Tải bản đầy đủ (.doc) (298 trang)

Giao trình CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 298 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai

GIÁO TRÌNH

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
TRỢ GIÚP NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
(Dành cho sinh viên trình độ Cao đẳng nghề Công tác xã hội)

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
1


LỜI NÓI ĐẦU
Dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới
từ nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. Đại dich này ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất
chấp các nỗ lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây lan
HIV/AIDS.
Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực can thiệp trong hỗ trợ dự phòng, chăm
sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: chương trình giáo dục, truyền thông
thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Chương trình chăm sóc, hỗ trợ
người nhiễm HIV/AIDS, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ
sang con; chương trình an toàn truyền máu… Tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm HIV
vẫn ở mức rất đáng lưu tâm: tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện
còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và
62.184 trường hợp tử vong do AIDS; Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có
sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm
là nữ giới, cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên
báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao


hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011
tương ứng là (41,8% so với 46,4%)...1
Chăm sóc, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS sẽ được coi là toàn diện nếu
như họ được chăm sóc hỗ trợ cả về mặt y tế, sức khỏe và xã hội. Tuy nhiên, hiện
nay đội ngũ Nhân viên Công tác xã hội trơng trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS
còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng
chống HIV/AIDS nói chung và chất lượng trợ giúp nhóm đối tượng này nói
riêng.
Do vậy, việc phát triển và đào tạo Công tác xã hội theo tinh thần của
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 về “ Phê duyệt đề án
phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020” với kiến thức chuyên sâu
trong lĩnh trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trở thành vấn đề cần thiết. Giáo trình
“Công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS” do nhóm tác
1

Báo cáo tổng kết Phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác 2013, Cục PC HIV/AIDS, Bộ Y
tế

2


giả trường Đại học Lao động – Xã hội biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng
dạy, đào tạo cán bộ công tác xã hội trong các trường nghề, trình độ cao đẳng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến cũng như cung cấp
các tài liệu trong nước và quốc tế của các chuyên gia, đồng nghiệp từ các tổ
chức, các trường Đại học, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục
Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với nguồn kinh phí từ đề
án 32 đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn Giáo trình này
Giáo trình được biên soạn lần đầu, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn

trong lần tái bản sau.
Thay mặt Nhóm tác giả
TS. Bùi Thị Xuân Mai

3


Cuốn tài liệu được thiết kế thành 6 bài do nhóm giảng viên khoa Công tác
xã hội, trường Đại học Lao động - Xã hội biên soạn:
Bài 1: Kiến thức chung về HIV/AIDS – ThS Nguyễn Thị Vân
Bài 2: Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
– CN. Nguyễn Tuấn Long
Bài 3: Truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và
giảm kỳ thị - ThS. Lý Thị Hàm và ThS. Thành Thu Trang
Bài 4: Tham vấn và hỗ trợ người nhiễm HIV – TS. Bùi Thị Xuân Mai (Chủ
biên) và ThS. Nguyễn Lê Trang
Bài 5: Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội – ThS. Tiêu
Thị Minh Hường
Bài 6: Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng – ThS. Nguyễn
Thị Vân

4


MỤC LỤC
Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai................................................................................................................1
GIÁO TRÌNH.............................................................................................................................................1
I.Tổng quan về dịch HIV ........................................................................................................................14
1.Tình hình HIV/AIDS trên thế giới........................................................................................................14
2.Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam........................................................................................................16

