Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tuyển tập đề thi HSG QG môn sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.08 KB, 16 trang )

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Sinh học (đến năm 2010)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 MÔN SINH HỌC
Đề thi thứ nhất - Ngày 11/3/2004- Bảng A
Câu 1:
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng tế bào (màng sinh chất )hãy cho biết:
a)Những chất nào có thể đi qua lớp photholipit kép nhờ sự khuyếch tán ?
b) Các đại phân tử như Protêin, các ion có thểv qua màng tế bào bằng cách nào ?
Câu 2:
Hãy cho biếy chức năng của không bào trong các tế bào sau đây:
a)Tế bào lông hút của rễ
b) Tế bào cánh hoa
c)Tế bào đỉnh sinh trưởng
d)Tế bào lá cây của một số loài mà động vật không dám ăn
Câu 3 :
a) Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và chức năng.
b)Tìm đặc điểm chung của hai loạii tế bào biểu bì lông ruột và hồng cầu thể hiện với chức năng hầp thụ các
chất
Câu 4
a) Nêu thành phần chủ yếu cấu tạo nên một Virion
b) Viút có bao nhiêu kiểu đối xứng chính?Trong đó kiểu nào thường gây bệnh cho người ?
Câu 5
a) Đặc điểm cơ bản nào về tế bào và hệ gen của vi khuẩn giúp chúng có được khả năng thích nghi cao với các
điều kiện
môi trường khác nhau ?
b)Khi trực khuẩn Gram dương (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng,người ta lizôzim vào dung dịch
nui cấy. Vi
khuẩn có tiếp tục sinh sản không ? Vì sao ?
Câu6
Sự tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào ?Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột
từng đợt với


lượng nhỏ có ý nghĩa gì?Trình bày cơ chế của hiện tượng trên ?
Câu 7
Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn nộit tiết.Việc điều trị bằng hoocmôn trong một số trường hợp đem lại
hiệu quả
rõ rệt, nhưng trong một số trường hợp khác lại không có hiệu quả. Hãy giải thíach nguyên nhân dẫn đến các
trường hợp
trên.
Câu 8.
Hãy chọn 1 ý đúng (trong 4 ý a,b,c,và d)ở mỗi câu dưới đây:
1.Ôxi được giải phóng ra khỏi Hêmôglobin để vào mô nhiều nhất khi :
a) pH thấp , nhiệt độ cao ở mô

b) pH cao, nhiệt độ cao ở mô

c) pH thấp, nhiệt độ thấp ở mô

d) pH cao, nhiệt độ thấp ở mô
1


2. Sợi đàn hồi và sợi cơ trơn trong thành động mạch chủ có tác dụng gì ?
a) Điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch
b) Làm cho dòng máu chảy liên tục
c) Làm cho máu chảy mạnh và hơn
d) Làm tăng huyết áp khi tim máu lên động mạch
3.Hoạt động nào sau đây của các van tim là do tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú ?
a) Đóng tất cả các van tim

b) Đóng tất cả các van bán nguyệt


c) Mở van hai lá và van ba lá

d) Mở các van bán nguyệt

Câu 9.
Nêu sự khác nhau và giống nhau về các đặc điểm điển hình giữa thực vật C3 và thực vật C4.
Câu 10.
Cho hai cây A,B và ba chỉ tiêu sinh lí : áp suất thẩm thấu của tế bào rễ , điểm bù ánh sáng và điểm bù CO2.
a) Hãy chọn chỉ tiêu sinh lí thích hợp để phân biệt cây A và B trong các nhóm thực vật sau:
-Cây ưa bóng và cây ưa sáng
-Cây chịu hạn và những cây kém chịu hạn
-Cây C3 và cây C4
b) Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lí nói trên
c) Giả thiết rằng nếu cây trồng Avà cây trông B trên cùng một diện tích thì cây B sẽ ảnh hưởng xấu đến cây A.
Hãy trình bày cách bố trí thí nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng đó.

BỘ GD&ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 08/02/2007
Câu1:
a) Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào?
b) Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn
chỉnh? Giải thích.
Câu2:
Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
Câu3:
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải
thích.
Câu4:
Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di

truyền học hiện đại.
Câu5:
Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong
một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.
a) Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?
b) Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
2


Câu6 :
a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao?
b) Hoạt động của coenzim NAD+ trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?
Câu7:
a) Oxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của oxi qua các lớp màng để ra
khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.
b) Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường dung chủ yếu hai nhóm hoomôn nào? Tác dụng sinh lý chính
của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì?
Câu8 :
a) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa nhưng không kèm theo sự đa bội hoá có thể được hay
không? Giải thích.
b) Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?
Câu9 :
Trong một quần thể ngẫu phối, tần số alen lặn ( có hại ) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen
dị hợp với đồng hợp lặn phản ánh điều gì?
Câu10:
Nêu những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách
phát hiện các dạng đột biến này?
Câu11:
Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 locus trên NST thường, mỗi locus đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác
định số kiểu gen khác nhau có trong quần thể đó trong trường hợp:

a) Tất cả các locus đều phân ly độc lập.
b) Tất cả các locus đều lien kết với nhau. (Ở đây không quan tâm đến thứ tự các gen )
Câu12:
Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng. F1 thu được
100% cây than cao quả đỏ, hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
199 cây than cao, quả vàng, hạt tròn
798 cây than thấp, quả đỏ, hạt tròn
204 cây than thấp, quả đỏ, hạt dài.
( Cho biết mỗi tính trạng đều do 1 gen qui định )
a) Hãy xác định qui luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trên.
b) Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai)
Câu13:
Trong kĩ thuật di truyền, việc lựa chọn vectơ plasmid cần quan tâm đến những đặc điểm nào?
Câu14:
Ở người, bệnh hoã xơ nang ( cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các
nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên đã sinh ra một người
con mắc cả hai bệnh đó. Nếu họ sinh con thứ hai thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh là bao nhiêu? Giải
thích.
Câu15:
Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích.
Câu16:
Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được xem là
enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin?
3


Câu17:
Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tại
sao?

