Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về PHÂN PHỐI THEO LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.04 KB, 72 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sản xuất quyết định phân
phối, phân phối tác động trở lại đối với sản xuất, phân phối là phương pháp, công cụ, thủ đoạn để
đẩy mạnh sản xuất.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng khẳng định phân phối cho tiêu dùng
cá nhân là một điều kiện kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tiến bộ xã
hội. Việc vận dụng quy luật phân phối theo lao động trong lĩnh vực phân phối cho tiêu dùng cá
nhân ở nước ta còn nhiều sai lầm, thiếu sót. Đó là chủ nghĩa bình quân; tiền lương của cán bộ,
công nhân, viên chức Nhà nước và thu nhập của xã viên từ kinh tế tập thể không đủ tái sản xuất
sức lao động; chênh lệch không hợp lý trong tiền lương và thu nhập của người lao động giữa các
lĩnh vực, các ngành, các đơn vị sản xuất - kinh doanh khác nhau. Đời sống của những người mà
nguồn nhập chính dựa vào tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và một bộ phận nông dân tiếp tục giảm
sút; tâm trọng lo lắng trong một bộ phận nhân dân có chiều hướng tăng lên. Thực trạng này có
nguyên nhân từ nền kinh tế kém phát triển, những điều kiện lịch sử cụ thể chi phối và những
nguyên nhân chủ quan mà trước hết là do những sai lầm, thiếu sót trong vận dụng quy luật phân
phối theo lao động.
Tình hình đó đã hạn chế vai trò động lực của phân phối đối với phát triển sản xuất, tiến bộ
xã hội và chừng mực nào đó đã làm “tha hoá” người lao động.
Lao động quân sự, một bộ phận của phân công lao động xã hội, loại hình lao động đặc biệt.
Nhưng chính sách phân phối của xã hội đối với nó chưa thể hiện đúng đắn sự ưu tiên so với các
loại hình lao động dân sự. Đời sống lực lượng vũ trang và gia đình họ vẫn là một trong những
đối tượng khó khăn nhất hiện nay. Tình trạng phân phối bình quân, chưa thực sự gắn với đặc
điểm và điều kiện lao động của từng loại hình lao động quân sự cũng là một vấn đề cấp bách đòi
hỏi được khắc phục nhằm góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội và sử dụng có
hiệu quả chi phí quốc phòng.
Có thể nói thực trạng phân phối vừa qua có những thiếu sót, sai lầm đã ảnh hưởng không
tốt tinh thần, thái độ lao động, đến tăng năng suất lao động của từng người và toàn xã hội. Tiền
lương không bảo đảm tái sản xuất sức lao động, đời sống những người lao động chân chính,
trung thực rất khó khăn, trong khi đó những kẻ làm ăn phi pháp, một số cán bộ do tham nhũng
lại giàu lên một cách nhanh chóng đã làm tăng sự bất bình của người lao động, đất nước càng


thêm khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Tất cả những vấn đề đó đặt ra trước khoa học kinh tế những bài toán đòi hỏi có lời giải kịp
thời. Do đó, đề tài lựa chọn là một trong những vấn đề có tính thời sự - cấp bách.
Tình hình nghiên cứu vấn đề.


Đến nay phân phối theo lao động vẫn là vấn đề khoa học được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Ở trong nước, từ những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã có
một số tác giả nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung, bản chất của phân phối theo lao động (148,
177). Đặc biệt, vấn đề càng được quan tâm hơn kể từ ngày chúng ta tiến hành sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Song phần lớn các công trình, các bài viết chỉ đế
cập ở giác độ kinh tế ngành (72, 154, 165, 172). Một số tác giả nước ngoài cũng tập trung nghiên
cứu vấn đề phân phối theo lao động, các lợi ích kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội (53, 63, 70, 175).
Song phần lớn các công trình nêu trên có phần chịu sự chi phối của cơ chế quản lý kinh tế theo
kiểu tập trung quan liêu, bao cấp, nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội.
Trong lĩnh vực quân sự, phân phối cho tiêu dùng cá nhân bước đầu được một số tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu. Phần lớn các bài đã tham khảo đều tập trung đề cập mối tương
quan về thu nhập, đời sống và tiền lương giữa lao động quân sự với các lĩnh vực hoạt động hoạt
động dân sự, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ đặc điểm, tính chất của lao động
quân sự làm cơ sở cho việc đề xuất những chủ trương, chính sách phân phối của xã hội đối với
lao động quân sự (56, 74, 111, 160, 182). Còn việc vận dụng phân phối theo lao động vào nội bộ
lao động quân sự chỉ mới có những ý kiến bước đầu.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận
án tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đề về lý thuận và thực tiễn của việc phân phối
theo lao động đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước (bao gồm cả lực lượng vũ trang)
và xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, góp phần nhỏ vào giải đáp những vấn đề đang đặt ra
về vận dụng quy luật phân phối theo lao động trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Mục đích của luận án là luận chứng có căn cứ khoa học và đề xuất một số kiến nghị về

việc vận dụng quy luật phân phối theo lao động trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và đối
với lao động quân sự trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để đạt được mục đích đặt ra, luận án sẽ giải quyết
những nhiệm vụ sau:
1- Xác định tính đúng đắn của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
phân phối theo lao động, làm sáng tỏ thêm sự phụ thuộc của nó vào quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất, quan hệ quản lý và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về vai trò, vị trí của
nó trong nền kinh tế ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2- Phân tích một cách có hệ thống thực tiễn vận dụng quy luật phân phối theo lao động
trong thời gian qua. Đề xuất một số phương hướng chủ yếu về phân phối đối với cán bộ, công
nhân, viên chức Nhà nước và xã viên hợp tác xã trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.


3- Phân tích đặc điểm của lao động quân sự trong mối quan hệ tổng thể của phân công lao
động xã hội, vai trò, vị trí của phân phối cho tiêu dùng cá nhân đối với sức mạnh chiến đấu của
quân đội và nâng cao hiệu quả chi phí quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Kiến nghị
một số vấn đề về vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động đối với lao động quân sự và
trong nội bộ lao động quân sự.
Cái mới về mặt khoa học của luận án.
1- Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đề xuất một số điểm về việc
vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều loại hình
quan hệ sản xuất, chịu sự tác động của thị trường và sự quản lý của Nhà nước.
2- Phân tích một cách tương đối có hệ thống quá trình vận dụng các quan hệ phân phối
khách quan của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn với từng nhiệm vụ
chính trị trung tâm của dân tộc; chỉ ra những biểu hiện trì trệ trong việc xác định chính sách phân
phối khi điều kiện khách quan đã thay đổi, làm nảy sinh những lực cản đối với sự phát triển kinh
tế và tiến bộ xã hội
3- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối cho tiêu dùng cá nhân trên cơ sở
vận dụng quy luật phân phối theo lao động trong kinh tế quốc doanh, tập thể và khu vực hành

chính - sự nghiệp phù hợp với nền kinh tế ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đó là, chủ trương phi tập trung hoá chế độ tiền lương, gắn nó với quyền tự chủ sản xuất - kinh
doanh của từng đơn vị kinh tế cơ sở, với sự tác động của cơ chế thị trường, và chế độ tiền lương
tập trung thống nhất đối với lao động hành chính - sự nghiệp.
4- Trên cơ sở luận chứng tính hiệu quả của việc vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao
động vào lĩnh vực quân sự và phân tích đặc điểm của lao động quân sự. Kiến nghị về yêu cầu
phân phối cho tiêu dùng cá nhân đối với lao động quân sự phù hợp với tính chất của loại lao
động đặc biệt và coi đó là một nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng; đề xuất việc phân loại
thành phần đối với sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật - những người lấy hoạt động quân sự
làm nghề nghiệp.
Ý nghĩa của đề tài.
Với kết quả khiêm tốn, luận án có thể góp phần vào khẳng định tính khoa học, cách mạng
của nguyên lý phân phối theo lao động; tác dụng lịch sử của chính sách phân phối của Đảng, Nhà
nước ta trong những điều kiện lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhất là trong tình hình hiện nay. Góp
phần vào việc nghiên cứu, xác định những nội dung kinh tế - xã hội của chính sách phân phối
cho tiêu dùng cá nhân. Đặc biệt là đối với lao động quân sự và nội bộ lao động quân sự.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy một số nội dung về kinh tế
chính trị và kinh tế quân sự ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.


Cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu và viết luận án là các học thuyết của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, về chiến tranh và quân đội, đặc biệt
là các tác phẩm của Lê-nin về xây dựng chủ nghĩa xã hội; các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị của Bộ Quốc phòng.
Luận án còn được thực hiện trên cơ sở phân tích những thông tin được công bố trên báo
chí, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và các số liệu của Tổng cục thống kê nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, tham khảo một số tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài luận án.
Kết cấu của luận án.

Luận án gồm có : Mở đầu, hai chương (bốn tiết), kết luận, tám bản phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo. CHƯƠNG I
PHÂN PHỐI THEO LAO ĐỘNG TRONG CHẶNG ĐẦU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I.1 Phân phối theo lao động-nguyên tắc phân phối cơ bản cho tiêu dùng cá nhân của
chủ nghĩa xã hội
Mỗi một phương thức sản xuất có một phương thức phân phối, mà trực tiếp là do tính chất
của quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế trong từng xã hội quyết định. Ph. Ăng-ghen khẳng định
rằng: “... sự phân phối luôn luôn là kết quả tất nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi
trong một xã hội nhất định” (22). Như vậy, tính lịch sử của các quan hệ phân phối là tính lịch sử
của các quan hệ sản xuất. Điều đó có nghĩa là phân tích các quan hệ phân phối đồng nhất với
việc cụ thể hoá quá trình nghiên cứu quan hệ sản xuất tương ứng với hình thái phân phối ấy là đẻ
ra hình thái phân phối ấy.
Trong tất cả các phương thức sản xuất từ trước đến nay, việc phân phối sản phẩm của lao
động đều phục vụ lơi ích của những người làm chủ tư liệu sản xuất. Nếu tư liệu sản xuất thuộc
về giai cấp bóc lột thì việc phân phối nhằm làm giàu cho giai cấp bóc lột. Nếu tư liệu sản xuất
thuộc về toàn xã hội, trong đó mọi người lao động đều có quyền làm chủ thì việc phân phối là vì
lợi ích của người lao động, chủ thể của xã hội đó. Trong quan hệ phân phối, phân phối cho sản
xuất quyết định sự phân phối cho tiêu dùng. “Bất kỳ một sự phân phối nào về tư liệu tiêu dùng
cũng chỉ là hậu quả của sự phân phối chính ngay những điều kiện sản xuất; ...”(12). Đó là cơ sở
khoa học của những nguyên lý phân phối mà C.Mác đã đề cập trong tác phẩm “ Phê phán cương
lĩnh Gô-Ta”. Ở đây C.Mác đã chỉ ra sự phụ thuộc giữa phân phối sản phẩm lao động với phân
phối tư liệu sản xuất. Bỏ qua mối quan hệ đó mọi kết luận về quan hệ phân phối đều thiếu cơ sở
khoa học.
Cũng trong tác phẩm này, C.Mác đã đề xuất phương thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân
dưới chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản. Trong tổng sản phẩm xã hội, sau
khi đã trừ đi các khoản cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng chung của xã hội, với chế độ sở hữu


công cộng về tư liệu sản xuất, phân phối cho tiêu dùng cá nhân của những người lao động tuân

