Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Rèn kỹ năng sống cho học sinh trường THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.5 KB, 18 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Năm học 2008 - 2009 là năm học đầu tiên hưởng ứng phong trào thi đua
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Đào tạo phát động, phong trào này được triển khai để thực hiện trong các trường
phổ thông trong phạm vi toàn quốc.
Với 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” là:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
Trong những năm học vừa qua phong trào này đã được các trường phổ
thông trong toàn quốc nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng tích cực hưởng ứng
và đã có những kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Để thực hiện tốt phong trào
này mỗi đơn vị trường học cần đồng thời làm tốt cả 5 nội dung. Trong các nội
dung mà phong trào phát động có một nội dung khá mới mẻ đó là nội dung: Rèn kỹ
năng sống cho học sinh, nội dung này giúp cho học sinh thích ứng được với môi
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn
đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không
bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích
chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân trong quá trình rèn luyện, học tập
phấn đấu vươn lên.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
là một trong những nội dung giáo dục hết sức quan trọng, các trường phổ thông
đặc biệt là các trường THCS đã triển khai thực hiện. Song nhiều trường còn lúng
túng trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm rèn kỹ năng sống
cho học sinh cũng chưa được đúc rút thành bài học kinh nghiệm để triển khai rộng
rãi trong ngành giáo dục nhất là cấp THCS. Vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm


(SKKN) này, tôi đi sâu vào nghiên cứu biện pháp thực hiện tốt nội dung thứ 3 của
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đó là nội
dung: Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
*****************************************************************************************************************************************************
*

1


Mục đích của quá trình nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu tình hình thực tế thực
hiện phong trào, đặc biệt tìm hiểu thực tế Rèn kỹ năng sống cho học sinh trường
THCS. Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn kỹ năng sống cho
học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong mỗi nhà trường THCS ở huyện Nga Sơn.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1. Một số quan niệm về kỹ năng sống:
- Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho mỗi người vững vàng trước cuộc sống
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kỹ năng sống đơn
giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
- Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với
những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để
duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua những hành vi
phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hoá và môi trường
xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức
khoẻ theo nghĩa rộng về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể
hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này.

- Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi hành vi hay một sự
phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn
nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì,
cảm xúc như thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm
như thế nào).
- Kỹ năng sống được thể hiện trong kỹ năng đánh giá, quyết định, hành
động, ứng xử,... trong các mối quan hệ đa dạng:
+ Mối quan hệ với bản thân (sức khoẻ, thật thà, trung thực, kiên nhẫn, tự kiềm
chế,... ).
+ Mối quan hệ của các em với những người xung quanh (ông, bà, cha, mẹ, anh
chị em, thầy cô giáo, những người lớn tuổi, bạn bè,...).
+ Mối quan hệ của các em với công việc như (học tập, hoạt động của lớp, của
trường, công việc giúp đỡ gia đình, hoạt động xã hội,...).
*****************************************************************************************************************************************************
*

2


+ Mối quan hệ của các em với thiên nhiên (môi trường, động vật, thực vật,....).
+ Mối quan hệ của các em với tài sản riêng, tài sản chung (tài sản riêng: đồ
dùng học tập, sách vở, quần áo,...; tài sản chung: bàn ghế, đồ vật trong lớp, trong
trường, các di sản văn hoá, di tích lịch sử,...).
+ Mối quan hệ của các em với xã hội (quê hương, Tổ quốc, Bác Hồ, bộ đội,
thương binh, gia đình liệt sĩ,...).
2. Đặc điểm tâm lý học sinh THCS:
- Đặc điểm về thể chất của học sinh THCS: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật
chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả
năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”,
ngược lại “Tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống

thực tế cho thấy: những học sinh có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều
vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ
phải tự làm tự lập được.
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của
học sinh. Hệ thần kinh của học sinh THCS đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ
óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Khả năng kìm hãm
(khả năng ức chế) của hệ thần kinh cũng yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh
của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy
cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ
hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì sự kìm hãm của bản thân trước những kích
thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp
học.
Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ:
Trẻ em - Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em - Nhà trường; Trẻ em - Xã hội.
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối
quan hệ người - người. do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn
bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của
học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em
trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở
nơi thày cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy cô
giáo mình. ở trường các em cũng được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn,
tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành,
phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
*****************************************************************************************************************************************************
*

3


3. Đặc điểm sinh lý học sinh THCS:

Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người
giáo viên không những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà cũng phải có kiến thức về
sinh lý trẻ em. Các nhà khoa học đó nghiên cứu và phân loại hoạt động thần kinh ở
trẻ em làm 4 loại:
- Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh: đặc điểm của
loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành bền vững;
ngôn ngữ trẻ phát triển rất tốt với khối lượng từ lớn.
- Loại hình thần kinh mạnh, không cần bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế:
Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu.
Các em rất dễ bị xúc động. Cũng do hưng phấn mạnh nên chúng nóng nảy hay cáu
gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường hay nói nhanh và hét trong khi nói.
- Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, chậm: Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm
này là chậm chạp. Chúng nhanh biết nói nhưng thường hay nói chậm. Đây là
những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện bất kì một nhiệm vụ khó khăn nào.
- Loại hình thần kinh yếu với quá trình hưng phấn giảm: Quá trình hình thành
phản xạ có điều kiện ở trẻ em thuộc nhóm này rất khó khăn. Các em chóng bị mệt
mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh và kéo dài.
Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trong đặc biệt đối với giáo dục,
việc tạo ra môi trường giáo dục cho học sinh sẽ giúp cho việc cải tạo, làm xuất
hiện những tính chất mới trong hoạt động thần kinh.
Trên cơ sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại
nhóm học sinh và tìm các biện pháp phối hợp với các đối tượng học sinh để giáo
dục rèn luyện nhân cách, nhất là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
II. Thực trạng việc Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS ở
huyện Nga Sơn.
Bậc học THCS huyện Nga Sơn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, với
cách chia mỗi cụm đều có trường mạnh làm hạt nhân (toàn huyện chia thành 9 cụm
chuyên môn) mỗi cụm đều có phân công lãnh đạo Phòng GD&ĐT và chuyên viên
phụ trách cụm. Qua trao đổi và quan sát thực tế ở cả 3 trường tại cụm chuyên môn
số 4 từ năm học 2014 - 2015 - do tôi trực tiếp phụ trách (gồm các trường: THCS

Nga Văn, THCS Nga Thắng, THCS Nga Lĩnh) đều có chung một thực trạng là:
1. Về quản lý nhà trường:
*****************************************************************************************************************************************************
*

4


- Do thói quen truyền thống trong các nhà trường thường tập trung các
nguồn lực và các biện pháp vào việc nâng cao chất lượng dạy học và phong trào thi
đua 2 tốt, chú trọng chất lượng văn hóa mà chưa chú trọng đúng mức việc rèn kỹ
năng sống cho học sinh.
- Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt
động ngoài giờ lên lớp cho học sinh còn ít, thậm chí cho những đơn vị ngoài hoạt
động chào cờ đầu tuần nhằm nhắc nhở học sinh trong suốt năm học không tổ chức
được hoạt động tập thể nào cho học sinh tham gia.
- Có một số nhà trường đã tổ chức được một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng
sống cho học sinh nhưng cách làm còn chung chung, chưa đi sâu, chưa thể hiện
thường xuyên rõ nét.
2. Về giáo viên:
- Do yêu cầu về mặt chuyên môn, từ nguyện vọng của phụ huynh và sức ép
từ các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ tập trung
vào truyền thụ kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng việc rèn kỹ năng sống
cho các em, vì vậy khả năng biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết
ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống cụ thể còn nhiều hạn chế.
Có giáo viên cho nội dung này là công việc của Tổng phụ trách đội, của ban giám
hiệu nhà trường, do đó chưa dành thời gian, tâm sức phù hợp cho hoạt động này.
- Nhận thức của một số giáo viên còn chưa rõ, chưa đầy đủ về rèn kỹ năng
sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ, nên
chưa tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp để rèn kỹ năng sống cho

học sinh.
3. Về học sinh:
- Trong các nhà trường cá biệt vẫn có hiện tượng học sinh nói tục, nói bậy,
đánh nhau, chưa lễ phép, chưa thực sự đoàn kết trong tập thể lớp…
- Một số thói quen cần thiết phù hợp với lứa tuổi, nhưng bản thân các em
chưa thực hiện một cách tự giác và thành thạo. Khi khảo sát thực tế: bằng phỏng
vấn trực tiếo phụ huynh, thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Kết quả như
sau: (Thời điểm khảo sát tháng 8/2014)
* Khảo sát lớp 6A - trường TH Nga Văn: Nội dung khảo sát: Thảo luận
nhóm. Khảo sát qua quan sát học sinh thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết
thực hành môn Vật lí.

*****************************************************************************************************************************************************
*

5


Tổng
số
học
sinh
35

Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác

Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
ra khỏi nhóm


SL

%

SL

%

18

51,4

17

48,6

- Khảo sát lớp 9B: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi
dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm,
tổng phụ trách đội đánh giá học sinh:
Tổng
số
học
sinh
34

Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hoà khi
phối hợp

Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi


SL

%

SL

%

18

52,9

16

47,1

- Khảo sát lớp 7B: Nội dung khảo sát: Tư thế đứng chào hỏi thày cô giáo và
khách khi vào thăm lớp học. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên,
tổng phụ trách đội đánh giá học sinh:
Tổng
số
học
sinh

22

Tư thế đứng chào khi có khách vào thăm lớp
Có tư thế đứng chào nghiêm
trang, lễ phép.


