Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tin học: Sử dụng phần mềm Vpascal để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Tin học THCS quyển 3 tại trường THCS Nga Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.1 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) có ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nhân loại bởi có thể tiết
kiệm thời gian, kinh tế và nhân lực như: điều khiển máy CNC, máy phay Master
CAM, hệ điều hành điện thoại, điều khiển các giây chuyền điều khiển tự động,
điều khiển robot…. các cỗ máy đó có thể hoạt động được phải nhờ vào các
chương trình và được xây dựng bằng các ngôn ngữ lập trình nào đó. Để xây
dựng và viết được các phần mềm cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về
ngôn ngữ lập trình, qua đó nhà lập trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình
thích hợp.
Mọi thứ đều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học Pascal là khởi
đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó giúp các em hình dung
được sự ra đời, cấu tạo, hoạt động cũng như ích lợi của các chương trình hoạt
động trong máy tính, các máy tự động…Qua đó giúp các em có thêm một định
hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này.
Lập trình là các môn học khó, nhất là ngôn ngữ Pascal. Nhưng qua đó có
thể tạo cho học sinh tính tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc độc lập cao; tuy
nhiên chỉ với các phiên bản nền Dos (như Turbo, Borland hay FreePascal) với
cách tương tác phức tạp và giao diện đồ họa quá giản đơn như hiện nay đã làm
cho Pascal trở nên quá khó khăn và xa lạ đối với người sử dụng và nhất là đối
với học sinh THCS, THPT, sinh viên các ngành khoa học tự nhiên - những đối
tượng chính đang trực tiếp ứng dụng ngôn ngữ lập trình này.
Mặt khác với các phiên bản trên người giáo viên không thể trình diễn hoặc
trình diễn ở cửa sổ nhỏ rất khó quan sát trên các máy chiếu và trình chiếu trực
tiếp trên các máy học sinh qua các phần mềm quản lí như Netsupport, Netop
school, ITALC… đây là các khó khăn mà bản thân tôi và bạn bè đồng nghiệp
đã gặp. Vì vậy, tôi luôn luôn trăn trở tìm ra biện pháp, cách khắc phục khó khăn
trong quá trình giảng dạy, để nâng cao hiệu quả công việc của mình. Do đó, tôi
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phần mềm V-pascal để nâng cao
hiệu quả dạy học thực hành môn Tin học THCS quyển 3 tại trường THCS Nga
Thạch”. Với mong muốn được chia sẽ và học hỏi từ chuyên môn của đồng


nghiệp khác.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Môn tin học có nhiều đặc thù khác nhau, khác nhau ở từng cấp học, khối
lớp, từ người bắt đầu sử dụng máy tính, đến người đã sử dụng thành thạo máy
tính. Tuy nhiên cấp học cao hơn thì chương trình học cũng cao hơn. Người học
khởi đầu làm quen với máy tính, tiếp đến dùng máy tính để soạn thảo văn bản,
sau đó lập trình trên máy tính,… chung quy lại người học học đến đâu thấy
kiến thức mới đến đó mà trí nhớ mỗi người cũng có hạn. Một sự khác biệt nữa
của môn Tin học là lý thuyết, bài tập, thực hành… hay nói cách khác là nói
làm có kết quả, nói chung phải đạt cả ba. Chẳng hạn dạy học lập trình người
dạy dạy lý thuyết hay giải bài tập và thực hành cho kết quả minh chứng, nhưng
nếu khi thực hành trên máy không cho kết quả như mong muốn thì tiết học đó
chắc chắn không trọn vẹn.
Từ khi môn Tin học mới đưa vào chương trình THCS cho tới nay các xã,
các huyện nghèo, nhiều vùng khó khăn chưa có trang thiết bị hoặc nếu có thì
lâu ngày bị hư hỏng. Để nâng cao hiệu quả môn học nhà trường không thể
trang bị một đến hai em một bộ máy dẫn đến trình độ hiểu biết về tin học có sự
khác nhau rõ rệt.
Do đó, giáo viên khó truyền đạt đủ nội dung kiến thức cần thiết để học sinh
biết và hiểu phần lý thuyết. Còn thực hành môn tin học là kết hợp vận dụng lý
thuyết vào thực hành, song cũng phải biết sử dụng phương tiện thực hành. Vì
vậy, giáo viên hướng dẫn thực hành thường phải trực tiếp đến tại máy để gỡ lỗi
cho học sinh. Sự chỉ giúp nhiệt tình này nếu như một vài học sinh thì giáo viên
không có gì khó khăn cả, nhưng số lượng đông mà nhiều học sinh nào chưa
hiểu, thậm chí cả lớp hỏi thì giáo viên phải xử sự thế nào? Đây cũng là một bất

