Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Của UCP 600

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.02 KB, 32 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
CỦA UCP 600


Nhóm lớp Anh 2 QTKD K44A
06 – Lê Hùng Cường
11 – Vũ Quỳnh Giao
12 – Đoàn Thị Thu Hương
17 – Đặng Trung Kiên
18 – Nguyễn Tùng Lâm
20 – Phạm Thị Ngọc Lương
25 – Phương Quỳnh Nga
30 – Lê Thanh Phượng
32 – Lê Huy Quyết
37 – Vũ Thị Thu Trang


Nội dung






Phần I.
Khái quát về ICC và UCP 600
Phần II.
Một số điểm đáng lưu ý trong UCP 600
Phần III.
Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng UCP 600




Phần I
Khái quát về ICC và
UCP 600


1. Vài nét về phòng thương mại
quốc tế ICC




Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết
định thành lập ICC được coi là ngày
thành lập ICC
Tháng 6/1920, lấy Paris làm trụ sở
chính


Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC






cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa
các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế
quốc tế

thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự
hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và
các tổ chức
Đấu tranh để thủ tiêu những trở ngại về kinh
tế và chính trị đang kìm hãm việc tự do lưu
thông tư bản, hàng hóa, sức lao động


2. Quy tắc và Thực hành thống
nhất Tín dụng chứng từ UCP 600






Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành
từ năm 1933 với mục đích là khắc phục
các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng
chứng từ giữa các quốc gia
Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan
trọng cho các giao dịch thương mại trị
giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế
giới
Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử
dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn
1.000 tỷ USD mỗi năm







Sau 03 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày
25 tháng 10 năm 2006 Uỷ ban Ngân
hàng của Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC) đã thông qua Bản Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ
mới (UCP 600).
Gồm 39 điều:


Phần II: Một số điểm cần
lưu ý trong UCP 600
Ưu & Khuyết điểm


Ưu điểm







Về hình thức & giải thích thuật ngữ
Quy định về thời gian làm việc ngân
hàng
Quy định về địa chỉ của NYC và NTH
Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ

Quy định về vấn đề chiết khấu hối
phiếu trả chậm
Các quy định về chứng từ vận tải


1. Về hình thức và giải thích
thuật ngữ


UCP 600 được bố cục lại với 39 điều
khoản (so với 49 điều khoản của UCP
500) và được sắp xếp một cách khoa
học, dễ tra cứu, trong đó bổ sung nhiều
định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để
làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây
tranh cãi trong bản UCP 500.















Xét Điều 2 UCP 600:
“Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông
báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
Người yêu cầu là bên mà theo yêu cầu của bên đó, một
tín dụng được phát hành.
Ngày làm việc ngân hàng là ngày mà vào ngày đó ngân
hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà ở nơi đó một hoạt
động có liên quan đến các Quy tắc này được thực hiện.
Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó,
một tín dụng được phát hành.
Xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình chứng từ
phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng,
với các điều khoản có thể áp dụng của các Quy tắc này
và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.
Xác nhận là một cam kết chắc chắn của ngân hàng xác
nhận thêm vào sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát
hành để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi
xuất trình phù hợp.
các định nghĩa và giải thích thuật ngữ rõ ràng này sẽ
giúp cho các bên tham gia trong quy trình thanh toán tín
dụng chứng từ tránh khỏi tranh chấp không đáng có.




Thương lượng thanh toán là việc
ngân hàng chỉ định mua các hối
phiếu ( ký phát đòi tiền ngân hàng
khác, trừ ngân hàng chỉ định)
và/hoặc các chứng từ khi xuất trình

phù hợp bằng cách trả tiền trước
hoặc ứng tiền trước cho người thụ
hưởng vào hoặc trước ngày làm việc
ngân hàng mà vào ngày đó ngân
hàng chỉ định được hoàn trả tiền...”



Tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận
nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như
thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó
là một sự cam kết chắc chắn của ngân
hàng phát hành để thanh toán khi xuất
trình phù hợp


2. Về thời gian làm việc ngân hàng
UCP 600 Điều 14(b) và 16 (d)”
 Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận,
nếu có, và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa
mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc tiếp theo
ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ
xuất trình có hợp lệ hay không.
 Thông báo (từ chối bộ chứng từ) theo yêu cầu ở
điều 16(c) phải được gửi bằng viễn thông,
hoặc, nếu không thể được, thì bằng các phương
tiện nhanh chóng khác không muộn hơn ngày
làm việc thứ 5 của ngân hàng tiếp theo ngày
xuất trình chứng từ.
 Trong UCP 500 khoảng thời gian này được quy

định không rõ ràng là “ thời gian hợp lý” và
“không chậm trễ”


Nhận xét:






quy định này sẽ chấm dứt những tranh
chấp trong việc hiểu và vận dụng quy
đinh thời gian hợp lý trong việc xử lý
chứng từ của ngân hàng mà trên thực tế
đã phát sinh.
Khoảng thờp gian này là hợp lý để các
ngân hàng xem xét chứng từ và đưa ra
quyết định.
so với 7 ngày trong UCP 500, 5 ngày
trong UCP 600 có thể giúp đẩy nhanh
quá trình xử lý chứng từ qua đó thúc đẩy
nhanh hoạt động thương mại thông qua
hình thức thư tín dụng


3. Quy định về địa chỉ của NYC
và NTH




UCP 600 Điều 14(j)
Khi địa chỉ của người hưởng và người yêu cầu mở
thư tín dụng thể hiện trên bất kỳ chứng từ nào thì
không nhất thiết phải giống như địa chỉ trong
thư tín dụng hoặc trong bất kỳ một chứng từ nào
khác, tuy nhiên phải trong cùng nước với địa chỉ
tương ứng quy định trong thư tín dụng. Các chi
tiết liên lạc (số fax, điện thoại, email,…) là một
phần địa chỉ của người hưởng và người yêu cầu
mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi địa
chỉ và các chi tiết liên lạc của người yêu cầu mở
thư tín dụng xuất hiện như là một phần chi tiết của
người nhận hàng hay bên được thông báo trong
chứng từ vận tải theo điều 19, 20, 21, 22, 23, 24
hoặc 25 thì phải giống như trong thư tín dụng.


Nhận xét:


Trên thực tế đã có nhiều trường hợp
ngân hàng từ chối bộ chứng từ vì người
thụ hưởng và người yêu cầu trong bộ
chứng từ xuất trình không giống hoàn
toàn với NTH NYC trong thư tín dụng.
Việc quy định như trên sẽ giúp giảm
thiểu các bộ chứng từ bị từ chối một
cách không hợp lý và làm cho quá trình
thực hiện L/C được linh hoạt hơn.



4 . Quy định về việc từ chối bộ
hồ sơ:











UCP Điều 16c: Khi ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác
nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối
chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình, thì phải
gửi một thông báo duy nhất cho người xuất trình.
Thông báo phải nêu rõ:
i. Ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu; và
ii. Mỗi điểm bất hợp lệ theo đó ngân hàng từ chối chấp nhận
hoặc chiết khấu; và
iii. a) Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ các chỉ dẫn tiếp theo
từ người xuất trình; hoặc
b) Ngân hàng phát hành đang giữ bộ chứng từ cho tới khi
nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của người yêu
cầu mở thư tín dụng và đồng ý với việc chấp nhận đó; hoặc
nhận các chỉ dẫn tiếp theo từ người xuất trình trước khi đồng
ý việc chấp nhận bộ chứng từ của người mở yêu cầu thư tín

dụng; hoặc
c) Ngân hàng đang gửi trả lại bộ chứng từ; hoặc
d) Ngân hàng đang hành động theo các chỉ dẫn từ người xuất
trình chứng từ đã nhận từ trước.