Câu18:
Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về hiện tượng khống chế sinh
học trong sản xuất nông nghiệp.
Câu19:
Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường ngắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh
thái dưới nước?
Câu20:
Diện tích rừng trên trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?

Câu 1:
a) Dựa vào nhu cầu õy cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men rượu và vi
khuẩn giang mai được xếp vào nhóm vi sinh vật nào?
b) Hô hấp hiếu khí, hô hấp kỵ khí và lên men ở các vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất
nhận điện tử cuối cùng?
Câu 2:
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phage ôn hòa ở vi
khuẩn.
Câu 3:
Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phopholipid kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của
màng này với glixerol và ionNa+ nhằm so sánh với tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải
thích.
Câu 4:
Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể. Năng
lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 5:
Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất những dạng nitơ nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành các
dạng nitơ đó qua các quá trình vật lý - hóa học, cố định nitơ khí quyển và phân giải bởi các vi sinh vật đất.
Câu 6:
Ở thực vật, hoạt động của enzyme Rubisco diễn ra như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO2 và thiếu CO2.
Câu 7:

Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong
những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương
miền Nam áp dụng biện pháp kỹ thuật "thắp đèn" nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích
cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
Câu 8:
Ở người, trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng
nhau trong những trường hợp nào? Giải thích?
Câu 9:
a) Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucose trong máu thay đổi như thế nào? Giải
thích?
b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy, mặc dù đã được tiêm hoocmon tuyến tụy với liều phù hợp,
nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
Câu 10:
Ở người, khi nồng độ CO2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp và độ sau hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao?
Câu 11:
a) Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, cho biết:
- Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích.
4


- Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 locus trên.
b) Ở một loài thực vật có hai đột biến gen lặn cùng gây ra kiểu hình thân thấp. Bằng phép lai nào có thể nhận
biết hai đột biến gen trên có thuộc cùng locus hay không?
Câu 12:
Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở Operon Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen Lac Z.
Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc.
Câu 13:
Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di
truyền. Trong đó, tính trạng lông nâu do alen lặn (ký hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và
16% con cái. Hãy xác định:

a) Tần số của alen fB
b) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể .
c) Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể .
Câu 14:
Cho giao phấn giữa hai cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, thu được F1 gồm 100%
cây thân cao, quả tròn. Cho giao phấn giữa các cây F1, thu được F2 phân ly theo tỷ lệ 50,16% thân cao, quả
tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% thân thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp, quả dài. Tiếp tục cho hai cây
F2 giao phấn với nhau, thu được F3 phân ly theo tỷ lệ 1 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 1 thân thấp,
quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.
Hãy xác định kiểu gen của P và hai cây F2 được dùng để giao phấn. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính
trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

Câu 16:
Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành một gen có chức năng
mới? Từ một vùng không mã hóa của hệ gen, hãy chỉ ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành một
gen mới.
Câu 17:
a) Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hóa là đúng hay sai? Giải thích.
- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao
phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhâ tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
b) Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ.
Câu 18:
Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của những nhân tố sinh thái chủ yếu
nào? Nêu ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Câu 19:
Tại sao kích thước quần thể động vật khi vượt quá mức tối đa hoặc giảm xuống dưới mức tối thiểu đều bất lợi
đối với quần thể đó.
Câu 20:
Giả sử có hai quần thể A và B khác loài sống trong khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau, hãy nêu xu

hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể sau một thời gian xảy ra cạnh tranh.

5


KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1:
a.Nếu biết trình tự các nucleotit của một bộ ba mã hóa trong gen là 3'TGA5' thì có thể suy ra trình tự các
nucleotit ở bộ ba đối mã của tARN tương ứng như thế nào?Dựa trên cơ sở nào có thể suy ra như vậy?
b. Mỗi NST điển hình có chứa các trình tự nucleotit nào?Chức năng vùng đầu mút của NST?
Câu 2:
a. Điểm khác biệt cơ bản về nguồn gốc bộ NST giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội?
b. Cơ chế gây đột biến gen bằng hóa chất acridin?
Câu 3:
a. Với ADN có cấu trúc hai mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ (A+G)/(T+X)?
b.Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi đc tổng hợp nhờ lạo enzim nào? Giải thích tại sao cần tổng hợp
đoạn mồi?
Câu 4:
a. Nêu cơ chế phát sinh và ý nghĩa với tiến hóa của đột biến lặp đoạn NST?
b.Thế nào là gen phân mảnh, gen không phân mảnh?
Câu 5:
a. Nêu bản chất của qui luật phân li, qui luật phân li độc lập?
b. Nói: Cô ấy đc mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đồng tiền" có chính xác không?Vì sao?
Câu 6:
- Ở cừu kiểu gen AA (có sừng), aa (không sừng), ở trạng thái dị hợp (Aa) cừu đực có sừng, cừu cái không có
sừng.
a. Tại sao tỉ lệ cừu đực có sừng nhiều hơn cừu cái?
b. Nếu lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng thì ở đời lai F1, F2 tỉ lệ KH ở mỗi giới như thế nào?