II.Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS.............................................................................................................20
1.Khái niệm HIV/AIDS ...........................................................................................................................20
1.1. Khái niệm và một số đặc diểm của HIV..........................................................................................20
1.2.Khái niệm về AIDS ...........................................................................................................................23
2.Các giai đoạn phát triển của HIV........................................................................................................23
2.1.Giai đoạn cấp tính...........................................................................................................................24
2.2.Giai đoạn không triệu chứng...........................................................................................................25
2.3.Giai đoạn AIDS.................................................................................................................................25
3.Dấu hiệu nhận biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS........................................26
4.Các con đường lây truyền và không lây truyền HIV............................................................................27
4.1.Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV..........................................27
4.2. Các đường lây truyền HIV ..............................................................................................................28
5.Những đường không làm lây truyền HIV............................................................................................32
III.Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS...................................................................33
1.Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS......................................................................................33
2. Nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS..................................................................................................37
IV.Đáp ứng của Việt Nam về HIV...........................................................................................................39
1.Công tác quản lý, chỉ đạo....................................................................................................................39
2.Môi trường chính sách và pháp lý .....................................................................................................40
3.Phối hợp đa ngành trong phòng, chống HIV/AIDS..............................................................................42
4.Dự phòng lây nhiễm HIV ...................................................................................................................44
5.Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ...............................................................................................................48

5


6.Sự tham gia của xã hội dân sự............................................................................................................51
V.Luật pháp, chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.........................................................................54
1.Qui định của quốc tế về quyền của người có HIV/AIDS......................................................................54
2.Luật pháp, chính sách của Việt Nam trong hỗ trợ người có HIV/AIDS................................................59

2.1. Luật phòng chống HIV/AIDS...........................................................................................................59
2.2.Các văn bản pháp luật khác.............................................................................................................62
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................66
I.Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS........................68
1. Khái niệm kỳ thị với người nhiễm HIV ..............................................................................................68
2. Khái niệm phân biệt đối xử với người nhiễm HIV..............................................................................69
II.Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.....................70
1. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong gia đình.........................................................70
2. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại cộng đồng..........................................................71
3. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ở trường học..........................................................72
4. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong bệnh viện......................................................73
5. Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nơi làm việc.......................................................74
III.Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS......................75
1. Hậu quả đối với cá nhân và gia đình..................................................................................................75
1.1. Suy sụp về tinh thần, gia đình tan vỡ và bị cô lập khỏi ..................................................................76
1.2 Hạn chế một số quyền công dân của bản thân người nhiễm và con cái họ.....................................77
1.3 Khả năng của người nhiễm HIV không được phát huy....................................................................77
1.4 Ảnh hưởng đối với kinh tế gia đình người nhiễm HIV.....................................................................78
1.5 Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế.................................................................................................78
2.Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội..................................................................................................79
2.1 Tạo nguy cơ làm tăng nhanh sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng....................................................79
2.2 Ảnh hưởng đến lập kế hoạch, tư vấn và can thiệp, chăm sóc y tế và tôn kém về kinh tế .............80
IV.Một số biện pháp phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS................................................................................................................................................81

6


1.Nâng cao chất lượng lập pháp và giám sát việc thực thi chính sách...................................................81
2.Nâng cáo vai trò và trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể thuộc các cấp và cộng đồng..............81

3.Tăng cường và nâng cao chất lượng phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử thông qua công tác
truyền thông..........................................................................................................................................82
4.Phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV...................................................................................................................................83
5.Thực thi các giải pháp về y tế.............................................................................................................84
6.Tăng cường phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người .........................................................86
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại một số môi trường....................................................................86
6.1 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại nơi làm
việc........................................................................................................................................................86
6.2 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại trường
học ........................................................................................................................................................86
6.3 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại tại các
cơ sở y tế...............................................................................................................................................87
6.4 Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng
đồng......................................................................................................................................................88
CÂU HỎI ÔN TẬP...................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................90
I.Khái niệm về truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị......91
1.Định nghĩa truyền thông và truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và
giảm kỳ thị.............................................................................................................................................91
2.Quá trình truyền thông......................................................................................................................92
II.Mục tiêu và nhiệm vụ của truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và kỳ
thị..........................................................................................................................................................93
1.Mục tiêu:............................................................................................................................................93
2.Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục cộng đồng:...............................................................................95
3.Tiến trình thay đổi hành vi trong phòng chống lây nhiễm HIV và giảm kỳ thị....................................95
4.Các yêu cầu trong truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và kỳ thị......99
III.Các yếu tố tham gia vào hoạt động truyền thông và các cơ chế tác động tâm lý trong truyền thông
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thi...................................................................................99


