Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

lực lượng kiểm lâm các cấp trong bảo vệ rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.1 KB, 6 trang )

Chủ đề: Lực lượng kiểm lâm các cấp.
I.

-

Mục tiêu
Bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị nguyên sinh.
Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe doạ, các loài
đặc hữu.
 Tăng cường tính hiệu quả của vườn quốc gia và khu bảo tồn.
II.
Hiện trạng
Việt Nam là một trong mười quốc gia trên thế giới giàu có nhất về đa dạng sinh
học. Việt Nam có đến khoảng mười phần trăm các loài trên thế giới mặc dù diện tích
chỉ chiếm ít hơn 1% diện tích đất toàn cầu. Trong khi hầu như tất cả các khu vực được
bảo tồn tại Việt Nam đã được quy định là các khu rừng đặc dụng, với việc thông qua
"Luật Đa dạng sinh học" điều này sẽ thay đổi. Từ ngày 01 Tháng Bảy Năm 2009 Việt
Nam sẽ có bốn loại khu bảo tồn áp dụng cho tất cả các hệ sinh thái: Vườn quốc gia,
Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn động vật hoang dã, và các khu bảo tồn cảnh
quan thiên nhiên. Tương tự tình hình ở nhiều nước đang phát triển, hai quá trình cơ
bản đe dọa đến đa dạng sinh học ở Việt Nam là mất các hệ sinh thái tự nhiên; và suy
thoái các hệ sinh thái tự nhiên. Việt Nam có tổng số 30 vườn quốc gia, rừng thực địa –
NCKH: 20; 114 khu bảo tồn tự nhiên. Với tổng số 2,2 triệu ha.

• Về động vật:
Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò
sát, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng và 12.000 loài cây (trong đó chỉ có 7.000 loài
đã được nhận dạng).
Tuy nhiên, ngày nay, nhu cầu về động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ
động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đã làm suy giảm nghiêm
trọng sự đa dạng sinh học này.


Theo báo cáo của Hội Động vật học Việt Nam, các loài bị khai thác bất hợp pháp
chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi… Tỉ trọng các cá thể được khai thác gồm thú
rừng 20%, rắn 45%, rùa 30%... với hơn 66% sử dụng làm thực phẩm.
Chính nhu cầu lớn này đã khiến Việt Nam đang nằm trong top 19 nước có số
loài hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa.
Theo Sách đỏ Việt Nam, số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ 365 loài
(năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài mức nguy cấp rất cao, 9 loài
từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ Bảo vệ động vật
hoang dã (WWF) trong vòng 40 năm, 12 loài động vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn
toàn ở Việt Nam...


Những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác … đang dần dần biến mất.

• Về thực vật:
Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007, Việt Nam 45 loài thực vật "rất nguy cấp"
(trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp").
Ngoài ra, phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang
diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan
chức năng trong vấn đề quản lý. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn
nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần
có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Đặc biệt là
lực lượng kiểm lâm, lực lượng chu chốt trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

III. Nội dung
III.1
Tổng quan về lực lượng kiểm lâm
Lực lượng kiểm lâm Việt Nam được thành lập ngày 21/5/1973 trên cơ sơ lực
lượng tuần tra bảo vệ rừng. Kiểm lâm là cơ quan hành chính nhà nước, là lực lượng
chuyên trách và thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng phòng

chống cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm được tổ chức thành Cục kiểm lâm, trước đây
trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, nay thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
Cả nước có hơn 4.000 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm ở gần 5000 xã, trong tổng số gần 6.000 xã có nhiều rừng. Trong số
này, có gần một nửa số xã có một kiểm lâm viên phụ trách, số còn lại là một kiểm lâm
viên phụ trách địa bàn từ 2 xã trở lên.
Phân cấp của Cục kiểm lâm là các chi cục kiểm lâm trực thuộc các sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện thị nếu có diện tích rừng đủ lớn (>3000ha)
thì sẽ hình thành các hạt kiểm lâm trực thuộc Chi cục kiểm lâm, các xã hoặc cụm xã
sẽ thành lập các trạm kiểm lâm địa bàn. Đội kiểm lâm cơ động trực thuộc Chi cục
Kiểm lâm làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát liên huyện, thị xã.
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách về bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu cho
chủ tịch UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác bảo vệ và
phát triển rừng.

