Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.65 KB, 7 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1/ Đánh giá vai trò của vốn tự có trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn
được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
Về mặt quản lý, theo thông tư số 13/2010/ TT – NHNN, vốn tự có của ngân hàng bao gồm:
Vốn cấp 1: vốn điều lệ thực có ( vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư vốn cổ phần được tính vào
vốn theo quy định của pháp luật.
Vốn cấp 2: Phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các loại tài sản tài chính đầu tư
được định giá lại theo quy định của pháp luật, một số trái phiếu chuyển đổi do ngân hàng thương
mại phát hành và các công cụ nợ thứ cấp có thời hạn dài.
Ngoài ra vốn tự có còn có các chức năng:
Chức năng bảo vệ giúp cho ngân hàng có thể bù đắp được những thiệt hại phát sinh khi gặp
các rủi ro có thể dẫn đến việc phá sản, mất khả năng chi trả, bảo vệ khách hàng ký thác không bị
mất vốn.
Chức năng hoạt động của vốn tự có thể hiện ở chỗ vốn tự có còn được dùng để cho vay,
hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên do vốn tự có chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận nó đem lại không cao.
Do vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường căn cứ vào đó để xác
định tỷ lệ an toàn và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là
tiêu chuẩn xác định mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động ngân hàng và là căn cứ để xác định cũng
như điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh nên
vốn tự có là nguồn vốn giữ chức năng điều chỉnh.
Với các chức năng trên và các đặc điểm như: cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động
trong thời gian mới thành lập, ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân
hàng, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
các nguồn vốn khác và uy tín ban đầu của ngân hàng, quyết định quy mô hoạt động của ngân
hàng… đã cho thấy tầm quan trọng của vốn tự có đối với quá trình hình thành và phát triển của
các ngân hàng, nó là nguồn vốn không thể thiếu và không thể thay thế được trong vòng đời của
ngân hàng.
2/ Giải pháp gia tăng vốn tự có của các NHTM. Theo bạn đâu là giải pháp có tính thiết thực


và cấp bách đối với NHTM trong giai đoạn hiện nay?
Trong quá trình kinh doanh thì ngân hàng không thể tránh được các rủi ro về lạm phát, lãi
suất hoặc các áp lực về chi phí hoạt động như cho vay, huy động, thiếu hụt nguồn vốn hoạt động
khi ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoặc các áp lực do Chính Phủ đề ra.
Để giải quyết các vấn đề đó thì ngân hàng cần phải tăng lượng vốn tự có hiện tại để đáp
ứng các nhu cầu của mình. Ngân hàng có thể tăng vốn thông qua các hình thức như phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, giấy nợ thứ cấp; tăng vốn từ nguồn bên trong;
Trong các biện pháp trên thì biện pháp có tính thiết thực và cấp bách đối với ngân hàng
hiện nay là tăng vốn từ
3/ Trình bày các giải pháp quản trị Tài sản Nợ. Theo bạn đâu là giải pháp có tính thiết thực
và cấp bách đối với NHTM VN hiện nay?
Các biện pháp quản lý tài sản Nợ của ngân hàng bao gồm:
1. Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để tăng nguồn vốn của ngân hàng. ( biện
pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tâm lý)


2. Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp khi nhu cầu vốn
phát sinh vượt quá khả năng thanh khoản của ngân hàng.
3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với
những đặc điểm hoạt động của ngân hàng.
4. Tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo quy định của luật pháp.
5. Thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản trong quản lý Nợ của ngân hàng.
6. Thực hiện quy trình quản lý Nợ:
Trong tình hình kinh tế hiện nay thì các ngân hàng nên áp dụng kết hợp các biện pháp như
đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các loại hình ưu đãi về mặt dịch vụ như miễn một số
loại phí, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi về mặt lãi suất nếu đáp ứng được các điều kiện do
ngân hàng đưa ra, tổ chức các cuộc khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng như “chương trình
khuyến mại du xuân” của Vietcombank…; nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng bằng
cách tổ chức khảo sát thu thập ý kiến của khách hàng tới giao dịch tại các chi nhánh và các phòng
giao dịch.

