Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ lý LUẬN và THỰC TIỄN xây DỰNG PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ QUÂN NHÂN TRONG QUÂN đội TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.13 KB, 91 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Phẩm chất chính trị quân nhân là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên
sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội ta. Trong chiến tranh giải phóng dân
tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ,quân đội ta đã phát huy cao độ nhân tố chính
trị-tinh thần khắc phục mọi khó khăn, gian khổ,những hạn chế về vũ khí, trang bị
kỹ thuật chiến đấu, chuyển hoá sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH), vai trò của phẩm chất chính trị quân nhân trong sức
mạnh chiến đấu và trong mọi hoạt động của quân đội ta không hề giảm sút, trái lại
càng được đề cao hơn bao giờ hết. Những bài học kinh nghiệm xây dựng quân đội
nhân dân ta mấy chục năm qua và thực tiễn sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Liên Xô, Đông Âu càng làm sáng tỏ một chân lý đanh thép là một quân
đội cách mạng dù đựơc trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, được huấn luyện chiến
thuật, kỹ thuật, đầy đủ vẫn có thể bị mất sức chiến đấu, bị các thế lực thù địch lũng
loạn ,vô hiệu hoá nếu quân đội đó không vững vàng về chính trị, không giữ vững
bản chất, phương hướng chính trị-giai cấp, mơ hồ mục tiêu lý tưởng chiến đấu;
phẩm chất chính trị của những người cầm súng bị hoen ố, sa sút.
Mặt khác, trước sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của tình hình chính
trị- xã hội trong nước và quốc tế, phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta
có phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, phản ánh mâu thuẫn khá
gay gắt giữa yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với thực trạng phẩm
chất chính trị quân nhân ở các đơn vị.
Tình hình đó đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi công tác lý luận quân sự
phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của phẩm chất
chính trị quân nhân trong sức mạnh chiến đấu và trong mọi hoạt động của quân đội
ta hiện nay, nghiên cứu những yêu cầu mới, sự phát triển mới của phẩm chất chính
trị quân nhân trong điều kiện cơ chế thị trường, từ đó đề xuất cơ sở phương pháp


luận cho việc nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân phù hợp với tình hình,nhiệm


vụ mới của quân đội.
Nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc đáp ứng các yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn xây dựng
phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
- ở nước ngoài: ở Liên Xô (trước đây) đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về vai trò của nhân tố chính trị-tinh thần trong chiến tranh cách mạng
dưới nhiều góc độ khác nhau như Tâm lý học quân sự Xô-Viết,giáo dục quân sự
Xô -viết, chủ nghĩa Mác-Lênin chiến tranh và quân đội, công tác đảng công tác
chính trị trong lực lượng vũ trang Xô-Viết (xem (32),(36),(37),(56).
-

Ở Việt Nam: Ngoài một số bài nói, bài viết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

về vai trò của chính trị, tư tưởng trong hoạt động quân sự, của đạo đức cách mạng
còn có một số tác giả cũng có đề cập đến nhân tố chính trị-tinh thần, phẩm chất
chính trị trong quân đội ta. (xem. 30), (31), (40),(43),(50).
-

Tuy nhiên các công trình ở nước ngoài và trong nước chưa đi sâu nghiên

cứu một cách có hệ thống, toàn diện bản chất, đặc trưng, vai trò của phẩm chất
chính trị quân nhân trong quân đội ta với tính cách là một thành tố quan trọng tạo
nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội, đặc biệt là trong giai đoạn mới của
cách mạng nước ta, giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quá độ lên CNXH.
-

Vì vậy tác giả cho rằng, trước tình hình biến động phức tạp về kinh tế,

chính trị,xã hội của đất nước, phẩm chất chính trị quân nhân trong sức mạnh chiến

đấu của quân đội ta vẫn còn là vấn đề mới cần được nghiên cứu đầy đủ hơn, có hệ
thống hơn với tính cách là một đề tài khoa học, thiết thực góp phần nâng cao phẩm
chất chính trị quân nhân và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay.
3. Mục đích ,nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án.


Mục đích nghiên cứu của luận án trên cơ sở làm sáng tỏ bản chất, vai trò ,
thực trạng và những yêu cầu mới của phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội
ta hiện nay,tác giả đề xuất một số phương hướng và biện pháp chủ yếu vừa cơ bản
vừa cấp bách nhằm nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của quân đội ta.
Để thực hiện mục đích trên, tác giả tự đặt cho mình những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ bản chất, vai trò, đặc trưng phẩm chất chính trị quân nhân
trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Phân tích những tác động của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan
đến phẩn chất chính trị quân nhân hiện nay, khái quát thực trạng,yêu cầu mới và xu
hướng vận động chủ yếu của phẩm chất chính trị quân nhân thời cơ chế thị trường,
mở cửa và giao lưu quốc tế.
-

Đề xuất cơ sở phương pháp luận cho việc nâng cao phẩm chất chính trị

quân nhân trong giai đoạn cách mạng mới.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu phẩm chất chính trị quân
nhân trong quân đội ta hiện nay, bao gồm cả sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.Luận án
không đI sâu nghiên cứu một đối tượng quân nhân cụ thể nào.
4. Những đóng góp mới về khoa học của luận án.
- Góp phần làm sáng tỏ thêm một bước khái niệm phẩm chất chính trị quân
nhân quân đội nhân dân Việt Nam; khái quát bản chất , đặc trưng, vai trò của phẩm
chất chính trị quân nhân trong sức mạnh chiến đấu và trong mọi hoạt động của

quân đội ta hiện nay.
- Bước đầu phân tích, khái quát những yêu cầu, nội dung mới của phẩm chất
chính trị quân nhân trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng
XHCN hiện nay, thời kỳ đổi mới, phát triển nhiều thành phần kinh tế mở cửa, mở
rộng quan hệ quốc tế, đấu tranh và hợp tác giữa các quốc gia.
- Đề xuất những phương hướng, biện pháp cơ bản và cấp bách nhằm nâng
cao phẩm chất chính trị quân nhân trong tình hình mới.


