Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề cương chi tiết quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.96 KB, 10 trang )

Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài:

Ở Việt Nam, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được thành lập ngày 27-7-1993 theo
quyết định số 390/ QD-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay qua 20 năm hoạt động,
hệ thống quỹ tín dụng nhân dân có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt
kể cả số lượng, qui mô và chất lượng, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh
tế, là động lực góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước. Các quỹ tín dụng đã đóng góp quan trọng vào việc khai thác nguồn vốn tại
chỗ, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, tăng quy mô sản xuất cho các hộ
gia đình.
Cùng với sự phát triển của hệ thống quỹ tín dụng trên cả nước thì quỹ tín dụng nhân
dân Vọng Đông, huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang cũng góp phần to lớn vào quá trình
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa đói, giảm
nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của
nhân dân. Trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế rất lớn thì quỹ tín
dụng nhân dân Vọng Đông đã thể hiện rõ vai trò của mình thông qua hai chức năng là:
huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân tại địa phương, là địa chỉ đáng tin cậy
cho nhân dân gửi tiền và vay tiền.
Để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của người dân, quỹ tín dụng cần đẩy mạnh công tác
huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, điều này đòi hỏi quỹ tín
dụng cần phải có kế hoạch marketing cụ thể để giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút
khách hàng tiềm năng từ đó nâng cao khả năng huy động vốn. Vì thế tôi chọn đề tài “Lập
kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông
năm 2014 ” để thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu chung:


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông
năm 2014.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sơ lược về thực trạng hoạt động marketing dịch vụ tiền gửi tại quỹ tín dụng
nhân dân Vọng Đông.
Phân tích môi trường marketing của quỹ tín dụng nhằm tìm ra những điểm mạnh và
điểm yếu, những sự đe dọa phải đối đầu và các cơ hội kinh doanh.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông
năm 2014.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
• Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.


Đối tượng nghiên cứu:

Kế hoạch marketing cho dịch vụ tiển gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông giai
đoạn năm 2014.


Thời gian nghiên cứu :

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 28/12/2013 đến ngày 28/3/2014.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của quỹ tín dụng, thông tin trên
báo, đài, internet và các nghiên cứu trước đây.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn khách hàng thông qua dàn bài thảo luận
tay đôi và bản hỏi.


Phương pháp xử lý dữ liệu:

Đối với dữ liệu sơ cấp sau khi làm sạch sẽ được xử lý bẳng phần mềm SPSS 16.0 và
Microsoft Excel 2013 để vẽ đồ thị.
Đối với dữ liệu thứ cấp sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: so sánh
tình hình doanh thu tiền gửi qua các năm, tổng hợp các thông tin thị trường, thông kê
nhằm tìm ra xu hướng….
1.5 Ý nghĩa của đề tài:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo cho quỹ tín dụng nhân dân
Vọng Đông giúp cho quỹ tín dụng có một kế hoạch marketing phù hợp và thực thi từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới và
huy động nguồn vốn hiệu quả hơn. Từ đó, tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài cho quỹ tín
dụng trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của các đối thủ trong ngành.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Các khái niệm, định nghĩa:
2.1.1. Định nghĩa marketing1:
Marketing là hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của
con người thông qua tiến trình trao đổi. Trong tiến trình đó người bán phải tìm ra người
mua, phải định rõ nhu cầu, ước muốn của khách hàng, phải tạo ra sản phẩm cần thiết,
định giá, phân phối vận chuyển, quảng cáo và bán hàng.
2.1.2. Marketing ngân hàng2:
Marketing ngân hàng là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý một ngân hàng. Từ
việc phát hiện nhu cầu của khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ
thống chính sách, biện pháp có hiệu quả cao hơn với các đối thủ cạch tranh nhằm đạt mục
tiêu lợi nhuận như đã dự kiến.
2.1.3. Định nghĩa về hoạch định/kế hoạch marketing:
2.1.3.1. Định nghĩa3:
Hoạch định là phân tích những sự việc phát sinh trong quá khứ để xác định những
điều cần làm trong hiện tại và tương lai. Hoạch định là một hệ thống quan trọng
giúp công ti điều khiển tương lai của mình.
 Hoạch định nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các
mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia là các cơ may tiếp thị đầy biến động.
 Kế hoạch marketing sẽ trình bày:
 Những gì công ti hi vọng sẽ đạt được;
 Những cách thức để đạt được chúng;
 Khi nào có thể đạt được.
 Kế hoạch marketing trong kinh doanh vạch ra phương hướng toàn diện cho công ti
thông qua việc:
 Cụ thể hóa những sản phẩm mà công ti sẽ sản xuất;
 Những thị trường mà công ti sẽ hướng tới;
 Hình thành những mục tiêu cần đạt cho từng sản phẩm.