cập lớn của giáo viên dạy tiết thực hành môn Tin học.
Với những đặc thù riêng của bộ môn và một số bất cập còn tồn tại của môn
học, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu nêu ra những giải pháp không những giúp các
em thân thiện với ngôn ngữ lập trình mà còn giúp giáo viên dạy tốt tiết thực
hành trong giờ học thực hành tại phòng máy vi tính nhằm khắc phục những bất
cập của môn học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
Như chúng ta đã biết để minh họa một cách trực quan các đơn vị kiến
thức như: Hướng dẫn một tiết lý thuyết hay phần lý thuyết của một bài thực
hành, mô phỏng quan sát thí nghiệm hay một hiện tượng tự nhiên... thì cách hiệu
2


quả nhất là thiết kế bài giảng điện tử và trình chiếu trên máy chiếu. Như vậy mới
gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em dễ phát hiện, quan sát các kiến
thức mới, giúp học sinh gần gũi hơn với thực tế. Nhưng với môn Tin học thì sản
phẩm tạo ra chính là các phần mềm chạy trên máy tính. Do vậy, ta có thể soạn
thảo như thế nào thì đều phải minh họa trực tiếp trên phần mềm đó.
* Về cách tổ chức thực hiện thông thường:
Đối với các phiên bản chạy trên nền Dos thì ta không thể trình chiếu môi
trường soạn thảo và môi trường chạy lên trên máy chiếu được.
Với Turbo Pascal, Borland ta có thể chuyển sang chế độ cửa sổ Windows
như sau: Ấn phải chuột lên biểu tượng Pascal/Properties/Screen/Windows

Hình 1. Cách chuyển chế độ hiển thị màn hình

* Ưu điểm:
Có thể quan sát trực tiếp cửa sổ soạn thảo và cửa sổ chạy chương trình.
* Nhược điểm:

Màn hình soạn thảo và cửa sổ chạy chương trình quá nhỏ khó quan sát.
Với các thao tác thao phức tạp, giao diện đồ họa đơn giản.
Không gây tính thân thiện, hứng thú học tập cho học sinh.
Chỉ đưa ra thông báo lỗi bằng các mã lệnh và tên lệnh bằng tiếng Anh.
Khả năng ứng dụng các thao tác: sao chép, di chuyển còn phức tạp
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng

3


Qua thực tế giảng dạy trong trường, tham khảo từ các thầy cô bạn bè đồng
nghiệp và các học sinh, tôi nhận thấy với cách dạy thông thường học sinh rất
khó tiếp cận với kiến thức mới, giáo viên kết hợp phần mềm Netschool không
thể trình diễn trực tiếp trên máy từng máy tính của học sinh nên học sinh hoàn
toàn thụ động với kiến thức mới. Với giao diện các phiên bản hiện tại học sinh
rất khó thao tác vào, ra các lệnh, quan sát lệnh, sửa lỗi cú pháp, lỗi chính tả….
và chạy chương trình.
Trong quá trình học, thảo luận, trình bày học sinh không vận dụng được
kiến thức lý thuyết nên không hăng hái trong việc giơ tay phát biểu, tranh luận.
Như vậy tiết học trở nên kém sinh động và giáo viên phải đóng vai trò là người
xây dựng lý luận còn học sinh là người thụ động lĩnh hội kiến thức một cách
miễn cưỡng…
Cụ thể trong chương trình dạy môn Tin học quyển 3 dành cho khối THCS
tôi đã có thời gian dạy nội dung kiến thức này bằng các phương pháp thông
thường và đã thu được kết quả không mấy khả quan như sau:
Khối
Số
Giỏi
Khá
TB Khá

