Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo bài tập lớn các phương pháp mô hình hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 34 trang )


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
Bộ môn: Các phương pháp mô hình hóa
Đề tài: Mô hình hóa hệ thống tín hiệu đèn giao thông.

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Tú
Nhóm thực hiện:

Nhóm 8

Lớp:

KTPM2 - K8

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Tuấn Anh
2. Đào Sỹ Nam Anh
3. Phạm Gia Khánh

Hà Nội 2016


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Giáo viên hướng dẫn


Thạc Sĩ: Nguyễn Hoàng Tú

LỜI CẢM ƠN
Bài tập lớn là môn học đánh khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên,
cũng như tạo cho sinh viên tạo cho sinh viên tính tự lập đánh dấu sự trưởng thành
của một sinh viên, và khả năng làm việc dựa vào hướng dẫn của giáo viên, tạo điều
kiện cho sinh viên nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư sau này và là sự chuyển
tiếp trong quá trình phấn đấu, học tập và rèn luyện của một sinh viên để trở thành
một Kỹ sư Công nghệ thông tin. Quá trình làm đồ án quá trình học tập, tích lũy và
kiểm tra lại kiến thức đã học và đem những kiến thức đó áp dụng vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN HOÀNG TÚ. Thầy đã trực tiếp
hướng dẫn nhóm em làm Bài Tập Lớn này. Trong quá trình thực hiện Bài Tập Lớn,
thầy đã tận tình định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ nhóm em giải quyết các khó
khăn trong quá trình thực hiện bài tập lớn này.
Lời cuối cùng, nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy. Chúc thầy và toàn thể
gia đình sức khỏe và thành đạt.


Hà Nội, tháng 12 năm 2016.


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế là tốc độ gia tăng
không ngừng về các loại phương tiện giao thông. Sự phát triển nhanh chóng của
các phương tiện giao thông đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra rất
thường xuyên.Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đảm bảo giao thông thông suốt và
sử dụng đèn điều khiển giao thông ở những ngã tư, những nơi giao nhau của các
làn đường là một giải pháp. Để viết chương trình điều khiển đèn giao thông ta có
thể viết trên nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau. Nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của ngành công nghiệp chế tạo linh kiện bán dẫn và vi mạch tổng hợp, một hướng
phát triển mới của các vi xử lý đó hình thành đó là các vi điều khiển. Với nhiều ưu
điểm, vi điều khiển đó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bằng
cách áp dụng vi điều khiển trong quá trình sản xuất và xử lý, vi điều khiển đã thực
sự thể hiện được ưu thế của mình so với các thiết bị điều khiển thông thường. vì
thế việc sử dụng vi điều khiển mang lại hiệu quả khá cao trong việc điều khiển tín
hiệu giao thông.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế giao thông trên đoạn từ Nhổn đến Cầu Giấy
tình trạng ách tắc thường xảy ra vào những thời gian cao điểm. Đặc biệt là đoạn
ngã tư Nhổn. Với ham muốn hiểu biết về về lĩnh vực này, nhóm em xin chọn đề tài
làm bài tập lớn với đề tài: Mô hình hóa hệ thống đèn giao thông tại đoạn ngã tư
Nhổn. Mục đích của đề tài này là hiểu biết về vấn đề điều khiển đèn giao thông và
quan trọng nhất là những giải pháp giao thông tại các ngã tư và cụm ngã tư nhằm
tiết kiệm thời gian và ách tắc giao thông.


MỤC LỤC



CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.

Các khái niệm

Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối
tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình
này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và
dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
Mô hình: là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu diễn,
phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thay thế
đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mới tương
tự đối tượng thực.