Câu 7:
a. Trình bày phương pháp nuôi cấy hạt phấn ở thực vật?
b.Tạo giống bò chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm đc tiến hành như thế nào?
Câu 8:
Lai 2 cá thể F1 có kiểu gen khác nhau đều có KH thân cao, quả tròn đc F2 gồm 4 loại KH trong đó có 0,49 %
cây thân thấp , quả dài
Biết mỗi tính trạng do một gen qui định và trội hoàn toàn, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và
cái là như nhau. Biện luận và xác định tỉ lệ KH ở F2?
Câu 9:
a.Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ KG ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa :0,25aa.Biết rằng cây có KG aa
không có khả năng kết hạt.Theo lí thuyết, tỉ lệ cây không kết hạt ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
b.Trong một huyện có 800000 người ,nếu thống kê đc có 320 người bị bệnh bạch tạng(aa).
Giả sử quần thể này cân bằng di truyền, cho biết:
- số người mang KG dị hợp Aa là bao nhiêu?
- Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bạch tạng trong quần thể này là bao
nhiêu?
6


Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh lớp 12 tp HCM năm học 2008 - 2009
Câu 1:
Người ta cho rằng tế bào nhân thực được tiến hoá từ tế bào nhân sơ nguyên thủy, thể hiện ở chỗ có phân hóa
màng nội bào tạo thành các xoang riêng biệt, tạo nên các bào quan có cấu tạo màng. Hãy cho biết các phương
thức tiến hoá tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực (nhân chuẩn).
Câu 2:
a/ Quá trình hình thành thoi phân bào ở tế bào nhân thực diễn ra như thế nào?
b/ Vai trò của thoi phân bào trong quá trình nguyên.
Câu 3:
a/ Tại sao xenlulôzơ được xem lá hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?
b/ Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành hai nhóm lớn: nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm

(G-).
Câu 4:
Hãy phân biệt các kiểu chuyển hóa vật chất của các nhóm vi sinh vật sau : vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hóa,
vi khuẩn lam.
Câu 5:
So sánh 2 nhóm vi sinh vật tham gia trong quá trình lên men rượu từ nguyên liệu tinh bột về cấu tạo, hình
thức sống và sinh sản. Vai trò của mỗi nhóm vi sinh vật đó trong quá trình lên men.
Câu 6:
a/ Kể tên các nguồn cung cấp nitơ cho cây.
b/ Viết phương trình biến đổi từ NO3- thành NH4+ trong cây.
Câu 7:
Trong thực tế sản xuất, người ta áp dụng những biện pháp nào để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của rễ
và hạt mới gieo?
Câu 8:
Về quang hợp của thực vật :
a.Hãy viết phương trình pha sáng, pha tối và phương trình chung.
b.Giải thích tại sao lại viết như vậy.
Câu 9:
Ở vùng Bắc Mỹ có hai loài ruồi giấm cùng tồn tại: Drosophila pseudoobscura và Drosophila persimilis. D.
pseudoobscura thường gặp nhiều hơn D. persimilis ở độ cao thấp, vùng nóng khô; D. pseudoobscura hoạt
động mạnh nhất vào buổi chiều còn D. persimilis hoạt động chủ yếu vào buổi sáng. Trong phòng thí nghiệm,
người ta bố trí cho những ruồi cái chưa thụ tinh thuộc cả hai loài nói trên sống chung với ruồi đực D.
pseudoobscura rồi theo dõi tỉ lệ ruồi cái được thụ tinh. Số liệu thu được như sau :
.........................D. pseudoobscura cái ........ D. persimilis cái
Được thụ tinh ..............84,3%............................... 7%
Không thụ tinh...............15,7%.......................... ....93%
Trong thiên nhiên, hiếm khi thấy 2 loài ruồi giấm này lai với nhau; các con lai đực thường không có khả năng
sinh sản, các con lai cái có thể sinh đẻ nhưng con của chúng không có khả năng sống.
a/ Dựa vào phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có những cơ chế cách li nào đã tách D. pseudoobscura và
D. persimilis thành hai loài khác nhau ? Giải thích.

b/ Hãy định nghĩa khái niệm loài trên quan điểm di truyền học.
Câu 10: Nêu những điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo hệ tiêu hóa của thú ăn cỏ và thú ăn thịt, từ đó giải
thích ý nghĩa thích nghi của mỗi bộ phận.
Câu 11: Tại sao tim động vật - kể cả người - khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn đập được một thời gian nếu được
cung cấp dung dịch dinh dưỡng, giàu ôxi ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể ?
Câu 12: Hệ thần kinh ở động vật đa bào có chiều hướng tiến hóa như thế nào ? Ví dụ minh họa. Sự tiến hóa
này mang lại cho động vật những lợi ích gì?
7


Câu 13:
a/ Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phêninkêto niệu ở người.
b/ Vẽ sơ đồ mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli. Cho biết vai trò của gen cấu trúc LacZ, LacY,
LacA.
Câu 14:
Vì sao có thể cho rằng ARN có khả năng xuất hiện trước ADN và prôtêin trong quá trình phát sinh sự sống trên
trái đất?
Câu 15:
Trình bày các phương pháp chuyển gen để tạo ra các giống bò mới. Điểm khác nhau cơ bản của các phương
pháp chuyển gen này là gì?
Câu 16:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của
gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư.
Câu 17:
Tại sao theo quan niệm hiện nay, giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa? Vai trò của quá
trình giao phối trong tiến hóa là gì?
Câu 18:
Xếp các loại đột biến sau đây theo thứ tự chịu tác động nhanh nhất của chọn lọc tự nhiên và phân tích tác hại
của các loại đột biến: lệch bội, mất đọan, đảo đoạn, đột biến gen ở tế bào nhân sơ, đột biến gen lặn ở tế bào
nhân chuẩn, đột biến gen trội ở tế bào nhân chuẩn, đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y, đột biến gen trong ti

