Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BỘ đề THI HSG cấp TỈNH và HSG QUỐC GIA môn địa lý lớp 12 năm 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 1):
a) Trình bày chế độ nhiệt và mưa ở Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh.
b) Nêu lên những nhân tố chính dẫn đến sự khác biệt về chế độ nhiệt và mưa ở các
địa điểm trên.
Bảng 1: Chế độ nhiệt và mưa ở Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh
Địa điểm

Hà Nội
0

0

21 01’B , 105 48’Đ

Huế
0

TP.Hồ Chí Minh
0

10047’B , 106047’Đ

16 24’B , 107 41’Đ



Nhiệt độ
(0C)

Lượng mưa
(mm)

Nhiệt độ
(0C)

Lượng mưa
(mm)

Nhiệt độ
(0C)

Lượng mưa
(mm)

1

16,4

18,6

20,0

161,3

25,8


13,8

2

17,0

26,2

20,9

62,6

26,7

4,1

3

20,2

43,8

23,1

47,1

27,9

10,5


4

23,7

90,1

26,0

51,6

28,9

50,4

5

27,3

188,5

28,3

82,1

28,3

218,4

6


28,8

239,9

29,3

116,7

27,5

311,7

7

28,9

288,2

29,4

95,3

27,1

293,7

8

28,2


318,0

28,9

104,0

27,1

269,8

9

27,2

265,4

27,1

473,4

26,8

327,0

10

24,6

130,7


25,1

795,6

26,7

266,7

11

21,4

43,4

23,1

580,6

26,4

116,5

12

18,2

23,4

20,8


297,4

25,7

48,3

Tháng

Câu 2: (4 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam:
a) Chứng minh miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai đặc điểm tự nhiên cơ bản là:
“quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất – kiến tạo và chịu tác
động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc".
b) Nêu các thế mạnh và hạn chế trong khai thác, sử dụng tự nhiên của miền.
Câu 3: (4 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 2), hãy phân tích:


a) Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam thời kỳ 1979 –
2005.
b) Những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Bảng 2: Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam, thời kỳ 1979-2005
(Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
0 – 14
15 – 59
60 trở lên
Tổng số (triệu người)


1979

1989

1999

2005

42,5
50,4
7,1

38,7
54,1
7,2

33,6
58,3
8,1

27,0
64,0
9,0

52,7

64,3

76,3


83,1

Câu 4: (5 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 3):
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước
ta.
b) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong
giai đoạn 1995 – 2008.
Bảng 3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta (giá thực tế)
(Đơn vị: Ngàn tỷ đồng)

Năm
Khu vực
Nông-lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
Tổng số

1995

2000

2005

2008

62,22

108,35


175,98

326,50

65,82
100,85
228,89

162,22
171,10
441,67

344,22
319,00
839,20

587,16
564,06
1.477,72

Câu 5: (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (tờ Nông nghiệp), trình bày tình hình sản xuất và
phân bố cây công nghiệp của nước ta.
– Hết –
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.


SỞ GD&ĐT BẾN TRE


HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010
Môn: ĐỊA LÝ
Câu
Nội dung
1.
a) Trình bày chế độ nhiệt và mưa (3đ)
*Yêu cầu cho mỗi địa điểm (Hà Nội, Huế và Tp.HCM):
-Về chế độ nhiệt: diễn biến nhiệt trong năm; tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp
nhất; biên độ nhiệt năm; nhiệt độ trung bình năm.
-Về chế độ mưa: diễn biến phân bố lượng mưa trong năm; các tháng mưa
nhiều (mùa mưa), các tháng ít mưa (mùa khô); tổng lượng mưa trung bình năm.
@Cách tính điểm: ở mỗi địa điểm: chế độ nhiệt: 0,5đ; chế độ mưa: 0,5đ
b) Những nhân tố chính (1đ)
-Vĩ độ: Nhiệt độ trung bình năm ở Tp.HCM > Huế > Hà Nội.
-Gió mùa: gió mùa đông làm cho Hà Nội có thời gian nhiệt độ xuống < 20 0C
(tháng 12 – 2); gió mùa hạ liên quan đến mùa mưa ở các nơi, tạo thời tiết nóng
bức ở Huế (tháng 6 – 8).
-Địa hình: gây mưa nhiều ở Huế (tháng 9 – 12).
2.
a) Chứng minh hai đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền B&ĐBBB (3đ)
-Quan hệ mật thiết với Hoa Nam (TQ) về cấu trúc địa chất – kiến tạo:
+Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao tb 600m; các dãy núi và thung
lũng sông có hướng vòng cung; điạ hình cacxtơ khá phổ biến; hướng nghiêng
chung là TB – ĐN, thấp dần ra biển và đồng bằng mở rộng.
+Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo;
vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu.
+Giàu khoáng sản.
(các ý trên phải có dẫn chứng từ bản đồ)
-Chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc:

+Khí hậu có mùa đông lạnh (dẫn chứng nhiệt độ tháng 1-2)
+Sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (600 – 700m , trong khi ở miền Nam: 900
– 1000m)
+Sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
b) Các thế mạnh và hạn chế (1đ)
-Thế mạnh: giàu tài nguyên khoáng sản (năng lượng, kim loại,…); thủy điện;
cảnh quan đẹp; tài nguyên đất – rừng;…
-Hạn chế: sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, thời tiết, của dòng chảy
sông ngòi gây trở ngại trong quá trình sử dụng tự nhiên.
3.
a) Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số VN (2đ)
-Quy mô dân số tăng nhanh, dù tốc độ tăng có hướng giảm (dẫn chứng số liệu)
dân số tăng trung bình > 1 triệu người/năm.
-Dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhưng đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm
tuổi (dẫn chứng số liệu)
b) Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động (2đ)
-Thế mạnh:
+Nguồn lao động đông, tăng > 1 triệu lao động/năm.
+Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất; chất lượng lao
động ngày càng được nâng lên (dẫn chứng số liệu).
-Hạn chế:
+Lực lượng lao động có trình độ cao, lao động kỹ thuật lành nghề còn ít (dẫn
chứng số liệu)

Điểm

0,25
0,5

0,25


0,75

0,25
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

1,0
1,0

0,5
0,5

0,5


4.

5.

