Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề NGHIÊN cứu NÂNG CAO HIỆU QUẢ xử lý VI PHẠM PHÁP LUẬT về XUẤT, NHẬP CẢNH tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.83 KB, 32 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự tác động của xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu hóa đời sống
các dân tộc đang làm cho các nước xích lại gần nhau, tăng cường giao lưu và
mở rộng hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác và hữu nghị với tất cả các
nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững mơi trường hịa
bình vì sự phát triển của đất nước.
Những năm gần đây, tình hình xuất, nhập cảnh Việt Nam tăng nhanh
về số lượng, đa dạng và phức tạp về thành phần. Theo đó, vi phạm pháp luật
về xuất cảnh, nhập cảnh ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn
loại hình vi phạm, tình hình vi phạm này khơng những gây khó khăn cho quản
lý nhà nước về xuất, nhập cảnh mà còn ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, ảnh
hưởng tới việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Địi hỏi sự
quản lý của Nhà nước nói chung và xử lý vi phạm pháp luật về xuất, nhập
cảnh nói riêng phải được chú ý, quan tâm nghiên cứu để tìm ra những giải
pháp tối ưu cho hoạt động xử lý.
Để hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về
xuất, nhập cảnh theo tiêu chí xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, vấn đề đặt ra là: cần nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận
và thực tiễn của xử lý vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh, sẽ góp phần chỉ
đạo việc đề ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong
quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vì lý do trên, việc nghiên cứu chuyên đề: "Nâng cao hiệu quả xử lý
vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh tại Việt Nam" mang tính cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn.



2

2. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Đấu tranh phòng chống và xử lý vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh
là một nội dung quan trọng của hành chính nhà nước trong lĩnh vực xuất,
nhập cảnh. Đó là các quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập
cảnh giữa Nhà nước, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân công dân.
Chuyên đề chỉ đi sâu nghiên cứu về phát hiện, đấu tranh và xử lý vi phạm
pháp luật về xuất, nhập cảnh mà chủ yếu thuộc chức năng của Bộ Công an (cơ
quan quản lý chuyên ngành về xuất, nhập cảnh).
3. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của chuyên đề gồm 3 mục.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
XUẤT, NHẬP CẢNH

1. Xác định vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh
1.1. Khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật xuất, nhập
cảnh
Khi xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh vấn đề đặt ra là những
hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh? Để làm rõ vấn đề
nay, cần xem xét các dấu hiệu cơ bản của hành vi mà khoa học pháp lý xác
định là hành vi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của con người.
Dấu hiệu đầu tiên vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh luôn phải là
hành vi xác định của con người. Chỉ coi là hành vi vi phạm pháp luật của
người đó khi có biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động cụ thể nào
đó mà pháp luật xuất, nhập cảnh cấm khơng được tiến hành, hoặc pháp luật
xuất, nhập cảnh yêu cầu phải làm và phải làm đầy đủ nghĩa vụ đó.
Vậy cơ sở khoa học pháp lý của vấn đề này là: các quy định của pháp
luật xuất, nhập cảnh được xác lập là để điều chỉnh những hành vi xử sự của



3

con người, chứ không điều chỉnh suy nghĩ, tư tưởng, ý định vi phạm pháp luật
của con người khi chưa được biểu hiện bằng hành vi. Thực tiễn pháp luật nói
chung chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp
luật của con người, chứ không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với ý định vi
phạm pháp luật của họ.
Dấu hiệu thứ hai của vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của con
người khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật hiện hành. Một hành vi của công
dân được coi là trái với pháp luật có thể biểu hiện dưới ba dạng cơ bản sau: 1Thực hiện một hành vi mà pháp luật xuất, nhập cảnh cấm không được làm. 2Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật
xuất, nhập cảnh bắt buộc phải thực hiện đầy đủ. 3- Thực hiện các loại hành vi
vượt quá giới hạn cho phép (lạm quyền).
Dấu hiệu thứ ba của vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của con người
phải là những hành vi có lỗi dưới dạng cố ý hoặc vô ý của họ. Lỗi là thái độ
chủ quan của con người thể hiện trạng thái tâm lý của con người đối với việc
thực hiện hành vi của mình, cũng như hậu quả của nó khi thực hiện hành vi
đó dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Dấu hiệu thứ tư của vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của con người
năng lực trách nhiệm pháp lý của họ. Nghĩa là vi phạm pháp luật của con
người phải là hành vi của người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực
này thường được căn cứ xác định vào kết quả pháp y. Người đó có bình
thường hay tâm thần? Có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi
và có khả năng thực hiện được hành vi của mình theo u cầu địi hỏi của
pháp luật xuất, nhập cảnh hay không?
Dấu hiệu cuối cùng của vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của con
người phải là các hành vi chịu các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Tính
phải chịu những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước là một dấu hiệu của vi
phạm pháp luật. Nhưng nó khơng phải là thuộc tính bên trong như các dấu



4

hiệu khác, mà dấu hiệu này có tính chất quy kết của các dấu hiệu trên, phản
ánh hậu quả pháp lý khi người đó vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh.
Từ những phân tích trên về các dầu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
xuất, nhập cảnh, có thể đưa ra khái niệm vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh như
sau: Vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh là hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành
động hay không hành động), trái với pháp luật xuất, nhập cảnh (bao gồm cả
các điều ước quốc tế về xuất, nhập cảnh mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia)
do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật xuất, nhập cảnh Việt Nam bảo
vệ.
Thực tiễn của hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm
pháp luật xuất, nhập cảnh nói riêng ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy,
cần phân loại vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của tổ chức, cá nhân cơng
dân, để tìm ra các đặc trưng riêng của các dạng vi phạm pháp luật.
1.2. Phân loại vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh
Khoa học pháp lý dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vi
phạm pháp luật. Theo chúng tôi, cách hợp lý nhất để phân loại vi phạm pháp
luật xuất, nhập cảnh là dựa vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội,
mức độ và quy mô thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh gây
ra. Vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh có thể chia thành 4 dạng: 1- Vi phạm
quy phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh; 2- Vi phạm quy
phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh; 3- Vi phạm pháp
luật dân sự; 4- Vi phạm kỷ luật Nhà nước.
Vi phạm quy phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh
cũng là vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có lỗi, trái với pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự chỉ có thể là cá nhân cơng dân. Hình
phạt là chế tài riêng có của Nhà nước dành cho người vi phạm pháp luật hình sự.