5. Cơ sở lý luận,thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án này là hệ thống các quan điểm, tư tưởng
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta về chiến tranh và quân đội, về vai trò của nhân tố chính trị –tinh thần của nhân
dân và quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, về
tính quy luật của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, hoàn cảnh, môi trườngchính
trị-xã hội, của hoạt động quân sự đến phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội
ta.
- Cơ sở thực tiễn của luận án này chủ yếu dựa vào kết quả tổng kết tình hình
phẩm chất chính trị quân nhân ở các đơn vị của Tổng cục chính trị, của các cơ
quan, học viện và nhà trường quân đội;kết quả điều tra xã hội học tình hình chính
trị- tư tưởng trong quân đội những năm vừa qua phục vụ các công trình khoa học
cấp Nhà nước và cấp bộ của Bộ quốc phòng,Tổng cục Chính trị,Học viện Chính trị
quân sự,Trường sĩ quan chính trị quân sự; kết quả tác giả đi nghiên cứu tình hình
thực tế ở một số quân khu, quân đoàn,quân chủng binh chủngvà đơn vị trong toàn
quân; tham khảo những báo cáo tổng kết công tác giáo dục chính trị- tư tưởng của
một số trung, sư đoàn; các điều tra xã hội học do tác giả tiến hành với sự đồng ý và
giúp đỡ của cấp trên, của các đơn vị.Trên cơ sở những tài liệu. Thực tế đó, tác giả
đánh gía thực trạng phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta hiện nay và
đề xuất các giải pháp.
- Luận án được nghiên cứu dưới góc độ triết học. Vì vậy tác giả đã vận dụng

hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử để phân tích một số vấn đề cụ thể trong đời sống chính trị –tinh thần của
quân đội ta.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của các
khoa học khác như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so
sánh, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp lôgíc và lịch sử v.v.v.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án.


Tác giả hy vọng những luận chứng của mình về mặt lý luận và những đề xuất
về giải pháp có thể được vận dụng vào thực tiễn giáo dục nâng cao phẩm chất
chính trị quân nhân phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới của quân đội, góp
phần xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị- tư tưởng. Đồng thời luận án
này có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong hệ thống các nhà trường quân
đội.
7. Kết luận của luận án.
Luận án gồm có phần mở đầu,hai chương, bốn tiết, phần kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Chương I
BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ QUÂN NHÂN TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Tiết I: Bản chất và vai trò của phẩm chất chính trị quân nhân trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
I.1 Bản chất phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội nhân dân Việt
Nam.
Phẩm chất chính trị quân nhân giữ vai trò hết sức quan trọng trong sức mạnh
chiến đấu và trong mọi hoạt động của quân đội ta.
Phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam là phẩm
chất xã hội cơ bản, chủ đạo trong hệ thống các phẩm chất nhân cách quân nhân,

phản ánh chất lượng và giá trị của quân nhân về mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ
dân tộc, hình thành trong quá trình quân nhân hoạt động, chiến đấu, giáo dục, rèn
luyện và tham gia các quan hệ xã hội.
Với tính cách là một sản phẩm của quá trình phát triển nhân cách quân nhân
xét về mặt tiến hoá cá thể và tiến hoá lịch sử hoá -xã hội, phẩm chất chính trị quân
nhân trong quân đội ta vận động, phát triển trong sự quy định của các điều kiện
kinh tế, chính trị của đất nước, tình hình và nhiệm vụ chính trị của quân đội trong
giai đoạn cách mạng nhất định.


Chủ nghĩa Mác bao giờ cũng coi các phẩm chất của con người là sản phẩm
của quá trình phất triển lâu dài về mặt lịch sử- xã hội.C.Mác viết: “Trong khi tác
động vào tự nhiên ở bên ngoài và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời
làm thay đổi bản tính của chính nó. Con người phát triển những lực lượng tiềm
tàng đang ngái ngủ trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những lực lượng ấy
phải phục tùng mình” (5, tr.34). Những lực lượng trong bản tính tự nhiên của con
người, thông qua quá trình lao động sản xuất, chiến đấu và quan hệ xã hội dần dần
được bộc lộ ra, được xã hội hoá và trở thành các phẩm chất xã hội của con người.
Phương thức mà theo đó con người hình thành các phẩn chất của mình là việc con
người chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện: thấy,nghe,ngửi,
nếm, sờ ,tư duy, trực quan, cảm giác,mong muốn, hoạt động, yêu- nói tóm lại, tất
cả những khí quan của cá tính của mình. Đó cũng là quá trình con người thực hiện
đối tượng hoá các “ lực lượng bản chất người” của mình; một mặt để “nhân loại
hoá cảm giác của con người” và mặt khác “ sáng tạo cảm giác con người” với tính
cách là con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú của đối tượng khách quan.
(Xem: 1,tr. 134) và( 4,tr. 138)).
Như vậy con người không chỉ sáng tạo ra thế giới đối tượng mà còn sáng tạo
ra bản thân mình với những phẩm chất xã hội đặc thù thông qua quá trình chiếm
hữu đối tượng. Con người chỉ có thể hình thành một phẩm chất nào đó nếu như nó
có quá trình chiếm hữu đối tượng tương ứng. Nếu con người không có một nhu cầu

nào về đối tượng để thúc đẩy việc hình thành động cơ hoạt động, chiếm hữu đối
tưọng, không có một cảm xúc, một tình cảm, một thái độ nào về đối tượng và do
đó không có hoạt động chiến hữu đối tượng thì không thể có phẩm chất tương ứng
về đối tượng đó. C.Mác đã viết :”Đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc
hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả,đối với nó, âm nhạc không phải là đối tượng,
bởi vì đối tượng của tôi chỉ có thể là sự khẳng định một trong những lực lượng bản
chất của tôi, nghĩa là nó chỉ có thể tồn tại đối với tôi giống như lực lượng bản chất
của tôi tồn tại đối với tôI với tính cách là năng lực chủ quan” “(2,tr.137) và … “ Vì
không những năm giác quan bên ngoài mả cả những cảm giác gọi là tinh thần,
những cảm giác thực tiễn (ý chí, tình yêu và v.v..) nói tóm lại,cảm giác của con


