Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO bài GIẢNG mỹ học mác LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.09 KB, 43 trang )

BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Chương 1:
MỸ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC TRIẾT HỌC
I. Mỹ học là môt khoa học hợp thành các khoa học triết học.
1. Về khái niệm mỹ học
Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu
của nó là các dạng biểu hiện của cái thẩm my trong toàn bộ hoạt động đời sống của con
người. Thuật ngữ quốc tế của khoa học này là Aesthétics.1
Các tư tưởng của nhân loại nghiên cứu về cái thẩm mỹ đã xuất hiện từ 500 năm
trước công nguyên, song các tư tưởng đó thường gắn với đạo đức học, xã hội học, luật
học, văn học, sử học, nghệ thuật học. Người ta thường gọi hiện tượng này là thời kì
văn, sử, triết bất phân.
Năm 1735, trong tư duy của nhân loại đã xuất hiện cách đặt vấn đề hình thành
khoa học mỹ học như là một khoa học độc lập. Người khởi xướng công việc này là một
nhà triết học ít tên tuổi, dạy lý luận văn học và lôgíc học tại trường đại học Frankfurt ở
Đức, tên là Alêchxander Baumgácten (1714-1762).
Theo Baumgácten, mỹ học tìm hiểu những quy luật của nhận thức tình cảm, cảm
tính. Hoặc nói cách khác, mỹ học giúp chúng ta nhận thức được cái đẹp. My học là
khoa học nghiên cứu sự thụ cảm cái đẹp. Cái thẩm mỹ là đồng nhất với cái đẹp, gắn bó
với tình cảm.
Theo Baumgácten thì sự thụ cảm về cái đẹp có sự liên quan đến sự thích thú của
con người về cái hoàn thiện. Mục tiêu của mỹ học là sự hoàn thiện nhận thức cảm tính
và ở đây cái đẹp đồng nhất với cái hoàn thiện. Trong mỹ học của Baumgácten, nguyên
lý thích thú có sự hoà quyện giữa chức năng nhận thức và chức năng tính dục. Các tình
cảm, sự phấn khích, sự khoan khoái của con người thường thông qua các giác quan mà
có. Các giác quan đã mang lại sự đam mê quá khích và thường không tỉnh táo, không
phục tùng giác tính của lý trí. Và sự xúc động tập trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật.
Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên cho tình cảm. Lý trí ở trong nghệ thuật chịu
đựng sự khoan dung của tình cảm. Mọi cái đúng, cái tốt trong mỹ học đều được nghiên
cứu từ dạng cảm xúc (Sinlichkeit). Chân lý thẩm mỹ tồn tại dưới dạng tình cảm.


Mỹ học của Baumgácten, đại diện cho khuynh hướng duy lý trong triết học.
2. Các khuynh hướng mỹ học chủ yếu trong lịch sử mỹ học trước Mác.
a. Quan niệm của chủ nghĩa kinh nghiệm về các thẩm mỹ.
Theo Bơccơ (1729-1797), mỹ học là bộ phận của triết học thực nghiệm. Cái
thẩm mỹ, có cội nguồn từ các giác quan. Các giác quan đã đưa lại cho con người mùi vị
và ánh sáng, các cảm giác ấm và lạnh, những diễn biến vui buồn, ham muốn và phấn
khởi trong tâm lý.
Theo ông, cái thẩm mỹ là sản phẩm của quan hệ sinh học giữa các hiện tượng tự
nhiên và cảm giác của các giác quan. Các giác quan của con người không biến động,
các hiện tượng tự nhiên cũng không vận động, do đó cái thẩm mỹ không mang bản chất
xã hội (dân tộc, giai cấp).
b. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan về cái thẩm mỹ.
Trong triết học của Cant (1724–1804), khoa học về cái thẩm mỹ là khoa học
hoàn thiện hệ thống triết học của ông trong quá trình nghiên cứu bộ ba giá trị chân thiện - mỹ.
Theo Cant, cái đẹp không tồn tại ngoài cuộc sống, nó chỉ là quá trình mỗi người
tìm ra tình cảm của mình mà thôi. Mỹ học mà ông gọi là năng lực phán đoán, là khoa
học nghiên cứu khả năng của mỗi con người, mỗi một người tự phát hiện ra sở thích
1

Trong ngôn ngữ khoa học ở nước ta hiện nay có hai thuật ngữ “Mỹ học”. Một thuật ngữ của khoa dất nước học.
Trong khoa học này Mỹ học có đối tượng nghiên cứu là nước Mỹ, bao gồm hệ thống xã hội chính trị

1


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

của mình. Đó là khoa học nghiên cứu các phán đoán thị hiếu “vấn đề chủ yếu không
phải là cái đẹp là cái gì, mà là phán đoán về cái đẹp là gì”.
Cant cho cái đẹp là tình cảm khoan khoái vô tư, không vụ lợi vật chất trực tiếp.

Các tình cảm này không do đối tượng tác động vào. Nó là tình cảm hoàn toàn có tính
cá nhân và tinh thần, các tình cảm tự vận động.
Các kết luận của Cant về cái thẩm mỹ là thuần tuý chủ quan.
c. Quan niệm duy tâm khách quan về cái thẩm mỹ.
Đối với Hêghen (1770–1831), cái thẩm mỹ tồn tại tập trung trong lĩnh vực nghệ
thuật.
Theo ông, cái đẹp có trong tự nhiên, nhưng nó là sự biểu hiện nghèo nàn, không
đa dạng, không lâu bền của ý niệm.
Chỉ có cái đẹp trong nghệ thuật mới là cái thẩm mỹ chân chính, bởi vì cái thẩm
mỹ trong nghệ thuật là sự biểu hiện của sự vận động của ý niệm và của lý tưởng thông
qua các hình tượng. Do đó nó cao hơn cái thẩm mỹ ngoài cuộc sống.
Hêghen khẳng định rằng: cái hài, cái đẹp, cái cao cả được vận động theo sự vận
động của ý niệm trong lĩnh vực nghệ thuật. Phân tích các tình huống nghệ thuật, đề
xuất bản chất thẩm mỹ của bi kịch, lý giải khả năng sáng tạo của nghệ sỹ, Hêghen coi
cái thẩm mỹ là thuộc tính của lý tưởng.
d. Khuynh hướng duy vật thế kỷ XIX về cái thẩm mỹ.
Khác với các khuynh hướng duy tâm cho cái thẩm mỹ không có trong hiện thực,
các nhà mỹ học duy vật trước Mác khẳng định cái thẩm mỹ tồn tại ngay trong đời sống.
Nhà mỹ học tiêu biểu cho khuynh hướng này là Nicolai Gavrilovich Tsecnưsepxky
(1828–1889).
Tsecnưsepxky đã khẳng định đúng đắn rằng: cái thẩm mỹ không phải là thuộc
tính vốn có của ý niệm mà nó là thuộc tính của đời sống. Cái thẩm mỹ là những cái
đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống của con người.
Cái đẹp là cái tạo ra cho con người cảm giác hoan hỷ, trong sáng giống như cảm
giác khi ta gặp người yêu. “Cái đẹp là cuộc sống. Một thực thể đẹp là một thực thể
trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta; một đối tượng đẹp
là đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống”
Cuộc sống, theo Tsecnưsepxky mà nhiều người cảm thấy thoải mái, hoan hỷ là
cuộc sống của những người nông dân lao động. Trong cuộc sống, ngoài cái đẹp còn có
cái cao cả. “Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những cái mà ta đem so sánh với nó.

Một vật cao cả là một vật có quy mô vượt hẳn những vật mà ta đem so sánh với nó.
Hiện tượng cao cả là hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác ta đem so sánh với
nó.”
Cái thẩm mỹ trong mỹ học của Tsecnưsepxky còn có cái bi. “Bi kịch tồn tại
ngay trong cuộc sống. Nó là nỗi đau khổ hay là cái chết của người ta. Cái bi kịch là
cái khủng khiếp trong đời người”.
Theo Tsecnưsepxky, trong cuộc sống thẩm mỹ của con người còn có cái hài. Cái
hài không chỉ đối lập với cái cao cả mà con đối lập với cái đẹp. “Cái hiển nhiên là hài
hước, nó là mặt đối lập của cái đẹp”.
Cái thẩm mỹ trong nghệ thuật là tái hiện cái thẩm mỹ trong hiện thực. Cái thẩm
mỹ trong cuộc sống cao hơn cái thẩm mỹ trong nghệ thuật. Những sáng tác nghệ thuật
còn thấp hơn cái đẹp (cái cao cả, cái bi kịch, cái hài kịch) trong hiện thực cả về ấn
tượng, cả về phương diện thẩm my.
3. Mỹ học Mác-Lênin là thành quả phát triển lịch sử của mỹ học nhân loại.

2


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Từ khi mỹ học trở thành một khoa học độc lập, mỹ học đã nghiên cứu cái thẩm
mỹ trên nhiều bình diện khác nhau: Bình diện đời sống; bình diện chủ quan; bình diện
nghệ thuật.
Mỗi khuynh hướng mỹ học trước Mác đều nghiên cứu mặt này hay mặt khác
của đời sống thẩm mỹ. Không có một khuynh hướng mỹ học nào nghiên cứu toàn diện
và chỉnh thể toàn diện đời sống thẩm mỹ của con người.
Theo quan điểm mác-xít thì tất cả những nhà mỹ học trước Mác và ngoài mácxít có những sai lầm là phiến diện ở một số điểm như sau: 1. Coi cái thẩm mỹ là cái
vốn có của ý niệm, của cá nhân con người, của tự nhiên hiện thực. 2. Coi chủ thể thẩm
mỹ là chủ thể thần thánh, chủ thể sinh vật, chủ thể người cá nhân, 3. Coi lĩnh vực nghệ
thuật xa vời bản chất xã hội đích thực của nó.

Coi my học là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các tư
tưởng my học Mác–Lênin gắn bó hữu cơ với ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác.
Cả Mác, Angghen và Lênin đều nghiên cứu my học gắn liền với chủ nghĩa duy vật biện
chứng, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trước hết, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng: cái thẩm mỹ không
phải là cái vốn có của tư tưởng, của động vật, hay của tồn tại. Cái thẩm my là một quan
hệ giữa chủ thể thẩm my và đối tượng thẩm my.
Theo Mác, chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người. Chủ thể người là một chủ thể văn
hoá. Đó là những con người trưởng thành về mọi mặt, được thông qua quá trình lao
động từ thế hệ nọ đến thế hệ kia.
Cái đặc trưng cơ bản của các chủ thể thẩm mỹ đó là các chủ thể được rèn luyện,
được giáo dục các giác quan sóng đôi: đôi tai, đôi mắt…. Chủ thể thẩm mỹ phải có đôi
tai được huấn luyện để nghe âm thanh và đôi mắt được huấn luyện để nhìn hình thức.
Quan hệ thẩm my, theo Mác là một quan hệ xã hội chứ không phải là một quan
hệ tự nhiên. Lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học, Mác đã đề xuất vấn đề cái thẩm my có
nguồn gốc từ lao động. Cái thẩm mỹ không phải là thuộc tính sẵn có của tự nhiên: Phải
bằng lao động, con người mới biến các hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, hiện
tượng sinh học của tự nhiên thành các hiện tượng thẩm mỹ của xã hội.
Sự vật là một khách thể, cái thẩm my là một giá trị xã hội. Cái thẩm my được đo
bằng các thước đo thẩm my của xã hội. Một bông hoa, nếu dùng làm thuốc để uống thì
bông hoa đó không phải là bông hoa thẩm mỹ. Một bông hoa nếu đem vào phòng thí
nghiệm để nghiên cứu tính hoá lý của màu sắc, đó cũng không phải là bông hoa thẩm
mỹ. Có các thuộc tính vật chất trong dân tộc này, thời đại này thì được thừa nhận là có
yếu tố thẩm mỹ, song ở thời đại khác, giai cấp khác, dân tộc khác lại không có yếu tố
thẩm mỹ ấy. Cách ăn mặc, cách sống, cách trang trí nội thất ở mỗi thời đại đều có các
thước đo thẩm mỹ khác nhau của nó.
Khác với các nhà my học trước kia, Mác, Ăngghen không chỉ coi cái thẩm my là
một hình thái của ý thức xã hội, mà nó còn có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ
tầng sản sinh ra nó.
Sự phát triển nghệ thuật có quan hệ hữu cơ với cơ sở kinh tế. Nghệ thuật vừa

phản ánh, vừa phục vụ sản xuất. Nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Nghệ thuật và các hình thái thẩm mỹ khác mang tính độc lập tương đối so với sự
phát triển cơ sở hạ tầng.
Nghệ thuật phản ánh đời sống, nhưng phản ánh bằng hình tượng, bằng khoái
cảm và tương đối tự do so với các hình thái ý thức xã hội khác. Vì vậy nghệ thuật có
thể phản ánh đi trước, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm cơ sở hạ tầng sản sinh ra nó.

3


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Mác coi cái thẩm my, mà tập của nó là nghệ thuật có phương thức quán triệt thế
giới như chính bản thân cái sinh động của cuộc sống, đó là phản ánh thế giới theo cái
tổng thể.
Mác và Ăngghen đã bàn đến các mặt cơ bản của cái thẩm my như cái đẹp, cái
cao cả, cái bi và cái hài.
Cách xem xét cái thẩm my trong tư tưởng triết học của Mác-Ăngghen, sau đó là
Lênin mở rộng cách xem xét ấy trong điều kiện mới của thế kỷ XX, đã tạo ra cơ sở lý
luận vững chắc cho các nhà my học mác-xít sau này tiếp tục nghiên cứu cái thẩm my
sâu sắc và toàn diện hơn.
Đảng ta, nhân dân ta xây dựng nền mỹ học, nền nghệ thuật mới đã thấm nhuần
các tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Kể từ
Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 đến nay, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta
xây dựng nền văn hoá thẩm mỹ mới theo ba mô thức tiếp biến liên tục trong lịch sử
cách mạng của nhân dân ta. Mô thức xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam theo nguyên
tắc dân tộc – khoa học – đại chúng được tiến hành từ 1943. Mô thức Xây dựng nền văn
hoá nghệ thuật có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc được tiến hành từ 1960.
Từ 1991 là xây dựng nền văn hoá mới theo mô thức Nền văn hoá tiên tiến – đậm đà
bản sắc dân tộc.

