Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Lý thuyết hợp đồng kì hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.46 KB, 15 trang )

Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2012
Nhóm TF_K35_học phần
thị trường chứng khoán phái sinh
♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦♦

Đề Tài :

TH YẾT H P Đ NG
K HẠN
Họ và Tên



Đơn vị

Nguyễn Thanh Tâm

TF02 – K35

Võ Kim Nguyên

TF02 – K35

Nguyễn Duy Thái


TF01 – K35

Võ Phương Diễm

TF01 – K35

Trần Đức Hiếu

CK02 – K35

Nguyễn Trường Nhật

TF01 – K35

ỜI NÓI ĐẦ

Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước
ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số
17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp
đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao
dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian
qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu
nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà
xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên
không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với

1|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012



Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà
nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ
hạn để quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam đ gia nhập WTO và dần
dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà Nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị
trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia
tăng. Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên làm quen với loại giao dịch này
càng sớm càng tốt.
Nhằm mục đích tìm hiểu và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu về hợp đồng kỳ hạn này, nhóm
em xin trình bày đề tài: “lý thuyết hợp đồng kỳ hạn”
Khi nghiên cứu lý thuyết Forward phải giải quyết một số vấn đềi liên quan đến lý thuyết
forward sau:
Lịch sử hình thành của hợp đồng kỳ hạn như thế nào?
Khái niệm về thị trường kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn?
Đặc điểm và tính chất của hợp đồng kỳ hạn?
Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn?
Forward được mua bán ở Thị trường nào?Và nó được thực hiện như thế nào?
Định giá hợp đồng kỳ hạn như thế nào?

2|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh


FORWARD CONTRACT


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Phần 1:
ý thuyết về thị trường kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn
I. ịch sử hình thành:
II. Khái quát về hợp đồng kỳ hạn:
1. Khái ni m :
1.1 Khái ni m Thị trường kỳ hạn:
1.2 Khái ni m hợp đồng kỳ hạn:
2. Phân loại
III. Đặc điểm và mục đích của hợp đồng kỳ hạn:
1. Đặc điểm.
2. Mục đích
IV. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn:
1.

Ưu điểm

2.

Nhược điểm

V. Đối tượng tham gia và các loại giao dịch trên thị trường kỳ hạn.
1. Đối tượng tham gia thị trường kỳ hạn.
2. Các loại giao dịch trên thị trường kỳ hạn.
VI. Những mặt tích cực và hạn chế của thị trường kỳ hạn.


PHẦN 2:

3|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

TH YẾT V ĐỊNH GIÁ M T H P Đ NG K HẠN
I. ĐỊNH GIÁ K HẠN giá áp dụng tại ngày thanh toán HĐ) :
1. Giá kỳ hạn cho tài sản đầu tư kh ng có thu nh p
2. Giá kỳ hạn đối v i tài sản đầu tư iết trư c thu nh p
3. Gía kỳ hạn đối v i tài sản đầu tư iết trư c c tức
II. ĐỊNH GIÁ H P Đ NG K HẠN
1. ợi nhu n từ hợp đồng kỳ hạn
2. C ng thức định giá
TỔNG KẾT

4|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

Phần 1:
Lý thuyết về thị trường kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn

I. Lịch sử hình thành:
Cuối thế kỷ XIX, Năng suất ngành nông nghiệp tăng cao, sản phẩm nông nghiệp
dư thừa,việc tiêu thụ rất khó khăn;
Năm 1848, tại Chicago,Hôi đồng mậu dịch kỳ hạn thành lập một reung tâm giao
dịch mua bán nông phẩm theo phương thưc mua bán trước giao nhận hàng sau, theo các kỳ hạn,
gọi là sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn (Chicago board Of Exchange – CBOE).
Thời kỳ đầu CBOE giao dịch ngũ cốc, về sau có thêm các đàn gia súc, sản phẩm
đông lạnh, đầu thế kỷ XX có thêm chứng khoán, ngoại tệ và vàng.