theo nguyên tắc “phân phối theo lao động”,tức là phân phối tuỳ thuộc vào số lượng và chất
lượng lao động mà từng cá nhân đã đóng góp cho xã hội. Như vậy, phạm vi của quan hệ phân
phối nói chung rộng hơn quan hệ phân phối theo lao động.
Qua nghiên cứu những tư tưởng của C.Mác và các luận điểm của V.I. Lê-nin (29) cho thấy
cần nhận thức về phân phối theo lao động từ hai góc độ. Một là, phân phối theo lao động với tư
cách là quy luật khách quan tất yếu thể hiện sự phụ thuộc trực tiếp giữa trả công lao động với sự
đóng góp lao động có ích. Ở đây quan hệ phân phối chủ yếu áp dụng cho loại hình lao động sản
xuất vật chất. Hai là, phân phối theo lao động được hiểu như là phương thức phân phối, trong đó
lấy kết quả của hoạt động lao động làm tiêu chuẩn để phân phối quỹ tiêu dùng xã hội. Khác với
lao động sản xuất vật chất, ở đó thời điểm trả công đồng thời cũng là thời điểm xác định chính
xác phần đóng góp lao động có ích (kết quả lao động thì ở đây hoạt động lao động của người
nhận tiền công có thể trong một khoảng thời gian dài, tích luỹ dần tay nghề, hoặc chế định trước
kết quả thông qua chất lượng lao động có được của họ.
Cho nên nguyên tắc phân phối theo lao động được áp dụng trong cả lĩnh vực sử dụng quỹ
tiêu dùng xã hội (ở Liên Xô 70-75% quỹ tiêu dùng xã hội được sử dụng có gắn với số lượng và
chất lượng lao động), mà ở đó tuy không phải là tất cả nhưng chủ yếu là lao động phi sản xuất
vật chất. Có nghĩa là nó được áp dụng trong các loại hình lao động khác nhau trong toàn bộ quá
trình phân công lao động xã hội. Và như vậy cần phân biệt hai khái niệm: đóng góp lao động có
ích với nghĩa rộng, tức là hoạt động lao động sau một khoảng thời gian tương đối dài, có thể g
ọi đây là loại lao động tích luỹ, mà chủ yếu là chất lượng của bản thân lao động như: thâm niên,
tay nghề, bậc thợ, bằng cấp và các loai cấp bậc khác thể hiện sự đóng góp lao động khác nhau.
Và khái niệm lao động có ích với nghĩa hẹp của nó, tức là các hao phí lao động thường ngày
được kết tinh trong sản phẩm làm ra, có thể gọi đây là thành quả lao động trực tiếp, mà nó thể
hiện rõ nết nhất trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Đây là những cơ sở lý luận căn bản xuyên suốt
toàn bộ các vấn đề phân phối cho tiêu dùng cá nhân và quan niệm khoa học về phân công lao
động xã hội. Nó thể hiện ở chỗ mọi loại hình lao động trong xã hội trực tiếp hay gián tiếp đều có
tác dụng hữu ích cho nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng việc sử dụng quỹ tiêu dùng xã
hội, mọi người nhận được ở đó một phần không với tư cách như là người sản xuất vật chất mà
như là một thành viên trong xã hội. C.Mác viết: “...Mặc dầu cái mà người sản xuất với tư cách là
cá nhân, bị mất đi thì với tư cách là thành viên của xã hội, người đó lại nhận được một cách trực

tiếp hay gián tiếp” (12). Chúng tôi muốn nhấn mạnh “trực tiếp” hay “gián tiếp” ở đây liên quan
đến tính chất hữu ích chung của phân công lao động xã hội.
Phân phối theo lao động là một tất yếu kinh tế nảy sinh từ những điều kiện kinh tế, xã hội
của chủ nghĩa xã hội. Khi mà của cải chưa được sản xuất dạt dào như nước chảy, khi mà xã hội
còn mang những dấu vết của xã hội cũ để lại thì nguyên tắc phân phối cho tiêu dùng cá nhân
không thể là phân phối theo nhu cầu mà chỉ có thể là phân phối theo lao động.


phân phối theo lao động, theo C.Mác, là phương thức phân phối đặc trưng, duy nhất của
chủ nghĩa xã hội (không tính đến chỗ dự phần của người lao động trong các quỹ phúc lợi xã hội),
trong điều kiện mọi tư liệu sản xuất đã thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội, mọi thành viên đều
bình đẳng đối với tư liệu sản xuất, “Không một ai có thể cung cấp một cái gì khác ngoài lao động
của mình và mặt khác, vì ngoài những vật phẩm tiêu dùng cá nhân ra thì không còn cái gì khác
để có thể trở thành sở hữu cá nhân được”(12). Với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì lao
động cũng đã xã hội hoá một cách trực tiếp. Nhà nước kế hoạch hoá sản xuất và tiêu dùng, trên
cơ sở đó phân phối lao động các ngành, các lĩnh vực theo một tỷ lệ hợp lý giữa tư liệu sản xuất
và sức lao động. Lao động mang tính cộng đồng và tính tập thể; lao động của cá nhân tồn tại trực
tiếp như là một bộ phận cấu thành của tổng lao động xã hội; sản phẩm tiêu dùng được phân phối
trực tiếp cho các thành viên mà không cần qua trao đổi, tức là toàn bộ người lao động có một
quỹ tiêu dùng chung, dưới hình thái hiện vật để phân phối cho cá nhân. C.Mác viết: “Anh ta
nhận của xã hội một cái phiếu chứng nhận rằng anh đã cung cấp một số lao động là bao nhiêu
(sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta làm cho các quỹ xã hội) và với cái phiếu ấy, anh ta
lấy ở kho của xã hội ra một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với một số lượng lao động
anh ta đã cung cấp” (12); mặt khác dưới chủ nghĩa xã hội, năng suất lao động xã hội đã tương
đối cao và đồng đều, tuy chưa đủ thoả mãn theo nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nhưng
đã có khả năng đem lại cho người lao động một cuộc sống ấn no, tự do, hạnh phúc, phong phú cả
về vật chất và tinh thần. Tất cả những vấn đề đó theo chúng tôi là những điều kiện khách quan về
kinh tế để thực hiện phân phối theo lao động theo cách thức mà C.Mác đã dự kiến. Còn đứngv ề
mặt xã hội, “Ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở
của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ

nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những
dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”(12). Một xã hội như vậy thì trình độ thành thạo nghề
nghiệp, ý thức, thái độ của mọi người đối với lao động còn khác nhau và do đó kết quả lao động
giữa họ cũng khác nhau. Trong điều kiện kinh tế và xã hội đó, việc phân phối sản phầm cho tiêu
dùng cá nhân giữa những người lao động chỉ có thể dựa vào mức độ cống hiến của từng người.
Việc căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động để phân phối vật phẩm cho tiêu dùng cá
nhân người lao động là điều kiện cho sự phát triển tình thần, thái độ lao động mới, nâng cao
trình độ kiến thức, trình độ khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường kỷ luật
lao động để đạt năng suất lao động cao. Vì nó kích thích người lao động làm nhiều, làm tốt để
được phân phối nhiều và thông qua việc bảo đảm lợi ích cá nhân người lao động để phát triển
sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tiến bộ xã hội. Đúng như V.I. Lê-nin đã khẳng định:
“Phân phối là phương pháp, công cụ, thủ đoạn để đẩy mạnh sản xuất” (39).
Dưới chủ nghĩa xã hội, phân phối theo lao động còn là sự đảm bảo cho công bằng xã hội:
làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không được hưởng.
“Quyền của người sản xuất là tỷ lệvới lao động mà người ấy đã cung cấp; sự ngang nhau là ở chỗ
người ta đo bằng một thước đo như nhau, tức là bằng lao động”(12). Quyền ngang nhau ấy còn


là “quyền tư sản” vì giữa những người lao động còn có sự khác nhau về thể chất, tinh thần năng
lực lao động, về gia đình con cái phải nuôi nấng... do đó mà cùng một công việc ngang nhau,
những người lao động được dự phần vào quỹ tiêu dùng xã hội không bằng nhau, thu nhập thực tế
không như nhau. Sự bình đẳng trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội còn lấy bất bình đẳng làm
tiền đề, nó chỉ có thể được thực hiện đầy đủ khi xã hội đã đi lên chủ nghĩa cộng sản. Do đó, mọi
sự đòi hỏi về một chính sách phân phối hoàn toàn công bằng hiện nay là điều không thể chấp
nhận được, nó trái với điều kiện khách quan hiện có của xã hội và nếu thực hiện sẽ đưa lại những
hậu quả tai hại cả về mặt phát triển sản xuất và về tiến bộ xã hội.
Phương pháp nghiên cứu của C.Mác cho thấy: một là, phân phối theo lao động là phương
thức phân phối vật phẩm tiêu dùng, là quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; hai là, mọi hình
thức phân phối được căn cứ và quyết định bởi sự đóng góp lao động có ích của các thành viên xã
hội đều thuộc phạm vi của quan hệ phân phối theo lao động; ba là, khi nghiên cứu các tiền đề

khách quan của phân phối theo lao động phải đặt chúng trong mối quan hệ qua lại với quan hệ
chiếm hữu tư liệu sản xuất, phân công lao động xã hội và đặc tính xã hội của lực lượng sản xuất.
Từ những nội dung lý luận đã nêu trên, có thể khẳng định rằng phân phối theo lao động là
một tất yếu kinh tế, một quy luật kinh tế, một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Đó là điều
hoàn toàn không thể phủ nhận được. Những nguyên lý cơ bản mà C.Mác đã nêu ra về quan hệ
phân phối nói chung, phân phối theo lao động nói riêng là khách quan khoa học trong điều kiện
của chủ nghĩa xã hội khi những yếu tố của nó đã chín muồi: lực lượng sản xuất đạt đến trình độ
xã hội hoá cao, chỉ còn hai hình thức sở hữu là sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và sở hữu cá
nhân của người lao động về tư liệu tiêu dùng; lao động đã mang tính chất xã hội trực tiếp, quan
hệ hàng hoá - tiền tệ không còn tồn tại, Nhà nước là cơ quan điều hành tập trung việc sản xuất và
phân phối của toàn xã hội.
Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa và ở nước ta, từ
những thành côngvà thất bại, quá trình tìm tòi, thể nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư duy
kinh tế mới hình như đã phủ nhận những quan điểm trên của C.Mác ? Hoàn toàn không phải như
vậy. Bởi vì, C.Mác dựa trên những lập luận khoa học đã dự đoán một xã hội tương lai, đó là xã
hội xã hội chủ nghĩa. Còn quá trình xây dựng nó, tìm tòi các mô hình của nó trong thực tế lại là
vấn đề hoàn toàn khác. Trong xã hội hiện nay không chỉ tồn tại một chế độ sở hữu duy nhất về tư
liệu sản xuất là chế độ sở chữu công cộng với hai hình thức sở hữu tư nhân, cá thể về tư liệu sản
xuất (khi nó còn tác dụng phát triển sản xuất), hình thức sở hữu hỗn hợp dưới dạng công ty liên
doanh hoặc cổ phần (kẻ cả với tư bản nước ngoài). Phương thức phân phối duy nhất đa dạng
hơn, phân phối theo lao động không còn là phương thức phân phối duy nhất. Lao động chưa
mang đầy đủ tính chất xã hội trực tiếp, Nhà nước chỉ có chức năng quản lý hành chính - kinh tế,
các đơn vị kinh tế cơ sở có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, tổ chức
quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bố trí sấp xếp lao động và trả công lao động. Quan hệ
hàng hoá - tiền tệ, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là yêu cầu tất
yếu khách quan của nền kinh tế trong chặngđầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người