Có tư thế đứng chào chưa nghiêm
trang, chưa lễ phép, không đúng
quy định

SL

%

SL

%

16

72,7

6

27,3

III: NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để giải quyết bất cứ một công việc gì, dù lớn hay nhỏ, con người cần phải
hiểu rõ về nó: nó là gì? nó như thế nào? và thực hiện nó bằng cách nào? Việc rèn
kỹ năng sống cho học sinh cũng như thế: mỗi cán bộ quản lý, giáo viên đều phải
hiểu rõ: rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì? nội hàm của từng
loại kỹ năng là gì? rèn những kỹ năng ấy như thế nào (thông qua hoạt động gì, môn

*****************************************************************************************************************************************************
*


6


học nào, tiến hành ra sao…). Giải quyết những vấn đề này tôi và các đồng nghiệp
đã tiến hành các biện pháp sau:
1. Những kĩ năng sống cần rèn cho học sinh THCS:
a. Phân loại kỹ năng sống rèn cho học sinh THCS theo nội dung hoạt
động (Cách phân chia này chỉ mang tính tương đối):
- Kỹ năng học tập: kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá năng lực của bản thân, xác
định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng
hợp, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng hệ thống hoá, kỹ năng trình bày một vấn
đề.
- Kĩ năng lao động: kỹ năng sử dụng có hiệu quả một số dụng cụ chăm sóc
cây xanh, chăm sóc vật nuôi trong gia đình, lao động vệ sinh trường lớp,...
- Kĩ năng vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ: Học sinh chơi trò chơi lành mạnh, ăn
uống sạch sẽ hợp vệ sinh, thực hiện giờ giấc vui chơi, học tập lao động vừa sức
hợp lý tránh được sự căng thẳng,...
- Kĩ năng về hành vi, ứng xử: kỹ năng giao tiếp (nói lời cảm ơn, xin lỗi phù
hợp tình huống, biết cách chào thầy cô giáo, cách xưng hô nói năng đúng mực với
những người lớn tuổi, với bạn bè, người thân trong gia đình... ), kỹ năng từ chối,
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng vận
động, kỹ năng kiềm chế sự tức giận, kỹ năng biểu lộ cảm xúc,...
b. Trong lĩnh vực tâm lý có thể phân loại kỹ năng sống cần rèn cho học
sinh THCS như sau:
- Nhóm kỹ năng nhận thức: kỹ năng nhận thức bản thân, tự xác định được
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng đặt ra mục tiêu, kỹ năng xây dựng kế
hoạch, thời gian biểu, kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, kỹ năng phân
tích tổng hợp, tư duy sáng tạo.
- Nhóm kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp

không lời, kỹ năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng biểu lộ, diễn đạt cảm xúc, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng vận động và gây ảnh hưởng.
- Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: kỹ năng làm chủ cảm xúc, vượt qua lo
lắng, sợ hãi, khắc phục sự tức giận, kỹ năng thực hiện tốt thời gian biểu, kỹ năng
bảo vệ sức khoẻ.
II. Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh:
*****************************************************************************************************************************************************
*

7


1. Biện pháp thứ nhất: Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các trò
chơi học tập
Với phương châm: “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi học
sinh, các nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập
thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể
thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh
thần đoàn kết, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết tự
kiềm chế bản thân trong khi xử lý các tình huống với bạn bè.
Ví dụ: trong các giờ ra chơi tổng phụ trách cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức
cho các em thực hiện các trò chơi như: Bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, chắt
chuyền, cờ vua, kéo co….Tổ chức văn nghệ cá nhân và tập thể để các em được thể
hiện năng lực của mình, thể hiện ý thức tập thể, tính tích cực và tự giác. Từ đó các
em sẽ có kỹ năng hoà nhập, tính tập thể và trách nhiệm cá nhân trong tập thể, hình
thành kỹ năng giao tiếp với các lớp khác, các anh chị, các em nhỏ trong trường,
hình thành tính thân thiện, đoàn kết cho cá nhân và tập thể.
Giáo viên khéo lồng ghép hoạt động này trong các giờ thể dục chính khoá
không những các em được thư giãn trong quá trình học tập mà làm cho tiết dạy