7


Các yếu tố tham gia vào hoạt động truyền thông.................................................................................99
1. Chủ thể truyền thông /người truyền tin (ai truyền thông?)..............................................................99
2.Người nhận thông tin (truyền thông cho ai?)...................................................................................100
3.Nội dung truyền thông (truyền thông về cái gì?)..............................................................................101
4. Hình thức/kênh truyền thông (bằng cách nào?)..............................................................................102
5. Môi trường truyền thông (truyền thông diễn ra trong hoàn cảnh nào?)........................................104
6.Rào cản trong truyền thông..............................................................................................................105
IV.Kỹ năng truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị...........................................106
1.Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giảm
kỳ thị....................................................................................................................................................106
2.Kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh trực quan...............................................................................111
3.Kỹ năng truyền thông bằng hoạt động sân khấu hóa.......................................................................113
4.Kỹ năng thu hút sự tham gia của người có HIV và gia đình của người có HIV vào hoạt động truyền
thông...................................................................................................................................................115
5.Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị tại cộng
đồng....................................................................................................................................................116
5.1 Kỹ năng tạo lập nhóm nòng cốt và xây dựng mạng lưới tình nguyện viên....................................116
5.2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và
giảm kỳ thị...........................................................................................................................................119
5.3 Tổ chức các chiến dịch truyền thông giáo dục cộng đồng phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và giảm
kỳ thị....................................................................................................................................................128
I.Bài tập thực hành..............................................................................................................................132
II.Câu hỏi ôn tập..................................................................................................................................133
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................134
I. Khái quát chung về tham vấn cho người có HIV...............................................................................136
1. Khái niệm tham vấn, tham vấn cho người có HIV............................................................................136
1.1. Khái niệm tham vấn......................................................................................................................136

1.2. Phân loại tham vấn.......................................................................................................................136
1.3. Khái niệm tham vấn cho người nhiễm HIV/AIDS .........................................................................137

8


2. Mục đích, ý nghĩa của tham vấn cho người nhiễm HIV ...................................................................137
2.1. Mục đích của tham vấn HIV..........................................................................................................137
2.2. Ý nghĩa của tham vấn HIV.............................................................................................................138
3. Nguyên tắc tham vấn người có HIV/AIDS .......................................................................................140
II. Ứng dụng một số lý thuyết vào giải thích hành vi và tham vấn cho người có HIV...........................141
1. Tham vấn người có HIV...................................................................................................................148
2. Tham vấn người thân, gia đình người có HIV..................................................................................154
3. Tham vấn xét nghiệm cho cá nhân có HIV.......................................................................................154
I.1.Tham vấn trước khi xét nghiệm......................................................................................................155
I.2.Tham vấn sau khi xét nghiệm.........................................................................................................157
4. Một số lưu ý tham vấn cho trẻ có HIV và trẻ có cha mẹ nhiễm HIV................................................160
III. Một số kỹ năng tham vấn người có HIV .........................................................................................163
1. Kỹ năng lắng nghe............................................................................................................................163
2. Kỹ năng hỏi......................................................................................................................................164
3. Kỹ năng thấu hiểu............................................................................................................................166
4. Kỹ năng phản hồi.............................................................................................................................168
5. Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề....................................................................................170
6. Kỹ năng bộc lộ cho trẻ có HIV..........................................................................................................172
6.1. Ý nghĩa của Bộc lộ thông tin về tình trạng HIV cho trẻ.................................................................172
6.2 Nguyên tắc bộc lộ .........................................................................................................................173
6.3 Vai trò của nhân viên xã hội..........................................................................................................176
6.4 Thực hiện hoạt động với người bộc lộ...........................................................................................176
6.5 Thực hiện hoạt động với trẻ..........................................................................................................178
6.6 Tiến trình bộc lộ............................................................................................................................179

6.7 Các công cụ trợ giúp sự bộc lộ ......................................................................................................182
II.Một số gợi ý kỹ năng tự kiểm soát bản thân cho người có HIV........................................................185
1. Cách thức tự kiểm soát cuộc sống của người có HIV.......................................................................186