lao động dự phần vào phân phối sản phẩm tiêu dùng không phải trực tiếp bằng hiện vật mà thông
qua hình thức tiền lương, tiền lương đó vừa dựa vào một khung thang bảng lương thống nhất vừa

tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế của đơn vị cơ sở, lấy thước đo là số lượng và chất lượng lao động,
thể hiện trên kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh.
Tư duy kinh tế mới về chủ nghĩa xã hội không hề phủ nhận nguyên tắc phân phối theo lao
động, coi đó là một nguyên tắc cơ bản trong việc phân phối cho tiêu dùng cá nhân, tuy về mặt
phương thức phân phối có đa dạng hơn, hình thức và biện pháp phân phối linh hoạt hơn, phù hợp
với một nền kinh tế có điều tiết, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Như vậy ta có thể nhận thức quan điểm và tìm hiểu những căn cứ khoa học, tiền đề về mặt
lô gích và lịch sử của sự phát sinh và phát triển quan hệ phân phối theo lao động của C.Mác như
thế nào ?
Theo chúng tôi, có thể nhìn nhận vấn đề từ hai mặt. Một là, phải chăng ở đây C.Mác vận
dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, như C.Mác đã vận dụng phương pháp đó trong
nghiên cứu chủ nghĩa tư bản mà tập trung nhất là ở Bộ “Tư bản”, gạt bỏ những hiện tượng không
bản chất, riêng lẻ, ngẫu nhiên để nắm lấy thuộc tính bản chất, tất yếu, bên trong, xem xét xã hội
tư bản như một xã hội thuần tuý chỉ còn có mối quan hệ kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản. C.Mác cũng hình dung chủ nghĩa xã hội như một xã hội thuần tuý, đã xoá bỏ chế độ tư
hữu cả tư hữu tư bản chủ nghĩa và tư hữu nhỏ, thiết lập chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản
xuất trên toàn xã hội, lao động đã trở thành lao động xã hội trực tiếp, tiền đề cho kinh tế hàng
hoá không còn tồn tại, giai cấp công nhân làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do
Nhà nước làm đại biểu. Ph.Ăng-ghen, sau đó từ nghiên cứu “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”
đã bổ sung, đề xuất tư tưởng về hợp tác hoá để đưa những người nông dân cá thể, sản xuất nhỏ đi
lên con đường xã hội chủ nghĩa, hình thành nên hình thức sở hữu tập thể.
Cần phải thấy rằng, từ phân tích sự vận động của xã hội tư bản, Mác - Ăng-ghen đã dự
kiến cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở phần lớn các nước văn minh, là những nước tư bản phát triển ở
trình độ cao nhất, nơi đó mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩ tư bản đã phát triển hết sức sâu sắc, lực
lượng sản xuất xã hội hoá cao trong khi chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa lại quá chật hẹp. Giai
cấp tư sản hầu như nắm hết những tư liệu sản xuất chủ yếu, các tầng lớp trung gian ngày một suy
tàn và tiêu vong đi với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp công nhân ngày một tăng thêm
về số lượng và trưởng thành lên về chính trị. Nếu dự kiến của Mác - Ăng-ghen biến thành hiện
thực, cách mạng vô sản nổ ra và giành được thắng lợi thì chủ nghĩa xã hội với phương thức sản

xuất và phân phối như C.Mác đã hình dung trên đại thể không phải là không hiện thực. Tuy
nhiên, lịch sử phát triển của xã hội đã không diễn ra như dự kiến của hai ông.
Lê-nin đã kế tục và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, khi mà
chủ nghĩ tư bản đã chuyển sang đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản trở thành yêu cầu trực
tiếp. Luận điểm của Lê-nin về khả năng thắng lợi trước tiên của chủ nghĩa xã hội ở một nước -


mặt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà nước đó không nhất thiết là một nước tư bản phát
triển cao, đã là tiền đề về lý luận cho sự thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga, một
nước tư bản ở trình độ phát triển trung bình. Cách mạng giành được thắng lợi chưa bao lâu thì
nội chiễn nổ ra. Lê-nin phải áp dụng chính sách cộng sản thời chiến để tổ chức sản xuất và phân
phối sản xuất. Kinh tế hàng hoá không còn tồn tại, Nhà nước trưng thu lương thực thừa của nông
dân để cung cấp cho công nhân và Hồng quân, thời kỳ đó người ta đã lập ra danh mục những vật
phẩm tiêu dùng cho một người lao động và phân phối hiện vật. Sau nội chiến, tình hình kinh tế,
xã hội ở Nga lâm vào trạng thái khủng hoảng nặng nề, sản xuất đình trệ và giảm sút nghiêm
trọng, công nhân và nông dân không thiết tha với sản xuất. Chính sách kinh tế mới (NEP) đã là
một sự chuyển hướng thiên tài về chỉ đạo chiến lược cách mạng mà những nội dung cơ bản của
nó là thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế nông nghiệp, phát triển chủ nghĩa tư bản
nhà nước, khôi phục lại quan hệ hàng hoá tiền tệ. Trong xí nghiệp quốc doanh, thực hiện hạch
toán kinh tế, phân phối theo nguyên tắc phân phối theo lao động thông qua hình thức tiền lương,
quan tâm kícn thích lao động bằng lợi ích vật chất... Chỉ sau khi ban hành và thực hiện chính
sách kinh tế mới không lâu, cục diện chính trị, kinh tế, xã hội nước Nga đã có một bước chuyển
biến tích cực.
“Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc đia,
nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu
quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều” (71). Thực trạng đó và
còn chi phối đến mức độ hoạt động của các quy luật kinh tế nói chung và quy luật phân phối theo
lao động nói riêng. Và việc “phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ làm cho phương thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân đa dạng. Các
thành phần kinh tế với chế độ sở hữu khác nhau nên phương thức phân phối khác nhau, phù hợp

với tính chất của từng chế độ sở hữu đó. Kinh tế quốc doanh và kinh tế thập thể tuy bước đầu
được xây dựng còn non yếu, phương thức phân phối ở đây tất nhiên không thể không tuân theo
nguyên tắc phân phối theo lao động. Với kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân,
phân phối theo lao động là phương thức phân phối cơ bản, chủ yếu, tuy nhiên, do quyền tự chủ
sản xuất kinh doanh của từng đơn vị kinh tế và sự chi phối của cơ chế thị trường, nhiều khi
những người công nhân ở các đơn vị khác nhau cùng bỏ ra một lượng lao động như nhau nhưng
thu nhập lại khôngbằng nhau. Việc phân phối theo lao động chỉ mới được thể hiện ở từng cơ sở,
thông qua phân phối phần doanh thu có được trong sản xuất - kinh doanh. Nó thể hiện ở chỗ
ngoài tiền lương, người công nhân còn được phân phối thông qua kinh tế phụ gia đình, tiền vốn
cổ phần đóng góp vào xí nghiệp và nhiều hình thức khác. Tuy nhiên ở đây phải phân biệt mối
liên hệ trực tiếp giữa thu nhập và đóng góp lao độngcó ích của người lao động với mối liên hệ có
thể là gián tiếp, giữa hai yếu tố đó trong phân phối theo giá trị, thông qua thị trường.
Với kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể, thực hiện chế độ khoán gọn đến
từng hộ gia đình xã viên, phân phối theo lao động được thực hiện thông qua thu nhập từ kinh tế


gia đình là chủ yếu, cộngvới phần phân phối của hợp tác xã tuỳ theo sự đóng góp lao động hoặc
góp vốn của xã viên vào hợp tác xã.
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đi lên theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, quy luật phân phối theo lao động không thể phát huy tác dụng đối với toàn bộ nền
kinh tế. Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể, phân phối theo lao động
không là quy luật nội tại, nó chỉ có thể tác động ở mức độ nhất định thông qua hoạt động quản lý
kinh tế vĩ mô của Nhà nước bằng nhiều chính sách (luật lao động, các thứ thuế) nhằm điều tiết
thu nhập của các thành phần kinh tế đó. Quy luật phân phối theo lao động chỉ có thể phát huy tác
dụng ngày càng đầy đủ và tính ưu việt của nó hơn các hình thức phân phối khác trong toàn bộ
nền kinh tế khi mà công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội giành được
thắng lợi có tính chất quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội
thì phải cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới, một xã hội không có chế độ người bóc lột người,
một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì

hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” (47).
Qua nội dung đã phân tích trên, có thể rút ra những kết luận sau đây:
Một là: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về phân phối theo lao động dưới chủ
nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn, khách quan, khoa học,l à một trong những nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa xã hội mà các Đảng Cộng sản cần nhận thức một cách nghiêm chỉnh để đưa đất
nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Xa rời nguyên tắc đó thì
nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, cải cách, đổi mới sẽ không tránh khỏi sai lầm và đi chệch hướng.
Hai là: nắm vững tinh thần, thực chất nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
phân phối nói chung và phân phối theo lao động nói riêng thể hiện ở sự vận dụng sáng tạo vào
từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước, từng thời kỳ cách mạng và từng lĩnh vực hoạt động
của kinh tế - xã hội. Tính sáng tạo được cụ thể hoá bằng sự nhận thức khoa học về sự hoạt động
của quy luật phân phối theo lao động dựa trên những điều kiện tiên quyết khách quan về lực
lượng sản xuất, quan hệ kinh tế - tổ chức và kinh tế - xã hội, bằng việc thường xuyên tổng kết
thực tiễn và rút ra những kết luận chính xác cho chỉ đạo hành động, lấy động lực tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tiêu chuẩn.
Ba là: Mọi nhận thức và hành động thái quá bằng cách: hoặc phủ nhận sạch trơn tất cả các
biểu hiện của quy luật phân phối theo lao động; hoặclà đề cao quá mức phạm vi hoạt động của
nó, nóng vội áp dụngvào thực tiễn những hình thức phân phối mà thực chất nó chưa có đầy đủ
các tiền đề vật chất và kinh tế - xã hội, đều mang lại những hậu quả xấu cho phát triển sản xuất
và nhân cách con người, và nói chung đều là có hại.
Và để làm rõ điều này chúng tôi xin phân tích và đề cập đến ở phần sau.
I.2. Quá tình thực hiện và một số vấn đề về phương hướng vận dụng quy luật phân
phối theo lao động trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Ở Việt Nam, từ khi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập, Đảng và Nhà nước xác
định: “Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan do phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa quyết định”(136). Đối với cán bộ, công nhân, viênchức Nhà nước, phân phối theo lao động
là “nguyên tắc cơ bản của tiền lương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa” (136). Phân phối theo lao
động được coi là đòn bẩy “khuyến khích sản xuất, nâng cao năng suất lao động - sắp xếp lao

