Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 125 trang )

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------------

LƯU THỊ DIỆU LINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI
CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. PHẠM THỊ KIM NGỌC

Hà Nội – Năm 2016 

 
 


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu,
sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn được sử dụng trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng,


không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Học viên

Lưu Thị Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác và
sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô
trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kinh tế & Quản
lý, Viện đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo đã giảng dạy học viên trong toàn
khóa học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm
Thị Kim Ngọc là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình
em viết và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh
Bắc Ninh, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, các Chi cục Hải quan, các phòng ban
tham mưu đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Lưu Thị Diệu Linh



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU ...................4
1.1. Khái quát chung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ............................................4
1.1.1. Khái niệm về hàng hóa ......................................................................................4
1.1.2. Nhập khẩu hàng hóa ..........................................................................................5
1.1.3. Xuất khẩu hàng hóa ...........................................................................................6
1.2. Khái quát về hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu .....................6
1.2.1. Khái niệm hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu .....................6
1.2.2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ..........................................................................7
1.2.3. Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu được quản lý theo
loại hình SXXK ...........................................................................................................7
1.2.4. Định mức thực tế để sản xuất hàng xuất khẩu ..................................................8
1.2.5. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .......9
1.2.5.1. Chính sách ân hạn thuế ..................................................................................9
1.2.5.2. Chính sách hoàn thuế, không thu thuế .........................................................10
1.2.6. Báo cáo quyết toán ..........................................................................................11
1.3. Sự cần thiết và vai trò của cơ quan Hải quan trong công tác quản lý Hải quan

đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ..........................................12


1.3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu ..................................................................................................12
1.3.2. Vai trò của cơ quan Hải quan đối với công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để
sản xuất hàng xuất khẩu ............................................................................................13
1.3.2.1. Đảm bảo môi trường thương mại và đầu tư lành mạnh, bình đẳng giữa các
doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài ..........................................................................................................................13
1.3.2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hoá trong nước...........................................................................................................13
1.3.2.3. Thông qua chính sách thuế có hiệu lực của từng thời điểm, tổ chức thu thuế
xuất nhập khẩu nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước .................................14
1.3.2.4. Kiểm tra và giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải ....................................15
1.3.2.5. Đảm bảo số liệu thống kê chính xác, đầy đủ và kịp thời về hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu ........................................................................................................15
1.4. Quản lý về Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .15
1.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động nhập hàng hóa
để sản xuất hàng xuất khẩu .......................................................................................16
1.4.2. Đối tượng quản lý của Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu ...................................................................................................................17
1.4.3. Nội dung quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu ...........................................................................................................................19
1.4.3.1. Quản lý mã số và giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu ...................................................................................................................19
1.4.3.2. Quản lý công tác hoàn thuế, không thu thuế và kiểm tra báo cáo quyết toán
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .......................................21
1.4.3.3. Quản lý công tác Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) đối với các doanh
nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu ....................24

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để
sản xuất hàng xuất khẩu ............................................................................................25


1.5.1. Số tờ khai SXXK trung bình được thực hiện bởi mỗi cán bộ, công chức Hải
quan ...........................................................................................................................25
1.5.2. Thời gian tiếp nhận và xử lý tờ khai Hải quan SXXK ....................................26
1.5.3. Tỷ lệ số văn bản đề nghị giải đáp vướng mắc đối với hàng hóa SXXK .........27
Tỷ lệ số văn bản đề nghị giải đáp vướng mác đối với hàng hóa SXXK của khách
hàng được xử lý trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận trên tổng số các văn
bản yêu cầu giải quyết vướng mắc ............................................................................27
1.5.4. Tỷ lệ số tờ khai SXXK vi phạm do Chi cục Hải quan phát hiện ....................27
1.5.5. Tỷ lệ số cuộc KTSTQ vi phạm của hàng hóa SXXK .....................................28
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu...............................................................................29
1.6.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................................29
1.6.2. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................................32
1.7. Kinh nghiệm về quản lý Hải quanđối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu tại các Cục Hải quan ở Việt Nam và trên thế giới ....................................35
1.7.1. Bài học kinh nghiệm từ Hải quan Trung Quốc ...............................................35
1.7.2. Bài học kinh nghiệm từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ).................................36
1.7.3. Bài học kinh nghiệm từ Cục Hải quan Đồng Nai ...........................................36
1.7.4. Bài học rút ra cho công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để
sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.........................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................39
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH ..............................................40
2.1. Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh .........................................................40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ................40