5

Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh là hành
vi nguy hiểm cho xã hội (tính chất nguy hiểm thấp hơn vi phạm pháp luật
hình sự), có lỗi, trái với pháp luật hành chính và phải chịu xử phạt theo các
biện pháp cưỡng chế pháp luật hành chính như: cảnh cáo, phạt tiền, tước
quyền sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh, tịch thu tang vật,
phương tiện, trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh
có thể là tổ chức, cá nhân công dân. Thẩm quyền xử lý thuộc cơ quan quản lý
nhà nước về xuất, nhập cảnh theo các trình tự thủ tục hành chính.
Vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh được hiểu là
hành vi vi phạm pháp luật của cơng dân, có lỗi, xâm hại tới quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản và quan hệ phi tài sản khác.
Biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối các vi phạm pháp luật dân sự
bao giờ cũng có mục đích là khắc phục thiệt hại đã gây ra. Thẩm quyền xử lý
vi phạm vi phạm pháp luật dân sự có đặc trựng là các bên tham gia độc lập
của quan hệ tài sản nếu trước đó có sự thỏa thuận, thì việc xử lý theo thỏa thuận,
cịn khơng, sẽ do tòa án dân sự các cấp giải quyết các vụ án dân sự theo luật
định.
Vi phạm kỷ luật nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, được hiểu là
những hành vi có lỗi, trái với quy chế, điều lệ và các quy tắc được xác lập trật
tự nội bộ cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh hoặc nội bộ cơ quan xí
nghiệp mà cơng dân xuất, nhập cảnh Việt Nam là một thành viên. Thẩm
quyền giải quyết vi phạm kỷ luật của Nhà nước thường được giao cho thủ
trưởng các cơ quan đơn vị có người vi phạm. Biện pháp áp dụng cưỡng chế ở

đây là: cảnh cáo, giáng cấp hạ bậc lương, chuyển đi nơi khác, buộc thơi việc.
Tóm lại: vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của cơng dân thuộc loại
nào thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật gây ra để cơ quan chấp hành pháp luật tiến hành các hoạt động của
mình trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý.


6

2. Cơ sở khoa học của xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại
Việt Nam
Để có cơ sở cho việc xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt
Nam của tổ chức, cá nhân công dân hay truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
họ, cần nắm vững được cơ sở khoa học của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
đối với người vi phạm.
Trách nhiệm pháp lý theo khoa học pháp lý được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, hiểu theo nghĩa vụ, có nghĩa người vi phạm sẽ có nghĩa vụ là pháp
luật yêu cầu buộc phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Thứ hai,
hiểu theo nghĩa bất lợi (sự trừng phạt) là trách nhiệm gánh chịu những hậu
quả bất lợi vì có hành vi vi phạm pháp luật. Đó là sự trừng phạt của Nhà nước
đối với người vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh.
Chúng tôi tán thành cách hiểu thứ hai, từ đó có khái niệm về xử lý vi
phạm pháp luật xuất, nhập cảnh như sau: Xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập
cảnh của công dân tại Việt Nam là một loại quan hệ pháp luật giữa một bên
là cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh và một bên là công dân vi
phạm pháp luật xuất, nhập cảnh, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi, bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật cụ thể.
Từ khái niệm trên có thể chỉ ra những đặc điểm của xử lý vi phạm
pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam đối với người vi phạm là: 1- Xử lý vi

phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam đối với người vi phạm là một
quan hệ pháp luật mà ít nhất một bên là cá nhân công dân; 2- Thẩm quyền xử
lý vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh chỉ có thể là các cơ quan quản lý nhà
nước về xuất, nhập cảnh có thẩm quyền theo luật định; 3- Việc xử lý vi phạm
pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam đối với người vi phạm là một quá
trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc điều tra, xác minh, ra
quyết định, phải theo một trình tự chặt chẽ được quy định bằng pháp luật.


7

Để xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của công dân tại Việt Nam,
cơ sở khoa học của nó hay nói cách khác là tiêu chuẩn pháp lý để xử lý hay truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ là phải đủ tài liệu chứng cứ xác định cho
được một cấu thành vi phạm pháp luật cụ thể của công dân - là điều kiện cần
và đủ và cũng là tiêu chuẩn pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh.
Cấu thành của một vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của công dân tại
Việt Nam khi có đủ bốn yếu tố cấu thành của một vi phạm pháp luật đó là:
mặt khách quan, mặt chủ quan, yếu tố chủ thể, yếu tố khách thể của vi phạm
pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật ra bên ngồi có 04 dấu hiệu đó
là: 1- Những biểu hiện của con người (bằng hành động hay khơng hành động)
ra bên ngồi thế giới khách quan, nhằm đạt tới mục đích đã định trước. 2Dấu hiệu hậu quả thiệt hại do hành vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh gây ra
(tổn thất về vật chất, tinh thần mà các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xuất,
nhập cảnh). 3- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xuất, nhập
cảnh của con người với hậu quả do chính hành vi đó gây ra (hành vi vi phạm
phải có trước hậu quả). 4- Khơng gian, thời gian, phương tiện, âm mưu,
phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh.
Mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh bao
gồm: lỗi (cố ý hay vô ý), động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi vi

phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam.
Mặt chủ thể của vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh là yếu tố thể hiện
năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân người Việt Nam hay người nước
ngoài theo quy định của luật.
Mặt khách thể của hành vi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh là những
quan hệ xã hội được pháp luật xuất, nhập cảnh bảo vệ mà bị hành vi trái với
pháp luật xâm hại tới.