+Lực lượng lao động đông gây khó khăn: giải quyết việc làm, tăng năng suất
lao động, tăng thu nhập,…
a) Vẽ biểu đồ (2đ)
-Hình thức: miền (3 khu vực, chuyển giá trị sang %) hoặc hình cột chồng (7
cột).

-Nội dung: thể hiện đủ và đúng trục ngang (năm), trục đứng (giá trị sản xuất); độ
lớn, vị trí các đối tượng có tỉ lệ phù hợp với trục ngang và trục đứng; chú thích
tương ứng với ký hiệu thể hiện trên biểu đồ; có tên biểu đồ.
@ Các trường hợp trừ điểm:
+Hình thức thể hiện biểu đồ không phù hợp
+Nội dung: mỗi chi tiết sai, hoặc không phù hợp
b) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế (3đ)
-Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: tăng tỉ trọng khu vực II, giảm
tỉ trọng khu vực I. Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (dẫn
chứng số liệu).
Có tác động tích cực đối với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH.
-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện trong nội bộ các ngành:
+Khu vực I: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong
nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.
+Khu vực II: tăng tỉ trọng CN chế biến, có hàm lượng kỹ thuật cao; giảm tỉ
trọng CN khai thác, các sản phẩm chất lượng thấp.
+Khu vực III: tăng mạnh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế
và phát triển đô thị.
Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp (3đ)
*Yêu cầu: nội dung bài viết dựa trên cơ sở đọc và phân tích nội dung tờ bản đồ
Nông nghiệp trong Atlat Địa lý Việt Nam; có số liệu minh họa cụ thể.
*Nội dung:
-Tình hình sản xuất:
+Giá trị sx cây CN trong tổng GTSX ngành trồng trọt;
+Diện tích trồng cây CN qua các năm;
+Diện tích, sản lượng một số sản phẩm: cà phê, cao su, điều
-Phân bố:
+Các vùng chuyên canh cây CN chính (tỷ lệ diện tích gieo trồng cây CN so
với tổng diện tích gieo trồng); các sản phẩm chính của vùng.

+Các tỉnh có diện tích trồng cây CN quan trọng của vùng (các biểu đồ cột)

0,5

-1,5
-0,25
1,0

0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
1,0
0,5

* Lưu ý:
-Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ ràng,
chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa.
-Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với số
điểm quy định của mỗi câu.
-----------//-----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, tính tọa độ địa lý của điểm cực Bắc của Việt Nam (phần
đất liền).
Câu 2: (4,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu dưới đây:
Các chỉ số nhiệt độ của Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh
Nhiệt
Nhiệt độ
Nhiệt độ Biên độ Nhiệt
Nhiệt
độ
trung bình
trung
nhiệt độ độ tối độ tối
trung tháng lạnh
bình
trung
thấp
cao
Địa điểm
0
bình
( C)
tháng
bình

tuyệt
tuyệt
năm
nóng (0C)
năm
đối
đối
0
0
0
( C)
( C)
( C)
(0C)
16,4
28,9
Hà Nội
23,5
12,5
2,7
42,8
0
Vĩ độ: 21 01’B
(tháng 1)
(tháng 7)
19,7
29,4
Huế
25,1
9,7

8,8
41,3
0
Vĩ độ: 16 24’B
(tháng 1)
(tháng 7)
25,7
28,9
TP Hồ Chí Minh
27,1
3,2
13,8
40,0
0
Vĩ độ: 10 47’B
(tháng 12) (tháng 4)

Biên độ
nhiệt độ
tuyệt
đối (0C)

40,1
32,5
26,2

a) Nhận xét về sự thay đổi chế độ nhiệt từ Hà Nội đến Huế và TP.Hồ Chí Minh.
b) Giải thích về sự thay đổi chế độ nhiệt ở các địa điểm này.
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trình bày các đặc điểm về lưu vực, chế độ nước của hệ

thống sông Hồng.
Câu 4: (5,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam, trình bày đặc điểm tự nhiên của
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nêu các thế mạnh và hạn chế trong khai thác, sử dụng tự nhiên
của miền.
Câu 5: (5,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu dưới đây:
Sự thay đổi cơ cấu vốn đất của nước ta, thời kỳ 1993 - 2008 (%)
Các loại đất
Năm 1993
Năm 2002
Năm 2008
Đất nông nghiệp
22,2
28,6
29,0
Đất lâm nghiệp có rừng
30,0
36,6
44,6
Đất chuyên dùng và đất ở
5,6
6,3
6,8
Đất chưa sử dụng
42,2
28,5
19,6
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi vốn đất của nước ta qua các năm.
b) Nhận xét và giải thích tình hình sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.

– Hết –
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011
Môn: ĐỊA LÝ
Câu
Nội dung
Điểm
1.

2.

3.

4.

Tính tọa độ địa lý của điểm cực Bắc của Việt Nam (2,0 đ)
* Yêu cầu:
- Sử dụng Atlat Địa lý VN để xác định vị trí của điểm cực Bắc;
- Sử dụng thước để đo tính tọa độ địa lý của điểm cực Bắc: chỉ tính đến độ,
phút; chấp nhận sai số ± 1’.
* Kết quả:
- Xác định điểm cực Bắc: xã Lũng Cú
- Tọa độ địa lý: vĩ độ: 23023’B ; kinh độ: 105018’Đ (± 1’)
a) Trình bày sự thay đổi chế độ nhiệt (2,0 đ)