Tổng quan thế giới (2010)



Thế giới hiện có trên 70 SGD hàng hóa kỳ hạn;



Mặt hàng giao dịch phổ biên:

- Nông sản, giao dịch tại 41 SGD.
- Năng lượng và hóa chất, giao dịch tại 32 SGD,
- Kim loại , vàng kim cương, giao dịch tại 26 SGD,


Quy mô:

o Bắc mỹ 7 tỷ hợp đồng,
o Châu Á Thái Bình Dương 5 tỷ hợp đồng,
o Châu Âu 4,2 tỷ hợp đồng,

o Các châu lục còn lại 0,6 tỷ hợp đồng
II.

Khái quát về hợp đồng kỳ hạn:

1. Khái ni m :
1.1 khái ni m Thị trường kỳ hạn:

5|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

Thị trường hàng hóa kỳ hạn là những trung tâm giao dịch mua bán các tài sản cơ sở
hàng hóa, chứng khoán và các công cụ đầu tư tài chính, theo phương thức đấu giá cạnh
tranh, hình thành các hợp đồng mua bán kỳ hạn, là những cam kết mua / bán trước, giao
/ nhận hàng sau, với số lượng, giá cả và thời gian ấn định.
1.2 Khái ni m hợp đồng kỳ hạn:
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở
một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận
hợp đồng.


Thời điểm xác định trong tương lai gọi là: ngày thanh toán hợp đồng hay ngày

đáo hạn.



Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng.



Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán
tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc
đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đ xác
định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
Có 2 loại:
“hợp đồng mua”: người có hợp đồng mua là người mua
“hợp đồng bán”: người có hợp đồng là người bán.
Giao dịch kỳ hạn có rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày:
VD:

Vào ngày 1/5/2011, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 10 tấn cafe với kỳ hạn 5

tháng (tức là vào ngày 1/10/2011) với giá 100USD/tấn. B được gọi là người bán trong hợp
đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 5 tháng B phải bán cho A 10 tấn
cafe với giá 100USD/tấn và A phải mua 10 tấn café của B với giá đó, cho dù giá cafe trên
thị trường sau 5 tháng là bao nhiêu đi nữa.
2. Phân loại:
Dựa vào đặc điểm của loại tài sản cơ sở chia hợp đồng kỳ hạn thành 3 loại:
6|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh


FORWARD CONTRACT

o Hợp đồng kỳ hạn về hàng hóa: Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết
giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
o Hợp đồng kỳ hạn về tiền tệ: Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
o Hợp đồng kỳ hạn về chứng khoán: Tại Việt Nam có dịch vụ mua bán chứng khoán kì
hạn đây không phải là một hợp đồng kỳ hạn về chứng khoán.
III.

Đặc điểm và mục đích của hợp đồng kỳ hạn:

1.

Đặc điểm:
Giao dịch và thực hiện hợp đồng ở hai thời gian tách biệt .
Chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết và tự thỏa thuận với nhau dựa trên những

ước tính cá nhân (Giá cả đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan)
không được hủy bỏ HĐ đơn phương mà phải có sự thỏa thuận của 2 bên.
Mỗi bên phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn cho dù có sự
chênh lệch giá trên thị trường.
Trong thời gian hiệu lực, người mua có thể bán hợp đồng mua cho người thứ 3,
người thứ ba có thể bán lại cho những người sau đó; người bán có thể mua lại hợp đồng bán đó,
để chấm dứt vị thế.
Rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung(OTC).
2.



Mục đích:
Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền

tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR). Sự rủi ro biến động giá một loại hàng hoá nào đó
(hợp đồng kì hạn với dầu mỏ).
 Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để đầu cơ
IV.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn:

7|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh
1.