8

3. Phân loại các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập
cảnh tại Việt Nam
Trong thực tiễn của hoạt động xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập
cảnh chúng ta thường áp dụng các biện pháp cụ thể. Vậy những biện pháp đó
được áp dụng đối với hành vi nào? Để phân loại trách nhiệm pháp lý và áp
dụng biện pháp xử lý vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh đối với người vi phạm,
chúng thường dựa vào những căn cứ khác nhau, nhưng chủ yếu là tính chất,
mức độ gây thiệt hại của hành vi đã được xác định trong cấu thành của một vi
phạm pháp luật mà chia trách nhiệm pháp lý của người vi phạm thành các loại
sau:
Một là, trách nhiệm pháp lý hình sự: so với các loại trách nhiệm pháp
lý khác khi có vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của công dân thì trách
nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất được áp dụng đối
với người thực hiện các hành vi phạm tội. Việc tiến hành truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người vi phạm được tiến hành theo một trình tự tố tụng
hình sự. Các hình phạt được áp dụng đối với người vi phạm quy phạm pháp
luật hình sự trong pháp luật xuất, nhập cảnh có thể là: cảnh cáo, phạt tiền, cải
tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn (quy định tại các điều 273, 274, 275 của
Bộ luật hình sự năm 1999). Kèm theo các hình phạt có thể áp dụng một hay

nhiều hình phạt bổ sung như: cấm cư trú, tịch thu tài sản, phạt tiền khi khơng
áp dụng hình phạt chính, trục xuất. Hình phạt do Tịa án Việt Nam áp dụng.
Hai là, trách nhiệm pháp lý hành chính. Cũng như trách nhiệm hình
sự, trách nhiệm hành chính phát sinh khi có vi phạm quy phạm hành chính
của pháp luật xuất, nhập cảnh và dã xác định một cấu thành vi phạm pháp luật
hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh là
loại trách nhiệm do các cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh áp dụng
đối với người vi phạm đối với tổ chức, cá nhân công dân thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật xuất, nhập cảnh, khi đã xác định được cấu thành vi phạm
pháp luật hành chính. Chế tài áp dụng thường là: cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi


9

hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh, tịch thu tang vật, công cụ vi
phạm, trục xuất theo trình tự hành chính.
Ba là, trách nhiệm pháp lý kỷ luật Nhà nước đối với người vi phạm
những quy chế, nội dung điều lệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, chủ thể bị
áp dụng biện pháp này có thể là cán bộ, viên chức trong các cơ quan quản lý
nhà nước về xuất, nhập cảnh. Biện pháp áp dụng thường là: cảnh cáo, buộc
thôi việc, chuyển làm việc khác.
Ở nước ta, pháp luật xuất, nhập cảnh là một bộ phận quan trọng của
pháp luật hành chính và hệ thống pháp luật Việt Nam. Do vậy, nó có vị trí
giao thoa và mối liên kết chặt chẽ với một số đạo luật, ngành luật trong hệ
thống pháp luật như: Hiến pháp; Luật hành chính nhà nước; Bộ luật hình sự;
Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự; pháp luật: về
thi hành án hình sự, về thi hành án dân sự; Luật an ninh quốc gia…
Các quy định của pháp luật xuất, nhập cảnh đều thể hiện sự thống nhất
và sự tác động qua lại với các quy định của các đạo luật, ngành luật có mối
liên kết chặt chẽ, để hướng tới thực hiện chính sách hình sự, hành chính, dân

sự và khen thưởng, kỷ luật của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ: Điều 22 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam và Điều 22 Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/3/2000
của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thống nhất quy
định: "Những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật xuất, nhập
cảnh, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật". Pháp lệnh nhập cảnh, xuất
cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định: diện những
người nước ngoài chưa cho nhập cảnh (Điều 8) và những người bị tạm hoãn xuất
cảnh (Điều 9). Điều 21 Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự quy định cụ thể những
hành vi vi phạm về hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh với biện pháp


10

phạt tiền. Các quy định nêu trên đều thống nhất chính sách của Đảng và Nhà
nước trong xử lý vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật xuất, nhập
cảnh nói riêng.
II. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT XUẤT, NHẬP CẢNH VÀ CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI VIỆT NAM

1. Tình hình xuất, nhập cảnh trái phép trên thế giới
Từ khi cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, sự giao lưu hợp tác
quốc tế giữa các quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng mở,
phát triển. Lợi dụng tình hình này, các tổ chức tội phạm quốc tế và khu vực đã
hội nhập, tổ chức cho người di cư bất hợp pháp từ các nước đói nghèo, chiến
tranh... đến các nước phát triển để tìm kiếm việc làm, lánh nạn; hoặc tổ chức
các hoạt động tội phạm như: buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn bán và vận
chuyển các chất ma túy, buôn lậu quốc tế, mua bán và vận chuyển vũ khí

quân dụng trái phép, khủng bố, trốn tránh sự truy nã của chính quyền sở tại.
Hoạt động xuất, nhập cảnh bất hợp pháp diễn ra rất phức tạp và được tiến
hành với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó việc sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để
xuất, nhập cảnh có xu hướng ngày càng tăng. Đã xuất hiện nhiều tổ chức tội
phạm quốc tế chuyên làm hộ chiếu, giấy tờ giả và tổ chức cho người xuất,
nhập cảnh bất hợp pháp, tập trung chủ yếu ở các nước Trung Đông, Hồng
Kông, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước Đông Âu.
Theo thống kê chưa đầy đủ của một số tổ chức quốc tế: ở Mỹ, hàng
năm đã phát hiện trên một trăm nghìn trường hợp sử dụng giấy tờ giả (năm
2003: phát hiện 250.000 trường hợp); ở Nhật, năm 2003 phát hiện 6.694
trường hợp; ở Úc trung bình hàng năm cũng phát hiện trên 10 nghìn trường
hợp. Tháng 3/2004, Cảnh sát Thái Lan đã bắt một công dân Hy Lạp trên
chặng Bangkok - London và thu giữ từ người này 53 hộ chiếu giả; thu giữ từ
02 người nước ngoài khác (một người Hà Lan và một người Tây Ban Nha)
100 hộ chiếu giả. Đầu tháng 8/2005 cảnh sát Thái Lan còn thu giữ 452 hộ


11

chiếu giả từ một công dân Anh sinh (sống tại Algeria có tên là Maheiddine
Daikh) khi đang tìm cách đưa sang Anh tiêu thụ. Phối hợp với Cảnh sát
Pakistan, Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ một công dân Srilanka tên là
Sababanthan Kanagasabai thu giữ "đồ nghề" gồm: 01 máy dát kim loại, 01
máy sấy tóc, 01 máy đục lỗ, 01 máy tính bàn, 73 dấu thị thực, kiểm chứng
cùng 255 hộ chiếu giả của 33 nước khác nhau (trong đó hộ chiếu Anh, Mỹ
được bán với giá 2.500 - 2.900 USD).
Để ngăn chặn tình trạng này, các quốc gia đã tăng cường các biện
pháp cơng tác đấu tranh phịng chống như: kiểm soát chặt chẽ hộ chiếu, giấy
tờ xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu; tổ chức các chiến dịch tấn cơng các tụ điểm,
băng nhóm chun làm hộ chiếu, giấy tờ giả. Cảnh sát Thái Lan và cảnh sát