TB
Yếu
Lớp
lượng
SL % SL %
SL % SL % SL %
8 8A

35

2

5.7

8

22.9

9

25.7

15

42.9

1

2.9


28.
14 40.0 1
2.9
6
Bảng 1: Bảng kết quả học tập giữa sau giờ thực hành
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả học tập chưa cao, vẫn còn số học sinh
yếu kém, số lượng học sinh giỏi ít. Do vậy, chưa đáp ứng được phương pháp
giảng dạy mới.
Từ thực trạng trên, tôi đã trăn trở rất nhiều để làm sao có thể nâng cao
việc kết quả dạy học cũng như tăng tính hứng thú học tập của học sinh, trang
bị cho học sinh cơ bản kiến thức về lập trình để các em có thể định hướng
cho tương lai.
Sau khi tìm hiểu các tính năng của phần mềm “V_Pascal” của tác giả
Nguyễn Công Hoàn tôi đã tiến hành cài đặt, thực hiện trong các năm vừa qua,
đặc biệt trong học kỳ I năm 2014 – 2015 tại trường THCS Nga Thạch và đã
hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên. Cụ thể tôi đã soạn “Bài thực
hành 6: Sử dụng câu lệnh lặp While…do…” và đưa vào dạy học chính thức cho
8B

35

1

2.9

9

25.7

10


4


học sinh khối 8 chương trình Tin học quyển 3 – THCS Nga Thạch tại phòng
máy.
a. Kết quả
Tôi đã cài đặt phần mềm, nghiên cứu và hoàn thiện bài giảng cả về nội
dung lẫn hình thức. Cụ thể: nội dung bài học thực hành, với các câu hỏi lí
thuyết, câu hỏi có liên quan đến bài thực hành, trình chiếu rõ ràng mạch lạc từng
thao tác, phong phú và đầy đủ kiến thức trong phạm vi thực hành để hoàn thiện
đúng mục đích yêu cầu của bài.
b. Hiệu quả
Hoàn thành việc ứng dụng và kết hợp các phần mềm hỗ trợ trong việc dạy
học, quản lí tốt cơ sở vật chất đối với số lượng học sinh đông và có nhiều lớp
học.
Mặt khác, bài thực hành vừa mang tính chất đổi mới về phương pháp dạy
học lấy đối tượng học sinh làm trung tâm, vừa tạo sự hứng thú, phấn khởi cho
học sinh khi phải học những tiết thực hành nhiều thao tác, kết hợp nhiều thao tác
mới, thiếu thốn về máy tính thực hành…
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Vấn đề nghiên cứu chính của đề tài này là nâng cao hiệu quả việc học tập
môn học Pascal cho học sinh mới tiếp cận với lập trình, gây hứng thú cho việc
dạy và học lập trình, cách cài đặt và tiếp cận với phần mềm học tập mới.
1. Cài đặt phần mềm V_pascal
1.1. Tải phần mềm
Bước 1.1.1: Mở trình duyệt Web Cốc cốc và gõ tại mục tìm kiếm: Phần
mềm V_Pascal và ấn Enter
Bước 1.1.2 Download bộ cài tại địa chỉ: làm theo các hướng dẫn của trang Web để tải về.


