Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ho¢ng tng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.4 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

____________________

TIỂU LUẬN

Môn: Nguyên lý Mác - Lênin I

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Họ tên: Hoàng Tùng
Lớp: Anh 6 – TC
Giáo viên giảng dạy: Thầy giáo Trần Huy Quang

Hà Nội, tháng 11 năm 2009

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_____________________________

TIỂU LUẬN

Môn: Nguyên lý Mác - Lênin I

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái



Họ tên: Hoàng Tùng
Lớp: Anh 6 – TC

Hà Nội, tháng 11 năm 2009

2


MỤC LỤC

Trang
Lời mở đầu

4

Chương I. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.

5

1.1 Phép biện chứng.

5

1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

6

1.2.1 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.


6

1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến.

7

Chương II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
sinh thái.

8

2.1 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái.

8

2.2 Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường sinh thái.

8

2.2.1 Từ nông nghiệp.

8

2.2.2 Từ công nghiệp.

9

2.2.3 Từ dịch vụ.

10


2.3 Hậu quả và những nguy cơ của ô nhiễm môi trường.

11

2.4 Đề xuất giải pháp.

11

Kết luận

12

Tài liệu tham khảo

13

LỜI MỞ ĐẦU
3


Trải qua lịch sử 4,55 tỷ năm hình thành và phát triển, không xét đến tác động
từ những yếu tố bên ngoài, Trái Đất chưa bao giờ chứng kiến sự thay đổi to lớn như
vậy cho đến khi con người xuất hiện. Con người – loài động vật cao cấp nhất trên
Trái Đất, trong quá trình phát triển của mình đã có những tác động đáng kể tới môi
trường sống xung quanh. Một trong những hoạt động thực tiễn của con người có ảnh
hưởng to lớn nhất tới môi trường sinh thái chính là hoạt động phát triển kinh tế.
Song song với việc thõa mãn những nhu cầu trong cuộc sống của con người,
nền kinh tế đồng thời cũng phát triển theo để đáp ứng những nhu cầu đó. Tuy nhiên,
trong quá trình tăng trưởng kinh tế, con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra

những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường; và tất nhiên, do mối liên hệ chặt chẽ với
môi trường xung quanh, con người đang tự làm hại chính mình.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường sinh thái là một nhiệm vụ cấp bách, không chỉ riêng của chính phủ, của
các tổ chức liên quan mà còn là của toàn xã hội. Qua bài tiểu luận này, tôi mong
muốn được đóng góp cái nhìn của mình, với vị trí là một sinh viên, nhằm góp phần
nào đó giúp mọi người hiểu hơn về những suy nghĩ, nguyện vọng và trách nhiệm của
giới trẻ hôm nay đối với vấn đề phát triển kinh tế trong sợi dây liên hệ với môi
trường sinh thái.

CHƯƠNG I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

4


1.1 Phép biện chứng
Để làm rõ khái niệm “Phép biện chứng”, trước tiên ta phải hiểu khái niệm
“Biện chứng”. Khái niệm “Biện chứng” dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác,
chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Từ đó, ta định nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu khái quát biện
chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng
hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
Phép biện chứng cho đến nay đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện
chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết
học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Phép biện chứng chất phác cổ đại
nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng

trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát
triển của khoa học tự nhiên.
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Immanuel Kant và
hoàn thiện bởi Friedrich Hegel. Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư
tưởng cơ bản của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm
trong thiết học Hegel biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi
đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách
quan. Friedrich Engels đã nhận xét: “Tính chất thần bí mà phéo biện chứng đã mắc
phải ở trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên
trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép
biện chứng. Ở Hegel, phép biện chứng bị lôn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó
lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân thần bí của nó đằng sau cái vỏ thần bí của nó”.
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức cũng như trong triết học
Hegel là hạn chế cần phải vượt qua. Karl Marx và Engels đã khắc phục hạn chế đó
để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của
phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với
phép biện chứng cổ điển Đức.
1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.2.1 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
5


Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ
và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ
phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn
được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất.
Khái niệm “Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ
biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc

đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của
thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ
biến ở những phạm vi nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó
tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống
nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ
sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật
chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có
đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng
tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn
ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi
không gian và thời gian.
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính
phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà nó còc nêu
rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng
trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy
định.
Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa
các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó
giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối
liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung
nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ
bên trong mà phát huy.
Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn giữ vai
trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối
liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc
một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián
tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu
trung gian.
6



Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu
và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên
hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát
triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với
nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương
đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự
chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do
kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản
ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù
có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng
khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất
Xét dưới góc độ nhận thức lý luận, nó là cơ sở lý luận của quan điểm toàn
diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự
vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức đúng và sâu sắc về sự
vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và trong mối liên hệ qua lại
giữa các sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp lẫn
gián tiếp.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật, hiện tượng đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự
tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm toàn diện không
đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật
hay hiện tượng đó, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất
của sự vật hay hiện tượng đó.
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên

lí về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt
động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như
mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác
nhau để tac động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Để tránh những phưng
7


pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần tránh chủ nghĩa chiết
trung, thuật nguỵ biện. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian
nhất định và mang dấu ấn của không gian thời gian đó. Do đó chúng ta cần có quan
điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.
CHƯƠNG II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
2.1 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ trên Trái Đất. Vì
vậy, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trên Trái Đất đều có mối liên hệ mật thiết với môi
trường sinh thái xung quanh, và con người cũng không nằm ngoài mối liên hệ đó.
Hoạt động kinh tế là những hoạt động thực tiễn của con người nhằm tạo ra của
cải vật chất nói chung và là hoạt động trao đổi những của cải, vật chất đó bằng nhiều
hình thức đa dạng, phong phú. Dựa vào định nghĩa về môi trường sinh thái ở trên, ta
có thể thấy được rằng hoạt động kinh tế, hay nói sâu sắc hơn là tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ biện chứng mật thiết với môi trường sinh thái; do đó tăng trưởng
kinh tế có những tác động nhất định và ngược lại, cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
môi trường xung quanh.
Do mối quan hệ đó, việc tăng trưởng kinh tế phục vụ cho nhu cầu sống của xã
hội loài người nhất thiết phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Mọi ảnh
hưởng tiêu cực do hoạt động thực tiễn của con người nói chung và hoạt động phát
triển kinh tế nói riêng tới môi trường xung quanh sẽ quay lại đe dọa trực tiếp xã hội
loài người.

2.2 Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường sinh thái
2.2.1 Từ nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp là một trong hình thức lao động lâu đời nhất và cũng
quan trọng nhất của con người. Sự phát triển của xã hội loài người đòi hỏi sự phát
triển của hoạt động nông nghiệp, và con người, bị chi phối bởi nhu cầu trước mắt mà
mất đi sự quan tâm tới môi trường sinh thái, đã tác động tiêu cực tới môi trường
xung quanh.
Một trong những nhân tố của môi trường sinh thái bị ảnh hưởng đó là đất. Do
sự thiếu hiểu biết của một bộ phận con người đã dẫn đến tình trạng gia tăng khủng
khiếp của những vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Họ không biết cách thâm
8


canh, xen canh và cải tạo đất nên khi họ sử dụng đất để trồng trọt, đất dần dần mất đi
chất dinh dưỡng và trở nên khô cằn, không thể khai thác được. Điều tất yếu xảy ra là
những người này do thiếu đất lại đi tìm nguồn đất mới và lại biến chúng thành vùng
đất vô giá trị. Hơn thế, họ không chỉ khai thác đất thông thường mà còn chặt rừng,
đốt rừng để lấy đất. Một số lượng lớn diện tích đất rừng sẽ nhanh chóng trở thành
đồi trọc, đất hoang không thể lấy lại được. Bên cạnh đó, việc sử dụng bừa bãi các
sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cũng góp phần làm hoang hóa và ô
nhiễm nguồn đất, làm đất không những không thể khai thác mà còn độc hại trong
một thời gian dài.
Nhân tố khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề đó là nước và không khí. Như đã đề
cập ở trên, con người đốt rừng để phục vụ nông nghiệp và tất nhiên, không chỉ
không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do khói bụi mà số lượng khổng lồ cây rừng, vốn
giúp điều hòa không khí của Trái Đất cũng bị thiêu hủy. Cùng với đó, từ việc sử
dụng bừa bãi các sản phẩm hóa học, môi trường nước và không khí bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Nguồn nước và không khí ô nhiễm đó dễ dàng phân tán đi xa và tiếp
tục phá hủy môi trường sinh thái nơi chúng đến.
Và một lẽ tất nhiên, quần thể động thực vật sẽ không còn môi trường sống và

