Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

VAI TRÒ CỦA ĐẤT NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.84 KB, 24 trang )

TÀI NGUYÊN ĐẤT
I. VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.
- Đất là môi trường sống của con người.
- Đất là tư liệu sảm xuất, là đối tượng lao động, là nguồn cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người.
- Đất là nền móng cho các công trình xây dựng.
- Đất có giá trị lịch sử, là chủ quyền dân tộc rất thiên liêng đối với mỗi con người. Đất
là quê hương, là tổ quốc, là nơi chôn nhau cắt rốn.
II.TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Tài nguyên đất trên thế giới.
-

Trái Đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km và
diện tích bề mặt của Trái Đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ
hecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các
hải đảo chiếm 15 tỉ hecta.

-

Bảng 1. Diện tích của các lục địa

Ðại lục

Diện tích

Châu Á

43.998.920 km2

Châu Phi


29.800.540 km2

Bắc Mỹ

24.320.100 km2

Nam Mỹ

17.599.050 km2

Châu Âu

9.699.550 km2

Châu Uïc

7.687.120 km2

Châu Nam Cực

14.245.0

2


Theo P. Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ
hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11, 7 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không
dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Diện tích các loại đất không sử dụng được cho
nông nghiệp theo bảng sau:
Bảng 2. Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp


Loại đất

Diện tích (ha)

Ðất quá dốc

2, 682 tỉ (18%)

Ðất quá khô

2, 533 tỉ (17%)

Ðất quá lạnh

2, 235 tỉ (15%)

Ðất đóng băng

1, 490 tỉ(10%)

Ðất quá nóng

1, 341 tỉ (9%)

Ðất quá nghèo

0, 745 tỉ (5%)

Ðất quá lầy


0, 596 tỉ (4%)

- Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1, 5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng 46%
đất có khả năng nông nghiệp) còn 1, 8 tỉ hecta (54%) đất có khả năng nông nghiệp chưa
được khai thác.
- Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng
suất trung bình chiếm 28%và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%. Ðiều nầy cho thấy đất
có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao
lại quá ít. Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng
suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm
độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng.
-

Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp so với đất tự
nhiên trên các lục địa theo bảng sau :


Bảng 3: Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới

-

-

Các Châu lục

Ðất tự nhiên

Ðất nông nghiệp


Châu A

29,5%

35%

Châu Mỹ

28,2%

26%

Châu Phi

20,0%

20%

Châu Âu

6,5%

13%

Châu Ðại Dương

15,8%

6%


Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm
dần trong khi đó dân số càng ngày càng tăng. Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm
cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số đất có khả năng nông
nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực
trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự
kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng
nông nghiệp còn lại đó.
2. Tài nguyên đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha đứng thứ 58 trên thế giới, trong đó đất
bồi tụ khoảng 11 triệu ha. Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39 %, đất sản xuất nông nghiệp chiếm
17%, đất cần cải tạo như đất cát, đất ngập mặn, phèn, xám bạc màu... khoảng 20%. Trong số các
nhóm chính có 9,1 % đất phù sa; 7,5% đất xám bạc màu; 5,2% đất phèn; 3% đất mặn; 1,4% đất
cát biển; 48,5 đất feralit đỏ vàng; 11,4% đất mùn vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao.
Ở Việt Nam dân số đông nên tỷ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/ người.
Trong đó, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất đai tự nhiên
-

Dưới sức ép của bùng nổ dân số, quá trình CNH-HĐH, các hoạt động sản xuất vật
chát, hoạt động kinh tế khiến chất lượng đất ngày càng suy giảm.


-

Hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển kéo theo xu thế sử dụng đất đai ngày
càng lớn
Hoạt động chặt phá rừng, khai thác mỏ bừa bãi, canh tác nông nghiệp quá mức làm
tăng nhanh quá trình sa mạc hóa ở nước ta.
Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ
sâu, nước tưới... mà ít chú ý đến việc trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm đất xấu đi rõ
rệt.