động một cách có kế hoạch giữa các ngành kinh tế quốc dân”(136). Từ nhận thức vai trò và tầm
quan trọng của phân phối theo lao động trong thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế (1958-1960),
Nhà nước đã hai lần cải tiến chế độ tiền lương (117). Cùng với chính sách tiền lương, tiền
thưởng, các khoản phụ cấp bổ sung thêm vào phân phối theo lao động, việc lãnh đạo sản xuất,
quản lý thị trường, ổn định vật giá đã làm cho tiền lượg thực tế ổn định, có tác dụng khuyến
khích người lao động làm việc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phát huy tinh
thần tự lực, tự cường của dân tộc vừa dựa vào viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với
phân phối theo lao động , chúng ta đã cố gắng bảo đảm đời sống với những nhu cầu cơ bản cho
toàn xã hội để động viên sự chi viện toàn diện của miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Chính
sách phân phối nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị hàng đầu: bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam thống nhất Tổ quốc. Trong điều kiện đó, những quan hệ kinh tế vừa tuân theo quy luật kinh
tế vừa chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh và “giao thoa” với quy luật chiến tranh. Quy luật
phân phối theo lao động cũng chịu sự chi phối đó.
Chúng tôi cho rằng chính sách phân phối, chính sách tiền lương thời kỳ đó có tác dụng
tăng cường sự đoàn kết toàn dân, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần giành
thắng lợi trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Những chính sách cụ thể, trong từng hoàn cảnh
lịch sử cụ thể đã có tác dụng lớn lao khi nó phù hợp với đòi hỏi tất yếu của giai đoạn lịch sử đó.
Quan niệm như vậy vừa có tính biện chứng vừa có tính lịch sử. Tuy nhiên, để rút ra những kết
luận về mặt kinh tế một cách chính xác khó có thể dựa trên một thực tế có sự ảnh hưởng của rất
nhiều các yếu tố phi kinh tế, đó là các yếu tố của chiến tranh. Chính vì vậy mà áp dụng hay duy
trì quá lâu các phương pháp hay cơ chế quản lý thời chiến như cơ chế tập trung quan liêu, bao
cấp vào giai đoạn xây dựng đât nước trong thời bình đã không đưa lại kết quả như mong muốn,
mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực. Ngày nay điều kiện lịch sử đã thay đổi mà chính sách
phân phối vẫn duy trì trên cơ chế cũ. Xét về mọi phương diện, đến nay nước ta vẫn còn ở chặng
đầu của thời kỳ quá độ, việc vận dụng quy luật phân phối theo lao động như ở một xã hội xã hội
chủ nghĩa đã hoàn thiện làm cho quan hệ phân phối trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh
tế và tiến bộ xã hội.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những sai lầm vừa qua liên quan trực tiếp đến nhận thức và
vận dụng quy luật phân phối theo lao động, thể hiện trước hết ở chủ nghĩa bình quân; tiền lương

không đủ tái sản xuất sức lao động; phần lương theo cấp bậc kỹ thuật và chức vụ ngày càng
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập; những chênh lệch bất hợp lý trong thu nhập của cán bộ,
công nhân và viên chức nhà nước.


Chủ nghĩa bình quân trong tiền lươnglà một thiếu sót kéo dài, xa lạ với chế độ phân phối
theo lao động. Nó không những không khuyến khích tài năng và những người lao động giỏi, thù
lao đúng mức những người có cống hiến nhiều cho xã hội, mà còn gây ra tâm trạng làm việc tắc
trách, ỷ lại, lười biếng. Chủ nghĩa bình quân trong tiền lương biểu hiện trước hết trong thang,
bảng lương: mức chênh lệch về tiền lương danh nghĩa giữa lao động phức tạp với lao động giản
đơn; giữa lao động đào tạo với không đào tạo; giữa thợ bậc cao và thợ bậc thấp là không đáng
kể. Ví dụ như: lương công nhân cơ khí luyện kim bậc 3/7 so với cán bộ tốt nghiệp đại học là
299đ/299đ và theo cách tính lại lương là 30.600đ/29.920đ (137,138,139; lương của cán bộ khoa
học, kỹ thuật xếp cùng khung bậc lương của cán sự và nhân viên hành chính - sự nghiệp (137)
(Xem thêm phụ lục 1 và 2).
Đã có thời kỳ, tiền lương hiện vật (chủ yếu là bằng hiện vật cung cấp theo giá thấp) không
gắn liền với kết quả lao động của người ăn lương, mang tính bao cấp nặng nề. Ví dụ Phiếu E cấp
cho những người có mức lương từ 60 đồng trở xuống; phiếu D cho những người có mức lương
61-90 đồng; từ 91-105 đồng hưởng phiếu C; việc cung cấp cho cả người ăn theo càng tăng thêm
tính chất bình quân và không hợp lý. Bởi vì, hàng cung cấp có định lượng ổn định chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi ngân sách gia đình: năm 1960=65,4, năm 1965=76,4%, năm 1971=69,7% và
năm 1975=64,8% (55). Chế độ thưởng, bồi dưỡng bữa ăn trưa thường được căn cứ vào ngày
công trong tháng, năm để phân chia, chứ không căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả
công tác càng làm tăng thêm tính chất bình quân.
Cùng với chủ nghĩa bình quân là tình trạng tiền lưưong thực tế liên tục bị giảm sút, không
đủ bảo đảm tái sản xuất sức lao động một cách bình thường. Bàn về giá trị của sức lao động dưới
chủ nghĩa tư bản, c.Mác đã viết: “... Để phát triển và duy trì đời sống của mình, con người ta
phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Nhưng, giống như máy móc con người
cũng hao mòn và phải được thay thế bằng một người khác. Ngoài số lượng những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để duy trì bản thân người công nhân , người đó còn phải có một số lượng tư liệu

sinh hoạt nữa để nuôi nấng con cái nhằm thay thế người ấy trên trị trường lao động và duy trì
mãi mãi mãi giống người công nhân. Hơn nữa, muốn phát triển sức lao động của mình và có
được một kỹ năng nhất định, ngưòi ấy còn phải tiêu phí thêm một lượng giá trị nhất định nữa”
(8). Quan điểm của C.Mác vẫn đúng trong điều kiệncủa chủ nghĩa xã hội.
Do vậy, chính sách phân phối tiền lương phải luôn được hoàn thiện trên cơ sở phát huy các
chức năng cơ bản của nó: một là, tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, coi tiền
lương thực sự là một yếu tố của sản xuất và nằm ngay trong sản xuất (C+V). Quan điểm như vậy
mới có thể khắc phục được tình trạng bình quân, coi tiền lương như là một bộ phận của chính
sách xã hội. Tuy nhiên, tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội không chỉ để tái sản xuất ra sức lao
động, nó là một phần của số lượng và chất lượng lao động mà người công nhân đã cung cấp cho
xã hội và được xã hội phân phối sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ cho mở rộng sản xuất và
tiêu dùng chung của xã hội. Nó là một phần của giá trị mới mà anh ta đã sáng tạo ra và được xã
hội bù đắp lại, không chỉ để tái sản xuất ra sức lao động mà còn để thoả mãn nhu cầu ngày càng


tăng lên, bảo dảm sự phát triển tự do và toàn diện của người lao động. Hai là, tiền lương có tác
dụng kích thích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Mâu thuẫn giữa một
bên là nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống ngày càng tăng và có tính xã hội cao với một bên là thu
nhập có được để thoả mãn các nhu cầu đó, biến các nhu cầu đó thành nhu cầu có khả năng thành
toán, lại bị giới hạn bởi ngay chính sự đóng góp sức lao động của họ. Đây là động lực thúc đẩy
họ phải thường xuyên nâng cao tay nghề, làm hết năng lực, và làm việc với chất lượng cao hơn.
Ba là, phân phối có chức năng liên kết sản xuất với tiêu dùng. Việc xác định tỷ lệ trong quỹ tiêu
dùng xã hội làm cho sản phẩm đến với từng người tiêu dùng có một ý nghãi quan trọng trong tái
sản xuất xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy có thể thực hiện quá trình đó theo phương thức, hoặc
tiền tệ hóa các thu nhập và mọi nhu cầu của người lao động được thoả mãn trên cơ sở mua và
bán, hoặc ở mức độ phát triển cao của xã hội, thoả mãn nhu cầu được hiện thông qua các hình
thức phân phối trực tiếp như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã dự đoán. Bốn là,
phân phối còn góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Ở đây đòi hỏi mọi nhận thức về công bằng
phải được thể hiện bằng sự xứng đáng người lao động được hưởng thông qua việc đóng góp của
họ vào sản phẩm chung của xã hội. Công bằng không thể đồng nhất với cào bằng và chủ nghĩa

bình quân trong phân phối.
Không thể đồng nhất phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội
với phân phối theo giá trị của sức lao động, tức tiền lương của người công nhân làm thuê. Hai cơ
chế này thể hiện sự tác động khác nhau của các nhân tố quyết định lượng thu nhập của người lao
động. Một mặt, thu nhập của họ phụ thuộc một cách trực tiếp vào tính hiệu quả và chất lượng
lao động của chính bản thân người lao động. Mặt khác, là do nhiều yếu tố bên ngoài, mà ngay
bản thân người lao động cũng không làm chủ được tình thế như: điều kiện thiên nhiên, xa hay
gần thị trường, cạnh tranh thị trường, trang bị kỹ thuật tốt hay xấu, quan hệ cung cầu về sức lao
động, v.v... Biểu hiện bề mặt của hiện tượng đó được phân biệt là; nếu phân phối theo lao động
phải đảm bảo rằng: ai làm tốt, người đó sẽ sống tốt, thì phân phối theo giá trị sức lao động đảm
bảo “số phận” tốt cho ai, là người không chỉ làm tốt mà còn gặp thời (vận may) trong thị trường.
Ở nước ta từ sau năm 1975 đến nay tiền lương chưa làm tròn vai trò của nó đối với những
người lấy đồng lương làm thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất. Có thể nói: “Mấy năm qua ở nước ta,
tiền lương thực tế của công nhân, viên chức bao gồm cả phần hiện vật và phần bằng tiền liên tục
bị giảm sút, không đủ bảo đảm tái sản xuất sức lao động một cách bình thường” (137). Trải qua
nhiều lần cải tiến, điều chỉnh, tính lại và phụ cấp lương, chính sách tiền lương chưa có sự thay
đổi căn bản, toàn diện, triệt để mà thường chắp vá, vì vẫn dựa trên cơ sở thang bảng lương cũ,
v.v.... tình hình thực tế là tiền lương danh nghĩa tăng nhưng lương thực tế lại giảm, vì nhịp độ
tăng lương và các khoản phụ cấp chậm hơn nhiều so với sự gia tăng của giá cả. Theo số liệu của
Tổng công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), lương bình quân của một công nhân viên
chức năm 1960 mua được 140 kg gạo, năm 1985 chỉ còn 2/5 của lương bình quân năm 1960.
Mức tiền lương dành cho ăn liên tục giảm: năm 1960 đạt 2300 calo/ngày, tháng 7-1987 chỉ còn
1651 calo/ngày, tháng 9-1985 đạt 2030/ngày, tháng 7-1987 chỉ còn 1651 caolo/ngày (mức 1700-


1980 calo/ngày là mức suy dinh dưỡng) (147). Cuối năm 1987 so với năm 1985 giá cả tăng
khoảng 50-60 lần (183). Nếu tính từ năm 1960 đến năm 1975, lương bình quân hàng tháng tăng
lên 13%, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng tăng 28%, nhưng thu nhập thực tế giảm 21%
(55). “So với mức cuối năm 1985, tiền lương thực tế hiện nay (cuối năm 1990) chỉ bằng khoảng
1/2”(141).