Mỹ học Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tham gia
tích cực phản ánh các quan hệ thẩm mỹ dân tộc–hiện đại và đấu tranh chống lại mọi
quan hệ thẩm mỹ lạc hậu, lạc điệu, thấp kém.
II. Đối tượng và nhiệm vụ của mỹ học Mác–Lênin
Khoa học my học là khoa học nghiên cứu các phạm vi, các quy luật biểu hiện
của cái thẩm my trong đời sống và trong nghệ thuật.
Mỹ học của chủ nghĩa duy lý Baumgácten coi đối tượng của mỹ học là tình cảm
về cái đẹp. Mỹ học là khoa học nghiên cứu tình cảm về cái đẹp.
Mỹ học của chủ nghĩa kinh nghiệm Bơccơ coi mỹ học là khoa học nghiên cứu
các cảm giác của con người, các diễn biến của con người về cái đẹp và cái cao cả.
Mỹ học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan Cantơ coi mỹ học là khoa học nghiên
cứu các phán đoán thị hiếu về cái đẹp và cái cao cả, về thiên tài và nghệ thuật trò chơi.
Mỹ học của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hêghen đã nghiên cứu cái đẹp trong
nghệ thuật, trong sáng tạo nghệ thuật.
Mỹ học của chủ nghĩa duy vật N.G Tsécnưsepxki nghiên cứu cái đẹp, cái bi, cái
hài, cái cao cả trong đời sống và sự tái hiện của chúng trong nghệ thuật.
Tất cả các khuynh hướng mỹ học trước Mác và ngoài mác xít đều coi cái thẩm
mỹ là cái vốn có của tinh thần của cá nhân, của cuộc sống. Không có một khuynh
hướng mỹ học nào nghiên cứu toàn diện các mặt thẩm mỹ của đời sống.
Chủ nghĩa Mác đã khẳng định cái thẩm my là một quan hệ giữa chủ thể và đối
tượng. Đó là quan hệ đặc biệt của con người, ra đời từ lao động của con người. Vì vậy
khoa học muốn phát triển toàn diện cái thẩm my phải nghiên cứu nó trong quan hệ
thẩm my giữa con người và hiện thực.
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Mác và Ăngghen đã phát hiện cái
đẹp ra đời từ lao động, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật thuộc kiến
trúc thượng tầng của xã hội. My học Mác–Lênin coi cái thẩm my là một quan hệ gồm
ba mặt hợp thành:
1. Mặt đối tượng trong quan hệ thẩm my: Đó là những cái đẹp, cái bi, cái hài,
cái cao cả tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống xã hội.


4


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

2. Mặt chủ thể trong quan hệ thẩm my: Đó là các hoạt động của các chủ thể
thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động về nhu cầu thẩm mỹ; về thị hiếu thẩm mỹ; về lý
tưởng thẩm mỹ của những con người xã hội.
3. Mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm my: Đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ
thuật, đánh giá nghệ thuật , sáng tạo nghệ thuật bao gồm các đặc trưng của nghệ thuật,
bản chất xã hội của nghệ thuật và chức năng nghệ thuật.
Mỹ học Mác–Lênin nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm my từ đối tượng đến
chủ thể và nghệ thuật. My học Mác – Lênin không nghiên cứu ba bộ phận quan trọng
trong quan hệ thẩm my tách rời nhau. Quan hệ thẩm mỹ có dạng tồn tại đối tượng –
chủ thể.
- Trong mỹ học Mác–Lênin, quan hệ thẩm mỹ luôn vận động theo dân tộc, giai
cấp và thời đại. Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ của con người với cái đẹp. Mỹ học Mác–
Lênin khi nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm mỹ, coi cái đẹp có vị trí quan
trọng nhất trong sự vận động đó. Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm my.
Mỹ học Mác–Lênin cho rằng cái cao cả, cái bi, cái hài sở dĩ mang yếu tố thẩm
mỹ là bởi vì chúng là các hình thức tồn tại khác của cái đẹp.
Cái cao cả chính là cái đẹp to lớn, cái đẹp đầy tiềm năng, cái đẹp trên mức bình
thường.
Cái bi cũng chính là cái đẹp, là cái cao cả bị thất bại tạm thời mà tạo nên sự
đồng cảm, đồng khổ xã hội rộng lớn.
Cái hài là mặt đối lập của cái đẹp, đội lốt cái đẹp, nhân danh cái đẹp, vờ là cái
đẹp, bị cái đẹp phát hiện đột ngột và tiếng cười vâng lên.
- Về mặt chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ cũng thế. Các hoạt động nhu cầu, thị
hiếu, lý tưởng của chủ thể rất đa dạng. Chỉ có các nhu cầu về cái đẹp, các thị hiếu về
cái đẹp, các lý tưởng về cái đẹp mới là đối tượng trực tiếp của mỹ học Mác–Lênin.

- Nói đến nghệ thuật là nói đến các quy luật của tình cảm, của cái đẹp. Sự phản
ánh cái xấu trong nghệ thuật cũng phải gắn với lý tưởng về cái đẹp. Do đó cái đẹp đã
làm cho nghệ thuật giữ được bản chất của chính nó. Cái đẹp trong và của nghệ thuật là
đối tượng nghiên cứu của mỹ học Mác–Lênin.
Như vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mỹ học Mác–Lênin là các quan
hệ thẩm mỹ. Về bản chất các quan hệ này đều tồn tại xoay quanh cái đẹp. Song cả cái
đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống, trong tâm hồn, trong nghệ thuật đều tồn
tại dưới dạng tổng thể không chia cắt, người ta gọi là dạng hình tượng. Đặc trưng cơ
bản của mọi quan hệ thẩm mỹ là tính hình tượng của nó. Mỹ học Mác–Lênin coi hình
tượng là khâu cơ bản của mọi quan hệ thẩm mỹ. Sự khác biệt cơ bản giữa quan hệ khoa
học và quan hệ thẩm mỹ là ở khâu hình tượng. Khoa học gắn với cái trừu tượng, giữ lại
cái chung, đơn nghĩa. Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ tình cảm giữa chủ thể và đối tượng.
Nó giữ lại cái riêng, cái tổng thể của đời sống.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của my học Mác–Lênin là một bộ phận hợp
thành của triết học Mác–Lênin, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm my giữa con người và hiện thực, trong
đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là khâu cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung
nhất.
Hay nói cách khác, my học Mác–Lênin là một bộ phận hợp thành của triết học
Mác–Lênin, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó nghiên cứu sự vận
động của cái đẹp và các hình thức tồn tại khác nhau của cái đẹp.
III. Ý nghĩa thực tiễn của mỹ học Mác–Lênin (đặc điểm của mỹ học mácxít).
5


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Là bộ phận hợp thành của triết học Mác–Lênin, mỹ học Mác–Lênin phát ngôn
cho quan điểm thẩm mỹ của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mỹ học Mác–Lênin khẳng
định rằng mọi niềm vui, khát vọng và những đam mê của con người trong cuộc sống

đều gắn liền với hoạt động lao động và thực tiễn sinh hoạt xã hội của con người. Con
người hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá thẩm mỹ là do những nhu cầu sinh tồn, nhu cầu
giao tế, nhu cầu hoàn thiện mình tạo nên. Cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống và trong
nghệ thuật chỉ có thể nảy sinh từ thực tiễn lao động và chiến đấu của con người.
Mỹ học Mác–Lênin là kim chỉ nam để mỗi người trong học tập, lao động, công
tác hướng tới giành cái đẹp, cái cao cả mới.
Mỹ học Mác–Lênin là khoa học vận dụng sáng tạo thế giới quan của giai cấp
công nhân. Nó có khả năng định hướng đúng đắn cho mọi người trong hoạt động hỉíng
thụ, đánh giá và sáng tạo trong cuộc sống và nghệ thuật.
Trong đời sống thẩm mỹ hiện nay ở nước ta có sự đan xen giữa quan hệ thẩm
mỹ tiên tiến và quan hệ thẩm mỹ lạc hậu. Mỹ học Mác-Lênin trong tình hình này trở
thành công cụ phương pháp luận quan trọng hướng dẫn việc hưởng thụ thẩm mỹ đúng
đắn và đấu tranh chống các tư tưởng thẩm mỹ phản động.
Mỹ học Mác-Lênin tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng bảo vệ chủ nghĩa hiện
thực trong nghệ thuật và ra sức làm lành mạnh hoá các quan hệ thẩm mỹ của nước ta.
Nhân dân Việt Nam đang xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Mỹ học Mác-Lênin khi nêu lên các giá trị phổ biến của nhân loại đồng thời giúp
chúng ta củng cố bản sắc dân tộc.
Trong nhiệm vụ thực tiễn của mình, mỹ học Mác–Lênin với các nguyên lý phổ
biến của nó đã từng đi sâu vào lĩnh vực lao động, lối sống và các hoạt động khác trong
sinh hoạt xã hội của con người. Gắn với văn hoá thẩm mỹ, nhiều năm trở lại đây, mỹ
học Mác–Lênin đã được phân xuất thành mỹ học lao động, mỹ học hành vi, mỹ học kỹ
thuật, mỹ học sư phạm và mỹ học nghệ thuật.
Mỹ học lao động nghiên cứu và định hướng các hoạt động lao động, các tổ chức
lao động, các sản phẩm lao động sao cho có nội dung thẩm mỹ.
Mỹ học hành vi coi sự hài hoà giữa con người và con người là giá trị thẩm mỹ
cơ bản. Các giá trị trong cộng đồng được bình đẳng và được tôn trọng như nhau.
Không có giá trị này áp đặt hay chèn ép giá trị kia.
Mỹ học kỹ thuật là sản phẩm của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó trực
tiếp can thiệp vào thẩm mỹ hoá môi trường sống và môi trường lao động.

Mỹ học sư phạm gắn với việc định hướng, đánh giá các nhân cách về thẩm mỹ
trong lĩnh vực trường quy. Nó xác lập các chương trình toàn diện để nâng cao năng lực
thẩm mỹ của toàn dân. Mục tiêu của mỹ học sư phạm là làm cho con người được phát
triển hài hoà cả trí tuệ, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ.
Mỹ học nghệ thuật là khoa học định hướng hoạt động hưởng thụ, đánh giá và
sáng tạo nghệ thuật trong đời sống tinh thần của xã hội theo nguyên lý của sự thích thú
thẩm mỹ lành mạnh và chân thật.
Mỹ học Mác-Lênin là công cụ nhận thức, hiểu biết, khám phá và sáng tạo các
quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật một cách đúng đắn.
Mỹ học Mác-Lênin có một vai trò rất to lớn trong toàn bộ đời sống tinh thần của
xã hội. Trong chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, Đảng ta đòi hỏi phải coi trọng “việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ
thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh” là những chủ nhân hôm nay và
tương lai về tất cả những cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng của đất nước.
Chương 2
CÁC QUAN HỆ THẨM MỸ CỦA CON NGƯỜI VỚI HIỆN THỰC
6


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

I.
Quan hệ và quan hệ thẩm mỹ.
Nhà mỹ học duy vật dân chủ cách mạng Nga Tsecnưsepxky quan niệm: Khái
niệm quan hệ thẩm my được xác định là vai trò của cuộc sống hiện thực đối với mỹ
cảm của con người và nghệ thuật.
My học Mác–Lênin khẳng định quan hệ thẩm my là đối tượng nghiên cứu của
mình, coi mọi hiện tượng thẩm my đều có mối liên hệ bên trong và tương tác lẫn nhau
với các quan hệ khác. Quan hệ thẩm my, đó là các quan hệ của con người về mặt thẩm
my. Quan hệ thẩm my của con người đối với hiện thực thể hiện tập trung ở ba lĩnh vực

chính: Lao động sáng tạo; Khám phá, đánh giá; Chiêm ngưỡng thưởng ngoạn.
Lao động, học tập và sáng tạo là nguồn gốc của mọi quan hệ thẩm mỹ. Hoạt
động sản xuất của con người là vương quốc chân chính của các quan hệ thẩm mỹ. Lao
động sáng tạo là một dạng sản xuất ra giá trị mới theo quy luật của cái đẹp, trong đó
sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện tập trung của sáng tạo thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ còn được thể hiện trong đánh giá thẩm mỹ. Đánh giá thẩm mỹ
là phán đoán về giá trị thẩm mỹ của khách thể, của tác phẩm nghệ thuật, là xác định ý
nghĩa thẩm mỹ của khách thể, của tác phẩm đối với con người, với xã hội. Đánh giá
thẩm mỹ là hoạt động phức tạp của quan hệ thẩm mỹ. Nó là một sự tổng hợp của các
yếu tố sau đây: Đối tượng đánh giá, chủ thể đánh giá, cơ sở đánh giá và tính chất đánh
giá.
Đối tượng của hoạt động đánh giá là đời sống thẩm mỹ trong đó có nghệ thuật
với tất cả tính độc đáo của nó. Đánh giá thẩm mỹ về bản chất là một quan hệ thẩm mỹ
năng động.
Quan hệ thẩm mỹ trong đánh giá nghệ thuật có cơ sở chủ quan và khách quan
bao gồm: chuẩn mực, những tiêu chí thẩm mỹ như tính tư tưởng, tính nghệ thuật, tính
điển hình, tính đảng, tính chân lý nghệ thuật…
Đánh giá thẩm mỹ không phải là đánh giá thuần tuý lôgíc. Trong đánh giá thẩm
mỹ, những xúc cảm thẩm mỹ do tác động của đời sống thẩm mỹ tạo nên là không thể
thiếu được. Trong quá trình đánh giá thẩm mỹ, chủ thể vận dụng các tiêu chuẩn, mà
những tiêu chuẩn này gắn kết với nhau không phải theo một cơ chế lôgíc nghiêm ngặt,
cứng nhắc như trong đánh giá khoa học.
Quan hệ thẩm mỹ xuất hiện trong đánh giá thẩm mỹ có sự thống nhất giữa tình
cảm và lý trí, giữa kinh nghiệm cá nhân và các chuẩn mực xã hội. Đánh giá thẩm mỹ,
mà đặc biệt là đánh giá nghệ thuật là một hoạt động rất phức tạp của quan hệ thẩm mỹ.
Quan hệ thẩm mỹ cũng thể hiện rõ ở thưởng thức thẩm mỹ. Thưởng thức thẩm
mỹ là hoạt động của toàn bộ thế giới nội tâm của con người chịu sự chi phối của một
loạt những yếu tố bên trong như: Quan điểm lý tưởng thẩm mỹ; Tình cảm và tri thức
thẩm mỹ; Thị hiếu thẩm mỹ và từng trải, lối sống, đạo đức và am hiểu nghệ thuật, điều
kiện tâm sinh lý v.v..

