Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

“Nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng nông thôn đối với việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.9 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Cụm từ viết tắt
Bộ Y tế
Nông thôn mới
Mục tiêu quốc gia
Vệ sinh môi trường
The disability-adjusted life years

Cụm từ thay thế
BYT
NTM
MTQG
VSMT
DALYs

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Nông dân là lực lượng xã hội đông đảo, trực tiếp thực hiện vai trò quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp và trong các phong trào cách mạng, là cơ sở cho các cuộc đấu


tranh giải phóng dân tộc. Dân số ở nông thôn Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước.
Nông thôn là địa bàn xã hội và lãnh thổ rộng lớn, có tầm quan trọng chiến lược đối
với ổn định và phát triển đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, nông thôn là nơi thể nghiệm
những chính sách và cơ chế mới, tạo bước đột phá đầu tiên cho sự nghiệp đổi mới đất
nước.
Tuy nhiên, nhìn chặng đường hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta,
những thành tựu đạt được về nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém
bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm
thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp
còn chậm. Đặc biệt, cùng với phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
còn yếu kém, môi trường sống ở nông thôn đang trong tình trạng ô nhiễm và suy thoái
nghiêm trọng.

1


Xây dựng Nông thôn mới là một trong những chương trình Mục tiêu quốc gia của
Chính phủ. Đây là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích
nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nội dung xây dựng nông thôn
mới (theo quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010) bao gồm 11 nội dung: (1)Quy
hoạch xây dựng nông thôn mới; (2)Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội; (3)Chuyển dịch
cơ cấu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4)Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5)Đổi
mới và phát triển các hình thức tổ chức có hiệu quả ở nông thôn; (6)Phát triển giáo dục
đào tạo ở nông thôn; (7)Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8)Xây
dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (9)Cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn; (10)Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn
thể chính trị - xã hội trên địa bàn;(11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Gắn liền với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương

trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng được triển
khai thực hiện nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân
cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã trong đó bao gồm các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp, thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo
quy định,...
Hiện nay việc thiếu nước sạch và xử lý rác thải sinh hoạt không chỉ là vấn đề đáng
quan ngại ở khu vực đô thị mà còn đang diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn. Trong
khi đời sống kinh tế của người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thì bản thân họ lại
đang gánh chịu những bất bình đẳng môi trường.
Xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là một trong những xã trong cả
nước đang tiến hành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hải Hòa là xã vùng đồng bằng
ven biển của huyện Tĩnh Gia, xuất phát kinh tế thuần nông là chính. Những năm gần đây,
nhờ phát triển du lịch biển, nên kinh tế của địa phương có phần phát triển đáng kể. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển đi lên của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội thì sự ô nhiễm
môi trường sinh thái đang trở thành một vấn đề bức xúc. Hiện tại, địa bàn xã chưa có hệ
thống cấp nước sạch và chưa có khu xử lý rác thải tập trung của xã. Công tác môi trường
trên địa bàn xã chưa được quan tâm đúng mức cùng với sự gia tăng của chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được quản lý chặt chẽ, đặc biệt việc sử dụng các loại

2


thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy phạm đã
gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Chính vì những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhận thức, thái
độ và hành vi của cộng đồng nông thôn đối với việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi
trường hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa). Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quan về
nhận thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi

trường hiện nay. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng có thể làm cơ sở giúp các nhà
quản lý, hoạch định chính sách có những biện pháp nâng cao điều kiện vệ sinh môi
trường và cung cấp nguồn nước sạch đến các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Trong
phạm vi đề tài, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân
về vấn đề sử dụng nguồn nước sạch và ý thức bảo vệ môi trường sống, có những hành vi
tốt trong việc thực hiện vệ sinh môi trường.
2. Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn diễn ra như thế
nào?
+ Người dân khu vực nông thôn có nhận thức, thái độ và hành vi như thế nào đối với
việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường?
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mô tả thực trạng về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam hiện
nay.
+Mô tả thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn đối với vấn
đề nước sạch và vệ sinh môi trường.
+Chỉ ra mong muốn của người dân đối với các chính sách về nước sạch và vệ sinh môi
trường, từ đó có những biện pháp làm tăng hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, nâng
cao nhận thức của người dân và phát huy những hành vi tốt trong vấn đề sử dụng nước
sạch và vệ sinh môi trường.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân nông thôn về vấn
đề nước sạch và vệ sinh môi trường.
+ Khách thể nghiên cứu: người dân (đại diện hộ gia đình) và cán bộ chính quyền,
đoàn thể xã, thôn.
3


4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi thời gian: từ ngày 26/7/2012 đến ngày 30/7/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Nguồn tài liệu ở
đây bao gồm tài liệu in, sách, báo, luận văn, luận án và các nguồn tài liệu có liên quan
trên mạng Internet. Các nguồn tài liệu chính được sử dụng và phân tích trong đề tài bao
gồm: Đề án xây dựng NTM tại Xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Lê
Hoài Anh (2009): Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về nước sạch
và VSMT; Báo cáo VSMT năm 2010, 2011,...
5.2. Phương pháp quan sát
Mục đích của phương pháp quan sát là ghi nhận vấn đề qua cái nhìn trực diện của
người nghiên cứu. Qua quá trình đi thực địa, chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động
thường ngày của người dân, quan sát cơ sở vật chất của địa phương, điều kiện sống và
sinh hoạt của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan sát cảnh quan môi trường
ở địa phương, đặc biệt chú ý đến sự ô nhiễm môi trường hiện có ở địa phương. Qua quan
sát, chúng tôi nhận thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh địa bàn xã đang diễn
ra khá phổ biến, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn thiếu thốn và có sự
chênh lệch rõ rệt giữa các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thu thập thông tin định tính, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 trường hợp.
Đối tượng được phỏng vấn là cán bộ xã (01 người), người dân bản địa (04 người) nhằm
ghi nhận những thông tin từ các nhóm đối tượng khác nhau để làm rõ vấn đề nghiên cứu,
thu thập thông tin định tính cho đề tài nghiên cứu. Qua quá trình phỏng vấn, chúng tôi
vận dụng các kỹ năng, kỹ thuật phỏng vấn để thu thập thông tin một cách hữu ích nhất.
Trong bài nghiên cứu có sử dụng kết hợp các biên bản phỏng vấn sâu của một bạn sinh
viên K54 xã hội học có liên quan đến đề tài để đối chiếu và bổ sung thông tin.
5.4. Phương pháp khảo sát xã hội học
Chúng tôi tiến hành phân công các nhóm sinh viên lớp K54 xã hội học thiết kế nội
dung bảng hỏi, thảo luận, chỉnh sửa dưới sự cố vấn của các thầy hướng dẫn. Bảng hỏi