người, tính nhân loại của cảm giác- chỉ nảy sinh nhờ có sự tồn tại của đối tượng
tương ứng thông qua bản tính đã nhân loại hoá” (3, tr.137). Nếu như bản chất của
con người trong tính hiện nay của nó là tổng hoá các mối quan hệ xã hội thì các
phẩm chất của con người chính là thể hiện trong đời sống hiện thực cái bản chất
đó,là phương thức tồn tại của bản chất người trong thang bậc vận động và phát
triển vô tận của nó. Phẩm chất của con người là giá trị xã hội của con người, là
thước đo trình độ phát triển của con người về mặt xã hội. Nhờ có các phẩm chất xã
hội mà con người trở thành một cá nhân, một nhân cách.về vấn đề này chính
C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh rằng” Bản chất của con người đặc thù” không phải
là cái râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu
tượng của nó mà là phẩm chất xã hội của nó” (6,tr. 320).
Phẩm chất của con người là sản phẩm phát triển lâu dài của lịch sử tiến hoá
con ngưòi, phản ánh các điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần, các hoạt động sống
và quan hệ xã hội của con người ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi vậy
không có gì lạ, trong xã hội nguyên thuỷ, con người nguyên thuỷ chỉ dần dần hình
thành và phát triển các phẩm chất lao động, chiến đấu, tổ chức quản lý cộng đồng,
quan hệ giao tiếp, sinh hoạt văn hoá tư duy thẩm mỹ, tôn giáo… mà chưa hình
thành phẩm chất chính trị.

Phẩm chất chính trị của con người là một loại phẩm chất tinh thần xã hội
đặc thù,đặc trưng cho sức mạnh tinh thần của con người trong lĩnh vực đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc. Phẩm chất chính trị chỉ hình thành ở con người khi
trong xã hội mà con người đang sống đã có sự phân chia thành các giai cấp đối
kháng về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị; khi trong xã hội, quyền lực chính
trịbắt nguồn sâu xa tư lợi ích kinh tế đã trở thành một động lực to lớn chi phối ý
thức, hành vi, hoạt động của mọi giai cấp.
Phẩm chất chính trị là sự phản ánh vào nhân cách con người các mối quan
hệ chính trị- giai cấp và các hoạt động đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị của
con người.


Khẳng định phẩm chất chính trị của con người tức là khẳng định tính giai
cấp của nhân cách con người trong xã hội có giai cấp. ậ đây chúng ta không phủ
định tính người của nhân cách. Song trong xã hội có giai cấp, có đấu tranh giai cấp
thì mọi phẩm chất của con người đều in dấu giai cấp và cũng phải được xem xét ở
phương diện chính trị – giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, phẩm chất chính trị trước hết là phẩm chất nhân
cách của giai cấp thống trị xã hội, phản ánh bản chất giai cấp, lợi ích kinh tế và
chính trị của giai cấp đó. Tuy nhiên như C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói, giai
cấp thống trị không thể thống trị được xã hội nếu như nó không biểu hiện lợi ích
bản thân như là lợi ích của toàn xã hội và không gán cho những tư tưởng của bản
thân mình một hình thức phổ biến được coi là duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị
phổ biến đối với toàn xã hội (Xem: 7, tr. 294, 317). Hình thức phổ biến và duy nhất
hợp lý đó chính là các định hướng giá trị nhân cách, các chuẩn mực chính trị, quy
tắc đạo đức do giai cấp thống trị xây dựng lên để quy định ý thức và hành vi chính
trị,đạo đức của mọi người. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong lịch sử Việt
Nam, các giai cấp thống trị phong kiến Việt Nam, đã triệt để lợi dụng các quan
đIúm chính trị –xã hội và nhân sinh của các nhà tư tường Trung Quốc, Việt Nam
đương thời để đặt ra các yêu cầu cơ bản về đạo đức nhằm định hướng giá trị cho

toàn xã hội và buộc thần dân tuân theo. Nổi bật trong số đó là thuyết” Tam cương”,
“Ngũ thường”, “ Ngũ luân”, là triết lý Tu, Tề, Trị, Bình. Hình mẫu con người mà
giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng là người “quân tử” với các phẩn chất
chính trị và đạo đức cơ bản: “ Trung quân” ,” ái quốc”, “nghĩa quân thân”, Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín … (Xem: (55)).
Trong quá trình thống trị, xã hội, giai cấp thống trị ý thức sâu sắc vai trò to
lớn của quân đội và do đó không thể không đặt lên hàng đầu việc xây dựng cho
quân nhân những phẩm chất chính trị phù hợp.
Phẩm chất chính trị quân nhân là một phẩm chất nhân cách cơ bản của con
người hoạt động trong lĩnh vực đấu tranh vũ trang, phản ánh bản chất giai cấp tổ
chức và lãnh đạo quân đội. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã và đang tồn tại
nhiều thứ quân đội: quân đội của giai cấp chủ nô, quân đội của giai cấp phong


kiến, quân đội của giai cấp tư sản và quân đội của giai cấp vô sản. Do bản chất
giai cấp của mỗi quân đội khác nhau nên tính chất và nội dung phẩn chất chính trị
quân nhân trong các quân đội đó cũng khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại chỉ có
hai loại quân đội: quân đội của giai cấp bóc lột và quân đội của nhân dân lao động
trong quá trình đấu tranh chống bóc lột, áp bức và bất công xã hội.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân
Việt Nam, quân đội của nhân dân các dân tộc Việt Nam do Đảng cộng sản Việt
Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục. Lần đầu tiên trong lịch
sử dân tộc, các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân và đội tiền phong của nó đã tiến hành một cuộc đấu tranh cách
mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược,
lật đổ ách thống trị hàng nghìn năm của chế độ phong kiến vua quan, lập nên nhà
nước do nhân dân lao động làm chủ. Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai
cấp lãnh đạo xã hội và tổ chức ra quân đội của giai cấp, của dân tộc. Để xây dựng
quân đội ta vững mạnh về mọi mặt, thực sự là quân đội chính trị tin cậy của Đảng,
ngay tư đầu Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng cho quân đội có

bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt
đối trung thành với sự nghệp cách mạng của giai cấp và của dân tộc. Quân đội ta
luôn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng cộng sản Việt Nam. Về tổ
chức, quân đội ta tổ chức theo nguyên tắc tổ chức quân đội kiểu mới của
V.I.Lênin. Các cán bộ, chiến sĩ đều được lựa chọn kỹ càng về chính trị, tư tưởng,
lãnh đạo và tinh thần chiến đấu, có tinh thần yêu nước nồng nàn và căm thù giặc
sâu sắc, tự nguyện chiến đấu vì dân tộc, vì giai cấp. Trong quân đội thực hiện chế
độ chính trị viên, chế độ công tác chính trị. Người trực tiếp tiến hành công tác
chính trị là đội ngũ cán bộ đảng do đảng ta đIều vào quân đội bên cạch người chỉ
huy. Lãnh đạo các đơn vị quân đội ở cơ sở là các chi bộ đảng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam (Xem 51). Việc tổ chức cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt quân đội, tổ chức hệ thống đảng và chế độ công tác chính trị trong quân đội
chứng tỏ Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng bản chất giai cấp của


quân đội, coi trọng xây dựng quân đội về chính trị, coi trọng xây dựng cho cán bộ,
chiến sỹ có những phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng.
Tuy nhiên, phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta không chỉ bị quy
định bởi các quan hệ giai cấp mà còn bị quy định bởi các quan hệ dân tôc. Theo
quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin,chính trị là những biểu
hiện của những lợi ích căn bản của giai cấp và của quan hệ giữa các giai cấp,đồng
thời cũng biểu hiện quan hệ giữa các dân tộc và giữa các nước. Trong điều kiện
lịch sử đặc biệt của các nước, phẩm chất chính trị quân nhẩn trong quân đội ta càng
được phải xem xét sâu sắc về phương diện dân tộc.
Quân đội nhân dân Việt nam là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt
Nam. Mọi cán bộ và chiến sĩ trong quân đội ta đều là con em của nhân dân lao
động Việt Nam. Họ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam, được nuôi
dưỡng và tiếp thu các giá trị vật chất tinh thần của dân tộc Việt Nam kết tinh qua
mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Trong sự hình thành các phẩm chất của con người Việt Nam nói chung và

chất chính trị quân nhân trong quân đội ta nói riêng, những đặc điểm về kinh tế,
chính trị, xã hội, địa lý, dân cư, điều kiện sinh thái, văn hoá , ngôn ngữ, phong tục,
truyền thống… của dân tộc ta có những ảnh hưởng rất lớn . Nó tạo cho con người
Việt Nam một phong cách tư duy và ứng xử độc đáo, đặc trưng cho tính cách con
người Việt nam.
Những giá trị tinh thần và phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta được thế hệ quân
nhân trong quân đội ta kề thừa và phát triển lòng yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ,
tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết dân tộc,tinh thần thương yêu gắn bó của con
người với non sông đất nước, với cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái , nhân
nghĩa, độ lượng bao dung : ý trí kiên cường bất khuất, tinh thần dám đánh và biết
đánh, quyết chiến quyết thắng; lòng trung thành với nước, hiếu với dân, sẵn sàng
xả thân vì vận mệnh Tổ quốc; bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định trước những
thử thách gay go, ác liệt của lịch sử và những biến cố thăng trầm của dân tộc.


Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân thủ đô năm
1947 đã viết : “các em là biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn
năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua hai Bà Trưng, Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám
truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp cái tinh thần bất diệt đó , để truyền
lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau” (22, tr. 260).
Như vậy, phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta là phẩm chất chính
trị của giai cấp công nhân, phản ánh tập trung bản chất giai cấp công nhân, tính
nhân dân, tính cách mạng của quân đội, phản ánh lợi ích kinh tế và chính trị của
giai cấp công nhân lao động và lợi ích của cả dân tộc Việt Nam.
Phẩm chất cính trị quân nhân trong quân đội ta có những đặc trưng cơ bản là:
- Hình thành và phát triển trực tiếp từ phong trào đấu tranh cách mạng, đấu
tranh chính trị, đấu tranh vũ trang của nhân dân và quân đội ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Ngay từ đầu phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta thấm
nhuần quan đIểm, tư tưởng của đảng, bản chất giai cấp công nhân , không hề chịu

ảnh hưởng của bất cứ hệ tư tưởng chính trị và quan đIểm chính trị- xã hội ngoạI lai
nào.
- Phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta kề thừa và phát triển lên một
trình độ mới về chất các phẩm chất tinh thần quý bấu của dân tộc ta qua mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước. Những phẩm chất quý báu đó đã được Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh phát triển trên cơ sở thế giới quan và nhân sinh quan mới để vận
dụng vào giáo dục, xây dựng phẩm chất chính trị cho quân nhân.
- Trong quá trình thành và phát triển, phẩm chất chính trị quân nhân trong
quân đội ta luôn thấm nhuần tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh. Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài của giai cấp, của dân tộc mà còn là
người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người trực tiếp
tổ chức quân đội, trực tiếp đề ra đường lối xây dựng quân đội, trực tiếp rèn luyện
cán bộ, chiến sĩ có những phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng mới, khác về
bản chất quân đội của giai cấp bóc lột. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, sự giáo


dục, rèn luyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, chiến sĩ là một trong
những nhân tố cơ bản quy định bản chất phẩm chất chính trị quân nhân trong quân
đội ta (Xem (31,tr. 158-196).
- Phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta thống nhất biện chứng
giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, tính quốc tế XHCN và
tính nhân đạo cộng sản. Những thuộc tính cơ bản này có vai trò, vị trí khác nhau
song có mối liên hệ, quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể và tạo nên một chất lượng xác định của phẩm chất chính trị quân nhân,
quy định khuynh hướng vận động, phát triển của nó, quy định tính chất, nội
dung và các hình thức
Những thuộc tính cơ bản này có vai trò, vị trí khác nhau song có mối liên
hệ, quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể và tạo nên
một chất lượng xác định của phẩm chất chính trị quân nhân, quy định khuynh
hướng vận động, phát triển của nó, quy định tính chất, nội dung và các hình thức