thể?
Câu 19:
Ở người, gen A qui định tính trạng bình thường, gen a qui định tính trạng bạch tạng. Trong một cộng đồng dân
cư đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec có tần số tương đối alen a là 0,4. Tính xác suất để một cặp vợ
chồng bình thường sinh 3 con gồm 2 con gái bình thường và 1 con trai bị bệnh bạch tạng.
Câu 20:
Cho một ruồi giấm cái mắt trắng thuần chủng giao phối với một ruồi giấm đực mắt trắng thuần chủng thu được
F1 100% ruồi cái mắt đỏ và 100% ruồi đực mắt trắng. Cho ruồi F1 tạp giao với nhau thu được đời con F2 tỉ lệ
như sau:
Kiều hình Ruồi đực Ruồi cái
Mắt đỏ 2040 40
Mắt trắng 1960 3960
a/ Giải thích kết quả phép lai.
b/ Xác suất bắt gặp một cặp ruồi đực mắt đỏ với ruồi cái mắt đỏ là bao nhiêu phần trăm?

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ HÀ NỘI năm 2009
Môn thi: Sinh học - Lớp: 12 . Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I (3 điểm):
1. Giải thích vì sao tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của sự sống?
2. Hãy cho biết chức năng của không bào ở tế bào lông hút rễ cây, tế bào cánh hoa và tế bào đỉnh sinh trưởng.
3. Tế bào bạch cầu sản xuất ra các phân tử protein sau đó chuyển ra ngoài tế bào, có thể bằng một trong các
con đường sau:
a. Lục lạp -> Thể gôngi -> Màng sinh chất
b. Thể gôngi -> Lưới nội chất hạt -> Màng sinh chất
c. Lưới nội chất hạt -> Thể gôngi -> Màng sinh chất
d. Lưới nội chất trơn -> Lizosome -> Màng sinh chất
e. Nhân -> Thể gôngi -> Lưới nội chất hạt -> Màng sinh chất
Hãy xác định con đường vận chuyển nào đúng, con đường vận chuyển nào sai và giải thích.
Câu II (2,5 điểm):
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.

8


2. Cho biết các kiểu đối xứng chính của virut. Trong các kiểu đối xứng này, kiểu nào thường gây bệnh trên
người?
3. Đặc điểm cơ bản nào về tế bào và hệ gen của vi khuẩn giúp chúng có khả năng thích nghi cao với các điều
kiện môi trường khác nhau?
Câu III (3,5 điểm):
1. Trình bày các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật: kể tên, nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu và đại diện
điển hình.
2. Hãy chỉ ra chỗ sai trong các câu sau:
a. Vi sinh vật chia làm ba nhóm chính: virut, vi khuẩn và nâm.
b. Căn cứ vào cấu trúc thành tế bào, có thể chia vi khuẩn thành hai nhóm lớn là vi khuẩn kị khí và vi khuẩn
hiếu khí.
c. Vi khuẩn sinh sản bằng bào tử và phân đôi.
d. Vi sinh vật có loại nhỏ như virut, vi khuẩn; có loại lớn như nấm rơm, nấm mỡ.
3. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men kị khí như sau:
(1) C12H22O11 -> CH3CHOHCOOH
(2) CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q
a. Hãy chỉ ra chỗ nhầm lẫn của bạn.
b. Giải thích hai quá trình bạn đã viết về nguyên liệu, chất tạo thành và vi sinh vật thực hiện.
Câu IV (2 điểm):
1. Hãy cho biết đặc điểm hai con đường thoát hơi nước qua lá. Giải thích câu nói của nhà Sinh lý học người
Nga "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây".
2. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản:
bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
3. Nêu vị trí, cấu tạo của màng lipoprotein, hạt grana và túi tylacoit trong thành phần cấu trúc của lục lạp.
Câu V (3,0 điểm):
1. Cho biết cấu trúc siêu hiển vi và chức năng của nhiễm sắc thể.
2. Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu lần phân bào I giảm phân không diễn ra hoặc diễn

ra không bình thường trong các trường hợp nào?
3. Nêu sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm, cách nhận biết và ý nghĩa của đột biến mất đoạn và lặp đoạn
nhiễm sắc thể.
Câu VI (3,0 điểm):
1. Nếu mối liên hệ của gen alen trong các quy luật di truyền.
2. Muốn phân biệt hai tính trạng nào đó là do hai gen liên kết hoàn toàn quy định hay chỉ do tác động đa hiệu
của một gen người ta làm thế nào? Giải thích.
3. Một tế bào sinh dục sơ khai có kiểu gen là AB/abXDY; trên thực tế khi giảm phân bình thường cho mấy loại
giao tử? Viết kiểu gen của các loại giao tử này.
Câu VII (3 điểm):
1. Cho các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen lai với nhau. Trong trường hợp thứ nhất, hai cặp gen cùng nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; trong trường hợp thứ hai, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau.
Khi nào thì số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử trong hai trường hợp giống nhau? Khi đó tỷ lệ kiểu hình trội
về cả hai tính trạng ở F1 là bao nhiêu? Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng trong hai
trường hợp.
Biết rằng mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và có tính trội hoàn toàn.
2. Ở cây lúa tính trạng thân cao, hạt tròn là trội so với tính trạng thân thấp, hạt dài.
a. Cho cây lúa thân cao, hạt tròn lai với cây lúa thân thấp, hạt dài, F1 thu được 121 cây thân cao hạt tròn và
123 cây thân thấp, hạt dài.
Xác định kiểu gen và viết sơ đồ lai.
b. Giao phấn các cây thân cao hạt tròn với nhau, F1 thu được 1200 cây thân cao hạt dài, 2480 thân cao hạt
9


tròn và 1202 thân thấp hạt tròn.
Biện luận xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai kiểm chứng.