được hoàn thành với các nội dung chính xoay quanh các nhóm tiêu chí và nội dung

4


chương trình xây dựng nông thôn mới và đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi xuống địa bàn chúng tôi tiến hành phân chia các nhóm đi phỏng vấn chọn
mẫu theo đơn vị thôn. Mỗi nhóm phụ trách một thôn trong xã. Với 8 thôn và số dân
khoảng 8000 người, theo công thức tính toán chọn mẫu với độ tin cậy 95%, chúng tôi lựa
chọn ra 584 mẫu khảo sát.
Bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống khái niệm của xã hội
học, đồng thời bổ sung các vấn đề lý luận cho việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý,
quy hoạch nông thôn mới và công tác vệ sinh môi trường.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhận định thực trạng về nhận thức, thái độ
và hành vi của người dân ở nông thôn đối với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường.
Qua đó, chúng ta có cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở vùng
nông thôn hiện nay và có quy hoạch hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm thiểu
xung đột môi trường.
7. Giả thuyết nghiên cứu
+ Thực trạng vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở địa phương đang trở thành vấn
đề bức xúc.
+ Người dân địa phương chưa nhận thức đầy đủ về nước sạch và chưa có ý thức vệ
sinh môi trường. Còn có sự mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi của người dân đối với
vấn đề vệ sinh môi trường.
+ Người dân có mong muốn được sử dụng nước sạch và đảm bảo điều kiện vệ sinh

môi trường trong thời gian tới cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền và các
đoàn thể xã hội.

5


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Các lý thuyết áp dụng
+ Thuyết nhận thức của Krech và Crutchfield
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ không phải là cấu trúc thuần nhất mà
có 3 thành tố. Krech D và Contchfield (1948) cho rằng cấu trúc của 3 thành tố đó là
Nhận thức - Tình cảm - Hành vi.

-

Nhận thức: cái cá nhân biết và hiểu về điều đó

-

Tình cảm: cảm xúc yêu ghét của cá nhân về điều đó

-

Hành vi: cái biểu hiện thành hành động của cá nhân đối với điều đó
Có 2 khuynh hướng tranh cãi về cấu trúc của thái độ. Một khuynh hướng cho

rằng 3 thành tố này có sự thống nhất cao trong cả cấu trúc lẫn biểu hiện, còn khuynh
hướng kia cho rằng 3 thành tố của thái độ có tính độc lập tương đối và tùy vào hoàn

cảnh mà biểu hiện.
Sự xuất hiện của "nghịch lý La Piere" trong nghiên cứu về thái độ ủng hộ cho
khuynh hướng thứ hai. Song không phải do đó mà kết luận 3 thành tố này có mối
6


quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau vì mỗi thành tố lại có một ngưỡng khác nhau
khi biểu hiện. Sự biểu hiện của thái độ chịu sự quy định của một số yếu tố.
- Các nhu cầu, động cơ bên trong của chủ thể.
- Hành vi của chủ thể. Giữa thái độ và hành vi có mối tác động qua lại với
nhau. Thái độ quy định hành vi, hành vi cũng góp phần hình thành nên thái độ. Hai
hiện tượng tâm lý này (hành vi và thái độ) thực sự không mâu thuẫn nhau. Nhưng
khi biểu hiện ra ở hành vi bên ngoài, thái độ chịu sự chi phối của "ngưỡng tình
huống". ("Ngưỡng tình huống" được hiểu là mức độ cho phép của sự phù hợp giữa
yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong chủ thể, ảnh hưởng đến việc biểu hiện của thái
độ, quy định thái độ đó trong một tình huống nhất định chỉ được biểu hiện ra ở mức
độ nào.)
Các yếu tố bên ngoài có thể là:
+ Sự mong đợi của người khác.
+ Yêu cầu của chuẩn mực xã hội.
Ngoài ra, sự biểu hiện của thái độ diễn ra trong hoạt động và giao tiếp của chủ
thể và nó còn chịu sự chi phối của việc cá nhân tự ý thức được thái độ đó của mình
như thế nào, tốt hay xấu, nên hay không nên... Đôi khi trong một tình huống cụ thể
thái độ được thể nghiệm chủ quan ở trong đầu cá nhân, bởi vì cá nhân hiểu rằng
trong tình huống đó phải nên ứng xử như vậy.
Trong nghiên cứu này, khi xem xét thái độ của người dân đối với vấn đề nước
sạch và VSMT, chúng tôi nhận thấy rằng thái độ của mỗi người không phải lúc nào
cũng biểu hiện ra đúng ở hành vi của họ. Chẳng hạn, người dân có thể phản đối gay
gắt với hành vi vất rác bữa bãi ra đường của người khác nhưng ngay chính bản thân
họ cũng đã từng thực hiện hành vi đó. Cũng có sự khác biệt giữa thái độ của nhóm

được thụ hưởng dịch vụ thu gom rác thải với nhóm không được thụ hưởng dịch vụ
này đối với hành vi vứt rác ra nơi công cộng.
1.1.2.Một số khái niệm, công cụ
Nước sạch:
Nước được coi là sạch khi nó [14; tr.7]
-

Không màu, không mùi, không vị
Trong, không vẩn đục
Không có vi trùng và các chất gây bệnh
Ngoài ra còn phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành.

7


Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Nước sạch quy định trong
tiêu chuẩn này là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử
dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu
chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhà tiêu hợp vệ sinh:
Tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT:
Ngày 11/3/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 08/2005/QĐ-BYT về việc
ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các nhà tiêu. Nhà tiêu quy định
trong quy đinh này bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống
thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu
này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu
cầu sau: a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với
người, động vật và côn trùng; b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong

phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung
quanh.
Trong tiêu chuẩn vệ sinh bao gồm cả tiêu chuẩn về xây dựng và tiêu chuẩn về sử
dụng, bảo quản. Một nhà tiêu được đánh giá là hợp vệ sinh phải đạt được cả tiêu chuẩn
về xây dựng và cả tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản.
Nhận thức (cognitive/cognition):
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là sự phản ánh thế
giới khách quan vào bộ óc con người thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất ở bên
ngoài và độc lập với ý thức. Nó là quá trình phản ánh và tái thực hiện ở trong tư duy nhận
biết, hiểu biết của con người về thế giới khách quan, quá trình đi từ cảm giác đến tri giác,
từ tri giác đến tư duy. Toàn bộ quá trình nhận thức thực hiện nhờ hoạt động thực tiễn của
con người mới kiểm tra được mức độ đúng đắn các kết quả nhận thức của mình.
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai
đoạn, trình độ, vòng khâu và các hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên
cứu mà quá trình đó được phân hóa ra thành các cấp độ khác nhau như nhận thức cảm
tính và lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và
nhận thức khoa học. Mỗi cấp độ có nội dung, chức năng và ý nghĩa khác nhau trong quá
trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ thể.
8