1TS. Lưu Thanh Đức Hải. 2006. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo dục.

2PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Tài Chính.
3TS. Lưu Thanh Đức Hải. 2006. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo dục.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

2.1.3.2. Vai trò và ý nghĩa:
Vai trò: Để thực hiện tốt hoạt động marketing thì trước hết các doanh nghiệp
nên lập một kế hoạch marketing cụ thể, tiến hành theo trình tự đã đặt ra, như
thế doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong quá trình hoạch định, thực hiện
và đánh giá. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí, có cái nhìn
chung về doanh nghiệp mình trong quá trình hoạch định.
Ý nghĩa: lập kế hoạch marketing sẽ giúp cho công ty có được cái nhìn toàn
diện về hoạt động của công ty hay một sản phẩm cụ thể, các chương trình
marketing cần phải thực hiện trong năm, các hoạt động công ty đã làm tốt và
các hoạt động công ty chưa làm tốt, để có cách khắc phục nhằm hoàn thành
mục tiêu đã đề ra.
2.2. Nội dung kế hoạch marketing:
2.2.1. Môi trường Marketing4:
Môi trường Marketing của một công ty là tập hợp tất cả các chủ thể, các lực
lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty
không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không
tốt tới các quyết định marketing của công ty.
Môi trường marketing tác động sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Những biến đổi trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể đoán trước
được, nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn hoặc những hậu quả nặng nề vì vậy công ty
cần phải chú ý theo dõi tất cả biến động của môi trường.
Môi trường marketing được phân ra làm hai loại: môi trường vi mô và môi trường

vĩ mô. Môi trường vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng
công ty và tác động đến khả năng phụ vụ khách hàng. Môi trường vĩ mô là những lực
lượng trên bình diện xã hôi rộng lớn, tác động đến toàn ngành và ảnh hưởng đến các lực
lượng thuộc môi trường vi mô.
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô:
Nhân khẩu học
Nhân khẩu là yếu tố đầu tiện quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải quan
tâm. Vì nhân khẩu tạo nên khách hàng cho công ty. Tiếp cận nhân khẩu – dân số theo
những góc độ khác nhau đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng tới quyết định
marketing của công ti.
4 GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

Để xác định được nhu cầu thực tế về các sản phẩm của một doanh nghiệp chúng ta
phải phân tích được cơ cấu dân số, quy mô và tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tình
trạng hôn nhân, gia đình…
Kinh tế
Nền kinh tế tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp và các ngành. Đất nước ta
đang trong thời kỳ hội nhập mở cửa nền kinh tế, tình hình cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
Khi nền kinh tế tăng trưởng kéo theo sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng, số lượng và
chủng loại hàng hóa cũng như sự thay đổi về quy mô của thị trường. Khi nền kinh tế suy
thoái, dẫn đến nhiều rủi ro và nguy cơ cho các doanh nghiệp. Các yếu tố chủ yếu của môi
trường kinh tế bao gồm: Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái,
lãi suất ngân hàng.

Chính trị - pháp luật:
Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm: vấn đề điều hành của chình phủ, hệ
thống luật pháp và các thông tư, chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội. Những diễn biến của
các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến quyết định marketing của
công ti.
Tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm những nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo các
yếu tố đầu vào và môi trường hoạt động cho các tổ chức. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng
sâu sắc đến cuộc sống của con người trên trái đất. Trong nhiều trường hợp, chính điều
kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bảo vệ môi
trường và chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố quan trọng
và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật mang đến cho đời sống con người những tác động đầy kịch
tính. Tạo ra điều kỳ diệu cho cuộc sống con người. Thời đại kinh tế tri thức đang xuất
hiện làm hé mở khả năng vô tận trong các phát minh khoa học và công nghệ, làm cho sản
phẩm mới hoàn thiện hơn và chu kỳ sản phẩm rút ngắn hơn.
Văn hóa – xã hội:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng. Các phong tục, tập
quán, tôn giáo, lối sống, thói quen, các mối quan hệ, tín ngưỡng chi phối hành vi ứng xử
của người tiêu dùng. Văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định marketing rất đa dạng và