- Từ HN đến TPHCM:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần (dẫn chứng số liệu);
+ Biên độ nhiệt (trung bình năm, tuyệt đối) giảm dần (dẫn chứng số liệu);
- Kết luận: chế độ nhiệt có sự thay đổi theo lãnh thổ, từ Bắc vào Nam.
b) Giải thích sự thay đổi (2,0 đ)
- Theo vĩ độ: nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ B  N (càng gần xích đạo).
- Do hoạt động gió mùa:
+ Gió mùa Đông Bắc: miền Bắc có mùa đông lạnh (Hà Nội có nhiệt độ tb
tháng thấp nhất; biên độ nhiệt tuyệt đối, tb năm cao nhất);
+ Gió mùa Tây Nam: tạo thời tiết nóng bức ở Huế.
- Do địa hình: làm giảm ảnh hưởng của gió ĐB xuống phía Nam; tạo hiệu ứng
nhiệt (phơn) ở gió TN.
Đặc điểm về lưu vực, chế độ nước của hệ thống sông Hồng (4,0 đ)
* Yêu cầu: sử dụng Atlat Địa lý VN để nêu lên các đặc điểm theo yêu cầu
* Các ý phải nêu:
- Lưu vực:
+ Chiếm tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông trên lãnh thổ
(21,91%)
+ Hệ thống sông gồm: sông Hồng (sông chính); và các phụ lưu: sông Đà,
Chảy, Lô,… (nêu ít nhất 3 phụ lưu)
+ Phần lớn lưu vực sông (thượng và trung lưu) chảy qua miền núi cao và trung
bình
- Chế độ nước:
+ Mùa lũ từ tháng 6 – tháng 10 (11), đỉnh lũ vào tháng 8 (6660m3)
+ Mùa cạn từ tháng 11 (12) – tháng 5, cạn nhất vào tháng 3 (765m3)
a) Đặc điểm tự nhiên của miền TB và BTB (3,0 đ)
- Đặc điểm chung: có mối quan hệ với Vân Nam (TQ) về cấu trúc địa chất- kiến
tạo và sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa ĐB.
- Hệ thống núi và thung lũng sông có hướng TB-ĐN; địa hình núi cao, núi
trung bình chiếm ưu thế; tính chất nhiệt đới tăng dần; có đầy đủ ba đai cao; có

nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo,…
- Đồng bằng hẹp, ven biển; nhiều cồn cát, đầm phá…
- Khí hậu: mùa mưa vào thu đông, mùa hạ có thời tiết gió Tây khô nóng.
(các ý trên phải có dẫn chứng từ bản đồ)

1,0
1,0

0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
1,0
0,5

1,0
1,0

0,5
1,5

0,5
0,5



b) Thế mạnh và hạn chế (2,0 đ)
- Miền núi thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, trồng cây CN; phát triển nông –
lâm kết hợp; khai thác khoáng sản (sắt, đồng, apatit, crôm,…)
- Đồng bằng ven biển: thuận lợi nuôi trồng thủy sản
- Nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Hạn chế: thiên tai xảy ra nhiều …
(các ý trên phải có dẫn chứng từ bản đồ)
5.

0,5
0,5
0,5
0,5

a) Vẽ biểu đồ (2,0 đ)
- Hình thức: 3 hình tròn hoặc 3 cột (có kích thước bằng nhau) thể hiện ở 3 năm:
1993, 2002, 2008.
- Nội dung: thể hiện đủ 4 nhóm đất và đúng tỉ lệ từng nhóm đất (%); chú thích
tương ứng với ký hiệu thể hiện trên biểu đồ; có tên biểu đồ.
* Các trường hợp trừ điểm:
+ Hình thức thể hiện biểu đồ không phù hợp
-1,5
+ Nội dung: mỗi chi tiết sai, hoặc không phù hợp
-0,25
b) Nhận xét và giải thích tình hình sử dụng tài nguyên đất (3,0 đ)
- Diện tích đất nông nghiệp không nhiều (diện tích bình quân/người thấp); diện 0,75
tích đất nông nghiệp tăng khá do có các chính sách khuyến khích khai hoang, phát
triển kinh tế trang trại…; tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp
không nhiều (tăng chậm).
- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng cũng tăng, do có các chính sách bảo vệ rừng, 0,75

trồng mới rừng, nhưng tỉ lệ che phủ rừng vẫn còn ít.
- Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hoá, đô 0,75
thị hoá. Tuy nhiên, việc mở rộng đất chuyên dùng và đất ở chủ yếu do chuyển từ
đất nông nghiệp sang sẽ có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng đang thu hẹp do khai hoang mở rộng diện tích đất nông 0,75
nghiệp, trồng rừng… Tuy nhiên diện tích đất bị suy thoái vẫn còn lớn.
(các ý trên phải có số liệu dẫn chứng)

* Lưu ý:
- Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ ràng,
chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa.
- Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với số
điểm quy định của mỗi câu.
-----------//-----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN
DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1: (3 điểm)
Tính góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa vào các ngày: 21 tháng
3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 tại các vị trí theo bảng dưới đây:
Vĩ độ


Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa
21/3
22/6
23/9
22/12

Cực Nam
Vòng cực Nam
Chí tuyến Nam
Xích đạo
Chí tuyến Bắc
Vòng cực Bắc
Cực Bắc

Câu 2: (4 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày
đặc điểm địa hình, thuỷ văn, đất và thực vật dọc theo lát cắt địa hình từ sơn nguyên
Đồng Văn đến cửa Thái Bình.
Câu 3: (5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học:
a) Phân tích đặc điểm cơ cấu sử dụng đất của nước ta.
b) So sánh cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long.
Hiện trạng sử dụng đất của cả nước và các vùng, năm 2005 (ngàn ha)
Trong đó
Tổng
diện tích
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du, miền núi Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

33121,2
1486,2
10155,8
5155,2
3316,7
5466,0
3480,9
4060,4

Đất
sản xuất
nông
nghiệp
9412,2
760,3
1478,3
804,9
583,8
1597,1
1611,9
2575,9

Đất
lâm

nghiệp
14437,3
123,3
5324,6
2854,0
1459,8
3067,8
1251,6
356,2

Đất
chuyên
dùng
1401,0
230,5
245,0
194,1
193,8
124,5
193,6
219,5

Đất ở
602,7
116,5
112,6
97,9
54,2
41,6
71,4

108,5

1


Câu 4: (4 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam:
a) Hoàn thiện sơ đồ về nguồn lao động (ở bên dưới).
b) Chứng minh sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của nước ta
phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Nguồn lao động

…………

……

……

…………

……

……

……

Câu 5: (4 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại
sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
_____HẾT_____

Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẾN TRE
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI
CẤP QUỐC GIA LỚP 12THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010
Môn: ĐỊA LÝ

Câu
1. Tính góc chiếu sáng (3,0đ)

Nội dung

Điểm
3,0

Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa
21/3
22/6
23/9
22/12
Cực Nam
00
Khuất trong tối
00
23027’

Vòng cực Nam
23027’
00
23027’
46054’
Chí tuyến Nam
66033’
43006’
66033’
900
0
0
0
Xích đạo
90
66 33’
90
66033’
0
0
0
Chí tuyến Bắc
66 33’
90
66 33’
43006
Vòng cực Bắc
23027’
46054’
23027’

00
0
0
0
Cực Bắc
0
23 27’
0
Khuất trong tối
* Cách tính điểm: mỗi vị trí sai: - 0,25đ; tổng số điểm bị trừ tối đa: 3,0đ
Vĩ độ

2.

