Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống, tỉ lệ phi lê và chất lượng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trường nước ngọt và nước lợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN CÔNG DƢỠNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, TỶ LỆ SỐNG, TỶ LỆ PHI LÊ VÀ
CHẤT LƢỢNG THỊT BA DÒNG CÁ RÔ PHI CHỌN GIỐNG
TRONG HAI MÔI TRƢỜNG NƢỚC NGỌT VÀ NƢỚC LỢ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN CÔNG DƢỠNG
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG, TỶ LỆ SỐNG, TỶ LỆ PHI LÊ VÀ CHẤT
LƢỢNG THỊT BA DÒNG CÁ RÔ PHI CHỌN GIỐNG TRONG HAI MÔI
TRƢỜNG NƢỚC NGỌT VÀ NƢỚC LỢ
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HỮU NINH
TS. NGUYỄN VĂN MINH


Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học:

55CH011
992/QĐ-ĐHNT
27/4/2016

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống
và chất lƣợng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trƣờng nƣớc ngọt và
nƣớc lợ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào cho tới thời điểm này.
Tác giả

Nguyễn Công Dƣỡng

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý phòng ban
trƣờng Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt sự hƣớng dẫn tận tình của TS Nguyễn Hữu Ninh
và TS Nguyễn Văn Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cám

ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin cám ơn ThS. Ngô Phú Thỏa, ThS. Trần Thế Mƣu cùng toàn thể ban lãnh đạo,
cán bộ công nhân viên của Trạm Nghiên cứu nƣớc lợ Quý Kim - Trung tâm Quốc gia
giống hải sản miền Bắc và Phòng Di truyền chọn giống – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những ngƣời đã
luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
Hải Phòng, tháng 11 năm 2015

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii
DANH MỤC KÝ HIỆU ....................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. xi
DANH MỤC ĐỒ THỊ ......................................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN...................................................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn và rô phi đỏ .............................................. 3
1.1.1. Hệ thống phân loại ........................................................................................................................ 3
1.1.2. Nguồn gốc ..................................................................................................................................... 4
1.1.3. Môi trường sống ............................................................................................................................ 4
1.1.4. Tập tính dinh dưỡng ...................................................................................................................... 5
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................................................... 5


1.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam .................................................... 6
1.2.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới ............................................................................................ 6
1.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam ............................................................................................ 8

1.3. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam....................... 9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới............................................................... 9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống tại Việt Nam ........................................................................... 11

v


Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 14
2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 14
2.3.2. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................................... 15
2.3.3. Phương pháp đánh dấu cá: ......................................................................................................... 17

2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 18
2.4.1. Thu thập về môi trường ............................................................................................................... 18
2.4.2. Thu thập về chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống .......................................................................... 19
2.4.3. Thu thập về tỷ phi lê .................................................................................................................... 19
2.4.4. Thu thập về đánh giá chất lượng thịt cá ...................................................................................... 20

2.5. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................................................... 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 22
3.1. Giai đoạn từ cá bột đến cá giống .................................................................................. 22
3.1.1. Biến động một số yếu tố môi trường giai nuôi............................................................................. 22

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng của cá giống ................................................................................................ 23
3.1.3 Tỷ lệ sống của cá giống ............................................................................................................... 25

3.2. Giai đoạn nuôi thƣơng phẩm ........................................................................................ 27
3.2.1. Biến động mốt số yếu tố môi trường ao nuôi .............................................................................. 27
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi thương phẩm ............................................................................ 28
3.2.4. Tỷ lệ sống 3 dòng cá giai đoạn nuôi thương phẩm ..................................................................... 31

3.3. Tỷ lệ phi lê .................................................................................................................... 35
3.3.1. Tỷ lệ phi lê nguyên con ............................................................................................................... 35
4.3.2. Tỷ lệ phi lê bỏ da ......................................................................................................................... 37

3.4. Chất lƣợng của thịt cá ................................................................................................... 38
vi


3.4.1. Khả năng giữ nước của thịt cá .................................................................................................... 38
3.4.2. pH của thịt cá............................................................................................................................... 39
3.4.3. Độ săn chắc thịt cá ...................................................................................................................... 41
3.4.4. Màu sắc thịt cá ............................................................................................................................ 42

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 45
4.1. Kết luận......................................................................................................................... 45
4.2. Đề xuất .......................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 52

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GIFT: Genetically Improved Farmed Tilapia (Cá cô phi chọn giống dòng GIFT)
NOVIT 4: Norwegian - Vietnammese - Tilapia, 2004 (Cá rô phi chọn giống NOVIT4)
FAO: The Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông
Lƣơng thế giới)
ICLARM: International Center for Living Aquatic Resources Management (Trung tâm
quản lý nguồn lợi thủy sản thế giới)
MT: 17α Methyltestosterone
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
Viện 1: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Viện 2: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU

W: Khối lƣợng
L: Chiều dài
TLS: Tỷ lệ sống
n: số mẫu
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và sản lƣợng cá rô phi năm 2014 .......................................................... 8
Bảng 2.1. Khẩu phần cho cá ăn (% KL cá) qua các giai đoạn ............................................ 17

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc trong thí nghiệm ƣơng từ cá bột lên cá giống 22
Bảng 3.2. Chiều dài và khối lƣợng cá giống trong thí nghiệm ........................................... 23
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của các dòng cá thí nghiệm môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc lợ ......... 25
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc ngọt trong thí nghiệm nuôi thƣơng phẩm ...... 27
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối của 3 dòng cá nuôi thƣơng phẩm trong hai môi
trƣờng .................................................................................................................................. 28
Bảng 3.6. Tăng trƣởng chiều dài, khối lƣợng của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi
trƣờng .................................................................................................................................. 29
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của các dòng cá giai đoạn nuôi thƣơng phẩm ................................... 32
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp tỷ lệ phi lê và chất lƣợng thịt của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai
môi trƣờng ........................................................................................................................... 36
Bảng 3.9. Kết quả theo dõi kết cấu thịt cá của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trƣờng 41
Bảng 3.10. Kết quả theo dõi màu sắc thịt cá của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trƣờng43

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình cá rô phi nuôi thƣơng phầm dòng NOVIT 4 (nguồn: internet) .................... 3
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.......................................................................... 15
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm ƣơng từ cá bột lên cá giống ..................................................... 16
Hình 2.4. Ảnh cắt vây hai dòng cá thí nghiệm dòng Novit 4và chịu lợ mặn ...................... 18
Hình 3.5. Ảnh căn cứ phân biệt hai dòng Novit 4 và dòng lợ mặn ..................................... 62

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Khối lƣợng của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trƣờng 24

Đồ thị 3.2. Chiều dài của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trƣờng .. 24
Đồ thị 3.3. Tỷ lệ sống của 3 dòng cá giai đoạn cá bột đến cá giống trong hai môi trƣờng. 26
Đồ thị 3.4.Khối lƣợng của 3 dòng cá giai đoạn nuôi thƣơng phẩm trong hai môi trƣờng .. 31
Đồ thị 3.5. Chiều dài của 3 dòng cá giai đoạn nuôi thƣơng phẩm trong hai môi trƣờng .... 31
Đồ thị 3.6. Tỷ lệ sống của 3 dòng cá giai đoạn nuôi thƣơng phẩm trong hai môi trƣờng .. 33
Đồ thị 3.7. Tỷ lệ phi lê nguyên con của 3 dòng cá nuôi trong hai môi trƣờng ................... 35
Đồ thị 3.8. Tỷ lệ phi lê thịt cá của 3 dòng cá trong hai môi trƣờng ................................... 37
Đồ thị 3.9. Kết quả tỷ lệ nƣớc có trong thịt cá của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi
trƣờng .................................................................................................................................. 39
Đồ thị 3.10. Kết quả theo dõi pH thịt cá của 3 dòng cá thí nghiệm trong hai môi trƣờng .. 40

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài đƣợc thực hiện để đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chất lƣợng thịt ba dòng
cá rô phi chọn giống (hai dòng trong nƣớc: dòng Novit 4 và dòng chịu lợ mặn, một dòng ở
khu vực đông Nam Á: dòng rô phi đỏ nhập từ Malaysia) nuôi trong môi trƣờng nƣớc ngọt
và nƣớc lợ nhắm đánh giá hiểu quả công tác chọn giống cá rô phi trong nƣớc là cơ sở để
xây dựng một chƣơng trình chọn giống cá rô phi sinh trƣởng tốt trong hai môi trƣờng nƣớc
ngọt và nƣớc lợ. Thí nghiệm đánh giá sinh trƣởng cho thấy dòng Novit 4 tốc độ tăng
trƣởng cao hơn dòng lợ mặn và rô phi đỏ nhƣng tỷ lệ sống ở nƣớc lợ thấp hơn ở nƣớc
ngọt. Giai đoạn giống có chiều dài từ 5,86-5,88cm/con, khối lƣợng từ 3,72-4,12g/con cao
hơn chiều dài từ 5,45-5,56cm/con, khối lƣợng từ 2,67-2,68g/con của dòng chịu lợ mặn
nhƣng tỷ lệ sống dòng Novit 4 không ổn định từ 41,68-70,05%, dòng lợ mặn từ 55,1662,47% và cao hơn dòng rô phi đỏ từ 35,59-46,44%. Giai đoạn nuôi thƣơng phẩm thì dòng
Novit 4 là 1,71-2,46g/con/ngày, 0,13-0,15cm/con/ngày, chiều dài 21,6-23,9 cm/con và
khối lƣợng 209,2-299,4 g/con cao hơn dòng lợ, mặn là 1,59-1,94 g/con/ngày, 0,13-0,14
cm/con/ngày, chiều dài 20,9-22,0 cm/con và khối lƣợng 193,6-235,4 g/con và cao hơn
dòng rô phi đỏ nhƣng tỷ lệ sống dòng Novit 4 từ 56,50-84,55% thấp hơn dòng lợ mặn
78,79-86,10%. Về tỷ lệ phi lê cá thì 3 dòng cá tƣơng đƣơng nhau về tỷ lệ phi lê nguyên