biểu hiện của nó.
- Trên đây chúng ta đã tiếp cận và xen xét bản chất phẩm chất chính trị quân
nhân với những nội dung đặc trưng về mặt chính trị- xã hội, tức là xen xét phẩm
chất chính trị quân nhân trên phương diện phát triển của lịch sử con người và
trong mối quan hệ,liên hệ với phong trào cách mạng, với truyền thống dân tộc với
Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bản chất phẩm chất chính trị
quân nhân trong quân đội ta còn có thể được tiếp cận và xem xét từ phương diện
khác – từ chiều sâu phát triển nhân cách quân nhân, xem xét quá trình hình thành
các yếu tố cấu thành phẩm chất chính trị trong mỗi quân nhân.
Theo tâm lý học quân sự Mác –Xít, phẩm chất chính trị quân nhân là một
phức hợp các thuộc tính tâm lý nhân cách quân nhân đặc trưng cho hoạt động quân
sự của quân nhân mang tính ổn định, bền vững và hình thành trong quá trình quân
nhân học tập, rèn luyện , chiến đấu và công tác. Thực tiễn quá trình hoạt động xã
hội của quân nhân là một trong những nguồn gốc quan trọng hình thành phẩm chất
chính trị quân nhân. V.I.Lênin viết: “Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng


nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hính tượng lôgíc.
Những hình tượng này có tính vững chắc của thiên kiến, có một tính chất công lý
chính vì (và chỉ vì) sự lặp đi lặp lại hàng triệu nghìn lần ấy” (17, tr.234).
Một thanh niên khi mới vào bộ đội chưa có ngay một phẩm chất chính trị
quân nhân phù hợp với yêu cầu và tính chất của loạI hình hoạt động mang tính đặc
thù này. PhảI trảI qua quá trình được giáo dục và rèn luyện trong quân đội, quân
nhân mới có được những nhận thức nhất định về các vấn đề chính trị – quân sự có
liên quan, mới giác ngộ sâu sắc mục đích, ý nghĩa chính trị- xã hội cao cả của
nhiệm vụ mà đang thực hiện. Trên cơ sở đó họ mới hình thành dần dần những tình
cảm, thái độ, hành vi chính trị tích cực, phù hợp với các chuẩn mực chính trị đạo
đức của quân đội cách mạng. Tổng hoà những giá trị xã hội kết tinh trong các yếu
tố nhận thức chính trị, tình cảm chính trị, hành vi chính trị của quân nhân sẽ cho ta
một phẩm chất xác định phản ánh trình độ trưởng thành của quân nhân về mặt

chính trị. Một cách khái quát, phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta do
ý thức chính trị và hành vi chính trị cấu thành.
Ý thức chính trị của quân nhân trong quân đội ta là ý thức xã hội thể hiện hệ
tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản Việt Nam. ý thức
chính trị quân nhân có hai mặt: mặt nhận thức chính trị và mặt tình cảm chính trị.
Nhận thức chính trị của quân nhân có hai trình độ phản ánh hiện thực khách quan:
trình độ thấp là nhận thức chính trị thực tiễn- thông thường và trình độ cao là nhận
thức chính trị lý luận.
Nhận thức chính trị thực tiễn- thông thường của quân nhân là những hiểu biết
của quân nhân về những vấn đề chính trị-xã hội liên quan trực tiếp đến bản thân
quân nhân, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhận
thức và phản ánh hiện thực khách quan hàng ngày của họ. Kết quả của nhận thức
chính trị thực tiễn- thông thường là các tri thức chính trị thực tiễn- kinh nghiệm.
Nhận thức chính trị lý luận là sự phản ánh hiện thực khách quan ở trình độ lý
luận khoa học. Nhận thức chính trị lý luận không dừng lại ở việc phản ánh trực
tiếp, cảm tính các vấn đề chính trị xã hội mà đi sâu phản ánh các thuộc tính, các


mối liên hệ,quan hệ, cao mặt, các bộ phận bên trong của chúng; phân tích, tổng
hợp khái quát thành các quan điểm chính trị, thành thế giới quan cá nhân quân
nhân. Tư tưởng chính trị là kết quả cốt lõi của nhận thức chính trị lý luận. Trong
tư tưởng chính trị của quân nhân bao giờ cũng có sự kết hợp của nhiều yếu tố tri
thức chính trị, tình cảm chính trị, niềm tin chính trị được kiểm nghiệm bằng hoạt
động thực tiễn. Tư tưởng chính trị của quân nhân trong quân đội ta phản ánh hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân Việt nam, chủ nghĩa mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tuy là hai trình độ nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan khác nhau
song giữa nhận thưc chính trị thực tiễn- thông thường và nhận thức chính trị lý
luận có mối quan hệ biện chứng. Nhận thức chính trị thực tiễn – thông thường là
cơ sở để hình thành nhận thức chính trị lý luận. Còn nhận thức chính trị lý luận có

khả năng nâng cao trình độ phản ánh hiện thực khách quan của nhận thức chính trị
thực tiễn – thông thường, khắc ở nó những mặt hạn chế như tính cảm tính, tính
kinh nghiệm, tính một chiều, phiến diện và không ổn định.
Trong quá trình hình thành ý thức chính trị cho quân nhân,vấn đề hình
thành nhận thức chính trị lý luận của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để hoàn
thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, quân nhân không chỉ có nhận
thức chính trị thực tiễn – thông thường mà còn phải có nhận thức chính trị lý luận
để nhận thức và phản ánh đúng đắn bản chất các hiện tượng chính trị - xã hội mới
mẻ, hết sức phức tạp đang ngày càng xuất hiện trong đời sống chính trị- tinh thần
của đất nước, của quân đội, của quốc tế và của bản thân quân nhân.
Tình cảm chính trị của quân nhân là hệ thống những rung động đặc
thù nảy sinh trên cơ sở của sự thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu chính trị
-đạo đức của quân nhân, biểu hiện thái độ của chủ thể truớc những vấn đề chính
trị – xã hội có liên quan. Tình cảm chính trị của quân nhân bao giờ cũng mang tính
ổn định, bền vững, phản ánh chiều sâu nội tâm, ít nhiều có sự tham gia của yếu tố
nhận thức và chứa đựng một ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định.


