Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

MĐ 19 GIÁO TRÌNH PLC HOÀN THIỆN 22 7 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 149 trang )

1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH

Tên mô đun: PLC
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số:120 / QĐ –TCDN Ngày 25 tháng 2 năm 2013
của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề

Hà Nội, Năm 2013


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


3

LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, PLC đang được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật máy lạnh và


điều hòa không khí. Hơn nữa chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và
điều hòa không khí đã được Tổng cục dạy nghề phê duyệt đòi hỏi phải có tài
liệu giảng dạy phù hợp.
Được phép Tổng cục dạy nghề, Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Hà Nội, sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm chương trình giáo trình,
Ban chủ nhiệm khoa Điện – Điện tử tập thể giáo viên của tổ môn Tự động hóa,
Khoa Điện – Điện tử đã biên soạn giáo trình PLC nghề Kỹ thuật máy lạnh và
điều hòa không khí
Giáo trình bao gồm mười chín bài, soạn theo bài giảng tích hợp, bao gồm
90 giờ lên lớp.
Tập thể ban biên soạn xin được cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà nội, Ban chủ nhiệm chương trình giáo
trình, Ban chủ nhiệm khoa Điện – Điện tử và tập thể giáo viên trong khoa đã
giúp đỡ trong quá trình biên soạn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu chắc chắn sẽ có sai sót, mong
được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng12 năm 2012
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Vũ Ngọc
Vượng
2. Lê Cao Cường.
3. Bùi Văn Chuẩn.
4. Bùi Anh Dũng.
5. Phạm Thị Thùy Dung


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG
MUC LUC.................................................................................................................4
3.1. Kết nối cơ cấu chấp hành:......................................................................99
3.2. Nạp chương trình, chạy cơ cấu chấp hành:..........................................99
BÀI 14: MẠCH ĐỀ
I U KHIỂN ĐỘNG CƠĐỒNG BỘ...............................................107
3 PHA QUAY HAI CHIỀU..................................................................................107
1.1. Xác định quy trình làm việc của phụ tải:...........................................107
1.2. Xác định mối quan hệ logic của tín hiệu đầu vào và đầu ra:............108
2.2. Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điều khiển:.....................................................109
3.1. Kết nối cơ cấu chấp hành:....................................................................110
3.2. Nạp chương trình chạy cơ cấu chấp hành:..........................................111
1.1. Ký hiệu, chức năng của rơ le thời gian ON- delay:............................113
1.2. Nguyên tắc làm việc của rơ le:.............................................................114
2.1. Xác định quy trình làm việc của phụ tải :..........................................115
2.2. Xác định mối quan hệ logic của tín hiệu đầu vào và đầu ra: ............116
3.1. Khai báo địa chỉ đầu vào - đầu ra:.......................................................117
3.2. Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điều khiển:.....................................................117
4.1. Kết nối cơ cấu chấp hành:....................................................................118
3. KẾT NỐI CƠCẤU CHẤP HÀNH, NẠP CHƯƠNG TRÌNH CHẠY THỬ......130
:


5
TÊN MÔ ĐUN: PLC
Mã mô đun: MĐ 19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Là mô đun kỹ thuật cơ sở được bố trí sau khi kết thúc các môn học
chung, môn học mô đun kỹ thuật cơ sở và một số các môn học và mô đun
chuyên môn nghề.

- Là mô đun cần thiết cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
PLC và ứng dụng trong hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí
Mục tiêu của mô đun:
- Trình bày được nguyên lý điều khiển, các thông số kỹ thuật và một số
ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển hệ thống lạnh dùng PLC;
- Đọc được các thông số trạng thái làm việc của PLC;
- Lập trình được một số bài toán đơn giản điều khiển một số thiết bị trong
hệ thống lạnh;
- Vận hành được và xử lý các sự cố khi dùng PLC trong hệ thống điều
khiển;
- Tư duy, cẩn thận, nghiêm túc, thực hiện đúng quy trình;
- Đảm bảo an toàn.
Nội dung của mô đun:
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Tên các bài trong mô đun
Cấu trúc cơ bản của phần tử điều
khiển logic
Kết nối các cổng logic cơ bản