FORWARD CONTRACT

Ư ĐIỂM:

- HĐKH được sử dụng để phòng ngừa rủi ro: rủi ro tỷ giá tiền tệ, rủi ro biến động giá cả
một loại hàng hoá, chứng khoán nào đó.
Vd : KH có nhu cầu chi trả hoặc có các khoản phải thu trong tương lai → thiết lập HĐKH
để cố định tỷ giá.
- HĐKH được thiết kế linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của cả 2 bên cả về quy mô giao dịch
và ngày giao kỳ hạn, không được tiêu chuẩn hoá (không có thoả thuận cụ thể, số lượng cụ thể
vào 1 ngày đáo hạn cụ thể trong tương lai), mang tính chất thoả thuận cá nhân. Các hợp đồng kỳ

hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất
kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên bán và mua.
→ Tạo sự linh hoạt cho 2 bên tham gia, tiết kiệm chi phí, cho phép thị trường thích ứng
một cách nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu của 2 bên.
- Người tham gia HĐKH không chịu rủi ro về l i suất.
- Tính cạnh tranh cao.

2.

NHƯ C ĐIỂM:

- HĐKH không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác.
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc, chịu ràng buộc pháp lý chặt chẽ
→ Khi đáo hạn dù bất lợi 2 bên vẫn phải thực hiện HĐ, trừ khi 2 bên thoả thuận hủy HĐ
(mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia, mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ
quan nên rất có thể không chính xác) . Đây c ng là nhược điểm l n nhất của hợp đồng kì hạn.
- Không có sự điều chỉnh tỷ giá theo thị trường hằng ngày do NH không yêu cầu ký quỹ
chính thức hoặc nếu có thì khoản ký quỹ không được điều chỉnh hằng ngày (quyết toán l i/lỗ khi
đến hạn).
- Rủi ro vỡ nợ (default risk) : vì không có thanh toán hàng ngày nên rủi ro rất lớn có thể
xảy ra nếu như một bên tham gia HĐ thất bại trong việc thực hiện HĐ, không có gì đảm bảo
không bên nào hủy bỏ các nghĩa vụ HĐ khi chênh lệch quá lớn giữa TGGN và TGKH ngày đến
hạn HĐKH.

8|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh


FORWARD CONTRACT

- HĐKH chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào KH chỉ cần mua/bán ngoại tệ trong tương lai,
mà không có nhu cầu ở hiện tại. Tuy nhiên trên thực tế đôi khi KH có nhu cầu mua/bán ngoại tệ
cả ở hiện tại và tương lai. Lúc này HĐKH chưa thể đáp ứng được nhu cầu và được thay thế bằng
các hợp đồng hoán đổi.
- Thiếu tính lỏng (lack of liquidity), bên bán rất khó tìm được đối tác có cùng sở thích với
mình, nếu có tìm được thì HĐKH rất dễ bị đối tác ép giá do khả năng tìm kiếm thêm một đối tác
trên thị trường đòi hỏi chi phí cao.
- Chi phí giao dịch thường cao, giao dịch phải đủ lớn. Vì vậy thường chỉ thích hợp với các
công ty lớn.
V.

Đối tượng tham gia và các loại giao dịch trên thị trường kỳ hạn.

1.

Đối tượng tham gia thị trường kỳ hạn.
Người bảo hộ giá: là người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mục đích để đạt được

giá mua bán tốt nhất.
Người đầu tư: là những người mua bán hợp đồng để kiếm lời từ giá, là hành động
đầu tư có đòn bẩy tài chính cao, nhưng mạo hiểm (đánh cược với thị trường).
 Là nhân tố kết nối mối liên hệ tương tác, cộng sinh hoàn hảo giữa ngưởi muồn tranh rủi
ro với người chấp nhân rủi ro.
 Là nhân tố duy trì giao dịch liên tục của thị trường.
Trên thực tế người đầu cơ và người bảo hộ già tìm kiếm lợi nhận từ nhau.
2.

Các loại giao dịch trên thị trường kỳ hạn.

Giao dịch sơ cấp: giao dịch của những người bảo hộ giá, đưa hàng thâm nhập thị

trường, hình thảnh các hợp đồng kỳ hạn.
Giao dịch thứ cấp: những giao dịch mua đi bán lại các hợp đồng kỳ hạn.
Trên thị trường kỳ hạn 99% là giao dịch thừ cấp, giao dịch thừ cấp đa phần là của người
đầu tư.
VI.