5


Hình 2. Trang Web download phần mềm
2.2. Cài đặt phần mềm:
Yêu cầu cấu hình máy để sử dụng phần mềm:
Chỉ tiêu

Cấu hình tối thiểu

Cấu hình chạy tốt

CPU

Pentium II 400MHz

Pentium IV 2GHz trở lên

RAM

128 MB

Hệ điều hành

Windows XP

512 MB trở lên
Windows XP, Vista &
Windows 7


Bảng 3. Bảng yêu cầu cấu hình cài đặt phần mềm
Yêu cầu cài phần mềm hỗ trợ:
Turbo Pascal 7.0 hoặc Free Pascal 2.4.0
Các bước tiến hành:
Bước 2.2.1. Giải nén tập tin
Bước 2.2.2: Nháy đúp chuột vào tệp
mục V_Pascal sau khí giải nén được.
Bước 2.2.3: Hộp thoại xuất hiện/ ấn Run

nằm trong thư

6


Hình 3. Hộp thoại cài đặt phần mềm
Bước 2.2.4: Hộp thoại xuất hiện/ ấn Next

Hình 4. Hộp thoại bắt đầu giao diện cài dặt
Bước 2.2.5: Hộp thoại xuất hiện/ ấn I Agree
7


Hình 5. Hộp thoại cài đặt và giấy thiệu thông tin tác giả
Bước 2.2.6: Hộp thoại xuất hiện/ ấn Install

Hình 6. Hộp thoại xác định đường dẫn cài đặt chương trình
Bước 2.2.7: Đợi quá trình cài đặt thành công khi hộp thoại xuất hiện ấn
Finish

8



Hình 7. Hộp thoại yêu cầu chọn các thông tin của phần mềm
Khi cài đặt hoàn tất sẽ xuất hiện giao diện như sau:

Hình 8. Giao diện của phần mềm
Như vậy ta đã hoàn thành quá trình cài đặt
2. Giới thiệu về giao diện cũng như tính năng của phần mềm V_pascal

9


* Điều kiện sử dụng: Máy tính phải có cài đặt và sử dụng tốt một trong ba công
cụ: Turbo, Borland hay Free pascal trên hệ thống (dùng để chạy nền cho VPascal).

Hình 9. Các thành phần chính trên giao diện phần mềm
*Các tính năng ưu việt của phần mềm
Khi lập trình trên V-Pascal học sinh sẽ có thể được phục vụ bởi những ưu
Việt sau đây:
Cơ chế dòng lệnh có đánh số thứ tự với màu sắc phân biệt giữa các nhóm
đối tượng lệnh rất rõ ràng, điều này tạo điều kiện tối đa cho người học hạn chế
việc viết sai cú pháp và dễ dàng phát hiện ra lỗi biên dịch.

Hình 10. Thông báo vị trí lỗi và cụ thể lỗi bằng tiếng Việt
10


+ Thông báo lỗi bằng tiếng Việt một cách chi tiết về nguyên nhân và vị trí
của lỗi sẽ giúp người dùng tiện lợi hơn rất nhiều trong việc biên dịch chương
trình.


Hình 11. Thông báo biên dịch thành công trên V-Pascal
Khi nhập vào một từ khóa hay tên hàm có trong thư viện chuẩn, bạn sẽ
thấy tên của đối tượng xuất hiện ở góc trên bên phải của giao diện chương trình
rất tiện lợi cho việc so sánh và đối chiếu để giảm sai sót tối đa.
Các thao tác: sao chép, cắt, dán, khôi phục, tìm kiếm, thay thế…trên
source code sẽ trở nên quá dễ dàng và quen thuộc với giao diện Windows.
Chức năng hỗ trợ chèn nhanh một cú pháp câu lệnh hay vòng lặp trong
menu Soạn thảo > Chèn sẽ giúp bạn thao tác hiệu quả hơn khi lập trình.
Menu Trợ giúp > Từ điểm Pascal sẽ giúp bạn có thể tra nhanh cú pháp
sử dụng của một hàm, xem cách hướng dẫn và khắc phục các mã lỗi thường
xuyên gặp phải khi biên dịch tất cả đều bằng tiếng Việt rất chi tiết và dễ hiểu.