Mạch điều khiển đèn cầu thang
Mạch điều khiển động cơ không đồng
bộ 3 pha quay một chiều
Mạch điều khiển động cơ không đồng
bộ 3 pha quay hai chiều
Mạch điều khiển tự động đổi nối Y- ∆
dựng rơ le thời gian
Mạch điều khiển tự động 2 động cơ
làm việc theo trình tự dựng rơ le thời
gian
Mạch điều khiển tự động thay đổi tốc
độ động cơ dựng rơ le thời gian
Mạch điều khiển động cơ làm việc có
tín hiệu cảm biến

Tổng
số

Thời gian

Thực
thuyết hành

2

1

1

6

3

1
0,5

5
2,5

6

1

5

6

1

5

6

1

5

6

1


5

6

1

5

6

1

5

Kiểm
tra*


6
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19


Cấu trúc cơ bản của PLC
Mạch kết nối cơ bản các trạng thái
Mạch điều khiển đèn cầu thang
Mạch điều khiển động cơ không đồng
bộ 3 pha quay một chiều
Mạch điều khiển động cơ không đồng
bộ 3 pha quay hai chiều
Mạch điều khiển tự động đổi nối Y- ∆
dựng rơ le thời gian
Mạch điều khiển tự động 2 động cơ
làm việc theo trình tự dùng rơ le thời
gian
Mạch điều khiển tự động thay đổi tốc
độ động cơ dùng rơ le thời gian
Mạch điều khiển động cơ làm việc có
tín hiệu cảm biến
Kiểm tra kết thúc mô đun
Cộng

6
6
3

1
1
0,5

5
5

2,5

3

0,5

2,5

3

0,5

2,5

3

0,5

2,5

6

1

5

3

0,5


2,5

6

1

5

4
90

15

71

4
4


7
BÀI 1: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CÁC PHẦN TỬ LOGIC
Mã bài: MĐ19 - 01
Giới thiệu:
Tập hợp các phần tử logic theo một cú pháp nhất định sẽ đạt được yêu cầu
bài toán điều khiển nào đó. Để làm được điều đó ta phải hiểu cấu trúc cơ bản
của các phần tử logic.
Mục tiêu:
- Trình bày được sơ đồ cấu trúc
- Kết nối được các phần tử ngoại vi
- Trình bày được quy trình nạp chạy chương trình

- Phân biệt được đầu vào, đầu ra
- Sử dụng đúng các thông số kỹ thuật của phần tử
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc thực hiện đúng quy trình.
Nội dung chính:
1. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA PHẦN TỬ:
1.1. Sơ đồ cấu trúc:
Trong kỹ thuật tự động điều khiển, các bộ điều khiển chia làm 2 loại:
- Điều khiển nối cứng
- Điều khiển logic khả trình
Một hệ thống điều khiển bất kỳ được tạo thành từ các thành phần:
- Khối vào
- Khối xử lý – điều khiển
- Khối ra
Kết quả xử lý

Hình 1.1: Các thành phần trong hệ thống điều khiển
1.2. Chức năng các phần tử:
1.2.1. Khối vào:
Để chuyển đổi các đại lượng vật lý thành các tín hiệu điện, các bộ chuyển
đổi có thể là các nút nhấn, cảm biến, điện trở đo sức căng. v. v… và tùy theo bộ
chuyển đổi mà tín hiệu ra khỏi khối vào có dạng ON/OFF (Binary) hoặc dạng
liên tục (Analog).
Bảng 1.1. Các dạng tín hiệu vào
Bộ chuyển đổi
Công tắc (Switch)

Đại lượng đo
Sự dịch chuyển/ vị trí

Đại lượng ra

Điện áp nhị phân (on/off)