con, tỷ lệ phi lê bỏ da, tỷ lệ nƣớc và pH thịt cá của dòng Novit 4 tƣơng ứng là 82,5592,65%, 40,94-42,34%, 2,73-2,89%, 5,85-6,22 thấp hơn dòng lợ mặn tƣơng ứng là 89,5393,30%, 41,28-41,54%, 3,14-3,36%, 6,00-6,23 trong hai môi trƣờng nuôi. Về màu sắc và
kết cấu dòng cá Novit 4 tỷ lệ thịt cá có màu và kết cấu thịt cứng thấp hơn dòng lợ mặn khi
nuôi ở hai môi trƣờng.
Từ khóa: dòng Novit 4, dòng lợ mặn, sinh trƣởng ba dòng, hai môi trƣờng lợ, ngọt

xiii


MỞ ĐẦU
Cá rô phi, có nguồn gốc từ Châu Phi, thuộc họ Cichlidae, bộ cá Vƣợc Perciformes,
có tới 80 loài có tên là rô phi trong đó 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, chỉ có 4 loài: rô phi vằn (Oreochromis niloticus), rô phi xanh (Oreochromis
aureus), rô phi đen (Oreochromis mossambicus) và rô phi đỏ (Oreochromis. sp) là những
loài nuôi phổ biến. Trong những thập kỷ gần đây, cá rô phi đƣợc nuôi rộng rãi ở nhiều
nƣớc nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả những nƣớc ôn đới. Đây là loài có tốc độ tăng trƣởng
nhanh, có khả năng thích nghi rộng với môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ; có thể nuôi trong các hệ
thống ao, đầm, lồng trên sông, hồ chứa, ruộng, với nhiều hình thức nhƣ nuôi đơn và nuôi
ghép với các loài cá khác trong ao. Cá rô phi là một trong 10 loài cá nƣớc ngọt quan trọng
đang đƣợc nuôi trên thế giới (Nguyễn Văn Tiến, 2004).
Cá rô phi đƣợc du nhập về nƣớc ta từ rất sớm (thập kỷ 1950), loài cá nhập đầu tiên
là cá rô phi đen O. mossambicus, nhƣng đến năm 1997 khi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I (Viện I) nhập đàn cá rô phi dòng GIFT phong trào nuôi cá rô phi mới phát
triển mạnh . Viện I đã tiến hành đánh giá chất lƣợng di truyền chọn lọc theo hai tính trạng
tăng trƣởng và chịu lạnh phù hợp điều kiện khí hậu miền Bắc và các tỉnh Phía Nam của
nƣớc ta. Năm 2004, Viện I đã đăng ký thƣơng hiệu cá rô phi chọn giống dòng NOVIT 4.
Ngoài ra, các dòng cá rô phi xanh (O. aureus) và rô phi đỏ (Oreochromis.spp) cũng đƣợc
nhập về nƣớc ta để đánh giá chất lƣợng và đa dạng di truyền cho các chƣơng trình chọn
giống phục vụ nhu cầu nuôi của thị trƣờng nhƣ chọn giống chịu mặn, lợ (Phạm Anh Tuấn
và công sự, 2008, trang 31-32), chọn giống trong điều kiện không tối ƣu (Nguyễn Thị
Hoa và công sự, 2013, trang 32-34), chọn giống nâng cao sinh trƣởng trên cá rô phi đỏ

(Oreochromis. spp) (Trần Hữu Phúc và cộng sự, 2011, trang 51-53).
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều mô hình nuôi thƣơng phẩm cá rô phi
trong hai môi trƣờng: nuôi trong ao nƣớc ngọt, nuôi lồng bè trên hồ chứa và sông, nuôi
nƣớc lợ mặn nhƣ nuôi vùng đầm phá cửa sông, vùng chuyển đổi thâm canh nuôi tôm và
vùng nuôi tôm kết hợp.

1


Để đánh giá chất lƣợng các dòng cá rô phi chọn giống đang đƣợc nuôi thƣơng phẩm ở
khu vực phía Bắc thì cần thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống và
chất lƣợng thịt ba dòng cá rô phi chọn giống trong hai môi trƣờng nƣớc ngọt và
nƣớc lợ”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tăng trƣởng, tỷ lệ sống và chất lƣợng thịt của 3 dòng cá rô phi chọn giống (dòng
NOVIT 4, dòng chịu lợ mặn và dòng cá rô phi đỏ) trong hai môi trƣờng nƣớc ngọt và
nƣớc lợ.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tăng trƣởng chiều dài, khối lƣợng và tỷ lệ sống của 3 dòng cá rô phi (dòng
Novit 4; dòng chịu lợ mặn và dòng cá rô phi đỏ) từ giai đoạn cá bột lên cá giống khi nuôi
trong hai môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc lợ
- Đánh giá tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ sống của 3 dòng cá nuôi thƣơng phẩm trong nuôi
trong hai môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc lợ.
- Đánh giá tỷ lệ phi lê của các dòng cá khi thu hoạch: phi lê nguyên con, phi lê bỏ da.
- Đánh giá chất lƣợng thịt của 3 dòng cá nuôi thƣơng phẩm trong nuôi trong hai môi
trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc lợ thông qua một số chỉ tiêu độ giữ nƣớc, pH, độ săn chắc và
màu sắc.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi vằn và rô phi đỏ
1.1.1. Hệ thống phân loại
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ:
Bộ:

Actinopterigii
Percifomes
Bộ phụ:

Perciidae

Họ:

Cichlidae

Giống:

Oreochromis

Loài: O. niloticus, O. mossambicus, O. aureus

Hình 1.1. Hình cá rô phi nuôi thƣơng phầm dòng NOVIT 4 (nguồn: internet)
Theo Magintosh và Little (1995), thống kê có khoảng 80 loài cá rô phi đƣợc phân
loại thuộc 3 giống chính, đó là: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis nhƣng theo đánh giá
chỉ có khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS).
Giống Tilapia: Đẻ trứng bám vào giá thể (tổ đẻ) bằng cỏ rác. Sau khi đẻ, cá đực và
cá cái cùng tham gia bảo vệ tổ. Giống này phân bố chủ yếu ở Tây Phi và Trung Phi.

3


Giống Sarotherodon: Đào tổ đẻ trứng, chỉ có cá đực ấp trứng trong miệng. Giống
này phân bố chủ yếu ở Bắc Phi.
Giống Oreochromis: Cá đực đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng đến khi cá
nở thành cá bột. Giống này phân bố rải rác ở miền Đông, Trung Phi.
1.1.2. Nguồn gốc
Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi. So với các loài khác cá rô phi sớm gần gũi với
đời sống con ngƣời chẳng hạn hình ảnh cá rô phi đã có ở những bức khắc trên đá trong
các kim tự tháp của Ai- cập.
Cá rô phi đƣợc con ngƣời nuôi đầu tiên vào năm 1924 và sau đó đƣợc nuôi rộng rãi
trên toàn thế giới vào những năm 1940 – 1950, nhất là các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Hiện nay các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đã xác định cá rô phi là đối
tƣợng nuôi chiến lƣợc để đảm bảo an ninh lƣơng thực và cung cấp nguồn nguyên liệu cho
chế biến xuất khẩu.
1.1.3. Môi trường sống
Cá rô phi cũng nhƣ hầu hết nhiều loài động vật sống dƣới nƣớc khác thuộc loài
máu lạnh nên nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến nhiều phƣơng diện sống
của chúng nhƣ: hô hấp, tiêu hóa, đồng hóa, dị hóa, miễn dịch…., từ đó sẽ ảnh hƣởng đến
tăng trƣởng và sức khỏe của cá.
Cá rô phi thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi
có nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng và sinh sản của chúng. Nhiệt độ thích hợp cho cá
rô phi từ 20 – 350C, nhiệt độ tối ƣu là 25 – 300C và chúng có thể chịu đựng nhiệt độ cao
đến 400C nhƣng lại chết nhiều khi nhiệt độ xuống dƣới 120C. Lê Quang Long (1961) kết
luận cá rô phi chết rét ở 5,50C và chết nóng ở 420C (Nguyễn Văn Tƣ, 2003). Nhiệt độ
nƣớc thích hơp từ 25 - 32oC, nhƣng cũng có khả năng chịu lạnh trong điều kiện mùa đông
miền Bắc. Tuy vậy, cá thƣờng bị bệnh nấm và hay chết khi nhiệt độ nƣớc xuống thấp tới
9 -12oC kéo dài, nhất là khi chúng bị xây xát bên ngoài.