III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM
Hiện trạng sử dụng đất
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả
nước là 33.093.857 ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất
nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
Một là, hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là 26.100.160 ha, tăng
5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất
lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha).
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước
Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối. Sự gia tăng này
có thể đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm
nghiệp...
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng
kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có 41/63 tỉnh giảm diện
tích đất trồng lúa.
=>Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất
nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê),
trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công
trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh
doanh).
- Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh và mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai
đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng, tính chung cho cả giai đoạn


diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương
đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là do

quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác định lại chính xác hơn.
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm. Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối
có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các
nhu cầu khác nhau với giá thành cao. (Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem
xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển).
- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh trong
10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn 63 lần. Mức
tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức 2.506 ha.
Hai là, hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến
tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp
gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ
29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2010
(722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng
7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ
còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng
đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 3).
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Đất ở:, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng
5 năm 2005-2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm.
Như vậy, có thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất
nhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất
nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng này sẽ
còn tiếp tục trong thời gian tới.
- Đất chuyên dùng: đất chuyên dùng trên cả nước tăng bao gồm: đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng
Giai đoạn 2013, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng; trong đó, đất phục vụ cho mục

đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ yếu là đất giao thông và thủy lợi; đất


sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (101.677 ha); đất quốc phòng và đất an ninh
(55.140 ha).
- Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy giảm đáng kể
trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Năm 2011, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm
2013 chỉ còn trên 29%, giảm khá mạnh
Giai đoạn 2010-2013, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng tương đối nhanh ở
mức 8%/năm, và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp. Tình
trạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử dụng đất diễn ra
phổ biến, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi trường. Do vậy, vấn đề
quy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả
các địa phương, cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong vòng 5 năm tăng
trưởng lên 14%.
Đất phi nông nghiệp khác năm 2013 tăng 715 ha so với năm 2011.
Ba là, hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên.
Chỉ sau 5 năm diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa.
Năm 2011, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 30% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3
diện tích cả nước), thì năm 2013 con số này chỉ còn 10%.
Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều. Ngay cả những
cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho các mục đích mưu sinh
của con người.
Một vài khuyến nghị
Số liệu thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất
nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng
Cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông

nghiệp.
Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất
phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất
chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội.


Khi diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho các
mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất
nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nông
nghiệp cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay
đổi về cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương này.
4.1 Tình hình xói mòn đất đai ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn.
Lượng mưa lớn và lại tập trung tạo ra dòng chảy có cường độ rất lớn. Đây là
nguyên nhân chính gây nên hiện tượng xói mòn đất đai ở Việt Nam.
Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự xói mòn đất là do sự khai phá rừng đã gây nên
sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ở các nơi này càng ngày càng trở nên bạc
màu.
- Chỉ tính riêng cho các vùng phía Bắc sông Hồng và dọc theo dãy Trường Sơn thì
đã có khoảng 700.000 ha đất bị bạc màu.
- Sự xói mòn do gió mặc dù xảy ra ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề đáng
quan tâm ở các vùng duyên hải, vùng trung du và vùng núi.
Các dạng thoái hóa đất tự nhiên ở nước ta
Hoang mạc đá - Hoang mạc đất khô cằn: gồm các núi đá và đất trống đồi núi trọc, thể
hiện rõ nhất ở các vùng có lượng mưa thấp, đất phát triển trên các loại đá mẹ khó phong
hoá, nghèo dinh dưỡng (khu vực miền Trung và Tây Nguyên).
Hoang mạc cát (cát bay, cát chảy, cát trượt lở): gồm các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ
biển, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển miền Trung, ĐBSCL và một phần diện tích nhỏ
dọc theo ven biển các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa... đất có độ phì
nhiêu tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt cát nên khả năng giữ nước, giữ phân kém,...