Tình cảm chính trị của quân nhân đóng vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống chính trị -tinh thần của quân nhân. Những chí thức, kiến thức chính
trị xã hội chỉ có thể biến thành thế giới quan, niềm tin, thành hành động cách mạng
tích cực khi ở quân nhân có một tình cảm chính tríâu sắc, một sự dung động mãnh
liệt, một sự say mê, ham mê mạnh mẽ. V.I.Lênin nói rằng nếu con người ta không
có sự say sưa thì không thể có sự sáng tạo, không thể có sự tìm tòi chân lý. Tình
cảm chính trị quân nhân là động lực tinh thần mạnh mẽ chi phối mọi hành vi, hoạt
động của quân nhân. Trong từng thời điểm cụ thể, tình cẩm chính trị là động lực
tinh thần chủ yếu thôi thúc quân nhân hành động. Quân nhân có thể có những hành
vi, hoạt động chính trị – quân sự đúng đắn nếu ở họ có một sự thôi thúc mãnh liệt
của tình cảm chính trị như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức độc lập,
tự chủ, sự căm thù giặc cao độ… mặc dù ở họ chưa đạt tới sự giác ngộ chính trịgiai cấp cao. Trong hoạt động quân sự, tình cảm chính trị của quân nhân sẽ trở

thành sâu sắc hơn, vững chắc hơn nếu chúng không ngừng được củng cố trên cơ sở
nâng cao về mặt nhận thức chính trị. Bởi vậy để hình thành và phát triển ý thức
chính trị cho quân nhân, các chủ thể giáo dục trong quân đội cần phải đồng thời
nâng cao trình độ nhận thức chính trị và tình cảm chính trị của họ, không được
tuyệt đối hoá mặt nào.
Ngoài ý thức chính trị, phẩm chất chính trị của quân nhân còn có hành vi
chính trị.Hành vi chính trị của quân nhân là cư chỉ, lời nói, thái độ, hành động,
hoạt động của quân nhân, thể hiện sự ứng xử của quân nhân trong các mối quan
hệ chính trị- xã hội nhất định, phản ánh một trình độ nhất định ý thức chính trị
của họ
Hành vi chính trị của quân nhân là bộ mặt đời sống tinh thần chính trị
của quân nhân. Tính chất và mức độ biểu hiện hành vi chính trị của quân nhân bao
giờ cũng thống nhất với tính chất và trình độ phát triển của nhận thức chính trị và
tình cảm chính trị. Đây chính là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức và hành vi,
giữa tâm lý và hoạt động, giữa hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài của
một nhân cách.


ý thức chính trị là mặt “ý thức” của phẩm chất chính trị, còn hành vi là
mặt “thực tiễn” của nó. ý thức chính trị không thể biểu hiện ra bằng một cái gì
khác ngoài hành vi chính trị. Ngược lại, hành vi chính trị của quân nhân chỉ có thể
được khi quân nhân có một ý thức chính trị nhất định. Phẩm chất chính trị của
quân nhân thống nhất trong nó cả ý thức chính trị và hành vi chính trị. Chính
V.I.Lênin cũng đã từng nói rằng: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những tư
tưởng và tình cảm thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là
những hoạt động của các cá nhân ấy” (13, tr.516-666).
Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng nói, quyết tâm của bộ đội phải thể hiện
trên chiến trường chỉ không chỉ ở trong hội trường. Vấn đề này có ý nghĩa phương
pháp luận rất quan trọng trong thực tiễn giáo dục quân nhân. thông qua những biểu
hiện cụ thể của hành vi chính trị quân nhân, các chủ thể giáo dục trong quân đội có

thể đánh giá chất lượng nhận thức và tình cảm chính trị của họ, từ đó có biện pháp
tác động phù hợp nhằm nâng cao ý thức chính trị của quân nhân đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chiến đấu của quân đội.
Ý thức chính trị và hành vi chính trị trong phẩm chất chính trị của quân nhân
có mối quan hệ liên tục qua lại, tác động và quy định lẫn nhau trong quá trình vận
động và phát triển của chúng. Tuy mỗi yếu tố có vị trí, vai trò, tác dụng khác nhau
song tổng hợp sự tác động qua lại giữa chúng sẽ tạo nên một tính quy định về chất
và tính quy định về lượng của phẩm chất chính trị quân nhân ở từng thời điểm lịch
sử nhất định. Một quan điểm đúng đắn về phẩm chất chính trị quân nhân là quan
niệm trong đó có sự thống nhất biện chứng của ý thức chính trị. Việc hình thành và
phát triển phẩm chất chính trị quân nhân cũng phải đựơc tiến hành trên tất cả các
mặt nâng cao nhận thức chính trị, lý luận, củng cố, nâng cao tình cảm chính trị và
rèn luyện hành vi chính trị đúng đắn cho quân nhân.
Tóm lại, từ sự phân tích quá trình hình thành, phát triển phẩm chất chính trị
quân nhân trên hai phương diện lịch sử – xã hội và nhân cách chúng ta có thể đi
đến một số khái quát sau:


1. Phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta là một phẩm chất xã hội
cơ bản của con người hoạt động trên lĩnh vưc đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ
trang.
Bản chất phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta phản ánh
bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của Đảng, phản ánh tập trung lợi
ích kinh tế và chính trị của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phẩm chất chính trị quân nhân trong
quân đội ta vừa là sản phẩm lâu dài của lịch sử phát triển con người Việt Nam,
vừa là sản phẩm của quá trình hình thành nhân cách quân nhân mới trong quân đội
ta. Truyền thống dân tộc, các giá trị tinh thần cao quý của nhân dân ta đúc kết qua
mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, sự lãnh đạo của Đảng và sự giáo dục, rèn
luyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là những nhân tố cơ bản và những đặc trưng

phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta.
2. Phẩm chất chính trị luôn tồn tại trong nhân cách quân nhân quân đội nhân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chừng nào còn có
đấu tranhgiai cấp, đấu tranh dân tộc, đấu tranh cách mạng, còn quân đội thì còn cán
bộ, chiến sĩ trong quân đội ta còn phải được giáo dục, xây dựng phẩm chất chính
trị. Đó là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng nhân cách quân nhân của quân
đội ta, một quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản tổ chức,
lãnh đạo. Những luận điệu “ phi chính trị hoá quân đội”, “quân đội trung lập, “
“quân đội đứng ngoài chính trị”… chỉ là những luận điệu cơ hội, xét lạI nhằm mục
đích làm cho quân đội cách mạng mất phương hướng chính trị – giai cấp, mất mục
tiêu chiến đấu để vô hiệu hoá nó, lợi dụng nó phục vụ cho mưu đồ chính trị của các
lượng thù địch. Những luận đIệu đó cần phải được vạch trần, phê phán đấu tranh
loại bỏ. Bất cứ lúc nào chúng ta cần phải ghi nhớ lời dạy của V.I.Lênin rằng quân
đội không bao giờ đứng trung lập, đứng ngoài chính trị.
Ngày nay vấn đề bản chất chính trị- giai cấp của quân đội và phẩm
chất chính trị của quân nhân càng có vai trò quan trong sức mạnh chiến đấu của
quân đội ta, trong mọi hoạt động của quân nhân, trong đấu tranh “ diễn biến hoà
bình”để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam quá độ lên CNXH.