9


2. Giúp người có HIV thông báo tình trạng HIV cho người khác (nếu họ muốn).................................187
BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP..........................................................................................189
Bài tập thực hành................................................................................................................................189
II.Câu hỏi ôn tập..................................................................................................................................193
3.2 Giai đoạn trong khủng hoảng........................................................................................................198
3.2.1 Giai đoạn bối rối.........................................................................................................................199
3.2.2 Giai đoạn thử nghiệm và mắc lỗi................................................................................................199
3.2.3 Giai đoạn giải quyết khủng hoảng..............................................................................................200
3.3 Giai đoạn sau khủng hoảng...........................................................................................................200
6.1Kĩ năng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ...............................................................................219
6.2 Kĩ năng duy trì các mối quan hệ ....................................................................................................221
6.3 Kĩ năng khích lệ sự tham gia..........................................................................................................221
1.Chức năng, nhiệm vụ quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS của các cơ sở xã hội....................231
2.Vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội................231
3.Quy trình tiếp nhận, chăm sóc người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội..........................................231
4.Một số hoạt động trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội.......................................231
I.Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở xã hội trong quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS............231
1.Chức năng, nhiệm vụ quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS của các cơ sở xã hội....................231
2.Vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội................232
1.1 Khái niệm chung về công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS:...................................................232
1.2Vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội:...........233
1.3Các kỹ năng cơ bản của nhân viên xã hội trong hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS..............................235
II.Qui trình tiếp nhận, quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội....................239

1.Quy trình tiếp nhận, chăm sóc người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội..........................................239
2.Hoạt động nhóm đồng đẳng hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở xã hội.........................246
2.1.Các khái niệm cơ bản.....................................................................................................................246
2.2.Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của một đồng đẳng viên.........................................................................247

10


3.Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhóm trưởng đồng đẳng.....................................................................250
4.Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng trong các cơ sở xã hội............................................................251
4.1.Thành lập nhóm giáo dục đồng đẳng............................................................................................251
4.2. Số lượng tuyên truyền viên đồng đẳng........................................................................................251
4.3.Tiêu chí lựa chọn tuyên truyền viên đồng đẳng............................................................................251
5.Triển khai các hoạt động của nhóm đồng đẳng trong cơ sở xã hội..................................................252
5.1.Nâng cao năng lực cho đồng đẳng viên.........................................................................................252
5.2.Hoạt động hỗ trợ giáo dục viên đồng đẳng trong các cơ sở xã hội ...............................................253
5.3.Giám sát và điều chỉnh hoạt động của các nhóm giáo dục đồng đẳng..........................................253
5.4.Tiến hành các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm và truyền thông giảm
kỳ thị với người nhiễm HIV trong cơ sở xã hội....................................................................................253
III.Một số hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV trong các cơ sở xã hội..................................................255
1. Triển khai các hoạt động văn nghệ, thể thao...................................................................................255
2. Dạy nghề và cơ hội tăng thêm thu nhập cho thân chủ bị nhiễm có thể sống độc lập.....................255
3.Triển khai các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực.....................................................................256
I.Những vấn đề chung về chăm sóc tại nhà và cộng đồng...................................................................261
1.Các khái niệm...................................................................................................................................261
2.Qui định về chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng.........................................................262
3.Các nguyên tắc.................................................................................................................................263
II.Nội dung chăm sóc tại nhà...............................................................................................................263
1.Đánh giá nhu cầu..............................................................................................................................263
2.Chăm sóc thể chất............................................................................................................................264

3.Hỗ trợ tinh thần ...............................................................................................................................264
4.Hỗ trợ về xã hội................................................................................................................................265
5.Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV....................................................................................265
5.1. Về nhu cầu năng lượng.................................................................................................................265
5.2.Về nhu cầu protein........................................................................................................................266
5.3.Về nhu cầu chất béo......................................................................................................................266