Tiến hành phân tích, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện của các kế hoạch tín dụng đặt ra để
có thể sớm phát hiện các khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
4/ Trình bày các giải pháp quản trị Tài sản Có. Theo bạn đâu là giải pháp có tính thiết thực
và cấp bách đối với NHTM VN hiện nay?
Phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý để hình thành tài sản
Quản trị dự trữ
Quản trị danh mục tín dụng, xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng hiệu quả.
Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay thì tốt nhất nên giảm các danh mục đầu
tư chứng khoán do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hồi phục và nên tăng cường đầu
tư vào các biện pháp quản trị danh mục tín dụng và phân bổ nguồn vốn hợp lý.
Do việc cấp tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng, đem lại 2/3 lợi nhuận và cũng là hoạt động chịu nhiều rủi ro nhất nên NHTM cần có
chính sách tín dụng phù hợp đối với từng danh mục vay vốn
5/ Phân tích và đánh giá (theo quan điểm cá nhân của bạn) về việc NHNN cho phép NHTM
sử dụng 1 phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Trích điều 5 của TT
15/2009/TV-NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc.
Việc ban hành quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung
hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam là để đảm bảo an toàn trong
hoạt động, đặc biệt là khả năng thanh khoản.
Sự mất cân đối gữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra hầu hết các TCTD. Do tính chất tăng
trưởng tín dụng một cách tự phát nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Chính
vì vậy các TCTD không phát triển cân đối theo tỷ lệ hợp lý giữa tăng trưởng tín dụng theo thời
gian cũng như theo ngành nghề. Mà các TCTD tập trung vốn cho vay một số lĩnh vực phi sản
xuất, thời hạn cho vay trung và dài hạn. Từ đó hệ quả vốn ứ đọng khó thu hồi dẫn đến gặp khó
khăn trong vấn đề thanh khoản bắt buộc TCTD phải phải tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn
vốn chi trả tiền gửi đến hạn. Điều bất cập này ảnh hưởng làm rối loạn việc điều hành hoạt động
kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng.
Vậy khi dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Khi đến hạn thanh toán
tiền gửi cho khách hàng trong khi đó chưa thu được tiền từ đầu tư cho vay trung và dài hạn thì
ngân hàng phải xử lý như thế nào?

Cũng may mắn do đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ là làm dâu trăm, nghìn, triệu,.... họ.
Nên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy kẻ này rút tiền thì người khác gửi vào. Do đó họ dùng tiền
gửi người này để trả cho người khác để bù đắp cho khoản đã đầu tư cho vay chưa thu được. Nếu


như nguồn này gặp vấn đề thì các TCTD đã có cửa khác như chúng ta đã thấy hiện nay có rất
nhiều TCTD , nên việc vay muợn lẫn nhau theo lãi suất qua đêm là chuyện bình thường. Ngoài ra
các TCTD còn một số cửa khác nữa để họ giải nguy...? Chúng ta nên nhớ đây là những giải pháp
tình thế trước mắt của các TCTD.
Dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất. Nhưng điều này đã
được các TCTD nhận thức được nên trong hợp đồng tín dụng họ có điều khoản điều chỉnh lãi
suất theo thời gian...Nếu như các TCTD không nhận thức điều này sớm thì sớm muộn gì có một
số TCTD sẽ nằm trong tầm kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước do tỷ lệ nợ xấu có tỷ lệ
vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép.
Việc lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn là nguyên nhân gây ra tình trạng mất thanh khoản
tại một số ngân hàng (đặc biệt là ngân hàng nhỏ), dẫn đến cuộc đua lãi suất vào nửa đầu năm năm
2008 và lãi suất huy động đã từng được đẩy lên đến mức 19%/năm.
Tuy nhiên, theo các ngân hàng, việc điều chỉnh tỷ lệ này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho ngân
hàng vì hiện nay hầu hết những người gửi tiền đều chủ yếu nhắm đến các kỳ hạn ngắn dưới 12
tháng. Tại phần lớn các ngân hàng cổ phần hiện nay, tỷ lệ vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm
từ 10% đến 20% trên tổng nguồn vốn huy động.
Cũng vì lao theo huy động kỳ hạn ngắn nên các khoản huy động liên tục đến hạn. Bên cạnh
đó, khách hàng lại thường xuyên "chạy" từ ngân hàng này qua ngân hàng khác để kiếm lãi suất
cao hơn dẫn đến việc hụt tiền ở các ngân hàng. Khi đó, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ
khách hàng, vay qua đêm hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn.
Tất cả những động thái này đều dẫn đến chung một kết quả là đẩy lãi suất tăng cao. Minh
chứng rõ ràng nhất là lãi suất trên liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, chứng tỏ các ngân hàng
đang thực sự khát vốn và tìm mọi cách huy động vốn để bù đắp thanh khoản.
Lãi suất huy động được NHNN quy định không vượt quá 14% nhưng thực tế đã lên tới
17%, 18% bởi ngân hàng lớn tăng lãi suất để giữ chân khách, ngân hàng nhỏ phải tăng lãi suất vì