Trong điều kiện tổng thu nhập bằng tiền nhỏ hơn tổng giá cả những vật phẩm tiêu dùng
thiết yếu do sự gia tăng giá cả, đòi hỏi hoặc phải tăng lương cùng nhịp độ với tăng giá cả mặc dù
không có sự thay đổi chất và lượng lao động, hoặc phải giảm giá những hàng hoá tiêu dùng thiết
yếu. Nhưng việc bù giá, trợ cấp lương do trượt giá thường chậm làm cho người ăn lương thiệt,
đời sống khó khăn. Việc chậm lương có thời kỳ trở thành phổ biến, đặc biệt đối với những đơn vị
sản xuất ngành than, điện, các đơn vị hành chính - sự nghiệp, y tế, văn hoá giáo dục, lực lượng
vũ trang, người về hưu và những người hưởng chính sách xã hội là những đối tượng gặp nhiều
khó khăn. Tình hình đó làm cho công nhân không gắn bó với công việc và kết quả lao động,
kiếm sống bằng mọi cách kể cả bất chấp luật lệ và làm thuê cho tư nhân để kiếm tiền chi dùng
hàng ngày (94). Giáo viên bỏ nghề, bỏ giờ với con số đến mức báo động (từ tháng 9-1988 đến
tháng 4-1989), ở mười tỉnh phía Nam, số giáo viên bỏ nghề lên đến gần 7.600 người (65). Ở các
tỉnh phía Bắc giáo viên bỏ nghề chưa phổ biến nhưng đã báo động.
Tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động là một trong những nguyên nhân làm “tha
hoá” người lao động, họ không thiết tha, gắn bó với nghề nghiệp, mất khả năng sáng tạo, suy
giảm lòng tin vào chế độ xã hội, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tác động xấu đến tiến bộ xã
hội, phát triển kinh tế. Nhấ là khi tiền tệ hoá một phần tiền lương (ngoài các khoản như: học
hành, nhà ở, phương tiện đi lại, dịch vụ y tế v.v...), đối tượng chịu nhiều thiệt thòi là lao động
nặng nhọc, độc hại, lực lượng vũ trang, hao phí lao động lớn mà thu nhập thấp, còn lao động ở
các cơ sở xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, v.. mức hao phí lao động thấp hơn
lại có thu nhập cao hơn. Bởi vì, một mặt, đối với các đối tượng này phần họ được hưởng trong
các khoản chưa được tiền tệ hoá là rất ít; mặt khác, những khoản đã được tiền tệ hoá vào lương
lại bị giảm sút do giá cả tăng, các khoản phục cấp không tương ứng với lương hiện vật trước đây.
Do đó lương thực tế của các đối tượng này càng giảm hơn so với các đối tượng khác. Tình trạng
trên đây có nguyên nhân sâu xa là do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Nhưng về
mặt chủ quan là Nhà nước chưa xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tái sản xuất sức lao động, chưa căn
cứ vào số lượng và chất lượng lao động để xác định mức lương cho phù hợp.
Hiện nay tại nhiều đơn vị kinh tế, tiền lương chiếm tỷ lệ nhỏ trong thu nhập của người lao
động (bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp nhiều loại - xem phụ lục 3,4).
Chúng tôi cho rằng tiền lương cấp bậc công việc, chức vụ, nghề nghiệp phải thực sự là bộ phận
chủ yếu trong thu nhập của người lao động, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm và nâng

cao đời sống của họ. Có như vậy, nó mới đóng vai trò quan trọng trong kích thích người lao động
làm việc tốt hơn, quan tâm thiết thân hơn đến kết quả lao động và nâng cao trình độ tay nghề. Vì
vậy, tiền lương phải dựat rên cơ sở số lượng và chất lượng của lao động, nhằm kích thích tính


tích cực của người lao động, nó khác với các biện pháp thuần tuý nhằm tăng mức sống chung
cho người lao động.
Việc vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động còn thể hiện ở sự chênh lệch bất hợp lý
về tiền lương và thu nhập trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước làm việc trong
các ngành, cơ sở sản xuất - kinh doanh khác nhau. Theo chúng tôi, sự khác nhau về tiền lương,
thu nhập và mức sống phải thực sự do kết quả lao động, do năng lực, thể chất và hoàn cảnh gia
đình... của mỗi người quyết định. Thực tế ở ta vừa qua, do chế độ tiền lương theo kiểu tập trung,
bao cấp toàn xã hội đã trở nên xơ cứng và trì trệ.
Trong cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, chính sách khấu hao tài sản cố định của Nhà nước
quá thấp cũng là điều kiện để có thu nhập cao cho những cơ sở trực tiếp sử dụng tài sản đó. Cùng
với thu khấu hao thấp do định giá tài sản cố định thấp hơn giá trị, dưới giá vốn, những đơn vị
kinh tế được Nhà nước cấp vật tư trong nước mua theo giá thoả thuận. Bởi vì vật tư mua theo giá
thoả thuận thường cao hơn và không ổn định nên giá thành sản phẩm sản xuất ra cao. Mặt khác,
trong tình hình giá thường xuyên tăng và tăng với nhịp độ cao thì những đơn vị được cung ứng
nhiều vật tư sẽ có nhiều vật tư tồn đọng là điều kiện có lãi cao, trong trường hợp đó, nếu không
dùng vật tư để sản xuất mà đem bán vẫn có lãi.
Chính sách hai giá trước đây là nguồn kiếm lợi đối với những người làm việc trong lĩnh
vực phân phối lưu thông. Sự chênh lệch giữa giá bán cung cấp trong cửa hàng Nhà nước với giá
bán tự do trên thị trường đã làm nảy sinh hiện tượng mậu dịch viên tuồn hàng cho bọn con buôn,
bán trong nội bộ, mua giá thấp, bán giá cao cho người tiêu dùng để ăn chênh lệch giá. “Khoản
thu nhập không hợp lý này thường do đem sản phẩm lưu thông ở thị trường tự do thu được chênh
lệch giá cao, do cân đong dối trá và bớt xén của nhân dân, do tuồn hàng Nhà nước cho con
buôn”(131). Ngoài ra những chênh lệch thu nhập bất hợp lý còn do các khoản bao cấp khác của
Nhà nước cho một số đối tượng.
Nếu như hệ thống thang bảng lương hiện nay có mức chênh lệch không đáng kể, phân biệt

không rõ giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp, những khoản bao cấp bằng hiện vật trước
đây làm mất tác dụng khuyến khích lao động, vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động, thì
việc sơ hở, thiếu đồng bộ trong quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và thiếu những chính sách bảo đảm
công bằng xã hội đã tạo ra lãi giả, tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị sản xuất kinh
doanh với nhau, giữa các đơn vị đó với các lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội. Mức phân hoá
thu nhập trong thực tế tăng gấp nhiều lần so với quy định trong thang bảng lương danh nghĩa,
chênh lệch đến mức phi lý, thu nhập của lao động phức tạp (cán bộ giảng dạy, kỹ sư, bác sĩ, nhà
khoa học) thấp hơn lao động giản đơn. Sự chênh lệch đó không khuyến tài năng và lao động
sáng tạo, không thể không phương hại đến lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, lợi ích của
Nhà nước đến phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Những điều phân tích ở trên nói lên rằng, mối liên hệ giữa thu nhập và tiền lương đang quá
lỏng lẻo. Tình trạng đó chẳng những làm cho nguyên tắc phân phối theo lao động và công bắng


xã hội bị vi phạm, bị coi nhẹ và kém hiệu lực mà còn tạo điều kiện cho việc hình thành các
khoản thu nhập phi lao động, thu nhập bất chính trong xã hội. Thực tế đã bức bách đòi hỏi phải
cải cách chế độ tiền lương, xoá bỏ tận gốc chế độ bao cấp, thực hiện tiền tệ hoá tiền lương.
Một vấn đề khác cần quan tâm là sự phân hoá thu nhập không định hướng, trong xã hội đã
và đang tạo điều kiện cho các hiện tượng phân phối tùy tiện thiếu cơ sở khoa học, những chệnh
lệch do thu nhập bất chính đã vi phạm nguyên tắc phân phối theo lao động và làm tăng thêm
những bất công xã hội. Tình trạng đó đã gây ra sự bất bình trong đội ngũ những người lao động
chân chính, đặc biệt là đội ngũ trí thức, lực lượng vũ trang.
Với việc chuyển sang cơ chế tự chủ và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, các cấp, các
ngành, các đơn vị tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập cho công nhân viên chức của mình. Nhìn
chung, việc trả lương theo cơ chế mới đã có tác dụng tích cực thúc đẩy tính năng động trong sản
xuất, kinh doanh, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo của người lao động. Từ đó, cùng một trình độ
như nhau nhưng đơn vị nào làm ăn giỏi, tiền lương của người lao động ở đó cao hơn là hoàn toàn
hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng mức lương, tiền lương giữa các đơn vị kinh tế lại chênh
lệch nhau một cách quá xa, không hợp lý. Có thể giữa những người lao động không hơn kém
nhau về trình độ lành nghề, trình độ đào tạo, năng lực, thể chất và kết quả lao động nhưng thu

nhập lại hơn kém nhau nhiều lần, thậm chí những người có trình độ lành nghề cao, lao động tốt,
cống hiến cho xã hội và tập thể nhiều lại có thu nhập thấp hơn những người có kỹ năng nghề
nghiệp kém, lao động tồi, cống hiến ít. Nguồn gốc của sự chênh lệch bất hợp lý đó có thể do sự
tuỳ tiện của các đơn vị cơ sở, sơ hở trong quản lý, điều hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Đó là chưa
kể đến có những xí nghiệp, công ty làm ăn không trung thực, tẩu tán tài sản của Nhà nước, buôn
bán vật tư vòng vèo để ăn chênh lệch giá, lậu thuế, trốn thuế, thậm chí buôn lậu để có lợi nhuận
cao nhằm phân phối nội bộ, càng tạo nên tình trạng bất hợp lý trong thu nhập của cán bộ,công
nhân, viên chức, giữa đơn vị kinh tế và cơ quan hành chính - sự nghiệp.
Từ sau đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có những
cải tiến trong chính sách phân phối, tiền lương, quản lý v.v.. nhằm vừa khắc phục tình trạng bình
quân, tiền lương không đủ sống, ổn định đời sống và nâng dần tiền lương thực tế,vừa khắc phục
tình trạng “thu nhập chênh lệch quá bất hợp lý, gây mất ổn định và bất bình trong xã hội”(124).
Nhưng đến nay tình hình đó vẫn chưa được khắc phục đáng kể.
Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông thuộc thành phần kinh tế tập thể, nguyên tắc
phân phối theo lao động được vận dụng để hình thành thu nhập cá nhân của xã viên hợp tác xã.
Do đặc điểm đặc thù của kinh tế tập thể, phân phối thu nhập cho xã viên vừa bằng hiện vật vừa
bằng giá trị. Tuy nhiên, đó không phải là cách phân phối duy nhất. Bởi vì, tình hình chính trị, xã
hội của đất nước có chi phối đến chính sách phân phối, có thời kỳ chỉ căn cứ vào ngày công, có
thời kỳ lại nhằm trước hết bảo đảm nhu cầu cơ bản về lương thực cho các đối tượng trong hợp
tác xã hoặc là vừa phân phối theo ngày công vừa chú ý đến nhu cầu cơ bản về lương thực. Nếu
kể từ khi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được thành lập cho đến năm 1980, chúng tôi cho rằng:
phân phối thu nhập trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã diễn ra theo hai cách chủ yếu (giai