I.2. Vai trò của phẩm chất chính trị quân nhân trong sức mạnh chiến đấu
của quân đội và trong mọi hoạt động quân sự của quân nhân,
Sức mạnh chiến đấu của quân đội ta tổng thể các nhân tố vật chất và nhân tố
tinh thần quyết định trạng thài và năng lực thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của các
đơn vị lực lượng trong vũ trang. Sức mạnh chiến đấu có được tạo thành bởi các
yếu tố cơ bản có quan hệ qua lại với nhau: Số lượng bộ đội, số lượng các binh đội,
binh đoàn, các quân chủng, binh chủng; chất lượng chiến đấu của bộ đội và các
đơn vị các phẩm chất chính trị, phẩm chất chiến đấu, phẩm chất tâm lý, phẩm chất
kỷ luật của quân nhân; số lượng và chất lượng vũ khí, binh khí kỹ thuật; cơ cấu tổ
chức quân sự , trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ; trình độ khoa học, nghệ thuật

quân sự, v. v..
Sức mạnh chiến đấu của quân đội ta là sức mạnh tổng hợp, sản phẩm của sự
kết hợp một cách biện chứng giữa con nguời và vũ khí , chính trị và kỹ thuật , tư
tưởng với tổ chức, số lượng và chất lượng, khách quan với chủ quan, trong đó yếu
tố con ngườimà hạt nhân của nó là phẩm chất chính trị luôn giữ vai trò quyết định
sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. (xem (25, tr. 537) và (31, tr.378- 389)).
Vai trò quan trọng nhất của phẩm chất chính trị quân nhân trong sức mạnh
chiến đấu và trong mọi hoạt đọng của quân nhân là định hướng chính trị và đIều
chỉnh hành vi, hoạt động của quân nhân luôn luôn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của quân đội.
Định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi là chức năng cơ bản của phẩm
chất chính trị quân nhân với tính cách là một phạm trù ý thức của con người. Chức
năng này thể hiện tính tích cực của ý thức chính trị, phản ánh sự thống nhất biện
chứng giữa nhận thức bên trong với hành vi bên ngoài của chủ thể hướng tới
những đối tượng khách quan nhất định.
Định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi chính là sự xác lập một khuynh
hướng vân động chủ yếu , xuyên suốt quá trình tác động qua lại giữa các mặt, các
yếu tố,các bộ phận của phẩn chất chính trị với các mặt, các yếu tố, các quá trình


của hoạt động nhằm bảo vệ mọi hành vi và họt động của quân nhân luô theo đúng
phương hướng chính trị đã
xác định tư trước. Nói cách khác, định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi
là làm cho hoạt động của quân nhân phát triển trong giới hạn quy định và ảnh
hưởng của mục đích chính trị.
Phương hướng chủ yếu để thông qua đó phẩm chất chính trị thực hiện
vai trò định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi quân nhân là quá trình chủ quan
hoá cái khách quan và khách quan hoá cái chủ quan diễn ra trong bản thân quân
nhân. ở đây cái khách quan là toàn bộ các mối quan hệ hiện thực của đời sống
chính trị và quân sự phản ánh yêu cầu nhiệm chính trị của Đảng, của quân đội,

phản ánh toàn cảnh và điều kiện hoạt động quân sự ở các đơn vị cơ sở. Trách
nhiệm của quân nhân là phải nhận thức và phản ánh đúng đắn cái khách quan đó
vào ý thức chủ quan của mình, cảI biến nó, cấu tạo lạI thành thế giới chủ quan về
cái khách quan, tức là hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin, lý tưởng,
tình cảm, ý thức chính trị, trách nhiệm chính trị,lập trường sống của bản thân.
Đồng thời thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin, lý tưởng sống cá nhân lạI quy
định và chi phối toàn bộ sự vận động và phát triển của hành vi chính trị cá nhân,
quy định khuynh hướng, tính chất, trình độ nội dung và hình thức biểu hiện của nó
trong từng mối quan hệ chính trị- xã hội cụ thể như với Đảng, với Tổ quốc, với
nhân dân, với dân tộc, với nhiệm vụ chính trị của quân đội, với đồng chí, đồng đội,
với kẻ thù và đối với bản thân quân nhân.
Toàn bội sự định hướng,điều chỉnh hành vi này đều tuân theo một cơ
chế nhất định- cơ chế tự ý thức, tự điều chỉnh của quân nhân. Vì thế, cũng có thể
nói rằng thực chất quá trình định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của phẩm
chất chính trị quân nhân là quá trình tự định hướng, tự điều chỉnh, tự điều khiển tư
bên trong của quân nhân đối với các hành vi của mình theo một phương hướng
chính trị nhất định.
Quá trình định hướngvà đIều chỉnh hành vi quân nhân phù hợp với các yêu
cầu khách quan là qua trình thường xuyên liên tục không ngừng chuyển hoá cái


khách quan thành cái chủ quan và cái chủ quan thành cái khách quan ở trong mỗi
bản thân quân nhân. Cái khách quan luôn vận động, biến đổi đòi hỏi cái chủ quan
(khả năng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, tâm lý…) cũng phải vận động và phát
triến theo cho phù hợp. Do đó lôgic của sự chuyển hoá từ cái khách quan thành cái
chủ quan và tư cái chủ quan thành cái khách quan trong quá trình định hướng
chính trị và điều chỉnh hành vi được thể hiện thành lôgic của sự chuyển hoá lẫn
nhau giữa cái phù hợp ( hay tương đối phù hợp ) và không phù hợp ( hay chưa phù
hợp ). Cứ mỗi lần cái chủ quan tiếp cận cái khách quan và tạo ra một sự tương đối
phú hợp thì cái khách quan lại có sự vận động , phát triển mới làm cho cái phù hợp