2.1.2. Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ...........................41
2.2. Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 .42
2.2.1. Kết quả thực hiện thủ tục Hải quan, kim ngạch XNK ....................................43


2.2.2. Kết quả về số thu ngân sách Nhà nước ...........................................................45
2.2.3. Tình hình số thu NSNN tại các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................46
2.3. Thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh .......................................................48
2.3.1. Kết quả về kim ngạch xuất nhập khẩu của loại hình nhập khẩu hàng hóa để
sản xuất hàng xuất khẩu ............................................................................................48
2.3.2. Mô hình quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh................................................................49
2.3.2.1. Tại khâu thông quan hàng hóa .....................................................................49
2.3.2.2. Tại khâu kiểm tra sau thông quan ................................................................50
2.3.3. Quản lý mã số hàng hóa, quản lý giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu ..................................................................................................51
2.3.4. Kết quả công tác hoàn thuế, không thu thuế và kiểm tra báo cáo quyết toán
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .......................................54
2.3.4.1. Công tác hoàn thuế, không thu thuế .............................................................54
2.3.4.2. Kết quả thực hiện báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu .........55
2.3.5. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan ......................................57
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ..................62
2.4.1. Về phía cơ quan Hải quan ...............................................................................62
2.4.1.1. Công tác tổ chức cán bộ: ..............................................................................62
2.4.1.2. Công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa SXXK tại khâu thông quan ..63
2.4.1.3. Công tác kiểm tra sau thông quan ................................................................64
2.4.1.4. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin .............................................................65

2.4.1.5. Công tác phối hợp trong nội bộ Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh .....................65
2.4.2. Về phía doanh nghiệp......................................................................................66
2.4.3. Yếu tố môi trường vĩ mô .................................................................................66


2.4.3.1. Công tác phối hợp với các lực lượng, chính quyền sở tại, các cơ quan Ban,
Ngành của tỉnh và các đơn vị có liên quan trên địa bàn ...........................................66
2.4.3.2. Văn bản, chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước .................................67
2.4.3.3. Hệ thống CNTT, phần mềm nghiệp vụ ........................................................69
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ......................................................................70
2.5.1. Những thành công trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ............................................................................70
2.5.1.1. Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa SXXK tại Chi cục Hải quan ................70
2.5.1.2. Công tác kiểm tra hồ sơ, phát hiện hiện vi phạm đối với hàng hóa SXXK tại
Chi cục Hải quan .......................................................................................................73
2.5.1.3. Công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu ..........................................................................................................74
2.5.1.4. Công khai văn bản, giải đáp vướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp ...........75
2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ....................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................79
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN
XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH ..........80
3.1. Dự báo về hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới:..............................................................80
3.1.1. Định hướng pháp triển chung của Ngành Hải quan đến năm 2020 ................80
3.1.2. Dự báo về hoạt động nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới ...............................................................85

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh ..................88
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo và phát triển nhân lực ............................88
3.2.2. Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với hàng SXXK tại Chi cục Hải quan ........91


3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra mã số HS tại khâu tiếp nhận tờ khai .91
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế của hàng SXXK tại
khâu thông quan ........................................................................................................92
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra báo cáo quyết toán ............................93
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan ...............................................95
3.2.3.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra sau thông quan tại Chi cục KTSTQ ...............95
3.2.3.2. Hoàn thiện quy trình KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu ...................................................................................................................97
3.2.3.3. Một số giải pháp khác ..................................................................................99
3.2.4. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin Hải quan tích hợp đáp ứng yêu cầu
nghiệp vụ .................................................................................................................100
3.2.5. Hiện đại hóa trụ sở, trang bị phương tiện kỹ thuật .......................................101
3.2.6. Các nội dung khác .........................................................................................102
3.3. Kiến nghị ..........................................................................................................103
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan .................................................................103
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính ...........................................................................105
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu hàng hóa để
sản xuất hàng xuất khẩu ..........................................................................................106
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................112


DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên viết tắt
ASEAN
BTC
CBCC
CI02

Ý nghĩa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ Tài chính
Cán bộ công chức
Hệ thống thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan

CNTT

Công nghệ thông tin

DNCX

Doanh nghiệp chế xuất

EU

Liên minh châu Âu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GC


Gia công

GTGT

Giá trị gia tăng

GTT02

Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

MHS

Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại và mức thuế



Quyết định

QH

Quốc hội

QLVP14
RM
STQ01


Hệ thống thông tin vi phạm
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro
Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau
thông quan & quản lý rủi ro