3.

Đọc lát cắt địa hình từ s.ng. Đồng Văn đến cửa Thái Bình (4,0đ)
a) Địa hình:
- Hướng thấp dần từ tây bắc về đông nam.
- Giáp biên giới V-T: các khối núi đá vôi đồ sộ cao >1500m (Đồng
Văn,…)
- Ở trung tâm: vùng núi thấp, cao tb 500 – 600m; các dãy núi hình cánh
cung (Ngân Sơn, Bắc Sơn,…).
- Đồng bằng Bắc Bộ: do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình bồi đắp, rộng, thấp và khá bằng phẳng.
b) Thuỷ văn:
- Vùng núi ĐB: thượng lưu của các sông, chảy theo hướng vòng cung
(Gâm, Cầu, Thương,…) nước chảy xiết (có giá trị thuỷ điện).
- Đồng bằng BB: hệ thống sông Thái Bình
có giá trị thuỷ lợi, giao

thông,…
c) Đất và thực vật:
- Vùng núi ĐB: chủ yếu là đất feralit trên đá vôi và trên các loại đá
khác; thực vật là rừng kín thường xanh (vùng núi thấp), rừng cây bụi,
(trên núi cao), rừng trên núi đá vôi,…
- Đồng bằng BB: chủ yếu là đất phù sa, đất phèn (ô trũng), đất mặn (ven
biển); thực vật nông nghiệp là chủ yếu.
Cơ cấu sử dụng đất của nước ta (5,0đ)
a) Đặc điểm cơ cấu sử dụng đất:
- Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ tương đối ít (28,4%); ít có khả
năng mở rộng
- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 43,6% tỉ lệ còn thấp trong điều kiện
của một nước chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đất chuyên dụng và đất ở chỉ chiếm 6,0% nhưng có xu hướng tăng lên

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5


3


do quá trình CNH, HĐH và dân cư ngày càng tăng
ảnh hưởng xấu
đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng chiếm 22%
đang thu hẹp do khai hoang mở rộng
diện tích đất nông nghiệp.
- Vốn đất đai ở các vùng rất khác nhau về quy mô, cơ cấu,…(dẫn chứng
số liệu)
Đòi hỏi ở mỗi vùng phải có những chính sách thích hợp (Luật đất
đai) để sử dụng và bảo vệ vốn đất đai có hiệu quả.
b) So sánh cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSH và ĐBSCL:
- Cả 2 vùng đều có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn
có thế mạnh về sản xuất
lương thực, thực phẩm; đặc biệt là ĐBSCL (dẫn chứng số liệu)
- Ở cả 2 vùng đều đang đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo
hướng: thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng,
phát triển nuôi trồng thủy sản
- ĐBSH có tỉ lệ đất chuyên dùng, đất ở chiếm tỉ lệ cao hơn chứng tỏ
việc sử dụng đất ở đây chịu sức ép lớn của dân số (dẫn chứng số liệu).
4.

Cơ cấu lao động (4,0đ)
a) Hoàn thiện sơ đồ về nguồn lao động:

0,5
0,5

0,5

0,75
0,5

0,75

2,0

Nguồn lao động
Dân số hoạt động kinh tế

DS hoạt
động
kinh tế
thường
xuyên

DS hoạt
động
kinh tế
không
thường
xuyên

Dân số không hoạt động kinh tế

Nội
trợ


Học
sinhsinh
viên

Tình
trạng
khác

* Cách tính điểm: mỗi vị trí sai: - 0,5đ; tổng số điểm bị trừ tối đa: 2,0đ
b) Chứng minh sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của
nước ta phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới:
- Xu hướng phát triển chung trên thế giới: giảm tỉ trọng lao động khu
vực nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động công nghiệp- xây
dựng và dịch vụ.
- Đọc số liệu từ Atlat ĐLVN để chứng minh nước ta cũng có sự thay
đổi cơ cấu lao động theo hướng trên (mỗi khu vự kinh tế: 0,5đ)
5.

TP HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (4,0đ)
a) Nêu tình hình sản xuất CN ở TPHCM (đọc từ các ký hiệu bản đồ):
- Giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước: >120 nghìn tỉ đồng (giá thực tế
năm 2007); chiếm >10% so với cả nước
- Cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao (luyện

0,5

1,5

1,0
1,0


4


kim, điện tử, tin học, hóa chất,…)
b) Giải thích:
Do có nhiều nhân tố thuận lợi:
- Vị trí địa lý: nằm giữa 2 vùng nguyên liệu dồi dào (ĐNB và ĐBSCL);
trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đầu mối giao thông
vận tải trong nước và quốc tế;…
- Nguồn lao động đông, lành nghề; lực lượng tiêu thụ mạnh
- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ phát triển nhất
- Thị trường vốn đầu tư trong nước và nước ngoài;…
* Ngoài ra còn có các nhân tố khác: tổ chức quản lý, chính sách đầu
tư,…
(* có thể cho 0,5đ với điều kiện tổng số điểm phần b không quá 2,0đ).

0,5

0,5
0,5
0,5

* Lưu ý:
-Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn
đạt rõ ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa.
-Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch
với số điểm quy định của mỗi câu.
-----------//-----------


5


SỞ GD&ĐT BẾN TRE

KỲ THI CHỌN CÁC ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA LỚP 12
NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: ĐỊA LÝ
THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1.

(3,0 điểm)

(mm) 2000

1600

1200

800

400

0

90
B


60

30

0

30

60

90
N

Quan sát biểu đồ trên, hãy:
a) Nêu tên biểu đồ.
b) Nhận xét và giải thích nội dung biểu đồ.
Câu 2.