Tuyển tập đề thi HSG môn Sinh học Lớp 12 Tp. Hà Nội (2007, 2008)
Câu I:

1- Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ ? Kể tên các bào quan thường có ở
tế bào nhân thực .
2- Hãy cho biết trong các tế bào sau , tế bào nào là tế bào nhân thực :
a- Tế bào E.coli
b- Tế bào lông ruột
c- Tế bào vi khuẩn lam
d- Tế bào rễ cây họ đậu
e- Tế bào tảo
g- Tế bào vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu
h- Tế bào trùng amip
i- Tế bào bèo hoa dâu
k- Tế bào vi khuẩn
l- Tế bào hồng cầu không nhân
3-Vì sao khi nấu canh cua ( giã nhỏ cua lọc lấy nước ) ta thấy có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi trên mặt
nước nồi canh?
Câu II
1- Cho biết chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ
2- Nêu các đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
3- Có thể sử dụng kháng sinh penicillin để chữa bệnh do virus gây ra được không . Giải thích
4- Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và virus B .
Cả 2 chủng này đền có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn thương trên lá .
Lấy axit Nu của chủng A trộng với protein của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virus lai. Nhiễm virus lai thì
cây sẽ bị bệnh nhưng khi phân lập lá thì được virus A . Hãy giải thích kết quả trên.
Câu III:
1- Khi ứng dụng lên men lactic trong việc muối chua rau quả , một số học sinh đã nhận xét như sau:
a- Vi khuẩn lactic đã phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
b- Các loại rau quả đều có thể muối dưa được
c- Khi muối rau ,quả cho 1 lượng muối từ 4% đến 6% khối lượng khô của rau chỉ để diệt vi khuẩn lên men thối
.
d- Muối dưa càng để lâu càng ngon

Theo em từng nhận xét trên đúng hay sai . Giải thích
2- Trong giai đoạn sản xuất rượu từ nguyên liệu gạo nấu chín thì phải trải qua mấy giai đoạn ? Cho biết vai trò
của vi sinh vật trong từng giai đoạn và viết phương trình của quá trình lên men này .
Câu IV:
1- Người ta nhận thấy :
a- Cây thường bị héo khi bón quá nhiều phân vô cơ.
b-các nguyên tố vi lượng tuy chỉ cần 1 lượng nhỏ nhưng khi trồng cây mà thiếu phân vi lượng thì năng suất rất
thấp .
Hãy giải thích các hiện tượng trên
2- Hãy cho biết quá trình tạo oxi trong quang hợp .
3- Trên cùng 1 cây , lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng , lá ở phía trong bóng râm ít ánh sáng có màu sắc và khả
năng quang hợp khác nhau .
Sự khác nhau này là do đâu ? Giải thích .
Câu V :
1- Kể tên và nêu chức năng của các loại gen.
2-Số lượng gen trên một nhiễm sắc thể có thể được tăng lên theo những cơ chế nào ?
3- Bộ nhiếm sắc thể lưỡng bộ của 1 loài có 20 nst. Hãy cho biết có bao nhiêu nst có thể đựoc dự đoán ở tế bào
sinh dưỡng của thể :
a- không nhiễm c-ba nhiễm e-ba nhiễm kép
b-một nhiễm d- bốn nhiễm f- bốn nhiễm kép
Câu VI
1- Có thể coi hoán vị gen với tần số 50% là hiện tượng các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do không . Cho ví
10


dụ và giải thích
2- Cho công thức tính tần số hoán vị gen sau:
Tổng số cá thể giống bố mẹ
Tần số hoán vị gen =--------------------------------------------x 100%
Tổng số cá thể thu đc ở đời lai phân tích

Công thúc này đúng trong trường hợp nào . Giải thích
3- Phân biệt quy luật phân li đọc lập vơí quy luật hoán vị gen
Câu VII
1- Ở cây lúa tính trạng thân cao hạt tròn là trội so với tính trạng thân thấp hạt dài . Cho cây lúa (P) chưa biết
kiểu gen kiểu hình lai với 2 cây lúa khác :
*) Với cây lúa thứ nhất được thế hệ lại trong đó thân thấp hạt dài chiếm 6,25%
*) Với cây lúa thứ hai được thế hệ lai trong đó thân thấp hạt dài chiếm 12,5%
Biết các gen thuộc các nhiếm sắc thể đồng dạng khác nhau và mỗi gen 1 tính trạng . Xác định kiểu gen của P
và viết sơ đồ lai trong từng trường hợp
2- Ở cây cà chua tính trạng qủ màu đỏ , tròn là trội so với quả vàng , bầu dục . Lai các cây cà chua quả đỏ,
dạng tròn với nhau F1 thu đựoc 602 quả đỏ , bầu dục: 1206 quả đỏ , dạng tròn : 604 quả vàng dạng tròn
Hãy biện luận xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai kiểm chứng .