Những mặt tích cực và hạn chế của thị trường kỳ hạn.



Cân bằng quan hệ cung – cầu hàng hóa trên hị trường và định hướng sản xuất.

9|Page
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT



Bảo hộ giá cho người sản xuất và người tiêu thụ hàng hóa.



Công cụ đầu tu mạo hiểm, có đón bẩy tài chính cao, nhung không hoàn hảo.




Từ đó hình thành nên những loại hợp đồng phái sinh khác.

PHẦN 2:
TH YẾT V ĐỊNH GIÁ M T H P Đ NG K HẠN
ĐỊNH GIÁ KÌ HẠN giá áp d ng tại ngà thanh toán Đ :

I.
Ký hi u:

T: thời gian giao hàng của hợp đồng kỳ hạn
S0: giá giao ngay của tài sản giá hi n tại)
r: là lãi suất phi rủi ro.
F0 : là giá kỳ hạn.
F : giá kỳ vọng.
I : là hi n giá của khoản thu nh p iết trư c của tài sản đầu tư.
q : là mức lợi suất trung ình năm của tài sản đầu tư
K : giá phát hành
f

1.

: Giá trị của hợp đồng kỳ hạn vào h m nay

Giá kỳ hạn cho tài sản đầu tư không có thu nhập:

Chứng khoán không trả cổ tức và trái phiếu không có l i là những ví dụ của những tài sản
đầu tư không có thu nhập.
Xét một hợp đồng kỳ hạn trên tài sản đầu tư không có lợi nhuận với giá S0


10 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

Chi phí ban đầu của nhà đầu tư thực hiện chiến lược là S0. Hợp đồng kỳ hạn yêu cầu tài
sản cơ sở phải được trao đổi với giá kỳ hạn vào thời điểm T. Giá kỳ hạn phải là giá mà S0 sẽ tăng
nếu đầu tư với l i suất phi rủi ro kỳ hạn T. Nghĩa là :
F0 = S0(1+r)T

Nếu giá kỳ hạn F0 > S0(1+r)T thì nhà mua bán song hành có thể mua tài sản và ký
hợp đồng kỳ hạn bán đối với tài sản đó.

Nếu giá kỳ hạn F0 > S0(1+r)T họ có thể bán tài sản và ký kết hợp đồng kỳ hạn dài
hạn cho tài sản đó.
Ví d :
Xét một hợp đồng forward dài hạn để mua bán một cổ phiếu không chi trả cổ tức trong 3
tháng.
Giả sử giá cổ phiếu hiện tại S0 = $ 40 và Lãi suất phi rủi ro r = 5% .
Xác định giá kỳ hạn:
F0 = 40(1+0.05)3/12

=40.5 $.

Có 2 trường hợp xả ra
• TH 1: giả sử giá kỳ hạn ở mức cao là 43$ ( lớn hơn S0(1+r)T=40,5)

Nhà đầu tư nên va $ 40 với mức lãi suất phi rủi ro 5% để mua 1 cổ phiếu và ký một hợp
đồng kỳ hạn để bán cổ phiếu trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nhà đầu tư nà sẽ bán cổ phiếu nà và
nhận được $ 43


lợi nhuận= $43.00 – 40.5$=2,5$, sau 3 tháng.

• T 2: Giả sử giá kỳ hạn tương đối thấp ở mức 39$ (nhỏ hơn S0(1+r)T=40,5)
Nhà mua bán nên bán khống một cổ phiếu ở mức 5%/năm và mua một hợp đồng kỳ hạn 3
tháng.
=> Lợi nhuận= $40.50-39$=1,5$, sau 3 tháng.

2.