4


Cá rô phi sông Nile sống chủ yếu ở nƣớc ngọt nhƣng cũng sống đƣợc ở nƣớc biển
có độ mặn 20o/oo, tuy nhiên chúng sinh trƣởng và phát triển tốt khi nƣớc có độ mặn dƣới
12o/oo và biên độ pH rộng (pH từ 5-11).
Về hàm lƣợng oxy hòa tan, đa số các loài cá rô phi đặc biệt là loài O. niloticus, có
thể sống ở những vùng nƣớc có hàm lƣợng oxy hòa tan thấp trong khoảng 1 mg/lít.
1.1.4. Tập tính dinh dưỡng
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm hỗn hợp tảo phù du, động
vật phù du, giun đất, côn trùng ở dƣới nƣớc, mùn bã hữu cơ và có khi cả các loại phân
hữu cơ.
Trong ao nuôi ngoài thức ăn tự nhiên chúng còn sử dụng cả thức ăn nhân tạo và
phân hữu cơ (Tác giả?, 1994). Những nguyên liệu để chế biến thức ăn nhân tạo cho cá rô
phi bao gồm: bột mì, cám gạo và các chế phẩm nông nghiệp..
Hiện nay, ngƣời ta nuôi cá rô phi vằn với nhiều loại thức ăn khác nhau nhau, bao
gồm: 65% cám gạo, 25% bột cá, 10% bột cùi dừa khô, hay 82% khô dầu hạt bông, 8% bột
mì và 2% bicalcium phosphate.
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển và kể cả môi trƣờng
nuôi, O. mossambicus ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du, tảo sợ và cả thực vật
thƣợng đẳng. T.nilotica ăn chủ yếu thực vật phù du, mùn bã hữu cơ và một vài loài tảo
phù du khác nhƣ Mycrocystis, Anabaena.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô phi cũng nhƣ các loài cá khác có tốc độ sinh trƣởng và phát triển đặc trƣng
cho từng loài, các loài cá khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau. Chẳng hạn trong
cùng một giống Oreochromis thì loài O.niloticus phát triển nhanh nhất, sau đó đến loài
O.galilaeus và O.aureus (Lowe – Mc Conell, 1982). Khater và Smitherman (1988) đã
nghiên cứu sự tăng trƣởng của ba dòng cá rô phi O. Niloticus: dòng Egypt, dòng Ghana
và dòng Ivory Coast. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong các bể nhựa, xi măng và ao đất.


5


Kết quả so sánh tăng trƣởng của các dòng cá này đƣợc xếp theo thứ tự sau: Egypt> Ivory
Coast> Ghana.
Tốc độ tăng trƣởng của cá rô phi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ nhiệt độ, môi
trƣờng nƣớc, dinh dƣỡng và thức ăn bổ sung. Bón phân cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên
cho cá là một phƣơng pháp có hiệu quả, rẻ tiền và đang đƣợc áp dụng nhiều để tăng sản
lƣợng thủy sản. Tuy nhiên lƣợng phân bón tùy vào tình hình cụ thể của ao nuôi. Trong ao
nuôi, bón phân mà không sử dụng thức ăn bổ sung thì vẫn có thể cho năng suất cao. Ở
Brazil, nuôi cá rô phi đơn tính trong ao với mật độ 8000 con/ha (khối lƣợng trung bình
25g/con) và cứ một tuần bón 500 kg phân gà/ha (Pillay, 1988).
Nhiệt độ và độ sâu nƣớc ao cũng ảnh đến tốc độ tăng trƣởng của cá rô phi. Thí
nghiệm đƣợc tiến hành trong 10 tháng, nuôi cá trong 12 ao ở 4 độ sâu khác nhau và nhiệt
độ nƣớc dao động từ 5-330c. Kết quả cho thấy cá chỉ đạt 250 g/con ở độ sâu 50cm, và độ
sâu 100-200cm thì cá sinh trƣởng tốt nhất, đặt 348-362 g/con nhiệt độ nƣớc trên 21oc.
Nhƣng dƣới 100c thì cá ngừng ăn, hoạt hƣởng động kém và dễ bị mắc bệnh (Sayed et al.,
1996).
1.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là loài cá đƣợc nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá
chép (Fitzsimmons, 2010). Sản lƣợng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho ngƣời nghèo,
nghề nuôi cá rô phi cũng đƣợc cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói
nghèo. Trong tƣơng lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng (FAO,
2008) và sản lƣợng cá rô phi nuôi toàn cầu năm 2014 dự báo đạt 4,5 triệu tấn.
Hiện nay, công nghệ lai xa, công nghệ tạo cá siêu đực đã đƣợc phát triển, đƣợc ứng
dụng rộng rãi. Bằng các công nghệ di truyền chọn giống, một số phẩm giống cá rô phi có
tốc độ sinh trƣởng, chịu lạnh...đã đƣợc tạo ra, giống cá rô phi đƣợc nâng cao chất lƣợng di
truyền ngày càng đƣợc nuôi rộng rãi, góp phần đáng kể tăng năng suất và hiệu quả nuôi.