Mỹ học mác-xít đã khẳng định thưởng thức thẩm mỹ là một biểu hiện phổ quát
của quan hệ thẩm mỹ. Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động đặc thù của con người, của
từng chủ thể. Thưởng thức thẩm mỹ không phải là một hoạt động tuỳ tiện mà là một
hoạt động lựa chọn, không phải thuần tuý do lý trí, mà còn là và chủ yếu là do tình cảm
trong quan hệ thẩm mỹ quyết định.
Thưởng thức thẩm mỹ là hoạt động có mục đích của chủ thể. Chủ thể thưởng
thức có thể có nhiều mục đích, nhưng mục đích quan trọng nhất là nhằm tạo ra sự thích
thú, nhằm đạt tới khoái cảm thẩm mỹ.
Nói quan hệ thẩm my xuất hiện trong quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng
thức thẩm my, có nghĩa là quan hệ thẩm my xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống, trong
lối sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
7


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Khía cạnh thẩm my của lối sống cũng là biểu hiện rất cơ bản của quan hệ thẩm
my trong đời sống. Một lối sống đẹp phải là lối sống có đạo đức, nhân đạo. Lối sống
đẹp phải gắn với các quan hệ thẩm mỹ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thể
chất và tinh thần, giữa tình cảm và lý trí. Sự phát triển tự do của mỗi người phải là điều
kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Lối sống đẹp phải là lối sống yêu lao động,
có thái độ tự giác trong lao động, vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật. Lối sống đẹp
còn có nghĩa là phải gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Quan hệ thẩm my được thể hiện trong lối sống gắn bó chặt chẽ với cái hữu ích,
cái hài hoà, các giá trị nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau. Lĩnh vực phổ biến nht của
quan hệ thẩm my là cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Sống văn minh, hạnh phúc là
một đặc trưng quan trọng của quan hệ thẩm my trong đời sống.
II. Các đặc trưng và bản chất của các quan hệ thẩm mỹ.
1. Các đặc trưng của các quan hệ thẩm mỹ.
Đặc trưng đầu tiên của các hiện tượng thẩm my là nằm trong quan hệ thẩm my

của hoạt động thẩm my của con người. Cái thẩm my là một quan hệ chủ thể-đối tượng
về mặt thẩm my.
Thứ hai, trong quan hệ thẩm my đối với hiện thực, đặc trưng nổi bật là con
người tự khẳng định mình về mặt cảm xúc đối với hiện thực đó. Ở đó tư duy và lý luận
thống nhất đặc biệt về mặt cảm xúc. Không có sự tham gia của cảm xúc với tư cách là
một yếu tố tâm lý thì không thể có một quan hệ thẩm mỹ nào. Song, không có nghĩa
quan hệ thẩm mỹ đồng nhất với xúc cảm. Xúc cảm chỉ là một trong các yếu tố cấu
thành tất yếu của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, chứ nó không phải là
tất cả. Xúc cảm là yếu tố đặc trưng tạo cho quan hệ thẩm my khác với quan hệ khác.
Các xúc cảm phù hợp với lợi ích xem như xúc cảm ngoài thẩm mỹ. Các xúc cảm không
vụ lợi là các xúc cảm thẩm mỹ. Sự khác nhau giữa xúc cảm thẩm mỹ với xúc cảm nói
chung quy định ở tính phù hợp mục đích của nhu cầu.
Thứ ba, hình thức nhận thức bằng hình ảnh, bằng hình tượng đó là đặc trưng cơ
bản của quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực.
Thứ tư, quan hệ thẩm my có một đặc trưng điển hình là tính toàn vẹn, không
chia cắt. Thiếu tính toàn vẹn giữa con người và hiện thực, không thể trở thành quan hệ
thẩm my được.
Thứ năm, quan hệ thẩm my tập trung nhất của con người là quan hệ của con
người với nghệ thuật. Bản chất và đặc trưng của nghệ thuật là phản ánh thế giới bằng
hình tượng. Hình tượng là tế bào cơ bản của quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với hiện
thực.
2. Bản chất của các quan hệ thẩm mỹ.
Thứ nhất, về bản chất, quan hệ thẩm my là một quan hệ miêu tả, quan hệ hình
dung. Hoảt động miêu tả đã làm nảy sinh các quan hệ thẩm mỹ. Các hoạt động miêu tả
thường thể hiện các trạng thái thích thú của con người khi nắm bắt được sự vật và nhờ
sự vật biểu hiện giúp ra bên ngoài cái nội tâm của con người.
Thứ hai, quan hệ thẩm my thực chất là một quan hệ giá trị. Cái thẩm mỹ gắn
liền với cái thước đo giá trị trong một quan hệ xã hội nhất định. Do khái niệm giá trị là
một khái niệm phức tạp mà các thước đo thẩm mỹ là không thuần nhất. Các quan hệ
thẩm mỹ có nhiều hình thức thẩm mỹ khác nhau liên quan tới các hình thức đánh giá

khác nhau. Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ giá trị, bởi quan hệ đó phụ thuộc vào các chủ
thể thẩm mỹ bao gồm ý thức và năng lực của nó.
Thứ ba, quan hệ thẩm my là một quan hệ xã hội. Quan hệ thẩm mỹ ra đời từ
quan hệ xã hội, nó bị quy định bởi các quan hệ văn hó lịch sử cụ thể. Không có quan hệ
thẩm mỹ phi xã hội, phi lịch sử. Các quan hệ thẩm mỹ ghi trọn các dâu ấn của thời đại,
8


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

của dân tộc, của giai cấp sản sinh ra nó. Tính chất của quan hệ xã hội nằm ngay trong
bản chất giá trị của nó.
Bản chất xã hội của các quan hệ thẩm mỹ được thể hiện ở ba phương diện: Tính
dân tộc của quan hệ thẩm mỹ; Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ; Tính thời đại của
quan hệ thẩm mỹ.
Các quan hệ thẩm my hiện nay ở nước ta được định hướng theo chuẩn mực cơ
bản của nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Điều ấy có nghĩa là các quan hệ
thẩm my của chúng ta gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, linh hồn
của nó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các quan hệ thẩm my của chúng ta vì các giá trị nhân văn cao cả, vì hạnh phúc
và sự phát triển tự do, toàn diện, hài hoà phong phú của con người. Nó vừa tiên tiến
vừa gắn liền với các giá trị lâu bền của dân tộc. Nó luôn mở rộng giao lưu quốc tế,
tiếp biến cái hay, cái tiến bộ của nhân loại.
III. Kết cấu của quan hệ thẩm mỹ.
Cơ cấu của quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực được xác định tương
đối gồm ba bộ phận hợp thành:
1. Chủ thể thẩm mỹ bao gồm các hoạt động: Tri giác thẩm mỹ; Biểu tượng thẩm
mỹ; Phán đoán thẩm mỹ. Các hoạt động đó được biểu hiện thành: Nhu cầu thẩm mỹ;
Thị hiếu thẩm mỹ; Lý tưởng thẩm mỹ; Các quan điểm mỹ học.
2. Đối tượng thẩm mỹ (Khách thể thẩm mỹ) gồm: Cái đẹp, cái bi, cái hài, cái

cao cả và các dạng phát sinh của chúng.
3. Sản phẩm của sự tương tác giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ: Cái thẩm mỹ
đạo đức; Các sản phẩm thủ công; Sản phẩm nghệ thuật bao gồm cả hưởng thụ, đánh giá
và sáng tạo nghệ thuật.
Có thể nói, c cu cuía quan hệ thẩm mỹ là do ba bộ phận: Chủ thể thẩm mỹ;
Khách thể thẩm mỹ; Nghệ thuật hợp thành. Quan hệ thẩm mỹ trong cơ cấu của nó do
gắn chủ thể với đối tượng mà trung tâm là hoạt động thực tiễn của con người nên nó
liên hệ rất nhiều đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ba bộ phận đó quan hệ rất
chặt chẽ và toàn diện với các mặt, các khâu cơ bản của mỗi nền văn hoá, đặc biệt là văn
hoá thẩm mỹ.
Cơ cấu của quan hệ thẩm mỹ hoạt động trong đời sống xã hội được gọi là văn
hoá thẩm mỹ. Nói đến văn hoá thẩm mỹ là nói đến hoạt động của các quan hệ thẩm mỹ
trong nền văn hoá nói chung. Nó có hai tư cách:Tư cách thăng hoa của các giá tri thẩm
mỹ trong lao động, giao tiếp, quản lý, vui chơi giải trí..; Tư cách bộ phận của nó là tư
cách thực thể như: văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa chính trị.
Tổng thể tư cách thăng hoa, tư cách thực thể của văn hoá là do sự vận động của
quan hệ thẩm mỹ quyết định.
Văn hóa thẩm mỹ, bao chứa ba mối quan hệ lớn: quan hệ của con người đối với
tự nhiên, quan hệ của con người với xã hội và sự phát triển của bản thân con người. Ba
mối quan hệ này đan quyện trong sự vận động của quan hệ thẩm mỹ.
Có thể nói cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ chứa đựng các khả năng sáng tạo được
nhiều giá trị thẩm mỹ mới và đặc biệt là hiện thực hoá ý đồ sáng tạo nghệ thuật phong
phú nhiều hình, nhiều vẻ trong các quan hệ xã hội.
Quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ rộng nhất và là nền tảng của mỹ học MácLênin.
Chương 3
CÁC KHÁCH THỂ THẨM MỸ
A. CÁI ĐẸP.
I.
Bản chất thẩm mỹ của cái đẹp.
9



BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

1. Cái đẹp là nhu cầu sống của con người.
Cái đẹp là một bí mật thật sự của cuộc sống con người. Nó là nhu cầu sống của
mỗi người, mỗi dân tộc và cả nhân loại.
Hạnh phúc lớn lao của mỗi người là được sống với cái đẹp, được thành một
người đẹp trong cộng đồng của mình và làm cho nhiều người ngày càng đẹp thêm.
Cái đẹp đi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống làm cho cái xấu bị lùi xa. Trong tất
cả các nền văn hoá của nhân loại, cái đẹp được con người chiêm ngưỡng, giữ gìn và
tiếp tục sáng tạo.
Cái đẹp là nhu cầu sống của con người nhưng nó gắn bó mật thiết với đời sống
xã hội. Một xã hội có áp bức, bóc lột, con người lao động bị đày đoạ, bị nhấn chìm
trong ngu dốt thì cái đẹp thật sự không thể xuất hiện. Trong tình hình đó, những nhu
cầu giải phóng cái đẹp được đề ra cấp thiết. Xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ đáp ứng các nhu
cầu làm đẹp và sáng tạo ra cái đẹp, bởi vì nó mang những giá trị chân chính của con
người, trả lại cho con người.
Đảng ta luôn luôn coi cái đẹp là vấn đề trọng đại của đời sống con người và hết
sức giúp đỡ cho mọi cái đẹp được nảy sinh từ trong đời sống.
2. Cái đẹp là đối tượng nghiên cứu của khoa học mỹ học.
Trong khoa học mỹ học có phân biệt cái đẹp với cái thẩm mỹ. Cái đẹp chỉ là một
bộ phận của cái thẩm mỹ, chứ không phải là cái thẩm mỹ.
Cái đẹp tuy là một bộ phận hợp thành của cái thẩm mỹ, nhưng cái đẹp và cái
thẩm mỹ đều có một tố chất chung. Trước hết, chúng đều mang yếu tố tinh thần:
Thưởng ngoạn, đánh giá, miêu tả chứ không phải là yếu tố thực dụng để ăn, uống, nếm.
Thứ hai, chúng đều mang yếu tố tình cảm sâu sắc. Yếu tố xúc cẩm là yếu tố đặc trưng
của quan hệ thẩm mỹ, đồng thời là yếu tố điển hình của cái đẹp.
Bản chất của cái thẩm my là cái đẹp. Cái đẹp là biểu hiện tập trung nhất của
cái thẩm my, nó có tính chất vô tư. Trước hết, yếu tố vô tư của cái đẹp là ở chỗ, cái đẹp

được nhận biết, được cảm thụ bằng tai, mắt chứ không phải bằng các giác quan khác
như lưỡi, mũi. Thứ hai, khái niệm vô tư ở đây là chỉ cái đẹp không vụ lợi ích vật chất
tầm thường.
Cái đẹp phải mang yếu tố hình tượng, toàn vẹn, không chia cắt nhiều tầng,
nhiều lớp.
Cái đẹp phải mang bản chất xã hội. Do cái đẹp có sự vận động và không ngừng
được sáng tạo, được khám phá mà cái đẹp luôn luôn biểu hiện cho tính xã hội của nó.
My học Mác-Lênin nghiên cứu sự vận động lịch sử của cái đẹp trong các quá
trình lao động sáng tạo và chiến đấu của con người.
3. Cái đẹp là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp.
Trước hết, cái đẹp có liên quan tới những niềm tin tâm lý của con người. Thứ
hai, cái đẹp ở các dân tộc, các giai cấp, các thời đại khác nhau được giải thích từ các
thế giới qquan khác nhau. Thứ ba, việc hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp còn
phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục khác nhau. Thứ tư, mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi
giai cấp đều hình thành các thước đo cái đẹp riêng của mình.
II. Ba khuynh hướng cơ bản tiếp cận cái đẹp trong lịch sử mỹ học trước
Mác.
1. Khuynh hướng duy vật tiếp cận cái đẹp trước Mác.
a) Mỹ học duy vật thời cổ đại.
Theo quan niệm của các nhà duy vật thời cổ đại, cái đẹp là một thuộc tính của
vũ trụ, của con người, của mọi sự vật và động vật. Theo họ, vật chất và các sự vật
muốn trở thành đẹp trước hết phải có một số biểu hiện sau: Thứ nhất, cái khác biệt
phải được thống nhất trong đa dạng. Thứ hai, sự vật đẹp phải có một kích thước và
10