8
Công tắc hành trình
Sự dịch chuyển/ vị trí
Điện áp nhị phân (on/off)
(Limit switch)
Bộ điều chỉnh nhiệt
Nhiệt độ
Điện áp nhị phân
(Thermostat)
Cặp nhiệt điện
Nhiệt độ
Điện áp thay đổi
(Thermocouple)
Nhiệt trở
Nhiệt độ
Trở kháng thay đổi
(Thermister)
Tế bào quang điện
Ánh sáng
Điện áp thay đổi
(Photo cell)
Tế bào tiệm cận
Sự hiện diện cuả đối Trở kháng thay đổi
(Proximity cell)
tượng
Điện trở đo sức căng Áp suất/ sự dịch chuyển
Trở kháng thay đổi

(Strain gage)
1.2.2. Khối xử lý:
Khối này thay thế người vận hành thực hiện các thao tác đảm bảo quá
trình hoạt động. Từ thông tin tín hiệu khối vào hệ thống điều khiển phải tạo ra
được những tín hiệu ra cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều khiển đã xác định
trong phần xử lý. Tín hiệu điều khiển được thực hiện theo 2 cách:
- Dùng mạch điện nối kết cứng
- Dùng chương trình điều khiển
1.2.3. Khối ra:
Tín hiệu ra là kết quả của quá trình xử lý của hệ thống điều khiển. Các tín
hiệu này được sử dụng để tạo ra những hoạt động đáp ứng cho các thiết bị ở ngõ
ra.
Bảng 1.2. Các dạng cơ cấu tác động ở ngõ ra.
Thiết bị ở ngõ ra
Động cơ điện
Xy-lanh – Piston
Solenoid
Lò sấy/ lò cấp nhiệt
Van
Rơ-le

Đại lượng ra
Chuyển động quay
Chuyển động thẳng/ áp lực
Chuyển động thẳng/ áp lực
Nhiệt
Tiết diện cưả van thay đổi
Tiếp điểm điện/ chuyển động
vật lý có giới hạn


Đại lượng tác động
Điện
Dầu ép/ khí ép
Điện
Điện
Điện/ dầu ép/ khí ép
Điện

- Logo là module logic thế hệ mới của Siemens, là bộ điều khiển có khả
năng lập trình đơn giản có sẵn đầu vào và ra được ứng dụng cho các quy trình tự
động hoá cỡ nhỏ.


9
- Loại có màn hình LCD: Có màn hiển thị bằng LCD và các nút để thao
tác cho phép lập trình bằng tay trực tiếp ngay trên Logo hoặc qua phần mềm lầp
trình trên máy tính.
- Loại không có màn hình LCD: Không có màn hiển thị và các nút để thao
tác. Dùng phần mềm lập trình trên máy tính và nạp vào Logo để chạy, logo có
thể nối thêm các module mở rộng. tới 4 đầu vào và 8 đầu ra.
Logo có hai loại với nguồn điện cung cấp 24V và 230V:
- Loại bình thường có 6 đầu vào 4 đầu ra.
- Loại lớn có 12 đầu vào 8 đầu ra.
- Loại LB11 có 12 đầu vào 8 đầu ra có thể mở rông thêm 4 vào- 4 ra.
* Sơ đồ khối bộ điều khiển LOGO:
1. C
ấp

nguồn, 2. Đầu vào, 3. Đầu ra, 4. Module với nắp đậy,
5. Panel điều khiển ( các phím bấm ), 6. Màn hiển thị LCD,

7. AS kết nối giao diện.

* Bảng thông số kỹ thuật của các họ Logo:
Bảng 1.3. Thông số đặc tính của các họ LOGO


10

* Khả năng mở rộng của LOGO
* Đối với version LOGO! 12/24 RC/RCo và LOGO! 24/24o:
Khả năng mở rộng: 4 modul digital và 3 modul analog:
Bảng 1.4. Thông số đặc tính mở rộng của các họ LOGO

* Đối với version LOGO! 24 RC/RCo và LOGO! 230 RC/Rco:
Khả năng mở rộng: 4 modul digital và 4 modul analog:
Bảng 1.5. Thông số đặc tính mở rộng của các họ LOGO