đoạn hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, phân phối thu nhập vừa căn cứ vào ngày công
điểm vừa theo hoa lợi ruộng đất và công cụ của từng hộ vào kinh tế hợp tác xã, nhưng giai đoạn
này rất ngắn so với khoảng thời gian từ 1958-1980).
Cách thứ nhất: dựa trên công điểm của từng người đóng góp cho tập thể để phân phối hiện
vật. Căn cứ dự phần phân phối là lao động - ngày công đóng góp cho kinh tế tập thể - theo
phương châm “ai làm nhiều, làm tốt được phân phối nhiều, ai làm ít, làm kém hưởng ít, ai có khả

năng lao động mà không làm thì không được phân phối. Cách phân phối này trong thời kỳ đầu
đã có tác dụng tích cực, khuyến khích xã viên tích cực lao động để có nhiều ngày công, nhất là
đối với những người có ít vốn góp vào sản xuất khi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp còn ở bậc
thấp. Bởi vì, nếu điều kiện tự nhiên, thời tiết ít biến động phức tạp, tính công chấm điểm cho
những khâu, công đoạn công việc theo những định mức lao động. Từ đó tinh thần, thái độ, kỷ
luật lao động được nâng cao, xã viên gắn bó với đồng ruộng, quan tâm đến kết quả sản xuất và
năng suất lao động có thu nhập cao. Song cách phân phối này tỏ ra quá cao so với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất đã đạt được trong nông nghiệp, không thích hợp với đặc điểm, quá
trình sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp khác với sản xuất công nghiệp. Trong công
nghiệp, quá trình sản xuất là dùng công cụ, máy móc để chế biến nguyên liệu thành phẩm: còn
trong nông nghiệp, sự tác động của lao động là nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để các vật
nuôi, cây trồng sinh sôi phát triển. Đểđạt được sản lượng và năng suất cao, đòi hỏi sự chăm sóc
thường xuyên, điều chỉnh các hoạt động sản xuất cho phù hợp với sự biến động của khí huậu,
thời tiết. Do đó khó có thể đánh giá chất lượng, kết quả công việc để trả công trước khi có kết
quả cuối cùng và khó đo lường, đánh giá lao động bằng đơn vị thời gian một cách trừu tượng.
Không thể trả công theo hoàn thành công việc từng công đoạn, khó có thể chuyen môn hoá hẹp
từng công đoạn chi tiết một cách cứng nhắc. Việc trả công điểm theo công đoạn sản xuất, lấy
ngày công làm thước đo và căn cứ dự phần trong phân phối thu nhập đã làm cho người lao động
chỉ quan tâm đến ngày công, để có nhiều ngày công, kể cả khai khống, làm dối, làm ẩu chứ
không quan tâm đến năng xuất, kết quả cuối cùng của sản xuất, tạo ra tình trạng rong công phóng
đểm. Kết quả sản xuất không chỉ phân phối cho trực tiếp sản xuất mà cả công quản lý, công văn
hoá xã hội, công xây dựng cơ bản cho hợp tác xã, công nghĩa vụ với Nhà nước, công chiến đấu,
tập quân sự, hội họp, tiếp khách v.v... Tình hình trên đây dẫn đến số ngày công của hợp tác xã rất
cao còn giá trị ngày công lại thấp. Trong quan hệ với Nhà nước, người xã viên không còn tư cách
chủ thể của sản xuất, của sản phẩm lao động, mà chỉ là người giao nộp lương thực, sản phẩm
nông nghiệp theo chỉ tiêu pháp lệnh. Việc giao nộp không dựa trên một quan hệ kinh tế nào. Bởi
vì, số lượng sản phẩm và giá cả được Nhà nước định sẵn với giá rẻ hơn nhiều lần so với giá cả
thị trường. Chúng tôi cho rằng, việc phân phối thu nhập cho người lao động trong hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp là phân phối theo nguyên tắc “còn lại”. Tạm gọi như vậy và có thể khái quát
thành công thức: SP-CP-NV-Q-V (SP: sản phẩm của lao động; CP; bù đắp chi phí sản xuất dưới

hình thức hiện vật để sản xuất năm sau; NV: nghĩa vụ với Nhà nước; Q: các loại quỹ hợp tác xã;
V: phần dành phân phối cho ngày công). Cách phân phối này được thể thiện trong điều 29 điều lệ
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp. Với công thức phân phối thu nhập này, phải chăng


những năm thiên tai mất mùa, nếu trừ đi các khoản quỹ của hợp tác xã, nghĩa vụ với Nhà nước
theo số lượng xác định, phần còn lại không đủ nuôi sống xã viên ở mức tối thiểu.
Việc áp dụng nguyên tắc “còn lại” như vậy phải chăng xuất phát từ sự nhận thức một cách
giáo điều, rập khuôn theo sơ đồ mà C.Mác đã đề cập trong Phê phán cương lĩnh Gô ta. Người ta
đã không lường trước được rằng, lợi ích người lao động - động lực trực tiếp của phát triển sản
xuất - đã vô tình hay hữu ý bị coi nhẹ, gạt xuống hàng thứ yếu. Và đây là một trong những
nguyên nhân làm thất bại mô hình hợp tác xã kiểu cũ tồn tại trước khi có khoán 100.
Cách thứ hai: trong thời kỳ chiến tranh phân phối lương thực theo định xuất, bảo đảm định
lượng lương thực cho các đối tượng trong hợp tác xã, nếu có thu nhập theo ngày công cao hơn
định suất thì phần lớn hơn đó được phân phối bằng tiền. Hội đồng chính phủ đã ra nghị quyết về
phân phối lương thực như sau: “mức ăn lương thực của người lao động nhiều nhất cũng không
quá mức của công nhân công nghiệp, tuỳ theo loại lao động mà có mức ăn khác nhau, số ngày
công còn lại được phân phối bằng tiền”. Và đến năm 1978 Nhà nước vẫn có chủ trương: Tổng số
lương thực sau khi đã trích nộp thuế, lập quỹ của hợp tác xã, trừ hao hụt, trừ mức ăn theo định
lượng, phần còn lại Nhà nước thu mua 90%. Chính sách phân phối này tồn tại đến năm 1980.
phân phối theo định suất không chỉ mang tính chất bình quân, không phân biệt sự đóng góp
lao động khác nhau cho tập thể, lao động giỏi với lao động kém, siêng năng với chây lười, mà
còn mang tính bao cấp tràn lan do diện ưu tiên, điều hoà lương thực ngày càng đông. Phải nói
rằng “chế độ phân phối lương thực mà chúng ta xây dựng trên những nguyên tắc bình quân đã
tạo nên một chế độ dàn đều, đôi khi có hại cho việc đẩy mạnh sản xuất”(39). Bởi vì, sự chây lười
hay tích cực không làm thay đổi tương quan về thu nhập và mức sống giữa họ; người lao động
dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không quan tâm đến kết quả sản xuất; mọi tiềm năng trong nông nghiệp
không được khai thác hết và sử dụng có hiệu quả. Song đứng về mặt lịch sử mà xét, cách phân
phối lương thực theo định suất, định lượng “tối thiểu mười ba, tối đa mười tám, số lương thực
còn lại Nhà nước thu mua” là phù hợ với điều kiện thời chiến đã được xã viên ở hậu phương và

người chiến sĩ tiền tuyến chấp nhận. Thực tế lịch sử không phủ nhận vai trò tích cực và hiệu lực
thực sự của chính sách phân phối thu nhập trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở thời kỳ đó,
góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, ở đây xét thực trạng của
sự phân phối bình quân ngoài nguyên nhân của chiến tranh còn có các nguyên nhân của bản thân
kinh tế nông nghiệp. Đó là trình độ thấp kém của kinh tế nông nghiệp, việc tập thể hoá gần như
tuyệt đối về tư liệu sản xuất và sức lao động, việc tạo ra những quan hệ xã hội chủ nghĩa khi
chưa có những điều kiện cần và đủ thì khó tránh khỏi tình trạng phân phối bình quân, không thể
thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động.
Qua phân tích hai cách phân phối thu nhập trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nếu
không kể đến kiểu phân phối trong điều kiện cả nước có chiến tranh, chúng tôi, có thể rút ra kết
luận bước đầu: phân phối theo ngày công, khoán việc trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từ
cuối năm 1980 trở về trước chưa quán triệt đầy đủ nguyên tắc: “bảo đảm và vì lợi ích cá nhân
người lao động”, chưa lấy lợi ích cá nhân xã viên làm động lực trực tiếp trong quá trình hợp tác


hoá và hoạch định chính sách phân phối thu nhập trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Do đó
gây nên sự phản ứng tiêu cực trong xã viên, làm mất đi những động lực kinh tế thúc đẩy phát
triển nông nghiệp và khai thác các tiềm năng của nông thôn. Sự trì trệ và tan rã của phong trào
hợp tác hoá, chế độ hợp tác xã nông nghiệp cũng bắt nguồn từ đó.
Từ khi thực hiện chỉ thị “100-CT/TW”, dựa trên sản lượng khoán và những khoản phải
nộp, người lao động có thể tính toán sơ bộ được thu nhập của mình, đặc biệt là được hưởng toàn
bộ phần vượt khoán. Lợi ích của người lao động được đảm bảo hơn. Do đó, họ quan tâm đến kết
quả cuối cùng của sản xuất, tăng thêm đầu tư về lao động và vật tư vào ruộng nhận khoán (xem
phụ lục 6), kết quả là: sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 268,2 kg năm 1980 lên 304
kg năm 1985 (190) mặc dù tốc độ tăng dân số từ năm 1981-1985 vẫn là 2,1% tốc độ tăng bình
quân của sản xuất nông nghiệp cùng thời kỳ là 5,3% (190). Tuy niên với chính sách khoán theo
chỉ thị “100-CT/TW” bộ máy quản lý hợp tác xã vẫn cồng kềnh, tuy người nhận diện tích khoán
chỉ đảm nhiệm một số khâu: chăm bón và thu hoạch còn một số khâu thuộc đội chuyên đảm
nhiệm nhưng người nhận khoán vẫn phải chịu trách nhiệm về sản lượng. Quá trình thực hiện
khoán, các hợp tác xã tuỳ tiện nâng, thay đổi mức khoán, phân phối lại ruộng và các khoán phải

nộp, phân phối theo ngày công, tệ rong công phóng điểm và tham ô chè chén... trong ban quản lý
vẫn còn làm cho lợi ích người nhận khoán bị vi phạm. Quan hệ với Nhà nước về trao đổi vật tư
và sản phẩm nông nghiệp phải qua nhiều khâu trung gian cũng gây ra thiệt hại, thua lỗ cho nông
dân, v.v. Tất cả những vấn đề đó làm cho thu nhập của xã viên từ kinh tế tập thể giảm sút, họ trả
bớt ruộng khoán, lao động kém tích cực, tình hình sản xuất nông nghiệp lại lâm vào trì trệ, giảm
sút. Sản lượng lương thực năm 1986 so với năm 1985 chỉ tăng 1%, năm 1987 giảm 4,1% so với
năm 1986 (93).
Sự chuyển biến tích cực của nông nghiệp có tính chất bước ngoặt là thời kỳ thực hiện Nghị
quyết 10 củ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (5-4-1988) “về đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp”. Mỗi một hộ xã viên là một đơn vị cơ sở, có quyền tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, lợi ích cá nhân người lao động được bảo đảm hơn. Đảm nhận khâu nào được trả
công bằng sản phẩm khâu ấy; chế độ phân phối theo ngày công bị xoá bỏ; ổn định ruộng và sản
lượng khoán với thời hạn dài hơn; ngoài thuế là nghĩa vụ bắt buộc duy nhất, quan hệ kinh tế giữa
người lao động, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, Nhà nước với nhau là quan hệ trao đổi hàng hoá
theo giá thoả thuận thông qua hợp đồng kinh tế thị trường và mua bán tự do trên thị trường. Do
đó khắc phục được tình trạng bao cấp qua giá; xóa bỏ những chi phí bất hợp lý như: lấy thu nhập
của hợp tác xã trợ cấp cho cán bộ Đảng và các đoàn thể; việc lập quỹ được tính toán chặt chẽ
hơn; bộ máy quản lý phổ biến giảm từ 30-35%(171) v.v...Kết quả là thu nhập của người lao động
cao hơn trước, những hộ có lao động, vốn là kinh nghiệm sản xuất càng có thu nhập cao. Theo số
liệu từ hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 10 do Ban bí thư tổ chức, sau gần một năm thực hiện
khoán sản phẩm theo Nghị quyết 10, người sản xuất được hưởng từ 35-45% sản lượng khoán; số
hộ có lao động, vồn nhiều đảm nhận nhiều khâu được hưởng 60-70% (trước là 15-20%). Sản
lượng vượt khoán cao hơn, hạn chế khê đọng sản phẩm, thu hồi được nợ cũ, v.v...(133) (xem phụ