Đề thi của TP Hà Nội
Ngày thi: 13/11/2007

Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài : 180 phút

Câu 1:(2,5 điểm)
1. Hãy so sánh đặc điểm Sinh học của virut và vi khuẩn
2. Hãy cho biết nhưng câu sau đúng hay sai, giải thích
a. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên
b. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
c. Vi khuẩn bị các tễ bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizoxom.
d. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu phí năng lượng ATP.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Kể tên hai con đường hấp thụ nước từ mạch gỗ của rễ cây và mô tả đường đi của mỗi con đường này.
2. cho biết mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và sự hút nước của rễ cây và giải thích.
3. Thoát hơi nước qua tầng cutin ở lá cây phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích sự phụ thuộc vào những

yếu tố này.
Câu 3 (3 điểm)
1. Trình bày sơ lược quá trình biến đổi nitơ trong cây
2. Thế nào là bón phân hợp lý cho cây? Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân vô cơ.
3. Vì sao cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có nhiều mùn.
Câu 4 ( 2.5 điểm)
1. Căn cứ vào đặc điểm trao đổi chất, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Cho biết điểm khác biệt cơ
bản giữa các nhóm này ?
2. Giải thích tại sao:
a. Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thế sống và phát triển được trong điều kiện không có oxi không khí?
b. Giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ủ rượu ra xem?
Câu 5: (3.5 điểm)
1. Phân biệt NST đồng dạng và NST kép
2. Tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối của các quy luật di truyền khác nhau đều cho ra tỉ lệ kiểu hình ở
F1 là 3:3:1:1
Viết sơ đồ minh hoạ.
3. Hãy giải thích hiện tượng sau đây:
Có gia đình bố và mẹ đều màu da bình thường sinh ra có đứa có đứa con bình thường, có đứa bạch tạng.
Ngược lại có gia đình cả bố mẹ đều bạch tạng sinh ra có đứa con bình thường ( điều kiện không có đột biến )
Câu 6 ( 3 điểm)
1. Gen A và gen B có chiều dài và số lượng Nu bằng nhau, gen A có số Adênin nhiều hơn Guanin; gen B có số
lượng Guanin nhiều hơn Timin. Cho biết khả năng chịu nhiệt của gen A so với gen B như thế nào và giải thích?
2. Trường hợp các gen không nằm trên NST giới tính thế hệ P gồm 2 cá thể thuần chủng lai với nhau thu được
F1
Hãy dự đoán những kết quả có được về kiểu hình khi lai phân tích F1.
11


3. Cho 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb. Trường hợp lai 2 cá thể mang 2 cặp gen nọi trên F1 mang 1% cá thể mang
gen đồng hợp tử lặn. Hãy giải thích kết quả trên.

Câu 7 ( 3 điểm)
Khi lai cà chua quả màu đỏ dạng tròn với cà chua quả màu vàng, dạng bầu dục ở F1 thu được 100 % quả màu
đỏ, dạng tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 tổng số 150 cây trong đó có 99 cây quả đỏ, dạng tròn.
Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng và quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH LỚP 12 TP ĐÀ NẴNG NĂM 2006
CÂU1:(1.5 điểm)
Thế nào là sao chép kiểu nưa gián đoạn?Đoạn Okazaki là gì?Vẽ sơ đồ sao chép ADN ở vi khuẩn Ecoli?
CÂU 2:(1.5 điểm)
Phân biệt thể đa bội với 5thể lưỡng bội trong cùng loài.Trình bày phương pháp tạo ra và nhận biết thể đa bội
đó?
CÂU 3: (1.5 điẻm)
Tế bào 2n bình thưòng ở 1 loài chứa 4 căp NST mang các gen kí hiệu là AABbDdEe
Quan sát 1 hợp tử của loài trên,tháy từ cặp NST thứ nhất có 3 chiếc là AAA ,còn các cặp NST còn lại đều bình
thường
a)Hiện tưọng gì đã xảy ra?Viết kí hiệu của hợp tử sau khi xảy ra hiện tượng đó
b)Giải thích nguyên nhân và cơ chế của hiẹn tượng?
c)Hậu quả của hiện tượng?
CÂU 4: (1 điểm)
a)Giải thích tính đa dạng phong phú theo quy luật của Menden
b)Sự liên kết gen và hoán vị gen có làm giảm tính đa dạng và phong phú của sinh vật không?VÌ sao?
CÂU 5: (1 điểm)
a)Nêu vai trò của Plasmit trong kĩ thuật di truyền
b)Phương pháp tạo giống mới bằng kĩ thuật di truyền có ưu thế gì hơn so với phương pháp taọ giống mới
thông thường
CÂU 6: (1,5 điểm)
Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:0,4 AA+0,2 Aa+0,4 aa=1 .Xác định cấu trúc di truyền của quần thẻ
trên trong 2 trường hợp:
a)Ngẫu phối sau 3 thế hệ liên tiếp

b)Tự phối sau 3 thế hệ liên tiếp
CÂU 7: (2 điểm)
KHi lai 2 thứ cây hoa thuần chủng là hoa kép ,màu trắng với hoa đơn ,màu đỏ được F1 toàn là các cây hoa kép
màu hồng.Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F@ có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 42%kép hồng:24%kép
trắng:16%đơn đỏ:9%kép đỏ:8%đơn hồng:1%đơn trắng
cho biết mõi gen quy dịnh 1 tính trạng và mọi diễn biến NST trong các tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh
noãn đều giống nhau,màu đỏ là trội so với trắng
a)Biện luận và viêt sơ đồ lai từ P đến F2
b)Cho F1 lai phân tích ,kết quả thu được của phép lai sẽ như thế nào?
-HẾT12


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH LỚP 12 TP HÒA BÌNH NĂM 2008-2009
CÂU 1:
1. Các chất hữu cơ: Protein, tinh bột, ADN, Glicogen. Những chất nào có tính chất đa dạng và đặc thù? Vì Sao?
2. Protein của màng sinh chất có những vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
3. Vì sao có những chất chỉ được vận chuyển qua màng sinh chất theo cơ chế tích cực?
CÂU 2:
1. Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
2. Vì sao lên men 1 phân tử glucôzơ chỉ sinh 2 ATP?
CÂU 3:
1. Hạt gieo xuống đất, khi nảy mầm ngọn vươn khỏi mặt đất còn rễ lại xuyên vào lòng đất. Hiện tượng này
được giải thích như thế nào?
2. Cây xanh sẽ sinh trưởng như thế nào nếu trồng trong nhà kính màu xanh lục? Giải thích?
3. Nguyên nhânnào để cây C4 có năng suất cao hơn cây C3?
CÂU 4:
1. Vì sao tim hoạt động có tíh chu kì?
2. Xung thần kinh xuất hiện theo cơ chế nào?
CÂU 5:
1. Chiều dài của 1 phân tử mARN tham gia dịch mã có bằng chiều dài của gen tổng hợp ra nó hay không? Vì