Nhận xét:




theo quy định mới này của UCP 600, ngân hàng
phát hành hoặc ngân hàng chỉ định có thể lựa
chọn hình thức định đoạt cho chứng từ một
cách linh hoạt và thích hợp để thông báo cho
người xuất trình
trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai
sót, nhưng người nhập khẩu quyết định bỏ qua
lỗi để nhanh chóng lấy được bộ chứng từ đi
nhận hàng chỉ cần thông báo bỏ qua sai biệt và
chấp nhận sai biệt cho phía ngân hàng là có thể
rút ngắn thời gian lấy chứng từ đi nhận hàng,
giảm thiểu các thiệt hại về phí lưu kho, nhanh
chóng giải phóng hàng


5. Quy định về vấn đề chiết
khẩu hối phiếu trả chậm:







Điều 7 UCP 600: Trích dẫn thêm khái niệm
“Honour” để làm rõ nghĩa hơn việc Ngân hàng
chỉ định được bảo vệ trong trường hợp thanh
toán trước hạn đối với L/C trả chậm.
Điều 8 nhấn mạnh trách nhiệm của Ngân hàng
xác nhận đối với trường hợp chứng từ xuất trình
phù hợp, thanh toán và “chiết khấu miễn truy
đòi” nếu tín dụng thư được xuất trình cho Ngân
hàng xác nhận để chiết khấu.
Điều 12 UCP 600 cũng quy định rõ: Bằng cách
chỉ định một ngân hàng chấp nhận một hối
phiếu hoặc cam kết trả tiền sau, ngân hàng phát
hành đã uỷ quyền cho ngân hàng chỉ định đó trả
trước hoặc mua một hối phiếu đã được chấp
nhận hoặc cam kết trả tiền sau.


 Nhận xét:






quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành
và ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả vào ngày

đáo hạn của bộ chứng từ dù ngân hàng chỉ định có
trả trước hối phiếu hay mua lại bộ chứng từ
các ngân hàng chỉ định hoàn toàn có thể quyết
định việc thương lượng chứng từ mà không lo bộ
chứng từ đó cò phải giả mạo không, miễn là bộ
chứng từ đó phù hợp với các quy định của L/C
tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng mạnh dạn
thực hiện việc chiết khấu đối với các L/C trả
chậm. Nghiệp vụ này vừa giúp ngân hàng có thể
thu được một khoản phí, vừa giúp người thụ
hưởng không bị tồn đọng vốn trong kinh doanh


6.Các quy định về chứng từ vận
tải:




Quy định về “chứng từ vận tải sạch”
trong điều 27 UCP 600 cũng có nhiều
điểm tiến bộ. Theo điều này, từ “ sạch”
không cần phải được thể hiện trên bề mặt
của chứng từ vận tải, ngay cả khi L/C
yêu cầu xuất trình một vận đơn sạch.
Điều 19.c.i và ii chấp nhận chứng từ vận
tải ghi là cho phép chuyển tải miễn là chỉ
có duy nhất một chứng từ vận tải. Ngay
cả nếu L/C cấm chuyển tải, thì việc
chứng từ vận tải diễn đạt là sẽ có hoặc có

thể có chuyển tải vẫn không được coi là
lỗi sai sót.


Một số tồn tại UCP vẫn
chưa giải quyết được


1. Giải thích thuật ngữ:





UCP 600 chưa phân biệt “one copy of” và “in
one copy”.
Điều 17 (d). Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất
trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình
bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận.
(Điều 17 (e). Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất
trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng
các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”,
“in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất
trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại
là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện
khác.


2. Điều khoản về tiêu chuẩn
kiểm tra chứng từ





Điều 14: “..dữ liệu trong một chứng không nhất
thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín
dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhưng không
được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó,
với bất cứ chứng từ theo quy định khác hoặc
với thư tín dụng..”
 khó xác định thế nào là dữ liệu ko mâu
thuẫn với nhau và nhiều khi việc quyết định
xem các dữ liệu, thông số có mâu thuẫn hay
không lại phụ thuộc vào trình độ và sự nhạy
cảm của người kiểm tra chứng từ.


×