BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐOÀN THỊ MINH NGỌC
VAI TRÒ CỦA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
ĐỐI VỚI MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG
BARACK OBAMA
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Luận văn được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao
...................................................................................................................................
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Sơn Hải
Trưởng khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao – Học viện Ngoại giao
Phản
biện
1
:
.........................................................................................................................................
Phản
biện
2
:
.........................................................................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao
vào hồi .............. giờ ..............ngày ..............tháng.............. năm 2014
Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Ngoại giao – Bộ Ngoại giao
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Cao học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quý thầy
cô khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại nơi đây và những tháng
ngày học cao học.
Đặc biệt, tôi xin lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Đỗ Sơn Hải – Trưởng
khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn thầy vì sự vui vẻ, những lời
khuyên bổ ích và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của tôi.
Trong suốt quá trình học tập, không thể không kể đến nguồn động viên
tinh thần vô giá của gia đình, bạn bè và người thân. Nếu không có liều thuốc
tinh thần đặc biệt ấy, chắc tôi khó có thể hoàn thành luận văn này. Vì vậy, tôi
xin gửi lời biết ơn chân thành đến những người đã luôn bên tôi trong quãng
thời gian vừa qua.
Luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện vốn kiến
thức của mình hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Minh Ngọc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast
Asian Nations
EU
Liên minh châu Âu
European Union
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Asia-Pacific Economic
Thái Bình Dương
Cooperation
USARPAC Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ
United States Army
Pacific
NATO
HNWI
Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây
North Atlantic Treaty
Dương
Organization
Cá nhân có tài sản ròng cao
A high-net-worth
individual
FTA
Hiệp định thương mại tự do
Free trade area
OPCON
Quyền chỉ huy tác chiến trong thời
Operational control
chiến
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
ADMM+
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các The ASEAN Defence
nước ASEAN mở rộng
Ministers' Meeting Plus
ASEAM
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
The Asia-Europe Meeting
EAS
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
The East Asia Summit
TPP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
The Trans-Pacific
Thái Bình Dương
Partnership
Ngân hàng thế giới
World Bank
WB
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Organization for
tế
Economic Co-operation
and Development
OPIC
Tập đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại
USTDA
Cơ quan Phát triển và Thương mại
Mỹ
Overseas Private
Investment
Corporation
United States Trade and
Development Agency
TIFA
Hiệp định khung về thương mại và
Đầu tư
Trade and Investment
Framework Agreement
PIF
Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình
Dương
LMI
Pacific Islands Forum
Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong
Lower Mekong Initiative
COC
ADIZ
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Vùng nhận dạng phòng không
The Code of Conduct in
the South China Sea
Air Defense Identification
Zone
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ...................................................................................................6
VAI TRÒ CỦA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐỐI VỚI MỸ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH (1991 -2008)............................................................6
1.1. Trong giai đoạn chính quyền Bill Clinton (1993 – 2000)...................6
1.1.2. Vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với chính sách châu Á
- Thái Bình Dương của chính quyền Bill Clinton.................................10
1.2. Trong giai đoạn chính quyền G.Bush (2001 – 2008).......................16
1.2.1. Mục tiêu của chính quyền Bush tại châu Á - Thái Bình Dương
..................................................................................................................17
1.2.2. Vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với chính
quyền G.Bush..........................................................................................21
TIỂU KẾT......................................................................................................24
CHƯƠNG 2: .................................................................................................26
VAI TRÒ CỦA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐỐI VỚI CHÍNH
QUYỀN BARACK OBAMA (2009 – 2016)...............................................26
2.2. Mục tiêu của Chính sách tái cam kết với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.................................................................................................28
2.2.1. Chính trị........................................................................................29
2.2.2. Kinh tế............................................................................................36
2.2.3. An ninh..........................................................................................38
2.2.4. Quân sự: .......................................................................................40
2.3. Vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với chính quyền
Barack Obama............................................................................................45
2.3.1. Vực dậy nền kinh tế Mỹ thời kỳ suy thoái. .................................45
2.3.2. Củng cố vai trò “lãnh đạo thế giới”.............................................48
TIỂU KẾT......................................................................................................54
CHƯƠNG 3: .................................................................................................56
KHẢ NĂNG THAY ĐỔI VAI TRÒ CỦA CHÂU Á – THÁI BÌNH
DƯƠNG ĐỐI VỚI MỸ THỜI KỲ HẬU OBAMA....................................56
3.1. Dự báo thay đổi đối với chính quyền Mỹ..........................................56
3.1.1. Một nhân vật thuộc đảng Dân chủ...............................................57
3.1.2. Một nhân vật thuộc đảng Cộng hòa.............................................58
3.2. Khả năng thay đổi đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương......59
3.2.1. Triển vọng xung đột......................................................................61
3.2.2. Triển vọng hợp tác........................................................................63
3.3. Liên hệ với Việt Nam .........................................................................64
3.3.1. Việt Nam tận dụng tốt thời cơ có được từ quan hệ với Mỹ.........64
3.3.2. Một vài dự báo về tương lai.........................................................72
TIỂU KẾT......................................................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ XXI, người ta thường thấy sự xuất hiện của cụm từ “Chính
sách hướng Đông của Mỹ” trên hầu hết các báo về chính trị - xã hội. Mặc dù các
chính quyền tổng thống trước Barack Obama vẫn dành sự quan tâm nhất định
cho khu vực này tuy nhiên phải đến khi Obama lên nhậm chức, thì chính quyền
này mới chính thức công khai phát biểu về chính sách này với công chúng.