(3,0 điểm)
Bảng 1. Mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật và đất ở Việt Nam

Độ cao (m)

Nhiệt độ
trung bình
năm (0C)

Lượng mưa
trung bình
năm (mm)


>1600 - 1700
đến 2600

< 15

> 2000

600 - 700 đến
1600-1700

15 – 20

> 2000

< 600 – 700

> 20

1500 – 1800

Kiểu thảm thực vật
Rừng rêu cận nhiệt
Rừng rậm cận nhiệt
đới ẩm lá rộng thường
xanh trên núi
Rừng rậm nhiệt đới gió
mùa thường xanh
(hoặc nửa rụng lá)


Đất
Đất mùn thô
trên núi cao
Đất mùn vàng
đỏ trên núi
Đất đỏ vàng
(Feralit)

Dựa vào bảng 1 và kiến thức đã học, nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật và
đất ở Việt Nam.


Câu 3.

(4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (tờ bản đồ Dân số), trình bày đặc điểm dân số và phân
bố dân cư của nước ta.
Câu 4.

(5,0 điểm)
Bảng 2. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta, thời kỳ 1990 – 2007 (%)

Năm
Khu vực
(I) Nông,lâm nghiệp, thuỷ sản
(II) Công nghiệp và xây dựng
(III) Dịch vụ

1990


1995

2000

2005

2007

38,7
22,7
38,6

27,2
28,8
44,0

24,5
36,7
38,8

21,0
41,0
38,0

20,3
41,6
38,1

a) Trong bảng 2, có thể thay thế GDP bằng GNI được không? Tại sao?

b) Dựa vào bảng 2 và kiến thức đã học, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu các khu vực
kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007.
Câu 5.

(5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

a) So sánh cơ cấu nông nghiệp của vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi
phía Bắc.
b) Giải thích sự khác biệt về cơ cấu nông nghiệp giữa hai vùng.
– Hết –
Ghi chú:

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.


HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN ĐỊA LÝ
Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi HSG cấp QG – Năm học 2008-2009
Nội dung

Điểm

Câu 1.
a) Tên biểu đồ: Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
b) Nhận xét và giải thích:
-Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều theo vĩ độ:
+Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo; mưa tương đối nhiều ở hai vùng ôn đới
(Bắc và Nam bán cầu)
+Mưa ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam; mưa càng ít khi càng về hai cực
Bắc và Nam.

-Nguyên nhân:
+Sự hình thành và phân bố các khu khí áp (vùng xích đạo, cận chí tuyến)
+Hoạt động của các frông (vùng ôn đới)

3,0
0,5

Câu 2.
-Theo quy luật chung:
+Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng
đến một độ cao nào đó rồi mới giảm khí hậu thay đổi theo độ cao.
+Sự phân bố thảm thực vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu
thảm thực vật cũng
thay đổi theo độ cao.
+Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật
đất cũng thay đổi theo
độ cao.
-Thiên nhiên Việt Nam cũng tuân theo quy luật phân hoá theo độ cao, thể hiện ở
các đặc điểm:
+Ở độ cao <600 – 700m: khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm (thể hiện ở nhiệt độ và
lượng mưa tb năm)
thảm thực vật là các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa và đất
feralit đỏ vàng.
+Ở độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m: khí hậu mang tính cận nhiệt đới
thảm thực vật là các kiểu rừng cận nhiệt đới ẩm và đất mùn vàng đỏ.
+Ở độ cao > 1600 – 1700m: nhiệt độ thấp
rừng sinh trưởng kém (rừng
rêu…) và đất mùn thô.

3,0


Câu 3.
*Yêu cầu: đọc và phân tích nội dung tờ bản đồ Dân số trong Atlat Địa lý Việt
Nam; có số liệu minh họa cụ thể.
*Nội dung:
-Dân số: (phân tích các biểu đồ, tháp dân số)
+Dân số tăng nhanh
+Nhịp độ tăng thay đổi theo thời kỳ: tăng nhanh ở thời kỳ trước 1989; từ 19892003 tốc độ tăng giảm dần.
+Cơ cấu dân số theo độ tuổi có xu hướng tăng tỉ trọng nhóm tuổi lao động và
trên tuổi lao động; giảm tỉ trọng nhóm dưới tuổi lao động.
-Dân cư: (phân tích nội dung bản đồ)
+Phân bố dân cư (mật độ dân số) chưa hợp lý giữa các vùng (nêu được các
vùng có MĐDS cao, vùng có MĐDS thưa).
+Các đô thị lớn tập trung ở: ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL, DHMT (nêu tên, quy mô
dân số một số đô thị lớn); thưa thớt ở TD-MNPB, TN…
-Kết luận:
+Dân số tăng nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lý
ảnh hưởng lớn đến việc
sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
+Cần có chiến lược phát triển dân số và phân bố dân cư hợp lý (nêu một số nội

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5


0,5
0,5
0,5
4,0

0,5
0,5
0,5

1,0
0,5

0,5


dung: chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ, chính sách chuyển cư phù hợp,
chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn – thành thị,…)
Câu 4.
a) Trả lời: GDP không thay thế bởi GNI.
Lý do:
-GDP là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra
bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài
làm ra, ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
-GNI được tính bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ
nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm.
-Ở VN: nền kinh tế đang tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn là đầu tư ra
nước ngoài, vì thế GDP > GNI.
b) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu các khu vực kinh tế:

-Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: tăng tỉ trọng khu vực I, giảm
tỉ trọng khu vực II, ổn định khu vực III.
Có tác động tích cực đối với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH.
-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện rõ trong nội bộ các ngành:
+Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi.
+Khu vực II: tăng tỉ trọng CN chế biến, có hàm lượng kỹ thuật cao; giảm tỉ
trọng CN khai thác, các sản phẩm chất lượng thấp.
+Khu vực III: các ngành thuộc kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư.
Câu 5.
a) So sánh:
-Cả hai vùng đều là vùng chuyên canh cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn
quan trọng của cả nước
-Cơ cấu cây CN và đàn gia súc khác nhau:
+Trung du và miền núi phía Bắc: diện tích cây CN lớn nhất là chè, các cây
dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; đàn gia súc chủ yếu là trâu và bò…
+Tây Nguyên: diện tích cây CN lớn nhất là cà phê, cao su…; đàn gia súc chủ
yếu là bò…
b) Giải thích sự khác biệt:
-Chủ yếu do sự khác biệt về khí hậu và đất đai.
-Cụ thể:
+Trung du và miền núi phía Bắc: có mùa đông lạnh; đất feralit trên đá vôi, đá
phiến… thích hợp để phát triển các cây CN cận nhiệt và ôn đới
+Tây Nguyên: khí hậu mang tính cận xích đạo, có mùa một mùa mưa và một
mùa khô kéo dài; đất feralit trên đá badan (đất badan) màu mỡ
thích hợp trồng
các cây CN nhiệt đới.

