Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI HSG hóa 10 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.04 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG HÓA 10 – 2016.
Câu 1- Cho hai nguyên tố A và B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13.
a) Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong bảng hệ thống
tuần hoàn (số thứ tự, chu kì, nhóm).
b) A có khả năng tạo ra ion A + và B tạo ra ion B 3+. Hãy so sánh bán kính
của A với A+ ; B với B3+ và A với B. Giải thích.
(ĐHHuế-2001-tr135)
Câu 2-Hãy viết cấu hình electron của nguyên tố A có Z = 16?
Nguyên tố A có thể kết hợp với hiđro tạo ra hợp chất B có công thức H 2A
có mùi trứng thối. Hãy viết các phương trình phản ứng (nếu có) của B với
oxi, các dung dịch SO2, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước clo, Fe2(SO4)3 , CuSO4 và
FeSO4?
(HVQHQT-2001tr227)
Câu 3-Hợp chất X có dạng AB3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40.
Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng số
hạt nơtron. A thuộc chu kì 3 bảng hệ thống tuần hoàn.
a) Xác định tên gọi của A, B.
b) Xác định các loại liên kết có thể có trong phân tử AB 3.
c) Mặt khác ta cũng có ion AB32-. Tính số oxi hoá của A trong AB 3, AB32-.
Trong các phản ứng hoá học của AB3 và AB32- thì A thể hiện tính oxi hoá , tính
khử như thế nào?
(ĐHTài chínhKTHN-2001-tr-57)
Câu 4-Hợp chất A có công thức là MX x trong đó M chiếm 46,67% về khối
lượng, M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3.
Trong hạt nhân của M có: n - p = 4, của X có: n’ = p’ (trong đó n, n’, p, p’
là số nơtron và proton). Tổng số proton trong MXx là 58.
a) Xác định tên, số khối của M và tên, số thứ tự của nguyên tố X trong
bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Viết cấu hình electron của X.
(ĐHDượcHN-99)
Câu 5-Cho các phản ứng:


1. Cu + HNO3 (loãng) → Cu(NO3)2 + NO + H2O
(1)
2. KMnO4 + HCl → MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O
(2)
Cân bằng và xác định các chất khử, các chất oxi hoá và vai trò của HNO 3
(loãng) cũng như HCl trong các phản ứng trên.
(CĐKN TPHCM-98)
Câu 6-Cân bằng các phản ứng oxi-hoá khử sau bằng phương pháp
thăng bằng electron. Chỉ ra các quá trình oxi hoá-khử ?
a/ Zn + HNO3 (rất loãng) → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b/ FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2↑ .
(CĐSPB- Giang-98)
c/ Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. (ĐHNNI-99)
d) Cu2S.FeS2 + HNO3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3+ H2SO4+ NO+ H2O
e, M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O
f) FexOy + HNO3 → ... + NO2 + ....
(ĐHDLNNTinhọc-99)
1


Câu 7-Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al (trộn theo tỉ lệ mol 3 : 2) tác dụng
với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ, thu được 0,015 mol sản phẩm có chứa lưu huỳnh.
a) Xác định sản phẩm có chứa lưu huỳnh là chấtt nào trong SO 2, S và H2S?
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D=1,84 g/ml) đã dùng.
(Lê Đình Nguyên-Để học tốt Hoá 10-tr112)
Câu 8 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
MnO2 + HCl → Khí A;
FeS + HCl
→ Khí B
Na2SO3 + HCl → Khí C;

NH4HCO3 + NaOH → Khí D
Câu 9-Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau và gọi tên các
chất kí hiệu bằng các chữ cái đặt trong dấu ngoặc:
FeS2 + O2 = (A) (khí) + (B) (rắn)
(A) + O 2 = (C)
(C) + (D) (lỏng) = Axit (E)
(E) + Cu = (F) + (A) + (D)
(A) + KOH = (H) + (D)
(H) + BaCl 2 = (I) + (K)
(I) + (E) = (L) + (A) + (D)
(A) + Cl 2 + (D) = (E) + (M)
(HVQHQT-2000-tr379)
Câu 10-Cho 1,68 gam hợp kim Ag-Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng. Khí thu được cho tác dụng với nước clo dư, phản ứng xảy ra theo
phương trình:
SO2 + Cl2 + 2H2O = 2HCl + H2SO4
Dung dịch thu được sau phản ứng với clo cho tác dụng hết với dung dịch
BaCl2 0,15M thu được 2,796 gam kết tủa.
1. Tính thể tích dung dịch BaCl2 cần dùng.
2. Tính thành phần % của hợp kim.
3. Nếu cho khí thu được tác dụng với 42ml dung dịch NaOH 0,5M thì khối
lượng sản phẩm thu được là bao nhiêu?
(CĐSPNghệ An-98)
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng
dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối
sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
ĐS. 26,23%.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 12: Nung mg bột sắt trong ôxi, thu được 3,0g hỗn hợp chất rắn X. Hoà

tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là
sản phẩm khử duy nhất). Giá Trị của m là
ĐS. 2,52
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm Cu, CuS, Cu 2S và S bằng HNO3
dư, thoát ra 20,16 lit NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH) 2 dư
vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
ĐS. 110,95

2



×