Tháng 2 năm 2009, khi tổng thống Obama mới lên nhậm chức, trước thềm
chuyến công du Châu Á đầu tiên của ông Obama, phó cố vấn an ninh Ben
Rhodes đã phát biểu rằng: “Chủ đề xuyên suốt và bao quát trong chuyến thăm
của ông Obama là Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương. Mỹ hiểu tầm quan
trọng của Châu Á trong thế kỷ 21 và sẽ can dự sâu vào khu vực theo một cách
toàn diện nhất để đạt được những tiến bộ trong một loạt vấn đề quan trọng đối
với sự thịnh vượng và an ninh chung của chúng ta”. Ngay sau khi tái đắc cử, dù
tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chọn châu Âu là điểm đến đầu tiên sau khi
nhậm chức, song chính quyền Obama vẫn khẳng định theo đuổi chính sách
chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái bình Dương đã thực thi
trong thời gian qua. Những điều đó khẳng định vai trò quan trọng của khu vực
này đối với nước Mỹ. Vậy tại sao các chính quyền trước Obama lại không được
chú ý nhiều bởi chính sách “hướng Đông”? Vì sao mà ở thế kỷ này, nước Mỹ lại
đặc biệt quan tâm đến Châu Á – Thái Bình Dương đến vậy? Phải chăng chiến
lược của người đứng đầu Nhà Trắng đã thay đổi trong thế kỷ này? Thực tế thì
khu vực này có những vai trò gì đối với nước Mỹ? Đó là những câu hỏi cần trả
lời để lý giải sự chuyển hướng trong chính sách của siêu cường số một thế giới.
Với mục đích nghiên cứu để có thể trả lời phần nào cho những câu hỏi đó,
tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu Luận văn có tên: “Vai trò của khu vực
châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama”.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Tầm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với nước Mỹ
đã được khẳng định từ lâu trong nhiều nghiên cứu. Hơn nữa các công trình
nghiên cứu đã có cũng tập trung rất nhiều vào việc phân tích chính sách “hướng
Đông” của Mỹ trong những năm gần đây. Tuy nhiên các nghiên cứu đó lại mới
chỉ chú ý phân tích việc triển khai chính sách hoặc tầm ảnh hưởng của chính
sách này chứ để chỉ rõ vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc
đáp ứng các mục tiêu mà giới lãnh đạo Mỹ đặt ra thì hầu như vẫn chưa được chú
trọng đúng mức và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào. Trong bối cảnh như vậy,
việc chọn đề tài là “Vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ
dưới thời tổng thống Barack Obama” sẽ có những ý nghĩa nhất định, đóng
góp cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu chính sách “hướng
Đông” của chính quyền tổng thống Barack Obama.
Luận văn có tham khảo từ một số sách, tạp chí, bài nghiên cứu của các
chuyên gia, học giả trong và ngoài nước về vai trò của châu Á- Thái Bình Dương
trong chính sách đối ngoại Mỹ qua các giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh đến
nay. Một số tài liệu tham khảo có giá trị như sách “Sự điều chỉnh chiến lược hợp
tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới” của Nguyễn
Xuân Thắng (2004), “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu”, Lý Thực Cốc
(1996), “Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương
kể từ sau chiến tranh Lạnh”, Đinh Quý Độ (2000), “Quan hệ của Mỹ với các
nước lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, Học viện quan hệ quốc tế
(2003) và các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí như “Chính sách châu Á - Thái
Bình Dương của Mỹ từ B.Clinton đến G.W.Bush”. Lê Kim Sa (2001)Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 7, “Tác động tới sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu an
ninh Mỹ đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, Nguyễn Kim Lân (2007), Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay, số 12 và nhiều tài liệu có giá trị khác.
3
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài “Vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ dưới
thời tổng thống Obama” nhằm làm rõ vai trò của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đối với nước Mỹ trong giai đoạn 2009 – 2016 (2 nhiệm kỳ của Tổng
thống Barack Obama)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định cần hoàn
thành một số nhiệm vụ sau:
•
Làm rõ vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với các mục tiêu đối
ngoại mà những chính quyền tiền nhiệm của Obama đặt ra.
•
Đánh giá sự thay đổi vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với Mỹ
trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, cụ thể là trong chính sách xoay
trục về châu Á của chính quyền này.
•
Dự báo khả năng thay đổi vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với
Mỹ thời hậu Obama.
5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chính sách châu Á - Thái Bình
Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama
• Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các mục tiêu trong chính
sách châu Á – Thái Bình Dương của Chính quyền Barack Obama.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.
• Về phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ vai trò của châu Á - Thái Bình
Dương đối với Mỹ, Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, cụ thể là:
Vai trò của châu Á - Thái Bình Dương sẽ được đánh giá dựa vào khả năng đáp
ứng của khu vực này, trên thực tế những mục tiêu mà chính quyền Obama đặt ra
4
trong chính sách đối ngoại.
• Về nguồn tài liệu: Các tài liệu sẵn có trên thư viện Học viện Ngoại giao
là nguồn tài liệu chính trong quá trình thực hiện Luận văn. Bên cạnh đó có sử
dụng các nguồn tài liệu trên mạng Internet và một số tài liệu tự sưu tầm.
7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về chính sách của Tổng thống Obama với khu vực châu
Á- Thái Bình Dương không còn là một đề tài mới mẻ mà đã được phân tích, tìm
hiểu từ khi nó mới ra đời, bởi tính nóng hổi cũng như cần thiết của vấn đề này.
