Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đồ án điều khiển logic và trang bị điện đề tài máy khoan trường HaUI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 27 trang )

Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỒ ÁN ĐKLG VÀ TBĐ
Số : Đề 22
Họ và tên SV :
1. Nguyễn Tiến Toàn.
2. Đỗ Thị Minh Trang.
3. Nguyễn Thành Trung.
Lớp : TĐH1 Khoá : 8
Khoa : Điện
Giáo viên hướng dẫn : QUÁCH ĐỨC CƯỜNG.
NỘI DUNG
Thiết kế mạch điều khiển, mạch lực cho hệ thống khoan tự động có yêu cầu công nghệ được mô
tả như hình vẽ.

m
A
X,V1

L,V1

B
X,V2
C
A,B,C là các công tắc hành trình dạng xung
Mạch điều khiển sử dụng bộ điều khiển có lập trình Logo


Mạch lực sử dụng bộ biến tần Hitachi và động cơ không đồng bộ ba pha có Pđm = 3,7kW; Uđm=380V;
nđm = 940v/p; Cosφ = 0,78; ηđm = 0,82
TT
Tên bản vẽ
1 Mạch điều khiển
2 Mạch Lực

Khổ giấy
A3
A3

Số lượng
1
1

PHẦN THUYẾT MINH
1. Khái quát chung về công nghệ
2. Thiết kế mạch điều khiển, mạch lực
3. Tính chọn các thiết bị liên quan
4. Thiết kế bản vẽ đấu nối, tính toán, cài đặt tham số cần thiết cho bộ biến tần và lập trình
cho Logo
Ngày giao đề : 22/08/2016

Ngày hoàn thành : 30/11/2016

BỘ MÔN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN


QUÁCH ĐỨC CƯỜNG
Trang 1


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ. ........................................... 5
1.1.

Đặc điểm công nghệ nhóm máy khoan. ........................................................ 5

1.2.

Đặc điểm truyền động nhóm máy khoan....................................................... 5

Chương 2: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN MẠCH LỰC. ................................ 6
2.1.

Thiết kế mạch điều khiển. ............................................................................. 6

2.1.1.

Xây dựng hàm điều khiển. ...................................................................... 6

2.1.2.

Xây dựng các mạch điều khiển. .............................................................. 8


2.1.3.

Nguyên lý hoạt động. ............................................................................ 10

2.2.

Thiết kế mạch lực. ....................................................................................... 11

Chương 3: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ LIÊN QUAN. ..................................... 12
3.1.

Hệ thống các thiết bị sử dụng trong đề tài ................................................... 12

3.2.

Tính toán lựa chọn các thiết bị. ................................................................... 12

3.2.1.

Bộ điều khiển LOGO! 24RC. ............................................................... 12

3.2.2.

Biến tần Hitachi L200. .......................................................................... 13

3.2.3.

Aptomat. ................................................................................................ 14


3.2.4.

Rơ le nhiệt bảo vệ.................................................................................. 15

3.2.5.

Nút nhấn. ............................................................................................... 15

3.2.6.

Công tắc hành trình dạng xung. ............................................................ 16

3.2.7.

Động cơ điện. ........................................................................................ 17

Chương 4: THIẾT KẾ BẢN VẼ ĐẤU NỐI, TÍNH TOÁN, CÀI ĐẶT THAM SỐ
CẦN THIẾT CHO BỘ BIẾN TẦN VÀ LẬP TRÌNH LOGO. ............................. 19
4.1.

Thiết kế bản vẽ đấu nối. .............................................................................. 19
Trang 2


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

4.2.

Cài đặt tham số biến tần. ............................................................................. 20


4.3.

Lập trình LOGO. ......................................................................................... 21

4.3.1.

Giới thiệu về phần mềm LOGO – V8. .................................................. 21

4.3.2.

Bảng địa chỉ vào ra. ............................................................................... 23

4.3.3.

Lập trình chương trình. ......................................................................... 24

4.3.4.