11


5.4.Nhu cầu các vitamin và chất khoáng.............................................................................................266
5.5.Các nhóm thực phẩm....................................................................................................................267
III.Thực hiện chăm sóc tại nhà.............................................................................................................269
1.Hướng dẫn thực hiện CSTN..............................................................................................................269
1.1.Nguyên tắc thực hiện:...................................................................................................................269
1.2.Các bước của một lần CSTN...........................................................................................................270
2.Cung cấp tư vấn và hỗ trợ dự phòng HIV.........................................................................................273
3.Chăm sóc thể chất và triệu chứng thông thường.............................................................................273
3.1.Hỏi bệnh sử...................................................................................................................................273
3.2.Thăm khám....................................................................................................................................273
4.Xây dựng kỹ năng tự chăm sóc cho người nhiễm HIV và thành viên gia đình..................................281
4.1.Hướng dẫn tự chăm sóc................................................................................................................281
4.2.Chăm sóc cho những người chăm sóc...........................................................................................282
5.Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.........................................................................................282
6.Chăm sóc cho trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV......................................................................282
6.1.Các dịch vụ chăm sóc và điều trị sau sinh cho trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.......................282
6.2.Lợi ích của việc khám thai và xét nghiệm HIV sớm ......................................................................283
7.Hỗ trợ người nhiễm HIV tuân thủ điều trị bằng ARV .....................................................................284
7.1.Ý nghĩa và tầm quan trọng của hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV bằng ARV...................................284
7.2.Nội dung hỗ trợ điều trị.................................................................................................................284

8.Xử trí phơi nhiễm với HIV.................................................................................................................287
8.1.Phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.....................................................................................287
8.2. Xử trí.............................................................................................................................................287
8.3.Dự phòng phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp...........................................................288
9.Phòng ngừa chuẩn............................................................................................................................289
9.1. Phương pháp vệ sinh....................................................................................................................289
9.2. Rửa tay.........................................................................................................................................289

12


9.3. Đeo khẩu trang.............................................................................................................................290
9.4. Rác thải y tế..................................................................................................................................290
10.Chăm sóc giai đoạn cuối và hỗ trợ gia đình có người nhiễm HIV tử vong ....................................291

13


BÀI 1
KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS
Mục tiêu của bài học
Sau bài học sinh viên có thể:
- Giải thích và làm rõ các khái niệm cơ bản về HIV/AIDS, các khái niệm
liên quan
- Hiểu biết về dịch HIV, sự phát triển của HIV trong cơ thể và con đường
lây truyền và cách phòng tránh
- Hiểu đặc điểm tâm lý và những khó khăn mà người sống chung với
HIV/AIDS đang phải đối đầu
- Nắm được các ứng phó của Việt Nam về vấn đề HIV/AIDS
- Thực hành, vận dụng các kiến thức, hiểu biết này vào công việc thực tế

Nội dung cơ bản của bài học:
- Tổng quan về dịch HIV trên thế giới và Việt Nam
- Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
- Đáp ứng của Việt Nam về HIV
- Luật pháp, chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS
Nội dung chi tiết bài học
I. Tổng quan về dịch HIV
1.

Tình hình HIV/AIDS trên thế giới

Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ từ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn,
phức tạp. Tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ
người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có
2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với
14


năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi
nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22
nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm
mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong
năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Thái Lan là
nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng
thể, dịch ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại
đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh,
Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin.

Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm
chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng
giới. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây nhiễm
từ việc quan hệ tình dục không an toàn.
Như vậy, sau 30 năm, AIDS trở thành một trong những căn bệnh nguy
hiểm nhất mà loài người gặp phải. Các khu vực phải gánh chịu gánh nặng bệnh
tật nhiều nhất là Châu phi cận Sahara, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Ở các
nước Châu phi cận Sahara, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Tính trên toàn thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử
vong cao.
Dự tính gần 3 thập kỷ qua:
- Tổng số nhiễm khoảng 70 triệu người, gần 30 triệu người chết vì AIDS
- Hiện nay còn khoảng trên 40 triệu người nhiễm HIV còn sống: 17 triệu
phụ nữ nhiễm, gần 3 triệu trẻ em nhiễm, trên 14 triệu trẻ mồ côi.
- Mỗi ngày thêm khoảng 14.000 trường hợp mới phát hiện
- Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là ở Châu Phi rồi tới Châu Á Thái Bình
Dương.
Nhưng từ năm 2011, một số nơi có tỉ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh, nhất
là các nước cận sa mạc Sahara Châu phi, khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề

15


nhất. Đồng thời có nơi tỉ lệ nhiễm mới HIV lại tăng như Australia, Đông Âu và
Trung Á
- Khoảng 80% lây qua đường tình dục, có nơi đến 94%
Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều thay đổi, lần đầu tiên khoa học cho
thấy nếu bệnh nhân được điều trị sớm, tỉ lệ nhiễm mới sẽ giảm 96%. Theo báo
cáo năm 2011 của chương trình chống HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS), thế giới
đã có tiến bộ quan trọng về khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong việc kiềm chế

đại dịch HIV/AIDS. Theo UNAIDS, các ca HIV phát hiện mới trên toàn thế giới
giảm 21% so với năm 1997, số người chết liên quan đến AIDS giảm 21% so với
năm 2005. Giải thích cho sự thành công này, ông Peter Ghys, người đứng đầu bộ
phận dịch tễ của UNAIDS cho rằng, một nửa số người nhiễm HIV/AIDS cần
điều trị đang được điều trị, tương đương 6,6 triệu người. Nhiều loại thuốc có
chức năng giảm thiểu lây truyền virus HIV từ mẹ sang con.
2.

Tình hình HIV/AIDS tại Việt

Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại VN được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu
bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại
thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả
nước.
Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc
như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Trước năm 2000 dịch
chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xẩy ra hầu hết
cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trung trong nhóm nghiện
chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng giới nam. Trong
tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người nghiện chích
ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm, chiếm khoảng 5%, còn lại là đối
tượng khác. Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua
tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng
khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả
16



nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng
bằng sông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục,
đặc biệt là các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền
qua đường tình dục cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình
dục có nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong
tổng số người nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường
tình dục tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010. Nhiều bằng chứng cho thấy
tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng
giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình
dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây
truyền qua đường tình ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước
đây.
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS
không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình
dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số
người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn
người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Tuy
nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV cao, mặc dù số người nhiễm HIV được phát hiện đã giảm liên tiếp 3 năm
gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững. Đến cuối tháng 12/1998
toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ trong cả nước đều đã phát hiện có
người nhiễm HIV.
Theo “Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS” của Bộ Y tế, tính đến 30/12/2011, toàn quốc đã phát hiện người
nhiễm HIV tại hơn 77% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành
phố. Phân bố người nhiễm HIV theo giới: Nam giới chiếm 69%, nữ giới chiếm
31%, so sánh cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ này giảm khoảng 2% ở nhóm nam giới và
tăng gần 2% ở nhóm nữ giới, tỷ trọng người nhiễm HIV ở nữ giới ngày càng
nhiều. Phân bố người nhiễm HIV năm 2011 vẫn tập trung ở nhóm tuổi tử 20 – 39
tuổi chiếm 82% số người nhiễm HIV và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều

trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 30 -39 tuổi
đang có xu hướng tăng, đến hết năm 201 tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 30 – 39 tuổi
17


chiếm tỷ lệ cao nhất với 43%. Cùng với đó, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm 40 - 49
tuổi cũng có xu hướng tăng, mặc dù chậm hơn (11%).
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số những người
nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2011 cho thấy lây truyền qua đường máu
chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010,
tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục, chiếm 41,4%
trong khi tính đến cùng kỳ năm 2010 tỷ lệ này là 38,7% số người nhiễm HIV
được báo cáo, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có
9,5% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Như vậy so sánh với
cùng kỳ năm 2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục tăng
khoảng 3%, tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực. Ở các tỉnh miền Bắc
chủ yếu vẫn là lây truyền qua đường máu chiếm 62,7% trên tổng số HIV phát
hiện ở các tinh khu vực phía bắc. Trong khi đó, ở các tỉnh khu vực phía Nam lây
truyền qua đường tình dục lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 57,8% số trường hợp phát
hiện nhiễm HIV ở các tỉnh phía nam và tập trung ở một số tỉnh/thành phố.
Kết quả giảm sát cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo chủ yếu
tập trung ở người nghiện chích ma túy chiếm 41%. So sánh cùng kỳ với năm
2010, phân bố người nhiễm HIV theo nhóm nghiện chích ma túy trong năm 2011
có xu hướng giảm xuống 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nghiện chích ma túy vẫn
chiếm gần ½ tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Xu hướng nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010
tỷ lệ này là 17,24%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy vẫn rất cao như Điện Biên 45,7%, thành phố Hồ Chí Minh 39,3%.
Với tỷ lệ này cho thấy hành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích

ma túy vẫn rất cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong
nhóm này.
Trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới
tăng nhanh tử 8% năm 2007 thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 22,5%. Xu hướng
nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2011 có giảm (2,97%) so với năm
2010 (4,6%), tuy nhiên năm 2011 giám sát trọng điểm chỉ lấy mẫu những phụ nữ
bán dâm tại cộng đồng, thông thường tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán
18


dâm đang giáo dục tại Trung tâm 05 cao hơn tại cộng đồng, do đó việc giảm tỷ lệ
này vẫn cần được theo dõi tiếp để đảm bảo tính bền vững. Một số tỉnh có tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm rất cao và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền
cao cho người mua dâm như Hà Nội 22,5%, Lạng Sơn 17,06%, Cần Thơ
10,67%, Điện Biên 8%.
Tỷ lệ phụ nữ bán dâm cho biết đã từng tiêm chích ma túy cao ở Hà Nội
15%, Điện Biên 8,6%, các tỉnh này có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán
dâm cao và có hành vi nguy cơ cao về tình dục không an toàn làm tiềm ẩn nguy
cơ lây truyền HIV lớn, cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để hạn chế lây
truyền HIV.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cao ở thành
phố Hồ Chí Minh cao (14%), Hà Nội (6,7%), xu hướng nhiễm HIV trong nhóm
này tăng ở một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, An Giang.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai tiếp tục có xu hướng giảm
trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này năm 2011 là 0,21%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ
này vẫn đang ở cao như Điện Biên (1%), Hà Nội và Là Cai (0,63%).
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về tình hình nhiễm
HIV/AIDS trong toàn quốc đến hết 30/06/2012 như sau:
Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng năm 2012


5.927

Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS trong 6 tháng đầu năm 2012

2.118

Số bệnh nhân AIDS tử vong trong 6 tháng đầu năm 2012

633

Số phát hiện trong những năm trước đây báo cáo bổ sung:
Số trường hợp nhiễm HIV báo cáo bổ sung

10.288

Số bệnh nhân AIDS báo cáo bổ sung

17.262

Tổng số người nhiễm HIV tử vong báo cáo bổ sung

8.898

Tổng số hiện tại:
Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống
19

204.019



Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống

58.569

Tổng số người nhiễm HIV đã tử vong

61.856

Như vậy, tình hình dịch HIV/AIDS trong năm 2011 có xu hướng
giảm. Đây là năm thứ 4 liên tiếp số người nhiễm HIV mới phát hiện giảm,
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tiếp
tục được khống chế và có xu hướng giảm, riêng nhóm nam quan hệ tình
dục đồng giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức độ chậm hơn. Tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nguy cơ thấp tại cộng đồng tiếp tục giữ được ổn định và ở
mức thấp. Tuy nhiên một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Điện Biên, Sơn La, Thái nguyên, Phú Thọ , Nghệ An, Thanh Hóa, Cần
Thơ, An Giang, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu tình hình dịch vẫn còn
diễn biến phức tạp, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn còn
ở mức cao và hành vi làm lây truyền HIV trong một số nhóm còn tiềm ẩn
trong các nhóm với nhau và lây truyền ra cộng đồng. Số trẻ em sinh ra từ
bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV có xu hướng giảm. Xu hướng tử vong do
HIV/AIDS giảm liên tiếp trong nhiều năm qua, cho thấy hiệu quả của
công tác chăm sóc, điều trị ngày càng tốt hơn.
II. Hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS
1.
Khái niệm HIV/AIDS
1.1.
Khái niệm và một số đặc diểm của HIV
- Khái niệm về HIV: HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human
Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ

thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
HIV thuộc nhóm Lentivirus, và giống như mọi virus thuộc tuýp này, nó sẽ
tấn công hệ miễn dịch của con người. Lentivirus có nghĩa là virus chậm cần có
nhiều thời gian để gây ra tác dụng có hại cho cơ thể. HIV là 1 virus có tính thay
đổi cao, đột biến dễ dàng. Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của những
người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV khác nhau.
Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV
20