Trong đề tài này, khái niệm nhận thức được hiểu là sự hiểu biết, nhìn nhận, đánh
giá của một cá nhân/nhóm xã hội về một đối tượng, một vấn đề đang diễn ra trên địa bàn
nghiên cứu.
Thái độ (Attitude):
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo Shaver (1977), thái độ là tâm thế
ủng hộ hay phản đối đối với một nhóm đối tượng nhất định. Theo Fishbein và Ajzen
(1975) thái độ là “một vị trí trong thang lưỡng cực về tình cảm hoặc đánh giá”. Một định
nghĩa gần đây nhất của Tourangeau và Rasinksi (1988) cho rằng thái độ là “những mạng
lưới của các niềm tin liên kết, đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của

chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối tượng của thái độ hoặc vấn đề liên quan.
Như vậy, đặc trưng của thái độ bao hàm các yếu tố:
+ Nó được quy nạp kết tinh và khái quát hóa từ kinh nghiệm sống
+ Mang tính tổng hợp, một thái độ có thể tổng hợp từ nhiều hành vi khác nhau
+ Có sẵn trong tâm trí chúng ta. Nó tiết kiệm thời gian tư duy và phản ứng của chúng ta
nhờ việc đưa ra những mô hình đã chương trình hóa
+ Nó được coi là nguyên nhân của hành vi
+ Nó có hai cực, tuy nhiên, một cá nhân có thể có tâm trạng nước đôi nhưng thực chất
đấy chỉ là một trạng thái trong đó ở cá nhân tồn tại cả hai thái độ “ủng hộ” hay “phản
đối”, chứ không phải là một thái độ mới.
Trong đề tài này, thái độ được định nghĩa là quan điểm, cách nhìn nhận của người
dân trước vấn đề sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
Hành vi (Behavior): Hành vi sẽ chỉ dẫn cho cá nhân phải làm thế nào với vấn đề hoặc
đối tượng của thái độ.
Cộng đồng nông thôn:
Thuật ngữ cộng đồng (Community) chỉ một tập thể gồm những thành viên gắn bó
với nhau bằng những giá trị chung.
Theo Từ điển xã hội học Đức của G.Endruweit và G.Trommsdorff thì cộng đồng
là hình thức chung sống trên cơ sở gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới
sự gắn bó đặc biệt mật thiết được chính học tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy
có tính cội nguồn.
Nhà xã hội học Đức F.Tonnies với tác phẩm “Cộng đồng và xã hội”, ông được coi
là người đầu tiên sáng tạo ra khái niệm cộng đồng của xã hội học. Ông đã quy mọi quan
hệ xã hội về hiện tượng gốc của chủ nghĩa nhị nguyên về ý chí và trải nghiệm của con
9


người: về “ý chí bản thể” tự nhiên không được phản chiếu và “ý chí lựa chọn” được tính
toán và có tính nhân tạo. “Ý chí bản thể” tương ứng với hành động từ bên trong, “ý chí
lựa chọn” tương ứng với hành động do mục tiêu đặt từ bên ngoài. Vì vậy, yếu tố thứ nhất

dẫn tới trật tự tự nhiên trong cộng đồng ở đó có ba kiểu gắn bó – theo huyết thống (họ
hàng), theo tinh thần (tình bạn, tình đồng chí) và theo địa phương (làng, xã). Trạng thái
trật tự này được kiểm soát bởi tập tục và truyền thống. Cơ sở kinh tế của nó là sở hữu
chung và đất đai. Mỗi người hành động vì một mục đích chung làm cho cả các quan hệ
thống trị cũng xuất hiện như là việc thực thi quyền vì lợi ích của người bị thống trị.
Về bản chất của cộng đồng hoàn chỉnh, J.H.Fichter cho rằng, cộng đồng bao gồm
bốn yếu tố: (1) Có sự tương quan cá nhân mật thiết với những người khác; (2) Có sự liên
hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội của tập
thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý
nghĩa; (4) Một ý thức đoàn kết đối với những người trong tập thể. Ngày nay chỉ có những
cộng đồng truyền thống mới có đủ bốn đặc tính trên.
Cũng theo Fichter, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng chúng ta cần xem xét
hiện tượng đó theo ba lĩnh vực: đoàn kết xã hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội. Tuy
nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng ba phương diện nghiên cứu về cộng đồng nói
trên đây không phải luôn có mặt y hệt nhau trong các cấu trúc cộng đồng.
Là một thuật ngữ xã hội học, cộng đồng được hiểu là một đơn vị, nhóm người
trong hệ thống xã hội, ở đó mọi người ý thức được những đặc trưng và tình cảm chung về
những gì mà mình đang có.
Ngày nay, tùy theo lĩnh vực nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau người ta có thể
đưa ra các khái niệm về cộng đồng trong các trường hợp cụ thể. Theo nghĩa này, báo cáo
của tôi xác định: cộng đồng nông thôn có những đặc trưng cơ bản khác với cộng đồng đô
thị như sau:
Cộng đồng nông thôn
Sự thân thiện và quan hệ trao đổi thân
thuộc hàng ngày
Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình thức
phả hệ gia đình
Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng
chia sẻ niềm vui và nỗi buồn
Sự thống nhất cao theo các luật tục, ý

tưởng và mong đợi của nhóm

Cộng đồng đô thị
Mối quan hệ bình thường giữa các cá nhân
có tính chất giao kèo
Quan hệ tồn tại theo các hội đoàn có chủ
đích
Sự ràng buộc xã hội theo hướng mục tiêu
cụ thể
Thống nhất theo phân chia lao động,
chuyên môn hóa theo chức năng và sự phụ
thuộc lẫn nhau
Sự thống nhất dựa trên cơ sở giống nhau về Sự thống nhất đạt được dựa trên cơ sở phụ
10


đặc điểm

thuộc mục tiêu do chuyên môn hóa

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1.1. Trong nước
Theo điều tra “Thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt
Nam”, hiện nay vẫn còn 75% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu. [20;tr10]
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một vấn đề được các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu khá nhiều trong những năm vừa qua. Có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu của các cơ quan, tổ chức, nhà nghiên cứu đã công bố như:
Hằng năm, thực hiện Mục tiêu chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi

trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đều có các báo cáo hàng năm về thực
trạng nước sạch và vệ sinh môi trường theo các giai đoạn khác nhau…..
Vấn đề vệ sinh môi trường được đề cập trong báo cáo của Cục Y tế dự phòng Việt
Nam và UNICEF về “Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công cộng vùng
Nông thôn Việt Nam”. Cuộc điều tra năm 2007 tại 20 tỉnh điều tra về tỷ lệ nhà tiêu hợp
vệ sinh tại các trường học và một số nơi công cộng tuyến xã vùng nông thôn Việt Nam.
Một số hành vi vệ sinh của học sinh tại trường học cũng được quan sát và phân tích.
Cuộc điều tra về “Vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam” năm 2007 do Bộ Y
tế và UNICEF phối hợp thực hiện thu thập thông tin về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các
hộ gia đình, những kiến thứcvà hành vi hợp vệ sinh cơ bản của người dân vùng nông thôn
trên quy mô toàn quốc theo tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định 08/2005/QDD-BYT.
Chất lượng nước sinh hoạt cũng đã được tìm hiểu với cuộc “Điều tra chất lượng
nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam” tại 16 tỉnh do Cục Y tế dự phòng Việt Nam thực
hiện năm 2007…….
Để trợ giúp triển khai các chiến lược về nước và vệ sinh môi trường, UNICEF đã
xuất bản cuốn sách năm…..: “Sổ tay hướng dẫn ngành nước – Để xây dựng chương trình
tốt hơn”. Cuốn sổ tay hướng dẫn này không chỉ giúp ích cho đối tượng chính của cuốn
sách là cán bộ chương trình của UNICEF trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường mà
còn là tài liệu hữu ích cho những chuyên gia hiện trường, người đang và sẽ thực hiện các
dự án, những người quan tâm tới lĩnh vực cung cấp, bảo vệ, quản lý tài nguyên nước.