– Tính chất của mô hình:
+ Tính tương tự: có sự tương tự giữa mô hình và vật gốc, chúng có những đặc
điểm cơ bản có thể so sánh với nhau được như: cấu trúc (đẳng cấu), chức năng,
thuộc tính, cơ chế vận hành…. Song sự tương tự giữa mô hình và đối tượng
thực (vật gốc) chỉ là tương đối.
+ Tính đơn giản: mô hình chỉ phán ánh một hoặc một số mặt nào đó của đối
tượng gốc.
7


+ Tính trực quan: mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực
quan.
+ Tính lý tưởng: khi mô hình hóa đối tượng gốc, ta đã khái quát hóa, trừu
tượng hóa, phản ánh đặc tính của đối tượng gốc ở mức độ hoàn thiện hơn (lý

tưởng).
+ Tính quy luật riêng: mô hình có những tính chất riêng được quy định bởi các
phần tử tạo nên nó.
Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học bằng việc xây dựng mô
hình của đối tượng nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những
thông tin (về thuộc tính, cấu trúc, chức năng, cơ chế vận hành ….) tương tự đối
tượng nghiên cứu đó.
Cơ sở logic của phương pháp mô hình hóa là phép loại suy. Phương pháp mô
hình hóa cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý niệm
(tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối tượng thực)
để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra khi người
nghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thực
tế.
Phương pháp mô hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống
(tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có tính
quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ, liên hệ đó
của các yếu tố cấu thành hệ thống – đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực.
Dùng phương pháp mô hình hóa giúp người nghiên cứu dự báo, dự đoán, đánh
giá các tác động của các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống.Ví dụ: sử dụng
phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu trúc không gian, các bộ phận hợp
thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh, suy ra cấu trúc của
đối tượng gốc như: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế bào, sa bàn….
Phương pháp “chiếc hộp đen” được coi là phương pháp mô hình hóa chức
năng.Trong phương pháp này, người ta đã trìu xuất chức năng của hệ, còn
chứcnăng của hệ được mô hình hóa bằng “chiếc hộp đen” cho biết mối quan hệ
giữa “đầu vào” và “đầu ra” của hệ.
II.

Phân loại mô hình
Phương pháp Mô hình hóa hướng đến việc tạo ra các công cụ tiện dụng phục vụ

cho những hoạt động nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả khoa học
8


tự nhiên và khoa học xã hội. Về cơ bản, ngoài cách phân chia theo hai loại mô hình
là mô hình tĩnh và mô hình động, phương pháp Mô hình hóa còn chia ra thành các
loại mô hình sau:
1. Mô hình đồng dạng:
– Mô hình đồng dạng không gian: là vật thu gọn về không gian theo tỷ lệ
nhất định để xem xét sự đồng bộ, sự tương tác, tương quan,…giữa các chi tiết
trong tổng thể. Một số loại mô hình đồng dạng không gian thường được sử dụng là
sa đồ, mô hình nhà máy, mô hình máy bay,…
– Mô hình đồng dạng vật lý: là mô hình mô phỏng những hiện tượng có bản
chất giống hay gần giống với nguyên bản. Một vài ví dụ về mô hình đồng dạng vật
lý có thể kể đến như mô hình tái hiện một vụ án, mô hình con đường tiến hóa của
động vật,..
– Mô hình đồng dạng toán học : dùng một hệ thống các phương trình tính
toán (thường phải dùng đến máy tính) để lặp lại hay phán đoán sự kiện, dự báo về
sản xuất, đánh bắt thuỷ hải sản, lũ lụt, thời tiết, dân số, sự phát truyển khoa học –
công nghệ,…
2. Mô hình tương tự:
– Mô hình lý tưởng: bằng những tư duy và lý luận logic toán học, những hệ
thống phương trình toán học được xây dựng để miêu tả một sự kiện, hiện tượng bất
kỳ (về vật lý, hoá học, xã hội, tâm lý,…) bằng những quy lật khống chế chủ yếu,
bỏ qua hay bỏ bớt những yếu tố phụ ngoại lai làm nhiễu loạn sự kiện. Một số mô
hình lý tưởng tiêu biểu là mô hình toán về sự rơi tự do trong chân không, hệ thống
6 phương trình cơ bản Maxwells về điện – từ trường, động học chất điểm,..

