Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

mối quan hệ vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.2 KB, 7 trang )

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học
Xuyên suốt lịch sử triết học, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đã trở
thành vấn đề cơ bản của triết học mà bất cứ trường phái, học thuyết triết học nào
cũng phải đề cập và giải quyết. Việc giải quyết được mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức sẽ đặt nền móng cho việc giải quyết các vấn đề căn bản khác trong triết
học. Từ việc giải quyết mối quan hệ này mà lịch sử triết học nhân loại chia làm 2
trường phái tư duy đối lập nhau là chủ nghĩa Duy tâm và chủ nghĩa Duy vật. Vì
thế C.Mác – Anghen đã khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc
biệt của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.”
Quan hệ giữa vật chất và ý thức trở thành vấn đề cơ bản của triết học là vì:
-

-

Các học thuyết các trường phái triết học dù có khác nhau đến mấy thì
câu hỏi đặt ra trước hết và cần phải giải quyết là thế giới được con
người tao ra trong đầu óc của họ có quan hệ như thế nào với thế giới
bên ngoài?
Việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là điểm xuất phát
cơ sở để giải quyết những vấn đề lớn khác của triết học. Thông qua
việc giải quyết mối quan hệ này để phân định sự khác nhau về mặt lập
trường và thế giới quan của các nhà triết học, mục đích để phân chia
các hệ thống triết học khác nhau trong lịch sử và đương đại.

Vấn đề cơ bản của triết học xưa này đều xoay quanh giải quyết mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức. Để làm rõ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cần trả
lời được câu hỏi: Vật chất và ý thức, cái nào có trước và cái nào quyết định cái
nào. Việc trả lời câu hỏi trên đã dẫn đến việc hình thành các trường phái triết
học.
2.1. Các trường phái triết học trong lịch sử
Căn cứ vào việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong lịch


sử triết học đã hình thành những trường phái lớn sau:
-

Trường phái 1 – Chủ nghĩa duy tâm: Là trường phải cho rằng ý thức là
cái có trước, quyết định sự tồn tại của vật chất. Các nhà triêt học thuộc


trường phái này được gọi là nhà triết học duy tâm.
-

-

Trường phái 2 – Chủ nghĩa duy vật: Là trường phái cho rằng vật chất
và giới tự nhiên có trước và giữ vai trò quyết định tới ý thức. Các nhà
triết học thuộc trường phái này là được gọi là nhà triết học duy vật.
Trường phái 3 – Học thuyết nhị nguyên luân: Là trường phái cho rằng
vật chất và ý thức cùng đồng thời xuất hiện và tồn tại song song, cả 2
cùng là nguồn gốc tạo ra thế giới. Các nhà triết học thuộc trường phái
này được gọi là các nhà triết học nhị nguyên.

2.1.1. Trường phái duy tâm
Chủ nghia duy tâm xuất hiện ngay từ khi triết học ra đời. Sở dĩ gọi là duy
tâm vì nó cho rằng, ý thức là cái có trước, vật chất thế giới khách là cái có sau, ý
thức quyết định sự tồn tại của vật chất. Trường phái triết học Duy tâm tồn tại và
phát triển dưới hai hình thức sau đây:
-

-

Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Pla ton, Heghen) cho rằng có một

thực thể tinh thần hay ý niệm tuyệt đói tồn tại bên ngoài độc lập với
con người có trước con người đã sinh ra vạn vật, quyết định sự tồn tại
và phát triển của thế giới và con người.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Becoli) cho rằng cảm giác và ý thức
của con người là cái có trước và tồn tại sẵn có trong con người, mọi sự
vật hay thế giới vật chất chỉ là kết quả của sự phức hợp của cảm giác
mà thôi. Do đó, toàn bộ cái thế giới khách quan bên ngoài chỉ là “phức
hợp” của những cảm giác do cái “Tôi” sinh ra.

Tóm lại, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan cho dù có những
biến thái, cách giải quyết khác nhau về mặt thứ nhất song nó giống nhau ở chỗ
đều coi ý thức, tinh thần là cái có trước quyết định vật chất, nó thường là đồng
minh của tôn giáo, là vũ khí của giai cấp thống trị trong việc nô dịch quần chúng
nhân dân, chống lại tư tưởng tiến bộ.


