Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong cách mạng XHCN. Sự vận dụng lý luận này trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 26 trang )


Bộ môn

Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Nhóm thảo luận : Nhóm 9
Lớp học phần : 1609


Đề tài




1.1. Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ xã
hội tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được
thể chế hóa thành pháp luật và được đảm bảo thực
thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế
chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho
nhân dân.


• Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN:
 Nhà nước pháp quyền tồn tại với tính cách một khái
niệm.
 Là sự thống nhất giữa xã hội được tổ chức theo một
cách thức xác định với bộ máy nhà nước - bộ phận
biểu hiện tập trung của cách thức tổ chức xã hội ấy.
 Quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp
luật và đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng


như các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm mang lại
quyền lợi cho nhân dân"


1.2. Sự quan trọng của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền trong cách mạng xây dựng XHCN
• Về phương diện lý luận: nhà nước pháp quyền không
phải là một kiểu nhà nước mà là giá trị phổ biến, là biểu
hiện của một trình độ phát triển dân chủ.
• Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp
quyền đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất
yếu khách quan.
• Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
Nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến
của nhà nước pháp quyền, vừa khẳng định được bản
sắc đặc thù của riêng mình.


Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam :
•Một là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
•Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
•Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng
trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.



Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam :
•Bốn là, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý
giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời
tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
•Năm là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng
và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Nước
CHXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
•Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.


1.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp
quyền theo quan điểm, tư tưởng về nhà nước
pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
• Là tổ chức chính trị của nhân dân, bảo đảm chủ quyền
của nhân dân.
• Tôn trọng pháp luật, bảo đảm tính tối thượng của pháp
luật, trong đó pháp luật phải phản ánh "ý chí chung của
nhân dân", "lợi ích chung của xã hội".
• Tôn trọng, thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do,
dân chủ của công dân.
• Bảo đảm sự độc lập của Toà án và tính chất dân chủ,
minh bạch của pháp luật.


1.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp

quyền theo quan điểm, tư tưởng về nhà nước
pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
• Chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động
của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối
với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành
vi vi phạm pháp luật của mình.
• Phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp
(tam quyền phân lập) và có cơ chế giám sát sự tuân thủ
pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện.


1.4. Quan điểm của Mác-Lênin về nhà nước và
pháp luật

 Về nhà nước
• Nguồn gốc: Không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã
hội nguyên thuỷ, chưa có nhà nước, đứng đầu các thị tộc và bộ lạc
là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những người dân ở đó bầu ra.
• Bản chất: Nhà nước là một bộ máy của một giai cấp này dùng để
trấn áp một giai cấp khác, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị
của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của
một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một
giai cấp.
• Đặc trưng: Quản lý dân cư theo lãnh thổ, thiết lập quyền lực công
cộng, thuế khóa.
• Chức năng: Thống trị và xã hội, Đối nội và đối ngoại.


1.4. Quan điểm của Mác-Lênin về nhà nước và

pháp luật
 Về pháp luật
• Nguồn gốc: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy
không có pháp luật nhưng lại tồn tại những
quy tắc ứng xử sự chung thống nhất, đó là
những tập quán và các tín điều tôn giáo.
• Bản chất: pháp luật là những quy tắc thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị.


1.4. Quan điểm của Mác-Lênin về nhà nước và
pháp luật
 Về pháp luật
• Vai trò:
- Là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt
đời sống xã hội.
- Là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mỗi công dân.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi
người dân trong xã hội.
- Ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu
trách nhiệm đối với công dân.



2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước pháp quyền
• Một là, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ,
nhà nước của dân, do dân, vì dân.
• Hai là, nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn

trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật
• Ba là, nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì
dân phải là Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả
• Bốn là, Nhà nước ta do đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự
thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân
dân và tính dân tộc rộng rãi


2.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam
• Nhà nước pháp quyền XHCNVN luôn luôn xác định mục tiêu cao nhất
của mình là con người.
• Trong nhà nước pháp quyền XHCNVN, mọi quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân.
• Nhà nước pháp quyền CNXHVN được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.
• Nhà nước pháp quyền CNXHVN là nhà nước mà ở đó quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan nhà nước trong viêc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
• Nhà nước pháp quyền CNXHVN là nhà nước do Đảng CSVN lãnh đạo.


2.3. Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
• Khái niệm: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải tạo
cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội
chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành
được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ
sở của chủ nghĩa xã hội.

• Đặc trưng kinh tế: cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
• Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước: một mặt là phát huy
đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên
chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt
khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.


 Tính tất yếu của sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam:
• Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những
nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng
tiến thẳng lên CNXH mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
• Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
• Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng
ta, sau đó là sự lựa chọn của chính nhân dân lao động nước ta


Nội dung của thời kỳ quá độ
ở nước ta
Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Động lực chủ yếu
để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ
sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập
thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực
của toàn xã hội.



Chương 3
Định hướng và giải pháp
tiếp tục xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam
của dân, do dân, vì dân


3.1. Các định hướng xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN
• Cần kiên trì học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng HCM về tổ chức
quyền lực nhà nước; kiên trì mục tiêu Nhà nước XHCN thực
sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
• Bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề thực tiễn; kết hợp
chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; bảo đảm mọi lý luận đều
có khởi nguồn và là nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn.
• Cần tiến hành từng bước vững chắc, với lộ trình phù hợp để
bảo đảm chắc chắn thành công.
• Tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với
công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
• Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước.


3.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân
• Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN.
• Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
• Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ.
• Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo

vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
• Về chính quyền địa phương, cần xác định rõ hơn địa vị
pháp lý, mô hình tổ chức, thẩm quyền của các cấp chính
quyền địa phương…



×