Kết quả mô phỏng. ................................................................................ 25

Trang 3


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có thể nói một trong
những tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là mức độ tự động
hóa trong các quá trình sản xuất mà trước hết đó là năng xuất sản xuất và chất lượng
sản phẩm làm ra. Sự phát triển rất nhanh chóng của máy tính điện tử, công nghệ thông

tin và những thành tựu của lý thuyết điều khiển tự động, của trang bị điện đã làm cơ sở
và hỗ trợ cho sự phát triển tương xứng của lĩnh vực tự động hóa.
Ở nước ta mặc dù là một nước chỉ mới đang trong quá trình phát triển, nhưng
những năm gần đây cùng với những đòi hỏi của sản xuất cũng như hội nhập vào nền
kinh tế thế giới thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là sự tự động
hóa các quá trình sản xuất đã có những bước phát triển mới tạo ra sản phẩm có hàm
lượng chất xám cao tiến tới hình thành một nền kinh tế tri thức.
Ngày nay tự động hóa điều khiển các quá trình sản xuất đã đi sâu vào từng ngóc
ngách, vào trong các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm. Một trong những ứng dụng
đó mà đồ án này đề cập đến là “thiết kế mạch điều khiển, mạch lực cho hệ thống
khoan tự động”. Tự động hóa điều khiển công nghệ khoan là quá trình tạo ra một lỗ
thủng trên bề mặt vật thể có kích thước chiều sâu định trước. Chất lượng mũi khoan và
năng suất làm việc phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ điều khiển. Quá trình làm việc
được lập trình theo một trật tự logic, theo trình tự thời gian xác định.
Trong quá trình làm đồ án, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy QUÁCH
ĐỨC CƯỜNG hướng dẫn nhóm em thực hiện đề tài. Tuy nhiên do trình độ còn hạn
chế, đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp
ý của thầy cô và các bạn để đồ án của nhóm em được hoàn thiện hơn. Nhóm 22 xin
chân thành cảm ơn.
Nhóm sinh viên làm đề tài:
Nhóm 22

Trang 4


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ.
1.1.


Đặc điểm công nghệ nhóm máy khoan.

- Khoan là phương pháp cơ bản để tạo lỗ từ phôi đặc. Khoan có khả năng tạo lỗ có
đường kính φ = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là để gia công lỗ có đường kính φ ≤
35 mm.
- Khoan thường được thực hiện trên các loại máy như: máy khoan đứng, máy khoan
cần, máy khoan bàn, máy khoan tổ hợp,… Ngoài ra còn có thể thực hiện trên các
máy khác như: máy tiện, máy phay, máy doa, trên các máy trung tâm gia công
- Dụng cụ cắt khi khoan gọi là mũi khoan. Mũi khoan có nhiều loại như: mũi khoan
ruột gà và mũi khoan nòng súng.
- Khi khoan các lỗ có đường kính lớn, để giảm lực cắt có thể khoan mở rộng nhiều
lần bằng mũi khoan ruột gà hoặc dùng kết cấu mũi khoan vành.
- Độ chính xác đạt được khi khoan thấp (trừ mũi khoan nòng súng), thường chỉ đạt
cấp chính xác 12 – 13, nhám bề mặt cấp 3 – 4. Vì vậy khoan chỉ dùng để gia công
các lỗ yêu cầu độ chính xác không cao như lỗ để bắt bulong, lỗ để ta – ro – ren
hoặc khoan chỉ là bước chuẩn bị cho các bước gia công tính tiếp theo như khoét,
doa, tiện lỗ…
- Với các lỗ đúc dập sẵn, không nên dùng khoan để khoan rộng lỗ mà nên dùng các
phương pháp khác như tiện lỗ, khoét… Vì mũi khoan kém cứng vững, khi khoan
rộng lỗ mũi khoan dễ bị kẹt, bị gãy.
1.2.

Đặc điểm truyền động nhóm máy khoan.

- Chuyển động chính là chuyển động quay của mũi khoan (trục chính).
- Chuyển động ăn dao có thể là chuyển động ngang, dọc của bàn máy mang chi tiết
hay di chuyển dọc của trục chính mang đầu mũi khoan.
- Chuyển động phụ là chuyển động của bơm nước làm mát, nâng cần, hạ cần, khóa
cần, di động ụ trục chính ở khoan cần, di động hệ thống tay gạt…
- Động cơ truyền động di chuyển đầu mũi khoan lên xuống có yêu cầu đảo chiều

quay.