Tuy nhiên, người viết chỉ định hướng luận văn đi sâu vào phân tích và nghiên
cứu vai trò của khu vực này đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Từ đó, người
viết mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp vào nguồn tư liệu phục vụ
cho công tác nghiên cứu chính sách của một đối tác quan trọng của Việt Nam.
Thông qua việc xác định vai trò của khu vực cũng như phân tích và dự báo phản
ứng của Mỹ đối với khu vực này, chúng ta có thể xác định được cơ hội cũng như
thách thức nào cho Việt Nam trong việc ứng xử với một đối tác lớn và quan
trọng như Mỹ.
8. Cấu trúc của Luận văn:
Bố cục của Luận văn, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vai trò của châu Á – Thái Bình Dương đối với Mỹ sau chiến
tranh Lạnh
Chương này khái quát về vị trí địa lý, vai trò và ý nghĩa chiến lược của châu
Á- Thái Bình Dương đối với Mỹ. Từ đó phân tích vai trò của khu vực đối với
Mỹ từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, cụ thể là dưới thời Tổng thống Bill Clinton
và Tổng thống George Bush.
Chương 2: Vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với chính quyền
5
Barack Obama
Chương này trước hết chỉ ra nguyên nhân sự thay đổi chính sách đối với
châu Á- Thái Bình Dương từ thời Tổng thống George Bush sang thời Tổng
thống Obama, từ đó phân tích mục tiêu của Mỹ đối với khu vực này và đi sâu
nghiên cứu vai trò của khu vực đối với chính sách đối ngoại Mỹ
Chương 3: Khả năng thay đổi vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối
với Mỹ thời kỳ hậu Obama
Dựa trên những phân tích ở các phần trước, chương này sẽ dự báo vai trò
của khu vực châu Á- Thái Bình Dương đối với chính sách đối ngoại Mỹ thời kì
hậu Obama, trong đó đưa ra hai kịch bản cho mỗi đảng Dân chủ và Cộng hòa
nếu một trong hai Đảng này đắc cử. Bên cạnh đó, chương này còn rút ra sự liên
hệ đối với Việt Nam về những thời cơ và thách thức chúng ta gặp phải trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quân sự.
6
CHƯƠNG 1:
VAI TRÒ CỦA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ĐỐI VỚI MỸ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH (1991 -2008)
1.1. Trong giai đoạn chính quyền Bill Clinton (1993 – 2000)
Khi tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền, tình hình thế giới có nhiều biến
chuyển. Thế giới bước vào thời kì hậu chiến tranh lạnh với sự sụp đổ của Liên
Xô và các nước Đông Âu. Thế đối đầu về tư tưởng giữa hai cực đã hoàn toàn
chấm dứt, thay vào đó là sự nổi lên của các vấn đề kinh tế. Xu hướng chủ đạo
của các nước trên thế giới là duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm lợi thế tương
đối nhất trong trật tự quốc tế mới đang hình thành.
Mặc dù nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc đã bị đẩy
lùi nhưng thế giới sau chiến tranh lạnh lại chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ và
không chắc chắc, nguy cơ xung đột hay các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu
vực do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và bất cân bằng về phát triển kinh tế hoặc
những tranh chấp lãnh thổ ngày càng lớn. Hơn nữa, những vấn đề mang tính toàn
cầu như nạn khủng bố, ô nhiễm môi trường, buôn bán ma túy… đang trở thành
nỗi lo ngại chung đối vơi tất cả các quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác chung tay giải
quyết các vấn đề này.
Bill Clinton – vị tổng thống đầu tiên thời kỳ “hậu chiến tranh Lạnh” đã phải
đối mặt với một môi trường đầy biến động. Là siêu cường duy nhất còn tồn tại,
nước Mỹ đã gặp phải những thách thức cũng như những cơ hội hết sức lớn lao.
Sức mạnh tổng hợp của Mỹ đã giảm đi một cách tương đối. Nền kinh tế đã giảm
sút nghiêm trọng, vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới cũng bị thách thức, bất
chấp thắng lợi của Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Ở trong
lòng nước Mỹ lúc đó diễn ra một cuộc tranh luận về mục tiêu chiến lược của Mỹ
trong giai đoạn mới. Trước tình hình đó, Clinton được bầu làm tổng thống với
7
quyết tâm “thay đổi nước Mỹ” cả bên trong lẫn bên ngoài với trọng tâm là khôi
phục nền kinh tế Mỹ làm cơ sở vững chắc để khắc phục sự xói mòn ảnh hưởng
của Mỹ trên trường quốc tế [44].