thêm sinh động, hấp dẫn các em hơn.
2. Biện pháp thứ hai: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong
nội dung các tiết học phù hợp.
Ví dụ: Môn GDCD: giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp
ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, tôn
trọng không tự ý mở xem đồ đạc của người khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, nói
lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, kỹ năng
nhận lời, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết định, kỹ năng kiềm chế xúc cảm, kỹ năng
vận động, kỹ năng xử lý một số tình huống cụ thể,...
Trong các tiết công nghệ học sinh được rèn kỹ năng sử dụng có hiệu quả đồ
dùng, dụng cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ năng giữ gìn vệ sinh các nhân, giữ
gìn vệ sinh môi trường,...v...v...; tuỳ từng bài, tuỳ từng nội dung giáo viên có thể
lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh cho hợp lý.
3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Rèn kỹ
năng sống cho học sinh”
Nhằm tạo cho học sinh một sân chơi để học sinh được thực hành kỹ năng
sống, được giao lưu, được tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống
cho học sinh được nâng lên gắn liền với thực tế cuộc sống.
*****************************************************************************************************************************************************
*

8


Ví dụ: Hoạt động ngoại khoá rèn kỹ năng sống cho học sinh:
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“Rèn kỹ năng sống cho học sinh”
- Thời gian: 1 buổi
- Địa điểm: Sân trường
Chuẩn bị:

- Tăng âm, loa đài.
- Phông chữ: (có thể làm chương trình nhân lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Ngày hội Quốc phòng
toàn dân 22/12 hoặc ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
26/3,..., hoặc rút ngắn chương trình lồng ghép trong giờ chào cờ,...).
- Bàn ghế cho Tổ tư vấn, ghế cho giáo viên, học sinh.
- Chuẩn bị cho học sinh một số tình huống đóng vai.
- Cây hoa để hái hoa dân chủ (hoặc các hộp nhiều màu: tình huống ở gia đình,
tình huống trên đường đi, tình huống với bạn bè,....)
- Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi ở phần thi năng khiếu và phần thưởng. (nếu thi
vẽ tranh thì chuẩn bị giấy vẽ, màu, vị trí cho nhóm vẽ....nếu thi xếp mâm hoa quả
thi cần chuẩn bị mâm, một số hoa quả, vị trí đặt mâm cho nhóm thi thể hiện...).
Nội dung:
- Người dẫn chương trình giới thiệu về chương trình, giới thiệu tổ tư vấn.
I. Chương trình:
A. Hái hoa dân chủ:
- Học sinh xung phong lên hái hoa dân chủ:
+ Tự giới thiệu về mình (họ và tên, lớp, sở thích...).
+ Hỏi hoa, thực hiện theo nội dung yêu cầu xử lý tình huống. Tuỳ lượng thời
gian có thể đưa ra số lượng câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi hoặc yêu cầu:
1. Trong giờ ra chơi, em đang ngồi đọc sách ở ghế đá, bạn Nam đi qua giật lấy
quyển sách của em, rồi chuyền quyển sách cho bạn khác. Khi đó em sẽ làm gì?

*****************************************************************************************************************************************************
*

9



2. Trong khi xếp hàng tập thể dục, Nam cứ giật đuôi áo của Hải. Hải liền quay
lại kéo áo Nam rồi quay lên xếp hàng. Nếu em là Hải, em có làm như Hải không?
3. Ở nhà, cả ngày em giúp mẹ dỡ lạc, buổi tối em đang ngồi học bài để chuẩn
bị cho ngày hôm sau đi học, mẹ bảo em ra ngồi vặt lạc cùng mẹ cho nhanh. Khi đó
em sẽ làm gì?
4. Cô giáo dặn về nhà sưu tầm côn trùng để làm đồ dùng học tập, em ra ngoài
ruộng bắt châu chấu, bắt dế; vậy mà em bị bố mắng bắt đi về nhà. Khi đó em sẽ
làm thế nào?
5. Một lần, không may do tính kết quả nhầm, Hoa bị điểm 4 trong vở. Mẹ kiểm
tra thấy điểm kém liền giận dữ xé tan quyển vở và mắng Hoa một trận. Nếu em là
Hoa khi đó em làm thế nào?
6. Giờ ra chơi, Đông cứ phá trò chơi nhảy dây chun của nhóm bạn gái, thế
là các bạn gái đuổi theo, mỗi người đánh cho Đông một cái. trong thực tế em có
thấy tình huống này xảy ra không. Em có nhận xét gì không?
7. Khi ở lớp Hằng mách cô giáo là bạn Nam lấy đồ của bạn khác, thế là Nam
bị cô giáo khiển trách, phê bình. Trên đường đi học về Hằng bị Nam chặn lại
đánh. Nếu em là Hằng em sẽ làm như thế nào, nếu em là người chứng kiến việc đó
em sẽ
làm như thế nào?
8. Ở trường Nga bị Hoài giật đuôi tóc đau quá, Nga nói với anh là Nguyên
đang học lớp 8 bảo anh Nguyên lúc về đánh cho Hoài một trận. Em có nhận xét gì
về Nga, Hoài, anh Nguyên ? Nếu em là Hoài, khi biết Nga phụ với anh Nguyên thì
em làm thế nào?
9. Trong giờ ra chơi, em đang đứng trên sân, liền bị bạn Bắc đấm cho một quả
vào vai. Em chọn cách xử lý như thế nào:
a. Quay lại đấm trả lại bạn một quả.
b. Quay lại đá cho bạn một cái.
c. Chửi bạn mấy câu cho bõ tức.
d. Không chọn các cách trên ( nếu chọn phương án này thì tự nêu cách xử lý
của mình)