III.1.1 Thuận lợi
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành,
các địa phương quan tâm chỉ đạo; Các Chi cục Kiểm lâm trong vùng đã chủ động
tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,


điều hành kịp thời về công tác bảo vệ rừng;Một số biện pháp cấp bách chống chặt phá
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được tổ chức triển khai quyết liệt tại nhiều địa
phương trong vùng. Nhiều tỉnh đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công
tác quản lý bảo vệ rừng; Sự phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng
Quân đội, Công an, dân quân tự vệ ngày càng chặt chẽ hơn trong công tác bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, đã phối hợp chữa cháy kịp thời và hiệu quả đối
với các vụ cháy rừng lớn xảy ra; Tổ chức nhiều đợt truy quét lâm tặc, tăng cường
kiểm soát tại các cửa rừng, các điểm nóng về phá rừng trái phép, các tụ điểm về khai

thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi
phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng.

III.1.2 Khó khăn
- Tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, giá cả tăng cao, mức thu

-

nhập thấp,... cùng với việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ để góp phần chống lạm
phát đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung
và đơn vị nói riêng, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cán bộ
viên chức.
Đặc thù công việc phức tạp, thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm.
Lực lượng còn mỏng trong khi địa bàn rộng, phức tạp.
III.2
Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn.
Căn cứ NĐ số 39/CP năm 1994 hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của
Kiểm lâm.
a.
Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng; xây dựng phương án, kế hoạch
quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi
phương án được phê duyệt; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và
phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái
phép;
b.
Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra
việc sử dụng rừng của các chủ rừng trên địa bàn; xác nhận về nguồn gốc lâm sản hợp
pháp theo đề nghị của chủ rừng trên địa bàn;

c.
Phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn trong việc bảo vệ rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và
phát triển rừng;
d.
Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy
ước bảo vệ rừng tại địa bàn;


đ.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng;
e.
Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm
quyền và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;

3.3.

Vai trò của kiểm lâm trong tình hình hiện nay.
• Nhận thức và hành động:

Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo
vệ rừng được tổ chức từ Trung ương đến huyện.
Kiểm lâm địa bàn phải xác định nhiệm vụ BV&PTR, PCCCR hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh rừng. Chính vì
vậy Kiểm lâm địa bàn phải có tính đột phá, sáng tạo trong công việc, nắm bắt kịp thời,
đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về BV&PTR, PCCCR;
đồng thời giữ vững kỷ cương, kỷ luật của ngành và nội quy của cơ quan; tranh thủ sự

lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn thực hiện theo Quyết
định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 4/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm
vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã và nhiệm vụ khác của ngành, đơn vị giao cho:
Kiểm lâm địa bàn phải bám dân, bám rừng; nâng cao năng lực công tác và chức
năng tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐTTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng
cường công tác bảo vệ rừng.
Tham mưu cho chính quyền địa phương cấp xã xây dựng các phương án, kế
hoạch BV&PTR và ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời điểm các văn bản chỉ đạo
điều hành; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc triển khai và thực hiện
các văn bản đã được ban hành.
Phối hợp với MTTQ, Dân quân tự vệ, Đoàn Thanh niên, nhà trường và các đoàn
thể khác có liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng, toàn diện đến mọi tầng lớp nhân
dân bằng nhiều hình thức: Họp thôn (bản), loa đài truyền thanh của xã, thôn (bản) và
trên panô, áp phích… để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định
BV&PTR,PCCCR. Tham mưu giúp thôn (bản) rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và tổ chức
thực hiện Quy ước bảo vệ rừng.
Phối hợp với chính quyền địa phương, thôn (bản), tổ đội bảo vệ rừng, lực lượng
Dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý
kịp thời hành vi phá rừng, khai thác, săn bắn động vật hoang dã trái phép.


Giúp Chủ tịch UBND xã, Hạt trưởng Kiểm lâm trong việc cập nhật, theo dõi
biễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

• Quản lý địa bàn:
Mở rộng các nguồn thông tin qua quần chúng nhân dân tin cậy, đảm bảo bí mật
người báo tin, hỗ trợ, chi trả chế độ cho người báo tin theo quy định của pháp luật và
thiết lập đường dây nóng ở nhân dân. Tại văn phòng UBND các xã, các thôn (bản) có
01 hộp thư nóng cung cấp số điện thoại của Kiểm lâm địa bàn, Chủ tịch UBND xã,

