Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi sinh học HKI lơp 9 Đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.01 KB, 2 trang )

ĐỀ THI HK I SINH HỌC 9 _CÓ ĐÁP ÁN

Đề số 2:
I: Trắc nghiệm: (3 đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quyết định:
A.
B.
C.
D.

Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử.
Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử.
Câu B và C đúng.
Câu 2: Theo NTBS thì trường hợp nào sau đây đúng:

1.
2.
3.
4.
5.
A.

A+G=T+X
A+T=G+X
A=T; G=X
A+T+G=A+X+T
A+X+T=G+X+T
1,2,3
B. 1,3,4


C. 2,3,4

D. 3,4,5

Câu 3: Một tế bào ruồi giấm có 2n=8 đang ở kì sau của giảm phân II có số lượng NST là bao
nhiêu?
A. 2

B. 4

C. 8

D. 16

Câu 4: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen,
gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân ly độc lập với nhau.
Bố có tóc thẳng mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có Kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau
để có con sinh ra mắt đen tóc xoăn?
A. AaBb

B. AaBB

C. AABb

D. AABB.

Câu 5: Một điều cơ bản để cơ chế lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương
phản của bố hoặc của mẹ là:
A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
B. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn

C. Phải có nhiều cá thể lai F1
D. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.

Câu 6: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden là:
A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng trội lặn rồi theo dõi sự di truyền các thế hệ

con.
B. Dùng phép lai phân tích để xác định tỉ lệ các tính trạng trội lặn ở các đời con cháu.
C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi
theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để
phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.


ĐỀ THI HK I SINH HỌC 9 _CÓ ĐÁP ÁN
D. Phân tích sự di truyền của các tỉ lệ trội lặn để rút ra định luật di truyền các tính trạng của bố mẹ

cho các thế hệ con cháu.

II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1: Nêu bản chất mối quan hệ của sơ đồ sau:
Gen ( 1 đoạn ADN)—> mARN —>Protein —> Tính trạng.
Câu 2: Thế nào là hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội? Nêu dặc điểm của cơ thể đa bội.
Câu 3: cho 1 đoạn ADN có trình tự các nucleotit như sau:
Mạch 1:

- A –T – G – X – X – G – A –T –

Mạch 2:

-T–A–X–G–G–X–T–A–


Hãy xác định mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen.

Đáp án đề 2:
Trắc nghiệm:

I.

1A;

2B;

3C;

4D;

5B;

6C.

Tự luận:

II.

Câu 1: Bản chất mối liên hệ trong sơ đồ là:
Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn ADN ( gen) quy định trình tự các nucleotit trong mARN.
Qua đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia vào cấu trúc và
hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy gen quy định
tính trạng.
Câu 2:

1. Hiện tượng đa bội hóa là hiện tượng bộ NST trong tết bào sinh dưỡng là bội số của n như: 3n,

4n, 5n, 6n...
2. Thể đa bội là hiện tượng cơ thể mang các tế bài đa bội.
3. Đặc điểm của cơ thể đa bội:
• Kích thước tế bào lớn
• Cơ quan sinh dưỡng phát triển
• Sinh trưởng phát triển mạnh
• Chống chịu tốt với điều kiện môi trường.
Câu 3:
Mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen là;
-

A–U–G–X–X–G–A–U–U-



×