lực 7). Lợi ích người lao động được bảo đảm đã thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển. Ví dụ:
năm1988 sản lượng lương thực đạt 19,58 triệu tấn, tăng so với năm 1987 hơn 2 triệu tấn; năm
1989 đạt 20,6 triệu tấn, giải quyết được một bước nhu cầu về lương thực (319kg/người) và xuất
khẩu được 1,5 triệu tấn gạo (tương đương 3 triệu tấn thóc) (190). Mặt tích cực của khoán theo
nghị quyết10 còn được thể hiện ở tính công khai của lợi ích cá nhân ngay từ khi nhận khoán,

khắc phục được chủ nghĩa bình quân, loại trừ bớt yếu tố ăn bám v.v... vì vậy, Nghị quyết 10 được
quần chúng đón nhận một cách hào hứng, phấn khởi, tích cựclao động, đầu tư thâm canh, tăng vụ
và mở rộng diện tích.
Song cuộc sống cũng xác nhận sự hạnchế trong quá trình vận dụng nghị quyết 10 như: có
những địa phương, hợp tác xã tuỳ tiện đặt nhiều khoản thu ngoài quy định; Nhà nước và các cơ
quan cung ứng nâng giá vật tư nông nghiệp khi chưa có chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp,
cung ứng chậm hoặc không đủ cũng làm cho thu nhập của người nhận khoán giảm sút; chính
sách xã hộỉ nông thôn chưa thống nhất, do đó đối tượng hưởng chính sách đang là những người
gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Từ những nội dung phân tích trên, chúng ta thấy mỗi khi thu nhập của người lao động gắn
với kết quả làm việc của họ thì quan hệ phân phối có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng
suất lao động. Phân phối theo lao động là cách phân phối tiến bộ so vớ chế độ phân phối trong
các xã hội có giai cấp bóc lột. Ở nước ta, xét về mọi phương diện, chúng ta chưa có chủ nghĩa xã
hội, việc vận dụng quy luật phân phối theo lao động vừa qua chưa tính đến những đặc điểm của
một xã hội đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cho nên có lúc đã đề cao
quá mức tính ưu việt của chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất khi nó mới xã hội hoá trên
hình thức. Khi đề xuất chính sách phân phối đã không tính đến những yếu tố tiêu cực do vận
dụng một cách nóng vội những quy luật mà trên thực tế chúng chưa có điều kiện để phát huy đầy
đủ tác dụng. Đã có thời kỳ Nhà nước, các tổ chức tập thể trở thành người ban phát bao cấp cho
mọi đối tượng trong xã hội, phân phối mang nặng tính bình quân, tình trạng ỷ lại, lười biếng kéo
dài, hiệu quả kinh tế thấp, những người có thu nhập cao không gắn với sự cống hiến của họ,
công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng.
Tóm lại: Việc phân phối cho tiêu dùng cá nhân ở khu vực quốc doanh và tập thể từng bước
gắn bó hơn với nguyên tắc phân phối theo lao động, đã thể hiện tác dụng của nó đối với nền sản
xuất xã hội. Tuy nhiên, đất nước ta chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, chế độ tiền lương
còn nhiều mặt bất hợp lý, thu nhập của những người lao động, đặc biệt những người ăn lương
thấp, đời sống một bộ phận rất khó khăn, tình trạng bất công xã hội còn nặng nề. Để thoát ra khỏi
tình trạng đó, từng bước ổn định và phát triển kinh tế, khâu phân phối đóng vai trò quan trọng.
Nắm vững những đặc điểm của đất nước trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội để có chính sách phân phối, điều tiết thu nhập hợp lý là hết sức cần thiết.

Những lập luận và phân tích trên đây mới chỉ ra được những bất hợp lý trong nội tại phạm
vi tiền lương. Để có lời giải triệt để đòi hỏi phải nghiên cứu một cách tổng quan toàn bộ hệ thống


phân phối và trước hết là phân phối tổng sản phẩm xã hội, tức là quan hệ giữa nó (C+V+m) với
tiền lương(V). Vất đề này vượt ra ngoài nhiệm vụ của luận án đặt ra nên chúng tôi chưa bàn đến.
Từ những luận cứ khoa học và thực trạng phân phối cho tiêu dùng cá nhân được trình bày
ở trên, chúng tôi cho rằng mức độ tác dụng của các quy luật kinh tế nói chung và quy luật phân
phối theo lao động nói riêng chịu sự chi phối đáng kể của những đặc điểm kinh tế, xã hội mà
trong đó quy luật hoạt động, do đó khi vận dụng quy luật phải nắm vững tính phổ biến của nó,
đồng thời căn cứ và xuất phát từ những đặc điểm đó mới có thể hành động có hiệu quả, tránh
được giáo điều rập khuôn, chủ quan duy ý chí.
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, những tư duy mới về kinh tế giúp ta xác định được mô
hình nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như Đại hội lần thứ VII
của Đảng khẳng định: đó là nền kinh tế hàng hoá bao gồm nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế đó vừa hạn chế mức độ hoạt
động của quy luật phân phối theo lao động, vừa làm cho quy luật phân phối theo lao động từng
bước đóng được vai trò là hình thức phân phối cơ bản của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và
có khả năng chi phối các hình thức phân phối của các thành phần kinh tế khác. Thời gian cải
cách và đổi mới chưa nhiều, nhưng cũng đủ cho chúng ta khẳng định những cái đúng và những
cái sai, lệch lạc, từ đó xác định phương hướng vận dụng quy luật một cách khách quan, khoa học
hơn.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc bệt là trong chặng đầu, các thành
phần kinh tế song song tồn tại, đan xen vào nhau khá phức tạp, vừa cạnh tranh vừa hợp tác trong
một nền kinh tế thống nhất và bình đẳng với nhau trước pháp luật. Mỗi một thành phần hoạt
động theo những quy luật riêng, có lợi ích riêng, có quỹ tiêu dùng riêng và hình thức phân phối
riêng.
Do khuôn khổ nhiệm vụ của luận án không đề cập đến toàn bộ vấn đề phân phối trong nền
kinh tế nhiều thành phần mà mục đích chỉ là để thấy sự tồn tại khách quan của nó, sự đan xen tác
động lẫn nhau giữa các hình thức phân phối, đề cập một số vấn đề về phương hướng vận dụng

quy luật phân phối theo lao động trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, từng bước phát huy
tác dụng chi phối của quy luật kinh tế đó đối với nền kinh tế, một mắt khâu quan trọng làm cho
thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển lớn mạnh, thực hiện được vai trò chủ
đạo của nó đối với toàn bộ nền kinh tế.
Để cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi, lịch sử đã chứng minh và kết
luận là không thể dùng mệnh lệnh, sức mạnh của chuyên chính vô sản để xoá bỏ các thành phần
kinh tế khác, mà là quá trình thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và chiếm
vị trí thống trị khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên kết, dẫn dắt các thành phần
kinh tế khác đi lên chủ nghĩa xã hội, là sự “tự nguyện” rút lui của các thành phần kinh tế đó khi
tỏ ra không còn tác dụng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó có thể và chỉ diễn
ra khi thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm được ưu thế về mọi mặt trong nền kinh tế quốc


dân, trong đó đặc biệt là năng suất lao động. Bởi vì, như V.I. Lê-nin đã nói: “Xét đến cùng, thì
năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội
mới”(34). Hiện nay nếu xét về quy mô, trang bị kỹ thuật, chất lượng đội ngũ lao động, v.v... rõ
ràng thành phần kinh tế quốc doanh đã chiếm ưu thế hơn các thành phần kinh tế khác, môi
trường hoạt động cũng thuận lợi hơn. Nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế, năng suất lao động,
phân phối cho tiêu dùng của người lao động, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa thực sự
chiếm ưu thế. Trong nhiều trường hợp, thu nhập của những người lao động trong các cơ sở kinh
tế tư nhân lại cao hơn trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Với nền kinh tế cơ cấu nhiều
thành phần, thực tế đó không được khắc phục sẽ làm xuất hiện sự di chuyển của những người lao
động giỏi, có tài từ thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, cơ quan Nhà nước sang các thành phần
kinh tế khác. Điều đó cản trở đến xác lập vai trò nền tảng của kinh tế xã hội chủ nghĩa và sự
nghiệp đổi mới. Do đó, chế độ, chính sách phân phối phải xuất phát từ lợi ích của người lao
động, lao động trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa có thu nhập cao hơn những người làm
trong các thành phần kinh tế khác. Có nghĩa là phân phối theo lao động phải tạo ra năng suất lao
động cao hơn so với trả công theo giá trị hàng hoá sức lao động.
Phân tích mối quan hệ qua lại giữa thu nhập và năng suất lao độngcho thấy, không thể có
năng suất lao động cao nếu không có điều kiện sống và điều kiện làm việc tốt, song muốn có thu

nhập cao để cải thiện các điều kiện đó phải tạo ra năng suất lao động cao. Có như vậy mới có thể
giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Bởi vì, thông qua cơ chế
vận hành nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động” sẽ kích thích làm theo và làm hết
năng lực với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng sản xuất xã hội. Nhưng để thu nhập gắn với kết quả lao động, cống hiến hữu ích của
từng người, phải sắp xếp lại lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ quan Nhà nước
một cách hợp lý. Chế độ bao cấp trong sản xuất và tiêu dùng trước đây đã khiến mọi người tìm
cách để được vào biên chế Nhà nước, vì nó là cái bảo đảm công ăn việc làm suốt đời, dù cho kết
quả lao động như thế nà, do đó biên chế ngày càng tăng, không chỉ trong bộ máy quản lý Nhà
nước mà cả trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế. Bao cấp là thời kỳ ai cũng có việc làm, nhưng không
có đủ việc để làm hết công suất, hoặc không ai chịu làm việc hết khả năng, còn thu nhập thì chia
nhau một phần của cải ít ỏi và do đó quỹ tiền lương trở thành cứu tế, ban phát cho người lao
động. Tình hình đó làm cho nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đem lại sức sống và sự chiến thắng cho con đường
xã hội chủ nghĩa, xét trên lĩnh vực phân phối, phải sắp xếp lại biên chế trong hoạt động kinh tế
và bộ máy quản lý sao cho tinh giản, bớt lãng phí lao động, nâng cao thu nhập của người lao
động. Tuy nhiên, việc giảm biên chế, sắp sếp và bố trí lại lao động trong thời kỳ đầu không khỏi
dẫn đến hậu quả là làm cho đội ngũ những người không có công ăn việc làm tăng lên. Những
vấn đề mấu chốt lúc này là hiệu quả kinh tế, xã hội, không còn con đường nào khác là phải khắc
phục tình trạng bình quân bao cấp trong sắp xếp lao động cũng như phân phối.