0,5

5,0
0,5

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5,0

0,5

1,0
1,0
0,5

1,0

1,0

* Ghi chú:
Các ý trên đây chỉ có tính định hướng, giáo viên cần dựa vào lập luận, diễn đạt của
học sinh (rõ ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa cụ thể, hợp lý,…) để đánh giá,
xác định mức độ cho điểm.

----- // ------


SỞ GD&ĐT BẾN TRE

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 - NĂM HỌC 2006 - 2007
MÔN THI: ĐỊA LÝ
THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề)

(gồm có 2 trang)

ĐỀ:

Câu 1.

(5,0 điểm)
Sơ đồ các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Hình 1.

Nguồn lực
Nguồn lực trong nước






Nguồn lực nước ngoài











a) Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thiện sơ đồ trên (hình 1).
b) Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Câu 2.

(6,0 điểm)

Bảng 1.

Số dân của nước ta phân theo thành thị và nông thôn
(thời kỳ 1979 – 2003)
Năm

Số dân
(Triệu người)

1979

1985

1990


1995

2000

2003

Thành thị
Nông thôn

10,09
42,37

11,36
48,51

13,28
51,91

15,09
59,22

18,78
58,82

20,87
60,03

a) Dựa vào bảng 1, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân
số thành thị và nông thôn của nước ta trong thời kỳ 1979 – 2003. Nhận xét và giải

thích sự thay đổi cơ cấu đó.
b) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.


Câu 3.

(5,0 điểm)

Bảng 2.a. Sự thay đổi cơ cấu vốn đất của nước ta, thời kỳ 1993 - 2002 (%)
Các loại đất
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp có rừng
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất chưa sử dụng

Năm 1993
22,2
30,0
5,6
42,2

Năm 2002
28,6
36,6
6,3
28,5

Bảng 2.b. Cơ cấu đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long, năm 2000 (%)

Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
-Trong đó: Đất lúa – màu
Đất vườn tạp
Đất trồng cây lâu năm
-Trong đó: Cây ăn trái
Đất cỏ dùng cho chăn nuôi
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

Đồng bằng
sông Hồng
100,0
84,2
78,0
5,8
2,5
2,1
0,2
7,3

Đồng bằng
sông Cửu Long
100,0
75,0
70,1
3,9
13,4
6,2
0,0

7,7

Dựa vào kiến thức đã học và bảng 2.a, 2.b:
a) Trình bày đặc điểm cơ cấu vốn đất và giải thích sự thay đổi cơ cấu vốn đất
của nước ta trong thời kỳ 1993 – 2002.
b) Phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4.

(4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trình bày:
a) Những điều kiện chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta.
b) Sự phân bố các ngành công nghiệp trên.
– Hết –
Ghi chú:

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.


HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN ĐỊA LÝ
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 – Năm học 2006-2007
Nội dung

Điểm

Câu 1.
a) Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (theo sơ đồ):
-Nguồn lực trong nước: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, đường

lối phát triển KT-XH,…
-Nguồn lực nước ngoài: quy trình công nghệ, trang thiết bị, vốn, kinh nghiệm
quản lý kinh tế,…
b) Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
-Nguồn lực chính là nguồn lực trong nước, là tổng thể các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, các đường lối chính sách phát
triển KTXH của đất nước. Các nguồn lực này đóng vai trò quyết định sự phát
triển KTXH của đất nước.
-Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên:
+Thuận lợi:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; ở phía Đông bán đảo Đông Dương,
gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng; nằm ở
khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.
Có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, trong đó có một số loại có trữ
lượng và giá trị kinh tế cao. (có dẫn chứng).
+Hạn chế:
Một số tài nguyên phân tán theo không gian, không đều về trữ lượng, sự
khai thác không hợp lý; (có dẫn chứng).
Thiên tai làm thiệt hại đến sản xuất.

0,5
0,5

0,5

0,5

0,5
-Dân cư và nguồn lao động:
+Thuận lợi: đông dân, dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường

tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật – công
nghệ tiên tiến. (có dẫn chứng).
+Hạn chế: dân số tăng nhanh, sự phân bố dân cư và lao động chưa hợp lý,
chất lượng lao động chưa cao. (có dẫn chứng).
-Đường lối phát triển kinh tế - xã hội:
+Thuận lợi: Công cuộc đổi mới, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
tạo bước ngoặt cho sự phát triển KTXH (đối chiếu với những hạn chế về kinh tế
trước khi tiến hành đổi mới)
+Hạn chế: mô hình mới còn đang trong quá trình hình thành, mô hình cũ
chưa hoàn toàn bị phá vỡ.
-Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+Thuận lợi: CSVC-KT từng bước được đầu tư, xây dựng để phục vụ cho
sự nghiệp phát triển đất nước.
+Hạn chế: trình độ KT-CN còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng
kém phát triển, phân bố chưa đều giữa các vùng.
Câu 2.
a) -Vẽ biểu đồ:
+Hình thức: biểu đồ miền hoặc cột chồng.

0,5
0,5

0,5
0,25

0,5
0,25


+Nội dung: số liệu chính xác; tỉ lệ phù hợp; có tên biểu đồ, chú giải đầy

đủ.
-Nhận xét và giải thích:
+Có xu hướng tăng tỉ trọng dân ở thành thị, giảm ở nông thôn. Do sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tăng ở khu vực II và III, giảm ở khu vực I).
+Dân thành thị tăng nhưng chậm (quá trình đô thị hoá chậm); dân nông
thôn vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn. Do nền kinh tế chưa phát triển, trình độ lao động
thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm.