11


Tiếp theo đó năm 2006, UNICEF xuất bản tài liệu tập huấn “Quản lý và giám sát
các dự án về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” làm cơ sở cho các cán bộ
quản lý dự án thực hiện các khóa tập huấn, truyền thông tại địa phương.
Trong những năm qua, liên quan đến lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn,
Chính phủ, các Bộ. ngành liên quan và một số địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau. Do đó, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong

nước và quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vựccấp nước và vệ sinh nồng thôn tại Việt
Nam được tiếp cận và sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời
gian qua, cuốn sách “Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi
trường nông thôn” đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xuất bản năm 2008.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Lê Hoài Anh với đề tài luận văn thạc sĩ “ Kiến thức,
thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường” (khảo
sát tại 3 xã: Mỹ Tiến, Mỹ Thắng và Mỹ Hưng của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), đã chỉ
ra cái nhìn tổng quan về kiến thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn đối với
vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên mẫu chọn là
426 hộ gia đình theo cách lấy mẫu từ 7-10% số hộ dân trong ba xã. Nghiên cứu đã chỉ ra
thực trạng sử dụng các nguồn nước, nhà vệ sinh, rác thải và hệ thống thoát nước của hộ
gia đình. Theo đó, tác giả chỉ ra nguồn nước chính mà các hộ gia đình trên địa bàn nghiên
cứu đang sử dụng đó là nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào, trong đó, nước mưa
được sử dụng cho mục đích ăn uống chiếm tỷ lệ 90,6%, ngoài ra người dân cũng chưa có
ý thức trong việc đánh rửa bể chứa nước.Bên cạnh đó, tác giả cũng mô tả hành vi chăm
sóc sức khỏe tại đia phương, các bệnh tật và khả năng chi trả của cộng đồng về dịch vụ
vệ sinh môi trường. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức của người dân và giúp người dân thay đổi hành vi, từ đó có những hành vi tích
cực trong vấn đề sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
Như vậy, có thể thấy điều tra nghiên cứu về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi
trường được đông đảo các nhà nghiên cứu, các cấp, các ngành và các cơ quan rất quan
tâm và nghiên cứu ở các chiều cạnh khác nhau.
1.2.1.2. Ngoài nước
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường cũng là mối quan tâm của toàn cầu. Vì
vậy các công trình nghiên cứu, ấn phẩm về lĩnh vực này cũng khá phổ biến.

12


“Tiếng nói của nước” (Water voices’ documentaries) là một nghiên cứu được thực

hiện tại Philippines năm 2004 do ADB tài trợ để tiến hành thử nghiệm những ảnh hưởng
của hội đoàn thể đối với các cộng đồng dân cư nghèo trong lĩnh vực cấp nước sạch.
“Nước và đói nghèo” (Water and Poor) là tài liệu do ADB tài trợ thực hiện năm
2004 có đề cập tới những nhận thức của người dân về đói nghèo và vai trò của việc bảo
vệ nguồn nước và đề xuất những biện pháp để quản lý tốt nguồn nước, mối quan hệ giữa
sự đói nghèo, vấn đề giới, nghề nghiệp và môi trường với vấn đề nước sạch.
Trong cuốn sách “Nước ở các thành phố Châu Á” (Water in Asian Cities), hai tác
giả Charles T.Andrews và Cesar E.Yniguez đã nói về các hoạt động có ích của nước sạch
và vệ sinh môi trường ở 18 thành phố trong khu vực Châu Á và nhìn nhận của cư dân xã
hội về nước sạch và vệ sinh môi trường là vai trò quan trọng trong việc cải thiện các dịch
vụ cung cấp nước trong thành phố.
1.2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Là xã ven biển, được thành lập từ năm 1946, khi đó gồm Hải Hòa, Hải Nhân và
2/3 Ninh Hải, được gọi là Minh Tân. Năm 1947 sáp nhập xã Minh Tân, Cộng Hòa, Vân
Hòa, Văn Lâm, Hải Lợi thành xã Hải Hòa. Năm 1954 tách ra 3 xã là Hải Nhân, Ninh Hải,
Hải Hòa (với 8 thôn: Thôn Tây Hải, Văn Nhân, Khánh Vân, Đồng Tâm, Thượng Nam,
Thượng Bắc, Bắc Hải, Bắc Sơn). Từ năm 1955 là xã Hải Hòa. Ngày 14 tháng 12 năm
1984, Hải Hòa cắt 26,5 ha đất để thành lập thị trấn Tĩnh Gia. Hiện tại xã có 8 thôn làng:
Thôn Xuân Hòa và Thôn Trung Chính trước là một phần của Làng Còng (tên chữ Cộng
Phú); Thôn Tân Hòa và Thôn Vinh Tiến trước là một phần của làng Lê, tên nôm Lê Xá,
tên chữ Lê Vinh; Thôn Tiền Phong và Thôn Đông Hải trước có tên nôm làng Nồi, tên
chữ là Quan Nội, thuộc Tổng Liên Trì; Thôn Nhân Hưng và Thôn Giang Sơn trước đây là
một phần của làng Chay, tên chữ là Phù Nhân.
Cách trung tâm huyện Tĩnh Gia 1,5 km về phía đông, ranh giới xã Hải Hòa phía
đông giáp biển Đông, phía tây giáp xã Hải Nhân và thị trấn Tĩnh Gia, phía nam giáp xã
Bình Minh, phía bắc giáp xã Ninh Hải. Khoảng cách từ đường quốc lộ đến trung tâm xã
là 1 km. Khoảng cách từ thị tứ gần nhất đến trung tâm xã là 1 km.
Diện tích tự nhiên là 640,1 ha, chủ yếu là đất cát pha. Chiều dài nhất là 4 km,
chiều rộng nhất 2,2 km. Cảnh quan ở đây rất đẹp. Phía đông bắc có núi Nồi, phía đông
nam có núi Chay, trong kháng chiến là 2 vị trí quân sự chiến lược quan trọng. Hai ngọn

núi này không cao, dưới 100 m, từ đây nhìn rõ cảnh biển đẹp, với bờ cát mịn và phẳng,
nước biển trong xanh.
13