Tháng 2 năm 1995, Nhà Trắng chính thức công bố chiến lược “Cam kết và
mở rộng”, chiến lược thời hậu chiến tranh Lạnh của Mỹ. Chính quyền Clinton
nhấn mạnh ba trụ cột trong chính sách đối ngoại là an ninh kinh tế, an ninh quân
sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền. Đây là lần đầu tiên dân chủ nhân quyền trở
thành một trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những chính quyền
trước đó luôn coi việc thúc đẩy dân chủ nhân quyền là một trong những mục tiêu
trong chính sách đối ngoại, nhưng dưới chính quyền Clinton, dân chủ nhân
quyền được đẩy lên thành một trọng tâm chính sách của Mỹ bên cạnh an ninh và
kinh tế. [49; tr10]
1.1.1. Mục tiêu đối ngoại thời Tổng thống Bill Clinton
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có vị trí quan trọng trong chiến lược
toàn cầu của Bill Clinton. Theo đánh giá của chính quyền Clinton, Châu Á -Thái
Bình Dương là một khu vực chiến lược có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an
ninh và sự phồn thinh của Mỹ. Có thể nói: không nơi nào ba trụ cột chiến lược
lại đan xen vào nhau, và nhu cầu cần sự dính líu tiếp tục của Mỹ lại rõ ràng như
thế ở châu Á” [38; tr124]. Trong bản Chiến lược an ninh quốc gia năm 1995
-1996, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố: “Trong suy nghĩ về châu Á, chúng
ta cần nhớ rằng an ninh là trụ cột đầu tiên của cộng đồng Thái Bình Dương. Hoa
kỳ là một nước thuộc Thái Bình Dương. Chúng ta đã tham gia ba cuộc chiến
tranh tại khu vực này trong thế kỷ XX. Để ngăn chặn xâm lược khu vực và đảm
bảo lợi ích riêng của mình, chúng ta sẽ duy trì một sự hiện diện tích cực và
chúng ta sẽ tiếp tục với cương vị là người đứng đầu” [38; tr124].
Bảo đảm lưu thông hàng hóa và tài nguyên giữa khu vực với Mỹ
Một mục tiêu chiến lược được chính quyền Clinton đặc biệt coi trọng, đó là
8
khôi phục và phát triển kinh tế Mỹ phải là ưu tiên số một. Quan điểm này bắt
nguồn từ nhận thức, đánh giá của chính quyền đảng Dân chủ rằng nền kinh tế
đang suy yếu của Mỹ vào đầu thập niên 90 là nguy cơ thách thức nghiêm trọng
nhất đối với nước Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang ở trong thời kỳ hòa
hoãn mới, mà nội dung chính là chạy đua kinh tế trên quy mô toàn cầu, sức
mạnh của một quốc gia chủ yếu dựa trên sức mạnh kinh tế; sức mạnh quân sự
tuy vẫn có ý nghĩa quan trọng nhưng không còn là yếu tố chủ yếu quyết định sức
mạnh quốc gia. Căn cứ vào quan điểm này, Chính quyền Clinton chủ trương xử
lý mối quan hệ giữa kinh tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại theo nguyên tắc
kinh tế là ưu tiên hàng đầu, đồng thời coi trọng các vấn đề an ninh, quốc phòng
và đối ngoại nhằm đảm bảo cho nước Mỹ hùng mạnh, tạo cơ sở vững chắc cho
việc thực hiện chiến lược toàn cầu mới, xây dựng một trật tự thế giới theo ý đồ
của Mỹ.
Duy trì sự ổn định trong khu vực, ngăn ngừa xung đột quân sự
Mục tiêu chiến lược an ninh của Tổng thống Bill Clinton đề ra là duy trì
vững chắc nền an ninh của Mỹ dựa vào lực lượng vũ trang luôn sẵn sàng chiến
đấu hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế phồn thịnh ở trong nước và phát triển dân
chủ ra nước ngoài; duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực cần thiết cho việc
thiết lập trật tự quốc tế mới trong vùng do Mỹ điều khiển. Chính vì vậy, điều
quan trọng là duy trì sự cân bằng tương đối ổn định giữa các cường quốc trung
tâm trong khu vực, ngăn ngừa xung đột quân sự với bất cứ cường quốc hay liên
minh nào nổi lên thống trị khu vực, thách thức lợi ích của Mỹ, đảm bảo lợi ích
an ninh kinh tế, đề cao giá trị Mỹ.
Bên cạnh đó, mục tiêu của Mỹ hướng đến châu Á- Thái Bình Dương còn
là ngăn chặn sự nổi lên của một đối trọng. Cùng với châu Âu, châu Á - Thái
Bình Dương là một trong hai cánh chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược
toàn cầu mới của Washington. Do đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị
trí ngày càng cao trong chiến lược toàn cầu “Cam kết và mở rộng” của Hoa Kỳ.
9
Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải “nắm lấy những cơ hội
của thế giới mới”, rằng “nước Mỹ phải lãnh đạo thế giới là công việc mà trong
quá khứ của chúng ta đã nỗ lực rất nhiều mới dành được” [49; tr53]. Mỹ đã xác
định mục tiêu cơ bản là “đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ” ở khu vực này. Do
đó, chính quyền Clinton đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối
với khu vực nhằm không để một quốc gia nào giành được thế mạnh về quân sự,
kinh tế, chính trị… và tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với các nước láng giềng.
Quan điểm bao trùm nhất, đó là Mỹ phải giữ vai trò lãnh đạo thế giới. Cốt
lõi của quan điểm này là nước Mỹ cần phải nắm vai trò lãnh đạo trong một thế
giới đơn cực hậu chiến tranh lạnh. Bản báo cáo về Chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ năm 1994 cũng nêu rõ: Mặc dù có sự nổi lên của các trung tâm quyền lực
mới, nhưng Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất thực sự có thế mạnh, tầm với và ảnh
hưởng toàn cầu trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự…Trong những năm
1990, cũng như trong nhiều giai đoạn của thế kỷ này, không có sự thay thế cho
quyền lãnh đạo của Mỹ. Thậm chí trong kỷ nguyên mới, trách nhiệm của chúng
ta là trụ cột và không thể thoái thác được” [49; tr78].