10. Trên đường đi học về, qua quán điện tử, Hoài rủ Quân vào xem, Quân chần
chừ chưa vào, Hoài bảo chỉ vào xem thôi như mình xem ti vi ở nhà chứ mình có
chơi đâu có nhiều trò hay lắm. Nếu em là Quân em sẽ làm gì?
*****************************************************************************************************************************************************
*

10


11. Trong dịp tết, Lan được các bác mừng tuổi hơn hai trăm ngàn. Lan đưa cho
mẹ cất đi một nửa, còn một nửa Lan giữ lại không cho mẹ biết. Em thử đoán xem
Lan giữ tiền lại để làm gì. Em có làm như Lan không?
12. Trên đường đi học về, ở đoạn đường vắng, Liªn thấy một bác đội mũ cối,
đi xe máy chặn Liªn lại để hỏi đường. Nếu là Liªn em sẽ làm gì?
13. Trên đường đi học về, TuÊn vµ Quang gặp một nhóm 3-4 thanh niên đang
gây gổ cãi nhau, thế là TuÊn vµ Quang đứng lại xem một lúc, TuÊn còn can các
anh đừng cãi nhau nữa. TuÊn vµ Quang làm thế có đúng không? Vì sao?
14. Trên đường đi học về, HuÖ gặp một chị lạ mặt bế con nhỏ nhờ cầm hộ chiếc
túi chị bảo một lúc nữa nhìn thấy cô mặc áo xanh, quần trắng là em gái chị sẽ đến
lấy chiếc túi và sẽ cho HuÖ tiền, chị phải đi ngay vì có việc bận. Nếu em là HuÖ,
em có giúp chị đó không? Vì sao?
(Tuỳ theo từng địa phương có thể thiết kế lựa chọn câu hỏi, tình huống có
nội dung phù hợp. Trong quá trình häc sinh xử lý tình huống, tổ tư vấn có thể giúp
häc sinh tìm thêm những cách giải quyết phù hợp thực tế).
B. Đóng vai xử lý tình huống:
Nhóm häc sinh đóng vai (có chuẩn bị trước) xử lý tình huống có liên quan
đến rèn kỹ năng sống.
VÝ dô: Trong giờ ra chơi Hïng và Dòng chơi trò chơi đuổi bắt, Hïng đang chạy
không may va phải Dòng, có xảy ra đẩy nhau, cãi nhau,...(häc sinh tự diễn tiếp


giải quyết tình huống)
C. Phần thi tài năng: (Phần thi này yêu cầu có sự kết hợp hài hoà của các thành
viên trong nhóm, vì thế häc sinh cần biết cách phân công nhau cùng làm, biết lắng
nghe, biết lựa nhau cùng hợp tác trong công viêc chung )
VÝ dô 1: 3 nhóm thi, mỗi nhóm vẽ chung một bức tranh.
VÝ dô 2: 3-4 nhóm thi, mỗi nhóm xếp một mâm cỗ hoa quả.
VÝ dô 3: Đôi dép kỷ lục, mỗi nhóm đi trên một đôi dép có nhiều quai, thi đi
nhanh về đích.
- Tổ tư vấn là giám khảo chấm phần thi này.
D. Kết thúc: Trao quà, nhắc nhở häc sinh về việc học tập và rèn luyện.

*****************************************************************************************************************************************************
*

11


4. Gii phỏp th t: Rốn k nng sng cho hc sinh thụng qua nhng hnh
ng, vic lm chun mc ca giỏo viờn
Trong dy hc giỏo viờn khụng ch nhm hỡnh thnh cho hc sinh nhng
khỏi nim khoa hc, cỏch lm vic trớ úc m cũn hng dn ti s to dng phỏt
trin cỏc nhõn cỏch ca hc sinh. c bit tr tiu hc thng hay bt chc ngi
ln v rt tin tng cỏc thy giỏo, cụ giỏo. Vỡ vy, mi giỏo viờn cng phi luụn
thng xuyờn t rốn k nng sng, luụn th hin l tm gng trong sỏng, mu
mc cho hc sinh noi theo.
Ví dụ: Khi vào lớp ngời giáo viên cần có tác phong mẫu mực trong t thế,
trong giao tiếp đáp lời chào của học sinh, thể hiện sự yêu thơng tôn trọng học sinh,
tránh những cái hất hàm khi chào lại học sinh, không đứng nghiêm túc khi chào,
nét mặt không thân thiện, tơi vui trong giáo tiếp và trong giảng dạy. Tránh có lời
nói, cử chỉ súc phạm học sinh, đánh mắng học sinh. Nêu gơng tốt để tạo biểu tợng

