Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Tổ chức công tác kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.96 KB, 36 trang )

CHƯƠNG IV

T Ổ CH ỨC CÔNG TÁC
KI ỂM TOÁN


Tổ chức công tác kiểm toán
(1). Lập kế hoạch kiểm toán
(2). Thực hiện kiểm toán
(3). Kết thúc kiểm toán

2


1. Lập kế hoạch kiểm toán
. Khái niệm và mục tiêu:
- Khái niệm:
Là việc phát triển một chiến lược tổng thể và một phương pháp
tiếp cận với đối tượng kiểm toán trong một khuôn khổ nội dung
và thời gian dự tính.
- Mục tiêu:
+ Thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian
dự kiến.
+ Giúp việc phân công công việc một cách hợp lý cho các kiểm
toán viên trong đoàn và đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các
kiểm toán viên với nhau và với các chuyên gia khác .
3


Cơ sở để lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa


trên sự hiểu biết về khách hàng

Tìm hiểu
khách hàng

Đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát của đơn vị, nhằm
đưa ra dự kiến về rủi ro phát hiện

+ Lĩnh vực hđkd
+ Cơ cấu tổ chức
+ Ban giam đốc
+ Nhân sự
+ KSNB...
4


Thời điểm lập kế hoạch
Lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu ngày từ khi nhận
được giấy mời và viết thư xác nhận kiểm toán
Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp:
KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc kiểm
toán tiến hành có hiệu quả và đúng thời gian. Kế hoạch kiểm
toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt
động kinh doanh của khách hàng. (ISA 300)

5


Nội dung của lập kế hoạch

Kế hoạch kiểm toán
Nội dung
+ Mục tiêu kiểm toán
+ Khối lượng, phạm vi công
việc
+ Tình hình hoạt động kinh
doanh của đơn vị
+ Đánh giá KSNB, rủi ro
kiểm soát
+ Xác định phương pháp
kiểm toán chủ yếu sẽ áp
dụng

Nhân sự
+ Số lượng kiểm toán viên cần
thiết tham gia cuộc kiểm toán
+ Yêu cầu về chuyên môn, trình
độ, năng lực, kinh nghiệm nghề
nghiệp
+ Yêu cầu về mức độ độc lập của
KTV
+ Bố trí KTV theo các đối tượng
kiểm toán cụ thể
+ Mời thêm chuyên gia

6

Thời gian
+ Số ngày công cần thiết
+ Thời gian bắt đầu, thời

gian kết thúc
+ Thời gian để phối hợp
các bộ phận, các KTV
riêng lẻ


Kế hoạch kiểm toán cần được lập ở 3 mức độ:
Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chi tiết

Chương trình kiểm toán

7


Kế hoạch chiến lược
• Kế hoạch chiến lược là kế hoạch được lập để xác định và đưa ra
kế hoạch sơ khởi cho các bộ phận được kiểm toán.
• Việc lập kế hoạch chiến lược được bắt đầu từ khi nhận được
thư mời hoặc công văn yêu cầu kiểm toán của khách hàng gửi
đến và sự chấp nhận của công ty kiểm toán.









Nội dung Kế hoạch chiến lược

Mô tả đặc điểm đơn vị được kiểm toán
Xác định mục đích kiểm toán
Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán
Thời gian và trình tự tiến hành các công việc kiểm toán
Các công việc giao cho nhân viên của đơn vị được kiểm
toán thực hiện
• Yêu cầu nhân lực cho cuộc kiểm toán
• Những vấn đề phải giải quyết trong quá trình kiểm toán
• Đánh giá ban đầu về mức độ trọng yếu và rủi ro của
cuộc kiểm toán


Quá trình xây dựng kế hoạch kiểm
toán chiến lược
Thu thập, tìm hiểu các hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Phân tích, lập kế hoạch cho đơn vị được
kiểm toán

Xác định kế hoạch sơ khởi cho các bộ phận,
khoản mục cần được kiểm toán

Lập kế hoạch chi tiết, soạn thảo chương
trình kiểm toán

Đánh giá tổng thể các thông tin về hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán


Liệt kê những quyết định các bộ phận, khoản
mục cần được kiểm toán

Liệt kê những quyết định đối với từng bộ phận,
khoản mục cần được kiểm toán


Kế hoạch chi tiết
• Kế hoạch kiểm toán chi tiết là những dự kiến chi tiết, tỷ mỉ
những công việc để tiến hành kiểm toán từng bộ phận,
khoản mục hay từng phần hành công việc của cuộc kiểm
toán.
• KTV dựa vào kế hoạch kiểm toán chiến lược, xem xét các vấn
đề liên quan.
• Kế hoạch kiểm toán chi tiết được xây dựng và được sự xem
xét và thông qua của người phụ trách kiểm toán


Nội dung của kế hoạch kiểm toán
chi tiết
• Những công việc cụ thể phải làm, các thủ tục, kỹ thuật kiểm
toán phải thực hiện để kiểm toán từng khoản mục, từng bộ
phận cụ thể.
• Trình tự tiến hành công việc
• Tổng quỹ thời gian cần thiết và thời hạn hoàn thành từng
công việc
• Phân công công việc cụ thể cho các kiểm toán viên
• Dự trù kinh phí kiểm toán



Chương trình kiểm toán (Audit
program)
• Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công
việc kiểm toán sẽ tiến hành:

– Các thủ tục kiểm toán
– Thời gian ước tính phải hoàn thành
– Phân công cụ thể cho từng kiểm toán viên
thực hiện từng thủ tục cũng như dự kiến
những tài liệu, hồ sơ liên quan cần sử dụng
và thu thập.