Nơi này đã được thiên nhiên ban phú cho bãi cát vàng phẳng rộng trải dài gần 3
km, không bị lẫn tạp chất hay đá sỏi, nước biển trong xanh, độ mặn của nước biển bình
quân từ 20 - 25g/m3, sóng gió vừa phải. Cùng với dải phi lao chắn cát xanh tốt chạy dọc
ven bờ, đã tạo thành bãi tắm rất đẹp. Năm 2003 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt
quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa. Năm 2006, tỉnh phê duyệt mở rộng khu
du lịch lên phía bắc tạo thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hải Hòa-Ninh Hải.
Về tài nguyên đất, có hơn 360 ha đất canh tác, trong đó 2/3 đất trồng cây công
nghiệp. 3 km sông đào nhà Lê (sông kênh Than) chảy giữa địa bàn xã, thông suốt từ Bắc
vào Nam, đã từng là tuyến giao thông đường sông rất quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ xâm lược. Chiến tranh đã qua, dân định cư dọc hai bên bờ sông cùng với
những cánh đồng lúa trải dài, tạo nên cảnh làng quê nên thơ và thanh bình.
Xã Hải Hòa có 1.899 hộ với 6.565 nhân khẩu, chiếm 3,1% dân số toàn huyện,
trong đó nam 3.144 người (chiếm 47,9%) và nữ là 3.421 người (chiếm 52,1%). Mật độ
dân số là 1.025 người/km2, so với toàn huyện cao gấp 2,2 lần. Hiện ở Hải Hòa chỉ có
người Kinh sinh sống.
Các ngành nghề chính là trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, buôn bán/dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống làng chài Vinh, làng Nồi, làng
Chay, một số ngành nghề kinh doanh và dịch vụ đã hình thành như trên lĩnh vực dịch vụ
thương mại có công ty Kim Anh, trên lĩnh vực xây dựng có các công ty Trường Sơn và
công ty Thành Đồng, công ty Minh Linh Nhật chuyên sản xuất nước khoáng và 02 cơ sở
chế biến thuỷ, hải sản. Và những năm gần đây là phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đặc sản
của vùng này là hải sản cá, moi, sứa, mực, tôm chế biến khô, tươi, ướp) và nông sản như
lạc, vừng.
Về cơ sở hạ tầng hiện có trên địa bàn xã, 2,5 km đường quốc lộ, 2,5 km đường
tỉnh lộ, 4,5 km đường liên xã, 2 cầu là cầu Chay và cầu Nồi qua sông Kênh Than. 1 trạm

bưu điện văn hóa xã, 1 trạm truyền thanh xã và 5 trạm biến thế điện, 100% dân có điện
sinh hoạt. Với 1 trạm bơm, và 16 km kênh mương cung cấp cho 433 ha diện tích trồng
trọt của xã.
Về xây dựng cơ bản, toàn xã có 13 nhà tạm đơn sơ, 1.010 nhà bán kiên cố, 81 nhà
kiên cố, 95 nhà nhiều tầng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gồm 5 khách sạn, 25
nhà hàng và nhiều cơ sở phục vụ du lịch nhỏ lẻ.Các phương tiện vận tải chính trong xã
hiện có 14 ô tô, 1.200 xe máy, 2 xe công nông, 30 xe bò, 1.000 xe đạp, 171 thuyền máy,
24 tàu đánh cá xa bờ.
14


Về hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, hiện tại xã chưa có trạm cấp
nước sạch, chưa có khu xử lý rác thải tập trung của xã. Hệ thống thoát nước mưa, nước
thải từ các điểm dân cư một phần thoát ra hệ thống cống dãnh, một phần tự tiêu thấm vào
đất. Môi trường sinh thái đang bị hủy hoại.
Những lợi thế lớn nhất của địa phương giai đoạn hiện nay và lâu dài là du lịch,
khai thác những tiềm năng của biển. Hiện trong xã có tới 1/3 số lao động tham gia đánh
bắt hải sản, nhiều lao động đang dần chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hiện tại, xã đang trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020. Thời gian xây dựng quy hoạch chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020. Nội dung quy hoạch bao gồm: Quy hoạch sử
dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,
dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường. Qua khảo sát thực
trạng xây dựng NTM trên địa bàn xã, đối chiếu với 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia
về xây dựng NTM, xã Hải Hòa mới có 5 tiêu chí đạt chuẩn, bao gồm: Bưu điện, An ninh
trật tự xã hội được giữ vững, Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, Y tế, Điện. [4;tr.24]

15



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA
NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
2.1. Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về nước sạch
2.1.1. Thực trạng về nước sạch ở nông thôn Việt Nam.
Theo Báo cáo đánh giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở Việt
Nam, tính đến năm 2010, tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là
48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 80%, trung bình tăng 3,6%/năm. Trong 7
vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%. Thấp nhất là vùng Tây
nguyên 72% và Bắc trung Bộ 73%, thấp hơn trung bình 8%.
Thực tế điều tra cho thấy, cơ cấu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ
gia đình vùng nông thôn hiện nay như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8%
nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ, 3,7%
nguồn nước khác. Có 11,6% đối tượng được phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã.
Thói quen uống nước lã sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng
do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nước. Chỉ có 25,1% trong tổng số 2958
mẫu nước xét nghiệm lấy từ các nguồn nước sinh hoạt của các gia đình ở nông thôn
thuộc 8 vùng sinh thái đạt tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh. Tỷ lệ đối tượng thường xuyên
uống nước lã rất cao ở nhóm học vấn thấp, ở người dân tộc Ba Na, Ê Đê, Vân Kiều, Ra
Glai, Mnông và ở vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Bảng 2.1: Các nguồn nước người dân sử dụng phân theo thành thị và nông thôn
Chung

Nguồn nước
Nước

Nước

Nước


Giếng Giếng Nước Giếng Nước Sông,

máy

máy

mua

khoan

khơi,

suối

riêng

công

(xitéc



giếng



đất

mưa


Khác

hồ,
ao
16


,

Chung
Thành thị
Nông

100.00
100.00

cộng

đóng

bơm

xây

lọc

3.93
7.78


chai)
0.96
1.88

21.50
19.28

29.41
16.63

0.84
0.26

12.73
43.88

8.62
3.86

8.71
2.50

9.98
2.75

3.30
1.18

thôn
100.00

2.76
2.70
0.67 22.21 33.51 1.03 10.15 10.70 12.29
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra dân số và nhà ở năm 2012)

3.98

Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02:2009/BYT là
40%. Ở khu vực nông thôn Việt Nam, các hộ gia đình sử dụng nước uống và sinh hoạt từ
sáu nguồn sau: 33,1% giếng khoan; 31,2% giếng đào; 1,8% nước mưa; 11,7% nước máy;
7,5% nước đầu nguồn; 11% nước suối, hồ và ao. Theo đó, phần lớn các hộ nông thôn sử
dụng 2 nguồn nước, một nguồn để ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để tắm
giặt.
Các hộ thường có công trình cấp nước riêng như giếng đào, lu hay bể chứa nước
mưa. Các giếng đào thường là những giếng khoan ngoài trời theo truyền thống. Nước
mưa được chứa trong bể hay lu thường không được che đậy; dùng gầu hay gáo để múc
nước là phổ biến. Các giếng khoan thường có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất
lượng nước nói chung không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ước tính mới có khoảng 30% dân số
có nguồn nước tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn quốc gia về
nước sạch. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ
chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi cao,
các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi casto và trong thời gian gần đây là
các vùng hạn hán như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quản Bình, Quảng Trị, Hòa Bình,
Cao Bằng, Hà Giang. [3;tr.4]
Như vậy, các hệ thống cấp nước công cộng bằng đường ống dùng chung cho nhiều
hộ gia đình chưa phổ biến, tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước máy còn rất thấp. Đây là
vấn đề cấp bách đặt ra với nước ta hiện nay. Trong khi đó, theo Chiến lược Quốc gia cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Đảng và Nhà nước đã đặt ra chỉ tiêu đến
năm 2020, 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60
lít/người/ngày.