bị tiêu diệt. Thực vật không còn hấp thụ được chất dinh dưỡng từ đất, không còn
không khí trong lành và nước sạch để quang hợp. Động vật phải thở bằng không khí
độc hại, uống nguồn nước ô nhiễm. Sau đó, thực vật và động vật lại tiếp tục tác động
qua lại lẫn nhau, lây lan những nguồn bệnh theo hiệu ứng dây chuyền và rốt cục thì
hệ sinh thái sẽ bị tàn phá.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tri thức của con người trong hoạt
động nông nghiệp sao cho hài hòa với thiên nhiên ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên việc cơ giới hóa và hiện đại hóa quy trình sản xuất nông nghiệp lại mang đến
đe dọa về sự tàn phá khủng khiếp hơn tới môi trường sinh thái. Trên thực tế, hàng
chục triệu hecta rừng đang bị hoang hóa hàng năm và con số này có xu hướng gia
tăng với sự góp sức của công nghệ và các trang thiết bị tiên tiến.
Nếu tiếp tục phát triển hoạt động nông nghiệp mà không gắn liền với khôi
phục và cải tạo thiên nhiên thì sớm muộn con người cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả
từ ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên đất, rừng, … Khi đó, sẽ
không còn cách nào có thể cứu vãn được chính sự tồn tại của chúng ta.
2.2.2 Từ công nghiệp
Xã hội loài người phát triển dẫn đến sự ra đời của công nghiệp. Tuy hình
thành sau hoạt động nông nghiệp và áp dụng nhiều tiến bộ trong khoa học kỹ thuật,
công nghiệp vẫn gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.
9


Hàng triệu nhà máy, xí nghiệp trên Trái Đất đang ngày ngày hoạt động và xả
ra một lượng khí thải và chất thải công nghiệp khổng lồ. Khói bụi từ các nhà máy
không chỉ gây ô nhiễm cục bộ làm ảnh hưởng tới sự sinh tồn và phát triển của hệ
động thực vật xung quanh mà còn bao bọc lấy Trái Đất và gây ra sự ấm lên toàn cầu.
Hàng tỉ tấn chất thải công nghiệp hàng năm không được xử lý an toàn mà bị đem đốt
hoặc chôn xuống lòng đất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn
nước. Nguy hiểm hơn, chất thải công nghiệp nhìn chung độc hại hơn chất thải nông
nghiệp gấp nhiều lần, vì vậy đe dọa cực kì nghiêm trọng tới sự sinh tồn và phát triển

của toàn bộ hệ sinh thái.
Không chỉ tạo ra chất thải độc hại với môi trường, nền công nghiệp cũng khai
thác đến kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loại tài nguyên
khó tái sinh. Như chúng ta biết, phần lớn các loại khoáng sản như sắt, chì, kẽm, than
đá , … được hình thành trải qua quá trình hàng triệu năm dưới lòng đất với những
điều kiện vô cùng đặc biệt. Vì vậy, con người, với tốc độ khai thác chóng mặt, đang
không cho phép các nguồn tài nguyên có thời gian phục hồi. Không những thế, con
người còn tiếp tục săn lùng các nguồn tài nguyên để thỏa mãn “lòng tham” của mình
và bất chấp tất cả để chiếm được nguồn tài nguyên đó. Con người sẵn sàng tàn phá
một khu rừng, san bằng một ngọn núi, bỏ mặc nguy cơ mất cân bằng sinh thái để
phục vụ lợi ích cho riêng mình.
Một dấu hiệu tích cực từ nền công nghiệp toàn cầu là các nhà máy, xí nghiệp
đang dần dần tập trung đến việc bảo môi trường. Họ không những áp dụng các biện
pháp giảm thiểu chất thải độc hại mà còn sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để xây
dựng kế hoạch cải tạo môi trường. Rất nhiều công ty, nhà máy đang chuyển sang
hướng sản xuất các sản phẩm “xanh” như xe máy, ô tô chạy bằng điện, pin mặt trời
dùng trong gia đình, … Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tạo được một làn sóng lan tỏa
rộng rãi và toàn diện khi những hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trên vẫn chỉ
mang tính chất địa phương, nhỏ lẻ. Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải toàn
cầu sắp hết hiệu lực nhưng các nước vẫn chưa thống nhất được một nghị định mới,
tạo nên gánh nặng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và cuộc sống con người
2.2.3 Từ dịch vụ
Cuộc sống được cải thiện, chất lượng đời sống của con người được nâng cao
dẫn đến việc hình thành ngành dịch vụ. Giống như nông nghiệp và công nghiệp, dịch
vụ cũng đang tạo nên sức ép lớn đối với môi trường sinh thái.
Du lịch chính là hình thức dịch vụ ảnh hưởng nhất tới môi trường. Nhu cầu
tham quan, du lịch của con người ngày càng tăng cao kéo theo một số hệ quả tiêu
cực. Ví dụ như dịch vụ tham quan những khu rừng nguyên sinh và những khu vực
1