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

nhiều chiều. văn hóa có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh. Vì vậy,
khi muốn kinh doanh tại bất cứ nơi, đâu doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu rõ các đặc điểm
văn hóa riêng biệt của từng vùng và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh cho

phù hợp với đặc trưng của khu vực đó.
2.2.1.2. Môi trường vi mô:
Công ty:
Các bộ phận phòng ban chức năng của công ty là các nhân tố tác động tích cực đến
môi trường tiếp thị. Sự phối hợp hài hòa các bộ phận sẽ tạo nên thế mạnh trong công ty,
góp phần tạo ra môi trường tiếp thị “bên trong” mạnh mẽ, chủ động, tích cực.

Nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là các công ty, xí nghiệp có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu
tố đầu vào như: vật liệu, máy móc, trang thiết bị cho doanh nghiệp. Những biến động trên
thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động một cách trực tiếp tới các quyết định
marketing của công ty, những biến động này cũng có thể là điều kiện thuận lợi hay bất lợi
cho công ti.
Đối thủ cạnh tranh:
Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công
ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh. Vì quy mô thị trường là có hạn, từng đối thủ
cạnh tranh luôn tìm mọi cách đưa ra những “độc chiêu” để giành khách hàng. Vì vậy,
trước áp lực khác nhau do thay đổi chiến lược và chiến thuật marketing của đối thủ cạnh
tranh, có thể tạo ra nguy cơ hay đe dọa đến các quyết định marketing của công ty. Có hai
loại đối thủ cạnh tranh là đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Mỗi đối thủ khi tham gia vào ngành đều muốn huy động mọi khả năng của
mình nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất của khách hàng. Bởi vậy, muốn tồn tại và
phát triển thì mỗi doanh nghiệp không ngừng cũng cố và nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình để đuổi kịp và qua mặt đối thủ.
o Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhiều hay
ít phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành và những rào cản gia nhập ngành. Dù
nhiều hay ít thì các doanh nghiệp đang kinh doanh cũng phải quan tâm đến sự xuất
hiện và tầm ảnh hưởng của các đối thủ tiềm ẩn này.
o


Khách hàng:

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời khách hàng lại là một trong
những lực lượng – yếu tố quan trọng chi phối mang tính quyết định tới hoạt động
marketing của công ty. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách
hàng đều buộc công ty phải xem xét lại các quyết định marketing của mình.
Các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm tương đương về công dụng so với các sản
phẩm đang có mặt trên thị trường, có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại khi có
điều kiện thay đổi và có giá tương đối rẻ hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường.
Sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc
khống chế mức giá cao nhất của các doanh nghiệp trong ngành.
2.2.2. Phân tích SWOT5
Cùng với sứ mạng và mục tiêu doanh nghiệp đã thiết lập, hình thành được ma trận
SWOT để xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ trong ma trận.
Theo Fred R.David, để xây dựng ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp.
Bước 2: Liệt kê những điểm yếu bên trong doanh nghiệp.
Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài doanh nghiệp.
Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài doanh nghiệp.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lược SO
và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lược WO
và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài để hình thành chiến lược
ST và ghi kết quả vào ô thích hợp.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong và mối đe dọa bên ngoài để hình thành chiến lược
WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.
SWOT

5 PGS.TS Nguyễn Thị Liên

O: Cơ hội

T: Nguy cơ

(Liệt kê các cơ hội)

(Liệt kê các nguy cơ)

Diệp và Th.S Phạm Thanh Nam. 2006. Chiến lược & chính sách kinh

doanh. NXB Lao Động.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

S: Điểm mạnh

Các chiến lược SO: Sử Các chiến lược ST: Sử
dụng những điểm mạnh dụng điểm mạnh để hạn
để tận dụng cơ hội.

chế các nguy cơ.