2.1.2. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của người dân xã Hải Hòa về nước
sạch
2.1.2.1. Nguồn nước mà các hộ dân đang sử dụng
17


Theo kết quả điều tra cho thấy, nguồn nước chính mà các hộ dân trong xã Hải Hòa
sử dụng để nấu ăn và sinh hoạt là nước giếng (trong đó có 2 nguồn là giếng khoan và
giếng đào). Số hộ dân được sử dụng nước máy chiếm tỷ lệ rất thấp, còn chưa kể đến nhận
thức chưa đúng của người dân về nước máy: “ Nước máy là nước được bơm lên bằng
máy bơm nước (từ giếng khoan)!!”
Có đến 82.2% người trả lời cho biết hộ gia đình mình hiện tại đang sử dụng nước
giếng cho hoạt động nấu ăn và 84.6% hộ gia đình sử dụng nước giếng cho hoạt động tắm
giặt. Các con số này cho thấy một thực trạng chung đó là vấn đề nước sạch cho các hộ gia
đình tại xã Hải Hòa đang là một vấn đề đáng quan tâm. Phần lớn các hộ sử dụng nguồn
nước ngầm trực tiếp mà không thông qua hệ thống lọc hay xử lý trước đó.
Biểu đồ 2.1: Nguồn nước người dân sử dụng để nấu ăn và tắm giặt

Theo các phỏng vấn sâu thì được biết, các hộ dân đều mong muốn được sử dụng
nước sạch. Tuy nhiên, hiện tại, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã
Hải Hòa thì điều này chưa được thực hiện. Tại xã vẫn chưa có trạm cấp nước sạch đến
các thôn. Nguồn nước sạch (nước máy) mà các hộ gia đình được sử dụng chủ yếu nằm
vào các hộ thuộc địa bàn thôn Trung Chính – nơi tiếp giáp với được quốc lộ và nằm liền
kề khu vực thị trấn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Tại Diễn đàn chiến lược và khoa học về “Arsenic và sức khỏe con người ở Việt
Nam: Tầm nhìn thế giới” do Bộ Y tế phối hợp với vương quốc Thái Lan năm 2008, số
liệu thống kê cho thấy có khoảng 21,5% dân số nước ta đang sử dụng nước ăn từ giếng
khoan, trong khi tỷ lệ nước ngầm, nước giếng khoan bị nhiễm arsenic (thạch tín) tại
nhiều khu vực cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn arsenic của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và cộng đồng châu Âu (mức quy định là 10mg/l)

Tại Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ nước giếng khoan có nồng độ arsenic cao hơn
giới hạn cho phép rất cao, có nơi gấp vài trăm lần, trung bình nồng độ thạch tín là trên
18


150mg/l. Phần lớn các giếng khoan được lấy mẫu phân tích có nồng độ arsenic cao hơn
tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đối với nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt. Trong khi đó,
qua kết quả điều tra sơ bộ tại các xã của một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng cho
thấy, nguồn nước sử dụng cho ăn uống là giếng khoan chiếm đến 80%, nước mưa 19,1%.
Nhiều hộ gia đình dùng nước giếng khoan trực tiếp không qua bể lọc hay số bể lọc không
đảm bảo chất lượng còn chiếm gần 40%... Đó thực sự là một tình trạng đáng báo động
đối với sức khỏe của người dân.
2.1.2.2.Mong muốn của người dân đối với việc sử dụng nước sạch và vấn đề quy hoạch
hiện tại
Về phía người dân, qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thu được thông tin đó là hầu
hết người dân đều mong muốn được sử dụng nước sạch trong thời gian tới. Tuy nhiên,
khi được hỏi về thông tin được cấp sử dụng nước sạch thì người trả lời đều cho biết họ
chưa có được bất kỳ thông tin nào liên quan đến vấn đề xây dựng trạm cấp nước sạch tại
địa phương.
Về phía chính quyền xã, chúng tôi được biết, hiện tại xã Hải Hòa chưa có kế
hoạch xây dựng trạm cấp nước sạch cho các hộ dân trong giai đoạn hiện nay. Trong kế
hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Hải Hoà đang tập trung vào quy hoạch
đường xá. Phương châm hành động của xã đó là hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới theo thứ tự ưu tiên, tiêu chí nào gần đạt được thì bắt đầu triển khai trước, tiêu
chí nào khó đạt được thì triển khai thực hiện sau.
Qua khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy, trong quá trình quy hoạch xây dựng
nông thôn mới, nhất thiết cần phải có sự tham gia của người dân, mà ở đây chính là thực
hiện mong muốn của người dân. Muốn vậy, cần phải có những cuộc khảo sát, điều tra để
xem thử người dân mong muốn giải quyết nhu cầu nào là trước nhất!
2.2. Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vệ sinh môi trường

2.2.1. Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay
Khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu chiếm 77%, trong đó
8.905.988 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ so với khi bắt đầu thực
hiện Chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm, nâng tỷ lệ số hộ gia đình nông
thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối năm 2005 lên 55% năm 2010, thấp hơn kế
hoạch 15%.
Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công trình vệ
sinh, đạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có nước sạch và công trình vệ sinh
19


tăng 4.000 trường so với khi bắt đầu thực hiện Chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng
2%/năm. Khoảng 8.675 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh, tăng 24% so với
cuối năm 2005, trung bình mỗi năm tăng 4,6% đạt 80%, thấp hơn kế hoạch 20%. Số công
trình nước sạch và vệ sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình tăng từ 17% cuối năm
2005 lên 48%, thấp hơn kế hoạch 52%.
Trong số 9.728 trụ sở UNND xã đã có 7.003 trụ sở có nước sạch và công trình vệ
sinh, đạt 72%; trong đó, 1.459 công trình được xây mới trong Chương trình giai đoạn
2006 - 2010.
Số chuồng trại chăn nuôi được cải tạo và xây dựng mới đáp ứng việc quản lý chất
thải đã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ
sinh, chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 hộ chăn nuôi; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi
tập trung hầu hết chất thải đã được thu gom và xử lý. Số chuồng trại đã có công trình
Biogas là 1.000.000 chuồng trại, chiếm gần 17%.
Việc thu gom, xử lý rác thải cũng bắt đầu được quan tâm, khoảng 3.310 xã và thị
trấn có tổ thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9.728 xã trên cả nước.
Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền;
miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Một số làng nghề đã được quy
hoạch, chất thải cũng đã được thu gom và xử lý, bước đầu đã hạn chế ô nhiễm môi
trường.