Thực hành các “giá trị Mỹ”
Nằm trong mục tiêu “mở rộng” của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của
Tổng thống Clinton, chính quyền Clinton đặt trọng điểm vào “mở rộng dân chủ”
tới các quốc gia đối lập trước đây và những quốc gia “chưa từng được hưởng sự
tự do dân chủ thực sự” theo quan điểm của Mỹ, đưa những quốc gia này hòa
nhập vào cộng đồng tự do dân chủ hiện đại do Mỹ đứng đầu. Châu Á- Thái Bình
Dương là một môi trường thuận lợi để Mỹ triển khai mục tiêu này. Trong một bài
phát biểu tại Liên hợp quốc, Tổng thống Clinton đã nhấn mạnh: “Trong chiến
tranh lạnh chúng ta tìm cách ngăn chặn mối đe dọa đối với sự sống còn của các
thể chế tự do… giờ đây chung ta tìm cách mở rộng tập hợp các quốc gia sống
dưới các thế chế tự do đó” [11].
10
Đây cũng chính là hạt nhân của “học thuyết Clinton” về mở rộng dân chủ với
bốn điểm chính: (1) tăng cường các “nền dân chủ thị trường”; (2) Thúc đẩy và
củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế thị trường ở nơi nào có thể; (3)
Chống lại sự xâm lược và ủng hộ việc tự do hóa các nhà nước thù địch với nền dân
chủ; (4) giúp nền dân chủ và các nền kinh tế thị trường bám rễ vào những khu vực
có “mối quan tâm nhân đạo lớn nhất” [28]. Từ học thuyết “mở rộng dân chủ” này,
có thể thấy Mỹ đã chuyển từ Chiến lược “Ngăn chặn” trong chiến tranh lạnh sang
chiến lược “Cam kết và mở rộng” thời kỳ sau chiến tranh lạnh và chuyển vai trò
trên thế giới từ “sen đầm quốc tế” sang “lãnh đạo thế giới”.
1.1.2. Vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đối với chính sách châu Á - Thái
Bình Dương của chính quyền Bill Clinton
Khác với vị tiền nhiệm G.Bush I, Tổng thống B.Clinton đã đánh giá rất cao
châu Á - Thái Bình Dương và khu vực này ngày càng có vị trí quan trọng trong
Chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mỹ. Sự nhìn nhận đúng đắn và coi trọng
châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh đã khiến báo chí
phương Tây coi B.Clinton là người “phát hiện” ra châu Á - Thái Bình Dương.
Vốn là một khu vực có mối liên hệ lịch sử nhiều mặt với nước Mỹ, song
trước những chuyển biến sâu sắc của khu vực do chiến tranh Lạnh đã kết thúc,
chính quyền B.Clinton đã sớm nhận ra tầm quan trọng của khu vực này đối với
nước Mỹ cũng như những cơ hội và thách thức ở đây đối với tham vọng bá chủ
thế giới của mình. Bản báo cáo “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ” năm 1995 nêu
rõ khu vực này “có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an ninh và sự tồn tại của
Hoa Kỳ. Không ở đâu ba yếu tố trong chiến lược của chúng ta (Mỹ) lại liên hệ
chặt chẽ với nhau như vậy và cũng không ở đâu sự cần thiết phải tiếp tục có sự
dính líu của Hoa Kỳ lại hiển nhiên như vậy” [44].
•
Đòn bẩy kinh tế
Đối với Mỹ, tầm quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương nằm ở vị trí địa
11
lý chiến lược bao gồm một phần châu Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ với sự có mặt
của hầu hết các cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Nga và các nước lớn Trung Quốc, Ấn
Độ cũng như các nền kinh tế phát triển năng động như các nước ASEAN. Số lượng
các quốc gia trong khu vực này gấp đôi Liên minh châu Âu (EU), không dưới 50
nước. Với diện tích 44 triệu km2, chiếm 29,4% diện tích thế giới, châu Á - Thái
Bình Dương là chiếc bản lề nối liền châu Mỹ với châu Á, thông Ấn Độ với biển Đỏ,
sang tới Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Tổng dân số lên đến gần 4 tỷ người, gấp
8-10 lần EU, chiếm hơn một nửa dân số thế giới [40].
Sức mạnh kinh tế của khu vực với tốc độ tăng trưởng cao chiếm 25% xuất
khẩu, 22% nhập khẩu của thế giới và 33% dự trữ toàn cầu, trong đó chiếm tới
40% tổng giao dịch thương mại và 1/3 tổng giá trị buôn bán của Mỹ với thế giới
[7]. Dữ trữ ngoại tệ thế giới đều nằm trong tay các ngân hàng lớn ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Trong hai thập kỷ khu vực này có tốc độ tăng trưởng cao
gấp 3 lần châu Âu. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của châu Á năm 1965 chiếm
9% thế giới, trong thập kỷ 80 tăng hơn 20%. Năm trong số 12 nước có nền kinh
tế lớn nhất thế giới ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ đầu những năm
90 đến nhiều năm sau đó chiếm 25% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn
thế giới trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn cầu năm 1994 là 214,3 tỷ
USD [14]. Và trên hết là ở “khoảng trống quyền lực” trong khu vực sau khi Liên
Xô đã tan rã.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn có những tuyến hàng hải quan
trọng của thế giới, nổi bật là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của
Indonesia và Malaysia) chiếm ¼ lưu lượng giao thông hàng hải thế giới và vùng
biển Đông – được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế
giới. Eo biển Malacca vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của các nước Đông
Nam Á phải đi qua. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết
mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông
- châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế
12
giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển
và 45% trong số đó phải đi qua vùng biển Đông [14]. Năm trong số mười tuyến
đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông gồm:
tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn
Độ, Đông Á, Australia, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama
đến bờ Đông Bắc Mỹ và biển Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và New
Zealand, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam
Á. Các lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được đáp ứng
nếu duy trì các tuyến đường giao thông trên biển, giúp cho việc buôn bán dầu mỏ
và các hàng hóa khác được thuận lợi, như việc chuyển dầu mỏ từ Vịnh Pecxich
về Nhật Bản và Mỹ.