6


Châu Á: Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi,
năm 2013 xuất khẩu 370.000 tấn trị giá 1,3 tỷ USD. Các hình thức nuôi rất đa dạng, từ
những ao nhỏ, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến cho đến thâm canh và siêu thâm
canh. Sản lƣợng cá rô phi của Philippin, Ðài Loan trung bình đạt 110.000 tấn/năm. Cá rô
phi của Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dƣới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh và phi
lê; còn Philippin chủ yếu xuất sang thị trƣờng Nhật với sản phẩm sashimi và phi lê. Các
sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cá nguyên con đông lạnh và phi lê đông lạnh. Nghề
nuôi cá rô phi ở Inđônêxia đang phát triển, sản lƣợng đạt đƣợc mỗi năm khoảng 30.000
tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa (FAO, 2014)
Châu Mỹ: Quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất châu Mỹ là Mêhicô, kế đến là
Braxin. Hai quốc gia này có thị trƣờng nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ cao ở
Sao Paulo, Rio de Janeiro (Braxin). Ecuađo, một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhƣng
trong những năm gần đây đang đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng-WSSV)
đã chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trƣờng,
khi môi trƣờng tốt hơn họ lại tiến hành nuôi tôm (FAO, 2014). Chu kỳ nuôi xen canh
tôm-cá đã chứng tỏ đƣợc hiệu quả. Một quốc gia khác là Pêru tuy mới phát triển nuôi cá
rô phi nhƣng có nhiều triển vọng trong tƣơng lai.
Châu Phi: Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất, chiếm 90% sản lƣợng cá rô phi
của châu lục. Trong đó có một sản lƣợng đáng kể cá đƣợc khai thác từ tự nhiên. Zămbia
có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô phi theo mô hình tổng hợp, loài đƣợc nuôi là cá rô phi địa
phƣơng Oreochromis andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi
này, mặc dù mang lại hiệu quả nhƣng chất lƣợng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và đƣợc quản lý tốt, mục
tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng EU. Malauy có một vài trang trại nhỏ,
chủ yếu nuôi các loài cá bản địa O. lodole, O. Karonga, O. squamipinnis và O. shiranus.
Các quốc gia Kenya, Uganda, Tanzania, Môzămbic, Namibia, Botswana, Angola đều có
sản lƣợng cá rô phi nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế hoạch phát

triển nuôi cá rô phi (FAO, 2014).
7


Châu Âu: Sản lƣợng cá rô phi nuôi ở châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ thấp
không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nƣớc nuôi nhiều nhất với sản lƣợng đạt khoảng
300 tấn/năm. Cá rô phi cũng đƣợc nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ðức, Pháp và
Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi đƣợc bày
bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cƣ có nguồn gốc
từ châu Á (FAO, 2014)
Trung Ðông: Ả Rập Xê út, Cô oét và Lebanon nuôi cá rô phi trong môi trƣờng
nƣớc mặn và những loài nuôi phổ biến là O. spiluris. Do thiếu nguồn nƣớc nên nuôi
thƣờng bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi rất cao (FAO, 2014).
1.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam
Cá rô phi đƣợc nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc
lợ. Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chủ yếu đƣợc nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô
phi đỏ (Oreochromis spp) đƣợc nuôi ở các tỉnh phía Nam.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lƣợng cá rô phi năm 2014
Thể tích lồng,

Sản lƣợng

bè (m3)

(tấn)

Địa phƣơng

Diện tích (ha)


1

Miền núi phía Bắc

3.208

-

12.640

2

Đồng bằng Bắc bộ

8.369

146.664

62.477

3

Bắc Trung bộ

1.853

-

9.120


4

Nam Trung bộ

71

-

810

5

Tây Nguyên

207

-

4.020

6

Đông Nam bộ

1.109

-

7.362


7

Tây Nam bộ

1.634

889.068

55.442

16.512

1.035.732

151.841

TT

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo của 27 địa phương tính đến tháng 12/2014 Vụ Nuôi trồng thuỷ sản Tổng cục thuỷ sản)
8


Năm 2014, ƣớc diện tích nuôi cá rô phi trong ao đạt 16.512 ha, nuôi lồng bè đạt
1.035.732 m3, sản lƣợng đạt 151.841 tấn. Hiện cả nƣớc có 17 tỉnh nuôi cá rô phi trong
lồng, tổng số là 4.536 lồng, trong đó miền Bắc kích cỡ lồng 12-19m3, miền Trung có kích
cỡ 10-36m3, miền Nam có cỡ lồng từ 5 - 1.250m3.
Năng suất nuôi cá rô phi trong ao trung bình đạt 6,28 tấn/ha. Đồng Bằng sông Cửu
Long có năng suất nuôi cao nhất đạt 18,12 tấn/ha và thấp nhất là vùng Tây Nguyên chỉ