1,0

0,75

0,75

b) Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với sự phát triển
KTXH:
-Mặt tích cực:
+Tạo thuận lợi, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của đất nước như: thu hút lực
lượng lao động có tay nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển KTXH trong
vùng,…
+Thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các lãnh thổ, quốc tế.
+Xây dựng đời sống văn minh, hiện đại,…
-Mặt tiêu cực: ĐTH diễn ra nhanh ở 1 số vùng
chuyển cư ồ ạt dân cư nông
thôn vào thành phố
hậu quả xấu: nạn thiếu việc làm, thất nghiệp, sức ép về nhà
ở, quá tải về cơ sở hạ tầng, môi trường sống bị ô nhiễm…
-Cần có những giải pháp để thúc đẩy ĐTH theo hướng tích cực:
+Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ, kết hợp đào tạo nghề
tạo việc

làm cho lao động thành thị;
+Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn; đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn --. hạn chế nạn chuyển cư vào
thành phố;
+Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, các ngành.

0,5
0,25
0,25

1,0
0,5

0,5
0,5

Câu 3.
a) Đặc điểm cơ cấu vốn đất và giải thích:
-Bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp (0,4 ha/người)
-Diện tích đất nông nghiệp tăng khá (có dẫn chứng) do có các chính sách
khuyến khích khai hoang, phát triển kinh tế trang trại… Tuy nhiên, khả năng mở
rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều.
-Diện tích đất lâm nghiệp có rừng cũng tăng (có dẫn chứng), do có các chính
sách bảo vệ rừng, trồng mới rừng. Nhưng tỉ lệ che phủ rừng vẫn còn quá ít.
-Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá. Tuy nhiên, việc mở rộng đất chuyên dùng và đất ở chủ yếu do chuyển
từ đất nông nghiệp sang sẽ có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp
(có dẫn chứng).
-Đất chưa sử dụng đang thu hẹp do khai hoang mở rộng diện tích đất nông
nghiệp, trồng rừng…(có dẫn chứng).

b) Phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp ở
ĐBSH và ĐBSCL.
-Đồng bằng sông Hồng:
+Đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp (do dân số đông)
+Có trình độ thâm canh cây lương thực cao, chủ yếu là lúa, hoa màu. (có
dẫn chứng).

0,25

0,5
0,5

0,5
0,5

0,75


Sử dụng đất hợp lý: đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trên cơ sở chuyển đổi
cơ cấu mùa vụ, tân dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản; giảm tỉ lệ tăng dân số
và phân bố lại dân cư.
-Đồng bằng sông Cửu Long:
+Có diện tích đất nông nghiệp lớn do sử dụng, cải tạo tốt các diện tích đất
phèn, mặn, diện tích mặt nước, bãi bồi.
+Phần lớn diện tích trồng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. (có dẫn
chứng).
Sử dụng đất hợp lý: cải tạo dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông
Hậu, thâm canh lúa 2-3 vụ hoặc trồng cây ăn trái quy mô lớn; các công trình cải
tạo lớn ở Đồng tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cà Mau để mở rộng diện tích đất
canh tác; cải tạo vùng ngập triều để nuôi trồng thủy sản.

Câu 4.
a) Các điều kiện phát triển:
-Ngành CN chế biến nông, lâm, thủy sản: có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong
phú là các sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm
nghiệp (có phân tích, dẫn chứng cụ thể ở từng ngành)
-Ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng: có nguồn lao động dồi dào, cần cù, có kỹ
thuật, giá rẻ (có dẫn chứng)
-Ngoài ra, còn có các điều kiện thuận lợi chung để cả 2 ngành đều phát triển là:
+Việc định hướng thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Nhà nước;
+Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước và thế giới)
b) Phân bố:
-Xác định các trung tâm CN chính: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…
-Xác định quy mô, tên các ngành sản xuất của mỗi trung tâm CN.

0,75

0,75

0,5

1,5
0,5

1,0

1,0

- Hết –
* Lưu ý:
-Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ

ràng, chính xác.
-Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với
số điểm quy định của mỗi câu.
-----------//-----------


SỞ GD&ĐT BẾN TRE

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 - NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: ĐỊA LÝ
THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1.

(3,0 điểm)

a) Dựa vào bảng 1, nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và
biên độ nhiệt năm theo vĩ độ.
b) Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (tờ bản đồ Khí hậu) để chứng minh chế độ nhiệt
ở nước ta có sự thay đổi theo vĩ độ.
Bảng 1: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ
độ địa lý ở bán cầu Bắc
Vĩ độ
0
20
30
40
50
60

70

Câu 2.

Nhiệt độ trung bình năm (0C)
24,5
25,0
20,4
14,0
5,4
-0,6
-10,4


Biên độ nhiệt năm (0C)
1,8
7,4
13,3
17,7
23,8
29,0
32,2


(3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh điều kiện hình thành,
đặc điểm địa hình và đất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3.


(6,0 điểm)
a) Nêu các đặc điểm chính của quá trình đô thị hóa.

b) Dựa vào bảng 2 và kiến thức đã học, phân tích tình hình đô thị hoá ở nước ta và
sự tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 2. Dân số thành thị của nước ta (thời kỳ 1995 – 2007)
Đơn vị: Triệu người
Năm
1995
2000
2005
2007
Vùng
CẢ NƯỚC
14,90
18,77
22,30
23,37
Đồng bằng sông Hồng
2,69
3,44
4,35
4,62
Trung du - miền núi phía Bắc
1,59
1,90
2,15
2,19
Bắc Trung Bộ
1,05

1,30
1,45
1,49
Duyên hải Nam Trung Bộ
1,45
1,82
2,10
2,20
Tây Nguyên
0,82
1,13
1,33
1,37
Đông Nam Bộ
4,87
6,29
7,32
7,78
Đồng bằng sông Cửu Long
2,43
2,87
3,60
3,72


Câu 4.

(5,0 điểm)

Dựa vào bảng 3, hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét tình hình phát triển ngành

thủy sản của nước ta, thời kỳ 1990 – 2007.
Bảng 3. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản, thời kỳ 1990 – 2007
Năm
1990
1995
2000
2005
2007
Câu 5.

Sản lượng thủy sản (ngàn tấn)
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
891,0
728,5
162,5
1.584,4
1.195,3
389,1
2.250,5
1.660,9
589,6
3.465,9
1.987,9
1.478,0
4.149,0
2.063,8
2.085,2


(3,0 điểm)

Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (tờ bản đồ Công nghiệp chung), trình bày tình hình
phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của nước ta.
– Hết –
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục.


HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN ĐỊA LÝ
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 – Năm học 2008-2009
Nội dung
Điểm
Câu 1.
3,0
a) Nhận xét và giải thích:
-Nhiệt độ trung bình năm, nhìn chung giảm dần từ xích đạo về phía cực;
0,75
riêng khu vực chí tuyến (quanh 200 B) có nhiệt độ trung bình năm cao hơn
khu vực xích đạo; biên độ nhiệt năm tăng dần theo vĩ độ.
-Giải thích: do sự thay đổi góc chiếu của tia bức xạ mặt trời; sự chênh lệch
1,0
thời gian chiếu sáng.
Riêng ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao còn do sự
phân bố của lục địa.
0,25
b) Chứng minh chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi theo vĩ độ:
*Cách 1: Dựa vào bản đồ nhiệt độ:
1,0
0
0

-Nhiệt độ trung bình năm: miền Bắc (Hà Nội) có nhiệt độ từ 20 C - 24 C,
miền Nam (TPHCM) có nhiệt độ từ 240C trở lên.
-Nhiệt độ trung bình tháng 1: miền Bắc (Hà Nội): <180C , miền Trung
(Huế): 200C - 240C , miền Nam (TPHCM): 240C trở lên.
*Cách 2: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ ở một số địa điểm đại diện cho các
miền: miền Bắc (Hà Nội,…): nhiệt độ tháng 1 <200C , miền Trung (Đà
Nẵng…): ± 200C, miền Nam (TPHCM…): ± 250C…
(Thí sinh phải
phân tích ít nhất 3 biểu đồ, nêu số liệu hợp lý thì mới được trọn số điểm).
Câu 2.
a) Điều kiện hình thành: đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông bồi tụ dần
trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
b) Địa hình:
-Đồng bằng sông Hồng: cao ở rìa phía tây - tây bắc, thấp dần ra biển;
được khai phá từ lâu đời và biến đổi mạnh mẽ: bề mặt bị chia cắt thành nhiều
ô; có hệ thống đê ven sông nên vùng ngoài đê được bồi phù sa hàng năm, còn
vùng trong đê không được bồi tụ phù sa
đất cao bạc màu và ô trũng ngập
nước.
-Đồng bằng sông Cửu Long: rộng, thấp và bằng phẳng hơn ĐBSH; bề mặt
không có đê, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; có các vùng
trũng lớn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…)…
b) Đất:
-Đồng bằng sông Hồng: đất phù sa nhưng phần lớn không còn được bồi tụ
hàng năm; dải đất mặn, phèn ven biển
-Đồng bằng sông Cửu Long: đất phù sa ven sông được bồi tụ hàng năm
(sông Tiền, sông Hậu), đất phèn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…)
và đất mặn ven biển chiếm gần 2/3 diện tích.
Câu 3.
a) Các đặc điểm chính:

-Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
-Sự gia tăng nhiều thành phố lớn và cực lớn

3,0
0,5

0,75

0,75

0,5

0,5
6,0
0,25
0,25


-Lối sống thành thị ngày càng phổ biến rộng rãi
b) Tình hình đô thị hoá: (năm 2007 so với năm 1995)
-Dân số thành thị cả nước tăng (>1,5 lần); tỉ lệ dân thành thị tăng (1995:
20,8% - 2007: 27,4%), tuy nhiên vẫn còn thấp so với dân số cả nước và so
với các nước trong khu vực.
-Quá trình đô thị hóa và phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các
vùng:
+Các vùng công nghiệp phát triển có dân số thành thị đông: ĐNB
(33,3% dân số thành thị cả nước), ĐBSH (19,7%)…; đồng thời tốc độ đô thị
hóa nhanh: ĐBSH (1,72 lần), ĐNB (1,5 lần), ĐBSCL (1,60 lần),…
+Các vùng kinh tế nông nghiệp, miền núi: dân số thành thị ít và tốc độ
đô thị hoá chậm.

(Lưu ý: các số trong ngoặc mang tính chất tham khảo, gợi ý; thí sinh có
thể dẫn chứng từ nhiều số liệu khác. Nếu số liệu hợp lý, giám khảo được vận
dụng để cho trọn số điểm).
c) Tác động của đô thị hóa:
-Tác động mạnh tới sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng và
cả nước (số liệu dẫn chứng)
-Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, sử
dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật; có sức hút đầu tư
trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động.
-Quá trình đô thị hoá cũng gây những hậu quả: ô nhiễm môi trường, an
ninh trật tự xã hội…
cần phải có kế hoạch phát triển, điều chỉnh quá trình
đô thị hoá phù hợp với sự phát triển chung.

0,25

Câu 4.
a) Vẽ biểu đồ:
-Hình thức: hình cột rời (3 cột/nhóm x 5 nhóm), hoặc hình cột chồng (5
cột), hoặc đồ thị (3 đường biểu diễn).
-Nội dung: thể hiện đủ và đúng trục ngang (thể hiện năm), trục đứng (sản
lượng, đơn vị: ngàn tấn); độ lớn, vị trí các đối tượng có tỉ lệ phù hợp với trục
ngang và trục đứng; chú thích tương ứng với ký hiệu thể hiện trên biểu đồ);
có tên biểu đồ.
* Các trường hợp trừ điểm:
Hình thức thể hiện biểu đồ không phù hợp
Nội dung: mỗi chi tiết sai, hoặc không phù hợp
b) Nhận xét:

-Sản lượng thủy sản ngày càng tăng (có số liệu dẫn chứng);
-Tỉ trọng giữa sản lượng khai thác và nuôi trồng có sự thay đổi tích cực:
+Từ 1990 - 2000: sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng chủ yếu ( 81,7% 75,4% - 73,8%); sản lượng nuôi trồng chiếm phần ít.
+Từ sau năm 2000: sản lượng nuôi trồng tăng nhanh, chiếm tỉ trọng
ngày càng cao (2005: 42,6% - 2007: 50,2%).
-Nguyên nhân chủ yếu do các chính sách đầu tư của Nhà nước (khoa học
kỹ thuật, công nghiệp chế biến, thị trường,…)

5,0
2,0

1,0

0,25

1,0
0,5

0,5

1,0
0,5

0,5

1,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0.5


×