Giá kỳ hạn đối với tài sản đầu tư biết trước thu nhập :

11 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

Tài sản đầu tư biết trước thu nhập là những tài sản đầu tư đem lại cho người nắm giữ
chúng một khoản thu nhập hoàn toàn có thể dự đoán trước. Ví dụ cổ phiếu biết được mức cổ tức
phải trả và trái phiếu chịu l i suất
C ng thức định giá
F0 = (S0-I)*(1 + r)T
* Nếu F0 > (S0 – I)(1+r)T, các nhà đầu tư có thể có lợi nhuận bằng cách mua tài sản đầu tư

và ký hợp đồng kỳ hạn bán tài sản đầu tư đó
* Nếu F0 < (S0 – I)(1+r)T, các nhà đầu tư có thể có lợi nhuận bằng cách bán khống tài
sản đầu tư và ký một hợp đồng kỳ hạn mua tài sản đầu tư đó.
Ví d :
- Giá 1 cổ phiếu: 200,000đ
- L i suất phi rủi ro: 7%/năm
- Cổ tức được chia 3,000 trên mỗi cổ phần sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
- Hợp đồng kỳ hạn 10 tháng
- I là hiện giá của cổ tức:
* I = 3,000(1+0.07)-3/12+3,000(1+0.07)-6/12+3,000(1+0.07)-9/12 = 8,701.458188
- Với T là 10 tháng thì:
F0 = (200,000-8,701.458188)(1+0.07)10/12 = 202,394.2364đ
→ Nếu như giá kỳ hạn < 202,394.2364đ/1cp thì các nhà đầu tư nên bán khống cổ phiếu
và ký một hợp đồng kỳ hạn 10 tháng mua cổ phiếu.
→ Nếu như giá kỳ hạn > 202,394.2364đ/1 cp thì nên mua cổ phiếu ngay và ký một hợp
đồng kỳ hạn 10 tháng bán cổ phiếu.
Giá kỳ hạn đối với tài sản đầu tư biết trước c tức :

3.

Cả tiền tệ và chỉ số chứng khoán có thể được xem như là tài sản đầu tư biết trước cổ tức.
Cổ tức biết trước là thu nhập thể hiện bằng số phần trăm trên giá tài sản đ được biết.
chúng ta giả định rằng cổ tức được trả liên tục hàng năm với tỷ lệ q.
 Tỷ suất cổ tức Div/EPS=q
Giả định dòng cổ tức được trả liên tục
* Công thức xác định:
F0 = S0(1+r-q)T


Nếu F0>S(1+r-q)T


Nhà kinh doanh có thể bán khống hợp đồng kỳ hạn và mua cổ phiếu để hạn chế rủi ro


Nếu F0
Nhà kinh doanh có thể mua hợp đồng kỳ hạn và bán khống cổ phiếu để hạn chế rủi ro

12 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

Ví d : Ví dụ trường hợp cổ phiếu có tỷ suất cổ tức q=8%/năm,l i suất phi rủi ro là
10%/năm,hiện giá cổ phiếu A đang giao dịch là 20,000đ.
Giả sử giá kỳ hạn 19,000đ .
Ta có: S(1+r-q)t =20.000 (1+10%-0,08)1 =20,400đ
Ta thấy F=19,000<20,400đ vậy nhà mua bán B có thể
Bán khống cổ phiếu với giá giao ngay S=20.000đ
Cho vay khoản S với l i suất phi rủi ro r=10%/năm
Mua hợp đồng kỳ hạn 1 năm cổ phiếu A với giá kỳ hạn 20,000
Thu hồi khoản cho vay nhận được S(1+r-q)t =20.000 (1+10%-0,08)1 =20.400đ
Lợi nhuận thu được : 400đ
II.

ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN :


Giá trị của HDKH ở thời điểm an đầu là ZERO. ở giai đoạn sau thì có thể là Âm hoặc
Dương.

ợi nhu n từ hợp đồng kỳ hạn

1.