đẹp có tính giáo dục cho học sinh.
Để trải nghiệm và hình thành kỹ năng cho học sinh, giáo viên chọn 2 nhóm
học sinh, mỗi nhóm có từ 4 đến 5 em thực hành các động tác chào, lời nói khi chào
nhau, chào giáo viên và sau đó cho học sinh nhận xét lựa chọn hành vi đúng. Cho
học sinh các dãy bàn thực hành và học sinh tự nhận xét đánh giá.
5. Bin phỏp th năm: Giỏo viờn cn thc hin tt i mi phng phỏp dy
hc phỏt huy tớnh tớch cc ch ng sỏng to ca hc sinh.
Ví dụ: s dng phng phỏp tho lun nhúm, phng phỏp gi m, nờu vn
, phng phỏp úng vai,...; bit la chn phi kt hp linh hot cỏc phng phỏp
v hỡnh thc t chc dy hc.); qua cỏc hot ng hc tp hc sinh c rốn cỏc k
nng phõn tớch, tng hp, t duy sỏng to, hp tỏc theo nhúm, k nng ỏnh giỏ, k
nng hp tỏc trong húm, k nng x lý tỡnh hung,...
6. Bin phỏp th sáu: Rốn k nng sng cho hc sinh kt hp vi rốn hc
sinh thc hin cỏc n np hng ngy:
Ví dụ:
- Yờu cu i hc ỳng gi: buc hc sinh phi cú thúi quen dy sm, cú tỏc
phong nhanh nhn (rốn k nng khc phc khú khn t mc tiờu).
- Yờu cu xp hng ra vo lp thng hng, ngay ngn, khụng xụ y nhau
trong hng (rốn cho hc sinh k nng kim ch bn thõn, k nng vn ng, gõy
nh hng).
- Yêu cầu thực hiện nền nếp kiểm tra đôi bàn tay sạch trớc khi vào lớp.
*****************************************************************************************************************************************************
*

12


- Yờu cu hc sinh n lp phi cú y sỏch v, dựng hc tp (rốn cho
hc sinh k nng t kim tra, xõy dng k hoch).
7. Bin phỏp th bảy: T chc cỏc hot ng lao ng va sc vi hc sinh:

Giỏo viờn t chc tt cỏc hot ng lao ng nh: V sinh sõn trng, lp
hc, trng v chm súc cõy trờn sõn trng, bn hoa, vn trng. Thụng qua hot
ng ny hc sinh c rốn mt s k nng nh: cm chi quột, hút rỏc, ti cõy,
ta lỏ, nhổ cỏ bắt sâu...; thụng qua ú học sinh bit s dng ỳng cỏch v cú hiu
qu dựng lao ng.
8. Bin phỏp th tám: Xõy dng cỏc nhúm bn cựng tin cựng nhau rốn
luyn k nng sng.
Trờn c s biờn ch lp hc cn c vo thc t nng lc, s trng, thúi
quen v mc tiờu rốn luyn giỏo viờn ch nhim chia lp thnh cỏc nhúm nh:
nhúm bn giỳp nhau hc tp, nhúm bn An toàn giao thông, trong qua trỡnh hot
ng ca cỏc nhúm, hc sinh c rốn k nng hp tỏc, chia s, bit i x, ng
x vi bn hi ho phự hp, thông qua hoạt động các em càng đoàn kết, thơng yêu
nhau và tôn trọng nhau hơn, sẽ hình thành nhân cách tốt hơn...
9. Bin phỏp th chín: Tng cng tp hun nhm nõng cao nhn thc v
nng lc hot ng cho T t vn ti cỏc trng hc, phỏt huy vai trũ nng
ct ht nhõn ca t trong vic t chc cỏc hot ng tp th.
T t vn ca nh trng cn cú kin thc hiu bit v tõm sinh lý tr, nhn
thc sõu sc v tm quan trng ca rốn k nng sng cho hc sinh, cú k hoch c
th, bit cỏch v thng xuyờn quan sỏt, gn gi, thõn thin vi tr, phỏt hin khú
khn, giỳp t vn cho hc sinh bit cỏch t gii quyt ỳng c nhng vn
khỳc mc trong cuc sng a dng. Đồng thời giúp giáo viên có kinh nghiệm hơn
và hiểu biết thờm v tâm sinh lý học sinh của lp mỡnh, cấp học mình.
10. Bin phỏp th mời: Lm tt cụng tỏc tuyờn truyn v giỏo dc phỏp lut
trong trng hc, to thúi quen chp hnh v tuõn th lut phỏp cho cho hc
sinh.
Cỏc nh trng cn quan tõm chỳ ý n vic tuyờn truyn ph bin phỏp lut
trong nh trng thụng qua cỏc hot ng tp th, hot ng ngoi gi lờn lp, tớch
hp qua cỏc mụn hc m bo tớnh giỏo dc v tớnh va sc; tng cng u t
mua sm b sung ti liu cho t sỏch phỏp lut trong nh trng. Khi hc sinh bit
nhn thc ỳng nhng iu lut cho phộp lm hay nhng iu lut cm (Mt s

