,7%
- Đóng góp của du lịch và tổng ngành du lịch vào việc làm đứng thứ 138 và với chỉ
số phát triển lầ 0,6%
23
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

- Số tiền chi tiêu của khách du lịch: đứng thứ 42 với chỉ số phát triển là 5,8%
- Trong một mốc mới đạt được gần 2.8 tỷ khách du lịch qua đêm tại EU thì Ba Lan
có tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 là 6,9%.
- Tổng số tiền mà cư dân bỏ ra để du lịch thì Ba Lan và Ronamia đặc biệt chiếm

phần lớn (19% với khách du lịch qua đên của người không cư trú).
Bảng 6: The economic contribution of Travel & Tourism: Growth

Nguồn: world travel and tourism council
WTTC Travel & Tourism Economic Impact 2015
Nguyên nhân mà du lịch ở Ba Lan tăng vào các quý cuối năm:
Ba Lan là đất nước thích hợp du lịch quanh năm, tuy nhiên, đa số du khách đến đây
khi thời tiết ấm áp, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cao điểm của du lịch là từ tháng
7 đến tháng 8, lúc đó trường học tại Ba Lan đều được nghỉ lễ, hầu hết công nhân, nhân
viên của Ba Lan được nghỉ thường niên. Với những địa điểm đặc biệt thu hút khách du
lịch như bãi biển Baltic, Hồ Masurian, núi Carpathian, cả những nơi như Kraków và
Warsaw.
24
BoP Ba Lan năm 2015 – nhóm 7


201
6

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Bình thường trong suốt tháng 7 và 8, các phương tiện giao thông đông đúc nên cần
phải đặt vé trước.Khách sạn có thể rất khó tìm, đôi khi tăng giá lên cao. Nhưng có nhiều
trường học tận dụng thời điểm nghỉ lễ để biến thành những nhà nghỉ, những khu ký túc xá
sinh viên trong các thành phố lớn cũng cho du khách thuê ở lại, giá cả cũng rất vừa phải.
Tốt nhất nên đến đây vào cuối xuân, đầu mùa hè, từ giữa tháng 5 đến tháng 6, hoặc khi
mùa hè giao mùa thu từ tháng 9 đến 10, lúc đó cũng nhiều du khách nhưng không quá
đông. Đó là những thời điểm ấm áp dễ chịu, thích hợp ngoạn cảnh và tham gia hoạt động
ngoài trời như đi bộ, đạp xe, cưỡi ngựa, đi ca nô. Cũng có rất nhiều sự kiện văn hóa diễn
ra trong thời điểm này. Suốt năm, từ giữa mùa thu đến giữa mùa xuân, trời lạnh và tối.

Mùa trượt tuyết từ tháng 12 đến tháng 3. Núi ở Ba Lan rất đẹp mắt với cơ sở hạ tầng tnhư
khách sạn, nhà gỗ, thang máy, cáp treo, xe cáp… không mấy phát triển. Zakopane, thủ đô
mùa đông của Ba Lan và vùng gần núi Tatra thích hợp để trượt tuyết nhất.
3. Cán cân thu nhập.
Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

-8511

-10709

-16680

-14789

Nguồn: NBP
Đơn vị: triệu PLN

Biểu đồ 5: Cán cân thu nhập của Ba Lan năm 2015.
Năm 2015, cán cân thu nhập của Ba Lan đầy biến động, 3 quý đầu giảm mạnh. Cụ
thể, quý 2 giảm 25,8% so với quý 1, quý 3 giảm 55,76% so với quý 2, tuy quý 4 có tăng
nhẹ 11,3% so với quý 3 nhưng đây chưa cho thấy dấu hiệu khởi sắc vì số lượng thâm hụt
vẫn ở con số lớn: 14,789 tỷ PLN quý 4 năm 2015.
Nguyên nhân khiến cho cán cân thu nhập thâm hụt là do thu nhập từ đầu tư gián tiếp
của người không cư trú tại Ba Lan (Lãi chứng khoán nợ) giảm 1% so với cùng kì năm

2014; thu nhập ngoài cư trú trên các khoản đầu tư khác giảm 0,3 tỷ PLN so với năm 2014,
ở mức 1,7 tỷ PLN.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, cán cân thu nhập là thâm hụt. Cụ thể, tháng 1 là -5,16
tỷ PLN, tháng 2 tăng 29,6% khiến cho cán cân đạt -3,98 tỷ PLN, tháng 3 lạigiảm xuống
còn -4,0 tỷ PLN. Nguyên nhân phát sinh là do thu nhập

II. Cán cân vốn (Capital Balance – K)
2014

2015

2014

2015

(mln PLN / mn PLN)

(mln EUR / mn EUR)

Capital Account

41,990

42,491

10,034

10,154

Capital account: credit


45,231

45,111

10,809

10,775

25
Nhóm Tài chính quốc tế 7 –EPU


×