CÂU HỎI KHÓ LỊCH SỬ BÀI 12 LỊCH SỬ 8
Câu 1: Đứng trước tình hình đó (nguyên nhân) đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật?
-
Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến và canh tân đất nước.
Câu 2: Vì sao nước Nhật không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa? Và có sức
cuốn hút khiến các nước Châu Á noi theo (VD: Phan Bội Châu; phong trào Đông Du 1905
– 1909)?
-
Cải cách duy tân đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và từ một
nước phong kiến lạc hậu thành nước tư bản phát triển.
Câu 3: Cuộc Duy Tân - Minh Trị có phải là cuộc cách mạng tư sản không? Tại sao?
-
Phải. Vì: Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa. Chính sách kinh
tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản.
Câu 4: So với cuộc cách mạng tư sản ở Âu Mỹ, cuộc cách mạng ở Nhật Bản có gì nổi bật?
-
Là cuộc cách mạng do liên minh quý tộc tiến hành.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Đưa nước Nhật không trở thành nước thuộc địa, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa.
Câu 5: Sang thế kỷ XX giới cầm quyền Nhật Bản thi hành chính sách đối nội, đối ngoại
như thế nào?
Đối nội: Hạn chế quyền tự do dân chủ, đàn áp nhân dân
Đối ngoại : Có 2 chính sách:
- Xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng.
- Tiến hành xâm lược, bành trướng các nước láng giềng.
Câu 6: Dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
-
Kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển mạnh.
Các công ty độc quyền ra đời.
Quân sự: Bành trướng, xâm lược các nước khác.
Câu 7: Vì sao cuối thế kỉ XIX,Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
Câu 8: Tại sao đế quốc Nhật được gọi là đế quốc quân phiệt?
Nhật Bản tiến lên CNTB, song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp
quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt
-
Câu 9: Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Nhật là cuộc cách mạng không triệt để?
-
Bởi cuộc cải cách Minh Trị đã làm được những điều sau: - Về kinh tế: xoá bỏ sự độc quyền về
ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc - Về chính trị: Chính phủ được tổ chức lại theo kiểu
châu Âu gồm 12 bộ, Toà án mới cũng được thành lập theo kiểu tư sản Tóm lại là cuộc cải cách
Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình của các nước tư bản, tuy nhiên nó không do
giai cấp tư sản cầm quyền, không triệt để xoá bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến,
nên có thể gọi đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Nó chưa phải là một cuộc cách
mạng tư sản mà chỉ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản mà thôi
Câu 10: Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?
-
Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc
Câu 11: Cuộc cải cách Duy tân gợi cho chúng ta nhớ đến cuộc cách mạng nào mà em đã
học? Cải cách nông nô ở Nga 1861