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

một tỷ lệ nhất định. Thứ ba, nó là các khoái cảm của con người gắn liền với độ. Thứ tư,
cái đẹp tuy là thống nhất trong đa dạng, là trật tự, tỷ lệ và kích thước, là phạm trù độ

trong khoái cảm, nhưng chúng có tính chất tương đối, không có một cái đẹp nào tuyệt
đối. Thứ năm, cái đẹp phải là cái có ích, là cái tốt.
b) Quan niệm về cái đẹp của các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII.
Những đại biểu chính của mỹ học giai đoạn này là Etmun Bơccơ và Diderot.
Bơccơ đã chỉ ra bảy dấu hiệu khách quan về cái đẹp: 1.Tính nhỏ nhắn; 2.Tính
tương đối; 3.Sự mịn màng của bề mặt; 4.Sự đa dạng trong tình trạng các bộ phận được
phân phối; 5.Quan hệ giữa các bộ phận là không cứng nhắc; 6.Cơ cấu uyển chuyển; 7.
Mầu này với mầu khác trong cùng sự vật đẹp là không nổi bật quá.
Bơccơ đã nghiên cứu tỷ mỷ tất cả các dấu hiệu này của cái đẹp và cung cấp
nhiều dẫn chứng thuộc những mặt khác nhau.
Theo Diderot, cái đẹp phải là cái thật, cái tốt. Cái đẹp, cái thật và cái tốt là quan
hệ khăng khít nhau. Diderot cũng khẳng định có hai cái đẹp, một cái đẹp thực tại và
một cái đẹp ta nhìn thấy. Đối với Diderot, cái đẹp là tồn tại khách quan trong tự nhiên.
Tự nhiên là ngọn nguồn của cái đẹp. Cái đẹp với cái thật là một.
c) Quan niệm về cái đẹp của các nhà duy vật nhân bản thế kỷ XIX.
Đại diện chính của các nhà duy vật nhân bản thế kỷ XIX là Tsecnưsepxky. Theo
Tsecnưsepxky, bản chất của cái đẹp là tạo cho con người một cảm giác hoan hỷ trong
sáng giống như cảm giác ta gặp người yêu.
Theo ông, “Cái đẹp là cuộc sống, một thực thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn
thấy được cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là đối tượng
trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ đến cuộc sống”.
Nhìn chung khuynh hướng duy vật trước Mác, trong cả ba thời kỳ phát triển của
nó đều coi cái đẹp tồn tại khách quan, bởi vì nó là một thuộc tính của cuộc sống, của
hiện thực. Thiên nhiên, cuộc sống của động vật, vật chất đã từng tồn tại trước con
người, do đó cái đẹp đã từng tồn tại trước con người. Ở đâu có vật chất là ở đó có cái
đẹp. Quan niệm như vậy là đối lập với mọi khuynh hướng duy tâm chủ quan cũng như
duy tâm khách quan. Các nhà mỹ học duy vật đã góp phần quan trọng vào chống lại
quan niệm duy tâm siêu hình về cái đẹp.
2. Khuynh hướng duy tâm khách quan trong việc tiếp cận cái đẹp trong lịch
sử mỹ học.

Khác và đối lập với cách tiếp cận cái đẹp của mỹ học duy vật, mỹ học duy tâm
khách quan coi cái đẹp không phải là thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh
thần. Nói chính xác hơn, Hêghen thừa nhận có cái đẹp của tự nhiên, nhưng những cái
đẹp này là nghèo nàn và thấp hơn rất nhiều so với cái đẹp của nghệ thuật và nó cũng
nằm trong tinh thần.
Platôn nói rằng, cái đẹp không thể là một sự vật nào đó, không phải là ở sự so
sánh nào đó. Thật sự cái đẹp là một ý niệm. Cái đẹp là một ý niệm sẵn có, nó làm ra cái
đẹp của sự vật, nó soi sáng cái đẹp của tâm hồn mỗi con người. Cái đẹp tồn tại vĩnh
cửu, nó không bị huỷ diệt, không tăng, không giảm. Cái đẹp là nhận thức mang lại sự
thích thú. Cái đẹp chân chính là Chúa. Vì thế muốn nhận thức được cái đẹp phải hoà
mình vào Chúa. “Chỉ có tinh thần mới là cái chân thực với tính cách một yếu tố bao
quát tất cả, và tất cả cái đẹp sở dĩ là đẹp thực sự chẳng qua vì cái đẹp tham dự vào một
cái cao cả hơn và do cái cao cả này sản sinh ra. Xét theo nghĩa này, thì cái đẹp trong tự
nhiên chỉ phản ánh cái đẹp tinh thần”.
Hêghen cũng như Platôn và các nhà thần học không giải thích được mối liên hệ
tồn tại hiện thực của cái đẹp. Khuynh hướng duy tâm khách quan trong mỹ học đã cầu
11


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

cứu đến nguyên lý tối cao là tinh thần, và tinh thần một lần nữa biểu hiện trong ý thức
con người. Cách tiếp cận vấn đề cái đẹp này đầy vẻ thần bí, tối tăm, rất khó hiểu.
3. Khuynh hướng duy tâm chủ quan trong việc tiếp cận cái đẹp trong lịch sử
triết học.
Cantơ coi mỹ học là khoa học nghiên cứu các phán đoán thị hiếu. Theo Cantơ
“vấn đề chủ yếu không phải là cái đẹp là gì mà là sự phán đoán về cái đẹp là gì”.
Phán đoán về cái đẹp là một phán đoán thị hiếu không phải là sự phán đoán về
nhận thức. Nó không phải là phán đoán lôgíc mà là phán đoán tình cảm, chủ quan. Nó
tạo nên cái dễ chịu và thích thú. Phán đoán thị hiếu thuần tuý có tính thưởng ngoạn.

Mọi cái lợi đều làm hư hỏng phán đoán của thị hiếu và tước mất tính trong sáng của nó.
Có thể nói, chủ nghĩa duy tâm chủ quan về cái đẹp, coi tiêu chuẩn đánh giá cái
đẹp sẵn có trong mỗi cá nhân. Cá nhân cho cái gì gợi lên khoái cảm của mình thì nó sẽ
cho là đẹp, còn cái gì không gợi lên xúc cảm cá nhân, cái đó không thể là đẹp. Quan
điểm này mở đường cho rất nhiều loại cảm xúc cá nhân về cái đẹp. Có những cảm giác
và cảm xúc đúng đắn. Có những khoái cảm, cảm giác rất kém và bệnh hoạn.
III. Cách tiếp cận mác-xít về cái đẹp.
1. Sự phê phán mác-xít đối với ba cách tiếp cận cái đẹp ngoài mác xít.
a. Đối với quan niệm duy tâm khách quan về cái đẹp.
Platôn, các nhà thần học và Hêghen coi cái đẹp là cái có trước, cơ sở đầu tiên
của cái mỹ học là ở ý niệm, ở tinh thần tuyệt đối. Mỹ học Mác–Lênin cho rằng, các
quan niệm về cái đẹp là cái vốn có của lực lượng siêu nhiên, vốn có ở ý niệm là không
thể chứng minh bằng cơ sở khoa học được.
b. Đối với quan niệm duy tâm chủ quan về cái đẹp
Khát vọng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan muốn làm nổ tung các chuẩn mực
mà họ cho là chật hẹp về cái đẹp, nhưng các chuẩn mực mà họ đề xuất là một cái tôi
bất kỳ nào đó sẽ không thể đứng vững được. Sự tuyệt đối hoá các cá biệt trong xã hội
là không có cơ sở đạo đức và luật pháp. Có cái tôi tiên tiến, nhưng có cái tôi lạc hậu và
thấp hèn. Cái đẹp cao quý không thể có chuẩn mực từ cái tôi thấp hèn. Xã hội không
chấp nhận những thước đo cái đẹp cao quý bằng những tình cảm cá nhân, vị kỷ và trình
độ thẩm mỹ thấp.
c. Đối với quan niệm duy vật trước Mác về cái đẹp.
Các nhà mỹ học duy vật có công rất lớn trong việc bác bỏ các quan niệm duy
tâm chủ quan và duy tâm khách quan về cái đẹp. Cả Aristốt, Diderot, Tsécnưsepxky
đều cho rằng cái đẹp là một thuộc tính của vật chất, nó có những yếu tố như tỷ lệ, trật
tự, hài hoà, quan hệ. Công lao của các nhà mỹ học duy vật là khẳng định tính khách
quan của cái đẹp trong tính vật chất của nó. Như vậy là cái đẹp cũng có sẵn trong các
cấu trúc vật chất, mà tự nhiên, vật chất có trước loài người thì cái đẹp cũng có trước
loài người. Đối với họ thì thuộc tính đẹp của sự vật thì cũng giống như các thuộc tính
vật lý, thuộc tính sinh học, thuộc tính hoá học của sự vật đều tồn tại khách quan, có

trước loài người.
Thực ra, giá trị thẩm mỹ là do con người trong quá trình lao động của mình đã
tạo ra một thước đo cùng với năng khiếu thẩm mỹ của mình. Cái đẹp là một giá trị xã
hội mà con người bằng cả một quá trình lao động đã khai thác được, chứ nó không có
sẵn. Vàng và bạc có nhiều thuộc tính tự nhiên, nhưng cái đẹp của chúng không phải là
thuộc tính tự nhiên, mà là một giá trị xã hội. Mọi giá trị mà con người phát hiện được ở
trong cái vật lý, cái sinh học là do cơ cấu của con người và xã hội quyết định.
Các thuộc tính vật lý của sự vật là các thuộc tính có được nhờ cân đo và phân
tích hoàn toàn chính xác trên cơ sở khoa học. Đánh giá thẩm mỹ không thể thực
nghiệm được cái gì là đẹp và trong cái đẹp thì gồm những yếu tố vật chất cụ thể nào.
12


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Bông hoa thẩm mỹ không phải do màu đỏ, màu trắng, màu vàng hay sự đắt giá
của nó quyết định. Giá trị thẩm mỹ của bông hoa chỉ tồn tại trong quan hệ thực tiễn của
con người với tự nhiên. Không có con người thì không có cái đẹp của bông hoa.
Các nhà duy vật trước Mác đã đánh đồng sự hài hoà với cái đẹp. Hài hoà và cái
đẹp là khác nhau. Không phải mọi sự phát triển và hài hoà đều tạo ra cái đẹp. “Sự phát
triển hài hoà ở con chuột cống, con sâu, con rắn, con rết không phải là cái đẹp. Con
người không thể thích thú trước một người có hai tay dài bằng hai chân, hoặc trên đầu
có hai cái sừng được”.
Nhiều nhà duy vật trước Mác cũng đã coi tỷ lệ mực thước, kích thước là bản
chất của cái đẹp. Thật ra thì con người đã tạo ra thước đo cho mình và muôn loài.
Chính hoạt động lao động của con người tạo ra kích thước của cái đẹp, chứ không phải
bản thân vật chất có kích thước đó. Cái đẹp thuần tuý của tự nhiên thật ra không tồn tại
trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật.
Quan niệm các yếu tố vật lý, sinh học, hoá học là cái đẹp của tự nhiên là một sự
sai lầm và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Những cái gọi là nguyên tắc đều

đặn, sự sắp xếp, tỷ lệ, đường nét, hoà hợp màu sắc nếu nó chưa gắn với các vấn đề của
xã hội, cái đó chưa thể trở thành cái đẹp. Bản chất thẩm mỹ của cái đẹp là yếu tố xã hội
của nó.
Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất của cái đẹp gắn liền với lao
động. Cái đẹp không là cái vốn có. Chưa có con người và lao động thì chưa có những
hiện tượng thẩm my trong cuộc sống, chưa có cái đẹp.
Cái đẹp mang lại niềm hứng thú không phải chỉ cho một cá nhân riêng lẻ nào
đó, mà phải mang lại hứng thú phổ biến có tính xã hội. Cái đẹp vì thế tồn tại độc lập
với chủ thể cá nhân. Cái đẹp gắn với hoạt động thực tiễn của chủ thể, thoả mãn được
tình cảm thẩm my của chủ thể do các thước đo lý tưởng xã hội định hướng.
Quan hệ thực tiễn của con người không chỉ ở lao động, mà còn trong đấu tranh
xã hội. Mọi hoạt động nhằm cải thiện các quan hệ xã hội cho phù hợp với ước mơ của
mình đều gây được hứng thú thẩm my.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cái đẹp ra đời từ lao động, gắn bó chặt chẽ với cái
thật, cái tốt và cái hữu ích. Cái đẹp xuất hiện trong quan hệ thẩm mỹ, nó có những yếu
tố chung với quan hệ thẩm mỹ. Xa rời cái thật không thể có cái đẹp. Đối lập với cái
thật, cái đẹp sẽ thiếu vắng nội dung, không có cái đẹp chân chính nào lại không có ích.
Cái thật, cái tốt, cái có ích phải gắn liền với các hình tượng sinh động mới là cái mỹ.
Cái mỹ với tư cách là cái đẹp là một cái mỹ đặc trưng bởi tính hài hoà của nó.
Cái đẹp là một phạm trù my học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm
my giữa con người với hiện thực, bao chứa các quan hệ chân-thiện-ích, xuất phát từ
thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân xứng hài hoà, gây được khoái
cảm thẩm my tích cực đối với chủ thể xã hội.
IV. Cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật.
Vai trò của cái đẹp trong cuộc sống là: Do nó gây được khoái cảm tích cực, gắn
liền với sự hài hoà thẩm mỹ nên nó điều hoà với mọi mối quan hệ khác; Cái đẹp với
nhiều hình thức tồn tại khác nhau, nó làm phong phú đời sống tâm hồn và tình cảm của
con người; Mỗi nhân cách nếu được cái đẹp định hướng thì nó sẽ phát triển hoà hợp
giữa cá nhân và cộng đồng, nó sẽ hoà mình vào xã hội và cái ích kỷ sẽ được khắc phục;
Cái đẹp mở ra khả năng sáng tạo nhiều chiều, nhiều lớp; Cái đẹp đúng đắn có tác dụng

ngăn chăn các phản thẩm mỹ.
Cái đẹp trong cuộc sống là rất phong phú đa dạng. Nó bao gồm tất cả những gì
bảo đảm ba yêu cầu: đúng đắn, chân thực của cuộc sống; Mang tính nhân bản và nhân
văn tốt đẹp; Là một sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Như vậy, cái đẹp trong cuộc sống là tất cả
13