đạt 1,18 tấn/ha. Năng suất nuôi lồng cao nhất ở An Giang là 25kg/m3, Hải Dƣơng là
70kg/m3. Cá nuôi lồng ở An Giang đang gặp khó khăn đó là cá chết rải rác và liên tục từ
khi thả đến lúc thu hoạch (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá rô phi khá cao: Với nuôi thâm canh trong ao thả mật độ
3-5 con/m2, thời gian nuôi 6-7 tháng, FCR từ 1,8-2 (giá thức ăn trung bình
15.000đồng/kg), tỷ lệ sống 70-80%, cỡ cá thu hoạch 600-800g, năng suất đạt 18-20tấn/ha,
giá bán giao động 40.000đ-60.000đ thì lãi suất đạt từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Với nuôi
lồng thả mật độ 100-130 con/m3, thời gian nuôi 5-6 tháng, FCR từ 1,8-2,5 (giá thức ăn
trung bình 15.000 đồng/kg), tỷ lệ sống 70-80%, cỡ cá thu hoạch 800-1.200g, năng suất
đạt 25 -70kg/m3, giá bán giao động 50.000-70.000 đồng/kg thì lãi suất đạt từ 15.000 –
35.000 đồng/kg (Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Qua thực tế, với điều kiện có con giống chất lƣợng cao, công tác quản lý tốt và giải
quyết đƣợc đầu ra thì nuôi cá rô phi cho hiệu quả kinh tế hơn cá tra và không kém nuôi
tôm nƣớc lợ, với giá xuất khẩu năm 2014 là 4,2 USD/kg (Tổng cục Thuỷ sản, 2014)
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới
Nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị cao đang đƣợc rất nhiều nƣớc quan tâm và chú
trọng phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt đƣợc một số kết quả đáng kể.
Bên cạnh việc sử dụng các phƣơng pháp chọn giống truyền thống đang đƣợc áp dụng
rộng rãi trên thế giới để nâng cao chất lƣợng giống theo tính trạng thì việc sử dụng công
nghệ di truyền phân tử cũng bắt đầu đƣợc sử dụng. Việc kết hợp công nghệ di truyền phân
9


tử với chọn giống truyền thống của công ty Genomar đã tạo ra dòng cá rô phi GST1 và
GST3 có tốc độ tăng trƣởng cao hơn (khoảng 20%) sau mỗi thế hệ, hệ số thức ăn thấp
hơn, tỷ lệ sống đạt cao và giảm tỷ lệ cận huyết xuống dƣới 3% ở mỗi thế hệ (Sergio
Zimmermann et al., 2004).
Từ năm 1997 trở lại đây, phƣơng pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đã đƣợc
áp dụng chƣơng trình chọn giống theo tính trạng, trong đó chủ yếu tập trung vào tính

trạng tăng trƣởng để nâng cao chất lƣợng di truyền, đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc khác
nhau. Cá rô phi dòng GIFT đã đƣợc bố trí nuôi thử nghiệm ở 5 nƣớc thuộc khu vực Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với mục đích khảo nghiệm chất lƣợng di truyền của đàn
cá chọn giống thông qua việc nuôi để so sánh với các loài rô phi khác trong cùng điều
kiện nuôi khác nhau. Kết quả thu đƣợc rất đáng quam tâm, dòng GIFT có tốc độ tăng
trƣởng nhanh hơn 15 – 20 % so với các dòng cá khác hiện đang đƣợc nuôi ở Việt Nam
(Nguyễn công Dân và công sự, 1998).
Đầu tiên là chƣơng trình chọn giống nâng cao chất lƣợng di truyền cá rô phi ở
Phillipines, kết quả đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ tăng trƣởng vƣợt trội 75% so
với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống, đồng thời tỷ lệ sống cũng đƣợc nâng
cao (Bentsen et al., 1998).
Ngoài ra, Phillipines cũng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng di truyền của cá rô phi thông
qua việc lai tạo với tổ tiên của chúng để tạo ra sản phẩm là cá rô phi vằn GET Excel tốc
độ tăng trƣởng và tỷ lệ sống cao hơn ở các môi trƣờng nuôi khác nhau (Taymen, 2004).
Bên cạnh đó, phƣơng pháp chọn giống để nâng cao tốc độ tăng trƣởng đã đƣợc thực
hiện tại Malaysia với vật liệu chọn giống là cá rô phi dòng GIFT đƣợc nhập từ Phillipines
đã cho kết quả tốt và sau mỗi thế hệ chọn giống cũng đã thu đƣợc tốc độ tăng trƣởng tăng
khoảng 10% (Ponzoni et al., 2005).
Cũng với vật liệu nghiên cứu là rô phi vằn, Indonesia cũng đã đầu tƣ nghiên cứu để
nâng cao chất lƣợng di truyền thông qua các tổ hợp lai khác nhau, kết quả là đã tạo ra
đƣợc dòng cá Nila Jica có tốc độ sinh trƣởng cao trong điều kiện môi trƣờng nuôi của
10


Indonesia (). Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trƣởng đã bắt đầu
đƣợc thực hiện tại Malawi với kết quả thu đƣợc tốc độ tăng trƣởng tăng khoảng 7,2% sau
mỗi thế hệ (Maluwa and Gjerden, 2005).
Còn tại một số nƣớc châu Âu thì phƣơng pháp chọn giống cũng đang đƣợc quan tâm
trong những năm gần đây. Tại Hà Lan, phƣơng pháp chọn giống truyền thống theo tính
trạng đã thực hiện với mục đích nâng cao tỷ lệ phi lê, và đã thu đƣợc kết quả tốt tỷ lệ phi