9



– Mô hình analogie: chỉ những hiện tượng rất khác xa nhau về bản chất vật lý
nhưng được mô tả bằng những phương trình (công thức) toán như nhau và các điều
kiện đơn trị cũng giống nhau. Do đó người ta có thể dung mô hình tương tự để
nghiên cứu những hiện tượng vật lý khác nhau. Có thể kể ra một vài ví dụ về mô
hình analogie như mô hình “tương tự nhiệt điện” (Electro -Thermal Analogy
ETA) hay mô hình “ tương tự thuỷ lực – nhiệt” (Hydro – Thermal of Fluid Flow
Analogy HTA).

III.

Mục đích của phương pháp Mô hình hóa
– Làm sáng tỏ vấn đề: chúng ta có thể đưa ra được các lỗi của hệ thống từ việc
tiếp cận trực quan đồ họa hơn là từ các dạng trình bày khác như văn bản, đoạn mã,
… Hơn nữa, việc mô hình hoá giúp chúng ta dễ dàng hiểu được cách thức hoạt
động của vấn đề.
– Mô phỏng được hình ảnh tương tự: hình thức trình bày của mô hình có thể
đưa ra được một hình ảnh giả lập như hoạt động thực sự của hệ thống thực tế, điều
này giúp cho người tiếp cận cảm thấy thuận tiện khi làm việc với mô hình (là hình
ảnh thu nhỏ của hệ thống thực tế).

10


– Gia tăng khả năng duy trì hệ thống: các ký hiệu trực quan có thể cải tiến khả
năng duy trì hệ thống. Thay đổi các vị trí được xác định và việc xác nhận trực quan
trên mô hình các thay đổi đó sẽ giúp làm giảm đi số lượng lỗi. Do đó, chúng ta có
thể tạo ra các thay đổi nhanh hơn và các lỗi được kiểm soát hoặc xảy ra ít hơn.
– Làm đơn giản hóa vấn đề: mô hình hoá có thể biểu diễn vấn đề ở nhiều mức,
từ mức tổng quát đến mức chi tiết, mức càng tổng quát thì ký hiệu sử dụng càng ít

(do đó càng đơn giản hoá việc hiểu) và vấn đề được biểu diễn càng tổng quát.
IV.

Cách tiến hành phương pháp Mô hình hóa
Từ khi phương pháp Mô hình hóa ra đời đến nay, các nhà khoa học đã sáng tạo
ra rất nhiều phương pháp khác biệt để mô hình hóa như phương pháp Descartes,
phương pháp hệ thống, phương pháp hiện tượng,.. Nhìn chung, mỗi phương pháp
đều thể hiện một số ưu điểm và nhược điểm nhất định đối với công tác nghiên cứu
khoa học. Bài viết xin chỉ ra một quy trình cơ bản nhất để tiến hành phương pháp
Mô hình hóa bao gồm các bước sau đây:
– Đánh giá vấn đề, yêu cầu cần đạt được: sử dụng tư duy và các giác quan để
nhìn nhận vấn đề, phân loại các đối tượng và ý tưởng có liên quan.
– Đưa ra một số giả thuyết : dự kiến một số lời giải thích khả thi cho vấn đề,
hiện tượng được nêu ra.

11


– Thiết kế thử nghiệm: sử dụng các vật liệu, dụng cụ để tạo ra một mô hình
phù hợp với yêu cầu. Tùy thuộc vào mục đích mà chúng ta quyết định loại mô hình
cần xây dựng.
– Thu thập dữ liệu: tiến hành những thử nghiệm trên mô hình, thu thập lại
những số liệu cụ thể, các hiện tượng xảy ra trong quá trình thử nghiệm.
– Phân tích dữ liệu: từ những thông tin ghi lại được, tiến hành phân tích chi
tiết nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra.
– Rút ra kết luận và mở rộng vấn đề: rút ra kết luận cho vấn đề, hiện tượng và
đặt ra những câu hỏi liên quan để làm rõ vấn đề, từ đó có thể mở ra những nghiên
cứu mới.
V.