Tiềm năng cũng như sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của những nước này
đã trở thành xung lực phát triển mạnh mẽ cho toàn khu vực, tạo đà cho các nền
kinh tế đi sau cũng tăng trưởng theo, làm nên điều kì diệu châu Á. Điều này thu
hút các cường quốc cũng như các tập đoàn lớn đầu tư vào đây, tạo sự đan xen lợi
ích. Đây cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu hợp tác, liên kết trong khu vực cũng
như liên kết khu vực.
Theo nhìn nhận của chính quyền Clinton, sự tăng trưởng kinh tế đáng nể
của khu vực này cùng một loạt các xu thế tự do hóa thương mại, tăng cường liên
kết kinh tế quốc tế đã mở ra một cơ hội lớn giúp Mỹ dựa vào đó thực hiện được
ưu tiên chiến lược là khôi phục sức mạnh kinh tế. Chiến lược an ninh của Mỹ đối
với khu vực châu Á - Thái Bình Dương tháng 2 năm 1995 nêu rõ: “Sự tăng
trưởng của châu Á đã tạo ra tầng lớp trung lưu và thị trường tiêu thụ mới rất lớn.
Các kế hoạch phát triển đầy tham vọng đang tạo ra nhu cầu khổng lồ về cơ sở hạ
tầng” [7].
Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương
trong việc xuất khẩu và đầu tư. Buôn bán giữa Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương
13
chiếm 40% buôn bán thế giới. Năm 1991, buôn bán hai chiều giữa Mỹ và châu Á
- Thái Bình Dương đạt 315 tỷ USD, cao hơn buôn bán xuyên Đại Tây Dương
giữa Mỹ và Tây Âu [14].
•
Nền tảng an ninh Mỹ
Điểm cơ bản nhất có lợi cho Mỹ chính là ở khu vực này chưa có thách thức
nào đe dọa trực tiếp đến Mỹ. Với sự tan rã của Liên Xô, trước mắt chưa có một
cường quốc nào có đủ khả năng khống chế khu vực và thách thức Mỹ. Hơn nữa,
một số đồng minh của Mỹ tại khu vực còn bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục có vai
trò an ninh tại khu vực này. Đối với các liên minh trụ cột trong khu vực, Mỹ tiếp
tục cam kết sự hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời duy trì
và củng cố liên minh quân sự với các nước đồng minh ở khu vực này. Tổng
thống Clinton nhấn mạnh: “Các quan hệ song phương sâu sắc của chúng ta với
đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Phillipines và một sự
hiện diện quân sự Mỹ được tiếp tục sẽ là nền tảng cho vai trò an ninh của Mỹ
trong khu vực” [49; tr125].
Trên thực tế, Mỹ đã củng cố và tăng cường liên minh quân sự với các nước
đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã tái khẳng định 5 hiệp ước an
ninh song phương với các đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Phillipines, Australia). Trong đó, liên minh an ninh Mỹ – Nhật được coi là hòn
đá tảng cho chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh
lạnh. Mỹ cũng vạch ra chiến lược phòng thủ “phòng ngừa – ngăn chặn – đánh
bại” dựa trên sự hợp tác chặt chẽ với đồng minh để giải quyết xung đột ở khu
vực [45; tr65]. Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng việc thực hiện chính sách “chia sẻ trách
nhiệm, thúc ép các nước đồng minh đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện
chiến lược của Mỹ. Thêm vào đó, Mỹ còn tìm kiếm mô hình cân bằng lực lượng
và tập hợp lực lượng. Mỹ chủ trương sử dụng mối quan hệ tam giác Mỹ – Trung
– Nhật làm nhân tố chính giữ cân bằng lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương.
14
Mỹ dùng liên minh Mỹ – Nhật để kiềm chế Trung Quốc, đồng thời dùng Trung
Quốc để kiềm chế Nhật Bản. Mỹ còn dùng thế ba cực Nhật – Trung – ASEAN
mở rộng thêm cho Đông Dương để thực hiện sự đối trọng và kiếm chế lẫn nhau.
Đây là điều kiện rất tốt để Mỹ tiếp tục duy trì sự có mặt trong khu vực và dàn
xếp một trật tự khu vực có lợi cho Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc
cấp độ thứ hai - lợi ích quan trọng, với bốn lợi ích cơ bản: 1) Hòa bình và an ninh;
2) Sự tiếp cận thương mại với khu vực: 3) Tự do giao thông hàng hải và 4) Ngăn
chặn sự nổi lên của bất kỳ một liên minh hay cường quốc nào. Hòa bình và an ninh
ở đây là môi trường ổn định, không có xung đột để đảm bảo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động thương mại và đầu tư của các công ty Mỹ tại khu vực.