11


Hình 12. Giao diện Menu trợ giúp
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Nội dung - phương pháp thiết kế bài dạy “Bài thực hành 6: “Sử dụng
câu lệnh lặp While…do...” trong chương trình “Tin học quyển 3-THCS” dành
cho học sinh khối 8.
* Phạm vi kiến thức
Đây là tiết thực hành nhằm mục đích cũng cố lại hai đơn vị kiến thức về
cấu trúc rẽ nhánh đã học.
* Sử dụng phần mềm hỗ trợ V_Pascal
Để khắc phục một trong các nhược điểm đã nêu cũng như tăng hứng thú
học tập, tôi đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm V_Pascal trong tiết dạy để hỗ
trợ ngôn ngữ lập trình Pascal.
3.2. Triển khai
Bước 3.2.1: Cài đặt trình dịch: để tiến hành thiết lập đường dẫn tới hai

thư mục BIN và UNIT của bộ Pascal đã được cài đặt trước trên máy.

12


Hình 13. Giao diện cài đặt trình duyệt
Bước 3.2.2: Nhấp Đồng ý để chấp nhận xác lập (thực chất V-Pascal hoạt
động dựa trên cơ chế gián tiếp sử dụng trình biên dịch trên giao diện Windows
để tạo tương tác dễ dàng và thú vị cho người dùng).
Bước 3.2.3: Chọn bài tập cần trình diễn.
Quản lí đầu giờ thực hành
Học sinh trật tự vào ngồi theo đúng vị trí được phân công và thực hiện
theo nội quy của phòng tin học.
Tổ trưởng, tổ phó đi kiểm tra tình trạng máy đầu giờ: Bàn phím, màn
hình, chuột, bàn ghế…
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu bài thực hành
Mục đích: Luyện tập sử dụng câu lệnh While…do…qua bài thực hành 6
giúp rèn luyện kỹ năng về lập trình, đọc và hiểu ý nghĩa của thuật toán. Vận
dụng kiến thức lí thuyết vào làm bài tập 2.
- Yêu cầu: Học sinh làm đúng bài tập đề ra (nội dung bài tập ở trang 73).
Chú ý: bước 3.2.1 và 3.2.2 chỉ thực hiện lần đầu khi bắt đầu cài đặt các
bài học khác ta chỉ thực hiện ở bước 3.2.3
Các bước hướng dẫn thực hành
Đây là nội dung thực hành từ kiến thức lí thuyết đã học ở tiết trước. Yêu
cầu học sinh phải có sách giáo khoa, vở ghi để chuẩn bị thực hành.
Thời gian : 45 phút
Yêu cầu :
Tối đa 2 học sinh một máy vi tính để thực hành cho mỗi ca.
Phòng máy phải được nối mạng và cài đặt các phần mền cần thiết: Net
School, Free Pascal hoặc Turbo Pascal, V_pascal.

Phương pháp:
Áp dụng phương pháp GVi trình diễn mẫu, giải thích
13


HSii quan sát. Tiếp theo HS tự thực hành, điều chỉnh sai sót.
GV theo dõi, hướng dẫn sửa chữa.

Giai đoạn 1: Trình diễn mẫu - Học sinh quan sát
Giáo viên có thể dùng cả máy chiếu và trình diễn trên màn hình của học
sinh qua phần mềm Net School, V_pascal
* Chuẩn bị:
Máy chiếu phải kết nối với máy trình diễn. Nên trình diễn trên máy tính
xách tay để thuận tiện trong việc quan sát.
Giáo viên nên chuẩn bị trình diễn thật kỹ tránh trường hợp làm chậm và
còn lúng túng trong thao tác xử lí vì đây là giai đoạn tạo sự chú ý và gây
hứng thú cho học sinh trong suốt giờ thực hành.
Khởi động phần mềm V_pascal nạp bài tập (nên chuẩn bị trước) bằng
cách vào File/Open và chọn đến tệp cần trình chiếu:

Hình 14. Vùng làm việc chính khi mở một bài tập thực hành
Bước 1: Chiếu màn hình giáo viên lên tất cả màn hình của máy học sinh qua
phần mềm Netschool.
Thời
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
gian
14



- Cho học sinh quan sát kết quả nội dung cần 2 p
- Hs chia theo từng
thực hiện.(Xem bài thực hành 6 SGK Tin học
nhóm quan sát, nhận
iii
Quyển 3 dành cho THCS_Tr72,73)
5p
xét, kiểm nghiệm giờ
- Làm mẫu theo 3 mức độ khác nhau.
học lý thuyết.
Mức 1: Trình diễn nhanh
Mức 2: Trình diễn rất chậm vừa làm, vừa giải
thích từng bước như trình bày ở phần lí
Học sinh suy nghĩ để
thuyết, từng đơn vị kiến thức liên quan.
trả lời
- Có thể kết hợp vấn đáp học sinh.
Mức 3: Trình diễn bình thường.
Trong giai đoạn này, trước hết giáo viên trình diễn mẫu cần thực hành.
Đây là thao tác không thể thiếu để học sinh thấy được kết quả cần đạt sau giờ
thực hành. Tiếp theo là thao tác trình diễn chậm mục đích cho học sinh hình
dung thao tác. Ở giai đoạn này giáo viên phải trình diễn trên 3 mức độ để học
sinh quan sát bắt chước thao tác của giáo viên.
Tuy có giảng bài lý thuyết nhưng bước này không được bỏ qua. Vì nếu
HS có tận mắt thấy, tai nghe thầy thực hiện thì khi thực hành sẽ có tự tin hơn,
làm nhanh, đúng, ít sai sót.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Sự chuyển giao từ kiến thức lí thuyêt đến
khi thực hành, rất nhiều học sinh bở ngỡ, lúng túng không biết phải xử lí như
thế nào nếu không được trực tiếp cảm nhận.
Bước 2: Tùy vào mức độ tiếp thu của học sinh mà giáo viên tạm dừng hay

kết thúc quá trình trình chiếu.

Giao đoạn 2: Học sinh luyện tập
- Giai đoạn chính để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
- Để ở chế độ quan sát các máy con và quản lí trực tiếp hay hướng dẫn
đến từng máy con.
- Yêu cầu học sinh mở chương trình V_pascal và soạn thảo trực tiếp trên
vùng soạn thảo và yêu cầu học sinh phân biệt câu lệnh, từ khóa…
- Giáo viên có thể dùng phần mềm Netschool để thực hành cho các máy
học sinh chưa làm được.
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Tính thực tế của đề tài
Đối với giáo viên: Có thể hướng dẫn cả lớp hay một máy học sinh thông
qua trình diễn trên máy chiếu hoặc các máy con ở môi trường DOS của một số
phiên bản của Pascal; Kiểm tra một hoặc một nhóm học sinh các thao tác thực
15


hành hay cú pháp lệnh đã học..dễ dàng chỉ ra các lỗi trên từng máy học sinh và
đưa ra hướng khắc phục cho các lỗi đó.
Đối với học sinh: Các em có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ lập trình
hướng tới phát triển tư duy, sáng tạo trên các ngôn ngữ lập trình bậc cao hơn
như Visua Basic, C++, C#, PHP, Java… và cách tiếp cận với các phần mềm học
tập.
Ngoài ra học sinh còn nhận thấy ưu điểm cơ bản khi sử dụng các chương
trình với giao diện đồ họa bằng cửa sổ, các thao tác sao chép, di chuyển, kiểm
tra lỗi, dịch và phát hiện lỗi rất hiệu quả.
Từ phần mềm V_pascal do chính người Việt Nam xây dựng nên học sinh
càng hay say học tập để chính các em sẽ là những người lập trình viên trong
tương lai xây dựng nên các ngôn ngữ lập trình hay các chương trình điều khiển