Hoang mạc đất nhiễm mặn: tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, các tỉnh duyên hải miền Trung
như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… đất thường có hàm lượng tổng số muối tan và
độ dẫn điện (EC) cao.
Hoang mạc đất nhiễm phèn: phân bố tại các khu vực Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp
Mười (đất phèn), bán đảo Cà Mau (đất phèn mặn).
Ở miền Bắc, đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng, Thái Bình, Hải
Dương và Quảng Ninh. Đất nhiễm phèn được đặc trưng bởi độ chua cao, nồng độ độc tố
nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân.
V. Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM
Hiện nay tài nguyên đất ở Việt Nam đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng
Nguyên nhân:
- Tự nhiên:


Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm
Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi
trường đó.
• Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ
Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S,
FeS… ).

Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật
và động vật...
- Nhân tạo:
• Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản
xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
• Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).
• Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho
nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm

hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ...
• Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị,…


VI. BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Tầm quan trọng của việc bảo tồn đất đai
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự cạn kiệt
nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác. Thường thì sự
bảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn diễn ra rất chậm và kéo dài
nên khó thấy được sự tác động hữu hiệu của nó. Thí dụ như sự xói mòn do gió và nước
mưa xảy ra mỗi năm là 1mm thì ta không thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng nếu
sau 25 năm hoặc hơn nữa, 500 năm chẳng hạn thì đó là một vấn đề rất lớn, nó làm cho
diện mạo của đất trở nên khác hẳn.
2. Biện pháp bảo tồn
a. Bảo tồn đất trồng trọt
Bảo tồn đất trồng trọt vùng đồng bằng: Một trong những nguyên nhân làm tăng sự
xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt. Theo thói quen, khi trồng hoa màu
người ta thường cày xới đất trước khi trồng; đất cày vỡ ra được phơi trần qua một thời
gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn. Ðể hạn chế sự xói mòn, người ta
thường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:


- Cày hạn chế (minimum- tillage method): Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng
mặt có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên
dưới. Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết kiệm
được nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón.
- Không cày (no- till farming): Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ
đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ quanh
gốc cây
- Trồng theo líp: Ðào đất thành từng líp và đấp bờ bao để hạn chế dòng chảy,

đồng thời giữ lại được nguồn chất dinh dưỡng bị rửa trôi do nước tưới. Cây được trồng
thành hàng và khoảng trống giữa các hàng được trồng thêm hoa màu phụ nhất là cây họ
đậu, một mặt để phủ cho kín đất mặt khác để tăng thêm nguồn đạm cho đất.
- Ở những nơi có gió, người ta thường trồng cây tạo nên một vành đai chắn gió. Vành đai
này còn là nơi cư trú cho các loài chim và một số loài động vật khác, chúng có thể ăn các
dịch hại và còn giúp cho sự thụ phấn của cây trồng.
Bảo tồn đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn đồi được sử
dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng bình nguyên.
Nguyên nhân gây nên sự xói mòn trên đất dốc:
- Lượng mưa và cường độ mưa: đây là một yếu tố quan trọng nhất gây xói
mòn mạnh. Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng
10, ở các vùng núi lượng mưa có thể đạt 3.000mm, lượng mưa càng lớn và đặc biệt là
cường độ mưa (lượng mưa trong một đơn vị thời gian) càng lớn thì tốc độ xói mòn càng
mạnh
- Ðộ dốc và chiều dài của sườn dốc: cường độ xói mòn đất tỉ lệ thuận với độ dốc,
theo một số nhà nghiên cứu thì nếu độ dốc tăng 4 lần, tốc độ dòng chảy tăng 2 lần thì
lượng đất bị xói mòn tăng gấp 64 lần. Ðiều này đã cho thấy nếu độ dốc càng lớn thì tốc
độ dòng chảy càng lớn và sự tố độ xói mòn càng mạnh.
- Ðộ che phủ của cây: Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì những hạt mưa không rơi
trực tiếp xuống đất mà bị phân tán ngay trên các tàng lá. Mặt khác, dòng chảy bị ngăn trở
bởi rể và lớp thảm mục trên mặt đất ... điều đó làm giảm sự xói mòn lớp đất mặt.