Lợi ích của phương pháp Mô hình hóa
– Là công cụ nghiên cứu hữu ích khi hệ không gian vật lý không tồn tại hoặc
tốn kém và tốn thời gian để xây dựng.

12


– Cho phép quan sát, nghiệm thu, đánh giá trước khi tiến hành nghiên cứu, thí
nghiệm trên đối tượng, hiện tượng thực tế.
– Là công cụ có chi phí thấp, dễ dàng xây dựng, tháo lắp và thay đổi trong suốt
quá trình tiến hành công việc nghiên cứu.
Tóm lại, phương pháp Mô hình hóa là một trong những phương pháp căn bản
và thiết yếu nhất đối với những người làm nghiên cứu khoa học. Phương pháp này
đã đưa đến lời giải cho hàng loạt vấn đề quan trọng và thiết thực đối với cả lĩnh
vực khoa học và thực tế đời sống xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nắm chắc
và áp dụng linh hoạt phương pháp Mô hình hóa để có thể phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG GIAO THÔNG
I. Thực trạng giao thông trên tuyến đường từ Nhổn => Cầu Giấy
1 Nút giao thông ngã tư Nhổn ( Nhổn – Đan Phượng – Xuân Phương – Tây
Tựu )

13


Hình 1.1: Ngã tư Nhổn nhìn từ phía đường Xuân Phương
Đường Nhổn, Đan Phượng là tuyến đường 2 làn cho cả 2 chiều đi, mặc dù 2
làn đường rất rộng nhưng vẫn hay thường xuyên xảy ra tắc đường và tai nạn giao
thông do một số người đi đường chưa có ý thức khi tham gia giao thông.

Đường Xuân Phương và đường Tây Tựu là tuyến đường chỉ có 1 làn cho xe
đi cả 2 chiều nên rất hay thường xuyên xảy ra ắc tách và tai nạn giao thông.
Ngã tư có hai trục đường kích thước hình học không đối xứng, cần bố trí
cụm đèn tín hiệu cho phương tiện và người đi bộ 2 chiều theo 2 hướng như nhau.
Đây là nút giao thông khá đặc biệt có tới 2 đường 1 làn đó là đường Xuân Phương
và đường Tây Tựu.
2 Nút giao thông ngã tư Dịch Vọng Hậu ( Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy – Phạm
Văn Đồng – Cầu Vượt Mai Dịch )

14


Hình 1.2: Nút giao thông Dịch Vọng.
Là trục đường 2 làn cho xe đi cả 2 chiều. Ngã tư có hai trục đường với kích
thước hình học không đối xứng, đặc biệt chiều rộng đường và lưu lượng xe khác
nhau tương đối lớn, do đó khi bố trí các cụm đèn tín hiệu cho phương tiện và người
đi cần thêm đèn báo cho rẽ phải khi đèn đỏ (hướng Hồ Tùng Mậu Xuân Thủy để
tránh ùn tắc bởi đường hẹp).
Nút giao thông này nối các khu dân cư đông đúc liền kề nhiều trường đại
học như Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Thương Mại,
Cao Đẳng Thương Mại và Du Lịch …. nên lượng xe nhiều hơn hẳn. Nút giao
thông này được coi là tiêu điểm ùn tắc giao thông của Thành Phố được thành phố
và các cơ quan đưa giải pháp nhằm giảm ách tắc tại đây.
3 Nút giao thông Cầu Giầy (Xuân Thủy - Cầu Giấy - Nguyễn Phong Sắc -Trần
Thái Tông ).
15