SXXK

Sản xuất xuất khẩu

TCHQ

Tổng cục Hải quan

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đồng Đô-la Mỹ

V5


Hệ thống thông quan điện tử tập trung


VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia
WCO

Tổ chức Hải quan thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện công tác Hải quan XNK của Cục Hải quan tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 ...................................................................................43
Bảng 2.2. Số thu NSNN của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 6/2016 45
Bảng 2.3. Kim ngạch XNK của hàng hóa SXXK giai đoạn 2012 – 6/2016 của Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh .............................................................................................48
Bảng 2.4. Số lượng tờ khai nhập khẩu SXXK khai sai mã số hàng hóa tại Cục Hải
quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016............................................................52
Bảng 2.5. Số liệu tờ khai nhập khẩu SXXK khai sai trị giá tính thuế thuộc tại Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 .....................................................53
Bảng 2.6. Số tiền thuế được hoàn, không thu của hàng hóa SXXK tại Cục Hải quan
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 ....................................................................54

Bảng 2.7. Số lượng DNCX nộp báo cáo quyết toán năm 2015 ................................56
Bảng 2.8. Kết quả thực hiện KTSTQ đối với hàng hóa SXXK tại Chi cục KTSTQ
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 –6/2016 ..............................................59
Bảng 2.9. Số vụ việc kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2012 – 6/2016 ...................................................................................................61
Bảng 2.10. Số liệu về số tờ khai SXXK trung bình được thực hiện bởi mỗi cán bộ,
công chức Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 6/2016 ............................71
Bảng 2.11. Số tờ khai SXXK hoàn thành việc đăng ký, tiếp nhận cấp số trong thời
gian 30 phút tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 ...................72
Bảng 2.12. Số vụ vi phạm của hàng hóa SXXK tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2012 – 6/2016 ...................................................................................................73
Bảng 2.13. Số cuộc KTSTQ phát hiện vi phạm đối với hàng hóa SXXK giai đoạn
2012 – 6/2016...........................................................................................................74
Bảng 2.14. Số văn bản vướng mắc được giải quyết trong vòng 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016 ....................... 76


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh .......................................41
Hình 2.2. Số lượng tờ khai SXXK phát sinh tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2012 – 6/2016 ...................................................................................................44
Hình 2.3. Số thu NSNN của các tỉnh thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 6/2016............................................................................47
Hình 2.4. Số thu tại Chi cục KTSTQ đối với từng loại hàng hóa XNK giai đoạn
2012 – 6/2016 ............................................................................................................60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Có thể nói trong thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động

sản xuất kinh doanh chủ yếu theo hai loại hình: gia công hàng hóa xuất khẩu (GC)
và nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK). Theo số liệu thống kê
năm 2015tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh thì kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của
loại hình SXXK đạt 73,33 tỷ USDtrong tổng số 94,86 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 77,30%;
số tờ khai của loại hình này là 608.565 tờ trong tổng số 872.913, chiếm tỷ lệ
69,72%. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tương đối ổn định, tạo công ăn
việc làm cho hàng nghìn người lao động trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế
của đất nước.
Do được hưởng chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước (ân hạn thuế nhập
khẩu nếu đủ điều kiện và là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, miễn thuế
xuất khẩu với các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu vật tư nhập khẩu),
hơn nữa lại thường xuyên có nhiều cải cách về thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ
tục Hải quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, hàng năm kim ngạch xuất
nhập khẩu của hàng SXXK luôn tăng với tốc độ đáng kể.
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh với đặc thù địa bàn quản lý rộng gồm 3 tỉnh: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, các khu công nghiệp không tập trung mà nằm rải
rác trên các huyện thuộc tỉnh nên rất khó khăn trong việc quản lý doanh nghiệp.
Trong những năm qua, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh
nói riêng đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa
SXXK, tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn
chế như: quy trình thủ tục còn bất cập, nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu
đãi của Nhà nước để gian lận thuế bằng các hình thức như: nhập khẩu hàng hóa
nhiều hơn so với khai báo, khai sai định mức, xuất khống sản phẩm…gây thất thu
thuế cho Nhà nước.
Cùng với xu thế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
mối quan hệ giữa Hải quan và doanh nghiệp đang dần trở thành một mối quan hệ