- Tính chất của đất: Nếu đất tơi xốp, có kết cấu thấm nước tốt thì lượng nước mưa sẽ
ngấm xuống đất nhiều hơn nên lượng nước tạo nên dòng chảy trên lớp đất mặt ít đi cũng
làm giảm sự xói mòn. Các biện pháp chống xói mòn khi trồng trọt trên đất dốc như sau:
- Làm giảm độ dốc và chiều dài của sườn dốc: bằng cách như san ruộng thành bậc
thang, đào mương, đấp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn chiều dài của dốc thành những
đoạn ngắn hơn.
- Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: cụ thể là gieo trồng

theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc; nếu là trồng cây
hàng thưa thì ở giữa các hàng trồng thêm cây phân xanh hoặc cây màu xen vào cho kín
đất nhằm mục đích vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt và nên trồng xen kẻ
những giống cây trồng khác nhau đề phòng được các dịch bệnh gây hại. Ðiều cần thiết
nhất là phải giữ lại rừng ở đầu nguồn hoặc đầu của các chỏm đồi.
b. Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất
Ðể nâng cao năng suất thu hoạch và tăng vụ trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các
loại phân hữu cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác nhằm mục đích phục hồi lại chất
dinh dưỡng trong đất đã bị mất đi do cây hấp thụ trong vụ trước, do sự xói mòn và do sự
trực di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới.
Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường được chia thành 2 loại là phân chuồng và phân xanh:
* Phân chuồng: bao gồm phân và nước tiểu của gia súc, phân của các gia cầm,
phân chim và phân dơi. Việc sử dụng phân chuồng làm thay đổi kết cấu của đất, gia tăng
hàm lượng đạm hữu cơ trong đất và đồng thời làm gia tăng mật số của vi khuẩn, vi sinh
vật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun dất và một số loài côn trùng. Ðất
được bón phân nầy càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí
rất hữu dụng để canh tác. Tuy nhiên việc sử dụng chất thải của động vật làm phân bón ít
được chuộng vì các lý do sau:
- Thông thường các trại chăn nuôi lớn thường nằm ở vùng ven các đô thị trong khi đó đất
canh tác thì ở xa các trại chăn nuôi, nên việc thu nhặt và chuyên chở tốn nhiều công sức
làm cho chi phí tăng cao.
- Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy kéo và các nông cơ dần dần thay thế chổ cho các
động vật phục vụ cho nông nghiệp như ngựa, trâu, bò ... mà chúng là nguồn cung cấp
chất thải một cách tự nhiên cho đất.


Phân xanh: là những xác bả thực vật được ủ hoặc cày vào đất nhằm mục đích làm gia
tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất. Chúng có thể là cỏ dại hoặc các phần còn lại của
hoa màu sau khi thu hoạch như rau, cải, đậu, cỏ linh lăng ... là nguồn cung cấp đạm tại
chỗ cho đất.

Thực tế cho thấy hỗn hợp của phân xanh trộn với đất có hiệu quả như phân chuồng và sự
pha trộn giữa phân xanh, phân chuồng và đất tạo nên một hỗn hợp giàu chất dinh
dưỡng, độ thoáng khí của đất, tăng cường mật số của vi khuẩn; vi sinh vật đất và
nấm, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sự phân hủy các xác bã động
vật và thực vật nhanh chóng hơn.
Phân vô cơ thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng chung
là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Trong các loại phân bón vô cơ đều có chứa
chất dinh dưỡng chính cần cho cây như N, P và K. Thường thì tỉ lệ của các chất dinh
dưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối tượng canh
tác. Thí dụ: Phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có chứa 16% N, 16% P và 8% K
và một số chất khác cũng có thể có hiện diện. Vì vậy để có thể sử dụng phân bón có hiệu
quả, sau mỗi mùa vụ nhà nông phải phân tích đất để có thể biết được một cách chính xác
những chất dinh dưỡng trong đất cần được bổ sung, từ đó chọn loại phân bón có thành
phần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự lảng phí không cần có.
Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ 1950 đến
1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần. Phân vô cơ hiện nay được sử
dụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dể chuyên chở, dể tồn
trư, bảo quản và dể sử dụng. Tuy nhiên phân bón vô cơ cũng có những bất lợi như chúng
không bổ sung thêm vào đất những hợp hữu cơ, vì vậy khi sử dụng phân vô cơ mà không
bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt và không còn thích hợp cho
hoa màu và làm giảm khả năng tạo N2 tự nhiên dạng hữu ích. Phân bón vô cơ cũng làm
giảm lượng O2 trong đất vì đất bị nén chặt nên các tế khổng bị thu hẹp và giảm số
lượng. Mặt khác, phân bón vô cơ cũng không bồi bổ lại cho đất những yếu tố vi lượng,
những yếu tố nầy chỉ được tổng hợp bằng con đường sinh học, rất quan trọng cho sự sinh
trưởng và phát triển của thực vật dù với liều lượng rất nhỏ.
Phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến nguồn nước hiện
nay. Dư lượng của phân bón bị rửa trôi hoặc trực di theo các mạch nước ngầm ra các
sông rạch, đây là nguyên nhân gây nên sự bộc phát các loài rong; sự bộc phát này làm