(Liệt kê những điểm mạnh)
W: Điểm yếu

Các chiến lược WO: Các chiến lược WT: Tối
Hạn chế các điểm yếu thiểu hóa những điểm
bằng cách tận dụng các yếu và tránh các nguy cơ.
cơ hội.

(Liệt kê những điểm yếu)

Bảng 2.1: Bảng ma trận SWOT
4 nhóm chiến lược được hình thành trong ma trận SWOT
Chiến lược SO – Chiến lược phát triển: Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của doanh
nghiệp để mở rộng thị phần và đa dạng hóa.
Chiến lược WO – Chiến lược cạnh tranh: Các điểm yếu nhiều hơn điểm mạnh nhưng bên
ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế giúp doanh nghiệp hạn chế được mặt yếu kém của
mình.
Chiến lược ST – Chiến lược chống đối: Đây là tình huống doanh nghiệp sử dụng các điểm
mạnh bên trong để chống lại các nguy cơ từ bên ngoài.
Chiến lươc WT – Chiến lược phòng thủ: Các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu bên
trong để giảm bớt ảnh hưởng của các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi để lựa chọn, chứ không quyết
định lựa chọn chiến lược nào tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma
trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất để lựa chọn thực hiện.
2.2.3. Xác định mục tiêu marketing:


Phát hiện đầy đủ và chính xác nhất nhu cầu của khách hàng:


Mục tiêu đầu tiên của marketing là phải đo lường được cầu, phát hiện tất cả sản phẩm
dịch vụ cung cấp cho khách hàng và xác định khối lượng cầu. Đo lường cầu hiện tại và dự
đoán cầu trong tương lai.


Đổi mới các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng:

Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, với những sản phẩm dịch vụ tiện ích
và giá rẻ. Vì vậy, phải luôn đổi mới sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

Phải xác định các biện pháp và thời hạn thực hiện các sản phẩm dịch vụ đó, cũng như
sự phối hợp hành động của các bộ phận trong ngân hàng.


Tối đa hóa lợi nhuận:

Mục tiêu cuối cùng của Marketing là hướng tới tối đa hóa lợi nhuận. Bởi lợi nhuận
chính là nguồn bù đắp chi phí, bù đắp rủi ro, mở rộng hoạt động, khuyến khích cán bộ,
làm nghĩa vụ đối với nhà nước, cũng như chứng minh về năng lực của cán bộ quản lý.
2.2.4. Kế hoạch Marketing MIX
Marketing – mix (marketing hỗn hợp) là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm
soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn
từ phía thị trường mục tiêu.

Marketing bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên
nhu cầu về hàng hóa của mình. Khi nói đến marketing hỗn hợp thì chỉ quan tâm đến 4 yếu
tố cấu thành như: chiến lược sản phẩm, chiến lược gía, chiến lược phân phối và chiến
lược chiêu thị.

Hình 2.1: Kế hoạch marketing.
Chiến lược sản phẩm (Product): là việc công ty quyết định về nhãn hiệu, công dụng,
kiểu dáng, chất lượng, bao gói, chủng loại, danh mục sản phẩm và dịch vụ sản phẩm.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi


Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Vọng Đông năm 2015

Chiến lược giá (Price): là việc lựa chọn các phương pháp định giá của công ty. Các quyết
định về giá phải được phối hợp với các quyết định về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, phân
phối, cổ động để hình thành một chương trình tiếp thị nhất quán và hiệu quả.
Chiến lược phân phối (Placement): là việc xác định kiểu phân phối để đưa sản phẩm đến
tay khách hàng cuối cùng. Doanh nghiệp cần lựa chọn thành viên kênh có khả năng thực
hiện các công việc phân phối với năng suất và hiệu quả.
Chiến lược chiêu thị (promotion): là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những
thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty ra bên ngoài, bao gồm các công cụ như:
Quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp.
2.3. Quy trình lập kế hoạch marketing:
Để lập một kế hoạch marketing hoàn chỉnh ta cần thực hiện các bước sau:
Phân tích khả năng thị trường và chiến lược marketing hiện tại
Phân tích khách hàng
Phân tích cơ may thị trường
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thiết lập marketing - Mix

Đề ra chương trình hành động và dự đoán chi phí

Bảng 2.2: Quy trình lập kế hoạch marketing.

GVHD: Th.S Nguyễn Vũ Thùy Chi



×