1



giữa các đối tác – hợp lực cùng phát triển vì mục tiêu chung: tạo thuận lợi tối đa cho
hàng hóa Việt Nam gia nhập vào thị trường thế giới. Vì những lý do nêu trên, học
viên đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản
lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh” với mục đích cải thiện công tác quản lý Hải quan đối với
hàng hóa SXXK , tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục Hải quan và
đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh
tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Phân tích thực trạng công tác quản lý Hải quanđối với hàng hóa nhập khẩu
để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý Hải quan đối với
hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và thu thập số liệu để phân tích
thực trạng quản lý hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2016, các giải pháp đề xuất
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích định tính, phương pháp thống
kê so sánh sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: các số liệu thống kê của Cục Hải
quan tỉnh Bắc Ninh, thông tin thu thập được từ các website, sách, báo.... để kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn.

2



5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: phần Mở đầu, phần Kết luận và 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh;
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Hải quanđối
với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
1.1. Khái quát chung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về hàng hóa
“Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi hay buôn bán”.
Hàng hóa có thể là hữu hình như sắtthép, quyển sách hay ở dạng vô hình
như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình
dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ
vật trở thành hàng hóa cần phải có:
* Tính ích dụng đối với người dùng;
* Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động;
* Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
Theo David Ricardo thì hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng
và giá trị:
* Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào

đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng
của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một
hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá
trị sử dụng khác nhau;
* Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuấtthông
qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự
chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng.
Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể
hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi
được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc.
Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.

4


Theo Luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (nguồn
Wikipedia).
Theo điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 thì hàng hóa bao
gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn
hoạt động Hải quan. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã
số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính, các nội dung giải thích kèm theo và được
xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là tập hợp
các thông tin liên quan về phân loại hàng hóa, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, gồm: Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam,
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo

giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục hàng hóa thuộc đối
tượng kiểm tra chuyên ngành.
1.1.2. Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu:Trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước
ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo
cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF (International Monetary
Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế), chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là
nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính
vào mục cán cân phi thương mại.
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, tại điều 28 đưa ra định nghĩa:
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

5


1.1.3. Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu:Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch
vụ (có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ
làm cơ sở thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nước hoặc cũng
có thể là tiền dùng trong thanh toán quốc tế của một nước thứ ba nào đó.
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, tại điều 28 đưa ra định nghĩa:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải
quan riêng theo quy định của pháp luật”.
1.2. Khái quát về hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Theo Điều 16, Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 08/4/1995 của Tổng Cục Hải

quan quy định:
“ Nhập khẩu nguyên, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là hình thức mua
đứt bán đoạn: Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên, phụ liệu và xuất khẩu
sản phẩm sản xuất từ nguyên phụ liệu đó. Cơ sở pháp lý của phương thức này là
hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng nhập khẩu nguyên, phụ liệu và hợp đồng xuất
khẩu sản phẩm”.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu việc nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng
xuất khẩu bao gồm hai đối tượng: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất
khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
Đặc điểm đặc trưng của loại hình xuất nhập khẩu này là:
+ Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm trước khi xuất khẩu theo điều
kiện giao hàng ghi trong hợp đồng mua bán đều thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp;
+ Nhãn hiệu sản phẩm mang tên nhãn hiệu do doanh nghiệp nhập khẩu để
SXXK quy định và chịu trách nhiệm về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu đó.

6


Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm
ba hoạt động chính có tính gắn kết, không thể tách rời: nhập khẩu nguyên vật
liệu - sản xuất trong nước - xuất khẩu sản phẩm sau khi hoàn thành.
Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu trước, sau đó
sản xuất sản phẩm và tìm khách hàng, ký hợp đồng xuất khẩu sau. Doanh
nghiệp cũng có thể thực hiện theo hướng ngược lại, nghĩa là tìm khách hàng và
ký hợp đồng xuất khẩu trước, sau đó nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất hàng
hóa và xuất khẩu sản phẩm.
1.2.2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu bao gồm:

- Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
- Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất
khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực
thể sản phẩm;
- Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất
khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên
liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
- Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất
khẩu;
- Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
1.2.3. Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu được
quản lý theo loại hình SXXK
Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng hoá xuất khẩu gồm:
- Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại
hình SXXK;