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

những gì mang tính hữu ích, tốt, thật và là một quan hệ sóng đôi giữa chủ thể thẩm mỹ
và khách thể thẩm mỹ.
Cái đẹp trong nghệ thuật bao giờ cũng mang tính điển hình, là sự thống nhất
biện chứng giữa nội dung và hình thức. Cái đẹp trong nghệ thuật không đua chen với
cái đẹp trong tự nhiên về sự phong phú, đa dạng. Nhưng cái đẹp trong tự nhiên phải
khuất phục cái đẹp trong nghệ thuật về chiều sâu nhân văn và triết lý. Cái đẹp trong
nghệ thuật làm ta kinh ngạc và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nó là sự tổng hợp
giá trị mỹ học với đạo đức, chính trị, khoa học. Nó là một giá trị tinh thần trọn vẹn của
chỉnh thể Chân-Thiện-Ích, hoà quyện tình cảm, trí tuệ, khát vọng, ý chí của con người.
B. CÁI CAO CẢ.
I.
Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả.
Cái cao cả, theo các nhà mỹ học là khái niệm phản ánh các hiện tượng thẩm mỹ
to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ của tự nhiên trong các quan hệ thực tiễn của con người.
Khái niệm cái cao cả, ngoài phản ánh sức mạnh bản chất của con người trong tự
nhiên, còn phản ánh các hiện tượng thẩm mỹ của xã hội mạnh mẽ, sôi nổi, rực rỡ, khẩn
trương và gây nên những xúc động hào hứng, khâm phục say sưa. Cái cao cả còn bao
quát cả những nhân vật vĩ đại trong lịch sử.
Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả chính là phẩm chất thẩm mỹ của các hiện
tượng, các quá trình lịch sử có quy mô đồ sộ, các hình tượng nghệ thuật hoành tráng,
biểu hiện sức mạnh bản chất của con người trong lao động, trong chiến đấu, mở ra

những khát vọng mới để con người không ngừng hoàn thiện bản thân mình và cuộc
sống quanh mình.
Cái cao cả có liên quan đến nội dung đạo đức của xã hội, nhưng nó không phải
là một phạm trù đạo đức học. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả có liên hệ bản chất hầu
hết với các phạm trù thẩm mỹ khác. Cái cao cả là một hình thức tồn tại khác của cái
đẹp và khi nó bị thất bại tạm thời đã làm nảy sinh cái bi, cái cao cả là mặt đối lập của
cái hài tuy không phải nó tránh được cái khôi hài.
II. Các cách tiếp cận khác nhau về cái cao cả trong lịch sử mỹ học.
Thời cổ đại: Lý luận cái cao cả chỉ mới xuất hiện ở đầu Công nguyên, khi con
người đã vươn lên tách mình ra khỏi tự nhiên và khẳng định sức mạnh của mình, con
người đã đặt tự nhiên to lớn trong quan hệ với năng lực cải tạo của mình. Lý thuyết về
cái cao cả ban đầu là khái quát cách sống của con người gắn với việc làm chủ các giá
trị tinh thần của con người. Phong cách sống, phong cách viết, phong cách nói gắn liền
với niềm tự hào sâu sắc của bản thân con người, là đối tượng quan trọng xác lập các lý
thuyết về cái cao cả đầu tiên trong lịch sử mỹ học.
Thời trung cổ: Theo Pxepđô Longin thì cái cao cả gắn với ba lĩnh vực: Tự nhiên,
Tinh thần, Thần thánh. Tự nhiên trở thành nguồn cảm hứng cao cả phải là sự kỳ vĩ. Về
tinh thần, cái cao cả thể hiện ở tư tưởng và niềm say mê phi thường vẻ đẹp của ngôn từ
kết hợp với các tư tưởng vĩ đại. Cái cao cả là giá trị bên trong đối lập với cái khuyếch
trương bên ngoài. Cái cao cả là lòng kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được
hưởng. Về thần thánh, cái cao cả bao gồm các lực lượng siêu nhiên hùng mạnh biểu thị
sự vĩ đại của chúa.
Theo Pxepđô Longin, quy mô lớn của hiện tượng sức mạnh phi thường đặt trước
con người và các thước đo thông thường không thể đo được sự vật – đó là bản chất của
cái cao cả.
Thế kỷ XIX trở đi: Bơccơ cho rằng cái cao cả xuất hiện từ khát vọng con người
tự bảo tồn mình. Ông đối lập hai phạm trù cái đẹp và cái cao cả: Cái đẹp thì mang lại
tình cảm tích cực, cái cao cả mang lại tình cảm tiêu cực.
14



BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Vì sao cái cao cả lại mang lại tình cảm tiêu cực mà vẫn có tính chất thẩm mỹ?
Sinle giải thích: “Nếu như trong sự lo lắng, hoài nghi, sợ hãi không có một phần nào
thích thú… thì chúng ta có lẽ không thể lao vào nguy hiểm với một sự gan dạ điên
cuồng”.
Theo Cant, cái cao cả là cái gì so sánh với nó thì mọi cái khác đều bé cả. Người
ta cũng dễ thấy rằng trong thiên nhiên không có một cái gì cả dù chúng ta cho là lớn
đến đâu đi chăng nữa. Không có cái gì là đối tượng của giác quan có thể gọi là cao cả.
Cái gì ta gọi là cao cả là do tâm trí sinh ra một biểu tượng nào đó mà phán đoán suy xét
được ứng dụng vào chứ không phải bản thân khách thể.
Trong Mỹ học của Hêghen có hai định nghĩa về cái cao cả. Một là “Cái cao cả là
ưu thế của quan niệm đối với hình thức” và “Cái cao cả là biểu hiện về cái vô hạn”.
Ứng dụng quan niệm này vào trong phân tích cái cao cả trong lĩnh vực nghệ thuật,
Hêghen quan niệm: Nghệ thuật tôn giáo là nghệ thuật cao cả, bởi vì các đề tài của nó
gắn với sự chuộc tội, sự tái sinh, trong đó cái tinh thần vượt qua những hình thức cảm
tính. Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả vì nó là nghệ thuật tâm hồn, nghệ thuật
của tình yêu gắn với sự hy sinh quên mình, sự khắc khổ và sự sám hối, sự cứu rỗi.
Hêghen đã cho các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội hoạ, thi ca là các hình thức biểu
hiện rõ nhất của cái cao cả.
Theo Tsecnưsexky, quan niệm về cái cao cả gợi trong thâm tâm con người ý
niệm về cái vô hạn là một quan niệm thần bí. Cái cao cả là bản thân đối tượng chứ
không phải là tư tưởng nào đó do đối tượng gợi lên. Dĩ nhiên, khi quan sát một đối
tượng cao cả thì trong đầu ta có ấn tượng đậm hơn về cái cao cả chứ không phải là ta
tạo ra cái cao cả. Ông định nghĩa: Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những cái mà ta
mang ra so sánh với nó. Một vật cao cả là vật có quy mô vượt hơn những vật mà ta
mang ra so sánh với nó. Hiện tượng cao cả là hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng
mà ta mang ra so sánh với nó.”
Khác với tất cả các quan niệm trước mình về cái cao cả và tiếp thu những thành

tựu của loài người về cái cao cả, Mác và Ăngghen giải thích cái cao cả xuất hiện trong
quá trình lao động và chiến đấu của con người. Cái cao cả không phải là cái vốn có của
tự nhiên, mà nó sản sinh từ thực tiễn thẩm mỹ của con người, con người đã hiến dâng
năng lực bản chất của mình chinh phục tự nhiên và do đó, con người cũng trở thành cao
cả.
Trong mỹ học Mác-Lênin, cái cao cả thể hiện tập trung nhất trong những sự kiện
hoặc những hiện tượng trọng đại gợi ra trong con người một tình cảm đặc biệt, gắn liền
với sự kính trọng, khâm phục, tự hào và vui sướng. Cái cao cả nảy sinh từ những hiện
tượng có quy mô, sức mạnh, ý nghĩa lớn lao.
Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ chứ không phải trong quan
hệ thực dụng. Một hiện tượng tự nhiên được gọi là cao cả nó phải nằm trong quan hệ
thực tiễn thẩm mỹ của con người và nói rõ sức mạnh bản chất của con người.
Nói rằng cái cao cả tồn tại khách quan, nhưng khách quan trong quan hệ với
thực tiễn thẩm mỹ của con người.
Theo quan niệm của mỹ học Mác-Lênin, cái cao cả được đặc trưng bằng chất
lượng và gần gũi với lý tưởng. Nó là cái đẹp trở về với nó tập trung hơn, mạnh mẽ hơn,
và có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn.
Cái cao cả phải tạo được niềm vui, niềm khâm phục, sự hào hứng trong quá
trình con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân
mình.

15


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Có thể nói: Cái cao cả là một phạm trù my học cơ bản thể hiện sức mạnh bản
chất của con người trong quan hệ thẩm my, mang giá trị cái đẹp mạnh hơn, gần gũi
với lý tưởng xã hội rộng rãi.
III. Cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

Cái cao cả được biểu hiện trong cuộc sống mang yếu tố thẩm mỹ trước hết là
những cái đẹp của con người. Đó là những cái đẹp trong lao động, trong các hành vi,
trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức của con người. Cái đẹp đó được nhân rộng ra,
phát triển cao hơn trong những hoàn cảnh khó khăn: Cái đẹp từ cái thẩm mỹ bình
thường đã mang yếu tố của cái cao cả. Cái cao cả trong cuộc sống thể hiện sự cố gắng
không ngừng của con người, vươn lên thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng
lớn được nhiều người tôn vinh. Chủ nghĩa anh hùng là một hiện tượng thẩm mỹ nổi bật
của cái cao cả trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, cái cao cả không chỉ có quan hệ với cái đẹp mà nó còn quan
hệ với cái bi. Có những trường hợp cái bi làm tôn vinh cái cao cả, tạo cho cái cao cả đi
vào bất tử trong lòng nhân dân.
Cái cao cả cũng có thể quan hệ với cái hài trong đời sống. Có nơi, có lúc cái cao
cả mang yếu tố của cái hài. Người ta từng biết nhiều anh hùng chiến sỹ thi đua đã rất
vụng về trong tình yêu. Sự phiến diện đó của cái cao cả trong cuộc sống có thể là
nguyên nhân gây cười trong một vài trường hợp nào đó.
Nghệ thuật phản ánh cái cao cả bằng hình tượng. Cái cao cả trong nghệ thuật có
thể là những hình tượng anh hùng chiến thắng mọi cái xấu, nhưng cũng có những hình
tượng không vượt qua được những cái xấu. Dù là hình tượng anh hùng ca hay là bi kịch
thì cái cao cả trong nghệ thuật cũng là những hình tượng hoành tráng.
Cái vĩ đại nhất của lịch sử thuộc về nhân dân. Cái động lực sâu xa của lịch sử là
hoạt động của quần chúng nhân dân. Nhân dân đã tạo nên cái cao cả, nuôi dưỡng cái
cao cả và là đại biểu xứng đáng nhất của cái cao cả. Nghệ thuật phản ánh các khát vọng
cao cả của nhân dân sẽ được nhân dân lưu giữ, và đến lượt mình nhân dân sẽ là chủ thể
sáng tạo ra mọi cái cao cả của cuộc sống và nghệ thuật.
Cái cao cả thường được bàn đến dưới bốn dạng thức:
- Cái cao cả thanh cao: Ở dạng thức này, đối tượng không nhất thiết phải to lớn
hùng vĩ, nhưng bên trong lại chứa đựng một vẻ đẹp tiềm tàng, sâu lắng, tinh khiết và
hoàn toàn trong sáng. Cái cao cả thanh cao gắn liền với sự hiền hòa thân thương đầy
cảm xúc bất tận mà rất gần với bản chất người chân chính (Nhà sàn của Bác, Chùa Một
cột, Đạo đức Hồ Chí Minh, Tình bạn của Mác và Ăngghen,...)