Tuy nhiên, Mỹ cũng gặp phải một số thách thức nhất định để có thể duy trì
được ưu thế của mình ở khu vực. Có thể dễ dàng nhận thấy tại châu Á - Thái
Bình Dương chưa xuất hiện một cơ chế an ninh tập thể chặt chẽ và vững chắc
mang sắc thái một liên minh như ở châu Âu để đảm bảo an ninh và tạo lòng tin
giữa các quốc gia trong khu vực, khiến mỹ gặp khó khăn trong việc tập hợp lực
lượng tại khu vực. Hơn nữa, ở khu vực này có sự có mặt của khá nhiều quốc gia
hạt nhân như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan… tạo nên một thách thức tiềm
tàng cho Mỹ. Các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực như nghèo đói, ô
nhiễm môi trường, buôn bán ma túy…cũng là một nguy cơ đối với ổn định và
phát triển của xã hội khiến Mỹ phải quan tâm. Nền kinh tế của các nước trong
khu vực phát triển một mặt thúc đẩy quan hệ hợp tác buôn bán giữa Mỹ với khu
vực, mặt khác sẽ làm gia tăng tính độc lập của các nước và nguy cơ bất ổn định
chính trị – xã hội thường trực nếu nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến khủng
hoảng như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997. Bên cạnh đó, sự
phát triển kinh tế của khu vực cũng gắn với khả năng tăng cường sức mạnh về
quân sự. Dù tỷ trọng chi phí trong GDP của các nước khu vực không tăng nhưng
ngân sách dành cho quốc phòng thực tế vẫn tăng đáng kể. Điển hình là Trung
Quốc có mức tăng ngân sách quốc phòng khá cao so với mức tăng GDP, lần lượt
15
là 12,7% năm 2000 so với mức tăng GDP 7,2% năm 1999 và 28,2% so với mức
tăng GDP 5,8% năm 1999 [21]. Thực tế này cho thấy cùng với việc tăng cường
năng lực quân sự, các nước khu vực sẽ đòi hỏi một vị thế tương ứng về chính trị,
từ đó gây cản trở đáng kể cho quá trình thiết lập vai trò lãnh đạo khu vực của
Mỹ.
Nơi thực thi các “giá trị Mỹ”
Mở rộng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt nhân, đồng thời
khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới ở những nơi các nền kinh tế thị
trường có thể thực hiện được, đặc biệt là ở các nước có vai trò, vị trí chiến lược.
Chính quyền Clinton đặt vấn đề dân chủ và nhân quyền là chiến lược quan trọng
trong chính sách đối ngoại của mình và tìm mọi cách để thúc đẩy dân chủ nhân
quyền kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển,
đồng thời tăng cường áp đặt vấn đề này đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn
lại. Tuy nhiên Chính quyền Bill cũng chủ trương không để vấn đề dân chủ, nhân
quyền có tác động xấu đến lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ ở các khu vực liên
quan, đồng thời không đặt yêu cầu đạt được dân chủ và nhân quyền bằng bất cứ
giá nào trong quan hệ với các nước. Đối với mục tiêu thúc đẩy dan chủ, nhân
quyền, Mỹ chủ trương xúc tiến việc củng cố các vấn đề dân chủ, thị trường tự do
ở tất cả các nước, đặc biệt là những nước thực hiện sự thay đổi chuyển từ các xã
hội khép kín sang mở cửa. Washinton cũng cam kết thúc đẩy các hoạt động tự do
tư tưởng, tôn giáo, đồng thời nhấn mạnh an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc bảo
vệ và mở rộng dân chủ trên toàn thế giới.
Tóm lại, là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên của thời kỳ sau chiến tranh Lạnh,
dựa vào thế và lực của nước Mỹ trước một bối cảnh quốc tế có những chuyển
biến to lớn, Bill Clinton đã đề ra Chiến lược toàn cầu mới “Cam kết và mở rộng”
cho nước Mỹ hậu chiến tranh Lạnh. Về cơ bản, lợi ích quốc gia vẫn là kim chỉ
nam cho chiến lược mới của Mỹ, tuy nội dung và cách thức có những điều chỉnh
16
cho phù hợp với tình hình mới. Mỹ vẫn sử dụng ba công cụ cơ bản kinh tế, ngoại
giao và quân sự để đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, song mức độ
ưu tiên của từng biện pháp đã có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh việc tiếp tục duy
trì các biện pháp an ninh – quân sự và chính trị – ngoại giao để ngăn chặn bất cứ
một nguy cơ nào nổi lên đe dọa lợi ích của nước Mỹ, chính quyền Clinton đã gia
tăng sử dụng các biện pháp kinh tế và ngọn cờ “dân chủ, nhân quyền” để tiến
hành hợp tác với các nước trên thế giới, thực hiện chính sách can dự và dính líu.
Chiến tranh Lạnh kết thúc làm thay đổi sự phân bổ sức mạnh quốc gia, đồng thời
làm thay đổi nội hàm của sức mạnh và các thách thức qua đó có thể sử dụng sức
mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sức mạnh kinh tế không thể thay thế cho sức
mạnh quân sự làm phương tiện chủ yếu của chính trị thế giới. Công cụ kinh tế
vẫn chưa thể so sánh với lực lượng quan sự về hiệu quả cưỡng bức và răng đe.
An ninh kinh tế và an ninh chính trị vẫn đan xen nhau một cách chặt chẽ. “Cây
gậy và củ cà rốt” tiếp tục là hai công cụ chính sách đối ngoại chủ yếu của mỹ để
thực hiện được các mục tiêu của chiến lược toàn cầu mới.