Trang 5


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Chương 2: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN MẠCH LỰC.
2.1.

Thiết kế mạch điều khiển.

2.1.1. Xây dựng hàm điều khiển.
 Các phương pháp xây dựng hàm điều khiển logic.
- Khi tiến hành tổng hợp một hệ điều khiển theo quy trình công nghệ đã cho sẵn
(có thể bằng lời nói, chữ viết, đồ thì công nghệ…) người ta biểu điễn sự hoạt
động của công nghệ theo đúng tuần tự thời gian tác động của các biến vào và
ảnh hưởng của nó tới các biến ra từ đó đưa ra một quy luật điều khiển cho hệ
thống.
- Để tổng hợp mạch điều khiển cho hệ thống ta có các phương pháp sau:
+ Tổng hợp mạch điều khiển bằng phương pháp ma trận trạng thái.
+ Tổng hợp mạch điều khiển bằng phương pháp hàm tác động.
+ Tổng hợp mạch điều khiển bằng phương pháp phân tầng
+ Xây dựng hàm điều khiển theo phương pháp Grafcet.
 Mô tả công nghệ khoan trong đề tài:

Hình 1: Lưu đồ công nghệ khoan.
+ Khoan được điều chỉnh lên xuống bằng động cơ không đồng bộ ba pha rô to
lồng sóc.
+ Nhấn nút khởi động “m”.

+ Ban đầu mũi khoan gặp công tắc hành trình “A”.
+ Mũi khoan chạy, động cơ quay theo chiều thuận đưa mũi khoan đưa xuống
với tốc độ “V1”.

Trang 6


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

+ Sau khi mũi khoan tới vị trí công tắc hành trình B. Mũi khoan vẫn tiếp tục
khoan, động cơ tiếp tục quay theo chiều thuận đưa mũi khoan đi xuống nhưng
với vận tốc “V2”.
+ Sai khi chạm vào công tắc hành trình C. Mũi khoan vẫn quay, động cơ di
chuyển mũi khoan đảo chiều đưa mũi khoan đi lên với tốc độ “V1”.
+ Khi tới vị trí công tắc hành trình A. Quá trình khoan lại lặp lại.
+ Trong quá trình làm việc, vì một lý do nào đó mà động cơ dừng, sau khi khắc
phục sự cố, ta cần tác động vào cảm biến phía trước giai đoạn đông cơ đang
làm việc để động cơ tiếp tục hoạt động theo chu trình định trước.
+ Khi hệ thống đang vận hành xẩy ra sự cố mà ta muốn dừng. Vì thế để đảm
bảo an toàn ta thêm nút dừng khẩn D vào hệ thống.
 Xây dựng hàm điều khiển bằng phương pháp grafcet.

Hình 3: Sơ đồ Grafcet.
Trang 7


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

- Hàm điều khiển:
𝑆+ = 𝑚

 { 0−
=> 𝑓(𝑆0 ) = 𝑓(𝑆0+ ). 𝑓(𝑆0− ) = (𝑚 + 𝑆0 ). 𝑆1
𝑆0 = 𝑆1
𝑆1+ = 𝐴. 𝑆0
 { −
=> 𝑓(𝑆1 ) = 𝑓(𝑆1+ ). 𝑓(𝑆1− ) = (𝐴. 𝑆0 + 𝑆1 ). 𝑆2 . 𝐷
𝑆1 = 𝐷. 𝑆2
𝑆2+ = 𝐵. 𝑆1
 { −
=> 𝑓(𝑆2 ) = 𝑓(𝑆2+ ). 𝑓(𝑆2− ) = (𝐵. 𝑆1 + 𝑆2 ). 𝑆3 . 𝐷
𝑆2 = 𝐷. 𝑆3
𝑆 + = 𝐶. 𝑆2
 { 3−
=> 𝑓(𝑆3 ) = 𝑓(𝑆3+ ). 𝑓(𝑆3− ) = (𝐶. 𝑆2 + 𝑆3 ). 𝑆0 . 𝐷
𝑆3 = 𝐷. 𝑆0
2.1.2. Xây dựng các mạch điều khiển.
- Sơ đồ khối mạch điều khiển:

Hình 4: Sơ đồ khối.
- Sơ đồ mạch điều khiển:

Trang 8


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Hình 5: Mạch điều khiển.
- Mạch tín hiệu đầu vào:

Hình 6: Mạch tín hiệu đầu vào.