cạn kiệt nguồn O2 trong nước và hậu quả làm chết cá và các loại sinh vật thủy sinh tại
nơi đó. Lượng NO3 có trong phân vô cơ thấm vào đất và trực di theo nước mưa xuống
tầng nước ngầm đến các ao, hồ, giếng ; nếu lượng NO3 tồn tại cao trong nước làm nước
uống bị ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ con.
Luân xen canh hoa màu
Các loại cây hoa màu như Bắp, Thuốc lá, Bông vải... lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng đặc
biệt là N2 từ đất, làm cạn kiệt lớp đất trồng trọt. Nếu chỉ trồng một loại cây thì qua vài
mùa vụ đất sẽ mất hết một số chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất thu hoạch càng ngày
càng giảm.
Trái lại các loại cây thuộc họ đậu và một số loài cây khác có khả năng tự tổng hợp được
đạm tự do trong không khí thành đạm hữu cơ để sử dụng và khi chết lượng đạm nầy bổ
sung thêm cho đất.Vì vậy phương pháp luân xen canh giữa các loại hoa màu khác nhau
nhằm duy trì và bổ sung độ phì của đất. Mặt khác, phương pháp luân xen canh còn tránh
được sự và lan truyền các dịch bệnh cho từng loại cây trồng và còn làm giảm đi sự xói
mòn đất.


TÀI NGYÊN NƯỚC
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Hiện nay tài nguyên nước đang có nguy cơ cạn kiệt bởi nhiều lý do, một trong
những lý do quan trọng nhất là do hoạt động của con người. Việc sử dụng tài nguyên
nước không hợp lý đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường
sống của con người và toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.
I. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC
Nước có vai trò không thể thay thế trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra
trên Trái Đất. Nước giúp tạo thành bề mặt đất, hình thành đất thổ nhưỡng, thảm thực vật,
tạo thời tiết, điều hoà khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính, phân phối lại nhiệt ẩm... Nước là

môi trường cho các phản ứng hóa sinh tạo chất mới, giúp chuyển dịch nhiều loại vật chất.
Môi trường nước là cái nôi phát sinh và phát triển các cá thể sống đầu tiên. Nước là môi
trường bảo đảm dẫn chất, trao đổi chất, thải chất và giúp điều hoà thân nhiệt cho nhiều
loại sinh vật. Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa
tinh thần của loài người.
Nước có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với các ngành nông – lâm –
ngư nghiệp, với công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng. Con người
mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và
2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Trong đời sống sinh hoạt của con người, nước duy trì mọi hoạt động sống cũng
như sản xuất.
Trong nông nghiệp, dân gian có câu ‘Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống’ qua
đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Trong sản xuất nông
nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Để sản xuất lúa 2 vụ cần 14000 –
18000 m3 nước ngọt/ha/năm.
Trong công nghiệp, mức độ sử dụng nước ngày càng lớn, người ta ước tính rằng
15% nước trên toàn thế giới sử dụng cho công nghiệp. Tiêu biểu là các ngành khai
khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép giấy... các nhà máy điện, quặng
và nhà máy lọc dầu, trong các quá trình hóa học và các nhà máy sản xuất...
- Để luyện 1 tấn thép cần 12 m3 nước.