Chương trình kiểm toán (Audit
program)
• Chương trình kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán phù hợp
với chương trình kiểm toán chung.
• Chương trình kiểm toán chi tiết được lập phù hợp giúp cho
kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc của mình
đảm bảo sắp xếp khoa học, không bỏ sót khoản mục hoặc
thủ tục kiểm toán nào, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.


Nội dung Chương trình kiểm toán
(Audit program)
• Xem xét về kiểm soát nội bộ của đơn vị
được kiểm toán.
• Thực hiện các phương pháp và kỹ thuật
kiểm toán.



2. Thực hiện kiểm toán

Khái niệm:
Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương
trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn.
=>Thực chất là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm
các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho
những nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán

16


Nội dung
• Thực hiện các nội dung của kế hoạch kiểm toán và chương trình
kiểm toán: áp dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán để
thu thập bằng chứng kiểm toán, xác nhận hệ thống, thực hiện
thử nghiệm cơ bản…
• Trao đổi với nhân viên, thành viên BLĐ đơn vị để tìm hiểu thông
tin, thông báo về các sai phạm phát hiện được, tìm hiểu nguyên
nhân sai phạm, trao đổi nhận xét, đánh giá của KTV.
• Phân tích, đánh giá các BCKT thu được, đưa ra kết luận ở từng
bước, từng thủ tục kiểm toán.
• Ghi chép lại quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, kết quả
kiểm toán.
• Trao đổi với ban quản lý đơn vị để đưa ra kết luận thống nhất về
đối tượng được kiểm toán.
• Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
17



Nguyên tắc thực hiện kiểm toán

• Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chương trình
kiểm toán đã được xây dựng.
• Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường
xuyên ghi chép những phát hiện, những nhận định về
các nghiệp vụ, số liệu của đơn vị được kiểm toán nhằm
tích lũy bằng chứng, nhận định cho những kết luận
kiểm toán.
• Định kỳ, kiểm toán viên tổng hợp kết quả kiểm toán để
nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc
chung.
• Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi và trình tự kiểm
toán đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách
kiểm toán.


Các bước thực hiện kiểm toán
• Nghiên cứu và đánh giá về hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm
toán bằng các thủ tục kiểm toán
tuân thủ.
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ
bản và đánh giá kết quả.


3. Kết thúc kiểm toán


Nội dung công việc ở giai đoạn hoàn tất
-

KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc
kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích:

+ Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu
quả
+ Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV là có chính xác, đầy đủ cơ
sở, bằng chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ)
+ Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính
- Phân tích tổng quát báo cáo tài chính của đơn vị
- Soát xét => Cuối cùng Lập báo cáo kiểm toán
20


Báo cáo kiểm toán
* Khái niệm:
“Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên soạn
thảo để trình bày ý kiến nghề nghiệp của mình về tính trung
thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán”
=> Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm
toán và có vai trò hết sức quan trọng

21


• Vai trò của BCKT:
- Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán:

Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh tế,
quyết định quản lý quan trọng
- Đối với kiểm toán viên:
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì vậy
nó quyết định uy tín, vị thế của KTV và họ phải chịu trách nhiệm về
ý kiến của mình.
- Đối với đơn vị được kiểm toán:
+ Tăng vị thế, uy tín của đơn vị
+ Cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý
22


* Nội dung của báo cáo kiểm toán
- Tiêu đề
- Người nhận báo cáo
- Đối tượng kiểm toán: các thông tin đã được kiểm toán
- Các chuẩn mực kiểm toán và các nguyên tắc được dùng làm
chuẩn mực đánh giá trong cuộc kiểm toán
- Công việc kiểm toán viên đã làm
- Các giới hạn về phạm vi kiểm toán (nếu có)
- ý kiến của KTV về các thông tin được kiểm toán
- Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán
- Chữ ký, đóng dấu
23


* Nội dung của báo cáo kiểm toán (Tiếp)
- Báo cáo kiểm toán phải bao gồm:
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài
chính

- Trách nhiệm của kiểm toán viên
- Ý kiến của kiểm toán viên

24


* Các loại báo cáo kiểm toán:
- Báo cáo có ý kiến chấp nhận toàn bộ
- Báo cáo có ý kiến không chấp nhận toàn bộ:
- Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
- Ý kiến kiểm toán trái ngược
- Từ chối đưa ra ý kiến

25


×