11

2. KẾT NỐI VỚI CÁC PHẦN TỬ NGOẠI VI:
Trong các bộ điều khiển nối cứng, các thành phần chuyển mạch như các
rơ le, contactor, các công tắc, đèn báo, động cơ, v. v…được nối cố định với
nhau. Toàn bộ chức năng điều khiển, cách tiến hành chương trình được xác định
qua cách thức nối các rơ le, công tắc, …với nhau theo sơ đồ thiết kế.
Khi muốn thay đổi lại hệ thống thì phải nối dây lại cho hệ thống điều
khiển nên đối với hệ thống phức tạp thì việc làm này đòi hỏi tốn nhiều thời gian,
chi phí nên hiệu quả đem lại không cao.
OFF


ON

Hình 1.2. Bộ điều khiển nối cứng đơn giản
Yêu cầu hệ thống điều khiển mới:
- Dễ dàng thay đổi chức năng điều khiển dựa trên các thiết bị cũ.
- Thiết bị điều khiển dễ dàng làm việc với các dữ liệu, số liệu.
- Kích thước vật lý gọn gàng, dễ bảo quản, dễ sửa chữa.
- Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
Hệ thống điều khiển để đáp ứng được các yêu cầu trên phải sử dụng bộ vi
xử lý, bộ điều khiển lập trình, điều khiển qua các cổng giao tiếp với máy tính.
Các chương trình điều khiển được định nghĩa là tuần tự trong đó các tiếp
điểm, cảm biến được sử dụng để từ đó kết hợp với các hàm logic, các thuật toán
và các giá trị xuất của nó để điều khiển tác động hoặc không tác động đến các
cuộn dây điều hành. Trong quá trình hoạt động, toàn bộ chương trình được lưu
vào trong bộ nhớ và tiến hành truy xuất trong quá trình làm việc.


12
Ngõ vào
Input

Boä
Bộ
nhớ
Nhôù
Chương trình
Ngõ ra
Output

Hình 1.3. Bộ điều khiển logic khả trình

2.1. Kết nối với máy tính:
Đối với máy tính cá nhân cần thiết phải có cáp chuyển đổi thông qua
cable RS 232, hoặc cổng USB
2.1.1. Sơ đồ nối máy tính với Logo thông qua cổng USB được cho như hình 1.4.

Hình 1.4
Sơ đồ kết nối Logo với máy tính dùng cabe thông qua cổng USB


13
Cáp LOGO!USB - CABLE, dùng cổng USB để nạp và đọc chương trình của
LOGO Siemens Hình 1.5

Hình 1.5
hành:
hiệu vào 220V xoay
với cơ cấu chấp hành

2.2. Kết nối với cơ cấu chấp
Với Logo ! có các tín
chiều, cổng ra rơ le, ta kết nối
theo sơ đồ sau.
220V
M

D

RN

0V


L

M

I1 I2

Q 1

I3 I4

Q 2

I5

I6

A I1 A I2

Q 4

Q 3

0V
K1

K2

K3


220V

Hình 1.6. Kết nối Logo ! với cơ cấu chấp hành.
- Kết nối đầu vào số
* Cách đấu dây họ LOGO!230:


14
Hình 1.7: Sơ đồ đấu dây của họ LOGO!230.
Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 đầu
vào. Các đầu vào trong cùng một nhóm chỉ có thể cấp cùng một pha điện áp.
Các đầu vào trong hai nhóm có thể cấp cùng pha hoặc khác pha điện áp.
* Cách đấu dây họ LOGO! AM2:

Hình 1.8: Sơ đồ đấu dây của họ LOGO! AM2
* Cách đấu dây họ LOGO! AM2 PT100

Hình 1.9: Sơ đồ đấu dây của họ LOGO! AM2 PT100
- Kết nối đầu ra số:
* Đối với đầu ra dạng relay:
Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào đầu ra. Ví dụ: đèn, motor,
contactor, relay…
Tải thuần trở: tối đa 10A