- Lọc một tấn dầu cần 0,8 m3 nước.
- Sản xuất 1 tấn đường cần 20 m3 nước.
- Sản xuất 1 tấn giấy cần 250 m3 nước.
- Sản xuất 1 tấn đạm cần 600 m3 nước.
(Tình trạng thiếu nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia
và gây hại đến con người và kinh tế.
Nguyên nhân gây thiếu nước là do tài nguyên nước phân bố không đồng đề trên
thế giới, do dân số ngày càng gia tăng nhanh nhưng nguồn nước lại giảm. Do sử dụng

lãng phí của người dân tăng lên khi sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng. Do tình trạng trái
đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do
sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Để đảm bảo nước trong sản xuất và đời sống, con người phải sử dụng các nguồn
nước hợp lý, sử dụng phải đi đối với bảo vệ tài nguyên nước. )
II. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1. Nước mặt
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi), tồn tại thường xuyên hay không
thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ
nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và
nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên
các lục địa.
2.2. Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt nằm bên dưới mặt đất
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước
bên dưới mực nước ngầm. Nước ngầm được tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích, trong
các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của
con người.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực.


- Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm
nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén
chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào
giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước ngầm loại này thường ở
không sâu dưới mặt đất, có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.
- Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và
lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai
lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng

khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun
lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ
lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
Tài nguyên nước ngầm ở Thừa thiên Huế khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước
khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các
xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng
Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu
vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) là những vùng chứa
nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng. Tổng trữ lượng nước ngầm ở
các vùng đã nghiên cứu ở cấp C 1 đạt gần 9.200m3/ngày. Chính lượng nước này cùng với
hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo cho Thừa
Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.

III. SỰ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% nước là nước mặn, chỉ
3% còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có khoảng hơn
68,7% lượng nước mà con người không sử dụng là đỉnh núi băng hay sông băng; 30,1%
là nước ngầm và 0,3% nước ngọt là nước sử dụng được trong ao, hồ, sông, suối mà con
người đã và đang sử dụng. (theo thống kê năm 1999 ước tính nguồn nước mặt ngọt này
khoảng 200000km3 theo các bạn nếu chia cho tổng số dân trên thế giới 7 tỉ người thì mỗi
người được sử dụng bao nhiêu). Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung
bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988). Nhưng
nguồn nước sử dụng này đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm.


Trong cân bằng nước ở châu lục, xét theo lớp dòng chảy, Nam Mỹ có tài nguyên
nước dồi dào nhất, còn Châu Úc có tài nguyên nước hết sức hạn chế. Do đó Châu Úc
chắc chắn sẽ có phần hệ sinh thái khô cạn, còn Nam Mỹ hệ sinh thái ẩm.
Tuy nhiên tiềm năng cấp nước thực tế dựa vào bình quân đầu người hoặc diện