- Một số đặc điểm cơ bản của HIV
+ Về cấu tạo
Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét
(01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó
dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này
HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể
qua cả niêm mạc.
Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều
chủng, dưới chúng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các
thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và
các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác.
Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV
cũng như thuốc điều trị AIDS.
Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú, các gai nhú này giúp nó dễ dàng
bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức
năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo
thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV
+ Một số đặc điểm lý hóa
Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp

cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở
ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một
tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử
dụng.
HIV có thể tồn tại ở trong xác cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng
24 giờ. Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV. Tuy nhiên,
khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường
HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ,
dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%... Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm,
chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung
21


dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể tiêu diệt được HIV.
Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết. Do vậy,
nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay kim
loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được
HIV...
Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta
xác định các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các
dụng cụ, đò vải... có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như
xác định các biện pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV.
- Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực
lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm
nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ
thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm
thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có
nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ

thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là
lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch
cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không
bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối
cùng bị HIV phá huỷ.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể
bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con
người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng,
siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư
“mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế
bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ
quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm
22


cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó
chẩn đoán.
1.2.

Khái niệm về AIDS

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường
được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến
tử vong.
Người ta thường đề cập AIDS như “căn bệnh chết người, vô phương cứu
chữa”. Chính điều này lại gây ra sợ hãi và làm gia tăng tình trạng kỳ thị và phân
biệt đối xử, do vậy không nên dùng. Nhưng cũng nên tránh một thái cực khác

cho rằng “ AIDS là một bệnh mãn tính, có thể điều trị được như bệnh cao huyết
áp hoặc tiểu đường”. Nói như vậy lại làm cho mọi người tin rằng AIDS là không
nghiêm trọng
AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ
miễn dịch, cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây
bệnh. Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình
thường có thể đề kháng được.
AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi
người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh
nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn
dịch mỗi người.
2.

Các giai đoạn phát triển của HIV

Như đã trình bày ở trên, nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai
đoạn AIDS mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến
hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe
mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây
truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy
nở” trong cơ thể họ.
Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi
23


nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối
xử của xã hội...
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành
AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác

nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn
chính
2.1.

Giai đoạn cấp tính

- Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện
gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh
tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban
đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm
thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy đối với nhiễm
HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã
bị nhiễm.
- Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm
- Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm
tính: Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và
dựa vào các tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày
và virus sẽ lan tràn trong cơ thể. Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự
tấn công của HIV bằng những cơ chế sau:
+ Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi them.
+ Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết
chết HIV. Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang
cố gắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV. Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ
để có thể phát hiện qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm. Do vậy
trong khoảng thời gian cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét
nghiệm tìm HIV vẫn có thể âm tính. Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm
tìm RNA của HIV trong máu. RNA là một đoạn di truyền của HIV. RNA được
sản sinh khi HIV đang hoạt động. Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị
chứng HIV cấp tính hay không.
24



2.2.

Giai đoạn không triệu chứng

- Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm.
- Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng.
- Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệm
+) nhưng không có triệu chứng gì.
- Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường.
- Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây
qua 3 đường cơ bản.
- Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS.
2.3.

Giai đoạn AIDS

Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi
chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời
gian đó người nhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống.
Khi cơ thể bị nhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển:
- Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà
vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực
hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt.
- Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn
biến tự nhiên trong cơ thể.
- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục
có hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan
hệ tình dục không an toàn với nhiều người...) .

Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt
cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám...
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo
hộ.

25


×