Xem xét vị thế của một doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn 3 tháng liên quan
đến cổ phiếu XYZ. Giá kỳ hạn mà doanh nghiệp cam kết mua là 45000 đồng/cổ phiếu, và doanh
nghiệp ký hợp đồng mua 100000 cổ phiếu. Giả sử 3 tháng sau, cổ phiếu XYZ tăng giá lên mức
60000 đồng/cổ phiếu. Khi đó doanh nghiệp sẽ lời 15000 đồng/cổ phiếu (=60000-45000). Tương
tự như vậy, nếu giá cổ phiếu XYZ 3 tháng sau giảm xuống mức 35000 đồng/ cổ phiếu. Doanh
nghiệp sẽ có khoảng lỗ so với giá trên thị trường là 10000 đồng/cổ phiếu khi ký kết hợp đồng kỳ
hạn.
Lợi nhuận

0
F

S

Vị thế mua

13 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT


Lợi nhuận

0
F

S

Vị thế bán
F: giá kỳ hạn
S: giá giao ngay
Ta có lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn của vị thế mua là (S-F) và lợi nhuận từ vị thế bán là
(F-S).
Vị thế mua: lợi nhuận sẽ có được và gia tăng khi giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn có xu
hướng tăng hơn tỷ giá kỳ hạn đ ký kết (S>F). Hay nói cách khác lúc đầu dự đoán giá sẽ tăng
trong tương lai, nhà đầu tư phòng chống rủi ro bằng cách ký hợp đồng kỳ hạn. Khi đ ký hợp
đồng kỳ hạn thì khách hàng mong đợi giá càng lên cao sẽ càng có lời. Tuy nhiên hợp đồng kỳ
hạn có thể đem lại khoản lỗ cho khách hàng khi SVị thế bán: lợi nhuận sẽ có được và gia tăng khi giá giao ngay ở thời điểm đáo hạn có xu
hướng giảm so tỷ giá kỳ hạn đ ký kết (Sgiá trong tương lai, nhà đầu tư phòng chống rủi ro bằng cách ký hợp đồng kỳ hạn. Sau khi đ ký
hợp đồng kỳ hạn thì khách hàng mong đợi giá càng giảm càng có lời. Tuy nhiên hợp đồng kỳ
hạn có thể đem lại khoản lỗ cho khách hàng khi S>F
C ng thức định giá:

2.

C ng thức chung cho tất cả các hợp đồng kỳ hạn dài hạn f, theo điều ki n giá chuyễn
giao thương lượng an đầu K và giá kỳ hạn hi n tại F là:



Giá trị của HĐ kỳ hạn mua:

f = (F0-K) (1+r)-T


Giá trị của HĐ kỳ hạn bán là:

f = (K-F0) (1+r)-T

- Giá trị HĐ kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập :
f = S0 – K(1+r)-T
14 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012


Thị trường chứng khoán phái sinh

FORWARD CONTRACT

- Giá trị HĐ kỳ hạn của tài sản đầu tư biết trước thu nhập :
f = S0 – I – K(1+r)-T
với I là giá trị hiện tại
- Giá trị HĐ kỳ hạn của tài sản đầu tư biết trước lợi suất q :
f = S0 *

– K(1+r)-T

Tóm lại:
- L i hoặc lỗ phụ thuộc vào sự biến động của giá kỳ hạn.

- L i lỗ là giá trị hiện tại của sự thay đổi trong giá kỳ hạn nhân với độ lớn của trạng
thái.

TỔNG KẾT
Xét một cách tổng thể, hợp đồng kì hạn (for ard contract) là một công cụ phòng ngừa rủi
ro được đánh giá là khá linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch so với hợp đồng
giao ngay, nhưng nó lại hạn chế về mặt thanh khoản bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể
bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi. Về mặt này so
với hợp đồng tương lai (futures contract) được tiêu chuẩn hoá và giao dịch trên các thị trường
tập trung, hợp đồng for ard vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ sở như
hàng hóa, chứng khoán và ngoại tệ nhưng ở Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng kỳ hạn dựa trên
cơ sở giao dịch ngoại tệ là phổ biến.

15 | P a g e
Nguyễn Thanh Tâm - TF-K35, 23/8/2012



×