Australia đã thành lập một trung tâm tình báo hỗn hợp để chống tội phạm xuyên
quốc gia và nạn sử dụng hộ chiếu giả. Mới đây, cảnh sát từ 08 nước: Canada,
Pháp, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Australia và Nhật Bản đã thống nhất tổ
chức cuộc họp hàng tháng tại Băngkốc với Cảnh sát Thái Lan để phối hợp chống
nạn sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả. Ngoài ra, hàng năm các tổ chức quốc tế như
APEC, ASEM, INTERPOL, Hội nghị xuất nhập cảnh các nước ASEAN, Châu
Á - Thái Bình Dương đều đưa vấn đề hợp tác đấu tranh chống tình trạng xuất,
nhập cảnh trái phép thành một nội dung quan trọng của các hội nghị, hội thảo.
Tình hình xuất, nhập cảnh bất hợp pháp trên thế giới có liên quan trực
tiếp và ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình vi phạm pháp luật về xuất, nhập ảnh
tại Việt Nam; Và chúng ta cần phải nắm bắt để kịp thời điều chỉnh chính sách
hợp tác quốc tế về xuất, nhập cảnh nhằm trao đổi thông tin và hỗ trợ các biện
pháp trong đấu tranh phịng chống tình trạng vi phạm pháp luật về xuất, nhập
cảnh giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
2. Thực trạng vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh và các biện pháp
xử lý tại Việt Nam


12

Trong những năm qua, thực hiện chính sách mở rộng đối ngoại, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, quản lý nhà nước về
xuất, nhập cảnh ở Việt Nam cũng đã được đổi mới. Đặc biệt là thủ tục xuất,
nhập cảnh ngày càng được cải tiến tạo điều kiện thơng thống, thuận lợi cho
cơng dân Việt Nam và người nước ngồi xuất, nhập cảnh để cơng tác, học tập,
đầu tư, thương mại, du lịch, thăm thân, chữa bệnh. Lợi dụng sự cởi mở, thơng
thống và những thiếu sót trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà
nước về xuất, nhập cảnh nói riêng, các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước
đã hội nhập và tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật như: mua bán và

vận chuyền các chất ma túy, mua bán va vận chuyển vũ khí quân dụng, kinh
doanh, đầu tư chui, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sử dụng tiền giả, séc giả, tổ
chức đánh bạc, chứa chấp và môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tổ
chức xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, gây phức tạp và ảnh hưởng về an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Qua thực tiễn đấu tranh phịng chống và xử lý vi phạm về pháp luật về
xuất, nhập cảnh, có thể chỉ ra thực trạng vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh
tại Việt Nam như sau:
2.1. Tình hình vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của người nước
ngoài tại Việt Nam
Từ năm 2000 đến 11/ 2005, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh đã phát
hiện và xử lý 4.569 vụ với 7.239 người nước ngoài, Việt kiều vi phạm pháp
luật Việt Nam (theo báo cáo chưa đầy đủ của các phịng quản lý xuất nhập
cảnh cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Trong đó, Cục Quản lý
xuất nhập cảnh đã phát hiện và xử lý 1.865 người nước ngoài, Việt kiều vi
phạm pháp luật xuất, nhập cảnh (năm 2000 có 144 người vi phạm; năm 2001
số người vi phạm là 328; năm 2002 số người vi phạm là 178; năm 2003 số
người vi phạm là 167; năm 2004 số người vi phạm là 792; năm 2005 số người
vi phạm là 392) với số tiền phạt là 1.512.500.000 đồng, buộc xuất cảnh quay


13

về nơi xuất phát 1.087 trường hợp (nhập cảnh không có hộ chiếu, giấy tờ, sử
dụng hộ chiếu, giấy tờ giả); hoạt động trái mục đích nhập cảnh: 294 trường
hợp (truyền đạo trái phép, sử dụng tín phiếu giả, lừa đảo môi giới kết hôn trái
phép); tạm trú quá thời hạn cho phép: 169 trường hợp; các vi phạm khác: 146
trường hợp. Đã triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm, khởi tố 85 vụ với
256 đối tượng (là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi), bắt hàng trăm đối
tượng chuyên tổ chức cho người xuất, nhập cảnh trái phép. Điển hình là vụ Lực

lượng quản lý xuất, nhập cảnh bắt Ngô Bảo Ninh, quốc tịch Trung Quốc, chuyên
tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép để trốn đi nước thứ ba, thu
hàng chục cuốn hộ chiếu nước ngồi giả, dấu giả Hải quan, Biên phịng, Cơng
an Việt Nam và Trung Quốc.
Người nước ngồi vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam
thường diễn ra dưới các dạng phổ biến như sau:
Dạng thứ nhất: Nhập, xuất cảnh trái phép.
Thời gian qua, người nước ngoài nhập xuất, cảnh trái phép vào Việt
Nam có chiều hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, tinh vi và có tổ
chức như sau:
Một là, nhập cảnh trái phép (khơng có hộ chiếu hoặc có nhưng khơng
sử dụng): Phương thức thủ đoạn này thường được áp dụng để đưa người
Trung Quốc, người Bắc Triều Tiên, người Campuchia vào Việt Nam. Các đối
tượng tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua
các cửa khẩu đường bộ (đường tiểu mạch), không chịu sự kiểm tra, kiểm soát
của lực lượng kiểm soát biên giới (Bộ đội biên phòng) rồi đi sâu vào nội địa,
trốn tránh sự kiểm tra hành chính cơng khai của cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh như: thuê nhà trọ, không khai báo tạo trú, không ở lại lâu một địa chỉ cố
định, thường xuyên di chuyển để đối phó với sử kiểm tra hành chính cơng
khai (phương thức này phổ biến vào các năm trước, nay ít dần). Ví dụ: Ngày
13/7/2001, Cơng an cửa khẩu Nội Bài phát hiện 04 trường hợp quốc tịch
Trung Quốc (là: Tang Yin, sinh năm: 1978; Wang Xiao Lian, sinh năm 1980;


14

Zhang Yu Liang, sinh năm 1980; Lian Xiu Feng, sinh năm 1982) nhập cảnh
trái phép Việt Nam (qua đường tiểu mạch), sau đó đóng dấu kiểm chứng nhập
cảnh giả mã số 252 của cửa khẩu Hữu Nghị vào hộ chiếu Trung Quốc sử
dụng để đi Thái Lan.