Trang 9


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

- Mạch logo controller.

Hình 7: Mạch logo controller
2.1.3. Nguyên lý hoạt động.
- Nhấn nút START tiếp đểm (1 – 2) đóng lại, cuộn RG có điện đóng tiếp điểm RG
(1 – 4) để duy trì. Cuộn hút RG có điện theo đường 1 – 4 – 3 – 20. Cuộn RG có
điện đóng tiếp điểm RG (1 – 5) cấp điện cho toàn bộ mạch phía dưới làm việc
- Công tắc hành trình A thay đổi trạng thái đóng tiếp điểm CH – A (5 – 6) cấp điện
cho cuộn hút R1, cuộn R1 có điện đóng tiếp điểm R1 (5 – 8) để duy trì. Cuộn R1
có điện theo đường 5 – 8 – 7 – 20. Đóng tiếp điểm CH – A (5 – 12) cấp điện cho
cuộn R3. Cuộn R3 có điện đóng tiếp điểm R3 (5 – 15) để duy trì. Cuộn R3 có điện
theo đường 5 – 15 – 13 – 20. Tại thời điểm này cuộn R1, R3 đồng thời có điện.
Động cơ quay thuận với tốc độ V1.
- Công tắc hành trình B thay đổi trạng thái đóng tiếp điểm CH – B (5 – 16) cấp điện
cho cuộn R4. Cuộn R4 có điện đóng tiếp điểm R4 (5 – 19) để duy trì. Cuộn R4 có
điện theo đường 5 – 19 – 17 – 18 – 20. Cuộn R4 có điện mở tiếp điểm R4 (12 –
13) ngắt điện cuộn R3. Tại thời điểm này cuộn R1, R4 đồng thời có điện. Động
cơ quay thuận với tốc độ V2.
- Công tắc hành trình C thay đổi trạng thái đóng tiếp điểm CH – C (5 – 9) cấp điện
cho cuộn R2. Cuộn R2 có điện đóng tiếp điểm R2 (5 – 10) để duy trì. Cuộn R2 có
Trang 10


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI


điện theo đường 5 – 10 – 11 – 20. Cuộn R2 có điện mở tiếp điểm R2 (6 – 7) ngắt
điện cuộn R1. Cuộn R2 có điện mở tiếp điểm R2 (17 – 18) ngắt điện cuộn R4.
Cuộn R4 mất điện tiếp điểm R4 (12 – 13) đóng lại cấp điện cho cuộn R3. Cuộn
R3 có điện đóng tiếp điểm R3 (5 – 15) để duy trì. Cuộn R3 có điện theo đường 5
– 15 – 14 – 12 – 13 – 20. Tại thời điểm này cuộn R2, R3 đồng thời có điện. Động
cơ quay ngược với tốc độ V1.
- Công tắc hành trình A thay đổi trạng thái lần thứ 2, mở tiếp điểm CH – A (10 11) ngắt duy trì cuộn R2. Đồng thời cấp điện lại cho cuộn R1. Tiếp tục quá trình
làm việc mới.
- Muốn dừng hệ thống tại bất kỳ thời điểm nào ta tác động vào nút nhấn STOP tiếp
điểm STOP (2 – 3) mở ra ngắt điện cuộn RG. Cuộn RG mất điện mở tiếp điểm
RG (1 – 4) kết thúc duy trì. Mở tiếp điểm RG (1 – 5) ngắt điện toàn bộ mạch điều
khiển phía dưới.
2.2.

Thiết kế mạch lực.

Hình 8: Mạch lực.

Trang 11


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Chương 3: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ LIÊN QUAN.
3.1.

3.2.

Hệ thống các thiết bị sử dụng trong đề tài
STT


Tên thiết bị

Số lượng

1

Bộ điều khiển LOGO! 24RC

1

2

Biến tần Hitachi L200

1

3

Aptopmat

1

4

Rơ le nhiệt

1

5


Nút nhấn

2

6

Công tắc hành trình dạng xung

3

7

Động cơ không đồng bộ

1

Tính toán lựa chọn các thiết bị.