sao?
2. Vì sao quá trình nhân đôi ADN lại cần đoạn mồi ARN?
3. Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit phát sinh do những cơ chế nào?
4. Vì sao sự di truyền một cặp tính trạng lại tuân theo quy luật phân li?
CÂU 6:
Ở một loài động vật, cho lai giữa hai cá thể: cái mắt đỏ thuần chủng với cá thể đực mắt trắng thuần chủng thu
được tỷ lệ kiểu hình ở F1 là: 1/2 cái mắt đỏ thẫm : 1/2 đực mắt đỏ. Cho các cá thể đực và cái F1 giao phối
ngẫu nhiên với nhau. Thống kê kết quả của tất cả các cặp giao phối người ta thu được tần số kiểu hình ở F2 là:
3/8 mắt đỏ thẫm : 3/8 mắt đỏ: 2/8 mắt trắng.
Hãy cho biết:
1. Tính trạng màu mắt di truyền thao những quy luật di truyền nào?
2. Xác định kiểu gen của P và F1?
Biết rằng ở loài này, cặp NTS giới tính của con đực là XY, con cái là XXvà không có hiện tượng đột biến.

ĐỀ THI CHUYÊN SINH ĐHQGHN - 2005
Câu I:
a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
b) Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c) Nếu ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) sẽ phồng lên thành từng
đoạn.
Hãy giải thích tại sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như vậy?
Câu II:
a) Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể?
b) Nêu sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Câu III:
Trình bày quá trình tiêu hóa và hấp thụ lipit trong cơ thể.
Câu IV:
a) Dựa vào cấu tạo của mắt, hãy giải thích tại sao ta có thể nhìn rõ được vật ở các khoảng cách khác nhau?
b) Tại sao người già khi nhìn xa thì không cần đeo kính nhưng khi đọc sách lại thường phải đeo kính?
Câu V:

a) Trình bày cách tác động của hoocmôn.
b) Nêu tác dụng của các hoocmôn ở phần tủy của tuyến yên trên thận.
Câu VI:
13


a) Gen là gì?
b) Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì?
c) Nếu trong quá trình nhân đôi AND có sự bắt đôi nhầm, ví dụ A bắt đôi với G, thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu VII:
Muốn chủ động tạo ra những biến dị di truyền thì chúng ta cần phải làm gì?
Câu VIII:
a) Nếu cho các con lợn trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen ở những
thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì?
b) Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này?
Câu IX:
a) Trong một phép lai giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa đẻ, người ta thu được thế
hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 88 con có lông dài, màu xám; 29 con lông dài, màu trắng; 28 con lông
ngắn, màu xám; 9 con lông ngắn, màu trắng. Hãy xác định xem kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn đối
với các tính trạng màu lông và chiều dài lông? Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.
b) Trong một phép lai khác giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa để, người ta thu được
thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 90 con có lông dài, màu xám; 27 con lông dài, màu trắng. Viết sơ
đồ laic ho phép lai trên và giải thích.

Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 12 tỉnh Long An năm 2008
1/ (1.25đ) Trình bày thí nghiệm chứng tỏ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp của cây
xanh.
A. Mục đích thí nghiệm.
B. Nguyên liệu và dụng cụ.
C. Các bước tiến hành.

D. nhận xét và kết luận.
2/ (2.25đ) So sánh và rút ra điểm khác nhau của hai quá trình quang hợp và hô hấp. tại sao nói nước là “thức
ăn hàng đầu” của cây? Khi bón quá nhiều phân cho cây ta thấy cây bị héo. giải thích hiện tượng này.
3/ (1.5đ) Trình bày các cơ chế sinh học xảy ra đối với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở cấp độ tế bào.
4/ (0.75đ) Cho những tập hợp sinh vật sau đây :
- Các con voi sống trong vườn bách thú.
- Các cá thể của một loài tôm sống trong hồ.
- Các cây cỏ sống trong hồ.
- Các bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi
- Các cá thể chó sói sống trong rừng.
- Các cá thể chim sống trong rừng.
- Các con chó nhà.
- Các con chim nuôi trong vườn bách thú.
Hãy xác định tập nào là quần thể, tập hợp nào không phải quần thể, tập hợp nào là quần xã sinh vật.
5/ (1đ) Trong một công viên, người ta mới nhập nội một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 20
(một cây cỏ mẹ sẽ cho 20 cây cỏ con trong một năm). số lượng cỏ trồng ban đầu là 500 cây trên diện tích
10m2.
a. Mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 10 năm?
b. Mật độ cỏ có thể gia tăng mãi mãi như vậy đuợc không? Tại sao?
6/ (1.5đ) Trên một nhiễm sắc thể thường của ruồi giấm có trình tự các gen đựơc sắp xếp theo các kí hiệu sau:
abcOdefghk
(chữ O buểu thị tâm động, các chữ khác biểu thị các gen).
Người ta phát hiện một số trường hợp đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có các dạng sau đây:
Trường hợp 1 : a b c O d g f e h k
Trường hợp 2: a b c O d e e f g h k
Trường hợp 3: a b c O d g h k
14