Hai là, sử dụng hộ chiếu, giấy tờ (thật hoặc giả) để nhập cảnh qua
đường bộ vào Việt Nam và xuất cảnh đường hàng không bằng hộ chiếu, giấy
tờ giả. Phương thức này tương đối phổ biến hiện nay. Đối tượng sử dụng thủ
đoạn này bao gồm nhiều quốc tịch, nhưng chủ yếu vẫn là cơng dân có chung
đường biên giới. Ví dụ: Ponman Palam Rajkumak, sinh năm 1973, quốc tịch
Srilanka sử dụng hộ chiếu Malaysia giả số A10026469 mang tên Al Chiuniah
Kapalasu, sinh năm 1973 nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo ngày 11/11/2000
và sau đó xuất cảnh qua Đài Loan để đi Anh thì bị phát hiện.
Ba là, sử dụng hộ chiếu giả để nhập cảnh và xuất cảnh theo đường hàng
không. Các đối tượng người nước ngoài sử dụng hộ chiếu thật để làm thủ tục
xuất cảnh khỏi nước sở tại, trên đường đi thay hộ chiếu giả để nhập cảnh Việt
Nam. Ví dụ: Shen Feng Dong, sinh năm 1979, quốc tịch Trung Quốc. Xuất cảnh
từ Quảng Châu bằng hộ chiếu thật, trên máy bay thay sang hộ chiếu Canada giả
số VC987997 (bóc màng mỏng trang nhân thân thay ảnh) nhập cảnh qua cửa
khẩu Nội Bài, sau đó đi Hàn Quốc đi Canada thì bị phát hiện đẩy trở lại.
Bốn là, sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để quá cảnh di nước thứ ba bằng
đường hàng không. Loại đối tượng này hầu hết sử dụng hộ chiếu của Hàn
Quốc, Nhật Bản, quá cảnh đi nước thứ ba (Pháp, hoặc Nhật) trên các chuyến
bay từ Lào, Campuchia. Những đối tượng này chủ yếu là người Trung Quốc
hoặc Bắc Triều Tiên trà trộn vào các đoàn du lịch lớn của Nhật và Hàn Quốc.
Ví dụ: Ngày 27/3/2004 trên chuyến bay AF172, cảnh sát Pháp đã dẫn giải 02
trường hợp sử dụng hộ chiếu Nhật giả là Lin Dao Kuan, sinh năm 1973 tại
Phúc Kiến, Trung Quốc sử dụng hộ hiếu Nhật Bản giả số TG2050874, mang
tên Kojima Atsushi; và Lin Chun Xiang, sinh năm 1976 sinh tại Phúc Kiến,
Trung Quốc dùng hộ chiếu Nhật Bản giả số TF2039255, mang tên Sato


15

Hiroshi. Hai đối tượng này nhập cảnh từ Trung Quốc sang Lào bằng hộ chiếu

Trung Quốc, sau đó quá cảnh Việt Nam đi Pháp.
Người nước ngoài sử dụng hộ chiếu giả nhập, xuất cảnh trái phép Việt
Nam thường tập trung vào những người có quốc tịch như: Trung Quốc,
Apganistan, Pakistan, Srílanka, Negieria, Iran, Irag, Bắc Triều Tiên.., trong đó
người Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất. Mục đích của họ là tìm cách đi các
nước có nền kinh tế phát triển để làm ăn sinh sống hoặc vào Việt Nam để cư
trú lì, đầu tư chui, bn lậu, hoặc chạy vào các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ
chức quốc tế để xin cư trú chính trị. Ngồi ra cịn có người một số nước như
Hà Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng, Philippine, Malysia, (thuộc những băng
nhóm xã hội đen bị các nước truy nã) vào Việt Nam để cư trú trái phép hoặc
tổ chức các hoạt động mang tính băng nhóm xã hội đen.
Nhìn chung, hộ chiếu giả được các tổ chức tội phạm làm kỹ thuật
ngày càng cao và hết sức tinh xảo (có sự nghiên cứu và áp dụng đặc điểm bảo
vệ hộ chiếu của các nước mà chúng làm giả) nên rất khó phát hiện bằng mắt
thường và những phương pháp kiểm tra đơn giản. Những hộ chiếu mà các tổ
chức tội phạm làm giả cho người xuất, nhập cảnh trái phép sử dụng là hộ
chiếu của các nước: Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Bồ Đào Nha,
Malaysia, Mantal, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kơng... vì hộ chiếu của những
nước này được miễn thị thực của nhiều nước.
Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam quy định: người nước ngồi nhập cảnh, xuất cảnh phải có hộ chiếu
hoặc có giấy từ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu) và
phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ
trường hợp được miễn thị thực (khoản 1 Điều 4).
Nhập cảnh trái phép là hành vi vào Việt Nam bất hợp pháp (khơng có
hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ) một cách lén lút và bằng thủ đoạn sử dụng hộ chiếu,


16


giấy tờ giả mạo khác nhằm che giấu, trốn tránh sự phát hiện và xử lý của lực
lượng kiểm soát xuất nhập cảnh.
Xuất cảnh trái phép là hành vi ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp (khơng
có hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ) một cách lén lút và bằng thủ đoạn sử dụng hộ
chiếu, giấy tờ giả mạo khác nhằm che giấu, trốn tránh sự phát hiện và xử lý
của lực lượng kiểm soát xuất, nhập cảnh.
Nhập cảnh, xuất cảnh trái phép là hành vi vi phạm pháp luật về xuất,
nhập cảnh và cũng được coi là hành vi phạm tội quy định tại Điều 274 Bộ luật
hình sự năm 1999 của Việt Nam. Nên đối với các trường hợp vi phạm lần đầu
có tính chất mức độ, quy mơ thiệt hại ít, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh - Bộ
Công an thường áp dụng biện pháp xử lý hành chính với hình thức phạt tiền
theo Điều 21 Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; buộc xuất cảnh quay về
nơi xuất phát; cấm nhập cảnh trong thời hạn từ 01năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà
nước trong những năm qua, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an
cũng đã đề nghị chuyển cơ quan điều tra truy tố nhiều vụ tổ chức cho người
nhập, xuất cảnh Việt Nam trái phép, đưa người đi các nước thứ ba, với nhiều
đối tượng là người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng pháp luật xuất, nhập
cảnh vi phạm pháp luật hình sự của Việt Nam, góp phần giữ vững độc lập chủ
quyền, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Dạng thứ hai: Vi phạm các quy định về cư trú.
Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngồi tại Việt
Nam có một chương quy định về cư trú, trong đó có quy định: người nước
ngồi nhập cảnh phải đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt
Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký (khoản 1 Điều 11). Đây là
căn cứ pháp lý để xem xét và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về cư
trú. Các hình thức vi phạm về cư trú thường là:



17

Một là, không khai báo tạm trú. Mặc dù đã có Nghị định số
21/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định: người nước ngoài nghỉ qua đêm tại
khách sạn, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài (kể cả khu nhà ở của
ngoại giao đồn) phải khai báo tạm trú thơng qua chủ khách sạn hoặc người
quản lý khu nhà nghỉ (Điều 5). Thủ tục khai báo gồm: xuất trình hộ chiếu, tờ
khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện phải có
thị thực); khai vào phiếu báo tạm trú theo mẫu do A18 ban hành. Tuy nhiên,
vẫn cịn một số ít người nước ngồi khơng thực hiện quy định này.
Hai là, ở lại Việt Nam quá hạn tạm trú. Việc cấp tạm trú tại cửa khẩu
quốc tế được quy định tại Mục III Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT Công
an - Ngoại giao; và việc cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại giấy tờ cho
người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam được quy định tại Mục IV của
Thông tư này. Khi thời hạn tạm trú đã hết mà người nước ngoài cố ý ở lại
Việt Nam thì được coi là vi phạm quy định tạm trú của pháp luật xuất, nhập
cảnh.
Tình trạng ở lại Việt Nam quá hạn tạm trú của người nước là khá phổ
biến, và bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính với hình thức phạt tiền.
Ba là, hoạt động sai mục đích. Số lượng người nước ngồi hoạt động
trái mục đích nhập cảnh hàng năm mà các cơ quan chức năng phát hiện không
nhiều. Các trường hợp hoạt động sai mục đích thường là: truyền đạo trái
phép, sử dụng tín phiếu giả, lừa đảo mơi giới kết hôn trái phép...
Tuy nhiên, nguy cơ của các hoạt động tình báo, gián điệp ngầm chống
phá Nhà nước của cá nhân và các tổ chức, cơ quan đặc biệt nước ngoài, các
thế lực thù địch của Việt Nam, các hoạt động của tổ chức khủng bố và các tổ
chức tội phạm quốc tế là hết sức nguy hiểm, nhằm xâm hại tới độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xâm hại tới an ninh quốc gia và trật tự an tồn
xã hội. Do vậy, trong việc thực chính sách xử lý với những vi phạm pháp
luật xuất, nhập cảnh cần đặc biệt chú ý đối với các hoạt động sai mục đích



18

của người nước ngoài tại Việt Nam; và cần áp dụng các biện pháp xử lý
cưỡng chế mạnh của Nhà nước và nghiêm minh; đồng thời địi hỏi phải có
sự phối hợp đấu tranh phòng ngừa của các cơ quan chức năng bảo vệ pháp
luật của Nhà nước.
2.2. Tình hình vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh của người Việt
Nam
Người Việt Nam vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh thường diễn ra
dưới các dạng phổ biến như sau:
Một là, sử dụng hộ chiếu giả (hộ chiếu cấp cho người khác) để xuất
cảnh. Đây là loại hình vi phạm phổ biến trong những năm gần đây. Do việc
cấp thị thực của nước ngoài chặt chẽ, nên các đối tượng thường sử dụng hộ
chiếu của người khác (còn giá trị sử dụng), thay ảnh của mình vào để xuất
cảnh trái phép. Hộ chiếu thường sử dụng làm giả là hộ chiếu của người Việt
Nam định cư ở các nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Séc... Các đối tượng sử
dụng thường là người ở các địa phương: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,
Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Ví dụ: Ngày 03/9/2004, Đinh Xuân Linh, sinh năm 1976 tại thành phố
Vinh, Nghệ An; Phạm Quang Cường, sinh năm 1977 tại Lê Chân, Hải Phòng;
Bùi Thị Minh, sinh năm 1979 tại Thanh Hóa; Lê Văn Đặng, sinh năm 1974
tại An Dương, Hải Phòng sử dụng hộ chiếu thật do A18 cấp làm thủ tục xuất
cảnh hợp pháp, sau khi lên máy bay đổi hộ chiếu giả nhập cảnh vào Pháp bị
cảnh sát phát hiện đẩy trở lại.
Hai là, sử dụng hộ chiếu thật nhưng bị tẩy xóa để xuất cảnh. Gần đây,
một số nước hạn chế người Việt Nam nhập cảnh, nên quy định: chỉ có thân nhân
(bó mẹ, vợ chồng, con) mới được mời sang thăm thân. Đặc biệt là trẻ em dưới
16 tuổi sẽ được nước sở tại cấp thị thực một cách dễ dàng. Vì vậy, các đối

tượng sau khi làm xong hộ chiếu thường tẩy xóa năm sinh cho phù hợp với độ
tuổi quy định của nước sở tại để xin thị thực. Chủ yếu trẻ em Việt Nam đi


19

Séc. Ví dụ: Trần Thanh Tùng, sinh năm 1987 tại Hồng Bàng, Hải Phòng sửa
chữa năm sinh trong hộ chiếu thành 1990 bị Công an cửa khẩu Nội Bài phát
hiện.
Ba là, làm dấu giả kiểm chứng xuất, nhập cảnh để đưa người xuất
cảnh trái phép. Mục đích hợp thức hóa hành trình xuất, nhập cảnh. Do sử
dụng hộ chiếu của người đã được cư trú hợp pháp ở nước ngoài (thay ảnh)
hoặc câu móc với đối tượng để làm thủ tục cấp hộ chiếu ở nước ngoài (trong
khi người ở trong nước), nên đã sử dụng dấu kiểm giả nhập cảnh qua cửa
khẩu (đường bộ, Nội Bài, Tân Sơn Nhất) để hợp thức khi xuất cảnh. Hoặc vì
mục đích xin gia hạn cư trú ở nước ngoài: theo luật của nước sở tại chỉ gia
hạn cư trú đổi với những người đã về nước trước khi hết thời hạn cư trú, nên
các ổ nhóm làm giả dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh Việt Nam để đủ điều kiện
xin gia hạn cư trú (đối tượng là công dân Việt Nam ở Nga).
Bốn là, giả mạo hồ sơ hoặc khai không đúng sự thật để xin cấp hộ
chiếu. Đây là hiện tượng cũng khá phổ biến. Một người làm giả toàn bộ hồ sơ
mang tên người khác và mọi thông tin nhân thân khơng đúng với mình để được
cấp hộ chiếu. Mục đích thường là che giấu thơng tin nhân thân nhằm: 1- rút
tuổi để phía nước ngồi khơng từ chối cấp thị thực, không từ chối cấp phép
lao động; 2- trốn tránh sự truy xét, truy nã của cơ quan bảo vệ pháp luật. Thủ
đoạn phổ biến là: làm lại chứng minh nhân dân, hộ khẩu đăng ký thường trú;
khai không đúng tên, tuổi làm chứng minh thư gốc, sau đó về đăng ký hộ
khẩu thường trú hoặc tạm trú; tẩy xóa, sửa chữa tên, tuổi trong hồ sơ gốc
(TK1). Ví dụ: Cao Thị Ngoan, sinh năm 1985 tại Chí Linh, Hải Dương nộp
hồ sơ tại Cục A18 đã bị sửa chữa năm sinh thành 1983 và một số nội dung