2.1.2 Trường phái nhị nguyên luận
Trường phái nhị nguyên luận cho rằng cả vật chất và tinh thần đều tồn tại
song song, chúng độc lập với nhau,vật chất sinh ra vật chất, tinh thần sản sinh ra
các hiện tượng tinh thần. Đại biểu của nó chính là Đề các tơ.
2.1.3 Trường phái triết học duy vật
Khi giải quyết mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) nếu trả lời vật chât có
trước, ý thức có sau, ý thức được sản sinh từ kết cấu vật chất nhất định và vật
chất giữ vai trò quyết định ý thức thì hợp thành chủ nghĩa duy vật.
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ và
trong khi thừa nhận tính chất của vật chất đã đồng nhất vật chất với
một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó chủ yếu dựa trên
quan sát trực tiếp, cảm tính chưa có cơ sở khoa học. Họ cho rằng vật
chất, thế giới tự nhiên là cái có trước, ý thức, linh hồn con người là cái
có sau cho dù quan điểm còn mộc mạc, giản đơn nhưng nó chứa đựng

những phỏng đoán thiên tài, là cơ sở cho thế giới quan triết học sau
này. Họ đã cố gắng lấy thế giới để giải thích thế giới mang tính trực
quan cảm tính, chưa dựa trên cơ sở khoa học nào. (âm dương ngũ hành
ở Trung quốc - Đất, nước, lửa, khí ở ấn độ - Khí ...phương Tây).
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc ở thế kỷ 17, thế kỷ 18. Đây là
thời kỳ mà cơ học cổ điển thu thập được những thành tựu rực rỡ nên
khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ
nghĩa duy vật thời cổ đại thời kỳ này đã chịu tác động mạnh mẽ của
phương pháp tư duy siêu hình, máy móc nó xem xét, quan niệm thế
giới như một hệ thống máy móc phức tạp bao gồm nhiều bộ phận
không có liên hệ với nhau, không vận động không phát triển, bất biến,
ngưng đọng. Ví dụ như quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy
vật Pháp thế kỷ XVIII.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một
thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất
tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người. Lênin –
người đã bảo vệ và phát triển Triết học Mác đã nêu ra định nghĩa về
Vật chất. Định nghĩa này thể hiện mấy nội dung sau:
+ Vật chất là một phạm trù triết học: Đó là một phạm trù rộng và khái
quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất


thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng
ngày.
+ Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là "tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác", đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất
và cái gì không phải là vật chất.
+ Thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác "tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác". Điều đó khẳng định "thực tại khách
quan" (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất). Còn "cảm giác", (ý

thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý
thức.
+ "Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Điều đó nói
lên "thực tại khách quan" (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng
cụ thể bằng "cảm giác" (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và
"thực tại khách quan" (vật chất) chính là nguồn gốc nội dung của "cảm
giác" (ý thức).
+ Khẳng định thế giới thực chất khách quan là vô cùng, vô tận luôn
vận động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động
viên các nhà khoa học đi nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết
cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật hoạt động của vật
chất để làm phong phú thêm kho tàng vật chất của nhân loại.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức của con người là
sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Chủ nghĩa
duy vật biên chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế
giới vật chất.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có
nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng


ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là
hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật bình thường quan niệm.
+ Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, củng có
nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
+ Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện ở việc con người thu
nhận thông tin, cải biến thông tin trên cơ sở cái đã có, ý thức sẽ tạo ra
tri thức mới về vật chất. Ý thức có thể tiên đoán, tiên liệu tương lai, có

thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thiết khoa
học. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người,
song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người
cải tạo thế giới. Quá trình ấy diễn ra ở 3 mặt: sự trao đổi thông tin giữa
chủ thể và đối tượng phản ánh, mô hình hoá đối tượng trong tư duy
hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô hình hoá từ tư duy ra hiện thực
khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duy - đây là giai đoạn
cải tạo hiện thực khách quan. Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho
rằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là
hiện tượng xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử xã hội, phản
ánh những quan hệ xã hội khách quan. Đây chính là bản chất xã hội
của ý thức.
+ Quan điểm Mác xit cho rằng vật chất quyết định ý thức, ý thức là sản
phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người. Bộ
óc con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc – đó là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
+ Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động và thực tiễn của xã hội.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện mấy quan điểm sau:
+ Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức. Cả ý
thức thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên
và xã hội nhất định. Những ước mơ phong tục, tập quán, thói quen nầy


nẩy sinh trên những điều kiện vật chất nhất định đó là thực tiễn xã hội –
lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng dựa trên mảnh đất hiện thực là
những tiền đề về kinh tế chính trị xã hội, về khoa học tự nhiên và sự kế
thừa tinh hoa tư tưởng, văn hoá nhân loại cùng với thiên tài của Các Mác
và Ăngghen.

+ Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức
của nó cũng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao
giờ củng quyết định ý thức. Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại
vật chất. Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Sự tác động trở lại theo hai hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm thậm chí phá
hoại sự phát triển bình thường của sự vật.
+ Vai trò của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình
thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí biện pháp hoạt động của từng người. Cho
nên trong điều kiện khách quan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân
tố quan trọng có tác dụng quyết định làm cho con người hoạt động đúng
hay sai, thành công hay thất bại.
+ Sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật
chất thoát ly điều kiện khách quan mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã
có phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới một cách chủ
động sáng tạo và có hiệu quả. "Ý thức con người không chỉ phản ánh thế
giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan" - Lênin.
2.2 Ý nghĩa phương pháp luận

- Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận
thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt
động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
các quy luật khách quan.
- Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động


của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật
chất bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận
dụng chung trong hoạt động thực tiễn của con người.
- Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ

đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…



×