tự động hóa, robot.
2. Vận dụng
Phần mềm có tính thân thiện dễ hiểu, dễ tiếp cận nên có tính phát triển
rộng rãi trong các môi trường học tập.
Việc tải phần mềm miễn phí cũng như cách cài đặt đơn giản giúp các giáo
viên cũng như học sinh sẽ có thể tự trang bị ngay trên máy tính của mình.
Bởi vậy, việc đưa ra các giải pháp trên sẽ góp phần không nhỏ vào công
việc học tập của các em trên mọi cấp học.
3. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian thử nghiệm đề tài, tôi đã khắc phục được nhiều sai sót và
khai thác được tính thiết thực của phần mềm. Qua đó nhận thấy tính khả quan có
hiệu quả và nâng cao rõ rệt trong việc triển khai trên các môi trường học tập.
Trong quá trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả
năng vận dụng, hiểu biết của mình nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay
phát biểu, tranh luận…Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn và giáo viên
không đóng vai trò là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động
giải quyết các vấn đề.

Bảng kết quả thu được sau giờ thực hành:
Khối
Số
Lớp
lượng

Giỏi
SL

%

Khá

SL

%

TB Khá
SL

%

TB
SL

%

Yếu
SL

%

16


8 8A

35

9

25.7


12

34.3

8

22.9

6

17.1

0

0.0

8B

35

8

22.9

12

34.3

8


22.9

7

20.0

0

0.0

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Ngôn ngữ lập trình nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng các chương trình ứng dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển
của tin học và vai trò của các nhà lập trình viên chuyên nghiệp mà các công việc
được giải quyết nhanh chóng hiệu quả, chính xác.
Hiện nay, ngôn ngữ lập trình Pascal đang là ngôn ngữ lập trình phổ biến
nhất trên thế giới sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy. Khi ứng dụng vào một tiết
học, các thầy, cô có thể đưa ra các vấn đề như lập trình các game nhỏ…để các
em có thể chứng tỏ được khả năng của hiểu biết của mình và như vậy học sinh
trở nên yêu thích môn học, ham học hỏi và tìm tòi sáng tạo.
Kết quả là đã có rất nhiều em dễ dàng vận dụng được câu lệnh lặp để giải
các vấn bài toán lặp do giáo viên đặt ra.
2. Đề xuất
Tin học là một môn học khoa học đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bản
thân là giáo viên Tin học, tôi thấy gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với kiến
thức mới: Về tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, nghiên cứu phần mềm hỗ trợ
dạy học, quản lí học sinh và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Người giáo viên tin học cần hơn các môn học khác về các kỳ bồi dưỡng
thường xuyên, chuyên đề để học hỏi, trao đổi phương pháp, kinh nghiệm giảng

dạy với đồng nghiệp và các chuyên viên. Quan trọng hơn là sự trang bị thiết bị
dạy học phù hợp với đặc trưng của chuyên môn như: máy chiếu projecter, phòng
máy đầy đủ....
Các cấp Phòng giáo dục, Sở giáo dục cần động viên, quan tâm hơn nữa
đến việc tập huấn, hỗ trợ về kiến thức, tinh thần, trang thiết bị đối với các trường
chưa có giáo viên đúng chuyên ngành tin học, chưa có phòng máy, có phòng
máy nhưng hư hỏng nhiều và nên hỗ trợ một máy chủ đủ mạnh để làm nơi sao
lưu CSDL.
Cuối cùng, tôi mong được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, của
đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài và đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong
các năm học sau.
Xin chân thành cảm ơn!
17


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 14 tháng 04 năm 2015
ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPY
(Người viết)

Mỵ Duy Dậu

18


i
ii

GV. Viết tăt cụm từ giáo viên
HS. Vết tắt cụm từ học sinh


iii

SGK, Tr. Viết tắt sách giáo khoa, trang.



×