Thông qua hỗ trợ tài chính xây dựng các mô hình thí điểm và chương trình tín
dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh chuẩn
theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT đã được phổ biến rộng rãi ra cộng đồng. Cục Y tế
dự phòng và môi trường, Bộ Y tế đã biên soạn và ban hành Tài liệu hướng dẫn thiết kế,
xây dựng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình và công trình công cộng, với gần 20 loại nhà
tiêu đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh cho các vùng miền . Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã ban hành mẫu thiết kế công trình vệ sinh cho trường trung học phổ thông, trung học cơ
sở, tiểu học và trường mầm non thân thiện và phù hợp với các độ tuổi học sinh. Bên
cạnh đó, các mô hình bể biogas mới như bể biogas bằng chất dẻo, bằng composit đúc
sẵn, bằng gạch hay BTCT cải tiến, … cũng đã xuất hiện, xử lý hiệu quả chất thải
chuồng trại chăn nuôi. Công nghệ sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp và chất
thải chăn nuôi, có hay không sử dụng chế phẩm vi sinh cũng đang phổ biến ở nhiều nơi .
Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí
Tỷ lệ
Chia ra theo loại hố xí
20


Tự
Thấm
hộ có
hoại,
Hai
dội
Cầu cá
Khác
hố xí bán tự
ngăn
nước
hoại

Cả nước
82,64 25,47
4,70
24,90
14,87
30,07
Thành thị
91,65 65,35
8,05
11,49
4,89
10,22
Nông thôn
79,75 10,79
3,46
29,84
18,54
37,37
Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra dân số và nhà ở năm 2012
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có hố xí tự hoại và
bán tự hoại còn chưa cao (10,79%), trong đó các loại hố xí thuộc kiểu hố xí “tạm” vẫn
còn đang khá phổ biến. Điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân nông
thôn còn thấp và điều kiện môi trường ở khu vực nông thôn đang bị ô nhiễm. Kết quả
điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ y tế năm 2007 cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hộ
gia đình vùng nông thôn Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐBYT còn rất thấp. Chỉ có 18% số hộ nông thôn có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây
dựng và sử dụng bảo quản, bao gồm 7,9% nhà tiêu thấm dội nước, 7,7% nhà tiêu tự hoại,
2,0% nhà tiêu hai ngăn và 0,3% nhà tiêu Biogas. Có 22,5% số hộ gia đình nông thôn Việt
Nam có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, bao gồm 8,8% thấm dội nước, 8,6%
nhà tiêu tự hoại, 4,8% nhà tiêu hai ngăn, 0,4% nhà tiêu Biogas. Có 22,2% số hộ gia đình
nông thôn Việt Nam có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử dụng bảo quản, bao gồm

10,2% nhà tiêu tự hoại, 9,0% nhà tiêu thấm dội nước, 2,3% nhà tiêu hai ngăn, 0,6% nhà
tiêu Biogas. 75% số gia đình ở các vùng nông thôn có nh à tiêu, nhưng chỉ có 33% số hộ
nông thôn Việt Nam có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh mà chưa đánh giá chất lượng xây
dựng, sử dụng. Số hộ gia đình không có nhà tiêu tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Tây Nguyên và vùng các dân tộc thiểu số. Người nghèo, người có trình độ
học vấn thấp, người dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng núi ít có cơ hội tiếp cận với
nhà tiêu hợp vệ sinh so với người không nghèo, người học vấn cao, người Kinh, người
sống ở vùng đồng bằng, trung du. Có 30,1% số hộ nông thôn Việt Nam đang sử dụng
phân người trong sản xuất nông nghiệp, nuôi cá. Đa số những hộ này không ủ phân hoặc
ủ phân không đủ thời gian quy định. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng
góp phần gây ô nhiễm phân người ra nguồn nước và môi trường xung quanh.
Tỷ lệ đối tượng thường xuyên thực hiện hành vi rửa tay xà phòng trước khi ăn là
12%, sau khi tiểu tiện là 12,2% và sau khi đại tiện là 15,6%. Nhóm đối tượng có học vấn
cao, phụ nữ, dân tộc Kinh, đối tượng sống tại Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có tỷ
lệ rửa tay xà phòng cao hơn các nhóm tương ứng khác.
21


Tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ có 55%. 80% trường
học phổ thông, mầm non có nước sạch và công trình vệ sinh. 48% chợ nông thôn có công
trình nước sạch và vệ sinh. . Đến năm 2010, khoảng 45% hộ có chuồng trại chăn nuôi
hợp vệ sinh trong tổng số hộ có chuồng trại chăn nuôi. Số chuồng trại đã có công trình
Biogas chỉ chiếm gần 17%. Việc thu gom, xử lý rác thải cũng mới bắt đầu được quan
tâm, khoảng 32% xã và thị trấn có tổ thu gom rác thải.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008 các bệnh liên quan đến nước: tiêu chảy, hội
chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy
là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100 000 dân).
Năm 2009 tình hình cũng chưa được cải thiện, tỷ lệ mắc/100 000 dân với bệnh
tiêu chảy là 1081,66 ; tả là 0,56 ; lỵ trực khuẩn là 30,55 ; lỵ amip là 10,97 ; thương hàn
là 1,77. Tỷ lệ mắc các bệnh này chỉ đứng thứ 5 sau một số bệnh đường hô hấp. Số mắc

thương hàn ở trẻ em năm 2008 là 1316 trẻ, bệnh tả là 1049 trẻ. Năm 2009 các tỷ lệ này
có giảm (thương hàn 823 trẻ và tả 474 trẻ), nhưng tỷ lệ chết không thay đổi. Các chỉ
tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam được nêu trong Bảng
2.3
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam
Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/ 1000 trẻ em sinh
24
DALYs do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm)
765 738
Tỷ lệ % DALYs do các bệnh liên quan đến nước trong 6%
tổng
Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14 531
Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh
3%
(Nguồn: Đánh giá của WASH: Vietnam Water, Sanitation and Hygiene Sector
Brief, 2011).
Cũng theo đánh giá của WASH, 2011 khoảng 90% dân cư Việt nam, đặc biệt vùng
nông thôn bị nhiễm các loại giun đường tiêu hóa.; Dưới 15% dân cư nông thôn rửa tay
sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; Chỉ có khoảng 5% các trường ở nông thôn có sẵn xà
phòng rửa tay cho học sinh.
Theo Anders D. ,2001, các bệnh liên quan đến chất thải là các bệnh thường gặp tại
Việt Nam. Trong nước thải, nhất là từ bệnh viện, có chứa nhiều mầm bệnh: vi khuẩn,
vius, Protoza, trứng giun...Có tới trên 30 loại bệnh khác nhau lây nhiễm từ chất thải là
vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.
Về vấn đề tái sử dụng nước thải, tác giả đánh giá là:
22