khác trong hồ sơ và CMND để xin cấp hộ chiếu.
Năm là, sử dụng hộ chiếu, thị thực nước ngoài giả. Loại vi phạm này
thường tập trung ở các dạng chủ yếu sau: 1- sử dụng hộ chiếu Việt Nam trong
có thị thực nước ngoài giả để xuất cảnh Việt Nam đi các nước; 2- sử dụng hộ


20

chiếu nước ngoài giả xuất cảnh đi các nước mà họ mang hộ chiếu; 3- sử dụng hộ
chiếu Việt Nam thật xuất cảnh đi các nước trong khu vực Đông Nam Á được
miễn thị thực, sau đó sử dụng hộ chiếu giả để nhập cảnh vào một nước khác,
sau đó nhập cảnh lại bằng đường bộ và xuất cảnh qua cửa khẩu hàng khơng.
Ngồi những những dạng thủ đoạn trong việc tổ chức đưa người xuất,
nhập cảnh trái phép vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh nêu trên, gần đây còn
xuất hiện một số đường dây dưa người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc,
Lào, Campuchia, Thái Lan bất hợp pháp (trốn theo đường tiểu mạch) đi bằng
giấy thông hành biên giới, thẻ du lịch... rồi từ các nước này sử dụng hộ chiếu
giả để xuất cảnh đi nước khác.
Việc sử dụng hộ chiếu giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh trái phép Việt
Nam vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh quy định tại Điều 22 Nghị định số
05/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của cơng
dân Việt Nam và vi phạm Bộ luật hình sự của Việt Nam (Điều 274); đồng
thời gây khó khăn cho quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh, gây ảnh hưởng
xấu tới quan hệ quốc tế, tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian qua, lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh đã điều tra
triệt phá nhiều ổ nhóm tổ chức đưa người xuất, nhập cảnh trái phép. Điển
hình là vụ Nguyễn Tiến Khai và Nguyễn Văn Định ở Nghệ An làm dấu giả
của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, tổ chức cho người xuất cảnh trái phép;
hoặc vụ (Cục Quản lý xuất nhập cảnh phối hợp với Cục Điều tra an ninh) bắt
Phan Thanh Hùng, đối tượng chuyên tổ chức cho người Việt Nam và người

nước ngoài xuất, nhập cảnh trái phép, thu được nhiều hộ chiếu giả, dấu kiểm
chứng giả của Việt Nam, Lào, Thái Lan...
2.3. Xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam
Qua công tác trực tiếp xử lý, nghiên cứu hồ sơ vụ việc cho thấy thủ
tục xử lý được tiến hành theo trình sự sau:


21

Trước hết, phải thực hiện theo đúng trình tự các bước trong quy trình
xử lý vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh, bao gồm: 1- Tiếp nhận hồ sơ vụ
việc. Hồ sơ phải bảo đảm các thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch,
số hộ chiếu (kể cả chứng minh thư ngoại giao (nếu có), nơi thường trú hoặc
tạm trú của người vi phạm; thời gian, địa điểm vi phạm; diễn biến sự việc,
hành vi vi phạm; tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả tác hại gây ra; mục đích
nhập cảnh, nội dung chương trình làm việc tại Việt Nam của người vi phạm;
cơ quan, tổ chức hoặc các nhân trong nước mời, bảo lãnh nhập cảnh; 2- Khai
thác trực tiếp đối tượng để làm rõ lý do, nguyên nhân vi phạm (chủ quan và
khách quan); 3- Tổng hợp báo cáo đề xuất biện pháp xử lý, áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ và lập hồ sơ cá nhân để quản lý thông tin và bổ sung thơng
tin.
Hình thức xử lý: trên cơ sở hồ sơ vi phạm, căn cứ vào tính chất, mức
độ của hành vi và động cơ thái độ của người vi phạm để áp dụng hình thức xử
lý cho thích đáng. Các hình thức xử lý của lực lượng quản lý xuất nhập cảnh
đối với người vi phạm như sau:
Lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính:
Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định tại Điều 55
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Biên bản được lập thành 02 bản, có chữ
ký của các thành phần tham gia. Trường hợp người vi phạm từ chối ký biên
bản phải ghi rõ lý do. Biên bản lập xong giao cho cá nhân vi phạm 01 bản.

Khi vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt thì hồ sơ biên bản phải được gửi
đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính,
người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt; đối với các vụ việc vi phạm hành
chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt có thể kéo dài
nhưng không quá 30 ngày. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi đúng


22

mẫu quy định (mẫu số 04/XPHC) và hành vi vi phạm hành chính ghi trong quyết
định xử phạt hành chính đúng như hành vi ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Khơng cho xuất cảnh, nhập cảnh, buộc quay lại nơi xuất phát hoặc
buộc xuất cảnh trước thời hạn:
Việc từ chối cho phép nhập cảnh nhằm ngăn chặn và loại trừ những
người thuộc diện chưa được xuất cảnh, chưa được nhập cảnh, những người
thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh và những người khơng có thị thực nhập cảnh
Việt Nam, những người sử dụng hộ chiếu, giấy tờ không hợp lệ, hộ chiếu báo
mất, báo hủy, những người có vi phạm pháp luật Việt Nam lần nhập cảnh
trước hoặc vi phạm quy chế biên giới, quy chế về xuất, nhập cảnh trong lần
nhập cảnh đầu tiên... góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, bảo đảm an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh tại Việt
Nam trong thời gian qua thường áp dụng hình thức xử phạt hành chính là:
phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi hộ chiếu, hủy bỏ thị thực, trục xuất, cấm xuất
cảnh, nhập cảnh từ 01 năm đến 05 năm. Trong đó, phạt tiền chiếm tỷ lệ cao
nhất. Kết hợp với các hình thức xử phạt hành chính là các hình phạt bổ sung
như: tạm hoãn xuất cảnh, rút ngắn thời hạn tạm trú, buộc xuất cảnh sớm...).
3. Nhận xét, đánh giá
Trong những năm qua, công tác phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm

pháp luật xuất, nhập cảnh có những ưu điểm, hạn chế như sau:
3.1. Những ưu điểm
Một là, công tác phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất,
nhập cảnh đã thể hiện việc lực lượng quản lý xuất nhập cảnh coi trọng và đẩy
mạnh công tác quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh bằng pháp luật.
Hai là, công tác phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất,
nhập cảnh đã bảo đảm đúng quy trình thủ tục, xử lý đúng đối tượng và đúng