tích. Khi đó bình quân đầu người của châu úc lại là lớn nhất, gấp 7 lần trung bình TG ( tại
dân cư thưa thớt), châu á có bình quân nước theo đầu người thấp nhất bằng khoảng 0,4lần
trung bình TG. Việt Nam có bình quân nước theo diện tích gấp >3 lần TG, nhưng bình
quân đầu người 2/3 TG.
Ở VN có 9 lưu vực sông lớn diện tích > 10.000 km 2. Sông ngòi nước ta có tính đa
quốc gia 7/9 hệ thống sông chính chảy qua 2-5 nước, tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc VN 987% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5-90% . Lượng dòng chảy của sông ngòi thuộc
loại dồi dào, gần 880 tỷ m3 , trong đó 550 tỷ m3 là ngoại lai. Mặc dù có tài nguyên nước
dồi dào nhưng do phụ thuộc vào các nước thượng lưu và tình trạng phân bồ không đồng
đều nên tài nguyên nước ở VN vẫn xếp vào loại thấp ở khu vực ĐNA.
Nước dưới đất ở miền núi và trung du có chất lượng tốt, đáp ứng dc yêu cầu sử
dụng sinh hoạt và ăn uống. Tuy vậy nước ở 1 số nơi còn chứa nhiều sắt, độ cứng và tính
ăn mòn CO2 lớn, không thuận lợi cho việc cung cấp nước cho 1 số ngành công nghiệp và
có tác hại cho công tình xây dựng nên đòi hỏi phải xử lí.
Vùng ven biển nước còn mặn , hàm lượng clo lớn, ko đáp ứng yêu cầu cho sinh
hoạt. Đồng bằng bắc bộ và Nam bộ chất lượng nước dưới đất thay đổi rất phức tạp do sự
xen kẽ giữa nước nhạt và nước mặn.
IV. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Tài nguyên nước của Việt Nam dồi dào nhưng nguồn nước có thể sử dụng lại hạn
chế.
Lý do:
-

Nguồn nước phân bố không đều trên cả nước: 2 hệ thống sông lớn nằm ở Bắc,
Nam. Ở miền Trung là các hệ thống sông nhỏ lẻ.

-

Nguồn nước chỉ yếu ở ngoại địa nên không chủ động điều tiết được nguồn nước.

-


Bị ô nhiễm

-

Khai thác quá mức.


1.

Nước mặt
Tài nguyên nước mặt của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng
chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào (dòng chảy ngoại địa) và lượng dòng chảy được
sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong
đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340
km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi
đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc
điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao
động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều
giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy của các sông
Sông Mê Công
500 km3
59.0%
Sông Hồng
126,5km3 14.9%
Sông Đồng Nai

36,3 km3 4.3%
Sông Mã
22 km3
2.6%
Sông Cả
20 km3
2.4%
Sông Thu Bồn
18 km3
2.2%
Sông Kì Cùng
9 km3
1.0%
Sông Thái Bình 9 km3
1.0%
Sông Ba
9 km3
1.0%
Các Sông Khác
94.5 km3 11.6%
Những thách thức trong tương lai
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh
nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên
nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội
trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một vấn đề lớn cần được quan
tâm. Dưới đây xin nêu một số thách thức chủ yếu.


Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn
uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất.

Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800
m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ
còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của
nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế
giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó,
mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với
các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng
Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người
trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn
2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước
thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay
đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ
lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được
hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên
nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng
như cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước,…
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng
10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm
nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm.
Nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho
sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết
quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng
lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và
16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ
41 km3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000


(chiếm 85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho

nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km3,
chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm
nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng
chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần
dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung
cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt,
ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng
nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy
trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Tác động của biến đối khí hậu toàn cầu
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên
nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với dự kiến nhiệt độ không khí
tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến
đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53%
đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với dự kiến nhiệt độ
không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam
Bộ.
Ngoài ra, trái đất nóng lên, bang tan ra sẽ làm cho nước biển dâng 1 m thì diện tích
ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập
nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.
Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm
trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta
cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn
nhu cầu của con người mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người
và môi trường gánh chịu hậu quả.
2.

Nước ngầm
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3 ,
tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3 . Nếu tính cả lượng nước từ



bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3 )
và sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240
km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3 . Như vậy so
với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi
đầu người đạt tới 17.000 m3 / người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên
nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3
/người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ
yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất
nông nghiệp(Cao Liêm- Trần Đức Viên, 1990) .
Nước ngầm là một phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất
quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
Hiện nay nguồn nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô
thị trên toàn quốc, nhưng đang suy giảm trữ lượng đồng thời bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tài nguyên nước ngầm ở Thừa thiên Huế khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và
nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo
từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện
Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà,
khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) là những vùng
chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng. Tổng trữ lượng nước
ngầm ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C 1 đạt gần 9.200m3/ngày. Chính lượng nước này
cùng với hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo
cho Thừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.
Nước ngầm phân bố trên diện rộng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hệ thực
vật và hệ sinh vật đất, bởi đa phần các cá thể này không thể tự vận động đi tìm nước được
như con người và động vật khác. Nước ngầm là nguồn cung cấp, duy trì sự tồn tại của các
thuỷ vực mặt trong thời kì không mưa kéo dài. Nhiều nơi, trong quá trình thăm dò tìm
kiếm nguồn nước đã phát hiện ra những nguồn khoáng sản quý hiếm khác có vai trò thay
đổi nền kinh tế của cả một địa phương, một quốc gia, như sự tìm ra dầu và khí đốt ở

Brunây.


Tuy nhiên, nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn 1 cách tự nhiên hoặc do tác
động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ngoài
ra con người còn có thể làm cạn kiệt nguồn nước ngầm bởi các hoạt động làm ô nhiễm
khác.
Nhiều nơi, nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện
rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh do
khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước.
Ngoài ra, việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho hàm lượng asen
trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l.
Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có
hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài
nguyên Môi trường) cũng cho thấy mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng
nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Ở đồng bằng Bắc bộ, mực nước ngầm hạ sâu, đặc
biệt ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Vào mùa khô, cả 7/7 mẫu đều có hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Riêng ở Tân Lập (Đan Phượng, Hà Nội), hàm lượng amoni lên đến 23,30mg/l
(gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép).


V. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Các cấp chính quyền cần
1.
2.

Quan tâm bảo vệ nguồn nước: khởi động dự án vi


Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi
trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn
xuống các kênh rạch.

3.

Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng
kênh và tai nạn giao thông thuỷ.

4.

Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải,
xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.

5.

Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng. Phân
tích diễn biến về thành phần các loài sinh vật nước.

6.

Phổ cập giáo dục về bảo vệ môi trường.

7.

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về
điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong
những năm tới.
8.


Tăng cường công tác phối hợp quản lý từ các sở ngành, địa phương.

9.

Tăng cường tuần tra phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

10.

Tăng cường nguồn kinh phí và xây dựng cơ chế riêng cho công tác vớt cỏ, rác, lục
bình, nạo vét thông thoáng sông kênh rạch.

11.

Đẩy nhanh tiến độ dự án cắm mốc bờ cao, sông kênh rạch.

12.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý nước thải, rác thải theo quy hoạch.

13.

Đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào các khu công nghiệp – khu chế xuất.

Trong nông nghiệp


1.

Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp:

Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.

2.

Thiết kế, quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản, xây
dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu dài, không
chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.

3.

Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn chế sự
xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá trình thau rửa phèn.
Ví dụ: nuôi cá trồng sen trên đất phèn trũng, mỗi vụ trồng sen kết hợp nuôi cá, ông Trần
Thanh Tùng, 51 tuổi ở ấp 6, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp, Hậu Giang) lãi trên 70 triệu đồng
trên diện tích 1,5 ha đất phèn, trũng sâu.

4.

Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
có thời gian phân giải ngắn.
Mỗi người dân cần

1.

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách
không vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi
làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng
các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước . Các dự án: vinamilkem yêu nước sạch, hưởng ứng ngày trái đất 2016 – nguồn nước sạch, kinh tế mạnh thứ
bảy, ngày 23 tháng 4 năm 2016/ địa điểm: công viên bách thảo, hà nội,…


2.

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội
vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể
chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những
việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

3.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức
chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có
biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
KẾT LUẬN


-

Tài nguyên đất và nước là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn đối với đời sống của mỗi
chúng ta.

-

Hiện nay tài nguyên đất và nước đang dần khô kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng là mối đe
doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai.

-

Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên đất và nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khoa Lân, Lê Thị Nam Thuận. Giáo trình môi trường và con người.

2. Nguyễn Thị Phương Loan. Giáo trình tài nguyên nước. NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, 2005.
3.. Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước.
4. nguyên nước



×