15
Tải cảm: tối đa 3A.
Sơ đồ kết nối như sau:

Hình 1.10: Sơ đồ đấu dây đầu ra relay của LOGO

* Đối với đầu ra dạng transistor:
Tải kết nối vào đầu ra của LOGO phải thoả điều kiện sau: dòng điện
không vượt quá 0.3 A.
Sơ đồ kết nối như sau:

Hình 1.11: Sơ đồ đấu dây đầu ra Transistor của LOGO
* Kết nối với modul analog output LOGO! AM 2


16

Hình 1.12: Sơ đồ đấu dây ra Analog của LOGO
3. NẠP CHẠY CHƯƠNG TRÌNH LẬP TRÌNH:
3.1. Nạp chương trình từ phần tử điều khiển vào PC
Khi kết nối LOGO với máy tính: nối logo với máy tính PC cần phải có
cáp PC.
Các bước thực hiện:
- Bật công tắc LOGO ! to PC ↔ LOGO mode

- Bật công tắc logo! Kiểu chương trình
+ Chọn PC/ Card: Ấn OK
+ Chọn PC ↔ LOGO
+ Ấn OK! LOGO !
- Trong kiểu PC ↔ LOGO hiển thị như sau:

- Không kết nối PC ấn ESC
* Copy chương trình từ LOGO dến chương trình module/ card
Quá trình thực hiện như sau:
- Đặt chương trình module/ card
- Bật LOGO! Kiểu chương trình

- Chuyển “ > “ đến PC/ Card
- Ấn OK thay đổi loại.


17

- Chuyển “ > “ đến LOGO → Card :
- Ấn OK → LOGO! copy chương trình đến module/ card trong khi đang
làm việc dấu “ # “ được hiển thị.
PC↔ LOGO
> LOGO → Card
Card → LOGO
#

Flashes

- Khi LOGO! hoàn thành việc copy trở về hiển thị
Program ..
> PC/ Card ..
Start

Cài đặt phần mềm điều khiển.
Để cài đặt phần mềm điều khiển Logo - Soft V3.0 chúng ta cần thực hiện
các bước như sau:
- Kích đúp chuột vào phần cài đặt LOGO, sẽ hiện lên toàn bộ chương
trình chứa phần cài đặt, kích chuột vào phần Set - up như sau để bắt đầu cài đặt:

- Chương trình sẽ tự động chạy phần cài đặt:



18

- Đến khi hiện ra cửa sổ như sau, kích chuột vào OK

- Chương trình sẽ tự động cài đặt tiếp, đến khi hiện ra cửa sổ tiếp theo,
kích chuột vào Next → Install→Done:


19

- Đến đây, chúng ta đã hoàn thành phần cài đặt phần mềm, để bắt đầu làm
việc, chúng ta kích chuột vào New để tạo một file mới và bắt đầu lập trình.


20

Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 danh sách sau đây:
Co: Danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ input, output…), các
hằng số.
GF: Danh sách các hàm cơ bản như AND, OR…
SF: Danh sách các hàm đặc biệt.
BN: danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch.
* Danh mục Co:
- Đầu vào số:
Đầu vào số được xác định bởi kí tự bắt đầu là I. Số thứ tự của các đầu vào
(I1, I2, …) tương ứng với đầu vào kết nối trên LOGO.
- Đầu vào analog:
Đối với các version LOGO! 24, LOGO! 24o, LOGO! 12/24RC và
LOGO! 12/24Rco, các đầu vào I7, I8 có thể được lập trình để sử dụng như hai
kênh vào analogAI1, AI2.

- Đầu ra số:
Đầu ra số được xác định bởi kí tự bắt đầu là Q (Q1, Q2, … Q16).
- Đầu ra analog:
Đầu ra analog được bắt đầu bởi ký tự AQ, LOGO chỉ cho phép tối đa 2
đầu vào analog là AQ1 và AQ2.
3.2. Nạp chương trình từ PC vào phần tử điều khiển:
Sau khi lập trình trên PC ta nạp chương trình từ PC vào phần tử điều
khiển.
- Sử dụng cáp kết nối giữa PC và phần tử điều khiển.
- Nhấp chuột vào biểu tượng PC -> LOGO


21

* Copy chương trình từ chương trình module/ Card đến LOGO!
- Sử dụng PC/Card :
+ Đặt chương trình module/ card
+ Bật LOGO! chương trình kiểu
và OK
> Program ..
PC/Card ..
Start
+ Chuyển “ > “ đến PC/ Card
+ Ấn OK thay đổi loại
> PC↔ LOGO
LOGO→ Card
Card → LOGO
Hoặc
+ Chuyển “ > “ đến LOGO → Card :
+ Ấn OK LOGO!