Hình 1.3: Nút giao thông Cầu Giấy.
Ngã tư có 2 trục đường với kích thước hình học không đối xứng và do

đó có cấu trúc đặc biệt, làn đường rộng với nhiều làn xe chạy nên ngoài 4 cột đèn
tín hiệu giao thông cao 3,8m, tín hiệu đèn giao thông chính được đặt đối diện nơi
thuận tiện cho người điều khiển phương tiện thấy dễ dàng. Các cụm đèn tín hiệu
gồm đèn cho phương tiện và người đi bộ qua 2 chiều được bố trí theo 2 hướng như
nhau. Nút giao thông này là nút giao thông quan trọng của thành phố, là hướng đi
chủ yếu của các loại xe tải, contener. Lượng xe đi qua ngã tư tuy không có xe tải vì
đã qua cầu vượt nhưng lượng xe con, xe khách và các phương tiện công cộng thì
rất nhiều. Nên ở nút này thường xuyên xảy ra ách tắc hàng giờ đồng hồ vào buổi
sáng và chiều tan tầm. Nút giao thông này nối các khu dân cư đông đúc liền kề.
II. Mô hình hóa hệ thống đèn giao thông
1. Mục đích và nhiệm vụ
Đề tài nhằm mô hình hóa và thiết kế một hệ thống điều khiển cho đèn giao
thông tại một ngã tư. Hệ thống đảm bảo chức năng điều khiển các tín hiệu đèn, các
16


bộ đếm ngược và cân chỉnh được thang thời gian cho các tín hiệu đèn theo thời
gian trong ngày.
2. Ưu điểm


Mở rộng phạm vi sử dụng: Hiện nay số lượng xe ở nước ta ngày càng
nhiều nên để đảm bảo cho giao thông không bị ùn tắc thì việc mở rộng lắp
đặt các trạm đèn giao thông là vô cùng cần thiết.



Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Khi lắp đặt các cột đèn báo giao thông thì
sẽ tiết kiệm đưuọc rất nhiều thời gian và công sức so với khi cảnh sát giao
thông phải đứng để phân làn.




Tự định hướng: Vì là hệ thống đèn tự động, hệ thống đèn sẽ dựa vào thời
gian được cài đặt sẵn mà đưa ra các tín hiệu phù hợp với các khoảng thời
gian trong ngày.



Tự điều chỉnh: Với hệ thống đèn tự động, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh
thời gian phù hợp với các khoảng thời gian trong ngày.



Tính linh hoạt: Hệ thống đèn tự động chuyển qua lại các chế độ dựa vào
thời gian do đó cảnh sát giao thông không cần phải đứng phân làn như ngày
xưa.



Tính đồng bộ: Do là hệ thống được lập trình nền các ngã tư với nhau sẽ
được lập trình để đồng bộ trạng thái đèn.



Hiệu quả: Việc sử dụng đèn giao thông vô cùng hiệu quả giúp giảm ùn tắc
và tai nạn giao thông đáng tiếc xẩy ra.

17



Chương III: NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÈN GIAO
THÔNG
I. Cấu tạo của hệ thống đèn giao thông tại 1 ngã tư.
Bao gồm:
- 04 cụm đèn giao thông điều khiển cho 1 giao lộ của 2 hướng đường
- 04 cụm đèn điều khiển giao thông cho phần đường người đi bộ