3.2.1.

Bộ điều khiển LOGO! 24RC.

Hình 9: LOGO! 24RC.
Bảng thông số kỹ thuật LOGO! 24RC.
Thông số kỹ thuật

Logo! 24RC
Nguồn cấp


Điện áp đầu vào

DC 24V

Khoảng giới hạn

20.4 – 28.8 VDC

Dòng điện vào

20 ... 75 mA (VDC)

Trang 12


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Tổn hao năng lượng

0.4 ... 1.8 W (VDC)

Tần số nguồn điện cho phép

47 – 63 Hz
Đầu vào số

Số lượng

8


Tín hiệu điện áp vào vào

L

Mức 0

< 5 VDC

Mức 1

> 12 VDC

Tín hiệu dòng điện vào vào
Mức 0

< 1 mA
>2.5 mA

Mức 1

Chiều dài đường dây (không bị cản trở) 100m
Đầu ra số
Số lượng

4

Kiểu đầu ra

Rơ le


- Mã sản phẩm: 6ED1052-1MD00-0BA6.
- Giá: 1.200.000 VNĐ
3.2.2. Biến tần Hitachi L200.

Hình 10: Biến tần Hitachi L200 - 040HFEF
-

Ta có công suất định mức của động cơ cần điều khiển là Pđm = 3.7Kw. Căn cứ

vào thông số của nhà sản xuất đưa ra. Ta lựa chọn biến tần Hatachi series L200, mã
phiên bản L200 - 040HFEF.
Trang 13


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

-

Thông số biến tần L200 - 040HFEF:
+ Công suất: 4 Kw (5 hp).
+ Nguồn cung cấp: 3 pha 400V.
+ Tần số ngõ ra: 0.5 - 400Hz.
+ Tín hiệu Analog ngõ vào: 0 – 10 VDC, 4 - 20 mA.
+ Khả năng quá tải: 150% trong 60s.
+ Mô men khởi động lớn: đạt tới 200% ngay tại 1Hz.
+ Tích hợp sẵn bộ lọc nhiễu EMC.
+ Tích hợp sẵn bộ bộ hãm động năng bên trong biến tần.

-


Giá: 498 USD

3.2.3. Aptomat.
-

Ta có dòng điện điện mức của động cơ là:
𝐼đ𝑚𝑑𝑐 =

𝑃
√3. 𝑈. 𝑐𝑜𝑠𝜑. 𝜂đ𝑚

=

3.7 × 103
√3 × 380 × 0.78 × 0.82

= 8.8 (𝐴).

-

Ta có dòng điện khởi động của aptomat tính theo công thức:

-

𝑘. 𝐼đ𝑚𝑑𝑐 5 × 8.8
=
= 17.6 (𝐴).
𝛼
2.5
Ta chọn aptomat với các thông số sau:

𝐼𝑘đ =

+ Uđm = 400 (V).
+ Iđm = 20 (A).
+ Icắt = 18 (kA).

Hình 11: Aptomat Cầu dao tự động MCCB LS 3P ABN53c
- Mã sản phẩm: MCCB LS 3P ABN53c
Trang 14


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

- Giá: 488.000 VNĐ
3.2.4. Rơ le nhiệt bảo vệ.
-

Ta có dòng điện định mức động cơ là Iđmđc = 8.8 A.

-

Dòng khởi động động cơ là: Ikđ = 17.6 A

-

Chọn rơ le nhiệt có dòng điện định mức Iđmrl = 1.5.Iđmđc = 13.2 (A).

-

Chọn rơ le nhiệt có Iđm = 15A.


Hình 12: Rơ le nhiệt
-

Mã sản phẩm: NR2-25

-

Giá: 450.000 VNĐ

3.2.5. Nút nhấn.
-

Nút nhấn là khí cụ điện dùng để điều khiển gián tiếp động cơ, các thiết bị điện

khác nhau.
-

Vì nút nhấn phục vụ cho mạch điều khiển nên dòng qua các tiếp điểm nút nhấn

khá nhỏ. Thường chọn nút nhấn có Iđm = Ilv.
-

Mã sản phẩm: IDEC YW1L – M2E10QM3.