- Tái sử dụng nước thải chưa xử lý làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm giun đũa cho
người sản xuất và cả cho người tiêu dùng. Nông dân, đặc biệt là người để chân trần làm

việc, tiếp xúc với nước thải dễ bị nhiễm giun móc câu hơn là nông dân làm việc không
tiếp xúc nước thải
- Tải sử dụng nước thải đã qua xử lý thích hợp thì không thấy hiện tượng tăng
nhiễm giun đũa trên người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm
- Còn rất ít bằng chứng cho thấy việc nuôi trồng bằng nước thải có gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cho người sống trong khu vực
Theo nghiên cứu ESI (Economics of Sanitation Initiative) của Chương trình Nước
và Vệ sinh (WSP), Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại về kinh tế do tình trạng kém vệ
sinh hàng năm của Việt Nam khoảng 780 triệu USD, trong đó thiệt hại do nguồn nước
không tốt và ảnh hưởng sức khỏe chiếm tỷ lệ đáng kể là khoảng 260 triệu USD (chiếm
khoảng 1/3).
Các chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường như Chương trình
MTQG Nước sạch &VSMTNT, đặc biệt giai đoạn 2011-2015 sẽ là tăng tỷ lệ hộ gia đình
được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ
mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa khác, bệnh giun sán, góp phần giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng. Cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ đem lại
tác động tích cực đối với việc phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em với mục tiêu giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 20% và thể thấp, còi xuống
dưới 25%. Chương trình MTQG Nước sạch &VSMTNT tập trung cung cấp nước sạch,
cải thiện vệ sinh cho người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo góp phần
cải thiện sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Cải thiện cấp nước và vệ sinh
môi trường sẽ hạn chế tình trạng bệnh tật trong dân cư, đặc biệt là các bệnh có liên quan
đến nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, mắt hột…một số bệnh
thường gặp nhất là đối với trẻ em, chị em phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia
đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ nhân dân. Nhờ diện bao phủ về cấp nước sạch trong
giai đoạn 2011 – 2015 trên toàn quốc tăng cao, giảm bớt gánh nặng hàng ngày phải đi
lấy nước rất xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu
số ở các tỉnh miền núi. Hơn thế nữa, ở những vùng khan hiếm nước, cải thiện tình hình
cấp nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội.
Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội.


23


Với mô hình tự sản xuất phân hữu cơ sinh học, chất đốt từ chất thải, xây dựng hầm
Biogas khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh giảm đáng kể chi phí về phân
đạm cho trồng trọt, chi phí về chất đốt phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của người dân.
2.2.2. Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn tại xã Hải Hòa
2.2.2.1. Sự tham gia của người dân đối với vấn đề vệ sinh môi trường
Biểu đồ 2.2. Sự tham gia của người dân đối với các hoạt động vệ sinh môi trường

Qua số liệu điều tra thực tế tại xã Hải Hòa, cho thấy sự tham gia của người dân đối
với các hoạt động bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường sống còn nhiều hạn chế. Số
lượng người trả lời đồng ý với việc họ có tham gia vào các hoạt động như nạo vét kênh
mương (60,1%), trồng cây xanh (32,3%) và thu gom rác thải (53,7%) chiếm tỷ lệ không
cao. Qua đó, có thể đánh giá rằng sự tham gia của người dân địa phương đối với các hoạt
động chung của cộng đồng để bảo vệ môi trường còn chưa tích cực.
Biểu đồ 2.3: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của người dân

Nhiều thì mình gom vào mang lên trên đường để cho xe họ mang đi còn ít thì mọi
người chôn xuống dưới cát.
Giờ mình chôn xuống cho nó sạch, ruồi nó không kéo đến rồi lúc nào triều lên thì
nước nó cuốn đi.
24


Rác thải à. Nhiều vô kể. Khắp nơi đâu cũng là bãi rác, sông nước trước kia bò còn
uống nước chứ bây giờ bò cũng không thèm uống. Cười. Bẩn lắm, tôi mà đi làm
ruộng thì rác khắp nơi bay xuống nhặt rác hơn nhặt cỏ.
Không có đâu. Ở đây người ta tự làm rồi chôn hoặc mang lên trên đường chứ có mấy

nhà bán ai người ta thu gom cho.
Ừ! thì ở đây nhà nào cũng thế thôi à.
Ở thôn này có chứ, một là khu vực đầu cầu, hai là chỗ bãi đất hoang ở thôn. Họ vứt
nhiều lắm chứ. Lúc khóa cống là rác dồn hết vào một góc bẩn lắm, khi nào mà mở
cóng thì trôi thẳng ra biển, xong sau đó người ta lại vứt. Ở ngoài biển lúc sóng đánh
rác trôi vào bẩn lắm nhưng họ không sống gần đó nên họ cũng mặc thôi.
Phân loại thì chưa phân loại, những cái chai sành với kính thì cho riêng ra để chôn
chứ rác, túi nilon thì cho riêng ra rồi đốt.
Cái này thì rất khó, một xã cũng khó chứ không nói tới một thôn nhất là trong khu
dân cư thế này thì không có vì toàn dân ở cả. Chỉ có khu vực đầu núi thì ít dân nhưng
nếu có đổ rác ở đây thì đến mùa gió mùi hôi thối bốc lên, rồi những cái túi nilon bay
xuống ruộng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nhân dân ở đây. Trước người dân cũng mang
rác ra chân núi vứt nhưng mà không được nên buộc dân phải tập trung rồi tự đốt. Mà
cả huyện Tĩnh Gia mới có một bãi rác thải trên gần thị trấn .
Cái đó thì có, nếu nhìn trong một thôn thì đó là số nhỏ nhưng đi ra ngoài thì cũng
nhiều. Nhiều người họ chỉ biết sạch cho nhà họ là họ mang ra sông, mang ra núi họ
vứt xuống đó. Số lượng càng ngày càng nhiều. Đất bây giờ thu hẹp rồi, nhà nào có
điều kiện xây nhà, không xây nhà thì cho con cái nên mang về nhà mà đốt thì không
có chỗ, mang ra ngoài bờ ruộng thì xa, có khi trên đường đi lại vứt luôn xuống sông
với vệ đường cho nhanh rồi về. Người này thấy người kia làm rồi cũng làm theo.
Người dân chúng tôi vẫn tự thu gom và mang về nhà phơi rồi đốt hoặc là chôn luôn
còn ở thôn thì chưa có công ty đi thu gom rác thải.
Chính địa phương, trong công tác quản lý cũng chưa chặt chẽ. Trước hết là ở công
tác tuyên truyền,vận động tới quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, phân
loại và xử lý rác thải.
Không có đâu. Rác nhà nào nhà đó tự gom lại cho vào bì không thì bỏ trong cái thùng
rồi đợi một ngày đem đi đốt ngoài bờ ruộng không thì chôn góc vườn chứ khôn có ai
nói phải bỏ rác thế nào cả. Mình xem tivi, nghe đài thì mình biết rồi làm thôi.

25



×