thiên nhiên chưa chịu tác động của con người thu hút hàng triệu lượt khách du lịch;
và “vô tình” sự xuất hiện của hàng triệu lượt khách du lịch đó đã phá hoại môi
trường sống của các loài sinh vật hoang dã. Hay như ở Mexico, du khách đến tắm
biển xả rác bừa bãi gây ô nhiễm bãi biển và vùng nước biển ven bờ làm suy giảm
đáng kể số lượng của rùa biển do chúng không còn nơi để đẻ trứng.
Ngoài ra, hoạt động dịch vụ với những hình thức dịch vụ phong phú cũng trực
tiếp hay gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường và có tác động không nhỏ tới cuộc sống
con người.
2.3 Hậu quả và những nguy cơ của ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, tần suất những vụ thiên tai gây hậu quả nghiêm
trọng ngày càng gia tăng, tiêu biểu là trận sóng thần ở Đông Nam Á hay cơn bão
Katrina ở Đông Nam nước Mỹ. Không những thế, các vụ thiên tai gần đây luôn có
diễn biến vô cùng phức tạp, khác với những tính toán thông thường. Có thể khẳng
định chắc chắn rằng sự nóng lên toàn cầu do khí thải công nghiệp chính là nguyên
nhân chủ yếu làm thay đổi khí hậu Trái Đất và dẫn tới những thảm họa thiên nhiên
kể trên.
Cũng do sự thay đổi khí hậu cùng với việc nguồn nước đang dần bị ô nhiễm,
đến năm 2050, 2/3 dân số thế giới, tương đương với 6 tỷ người, sẽ thiếu nước sạch.
Hệ lụy từ sự thiếu hụt nước sạch chính là khan hiếm nước uống và lương thực, chưa
kể đến những nhu cầu khác của con người.
Trái Đất nóng lên, thiên tai xảy ra liên tục và khan hiếm nước, đó chính là điều
kiện để bệnh dịch hoành hành. Cuộc sống của con người đang thực sự bị đe dọa.
2.4. Đề xuất giải pháp
Trước những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến xã hội loài người và toàn bộ sự sống
trên Trái Đất, ngay bây giờ, song song với việc phát triển kinh tế, chúng ta phải tiến
hành những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Dưới đây là một số giải pháp
được đưa ra trên quan điểm cá nhân của người viết:



Nâng cao ý thức của mọi người dân trong việc bảo vệ môi trường.


Đề ra những điều luật nghiêm khắc để răn đe những cá nhân, tổ
chức có những hành động gây ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.

Từng quốc gia, từng khu vực tự đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài
hạn trong việc cải thiện môi trường sinh thái.
1



Tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp,
các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp để đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường.

Tăng cường nghiên cứu, phát triển biện pháp xử lý rác thải; biện
pháp cải thiện môi trường sống; phương pháp tận dụng các nguồn tài
nguyên vô hạn như sức gió, năng lượng mặt trời, …

Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn, khai thác
đi đôi với tái tạo.


Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.


Có biện pháp khuyến khích sử dụng công nghệ thân thiện với môi
trường, kích thích việc sản xuất những sản phẩm “xanh”.


Ngăn chặn, loại bỏ việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm gây hại
với môi trường.

Định hướng, chia sẻ kiến thức giúp những người hoạt động nông
nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, rừng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải và khói
bụi trước khi thải ra môi trường

khác.

Đẩy mạnh tái chế thủy tinh, nhựa và các loại rác thải công nghiệp

KẾT LUẬN
Trong xã hội ngày nay, việc đấy mạnh tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ của
mỗi quốc gia, mỗi khu vực nhằm cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên, mọi hoạt
động thực tiễn của con người, trong đó có việc phát triển kinh tế, đều có quan hệ mật
thiết với môi trường sinh thái.
Các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đang gây những ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường, đe dọa tới cuộc sống của con người sau này. Vì vậy,
song song với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, con người cần đặc biệt chú trọng
đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh. Không những giúp chúng ta
tránh được những hiểm họa trong tương lai, bảo vệ môi trường còn góp phần xây
dựng nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - NXB Chính
trị quốc gia – Hà Nội 2009
2. www.j4uonline.info/diendan/tai-lieu-hoc-tap/2754-t011-phep-bien-chung-ve-moi-lien-hepho-bien.html
3. www.en.wikipedia.org/wiki/Talk:Georg_Wilhelm_Friedrich_Hegel
4. www.en.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels
5. www.en.wikipedia.org/wiki/Karl_Marx
6. www.thoitiet.net/index.asp?newsid=1595&PageNum=1
7. www.panda.org/about_our_earth/
8. www.traffic.org/home/2009/8/14/wildlife-trade-regulation-course-has-early-success.html

1



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×