lê của cá rô phi vằn (O. Niloticus) từ 3,5kg đƣợc 1 kg thịt cá phi lê xuống 3,2kg cá đƣợc 1
kg thịt phi lê (Rutten et al., 2005).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lƣợng cá rô
phi thƣơng phẩm nhƣ: Chọn giống để làm chậm quá trình phát dục ở cá rô phi của tác giả
Schwark và Langholz (1998) đang đƣợc thực hiện tại Trung Quốc, Ai Cập; chọn giống để
tăng khả năng chịu lạnh tại Israel.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam phát triển nhanh nuôi cá rô phi ở cả ba miền Bắc, Trung và
Nam. Ở các tỉnh phía Bắc, cá rô phi nuôi trong nƣớc ngọt và nƣớc lợ chủ yếu là rô phi
vằn (Oreochromis niloticus), ở các tỉnh phía Nam là rô phi đỏ (Oreochromis spp.). Năm
1951, cá rô phi đƣợc di nhập về nƣớc ta lần đầu tiên là cá rô phi đen (Oreochromis
mossambicus), đến năm 1973 cá rô phi vằn đƣợc nhập từ Đài Loan vào nƣớc ta và có một
số khả năng ƣu việt nhƣ cá nhanh lớn, nhịp đẻ thƣa so với cá rô phi đen do đó phong trao
nuôi cá rô phi đƣợc mở rộng trên cả nƣớc. Tuy nhiên do công tác giữ giống thuần không
tốt nên hiện tƣợng lai tạp giữa cá rô phi vằn với cá rô phi đen xảy ra khá phổ biến, làm
suy giảm chất lƣợng cá giống. Nhiều vùng nƣớc tự nhiên hiện vẫn đang tồn tại cá rô phi
lai của hai đàn này (Phạm Anh Tuấn, 2008)
Trong thời gian từ năm 1993 đến nay, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học và
chƣơng trình hợp tác quốc tế, Viện I đã nhập nội một số phẩm giống cá rô phi nhƣ: Cá rô
phi vằn dòng Thái Lan từ Thái Lan, cá rô phi GIFT (Genetically Improved Farmed
Tilapia) chọn giống thế hệ thứ 5 của ICLARM, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi
11


xanh O. aureus từ Philippines, cá rô phi đỏ Oreochromis spp. từ Đài Loan và Thái Lan.
Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, dòng GIFT, và cá rô phi đỏ đã thể hiện ƣu thế sinh trƣởng,
thích ứng với điều kiện nuôi cá nƣớc ta, đƣợc ngƣời nuôi cá quan tâm. Cá rô phi vằn dòng
GIFT nhập nội đã đƣợc sử dụng làm vật liệu ban đầu cho chƣơng trình chọn giống cá rô
phi tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, sau hai thế hệ chọn giống theo
phƣơng pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc độ tăng trƣởng tăng thêm 29,1%

(Nguyễn Công Dân, 2000). Cá rô phi vằn dòng GIFT, dòng Thái Lan (thế hệ 12-13) và cá
rô phi đỏ hiện đang đƣợc sử dụng làm giống nuôi ở nhiều vùng nuôi trong cả nƣớc (Trần
Hữu Phúc và công sự, 2011)
Trong những năm gần đây, nghiên cứu tạo cá rô phi toàn đực bằng 5 tổ hợp lai xa
giữa ba dòng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) và hai dòng cá rô phi xanh
(Oreochromis aureus). Tỷ lệ cá đực trung bình cao nhất ở thế hệ con lai đạt đƣợc từ hai
công thức lai: ♀ O. niloticus Israel × ♂ O. aureus Israel (88,7%) và ♀ O. niloticus Đài
Loan × ♂ O. aureus Trung Quốc (93,3%). Có nhiều đặc điểm hình thái bên ngoài của cá
bố mẹ quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ giới tính ở thế hệ con. Những cá thể bố mẹ chọn lọc theo
các chỉ tiêu hình thái khi ghép lai đã tạo đƣợc 98,7% cá đực ở thế hệ con (Phạm Anh
Tuấn và công sự., 2008), hiện nay hƣớng nghiên cứu này vẫn đang đƣợc tiếp tục với sự
kết hợp của chỉ thị phân tử.
Cùng với Viện I, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thực hiện chƣơng trình
chọn giống cá rô phi đỏ Oreochromis spp. từ quần thể ban đầu nhập từ Enaca, Ecuado
(nhập năm 2008) gồm 100 gia đình từ thế hệ thứ 2 của chƣơng trình từ các dòng (1)
Colombia F3G, (2) Colombia F3S, (3) Israel, (4) Jamaica F3G, (5) mix reproduction, (6)
Modercorp x Colombia, (7) Tilapia Negra Estero. Các nhóm mới gồm: Malayxia 34 gia
đình, Thái Lan (từ Nam Sai Farrm Ltd.), Đài Loan (từ nam Sai Farm Ltd.) và Isarel.
Trở ngại lớn nhất trong việc nuôi cá rô phi ở Việt Nam nói chung là tỷ lệ cá đạt kích
cỡ thƣơng phẩm (hơn 500g/con/8 tháng nuôi) thấp, do con giống kém chất lƣợng liên
quan đến yếu kém trong công tác quản lý đàn cá bố mẹ. Đặc điểm chung của các đàn cá

12


×