ni dung trong Lut giỏo dc, Lut An toàn giao thụng, Lut bo v v chm súc
*****************************************************************************************************************************************************
*

13


trẻ em,..v.v...), học sinh sẽ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để học tập, rèn
luyện tốt hơn, biết ra những quyết định đúng đắn, biết tự kiềm chế mình không
mắc sai lầm, biết xử lý tình huống đúng hướng, biết tự bảo vệ mình,...
11. Biện pháp thứ mêi mét: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa nhà
trường với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác trong việc rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh
Nhà trường cần thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa nhà trường với cha mẹ
học sinh và các lực lượng xã hội khác trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh, cụ thể là:
- Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi
thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện,
giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ.
- Phối hợp với Công đoàn: tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ
biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết
đúng đắn.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể
vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các gi¸o viªn
thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho häc sinh trong các giờ học.
- Phối hợp với Các đoàn thể của xã, thôn: tham gia tư vấn cho các gia đình
về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ,
dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ
một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ
nạn xã hội,...)

VI. Kiểm chứng những biện pháp đã triển khai:
- Qua 3 năm tìm hiểu nghiên cứu và trực tiếp triển khai tại cụm chuyên môn
số 4 và thử nghiệm thực tế tại trường THCS Nga Văn Nga Sơn trong năm học
2014- 2015, tôi đã được các đồng nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả
cho thấy häc sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được
cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp.
* Kết quả khảo sát tại thời điểm tháng 4/2015
- Khảo sát lớp 6A trường THCS Nga Văn: Nội dung: Thảo luận nhóm. Khảo
sát qua quan sát häc sinh thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết thực hành
môn Vật lí.
*****************************************************************************************************************************************************
*

14


Tng
s
hc
sinh
35

Thc hnh tho lun nhúm
Bit cỏch lng nghe, hp tỏc

Cha bit cỏch lng nghe, hay tỏch
ra khi nhúm

SL


%

SL

%

33

93,9

2

6,1

- Kho sỏt lp 9B: Ni dung kho sỏt: ng x vi bn khi chi cỏc trũ chi
dõn gian tp th. Kho sỏt qua quan sỏt thc t, kt hp vi giáo viên chủ nhiệm,
tổng phụ trách đội ỏnh giỏ học sinh:
Tng
s
hc
sinh
34

ng x tỡnh hung trong chi trũ chi tp th
Bit cỏch ng x hi ho khỏ
phự hp

Hay cói nhau, xụ y bn khi chi

SL


%

SL

%

31

91,2

3

8,7

- Kho sỏt lp 7B: Ni dung kho sỏt: T thế đứng chào hỏi thày cô giáo và
khách khi vào thăm lớp học. Kho sỏt qua quan sỏt thc t, kt hp vi giáo viên,
tổng phụ trách đội ỏnh giỏ học sinh:
Tng
s
hc
sinh

22

T thế đứng chào khi có khách vào thăm lớp
Có t thế đứng chào nghiêm
trang, lễ phép.

Có t thế đứng chào cha nghiêm

trang, cha lễ phép, không đúng quy
định

SL

%

SL

%

22

100

0

0

- Vi kinh nghim v kt qu thc t quan sỏt trong quỏ trỡnh ch o, nm
hc 2014 - 2015 c s ng ý ca Ban ch o xõy dng trng hc thõn thin
hc sinh tớch cc cp huyn, chỳng tụi ó thng xuyờn t chc giao ban (lng
ghộp vi hi ngh giao ban hiu trng hng thỏng). Thụng qua hi ngh, nhng
kinh nghim, cỏch t chc cỏc hot ng rốn k nng sng cho hc sinh ca trng
THCS Nga Vn c ph bin v rỳt kinh nghim chung cho cỏc trng trong
huyn cựng vn dng. Vỡ vy, kt qu trong nm hc ny ó cú tin b rừ rt; kt
thỳc nm hc 2014 - 2015, qua kim tra ỏnh giỏ thi ua cui nm ca Phũng
GD&T, kt qu nh sau: s trng THCS c xp loi xut sc: 14; S trng