7


- Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo
loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; hoặc nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại
hình kinh doanh nội địa.
- Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình
nhập kinh doanh nội địa.
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được

làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu
không quá hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên
liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu.
- Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể
do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất
khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
1.2.4. Định mức thực tế để sản xuất hàng xuất khẩu
- Định mức thực tế đểsản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử
dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một
đơn vị sản phẩm;
c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực
tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính
theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên
liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính
vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao
hụt nguyên liệu hoặc vật tư.
- Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt
nguyên liệu, vật tưđược lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quanHải

8


quankiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên
liệu, vật tư
- Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử
dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất
nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu

liên quan đến việc thay đổi định mức
Điểm khác biệt so với quy định cũ:
Theo quy định cũ (tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013) thì trước
khi xuất khẩu sản phẩm, hoặc muốn sửa đổi, bổ sung định mức đã đăng ký, doanh
nghiệp phải truyền thông tin về định mức của sản phẩm đó cho cơ quan Hải quan để
duyệt, còn theo quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BT thì doanh nghiệp không
phải truyền định mức, thay vào đó là họ sẽ phải tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về
tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng
định mức vào đúng mục đíchsản xuất hàng hóa xuất khẩu.
1.2.5. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu
1.2.5.1. Chính sách ân hạn thuế
- Thuế nhập khẩu: Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản
xuất hàng xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế 275 ngàykể từ ngày đăng ký tờ khai Hải
quan đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1
điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cụ thể phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam: Có quyền sử
dụng hợp pháp mặt bằng sản xuất, nhà xưởng (bao gồm cả nhà xưởng gắn liền trên
đất đai); có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị
tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu;
+ Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục
tính đến ngày đăng ký tờ khai Hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

9


để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan Hải quan xác
định là:
+ Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên

giới;
+ Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
+ Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
+ Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan trở về
trước.
- Thuế GTGT: Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Luật thuế
GTGT.
1.2.5.2. Chính sách hoàn thuế, không thu thuế
Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng
với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng
hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu, cụ thể như sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất
từ hai nguồn: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc
trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu, vật tư tương
ứng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo
mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó;
b) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm,
bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;

10


b.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá

xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành
thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực
sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng...;
b.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm
xuất khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu,
vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
b.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm
xuất khẩu;
b.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành
hợp đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
1.2.6. Báo cáo quyết toán
- Trước đây theo quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC thì đối với loại
hình SXXK: doanh nghiệp thường phải thực hiện thanh khoản nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu; doanh nghiệp chế xuất (DNCX) phải thực hiện báo cáo Nhập – Xuất –
Tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo từng quý.
Theo quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp thường,
DNCX sẽ thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá Nhập –
Xuất – Tồnkho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu
số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC cho
cơ quan Hải quan. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán
của tổ chức, cá nhân.
- Thời hạn nộp: định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết
thúc năm tài chính.
- Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
+ Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị nhập khẩu do người khai Hải quan nộp;
+ Kiểm tra báo cáo quyết toán: Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:

11



 Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;
 Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ
thống của cơ quan Hải quan;
 Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở
người nộp thuế;
 Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh
giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
1.3. Sự cần thiết và vai trò của cơ quan Hải quan trong công tác quản lý
Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
1.3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý Hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Luật Hải quan mới số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội định
hướng theo phương thức quản lý Hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên
nguyên tắc doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm; bên cạnh đó, loại hình nhập
hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu lại được Nhà nước ưu tiên về chính sách thuế,
về thủ tục nên dẫn tới việc một số doanh nghiệp lợi dụngđể gian lận thương mại
như: Khai tăng định mức so với thực tế sản xuất, khai khống hàng hóa xuất khẩu để
hoàn thuế, ... Những hành vi đó không những đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà
nước mà còn tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh với đặc thù địa bàn quản lý không có sân bay quốc
tế, không có cửa khẩu biên giới, chủ yếu là giải quyết thủ tục Hải quan cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong các khu công nghiệp (Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp,
Bắc Giang có 4 khu công nghiệp và Thái Nguyên có 6 khu công nghiệp). Các doanh
nghiệp trên địa bàn phần lớn là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu
đến từ các quốc giaHàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc..., trong đó có nhiều
tập đoàn đa quốc gia lớn như: Samsung, Microsoft, Canon. Hàng hóa thuộc loại hình
SXXK chiếm gần 70% trong tổng số hàng hóa XNK tại Cục. Các mặt hàng xuất
khẩu là hàng dệt may, sản phẩm điện tử, thiết bị máy tính, máy in..., nguyên vật liệu

nhập khẩu là vải, linh kiện điện tử,...đa số là các mặt hàng có thuế suất nhập khẩu

12


×