Hạt Kiểm lâm; cập nhật, theo dõi thường xuyên các tụ điểm, đường dây khai thác,
mua bán, vận chuyển lâm sản, buôn bán động vật hoang dã trái phép để triệt phá các
đường dây, ổ nhóm lâm tặc, giải quyết kịp thời các điểm nóng, điểm phức tạp về BVR
và quản lý lâm sản; phải xác định được vùng trọng điểm cháy để tham mưu cho chính
quyền địa phương đưa ra giải pháp cụ thể như: Xây dựng các phương án, kế hoạch
phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Dân quân tự vệ, tổ đội
PCCCR của thôn (bản) về PCCCR, làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng… nhằm hạn
chế cháy rừng xảy ra; hàng tháng cần phải làm việc với chính quyền địa phương có
nội dung cụ thể và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra
rừng, các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản, cơ sở nuôi nhốt động vật rừng
để ngăn chặn và nắm bắt tình hình; đến các thôn (bản) phải có nội dung làm việc (có
biên bản làm việc kèm theo); các đợt kiểm tra phải lập biên bản và tổng hợp tình hình
báo cáo Hạt trưởng, Chủ tịch UBND xã biết và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ
trong thời gian tới.
3.3. Chế độ chính sách đối với Kiểm lâm:
- Công chức, viên chức công tác trong ngành Kiểm lâm được hưởng chế độ lương,
phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của
Nhà nước.
- Công chức, viên chức kiểm lâm, lao động hợp đồng trong các cơ quan Kiểm lâm
được công nhận là thương binh, liệt sĩ theo quy định hiện hành của Nhà nước nếu bị
thương, bị hy sinh trong khi thi hành công vụ. (Điều 17 Nghị định Số: 119/2006/NĐCP).
3.4. Biên chế và kinh phí
1.
Theo NĐ 119/CP của Chính phủ thì cứ 1.000 ha rừng tự nhiên có 1 biên chế
KL và 500 ha rừng đặc dụng, khu bảo tồn có 1 biên chế KL thì với gần 550.000 ha
rừng tự nhiên. Biên chế của lực lượng Kiểm lâm thuộc biên chế hành chính nhà nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chi
tiết tổng mức định biên Kiểm lâm cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.
Kinh phí hoạt động của lực lượng Kiểm lâm do ngân sách nhà nước cấp theo

kế hoạch hàng năm.
a.

Ngân sách trung ương cấp:


- Kinh phí cho hoạt động của Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc;
- Kinh phí in ấn, phát hành ấn chỉ xử phạt vi phạm hành chính, mua sắm vũ khí quân
dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Kiểm lâm toàn quốc.
b.
Ngân sách địa phương cấp kinh phí cho các hoạt động của Kiểm lâm địa
phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

IV.
Kiến nghị, đề nghị.
- Đề xuất:
Trước những khó khăn của lực lượng kiểm lâm như hoạt động ở địa bàn miền
núi có địa hình phức tạp, lực lượng mỏng, công cụ hỗ trợ cho việc thực thi công vụ
còn hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần còn thiếu thốn. Do vậy để khắc phục
những khó khăn và hạn chế trên, Cục Kiểm lâm đã đề xuất Nhà nước tiếp tục quan
tâm đầu tư, xây dựng một số cơ chế, chính sách đối với lực lượng kiểm lâm, như:
Kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực kiểm lâm từ T.Ư đến địa phương;
quản lý tập trung, thống nhất hoạt động của lực lượng kiểm lâm và gắn chặt với chính
quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về QLBVR; phát triển nguồn nhân
lực kiểm lâm đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn đang đặt ra đối với QLBVR và chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng...

- Chế độ chính sách:
Hiện tại lực lượng kiểm đang được hưởng phụ cấp theo Nghị định 132 CP 2006

và chế độ thâm niên nghề theo Thông tư 04/2009, với mức lương cơ bản và phụ cấp
như thế so với khối lượng và tính chất công việc lại chưa tương xứng bởi kiểm lâm là
một nghề đặc biệt nên đa số đời sống của cán bộ kiểm lâm viên còn nhiều khó khăn.
Với tình hình và nhiệm vụ hiện nay đề nghị Cục Kiểm lâm tiếp tục đầu tư thêm
các trang thiết bị hiện đại phù hợp phục vụ cho công tác chỉ huy và chữa cháy rừng;
Tăng cường sự phối hợp giữa Đội Kiểm lâm đặc nhiệm của Cục Kiểm lâm với
Kiểm lâm Cơ động của đơn vị nhằm nâng cao nghiệp vụ trong công tác xử lý về vi
phạm hành chính và khởi tố điều tra hình sự trong lĩnh vực QLBVR;
Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, Vườn quốc gia và khu bảo tồn trong vùng thường
xuyên trao đổi thông tin báo cáo kịp thời hơn nữa về công tác bảo vệ rừng; hoạt động
khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản ở các địa phương để Kiểm lâm tổng
hợp báo cáo Cục Kiểm lâm và Bộ NN&PTNT một cách nhanh nhất.



×