23

tính chất mức độ hành vi vi phạm; thực hiện tốt đường lối của Đảng về chính
sách hình sự, chính sách hành chính và các nguyên tắc pháp luật.
Ba là, công tác phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất,
nhập cảnh, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo
đảm các yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
3.2. Một số hạn chế
Một là, hệ thống các văn bản pháp luật xuất, nhập cảnh và các quy
định về xử phạt hành chính chưa được hồn chỉnh, thống nhất. Một số quy
định khơng cịn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời gây khó
khăn trong q trình thực hiện và áp dụng trong công tác phát hiện, đấu tranh
và xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh.
Hai là, thời hạn quy định ra quyết định xử phạt hành chính của Nghị
định số 49/1996/NĐ-CP của Chính phủ khơng đáp ứng được chính sách mở
cửa, tạo thơng thống cho cơng dân xuất, nhập cảnh. ví dụ: đối với người
nước ngoài ở lại Việt Nam quá hạn tạm trú từ 05 đến 10 ngày nay xuất cảnh.
Nếu phải chờ 10 ngày sau khi lập biên bản để chấp hành quyết định xử phạt
hành chính thì khơng thể bảo đảm chuyến bay. Trên thực tế Công an cửa khẩu
thường tiến hành lập biên bản và ra quyết định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
tại chỗ đối với người vi phạm. Đây là cách thức tạo thơng thống thuận lợi

cho cơng dân xuất, nhập cảnh.
Ba là, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh không được
phát hiện, kịp thời xử lý; các biện pháp phịng ngừa với tính hiệu quả chưa
cao; cơng tác kiểm tra, nắm tình hình xuất, nhập cảnh có nơi có lúc chưa được
thực hiện thường xuyên. Vai trò quần chúng trong phát hiện, tố giác người vi
phạm pháp luật xuất, nhập cảnh chưa được coi trọng; thông tin quần chúng
cung cấp về vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh rất ít; các vụ việc phát hiện
được phần lớn thông qua biện pháp quản lý hành chính cơng khai.


24

Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về xuất,
nhập cảnh từ Trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất. Quản lý
nhà nước về các cửa khẩu quốc tế chưa tập trung thống nhất về một đầu mối,
nên cơng tác kiểm sốt xuất, nhập cảnh nói chung và cơng tác phát hiện, đấu
tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh cịn hạn chế.
Những hạn cơng tác phát hiện, đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất,
nhập cảnh trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan, nhưng trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Có thể chỉ rõ hai
ngun nhân chủ quan sau đây:
Thứ nhất, cơ sở khoa học pháp lý của công tác phát hiện, đấu tranh
xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh chưa được nghiên cứu một cách cơ
bản, có hệ thống; thiếu việc đánh giá, tổng kết thực tiễn về công tác phát hiện,
đấu tranh xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh một cách đầy đủ. Do vậy,
việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất, nhập cảnh trong đó có các quy phạm
pháp luật về xử lý vi phạm ở Việt Nam trong thời gian qua chưa dựa trên cơ sở
khoa học vững chắc. Do vậy, sự sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật xuất, nhập cảnh cịn mang nặng tính giải pháp tình thế, thiếu định hướng
tổng thể.

Thứ hai, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật xuất, nhập cảnh có giá
trị cao phải đợi chờ các văn bản có giá trị thấp hướng dẫn chi tiết mới có khả
năng đi vào thực tiễn cuộc sống. Điều này dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục pháp luật về xuất, nhập cảnh còn chưa được chủ động coi
trọng và chấp hành thường xuyên, làm giảm tiến trình xây dựng ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật xuất, nhập cảnh của nhân dân nói chung và của
cán bộ viên chức nhà nước nói riêng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI
PHẠM PHÁP LUẬT XUẤT, NHẬP CẢNH TẠI VIỆT NAM


25

1. Dự báo tình hình vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh tại việt
nam trong thời gian tới
Một là, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng người xuất,
nhập cảnh Việt Nam sẽ ngày một tăng hơn, kéo theo đó là hành vi phạm pháp
luật nói chung và vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh ngày càng tăng với tính
chất xu hướng ngày càng phức tạp, với thủ đoạn ngày càng đa dạng hơn, tinh
vi hơn và có tổ chức chặt chẽ hơn.
Hai là, các thế lực thù định sẽ cùng đẩy mạnh việc lợi dụng con
đường xuất, nhập cảnh vào Việt Nam một cách công khai hợp pháp để tiến
hành các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
Ba là, không loại trừ việc các đối tượng khủng bố và các băng nhóm
tội phạm nước ngồi lợi dụng con đường xuất, nhập cảnh để tiến hành các
hoạt động nhằm xâm hại tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm pháp
luật xuất, nhập cảnh tại Việt Nam
Xuất phát từ cách đặt vấn đề về mục tiêu của chuyên đề này, là đề
xuất những tìm ra những giải pháp tối ưu mang tính luận cứ khoa học cho

hoạt động xử lý vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh, góp phần chỉ đạo việc đề
ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà
nước về xuất, nhập cảnh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát hiện, xử lý vi phạm
pháp luật xuất, nhập cảnh và để nâng cao hiệu quả của công tác này trong
những năm tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
2.1. Những giải pháp chung
Một là, đối tượng vi phạm pháp luật xuất, nhập cảnh bao gồm cả tổ
chức và cá nhân cơng dân trong đó có tổ chức, cá nhân cơng dân mang yếu tố
nước ngoài. Do vậy, việc xử lý cần áp dụng cả các quy phạm pháp luật quốc
gia lẫn các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh mà Việt


×