-

Dòng điện định mức 10A.

-


Điện áp định mức 220V.

-

Tiếp điểm 1NO, 2NO, 1NC – 1NO…

-

Có liên động cơ khí.

-

Đường kính Ø 22

-

Giá: 98.000 VNĐ
Trang 15


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Hình 13: Nút nhấn.
3.2.6. Công tắc hành trình dạng xung.
-

Công tắc hành trình là cảm biến vị trí tiếp xúc. Có nhiều loại công tắc hành trình

dùng trong nhiều điều kirjn môi trường khác nhau.

-

Công tắc hành trình có thể lắp đặt với nhiều thiết bị chấp hành như cần trượt,

cần xoay, cần lắc…
-

Ưu điểm
+ Đáng tín cậy, chịu được va chạm và dễ sử dụng
+ Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu
+ Hoạt động đơn giản

-

Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, bị hao mòn.

-

Với đề tài này, ta chọn công tắc hành trình Omron WLCA2 – 2N.
+ Cần Ngắn có bánh xe.
+ Góc mở: 900
+ Chịu dầu nước. Thân lớn.
+ Cấp bảo vệ: IP67
+ Tuổi thọ: Cơ: 15 000 000 lần Min.; Điện: 750 000 lần Min.
+ Tốc độ tác động: 1mm/s đến 1m/s (đối với WLCA12)
+ Tần số tác động: Cơ: 120 lần/phút Min.; Điện 30 lần/phút Min.
+ Cách điện: 100MΩ Min. (ở 500VDC)
+ Điện trở tiếp điểm: 25mΩ Max.
Trang 16



Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

+ Nhiệt độ làm việc: -10oC đến 80oC
+ Tiêu chuẩn EC/IEC, UL/CSA

Hình 14: Công tắc hành trình WLCA2 – 2N.
-

Mã sản phẩm: Omron WLCA2 – 2N.

-

Giá: 90.000 VNĐ

3.2.7. Động cơ điện.
-

Căn cứ vào yêu cầu thông số động cơ đề tài sử dụng động cơ không đồng bộ ba

pha có Pđm = 3,7kW; Uđm=380V; nđm = 940v/p; Cosφ = 0,78; ηđm = 0,82.
-

Ta chọn động cơ Y3 132M1 – 6 có các thông số kỹ thuật sau:
Nội dung

Thông số

Công suất định mức


3.7Kw (đấu sao); 4Kw (đấu tam giác)

Điện áp định mức

380V

Tốc độ định mức

960 vòng/phút – 6 cực

Hệ số công suất

Cosφ = 0,76

Hiệu suất định mức

ηđm = 0,82

Khối lượng

66Kg

Trang 17


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Hình 15: Động cơ Y3 132M1 – 6.
- Giá: 2.500.000 VNĐ


Trang 18


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Chương 4: THIẾT KẾ BẢN VẼ ĐẤU NỐI, TÍNH TOÁN, CÀI ĐẶT THAM SỐ
CẦN THIẾT CHO BỘ BIẾN TẦN VÀ LẬP TRÌNH LOGO.
4.1.

Thiết kế bản vẽ đấu nối.

Hình 16: Sơ đồ đấu dây.
Trang 19


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

4.2.
STT

Cài đặt tham số biến tần.
Nhiệm vụ.

Cách thực hiện.
- Gạt công tắc SR/SK về vị trí SR để chọn chế độ

Bước 1

Cài đặt vị trí
công tắc gạt.


“source logic”.
- Gạt công tắc 485/OPE về vị trí OPE
- Gạt công tắc TM/PRG về vị trí TM
- Ấn nút FUNC: Màn hình hiện A--- Ấn mũi tên đi lên (1): Màn hình hiện B--- Ấn FUNC: Màn hình hiện B001.
- Sử dụng phím mũi lên lên xuống di chuyển đến khi

Reset biến
Bước 2

màn hình hiện B084.

tần về trạng

- Ấn FUNC: Màn hình hiện 00.

thái mặc

- Ấn mũi tên đi lên đến khi màn hình hiện 02.