Hình 2.1: Mô tả một nút giao thông.
Hệ thống đèn giao thông hay là đèn điều khiển giao thông gồm hai cột
đèn chính được lắp đặt tại hai đầu của hai làn đường khác nhau ở ngã tư. Mỗi một
cột đèn gồm 6 đèn đó là 3 đèn chính gồm: đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng; 2 đèn
18


phụ là 2 đèn trên (hình 2.1) dùng điều khiển làn đường dành cho người đi bộ: đèn
xanh người đi bộ và đèn đỏ người đi bộ.
II. Nguyên tắc hoạt động.
Cơ chế hoạt động của đèn giao thông thật ra rất đơn giản: Khi đèn của
làn đường 1(đx1) được bật sáng thì cùng lúc đó đèn đỏ của làn đường 2 (đđ2), đèn
đỏ cho người đi bộ ở làn đường 1(đđn1), đèn xanh người đi bộ làn đường 2 (đxn2)
cũng được bật sáng. Sau một khoảng thời gian nhất định được cài đặt đx1 tắt,đèn
vàng 1(đv1) được bật lên . Khi đv1 tắt thì đđ2, đđn1, đxn2 mới tắt cùng lúc đó đèn
xanh 2(đx2), đèn đỏ 1(đđ1), đèn đỏ cho người đi bộ 2(đđn2), đèn xanh cho người
đi bộ 1(đxn1) được bật sáng. Lúc đèn vàng 2(đv2) được bật lên cũng là lúc đx2 tắt,
đv2 tắt chu kì được lập lại với đđ2, đx1. Thường thì mỗi cụm ngã tư sẽ có 2 hướng
đường: hướng 1 và 2 Việc hoạt động của các đèn sẽ có cách tính toán đối xứng với
nhau. Đèn xanh của hướng này sẽ đi cùng với đèn đỏ của hướng còn lại. Và đèn đỏ
sẽ đi với đèn vàng và đèn xanh của hướng còn lại. Cứ như vậy nút giao thông sẽ
được vận hành: Ngoài ra còn hướng đi cho người đi bộ sẽ chính là đèn đỏ của

hướng đó là chiều người đi bộ được tham gia theo chiều đó.
III. Giản đồ thời gian cho từng đèn.
Đây là các chu kỳ đèn được giả sử. Khi triển khai thực tế sẽ được điều
chỉnh cho phù hợp với từng giao lộ cụ thể. Việc thay đổi các chu kỳ đèn thực hiện
đơn giản trong phần mềm lập trình.

19


20


21


IV. Lưu đồ thuật toán

Bảng 1: Điều kiện so sánh để kích hoạt chế độ đèn
STT
1

Giờ tác dụng
00h00 – 05h59

Chế độ tác dụng
Đêm khuya

Ghi chú
22



2
3
4
5
6

06h00 – 08h59
09h00 – 16h59
17h00 – 18h59
19h00 – 21h59
22h00 – 23h59

Chế độ ưu tiên 1 làn đường
Chế độ bình thường
Chế độ ưu tiên 1 làn đường
Chế độ bình thường
Đêm khuya

23


Chương IV: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
I. Ngôn ngữ lập trình.
1. Ngôn ngữ máy
Ngôn ngữ máy dùng các số 0 và 1 để “ra lệnh” cho bộ xử lý. Tập lệnh chỉ
tương thích trong cùng họ CPU và rất khó lập trình.

2. Ngôn ngữ assembly
Ngôn ngữ assembly gần giống như NN máy nhưng có ưu điểm là tập lệnh dễ

đọc . Nói chung mỗi lệnh trong Assembly (như MOV A,B) tương ứng với một
lệnh mã máy (như 11001001). Chương trình Assembly được biên dịch trước khi
thực thi. Nếu cần tốc độ và kích thước chương trình thật nhỏ, Assembly là giải
pháp.

24


3. Ngôn ngữ C
a. Ngôn ngữ C
Ngôn ngữ C đạt được sự thỏa hiệp giữa việc viết code hiệu quả của
Assembly và sự tiện lợi và khả năng chạy trên nhiền nền tảng của NNLT cấp
cao có cấu trúc. NN hơn 20 năm tuổi này hiện vẫn được tin dùng trong lĩnh
vực lập trình hệ thống. Có các công cụ thương mại và miễn phí cho gần như
mọi HĐH.

Hình 1: Ngôn ngữ C

25


×