*****************************************************************************************************************************************************

*

15


được xếp loại tốt: 4; Số trường xếp loại khá: 9; không có trường xếp loại trung
bình.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
1. Qua nghiên cứu lý luận và bằng thực tiễn công tác, chúng tôi thấy một
điều đó là: Rèn kỹ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THCS có vai trò hết
sức quan trọng, là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên, làm tốt
điều này sẽ là cơ sở vững chắc để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy các
bộ môn văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành
nhân cách học sinh.
2. Để công tác này đạt hiệu quả tối ưu thì đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết
định. Bởi vì, cho dù quản lý nhà trường có chỉ đạo sát sao, có quan tâm nhiều đến
công tác này, nhưng lực lượng giáo viên chưa thực sự quan tâm đến các em học
sinh, không tích cực, sáng tạo trong việc đưa tình huống, giải quyết tình huống để
rèn kỹ năng sống cho học sinh, thì hiệu quả công tác này sẽ rất hạn chế. Vì vậy,
quản lý nhà trường cần tôn trọng và đề cao hiệu quả của giáo viên trong công tác
này, có tổng kết và khen thưởng cho giáo viên, tập thể làm tốt rèn kỹ năng sống
cho học sinh một cách kịp thời, khách quan và công bằng.

II. Kiến nghị với các cấp quản lý:
Để thực hiện tốt nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực
hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
các trường THCS hiện nay, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu Giáo
dục đào tạo, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

1. Cần có sự cân đối để đầu tư thoả đáng về kinh phí, cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho các trường học, đáp ứng được đòi hỏi tối thiểu và cơ bản về các trang
thiết vị phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá, hoạt động để hình thành và rèn kỹ
năng sống cho học sinh.
Tổ chức đúc kết thành kinh nghiệm của đơn vị điển hình làm tốt phong trào
này, tổ chức hội thảo, thăm quan giao lưu học tập các đơn vị đó. Có như vậy mới
giúp cho đội ngũ quản lý và giáo viên có thêm kinh nghiệm quý để thực hiện tốt
nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Mỗi giáo viên phải thay đổi cách nghĩ và có nhận thức đầy đủ về nhiệm
vụ và mục đích của công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh, nắm vững nội dung
*****************************************************************************************************************************************************
*

16


này và luôn tự đặt cho mình câu hỏi: cần làm gì và làm như thế nào để có hiệu quả
cao; Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường và địa phương để rèn kỹ
năng sống cho học sinh một cách toàn diện, khoa học và thiết thực. Từ đó góp
phần giúp nhà trường thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” tạo tiền đề và cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh.
Hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm phải tổ chức được những chuyên đề về công
tác này để trao đổi kinh nghiệm, nhân thành tích của lớp điển hình ở mỗi trường,
trường điển hình của mỗi huyện...
3. Các cán bộ quản lý nhà trường cần tôn trọng sự chủ động, sáng tạo của
giáo viên trong công rèn kỹ năng sống cho học sinh. Cần tạo điều kiện thuận lợi và
có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệu trưởng với Tổng phụ trách đội, Bí thư Đoàn
thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, giáo viên chủ nhiệm lớp,
giáo viên bộ môn, với các đoàn thể trong địa phương và các cấp các ngành có liên

quan trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, để giáo dục và hình thành
nhân cách học sinh.
Học sinh THCS rất hồn nhiên, vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các
em mới có rất ít. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của
nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề,
bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến
thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của học sinh. Từ đó sẽ tìm ra được những
phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “ chữ ” cần luôn song hành với
việc dạy “ làm người”.
Ngay trong những giờ học, ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kỹ năng
của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn
kỹ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua
tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ
chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kỹ năng sống.
Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia
đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục
học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn,
tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ có thêm nhiều kỹ năng sống và rèn kỹ năng
sống được tốt hơn.

*****************************************************************************************************************************************************
*

17


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh
nhằm thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” ở trường THCS huyện Nga Sơn, được viết với mong muốn từ thực tế công

tác của bản thân, có những bài học kinh nghiệm để bản thân và đồng nghiệp thực
hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
mà Bộ Giáo dục Và Đào tạo đã phát động, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi
sơ xuất, kính mong được các bạn đồng nghiệm góp ý để sáng kiến kinh nghiệm
được hoàn thiện hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TRƯỞNG PHÒNG

Nga Sơn, ngày 13 tháng 4 năm 2015
Cam kết không copy
NGƯỜI VIẾT

Phạm Đức Anh

Đỗ Minh Quang

*****************************************************************************************************************************************************
*

18



×