định.

- Ấn STR để lưu lại.
- Ấn mũi tên đi lên đến khi màn hình hiện B150.
- Ấn FUNC: Màn hình hiện 00.
- Ấn phím mũi tên đi lên màn hình hiện 01.
- Ấn STR để lưu lại.
- Ấn nút FUNC: Màn hình hiện B---

Bước 3


Cài đặt biến

- Ấn mũi tên đi lên (1): Màn hình hiện C---

tần chạy

- Ấn FUNC: Màn hình hiện C001.

thuận.

- Ấn FUNC: Màn hình hiện 00.
- Ấn STR để lưu lại.

Bước 4

Bước 5

Cài đặt biến

- Ấn mũi tên đi lên (1): Màn hình hiện C002.

tần chạy

- Ấn FUNC: Màn hình hiện 01.

ngược.

- Ấn STR để lưu lại.


Cài đặt cấp
tốc độ thứ 1.

- Ấn mũi tên đi lên (1): Màn hình hiện C003.
- Ấn FUNC: Màn hình hiện 02.
- Ấn STR để lưu lại.

Trang 20


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Bước 6

Cài đặt cấp
tốc độ thứ 2.

- Ấn mũi tên đi lên (1): Màn hình hiện C004.
- Ấn FUNC: Màn hình hiện 03.
- Ấn STR để lưu lại.
- Ấn FUNC 3 lần liên tiếp màn hình hiện về C--- Ấn mũi tên đi xuống cho đến khi màn hình hiện A--- Ấn FUNC màn hình hiện A001.
- Ấn FUNC màn hình hiện 00.
- Ấn mũi tên đi lên chỉnh thành 01.
- Ấn STR để lưu lại.

Bước 7

Cài đặt tần

- Ấn mũi tên đi lên màn hình hiện A002.


số V1.

- Ấn FUNC màn hình hiện 00.
- Ấn mũi tên đi lên chỉnh thành 01.
- Ấn STR để lưu lại.
- Ấn mũi tên đi lên đến khi màn hình hiện A020.
- Ấn FUNC màn hình hiện 00Hz.
- Sử dụng nút mũi tên lên xuống để chỉnh tốc độ V1.
- Ấn STR để lưu lại.
- Ấn mũi tên đi lên đến khi màn hình hiện A021.

Bước 8

Cài đặt tần

- Ấn FUNC màn hình hiện 00Hz.

số V2.

- Sử dụng nút mũi tên lên xuống để chỉnh tốc độ V2.
- Ấn STR để lưu lại.

Cho phép
Bước 9

biến tần hoạt

- Ấn nút RUN trên bàn phím cho phép biến tần hoạt


động.
4.3.

động.

Lập trình LOGO.

4.3.1. Giới thiệu về phần mềm LOGO – V8.

Trang 21


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Hình 17: Phần mềm Logo v8
- Phần mềm Logo – Soft V8 cung cấp cho người sử dụng một giao diện trực
quan dễ dàng lập trình cho bộ điều khiển LOGO.
- Phần mềm tương thích với tất cả các sản phẩm logo của hãng SIEMENS.
- Cung cấp 2 phương pháp lập trình:
+ Sử dụng các phần tử logic phi tiếp điểm.

Hình 18: Giao diện FBD
+ Sử dụng giao diện LAD:
Trang 22


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

Hình 19: Giao diện LAD
4.3.2. Bảng địa chỉ vào ra.


Trang 23


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI

4.3.3. Lập trình chương trình.
Khối START/STOP.

1

Điều khiển động cơ quay thuận.

2

Điều khiển động cơ quay ở tốc độ V1.

3

Điều khiển động cơ quay ở tốc độ V2

4

Điều khiển động cơ quay ngược.

Trang 24


Nhóm 22 – TĐH1 – K8 – HaUI


5

4.3.4. Kết quả mô phỏng.

- Nhấn vào biểu tượng simulation trên giao diện được đánh dấu màu xanh.
- Màn hình chuyển sang chế độ chạy mô phỏng.

- Sử dụng thanh điều khiển phía dưới tương ứng với các tín hiệu vào ra:
Trang 25


×