Như đã trình bày, vừa đấu tranh vừa hợp tác trong sự phụ thuộc lẫn nhau đã
trở thành một xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
Là một chủ thể quan hệ quốc tế, nước Mỹ không thể tránh khỏi sự chi phối và
tác động của xu thế này. Hợp tác giữa các quốc gia đã trở thành một nhu cầu
thiết yếu, và Mỹ cũng không là ngoại lệ. Mỹ buộc phải hợp tác để có thể đạt
được mục tiêu quan trọng “phục hưng kinh tế” của chiến lược toàn cầu mới.
Chính sự cần đến nhau và phụ thuộc nhau này giữa Mỹ với các quốc gia khác
trên thế giới đã ràng buộc hành động của Mỹ, khiến Mỹ phải có cách thức xử lý
quan hệ cân nhắc hơn, ôn hòa hơn, từ đó làm tình hình thế giới tương đối ổn định
và tránh được trạng thái căng thẳng, xung đột bạo lực do Mỹ gây ra.
1.2. Trong giai đoạn chính quyền G.Bush (2001 – 2008)
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
17
chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Tổng thống B.Clinton đã rất
quan tâm đến khu vực này và đã có những điều chỉnh đáng kể trong chiến lược
và chính sách với toàn khu vực cũng như với từng nước trong khu vực. Sau khi
Tổng thống G.Bush lên nắm quyền, tình hình thế giới và khu vực có những thay
đổi, biến chuyển quan trọng, tác động đến lợi ích của Mỹ ở khu vực này theo cả
hai chiều thuận – nghịch.
Một mặt quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực, dù là đồng minh hay
đối tác, thậm chí đối thủ một thời, đều đã được cải thiện đáng kể trên mọi bình
diện. Mặt khác, dưới thời Tổng thống G.Bush lại đứng trước những thách thức
lớn và mới về an ninh. Mỹ cho rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự
phục hồi kinh tế nhanh chóng của Nga cùng chính sách quyết đoán của Tổng
thống Putin trong cả đối nội lẫn đối ngoại đều thách thức vai trò, vị thế siêu
cường thế giới duy nhất và lợi ích của Mỹ. Đặc biệt, sự nóng lên của vấn đề hạt
nhân trên bán đảo Triều Tiên, tác động của sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 và
của cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động đến các nước Hồi giáo trong
khu vực... đang làm gia tăng các nguy cơ đe dọa đến lợi ích của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương.
Những khó khăn và thách thức trên buộc chính quyền Tổng thống Bush có
những điều chỉnh trong chiến lược đối với khu vực nhằm vừa tận dụng cơ hội và
điều kiện thuận lợi do vị thế siêu cường thế giới duy nhất mang lại, vừa đối phó
với những nguy cơ mới xuất hiện.
1.2.1. Mục tiêu của chính quyền Bush tại châu Á - Thái Bình Dương
Mục tiêu và lợi ích cơ bản của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
sau chiến tranh Lạnh vẫn mang tính liên tục và kế thừa, điều này khiến cho sự
tiếp tục, điều chỉnh và phát triển của chính sách đối với châu Á - Thái Bình
Dương của Mỹ đan quyện với nhau. Nhìn chung những điều chỉnh chính sách
châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Bush được triển khai chủ yếu theo
18
hướng phối hợp với chiến lược chống khủng bố toàn cầu, đối phó với những
nguy cơ mới đang ngày càng tăng lên trong khu vực, tập trung vào ba mục tiêu
lớn: một là duy trì mục tiêu kinh tế của Mỹ tại khu vực, hai là khẳng định cam
kết của Mỹ đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an ninh khu vực thông qua
việc tiếp tục duy trì lực lượng triển khai phía trước khoảng 100.000 quân đóng
tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và các đảo thuộc lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương như
Hawaii, Guam…, ba là tái khẳng định các cam kết an ninh song phương với Nhật
bản, hàn Quốc, Australia, New Zealand, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Phillipines.
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tháng 9 năm 2002 khẳng định:
“Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố đã chứng minh rằng các liên minh
của Mỹ tại châu Á không chỉ làm cơ sở cho hòa bình và ổn định khu vực mà còn
có đủ sức linh hoạt và sẵn sàng để đối phó với các thử thách mới. Để tăng cường
các liên minh và quan hệ bạn bè tại châu Á chúng ta sẽ:
Dựa vào Nhật để tiếp tục tạo lập vai trò lãnh đạo trong các vấn đề khu vực
và toàn cầu dựa trên các lợi ích chung, giá trị chung cũng như quan hệ hợp tác
quốc phòng và ngoại giao thân thiết giữa hai nước
Hợp tác với Hàn Quốc để duy trì cảnh giác với Bắc Triều Tiên, đồng thời
chuẩn bị cho liên minh nhằm đóng góp vào sự ổn định khắp khu vực trong dài hạn
Dựa vào 50 năm liên minh hợp tác Mỹ - Australia trong lúc chúng ta tiếp
tục cùng nhau giải quyết các vấn đề trong khu vực và toàn cầu như chúng ta đã
làm suốt từ cuộc chiến ở Biển San hô đến trận Tara Bora
Duy trì lực lượng trong khu vực nhằm thể hiện các cam kết với đồng mình
(hiện diện quân sự ở mức 100.000 quân) những đòi hỏi, các tiến bộ công nghệ và
môi trường chiến lược của chúng ta
Dựa vào sự ổn định mang lại bởi các liên minh này, cũng như các thiết chế
như ASEAN và APEC, để phát triển một cách kết hợp các chiến lược khu vực và