- Cái cao cả rợn ngợp: Ở dạng thức này nó hàm chứa ưu thế của sự khủng khiếp,
choáng ngợp, tình cảm đầy ức chế và bị dồn nén sau đó dâng lên mãnh liệt (Lạc giữa
rừng một mình bỗng tìm được lối ra; Hành động vua Minh Mạng vung gươm chặt đứt
cánh tay của viên thủ kho gian tham rồi lấy cánh tay đó treo lên cửa kho;...)
- Cái cao cả huy hoàng: Ở dạng thức này hàm chứa cái hoàng tráng, thắng lợi kỳ
vĩ của con người (Cảm giác ngắm bình minh trước biển; Cảm xúc về các bản giao
hưởng; Các chiến thắng Điện Biên Phủ; Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam;...)
- Cái cao cả thán phục: Dạng thức này hàm chứa trong nó vẻ đẹp hùng vĩ của
các đối tượng có tầm vóc to lớn, có sự nghiệp và phẩm cách lớn của vĩ nhân và anh
hùng. Nó đem lại cho con người cảm hứng mạnh mẽ tràn đầy, cao quý và có tác dụng
cổ vũ những năng lực to lớn còn ẩn chứa trong con người (Chân lý Không có gì quý
hơn độc lập, tự do của Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Trỗi với Hãy nhớ lấy lời tôi; Chị Út
Tịch với Còn cái lai quần cũng đánh;...)
C. CÁI BI
I.
Bản chất thẩm mỹ của cái bi.
16


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Mỹ học không phải là khoa học bàn về mọi cái chết. Khái niệm cái chết bao
gồm cái chết sinh học và cái chết xã hội, có cái chết ngẫu nhiên và có cái chết tất yếu,
có cái sống mà như đã chết, ngược lại có cái chết lại sống bất tử, có cái chết của tội ác,
có cái chết của cái đẹp. Mỹ học sẽ không làm thay nhiệm vụ của các khoa học khác
nghiên cứu cái chết, mà nó sẽ nghiên cứu tính thẩm mỹ của cái chết. Phạm trù cái bi chỉ
cái chết và nổi thống khổ có tính xã hội.
Tính thẩm mỹ của cái chết, đó là bản chất xã hội của cái chết. Cái chết mang bản
chất thẩm mỹ đều gắn với sự đồng cảm, đồng khổ của xã hội. Cái chết có tính bất tử là
đối tượng cơ bản của mỹ học.

Bản chất thẩm my của cái bi là cái chết, nỗi thống khổ có ý nghĩa xã hội, tạo ra
sự đồng cảm, đồng khổ, sự vui sướng, tự hào cho cộng đồng, gắn bó với sự bất tử, đặt
ra các vấn đề xã hội để tiếp tục giải quyết.
Bản chất thẩm mỹ của cái bi gắn với cái chết, nỗi thống khổ của cái đẹp, cái
mới, cái tốt với các vấn đề xã hội sâu sắc của nó. Vì sao cái đẹp, cái cao cả, cái tốt, cái
mới bị cản trở, bị cái xấu rình rập. Cần làm những gì để cho cái cao cả, cái đẹp, cái mới
vượt qua những hiểm nguy đạt tới niềm vui và hạnh phúc? Cái xấu, cái cũ, cái lạc hậu,
cái ác sẽ bị phủ định như thế nào? Đó là các vấn đề triết học sâu sa mà bản chất thẩm
mỹ của cái bi đề xuất.
II. Các cách tiếp cận cái bi trong lịch sử mỹ học.
Cái bi trong tư duy mỹ học cổ đại. Trước hết, cả Etsilơ, Xôphốclơ, Ơripit đều
khẳng định rằng nguồn gốc lớn lao của cái bi là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác,
giữa đạo đức và vô đạo đức, đăt ra các vấn đề số phận con người trong chiến tranh, các
vấn đề giàu nghèo, gia đình và phụ nữ, một tổng thể các mối quan hệ bi kịch giằng xé.
Thông qua bi kịch thời cổ đại, các vấn đề tình dục, sắc đẹp và số phận luôn luôn trở
thành nội dung cái bi của cuộc sống.
Người đầu tiên trong lịch sử lý luận mỹ học đề cập một cách trực diện và
nghiêm túc đối với cái bi là Aristốt. Theo Aristốt: “bi kịch là sự bắt chước một hành
động quan trọng và hoàn chỉnh, hành động này có một quy mô nhất định... Bằng hành
động chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch tẩy rửa những cảm xúc qua cách
khiêu gợi sự xót thương và khủng khiếp.”
Trong thời kỳ trung cổ, bi kịch được cổ vũ bằng lý thuyết tuẫn giáo.
Sếchxpia, thời kỳ Phục hưng đã khẳng định nguyên nhân của cái bi, các hình
thức của cái bi, bản chất của cái bi là những vấn đề xã hội rộng lớn. Chính Sếchxpia và
những nhà lý luận thời Phục hưng lần đầu tiên đã đặt ra các vấn đề xã hội lớn lao của
cái bi.
Thế kỷ XVII ở châu Âu, lý luận bi kịch cổ điển của Boalô chính là việc nhận
thức lại thời cổ đại và đề xuất lý thuyết tam duy nhất: Sở trường duy nhất, Tính cách
hành động duy nhất, Thời gian duy nhất. Toàn bộ các tính cái bi kịch, cái bi được ông
cổ vũ đó là tính chất tĩnh tại và hạn hẹp.

Người đặt nền móng cho bi kịch thời cổ điển Pháp là Coócnây. Ông đề xuất các
vấn đề bi kịch từ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng xung quanh vấn đề tự do
và tất yếu, hèn nhát và dũng cảm. Ông đề cao lý trí để kiềm chế dục vọng.
Heeghen đã nghiên cứu cái bi theo một hướng hoàn toàn khác. Theo Heeghen,
cái bi là sự xung đột giữa cá nhân, đạo đức cá nhân và tinh thần, luân lý phổ biến. Bi
kịch có tính tất yếu khi con người không thể thực hiện được hai đạo đức đó cùng một
lúc. Ông gọi là bi kịch của sự sai lầm, sự phiến diện. Lý thuyết về bi kịch của Heeghen
cho rằng, sự phiến diện về luân lý phải bị trừng phạt để cho một chân lý hoàn chỉnh tồn
tại. Lý luận bi kịch của Hêghen không phải là sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, mà
chính là mâu thuẫn trong bản thân cái thiện, cái thiện phiến diện và cái thiện hoàn
17


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

thiện. Bi kịch có nhiều loại: 1. Chủ thể không có lỗi thực sự và chỉ là phạm lỗi vì tai
nạn, không vi phạm phép tắc đạo đức. Có nhiều ưu điểm nên đã chết vì nhược điểm. 2.
Chủ thể có hành vi đối lập và sự đau khổ và hậu quả của chính tội lỗi. 3. Hình thức cao
nhất là sự xung đột về mặt đạo đức. Thực hiện điều này thì vi phạm điều kia.
Theo Tsecnưsepxky, “bi kịch không có nguồn gốc từ xung đột, từ cái tất yếu, từ
“quy luật vũ trụ”, mà nó gắn với ngẫu nhiên. Bi kịch, cái bi chỉ là nỗi đau khổ và chết
chóc của người ta. “Cái bi kịch là cái khủng khiếp của đời người.”
Khác với tất cả các nhà mỹ học trước mình, Mác và Angghen đã nghiên cứu
toàn diện những xung đột xã hội và các ông đã phân tích những xung đột có tính bi
kịch và có những nhân vật có số phận bi kịch là những xung đột có số phận như thế
nào.
Theo Mác, cái bi, bi kịch cần bắt nguồn từ xung đột. Nhưng xung đột có tính bi
kịch lại phản ánh sâu sắc tính thời đại, tính lịch sử của nó.
Theo Ăngghen, mâu thuẫn bi kịch có tính chân thật phải là: “Xung đột bi kịch
giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó

trong thực tiễn… Bỏ qua yếu tố ấy sẽ làm giảm xung đột bi kịch”.
Bản chất thẩm my của cái bi là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái mới, cái
muốn vươn tới cái mới mang nội dung xã hội tích cực trong đấu tranh với cái xấu, cái
tiêu cực, đã bị thất bại tạm thời, bị tiêu vong, bị hy sinh, tạo nên sự đồng cảm thẩm my,
có ý nghĩa bất tử trong chủ thể xã hội tiên tiến.
Điều bí ẩn lớn lao của cái bi chính là sự chuyển biến của nỗi đau sang niềm
phấn khích. Nghệ thuật bi kịch phản ánh cái bi trong cuộc sống đã tạo nên xúc động to
lớn cho nhân loại.
III. Cái bi trong đời sống và cái bi trong nghệ thuật.
Một hiện tượng xã hội được gọi là mang bản chất của cái bi phải thoả mãn được
các điều kiện sau đây: 1. Trước hết là hiện tượng đó phải gắn bó hữu cơ với cuộc sống
của con người, có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người và xã hội, sự tổn thất của
nó có ảnh hưởng đến nhiều người. 2. Hiện tượng mang dung lượng xã hội ấy phải là
một hiện tượng thẩm mỹ, nó nằm trong quan hệ thẩm mỹ của con người và hiện thực,
nó phải là cái đẹp hoặc cái cao cả, hoặc là có những yếu tố của cái đẹp và cái cao cả. 3.
Hiện tượng thẩm mỹ này khi mất đi đã gây nên được tình cảm thẩm mỹ đối với chủ thể
xã hội như sự cảm mến, sự luyến tiếc, sự thương nhớ, sự khâm phục, sự tự hào.
Trước hết tình huống bi kịch xảy ra trong cái chết, nỗi thống khổ của cái đẹp và
cái cao cả, cái mà tất yếu họ phải được hưởng hạnh phúc nhưng trong thực tế họ đã bị
thất bại.
Tình huống thứ hai có thể trở thành bi kịch là tình huống thất bại của cái mới.
Về tính tất yếu đáng lẽ cái mới xuất hiện, nhưng nó đã xuất hiện sớm quá hoặc chưa đủ
điều kiện toàn diện để xuất hiện. Cái chết của nó gây nên sự xúc động thẩm mỹ đồng
cảm, dồng khổ của nhân loại. Cái mới bị thất bại tạm thời, những tư tưởng mới, lối
sống mới, tập quán mới, cuộc cách mạng mới chưa thắng nổi cái cũ và nó đặt ra vấn đề
xã hội giải phóng nó.
Tình huống thứ ba là tình huống bi kịch của cái cũ, của một giai cấp cũ có thể
xảy ra trong trường hợp đấu tranh chống giai cấp mới nảy sinh, nhưng nó chưa hoàn
toàn cũ, chưa cạn kiệt khả năng nội tại, chưa tỏ ra hoàn toàn lỗi thời. Bi kịch của cái cũ
cũng phát sinh khi cái cũ trong một tình huống lịch sử nhất định đang gánh vác một

nhiệm vụ tiến bộ mà lại bị tiêu vong, khi mà ở một giai đoạn lịch sử nào đó nó có góp
phần phát triển xã hội.

18


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Trong mỗi một thời đại, bi kịch đều đặt ra các vấn đề xã hội của nó. Nghệ thuật
bi kịch cổ đại đã phản ánh các số phận, tính tất yếu lịch sử thông qua những nhân vật
đầy huyền thoại về tự do.
Nghệ thuật bi kịch thời Trung cổ đã tuân thủ các chuẩn mực thần học bằng
những đề tài cứu rỗi, sám hối và tình yêu Chúa.
Thời Phục hưng, nghệ thuật bi kịch có mục đích quay về với các giá trị của bi
kịch cổ đại, nhưng trên bình diện vì các giá trị con người, vì tự do cá nhân, nó chống lại
các tất yếu thần thánh. Các nhân vật bi kịch trong thời Phục hưng đã đặt ra một vấn đề
xã hội to lớn giữa tự do cá nhân và tất yếu xã hội.
Trong bi kịch ở Pháp vào thế kỷ XVII, nó định hạn chế tự do tuyệt đối của các
cá nhân bằng nghĩa vụ của con người đối với Nhà nước. Nhưng sau đó một màu sắc bi
kịch trữ tình xuất hiện. Nó đã tập trung vào sự vỡ mộng của con người. Nó khẳng định
tính chất không thể tránh khỏi của điều ác và tính vĩnh cửu tiếp tục cuộc chiến đấu
chống cái ác mới. Nó không hoà giải được cái thiện và cái ác và cho ý nghĩa của cuộc
sống là phải vùng lên chống cái ác.
Cái bi và nghệ thuật miêu tả cái bi có một giá trị thẩm mỹ to lớn trong tâm hồn
nhân loại. Tri thức về cái bi và bi kịch là một mảng thẩm mỹ quan trọng, có thể nhận
thức rõ hơn sự chuyến biến sâu rộng của lịch sử nhân loại.
Ba tình huống bi thường được bàn tới với sáu dạng thức bi:
- Cái bi của đêm trường đen tối: Là loại xung đột giữa những yêu sách tất yếu về
mặt lịch sử và tình trạng không thể thực hiện được nó trong hiện thực. Là loại xung đột
giữa 1 bên là cái mới, tiến bộ mới hình thành còn non yếu (nhưng là tất yếu của lịch sử)

với 1 bên là cái già cỗi, lạc hậu tất yếu phải thay thế nhưng điều kiện bị thay thế chưa
chín muồi.
Dạng thức này thường đốt lên ngọn lửa thức tỉnh dân tộc, thức tỉnh nhân loại
đang chìm đắm trong giấc ngủ triền miên. Ở đây, sự hy sinh của cá nhân không vì họ,
cũng không vì một bộ phận xã hội nhỏ bé, mà là đại diện cho một giai cấp, cho một
phong trào nhất định của thời đại. Kẻ thù là lực lượng bảo thủ điển hình với sự tàn bạo
trắng trợn làm cho xã hội ghê tởm và cảm thấy sợ nó. Anh hùng hy sinh nhưng lý
tưởng chưa thực hiện được (Thất bại của khởi nghĩa Yên Thế với cái chết của Đề
Thám; Sự hy sinh của Hoàng Văn Thụ, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai,..)
- Cái bi trước bình minh: Là loại xung đột của một bộ phận cái mới, tiến bộ,
cách mạng đang ở thế thắng lợi hoàn toàn, nhưng bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khiến
phải sa cơ và bị tiêu diệt thảm khốc.
Dạng bi này trước đó đã được cả thế hệ, dân tộc dấy lên những phong trào nối
tiếp xả thân vì lý tưởng ấy. Đây không là sa cơ giữa đêm trường đen tối, mà là ngã
xuống ngay ngưỡng cửa bình minh làm bật tung cái then cửa khóa chặt nhiều năm để
mọi người ùa ra ánh sáng (Những liệt sỹ ngã xuống ngay ngày đại thắng; 82 ngày đêm
ở Quảng Trị năm 1972;...)
- Cái bi của cái cũ: Là loại xung đột giữa cái cũ nhưng chưa trở nên xấu xa, phản
động, trái lại còn có ít nhiều vai trò lịch sử, nhưng đã sớm bị tiêu diệt thảm thương. Ở
đây cái cũ vẫn tin vào tính hợp lý của nó.
Đây là bi của sự lầm lạc của cái cũ do không nhận thức được tính tất yếu của
quá trình chết dần đang diễn ra trong cái cũ, mà cố hết sức lực để bảo vệ nó nên không
thể tránh khỏi thất bại, không thể tránh khỏi bị tiêu diệt.
Sự lầm lạc này không là của cá nhân mà là lầm lạc mang tính lích sử thế giới.
Dạng bi này là tất yếu do không được sự ủng hộ của nhân dân, nhưng cái chết
của họ cũng gợi lên một chút xót thương như sự luyến tiếc một chiều đẹp trước hoàng
hôn (Thất bại của phong trào Duy Tân; Cái chết của Đôngtisốt; Chiến đấu mù quáng
19



BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

cho một lý tưởng lạc hậu nhưng ít nhiều còn vai trò lịch sử; Chiến đấu theo thói quen,
theo truyền thống mà không nhân thức được sức sống của lý tưởng ấy đã quá lung lay,
đang ở đoạn cuối của sự phát triển nội tại của nó;...)
- Cái bi của cái xấu: Là loại xung đột do tội ác gây nên. Tức là sự trừng phát một
cách nghiêm khắc trước những tác hại khủng khiếp do cái xấu gây nên.
Dạng thức này không lấy nước mắt để răn đời, không lấy xót thương để luyến
tiếc người đã mất, mà lấy sự khủng khiếp để nhắc nhở con người đừng làm điều khủng
khiếp. Nó thể hiện một trong những bản chất của cái bị là làm trong sách hóa những
cảm xúc, hướng con người tới cái cao cả bằng khêu gợi những xót thương khủng khiếp
(Tên thủ kho bị vua Minh Mạng chặt đứt cánh tay; Những kẻ phạm pháp bị tuyên xử
với hình phạt cao nhất;...)
- Cái bi của sự sai lầm, thiếu hiểu biết và ngu dốt: Đây là sự xung đột của một
bên là lầm lẫn hoặc kém hiểu biết hoặc ngu dốt với một bên là những gì mới, tiến bộ
với tư cách là cái hiển nhiên, tất yếu của lịch sử.
Dạng bi này giúp con người rút ra những bài học xương máu cho đường đời,
nhắc nhở con người những bài học cảnh giác trước sự phức tạp ghê gớm của cuộc đời
phải tỉnh táo phân biệt phải trái, để tránh mắc phải những đau thương do hành động
thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết của mình gây nên (Cả tin của An Dương Vương và My
Châu dẫn đến cái chết của họ; Thất bại của hành động chủ quan, duy ý chí; Ôtenlô giết
người yêu ngay trên giường hạnh phúc không phải vì ghen mà vì quá tin nên bị kẻ địch
(cha mình) lừa dối, lợi dụng;...)
- Cái bi của những khát vọng: Đây là xung đột gay gắt của một bên là những
khát vọng chính đáng, riêng tư của con người với một bên là khả năng hiện thực không
thể thực hiện được các khát vọng ấy.
Dạng bi này thể hiện những đau khổ, dằn vặt của cá nhân, nhưng lại đụng chạm
đến lẽ sống, tình yêu và sứ mệnh của con người nói chung, nó làm day dứt mãi lòng
người về sự trân trọng các khát vọng chính đáng cá nhân ấy (Oan Thị Kính; Tài sắc của
Kiều; Cuộc đời chị Dậu; Khát vọng làm mẹ của các phụ nữ không có điều kiện xây

dựng gia đình;...)
Cái bi trong nghệ thuật của chúng ta với cái đề tài lịch sử và cách mạng sẽ bất tử
hoá chủ nghĩa yêu nước của người Việt trong thời đại mới.
D. CÁI HÀI.
I.
Bản chất thẩm mỹ của cái hài
Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ sống động và sâu rộng của cuộc sống con
người. Cái hài thường gắn với tiếng cười, là một hiện tượng đáng cười, một hiện tượng
gây cười chứ không phải là bản thân tiếng cười. Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ tồn
tại khách quan. Cái hài gắn với tiếng cười, nhưng không phải tiếng cười nào cũng biểu
hiện của cái hài.
Tiếng cười trong cái hài vừa có tính mục đích, vừa có tính phương tiện. Tính
mục đích là làm cho con người được thông tin về nghịch cảnh, được cười vui vẻ. Tính
phương tiện biểu hiện tập trung trong phương thức phát triển cái xấu và cười nhạo cái
xấu. Ở đây cái cười đã trở thành một vũ khí. Nghệ thuật thường dùng tiếng cười như
một vũ khí chiến đấu quan trọng chống cái ác, cái xấu khi nó giả danh cái đẹp.
Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ tồn tại khách quan và mang tính xã hội rộng
lớn. Sự tồn tại khách quan của nó cần có sự phát triển của những đôi mắt chủ quan tinh
đời.
Cái hài với tư cách là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan tồn tại cả trong cuộc
sống và trong nghệ thuật.
20


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Cái hài là một thực tại xã hội, gắn với tình cảm, lý trí và các quan hệ xã hội của
con người.
Cái hài trong cuộc sống và cái hài trong nghệ thuật cũng không hoàn toàn đồng
nhất.

Phương tiện gây cười biểu hiện tập trung của con người là nghệ thuật, trong đó
nghệ thuật hài hước chiếm một vị trí rất quan trọng.
Bản chất của cái hài là cái xấu đang tồn tại trong thực tế. Nhưng không phải là
cái toàn bộ xấu, mà chỉ một bộ phận ma mãnh nhất không đành phận xấu, tìm cách lọt
vào vương quốc của cái đẹp. Thậm chí khi lọt vào rồi thì hoành hành bắt cái đẹp phải
khuất phục nó. Và chỉ khi cái đẹp tỉnh ra, rọi sáng, vạch trần nó thì nhân loại được một
trận cười thoả thuê.
II. Các cách tiếp cận khác nhau về cái hài.
* Thời cổ đại: Platôn nghiên cứu cái hài cả trên hai bình diện: Mục đích và
phương tiện. Theo Platôn, cái hài là phương tiện đòi dân chủ, phương tiện của những
người dưới thường dùng để châm chọc người trên và thần thánh. Với tư cách là mục
đích, cái hài thực hiện gây cười, tự nó bộc lộ sự thiếu nghiêm túc. Bản chất của cái hài
là luôn tỏ ra mới, cười cái cũ để tỏ ra mình mới.
Nhận xét về cái gây cười, cái tạo nên tiếng cười như Arixtot là đặc biệt tinh tế.
Theo ông, cái gây cười, cái tạo nên tiếng cười trong đời sống và trong nghệ thuật chỉ là
một bộ phận của cái xấu và nhất là cái xấu này chưa biết mình là xấu, hoặc giấu cái
xấu của mình, bỗng nhiên bị phát hiện. Vì thế nó mới vui, mới có ý nghĩa thẩm mỹ.
* Suốt thời Trung cổ, người ta không tìm thấy các học thuyết, các bài nghiên
cứu về hài. Mãi thời kỳ Khai Sáng, các học thuyết, các lý luận về cái hài mới được đề
cập ngày một nhiều hơn.
* Theo Hốpxơ, chúng ta có thể xác định rằng, tình cảm của nụ cười là thấy được
nhược điểm của kẻ bên cạnh hay có khi là thấy được nhược điểm của mình trong quá
khứ, từ chỗ đột nhiên nghĩ đến ưu thắng của mình mà đưa đến cảm giác “thắng lợi
thình lình” (Sudden glory). Học thuyết Sudden glory của Hốpxơ khái quát một thuộc
tính “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” trong mỗi chuỗi các yếu tố hài hước. Học thuyết này được
Cant và Hêghen phát triển.
* Theo Cant, tiếng cười là kết quả một sự kỳ vọng căng thẳng, đột nhiên thất
vọng. Thuyết kỳ vọng tiêu tan tạo ra tiếng cười, điều đó có lợi cho sức khoẻ.
* Hêghen đã nghiên cứu và trình bày về cái hài và hài kịch trên một nguyên lý
tổng thể có tính kịch là những mục đích của cá nhân. Theo ông, cái hài “hài kịch, ở đấy

tính chủ thể với tính cách chủ thể trong ý muốn và trong hành động cũng như trường
hợp bên ngoài làm chủ mọi mục đích và quan hệ”.
Để làm rõ bản chất của cái hài và cái hài kịch, trước hết Hêghen phân biệt cái lố
bịch với cái hài, sau đó ông phân biệt cái hài với cái gây cười. Theo ông, chỉ có thái độ
vui tính vô cùng tự tin của những con người vươn lên khỏi cái mâu thuẫn trong đó ý
mắc phải chứ không phải chịu đựng và cảm thấy bất hạnh thì mới là cái hài mà thôi.
Cái hài là một quan hệ giữa đối tượng và chủ thể. Một mâu thuẫn khách quan
mà chủ thể sa vào, chủ thể tự tin và gỡ được mâu thuẫn ấy một cách tự nhiên, vui vẻ,
đột nhiên.
Theo Hêghen, cái hài là đối tượng của hài kịch có các đặc điểm sau:
1. Thói hà tiện, chỉ thấy tiền bạc, của cải là một hình thức giá trị duy nhất. Mục
đích và phương tiện mà người hà tiện thực hiện là nhỏ bé mà hành động và thái độ lại
nghiêm trang.
2. Mục đích cao, tham vọng lớn, mà bản chất lại hèn kém. Về bề ngoài khuyếch
trương, nội dung lại rỗng tuyếch, không có thực lực, không phản ánh đúng bề ngoài.
21


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

3. Hài kịch phải trình bày cái hợp lý không phải ở trong tình thế nó bị đe doạ
phải sụp đổ một cách tương đối khủng khiếp. Trái lại, hài kịch phải trình bày cái hợp lý
với tính cách nó chống lại sự ngu dốt và tất cả những gì là phi lý ở trong thực tại và nó
chiến thắng.
* Tsecnưsepxky nghiên cứu cái hài trong mối tương quan giữa cái cảm giác dễ
chịu và khó chịu của con người. Ong viết: “An tượng mà cái hài tạo ra trong con người
là lỗi hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và cảm giác khó chịu, song ở đó sức mạnh thường
nghiêng về phía cảm giác dễ chịu, đôi khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu hầu
như không còn nữa. Cảm giác này được biểu hiện bằng tiếng cười. Cái khó chịu ở cái
hài đối với chúng ta là do cái xấu tạo ra; dễ chịu là cái chúng ta thấu hiểu đến mức biết

rõ cái xấu là xấu, khi cười nhạo cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó.”
* Theo Mác, cái ancien régime (chế độ cũ) ở thời Mác chỉ là một cái vai hề của
trật tự thế giới mà những vai chính đã chết rồi. Cái vai hề tức là một cái vai trò cười của
trật tự thế giới bởi vì nó không còn đáp ứng gì được những nhiệm vụ lịch sử mới. Vai
hề đó là sự khuyếch trương về hình thức, che dấu cái trống rỗng, cái lỗi thời ở bên
trong đã tạo ra các vai hề lịch sử của nó. Vai hề là một sự nguy trang để tự vệ, để lừa
gạt. Sống mà để mất quyền tồn tại lại tạo ra cái giả là mình còn sức sống, đó chính là
một trong những bản chất rất cơ bản của cái hài.
Hài là một hiện tượng thẩm my khách quan, bởi giễu cợt là một mặt quan trọng
để biểu hiện thái độ sống và định giá nhân cách con người. Hài dùng tiếng cười để
tống tiễn cái cũ, chào đón cái mới một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Hài là phương tiện phát hiện những xung đột, những mâu thuẫn xã hội, giai
cấp, là hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc. Nó là hoa của văn minh và là quả của
dư luận xã hội phát triển. Hài luôn gắn liền với trình độ lý tưởng xã hội. Hai phương
diện quan trọng của hài là tính lịch sử và tính giai cấp.
III. Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật
Trong cuộc sống, cái hài được thể hiện ra dưới rất nhiều hình thức theo các xúc
cảm nhiều hình, nhiều vẻ từ bông lơn đến cười mỉm, cười mỉa…
Trong cuốc sống, cái hài thường gắn với cái bất thường, cái khiếm khuyết về đời
sống, về đạo đức, về lý tưởng… tồn tại ở mọi nơi và ở mọi con người. Cái hài xuất hiện
khi cái xấu lẩn vào cái đẹp, nhân danh cái đẹp bị phát hiện đột ngột, bất ngờ. Yếu tố
phát hiện cái xấu đột ngột, bất ngờ có liên quan bản chất đến chủ thể phát hiện các hiện
tượng gây cười. Người thông minh, nhạy bén, sắc sảo, có liên tưởng tốt và chủ động,
đặc biệt là có văn hoá sẽ trở thành chủ thể nhân văn trong quan hệ hài hước.
Cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống. Trong cuối mỗi
thời đại lịch sử, giai cấp bóc lột đã tỏ rõ sự thối nát của nó, nhưng nó cố che đậy dưới
hình thức mỹ miều. Sự trống rỗng về nội dung và sự khuyếch trương về hình thức đó
được phản ánh vào trong nghệ thuật, được nghệ thuật lưu giữ. Nói chung, khi tiếp cận
với cái hài, nhiều nhà khoa học tìm thấy ở trong nguyên nhân và bản chất sự gây cười
có ẩn chứa những mâu thuẫn đối nghịch: Platôn thì cho cái hài có sự đối nghịch giữa

nghiêm túc và không nghiêm túc; Arixtot thì cho cái hài là cái đối nghịch giữa cái đẹp
và cái xấu; Hốpxơ thì cho cái hài là sự đối nghịch giữa tự do và tất yếu; Cant thì cho
cái hài là sự đối nghịch giữa hy vọng và trống rỗng; Hêghen thì cho cái hài là sự đối
nghịch giữa hoàn cảnh và phát triển… Thông qua những đối nghịch này mà rất nhiều
biểu hiện khác nhau của cái hài trong đời sống và trong nghệ thuật được phát hiện.
Việc phát hiện cái hài có tính lịch sử xã hội của Mác đã mở ra những cách nhìn rộng rãi
trong việc nghiên cứu cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Arixtot nói rằng: đối tượng của tiếng cười trong nghệ thuật là caais xấu. Tuy
nhiên, ông ta nhắc nhở tất cả các nhà nghệ thuật rằng không phải cái xấu nào cũng là
22