Các chương trình copy từ module/card đến logo khi kết thúc nó trở về
chương trình chính.
* Chú ý: Khi chuyển chương trình từ PC đến LOGO thi yêu cầu:
- Chương trình trong logo phải được xoá sạch (No program)
- Cáp giữa máy tính PC và logo đã phải được kết nối.


22
* Các bước và cách thức thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
TT

Loại trang thiết bị
1
Cáp kết nối CPU và máy tính 24RC – 230V- 8A
2
Máy tính cài đặt phần mềm Logo Soft pentum III
3
Mạch điều khiển
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
2.1. Qui trình tổng quát:
Tên các bước
STT
công việc
1

2
3


Bước 1: Kết nối
với các phần tử
ngoại vi
Bước 2: Kết nối
Logo với máy
tính
Nạp chương
trình và chạy thử

Tiêu chuẩn
thực hiện
công việc
Cable kết nối,
Theo sơ đồ
logo, máy tính PC mạch điện
Thiết bị, dụng
cụ, vật tư

Cable kết nối,
logo, máy tính PC
Cable kết nối,
logo, máy tính PC

2.2. Qui trình cụ thể:
* Lập trình trên máy tính bằng phần mềm:
Bước 1 : Phân tích sơ đồ nguyên lý.
Bước 2: Khai báo địa chỉ.
Bước 3: Lập trình bằng Logo.
* Xác định yêu cầu bài toán
2.2.1. Kết nối tính hiệu đầu vào, đầu ra:

* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên:
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm:
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.

Số lượng
Theo nhóm
Theo nhóm
Theo nhóm

Lỗi thường
gặp, cách
khắc phục
Đấu nhầm


23
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Mục tiêu

Nội dung
Điểm
Phân tích yêu cầu bài toán.
Kiến thức
4
Xác định địa chỉ vào/ ra
Kết nối logo với máy tính PC.
Kỹ năng
Lập trình bằng tay trên logo
4

Lập trình bằng máy tính
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ
Thái độ
2
sinh công nghiệp
Tổng
10


24
BÀI 2: KẾT NỐI CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN
Mã bài: MĐ 19 - 02
Giới thiệu:
Kết nối các phần tử logic theo một cú pháp nhất định sẽ đạt được yêu cầu
bài toán điều khiển nào đó. Để làm được điều đó ta phải hiểu cách kết nối các
cổng logic cơ bản của các phần tử logic.
Mục tiêu:
- Điều khiển logic
- Hiểu được trạng thái lôgic các cổng cơ bản AND – OR – NOT
- Mối quan hệ logic giữa các cổng logic
- Hiểu được phần mềm ứng dụng
- Sử dụng được phần mềm vào ứng dụng thực tế
- Lập trình được quy trình làm việc bằng ngôn ngữ điều khiển đúng yêu
cầu
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc
Nội dung chính:
1. GIỚI THIỆU CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN:
1.1. Ký hiệu các cổng logic cơ bản:



25
1.2. Trạng thái logic của các cổng cơ bản
1.2.1 Cổng AND – VÀ
* Sơ đồ nối thể hiện bằng tiếp diểm
* Biểu tượng của hàm:

* Bảng trạng thái:
I1
0
0
0
0
1
1
1
1

I2
0
0
1
1
0
0
1
1

* Kết luận:
- Đầu ra = 1 khi tất cả các đầu vào bằng 1.


- Đầu ra = 0 khi có một đầu vào = 0

I3
0
1
0
1
0
1
0
1

Q
0
0
0
0
0
0
0
1


×