Trường hợp 4: a f e d O c b g h k

* Xác định các dạng đột biến ở mỗi trường hợp trên.
* Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể ở trường hợp 1 và 3
* Dạng đột biến ở trường hợp 2 có đặc điểm gì và có ý nghĩa thế nào đối với quá trình tiến hoá.
7/ (1.75đ) Một hợp tử của một loài chứa hai gen đều dài 0.408micromet và có tỉ lệ từng loại nucleotit giống
nhau. Hai gen đó cùng nhân đôi liên tiếp một số đợt như nhau đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 72000
nucleotit trong đó có 20% xitozin.
a. Xác định số lần phân bào nguyên phân của hợp tử và số lượng từng loại nucleotit của mỗi gen bằng bao
nhiêu?
b. Nếu hai gen đó làm thành một cặp gen tương phản trên một cặp nhiễm sắc thể thường thì kiểu gen có thể
viết thế nào?
c. Nếu hai gen đó cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường thì khả năng chúng sẽ cùng với các alen
tạo ra những kiểu gen viết thế nào?? Biết rằng mỗi gen nói trên chỉ có 2 alen khác nhau.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH ĐHSP HÀ NỘI
câu 1:
a, Hãy nêu các đặc tính của nước?
b, Tại sao nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột tươi lại luôn thấp hơn nhiệt đọ không khí xung quanh 1-2độ c
câu 2:
Hãy phân biệt quá trình quang hợp và hô hấp về các đặc điểm:phương trình tổng quát,bộ máy và hệ sắc
tố,nguồn năng lượng để hình thành ATP và vai trò của các quá trình.
câu 3:
Trong tế bào thực vật có 2 loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP .
a, Đó là hai loại bào quan nào?
b, Trong điều kiện naò thì ATP được tổng hợp tại các bào quan đó?
câu 4:
ở động Vật có 3 tổ chức dưới tế bào có axit nucleic đó là 3 tổ chức nào?phân biệt axit nu của 3 tổ chức đó?
câu 5:
a, mô tả cấu chúc và nêu chức năng của peroxixom và qua đó giải thích tại sao TB nhân thực lại cần các bào
quan có màng bao bọc .
b, Hãy cho biết các loại TB nào của cơ thể người có hệ thống mạng lưới nội chất trơn phát triển và giải thích rõ

lý do?
câu 6:
vì sao thẩm thấu xảy ra chỉ khi dung dịch được ngăn cách bởi màng bán thấm ?điều gì sẽ xảy ra khi dung dịch
không được ngăn cách bởi màng bán thấm?
câu 7:
phân biêt đường phân chu trình crep và chuỗi chuyền e ở sinh vật nhan chuẩn về :vị trí, nguyên liệu và sản
phẩm.
câu 8:
a, thế nào là chu kì tế bào ?
b, hãy nêu 3 sự kiện xảy ra trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong giao tử.
câu 9 :
Thành tế bào vi khuẩn có thể bị phá hủy bởi các tác nhân nào ?nêu cơ chế phá hủy cuả các tác nhân đó .
câu 10:
Cho 3 loại vi khuẩn sau :cầu khuẩn ,phẩy khuẩn ,trực khuẩn .
a. Xác định hình dạng của vi khuẩn trong các môi trường sau , giải thích;
- Moi trường 1: nước sinh lý.
- Môi trường 2:nước sinh lí có bổ sung 2 ml/l NaCl và lyzozym.
- Môi trường 3: nước nguyên chất có bổ sung lyzozym.
b, từ kết quả sự thay đổi hình dạng của vi khuẩn ở môi thường trên hãy xác định chức năng của thành tế bào.
15


câu 11:
a, một sai khác cơ bản của màng sinh chất của vi khuẩn so với màng sinh chất của tế bào nhân thực là gì?
b,Màng sinh chất của vi khuẩn có những kiểu biến thái nào ? những kiểu biến thái đó thực hiên nhuwnhs chức
năng gì?
câu 12:
hãy viết sơ đò các bước hoạt động chính của nấm men rượu khi phân giải glucozo .
a,khi không có oxi phân tử.
b, khi có oxi phân tử.

câu 13:
a, Nêu các tiêu chuẩn để xây dựng 1 typ dinh dưỡng .Typ dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn?
b, cho các VSV sau :trùng đế giày ,vi tảo ,vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh ,vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục.HÃy
xắp xếp chúng vào các typ dinh dưỡng thích hợp .
câu 14:
mô tả quá trình lên men lactic đồng hình và lên men rượu từ glucozo
câu 15:
quá trình tự nhân đoi của ADN 2 mạch diễn ra theo những nguyên tắc nào?
câu 16:
a, Muốn gây đọt biến gen trên tế bào thì sử dụng tác nhan gây đột biến vào giai đoaạn nào của chu kì TB sẽ
đạt hiệu quả cao nhất?
b,Muốn gây đột biến số lượngNST trên tế bào thì sử dụng tác nhan gây đột biến vào giai đoaạn nào của chu kì
TB sẽ đạt hiệu quả cao nhất?
câu 17:
a, Khái niệm thể dị bội ,thể đa bội ./
b, nêu cơ chế hình thành thể 2n-1 và 2n+1
câu 18:
biết mỗi tính trạng do một gen quy dinh và trội hoàn toàn .F1 mang 3 tính trạng nói trên và tự thụ phấn được
tỉ lệ phân tính là F2;(3:1)(1:2:1).hãy viết kiểu gen của F1(chỉ xét trên NST thường)
câu 19 :
cho lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng hạt vàng xanh .xác định tỉ lệ màu sắc hạt ở cây F1 và cây F2.
câu 20:
Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau :0,4AA:0,2Aa:0,4aa.
a,cấu trúc di thuyền của quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không?giải thích?
b, Xác địnhcấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo khi diễn ra sự giao phối ngẫu nhiên của quần thể
ban đầu?

16




×