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

đối tượng gây cười. Chỉ có cái xấu giả danh cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu mới
có ý nghĩa thẩm mỹ.
Cái hài trong nghệ thuật luôn tạo ra một tiếng cười nhân danh cái đẹp, cái mới,
cái tiến bộ. Platon nói rằng, tiếng cười trong nghệ thuật luôn tỏ ra là mình ở về phía cái
mới. Nghệ thuật không chỉ là thế giới của cái đẹp thông thường, mà nó còn là biểu hiện
tập trung của cái đẹp nhân văn, cái đẹp lý tưởng.
Tiếng cười thẩm mỹ trong nghệ thuật thường nhằm vào những yếu điểm của con
người và những con người có yếu điểm. Arixtot nói rằng, nghệ thuật hài hước nhằm tái
hiện những người xấu nhưng không hoàn toàn độc ác, xấu xa, mà chỉ có nghĩa là sai
lầm, không gây nguy hại cho ai, chỉ đáng cười mà thôi. Trên lý tưởng đó, Mác nói
rằng, giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử chính là tấm hài kịch của nó..Nêu
hình tượng hài hước là để nhân loại giã từ quá khứ một cách vui vẻ.
Từ giã quá khứ, từ giã cái cũ, cái xấu một cách vui vẻ, đó chính là nội dung
nhân đạo của tiếng cười thẩm mỹ trong nghệ thuật. Có thể tiếng cười đã làm hạ bệ
những thần tượng bề ngoài tưởng như nghiêm túc, nó tạo thế chiến thắng và đòi hỏi
dân chủ hoá, nhưng tính chất thẩm mỹ của tiếng cười đòi hỏi nghệ thuật hài hước phải

tạo ra tình cảm dễ chịu cho công chúng.
Tính chất thẩm my của cái hài trong nghệ thuật thường thuộc về những tâm hồn
nghệ sy bát ngát một lòng yêu tha thiết cái đẹp. Chỉ có lý tưởng thẩm my trong sáng,
năng lực thị hiếu mạnh mẽ mới lôi được cái xấu từ những nơi ẩn nấp được che chắn
một cách kín đáo và nhiều khi còn choáng lộn như bảy sắc cầu vồng ra trước vành
móng ngựa của công lý.
Tiếng cười thẩm my trong nghệ thuật là một tiếng cười có ý nghĩa xã hội sâu
sắc. “Xã hội là vương quốc chân chính của cái hài”. Cái hài trong nghệ thuật mang
tính lịch sử điển hình. Tức đặc trưng của hài trong nghệ thuật là tính kịp thời, tính thời
sự rất cao. Đồng thời nó mang tính trường tồn, vì nó vạch ra được phương diện sâu xa
bản chất của bản chất cái xấu bị che đậy kín đáo trong hình thái đang bộc lộ của nó.
Nghệ thuật hài là nghệ thuật phát hiện mặt phía sau của sự vật, hiện tượng, đặc
biệt là mặt nghịch của lịch sử. Vì thế nghệ thuật hài có tính chiến đấu trực diện như
đội quân xung kích trong đoàn quan xung phong.
Nghệ thuật hài là nghệ thuật khắc hoạ sâu diện mạo nhân vật phản diện, nhằm
vạch thói gian dối chính trị của kẻ thù lịch sử. Và đó là nhiệm vụ hàng đầu của nghệ
thuật hài. Nghệ thuật hài rất cần tiếng cười, nhưng cần hơn vẫn là bản chất hài hước.
Nghệ thuật hài phải đạt đến trình độ đả kích. Phải đạt đến đỉnh cao của sự thông minh,
hóm hỉnh, không dừng lại ở hình thức, mà phải bám vào bản chất mà vạch trần nó.
Nghệ thuật hài có thể được chia thành 3 loại: đả kích, Châm biếm, Khôi hài.
Đất nước ta đang ở vào một thời điểm rất đặc biệt: Thời cơ lớn và thách thức rất
cao. Nghệ thuật hài hước tham gia vào tiến trình này cần phát hiện ra những nơi ẩn nấp
của cái xấu trên lập trường của cái đẹp đã đành, nó cũng phải nhìn rõ những vận hội
lớn, những niềm hoan lạc của cái mới trong tiến trình đổi mới của dân tộc.
Có cái xấu đang lẩn trốn, đang nhân danh cái cao cả. Đảng ta kêu gọi nghệ sỹ
mài giũa cảm xúc hài hước trên lý tưởng cao đẹp đưa cái xấu của bọn tham nhũng, mọt
dân ra trước tiếng cười cao thượng của công chúng, ghi chúng vào trong lịch sử nghệ
thuật của dân tộc để chúng nhớ đời rằng nhân dân khoan dung nhưng không thể tha thứ
cho chúng.
Chương IV

CHỦ THỂ THẨM MỸ
I. Chủ thể và chủ thể thẩm mỹ.
23


BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Chủ thể thẩm mỹ là chủ thể người hoạt động về mặt thẩm mỹ. Thực tiễn thẩm
mỹ của con người là hoạt động hướng về cái đẹp, hoàn thiện cuộc sống theo quy luật
của cái đẹp.
Trong lịch sử mỹ học, chủ thể thẩm mỹ là một đối tượng nghiên cứu của rất
nhiều khuynh hướng mỹ học khác nhau từ cổ đại đến hiện đại: Nhà triết học duy tâm
khách quan Platon cho rằng chủ thể thẩm mỹ không phải là chủ thể người đang nhận
thức, xúc cảm, mà là con người được thần nhập. Có thần nhập thì có thần lực, có thần
lực thì có thần hứng.
Theo các nhà mỹ học duy tâm chủ quan, thì hoạt động của chủ thể thẩm mỹ chủ
yếu là hoạt động của thị hiếu thẩm mỹ. Đó là các hoạt động tình cảm tự tìm thấy mình.
Chúng không liên quan gì đến các vấn đề xã hội. Chủ nghĩa duy vật tầm thường coi chủ
thể thẩm mỹ có tất cả trong mọi động vật.
Những nhà my học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chủ thể thẩm
my trước hết đó là con người xã hội. Con vật không thể trở thành chủ thể thẩm my
được. Hoạt động thẩm my mang bản chất của một chủ thể thẩm my, trước hết phải là
hoạt động có mục đích. Chỉ có con người mới hoạt động có mục đích và mục đích ấy
đã được dự kiến.
Hoạt động có mục đích của con người đã dẫn con người biết sáng tạo trong toàn
bộ cuộc sống của mình. Hoạt động sáng tạo ấy là điều kiện chủ yếu để con người thoát
khỏi tình trạng động vật và là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Hoạt động sáng tạo của con người cũng là điều kiện chủ yếu đưa con người xã
hội trở thành một chủ thể thẩm mỹ.
Nói đến chủ thể thẩm my là người ta nói đến khả năng thụ cảm, đánh giá và

sáng tạo các giá trị thẩm my. Khả năng này không phải là bẩm sinh, vì không thông
qua hoạt động sáng tạo trong lao động thì con người không thể có khả năng ấy.
Nói đến các chủ thể thẩm my là nói đến những giác quan có khả năng thụ cảm
và sáng tạo thẩm my. Trong các giác quan của chủ thể thẩm my được xã hội hoá, thì
tai, mắt và hai bàn tay là quan trọng nhất. Có thể nói thẩm my là chủ thể người có khả
năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm my thông qua các giác quan tay, mắt và tai
được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới về mặt thẩm my.
Mỗi chủ thể thẩm mỹ đều phải thông qua các hoạt động thẩm mỹ mà tồn tại. Giá
trị của mỗi chủ thể thẩm mỹ, sự phong phú của các chủ thể thẩm mỹ phải được thể hiện
ở các hoạt động thực tiễn thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ không phải là những chủ thể bẩm sinh. Năng lực thẩm mỹ của
con người là do hoạt động thực tiễn của con người mà có. Các khả năng hưởng thụ và
sáng tạo những giá trị thẩm mỹ có những yếu tố tâm, sinh lý, có sự di truyền và có sự
bẩm sinh, nhưng nó là những tiềm năng rất sâu kín trong có thể mà chúng ta gọi là
năng khiếu. Những năng khiếu đó, chỉ có thể giúp cho sự lớn mạnh, sự giàu có của chủ
thể thẩm mỹ, nếu nó được tiếp tục rèn luyện, phát huy. Chỉ có thông qua hoạt động
thực tiễn, thông qua cải tạo tự nhiên và xây dựng xã hội thì con người mới có thể “phát
triển những năng khiếu tiềm tàng trong bản thân mình”.
Sự hình thành năng lực thẩm mỹ có liên quan mật thiết đến các quan hệ xã hội
thúc đẩy các năng lực thẩm mỹ đúng hướng và phát triển khá nhanh. Quá trình nâng
cao và hoàn thiện quan hệ xã hội là một quá trình phát triển các năng lực thẩm mỹ.
II. Các hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ.
1.
Hoạt động nhận thức thẩm mỹ.
Các nhà mỹ học mác-xít đã chia hoạt động nhận thức thẩm mỹ ra làm ba quá
trình để dễ nhận biết và nghiên cứu. Đó là quá trình tri giác thẩm mỹ; hình thành các
biểu tượng thẩm mỹ, hoạt động phán đoán thẩm my.
24



BÀI GIẢNG MỸ HỌC MÁC-LÊNIN - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH – ĐHKH HUẾ

Ba quá trình này trong hoạt động nhận thức thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ có
liên quan mật thiết với nhau và tương tác không chia cắt.
Cùng với các quá trình nhận thức thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ hình thành các nhu
cầu thẩm my, thị hiếu thẩm my, lý tưởng thẩm my.
2.
Nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ.
Nói đến nhu cầu thẩm mỹ của con người là nói tới một mặt quan trọng của năng
lực thẩm mỹ, là cái cơ sở để phát triển năng lực thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu
cầu riêng biệt trong chủng hệ nhu cầu xã hội của con người. Nó là trạng thái cần thiết
đòi hỏi thoả mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà trung tâm là thoả mãn về cái đẹp. Đây là
lĩnh vực khá tinh tế của chủ thể.
Nhu cầu thẩm mỹ chân chính không hề bắt nguồn từ các trò chơi vô mục đích
hay phi lý tính kiểu bản năng. Nhu cầu thẩm mỹ cao quý của con người, năng lực mẫn
cảm với cái đẹp, khả năng tinh tế trong sáng tạo hoàn toàn xa lạ với nguồn gốc tôn
giáo.
Nhu cầu thẩm mỹ của con người, tuy là nhu cầu của một chủ thể, nhưng nó lại
tham gia vào việc biểu hiện tiềm năng văn hoá, tiềm năng sáng tạo của xã hội.
Mối quan hệ giữa nhu cầu thẩm mỹ, trình độ thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ cá
nhân với xã hội được biểu hiện ở chỗ, xã hội là điều kiện để nhu cầu phát triển và khi
những nhu cầu tốt đẹp ra đời càng chứng minh, càng thúc đẩy tính ưu việt của xã hội.
Có thể quả quyết rằng, nhu cầu thẩm mỹ cơ bản của con người như thế nào thì
năng lực thẩm mỹ của con người như thế ấy.
Với tính cách là những tình cảm đặc thù của con người tình cảm thẩm my nảy
sinh từ tri giác các khách thể, đặc biệt là của các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm đẹp
của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những tình cảm đó kích thích tích cực về mặt xã hội
của con người, điều tiết hành vi của họ và tác động đến sự hình thành những ý tưởng
chính trị – xã hội, thẩm my, đạo đức, v.v.. của những cá nhân. Khó lòng hình dung
được con người nếu thiếu đi niềm vui mà nghệ thuật mang lại cho họ, thiếu hạnh phúc

của những tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm hối thúc những hành động hàng ngày của chúng ta là tình cảm đạo
đức. Tình cảm chi phối con người lúc thưởng thức, biểu diễn, phê bình, sáng tạo là tình
cảm thẩm mỹ.
My học Mác – Lênin không đối lập tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm my. Đối
với chúng ta, tình cảm thẩm my trước hết phải là tình cảm đạo đức, bởi cái đẹp theo
quan điểm của chúng ta phải bắt nguồn từ cái tốt, bắt nguồn từ lao động và đấu tranh
phục vụ cho nguồn hạnh phúc của mọi người.
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ thẩm mỹ, thì tình cảm thẩm mỹ
cũng xoay quanh cái đẹp.
Tình cảm thẩm mỹ tuy gắn với tình cảm đạo đức nhưng không hề đồng nhất với
tình cảm đạo đức. Tình cảm thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ,
thưởng thức, biểu hiện như một nhu cầu được thoả mãn. Tình cảm thẩm mỹ cung cấp
cho chủ thể khoái cảm đam mê và cho trí tưởng tượng một năng lực hoạt động. Thiếu
yếu tố khoái cảm, thì tình cảm chưa thể trở thành tình cảm thẩm mỹ.
Không phải bất cứ sự thoả mãn nào cũng là tình cảm thẩm mỹ. Không phải tất
cả những khoái cảm của con người về mặt tinh thần đều là tình cảm thẩm mỹ. Chỉ có
thực tiễn mới biến được khách thể thành đối tượng thẩm mỹ và chủ thể trở thành chủ
thể thẩm mỹ.
Do hình tượng có vai trò rất cơ bản trong tình cảm thẩm mỹ, vì thế tình cảm
thẩm mỹ đã trở thành động lực để sáng tạo nghệ thuật. Tình cảm thẩm mỹ, cũng như
25


×