thiếu thanh khoản. Điều này tiếp tục hình thành một cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường, dẫn
đến nghịch lý biểu đồ lãi suất như nói trên.
Như vậy có thể thấy, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng phần lớn đến từ việc huy động
kỳ hạn ngắn chứ không phải do thiếu hụt trong giao dịch với doanh nghiệp (tăng trưởng tín dụng
chậm lại, hoạt động kinh doanh khó khăn nên giao dịch của doanh nghiệp với ngân hàng khó có
thể tăng lên). Vì vậy, để mục tiêu thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát đạt hiệu quả, để an toàn
thanh khoản cho các ngân hàng cần sự giám sát chặt chẽ của NHNN trong việc vượt trần lãi suất,
vượt trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
6/ Trình bày các loại rủi ro thƣờng gặp trong hoạt động kinh doanh NH?
a. Rủi ro tín dụng:
Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế
qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Có 2 cấp độ trong rủi ro tín dụng
Khách hàng trả nợ không đúng hạn.
Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
Phân loại:
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng gồm
i. Rủi ro giao dịch:
Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân là do những hạn chế trong quá trình
giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi
ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn: liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng


Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng
cho vay ,các loại tài sản đảm bảo…
- Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao
gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn
đề.
ii. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân là do những hạn

chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng , được chia thành 2 loại:
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong
của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số
khách hàng, doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng
một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
b. Rủi ro thanh khoản:
Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không
chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng các yêu cầu
của các hợp đồng thanh toán.
Nguyên nhân:
 Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế
tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Do đó xảy ra
tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản huy động vốn và ngày đáo hạn
của các khoản sử dụng vốn.
 Do tiền gửi ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư. Khi lãi suất đầu tư
tăng, một số người rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi
cao hơn, còn các khách hàng vay tiền thì sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng có lãi
suất thấp hơn. Như vậy sự thay đổi về lãi suất ảnh hưởng tới cả người gửi tiền và người đi
vay, từ đó ảnh hưởng tới trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Xu hướng về sự thay đổi
lãi suất còn ảnh hưởng tới giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán
để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn
trên thị trường tiền tệ.
 Chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng không phù hợp và kém hiệu quả: chứng
khoán ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ
cho nhu cầu chi trả…
c. Rủi ro tỷ giá hối đoái:
Là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi
tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho ngân hàng.
Nguyên nhân:

 Do trạng thái ngoại hối của ngân hàng không cân xứng và từ sự không cân xứng đó, khi
ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ cho khách hàng hany cho chính ngân hàng nhằm
mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động thì rủi ro sẽ xuất hiện khi tỷ giá biến động
theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
 Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự
biến động này là: mất cân đối giữa cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán
quốc tế; chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị mỗi nước…
d. Rủi ro lãi suất:
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có
liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.
-


Nguyên nhân:
 Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ.
 Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và
cho vay.
 Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế khiến vốn của ngân
hàng không được bảo toàn sau khi cho vay.
7/ Nêu các giải pháp quản trị các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH?
1. Rủi ro tín dụng:
a. Thực hiện đúng các qui định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết
khấu, bao thanh toán và bảo hiểm tiền vay; xem xét các quyết định cho vay có đảm bảo
hoặc không có đảm bảo, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai, tránh
các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.
b. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín
dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tăng cường
công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng.
c. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối
tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

d. Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương
pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả gồm đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng, hợp đồng tín dụng, các khả năng thu hồi nợ, tài sản đảm bảo và quản lý nợ.
e. Thự hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và hoạt động an toàn tín dụng:
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ 1 hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro.
- Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, cân đối thời hạn cho vay với thời
hạn huy động vốn.
- Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính…
f. Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng
các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay.
g. Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng
hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào 1 ngành, lĩnh vực có rủi ro cao.
h. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng, sử dụng tài sản đảm bảo
chắc chắn, chú trọng thu thập thông tin.
i. Chuyên giao toán bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp bằng cách mua bảo
hiềm tiền vay.
j. Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó rủi ro.
k. Trước khi cho vay cần chú ý:
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Mức cho vay không vượt quá 70% tài sản đảm bảo.
- Tổng dư nợ cho vay 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có, tổng mức cho vay và bảo
lãnh đối với 1 khách hàng không quá 25% vốn tự có. Tổng dư nợ cho vay với 1 nhóm
khách hàng có liên quan khong quá 50% vốn tự có, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với 1
nhóm khách hàng không quá 60% vốn tự có.
- Khả năng còn có thể cho vay thêm đảm bảo yêu cầu H3 >= 9%
l. Trích lập quỹ dự phòng cho các khoản vay.
m. Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua các công cụ tín dụng phái sinh.
2. Rủi ro thanh khoản:
Duy trì 1 tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng dự trữ và vốn dùng kinh doanh sao cho phù hợp hoạt
động ngân hàng.



Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn. Để đáp ứng
các nhu cầu này ngân hàng cần duy trì một lượng khá lớn các tài sản có tính thanh khoản cao và
dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả >= 15% tỷ lệ tài sản Có thanh toán ngay/ tài sản Nợ phải
thanh toán ngay hoặc tỷ lệ khả năng chi trả >= 1 giữa tổng TSC đến hạn thanh toán trong 7 ngày
tiếp theo từ hôm nay và tổng TS Nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ hôm nay đối
với VND, EUR, GPB và USD.
Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản:
Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn.
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn.
Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống.
Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản.
3. Rủi ro tỷ giá hối đoái:
Áp dụng giải pháp cho vay bằng loại ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại ngoại tệ khác ổn
định hơn so với tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong hợp đồng tín dụng.
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ và thanh toán, hạn chế tập trung vào một loại
ngoại tệ.
Áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn Forward, quyền chọn
Option, Swap, hợp đồng tương lai Future...
4. Rủi ro lãi suất:
Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: ngân hàng chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo
hiểm chuyên nghiệp.
Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn): khi lãi suất thị trường thay
đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.
Áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: trong trường hợp có thể dự báo
được lãi suất, dự đoán chiều hướng biến động trong tương lai của lãi suất để điều chỉnh khe hở
nhạy cảm của lãi suất và khe hở kỳ hạn cho hợp lý nhất.
Áp dụng chiến lược quản trị thụ động trong trường hợp không thể dự báo được chiều hướng

biến động của lãi suất trong tương lai. Duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn bằng
không se không ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng dù cho lãi suất thị trường
tăng hay giảm.
Vận dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn, hoán
đổi về lãi suất.
8/ Chứng minh cho vay có tài sản đảm bảo đòi hỏi phần bù rủi ro thấp hơn cho vay không
có tài sản đảm bảo.
Giả sử khi thực hiện 1 khoản cho vay thời hạn 1 năm, ngân hàng yêu cầu thu nhập kỳ vọng
ít nhất phải bằng thu nhập của 1 trái phiếu kho bạc ( trái phiếu k rủi ro) với cùng kỳ hạn. Nếu P là
xác suất khoản vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi, ( 1 – P ) sẽ là xác suất khi không thu
được nợ ( giả định ngân hàng sẽ không thu được gì vì khách hàng vỡ nợ). Gọi thu nhập từ cho
vay sau 1 năm ( gốc lẫn lãi) là ( 1 + k), tương tự thu nhập trái phiếu là ( 1 + i ) thi thu nhập kỳ
vọng của ngân hàng là:
P(1+k) = (1+i)
(1)
> K = { (1 + i)/P} – 1
Khi chấp nhận mức rủi ro là ( 1 - P), ngân hàng sẽ yêu cầu mức lãi suất là k > i, gọi  là
“phần bù rủi ro”, ta có:
 = k – i = { (1 + i)/P} – (1+i)
(2)


Lại giả định trong trường hợp khách hàng vỡ nợ, ngân hàng không mất toàn bộ vốn mà có
thể thu lại 1 tỷ lệ nhất định từ tài sản đảm bảo là β, khi đó phương trình được viết lại thành:
β (1+k) (1-P) + P(1+k) = 1+i
(3)
β (1+k) (1-P) là thu nhập dự tính trong trường hợp công ty vỡ nợ, tương tự như (3), ta tính được:
=
=
(4)

Như vậy, ta có nhận xét rằng khi khoản vay có bảo đảm (
thì “phần bù rủi ro” luôn
nhỏ hơn trường hợp không có bảo đảm.
Vd: k = 15,8% và i = 10%
(1) => P = 95%
Điều này có nghĩa khi yêu cầu lãi suất cho vay là 15,8%, thị trường đã ngầm xác định tỷ lệ
rủi ro là 5%. Trong trường hợp khi đánh giá xác suất rủi ro là 5% thì ta có  = 5,79%. Tỷ lệ này
có nghĩa là khi chấp nhận mức rủi ro là 5% thi ngân hàng yêu cầu phần bù rủi ro là 5,79%. Khi tỷ
lệ rủi ro càng cao thì phần bù càng cao.
Khi ta bổ sung tỷ lệ thu nợ từ tài sản đảm bảo là 50%
(4) =>  = 2,74% < 5,8%



×