Đứng về hiệu quả kinh tế - xã hội mà xét, vừa bảo đảm sản xuất, hoạt động kinh tế có hiệu
quả vừa giải quyết đầy đủ công ăn việc làm cho người lao động là một vấn đề có tính chiến lược
lâu dài, trong tương lai gần, cần thiết tính toán, giải thể hoặc chuyển quyền sở hữu, quyền sử
dụng đối với những đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài, giải thể những cơ quan không cần thiết, giảm
biên chế đến mức có thể, tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng, có như vậy những người đang làm
việc mới chăm lo đến chất lượng và năng suất lao động, đồng lương mới có cơ sở để nâng cao.
Đi đôi với việc giảm biên chế cần sử dụng nhiều biện pháp, chính sách để giải quyết công ăn
việc làm, đảm bảo đời sống cho những người dôi ra với một tinh thần tích cực và với ý thức

trách nhiệm cao.
Nói đến ưu thế của phần phối theo lao động, nếu chỉ đề cập đến số lượng, chất lượng lao
động đóng góp cho tập thể và xã hội thì chưa đủ, nhiều khi có số lượng, chất lượng lao động mà
chưa hẳn đã có sản phẩm có ích được xã hội thừa nhận. Do đó, vận dụng quy luật phần phối theo
lao động còn phải phù hợp với nền kinh tế hàng hoá và các phạm trù có liện quan như: giá trị, giá
cả, cung cầu, thị trường v.v... những vấn đề nảy sinh từ chuyển nền kinh tế hiện vật sang kinh tế
hàng hoá, từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Trải qua mấy chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta thường quan niệm nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa như một xưởng máy, một công trường khổng lồ trong đó lao động mang tính
chất xã hội trực tiếp. Làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào đều thuộc Nhà nước quản lý, đều được coi
là lao động xã hội cần thiết và hưởng thu nhập theo số lượng và chất lượng lao động. Việc xác
định số lượng và chất lượng lao động được căn cứ vào lao động tiềm tàng, cấp bậc đào tạo, v.v...
và quy định một cách tập trung thống nhất, chi tiết đến từng loại xí nghiệp, đơn vị, cơ quan. Tiền
lương không được đưa vào hạch toán không chỉ đối với bộ phận hưởng lương từ ngân sách mà cả
đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì lương không chỉ bằng tiền mà một phần lớn bằng
hiện vật, lương hiện vật do ngân sách chi và do đó không đưa vào hạch toán.
Việc chuyển nền kinh tế hiện vật, bao cấp sang kinh tế hàng hoá và hạch toán kinh doanh,
mở rộng quyền tự chủ sản xuất- kinh doanh của các xí nghiệp, hợp tác xã là sự phản ánh trình độ
xã hội hoá hiện nay, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, từng đơn vị
kinh tế có quỹ tiền lương riêng, trên cơ sở kinh doanh sản phầm hàng hoá, sau đó việc phân phối
quỹ lương đó theo sự đóng góp lao động của cá nhân. Đây là hình thức hoạt động mới của quy
luật phân phối theo lao động. Nói cách khác, đây là sự đan xen giữa quy luật phân phối theo lao
động với các quy luật của thị trường. Và cùng với việc xác định các xí nghiệp, hợp tác xã là
những chủ thể sản xuất hàng hoá thì thu nhập của từng đơn vị, của người lao động không thể căn
cứ vào hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra sản phẩm mà phải căn cứ vào hao phí lao động xã
hội cần thiết (được xác định trên thị trường) thông qua doanh thu trong quá trình thực hiện sản
phẩm. Có nghĩa là , tiền lương không tuỳ thuộc vào hao phí lao động cá biệt của từng đơn vị
kinh tế mà tùy thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết.
Do căn cứ để xác định tiền lương như vậy, nên theo chúng tôi, đối với các đơn vị, xí
nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện tự chủ trong sản xuất - kinh doanh, Nhà nước không quy định



thang, bảng, mức lương một cách thống nhất, trực tiếp, mà chỉ cần có một khung lương mang
tính hướng dẫn, còn các xí nghiệp, đơn vị tự tổ chức việc trả lương: vận dụng nguyên tắc phân
phối theo số lượng, chất lượng lao động và dựa trên cơ sở kết quả cuối cùng của sản xuất-kinh
doanh. Một số chính sách trả lương như vậy là sự “phi tập trung hoá quỹ lương”, quỹ lương được
tạo lập và phân phối ở từng xí nghiệp, cơ sở, chủ thể sản xuất hàng hoá, chứ không tập trung
trong tay Nhà nước như trước đây.
Tuy nhiên, việc tiền tệ hoá tiền lương và hoạch toán một cách đầy đủ vào giá thành sẽ làm
nảy sinh một thực tế là giá thành sản phẩm, hao phí cá biệt để sản xuất ra hàng hoá cùng loại rất
khác nhau, nhưng trên thị trường các loại hàng hoá giống nhau đều trao đổi theo một giá phản
ánh lao động xã hội cần thiết, tác động của quan hệ cung cầu. Bởi vì trong nền kinh tế của ta hiện
nay và cả trong một tương lai gần (do chủ trương chú trọng công nghệ thu hút nhiều lao động,
tạo ra nhiều việc làm), trình độ trang bị về vốn, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ giữa các xí nghiệp,
các ngành rất khác nhau mà những trang, thiết bị, kỹ thuật này chủ yếu từ số vốn ban đầu do Nhà
nước cấp. Tình hình đó làm cho những người lao động ở những đơn vị sản xuất kinh doanh khác
nhau, mặc dù có cùng trình độ đào tạo như nhau, hao phí lao động như nhau, cùng một địa vị
như nhau đối với những tư liệu sản xuất của xã hội như tiền lương, thu nhập, mức sống cao thấp
khác nhau. Thực tế trên dẫn đến tình trạng có những đơn vị sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa và
tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự nghiệp củng cố quốc
phòng, doanh thu thấp, lãi ít hoặc không có lãi, thậm chí lỗ, do đó tiền lương, thu nhập của cán
bộ, công nhân thấp hơn so với các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác.
Để bảo đảm công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội , tận dụng
mọi tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng mâu thuẫn trên đòi hỏi
phải được giải quyết. Khả năng giải quyết vượt quá quyền hạn của xí nghiệp, đơn vị, nó thuộc
phạm vi, quyền hạn của Nhà nước thông qua các công cụ vĩ mô như thuế, thu quốc doanh v.v...
Các đơn vị, tổ chức sản xuất - kinh doanh khi tính mức nộp ngân sách Nhà nước, phải tính đến
sự khác biệt về điều kiện sản xuất, thông qua phân loại xí nghiệp, kiểm kê và đánh giá tài sản cố
định theo giá hiện hành, như thế để tạo ra mặt bằng về vốn và điều kiện sản xuất theo điều kiện
nền kinh tế nước ta hiện nay chứ không thể bằng cách thay đổi đồng loạt trang bị, kỹ thuật.

Trong xã hội còn có những hoạt động khác như y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa
học và hành chính nghiệp vụ trong cơ quan Nhà nước mà từ trước đến nay gọi chung là hành
chính - sự nghiệp. Tiền lương trả cho người lao động trong khu vực này theo chúng tôi thì hiện
nay và trong một thời gian nữa vẫn lấy từ quỹ tiêu dùng xã hội cho nên nó có chung một quỹ
lương. Lao động ở khu vực này mang tính cộng đồng cao, được tuyển dụng theo nhu cầu của
Nhà nước, thường khó định mức và xác định được kết quả, mà chỉ thông qua yếu tố thời gian,
tay nghề tiềm năng, ít có sự chi phối tác động của quan hệ thị trường. Do đó có tể dùng những
thang bản lương chung. Tuy nhiên, để phân phối đúng với nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng
theo lao động”, cần phải có tổ chức thi tuyển, kiểm tra để xác định trình độ, năng lực theo chức
danh, sắp xếp đúng ngành đào tạo, làm cấp nào hưởng lương cấp ấy,làm công việc gì hưởng


lương theo công việc ấy. Đó là giải pháp chung về vận dụng nguyên tắc phân phối xã hội chủ
nghĩa đối với lĩnh vực hành chính - sự nghiệp. Nhưng trong tình hình chuyển nền kinh tế hiện
vật, bao cấp sang kinh tế hàng hoá và hạch toán kinh doanh thì việc tổ chức trả lương cho khu
vực này còn nhiều vấn đề cụ thể phải bàn mà theo chúng tôi, đây là vấn đề phức tạp nhưng rất
cấp bách khi đặt và xét nó ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đối với khu vực hành chính, nghiên cứu khoa học cơ bản, không có một khoản thu nàođể
tự trang trải, do vậy tiền lương của cán bộ, viên chức phải lấy từ ngân sách thì giải pháp phân
phối như đã trình bày ở trên là hợp lý. Vấn đề cần bàn thêm là đối với hoạt động y tế, giáo dục
và đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng, văn hoá nghệ thuật. Theo Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu khoá VI “chuyển các cơ quan sự
nghiệp như bệnh viện, trường học, cơ sở , nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, văn hoá - nghệ thuật...
sang cơ chế tự trang trải từng bước và từng phần”(124).
Thực tế cho thấy, gắn với cơ quan nghiên cứu khoa học ứng dụng với các cơ sở sản xuất,
liên kết hoặc nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh là một chủ trương
đúng đắn, vừa thúc đầy sản xuất, phục vụ đời sống vừa kích thích, tạo điều kiện về tài chính cho
sự phát triển của bản thân khoa học. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất, kinh doanh ở
chỗ: một đề tài, công trình dù đã có luận chứng về kinh tế - kỹ thuật thì cũng chưa hẳn đã cho kết
quả ngay từ đầu, có thể chi phí tốn kém hơn dự kiến ban đầu và sản phẩm nghiên cứu khó có thể

lượng hoá và trở thành hàng hoá ngay được. Trong trường hợp đó, ai sẽ là người ứng tiền trả
lương cho các nhà khoa học ? Do đó trong điều kiện hiện nay, nếu yêu cầu hoàn toàn tách khỏi
tài trợ của Nhà nước thì rất khó thực hiện. Theo chúng tôi, hiện nay tiền lương trong lĩnh vực
khoa học phải lấy từ ngân sách Nhà nước, các khoản thu được từ kết quản nghiên cứu do cơ sở
sản xuất thanh toán dùng để mua sắm, thay đổi trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ
nghiên cứu và trích thưởng khuyến khích những người tham gia đề tài. Để phân phối đúng kết
quả cống hiến của từng người, cần tổ chức lao động khoa học như: giao nhiệm vụ, định mức về
khối lượng và chất lượng công trình, thời gian hoàn thành cho từng người, tổ, nhóm và bảo đảm
những điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu.
Đối với lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, cùng với xoá bỏ bao cấp, trong các bệnh viện,
cơ sở y tế, các trường phổ thông từ cấp II trở lên và các trường đại học, dạy nghề đã thu một
phần viện phí, học phí theo chủ trương từng bước tự trang trải. vừa qua chúng ta đã thu viện phí,
học phí, nhưng tổng số thu còn quá nhỏ so với ngân sách cấp trước đây nên không đủ để trả
lương cho cán bộ, viên chức, giáo viên v.v.. ở khu vực này. Mặt khác, tuy mới phải nộp một phần
rất nhỏ so với yêu cầu thực thu, nhiều người không có tiền để nằm viện, mua thuốc, học sinh
phải bỏ học, hoặc học xong phổ thông trung học không có điều kiện thi và học đại học, học nghề.
Đó là chưa nói đến một bộ phận trong dân cư thuộc diện chính sách xã hội được miễn, giảm học
phí, viện phí càng làm cho khả năng tự trang trải càng hạn chế. Trong điều kiện đó, hoặc là quan
tâm đến tự trang trải để đỡ nguồn chi ngân sách, để trình độ dân trí thấp, đội ngũ lao động được
đào tạo, xã hội thiếu ổn định v.v... hoặc vẫn phải có sự tài trợ của ngân sách, ít nhất cũng một kế


×