tương đối lúc đầu lại trở thành cái không phù hợp và buộc cái chủ quan phải vận
động, phát triển theo kịp cái khách quan. Cứ như thế trong quá trình định hướng
và điều chỉnh hành vi, các mâu thuẫn luôn được giải quyết. Đó chính là mâu thuẫn
giữa khả năng nhận thức và phản ánh của quân nhân với yêu cầu nhiệm vụ khách
quan của cách mạng. Lôgic phù hợp- không phù hợp – phù hợp cứ liên tục vận
động và phát triển, phản ánh sự vận động và phát triển ngày cang cao không
ngừng của ý thức và hành vi quân nhân trước những đòi hỏi của tình hình nhiệm
vụ quân đội.
Phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta không những có vai
trò định hướng chính trị,điều chỉnh hành vi mà có khả năng liên kết các yếu tố bộ
phận của sức mạnh chiến đấu tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Trong các yếu tố của sức mạnh chiến đấu, con người (quân nhân) giữ
vai trò quan trọng nhất. Quân nhân với tính cách là chủ thể tích cực, chủ quan của
các hoạt động quân sự có khẳ năng sử dụng và phát huy cao độ những tiềm năng
của cá yếu tố bộ phận của sức mạnh chiến đấu và liên kết chúng lại theo một
phương thức nhất định, mà phương thức liên kết này lại do mục đích chính trị quy
định.
Phương thức liên kết các yếu tố bộ phận của sức mạnh chiến đấu
thành sức mạnh tổng hợp của phẩm chất chính trị thực chất là sự phát huy cao độ
nhân tố con người trong chiến tranh.


Chỉ có con người với những phẩm chất chính trị phù hợp, có giác ngộ
chính trị cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng mới có thể phát huy tối đa ưu thế
từng yếu tố của sức mạnh chiến đấu và hạn chế những yếu tố bất lợicủa chúng
trong việc tạo thành sức mạnh chiến đấu tổng hợp vượt hơn hẳn sức mạnh của từng
yếu tố riêng lẻ. V.I.Lênin đã từng nói rằng trong chiến tranh hiện đại không có
những binh sỹ và thuỷ thủ có sáng kiến và giác ngộ thì không thể có thắng lợi
được .Trong sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố bộ phận của sức mạnh chiến
đấu, phẩm chất chính trị quân nhân luôn giữ vị trí trung tâm, hạt nhân, quy định

khả năng phát huy ưu thế của từng yếu tố trong tình hình chiến đấu cụ thể. Tuỳ
theo yêu cầu mục đích chính trị của mỗi trận đánh, một chiến dịch, một hoật động
quân sự mà quân nhân có thể lựa chọn một phương pháp tối ưu kết hợp các yếu tố
bộ phận của sức mạnh chiến đấu thành sức mạnh tổng hợp. Điều này có thể thấy
rõ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, mặc dù về vũ khí, trang
bị kỹ thuật của quân đội ta có phần nào kém hơn địch song nhờ giác ngộ chính trị
cao, nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm thông minh, sáng tạo của cán bộ và chiến
sĩ, quân đội ta vẫn có thể tạo ra “ thế ” và “ lực “hơn hẳn kẻ địch bằng việc kết
hợp một cách tài tình, khéo léo giữa hiện đại và thô sơ, chính quy với du kích,
đánh lớn với đánh nhỏ, tầm thấp với tầm cao, đánh lâu dài với quyết chiến điểm,
tuyền thống với hiện đại, địa hình , thời tiết với cách đánh độc đáo của dân tộc
Việt nam.
Trong lĩnh vực quân sự, mỗi một yếu tố của sức mạnh chiến đấu đều chứa
trong đó một số khả năng nhất định dự báo những kết quả hiện thực nhất định
trong tương lai khi có điều kiện tương ứng. Phẩm chất chính trị quân nhân với tính
cách là nhân tố chủ quan có thể làm chuyển hoá các khả năng của sức mạnh chiến
đấu thành hiện thực.
Vai trò biến các khả năng của sức mạnh chiến đấu thành hiện thực của phẩm
chất chính trị được biểu hiện trước hết ở chỗ quân nhân có thể nhận thức đúng đắn
xu hướng vận động của các yếu tố trong sức mạnh chiến đấu; phát hiện đánh giá
tính chất, nội dung, trình độ của tưng khả năng, trên cơ sở chủ động tạo ra các điều


kiện cần thiết để thúc đẩy các khả năng phát triển theo hươngs có lợi cho việc tạo
thành sức mạnh chiến đấu tổng hợp.
Trong hoạt động thực tiễn quân sự, vai trò này đựơc thể hiện ở việc quân nhân
chủ động nhận địn tình hình địch, ta, địa hình, thời tiết, các nhân tố khách quan và
chủ quan, phát hiện các mâu thuẫn, từ đó xây dựng kế hoạch tác chiến cụ thể, sát,
đúng, đảm bảo giành thắng lợi trong từng tình huống chiến đấu cụ thể.
Một biểu hiện quan trọng khác trong việc chuyển hoá các khả năng thành

hiện thực là tính lựa chọn các khả năng có lợi và loại trừ các khả năng không có
lợi cho việc tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Trong mỗi yếu tố của sức mạnh chiến đấu đều có một tập hợp những khả
năng và các khả năng này đều có thể trở thành hiện thực khi có đIều kiện tương
ứng. Song tuỳ theo tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị cụ thể mà chủ thể
chiến đấu có thể lựa chọn trong số đó những khả năng gần, cụ thể , thiết thực để
tập trungtạo các đIều kiện thuận lợi cho những khả năng đó sớm biến thành hiện
thực theo đùng kế hoạch tác chiến. Còn những khả năng không có lợicho việc tạo
thành sức mạnh chiến đấu chungthì từng bước triệt tiêu bằng cách không tạo ra các
điều kiện thích hợp hoặc làm thay đổi các quan hệ hiện thực của chúng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, để tạo ra ưu thế hơn đối
phương, quân nhân còn có thể làm xuất hiện thêm một số khả năngmới của sức
mạnh chiến đấu bằng việc bổ sung vào hiện thực cũ một lượng các mối quan hệ
hiện thực mới nhằn nhằm tạo nên cấu trúc hiện thực mới. Hiện thực mới hình
thành lại chứa đựng trong nó một khả năng mới ngoài các khả năng đã có. Nhờ đó
khả năng giành chiến thắng xuất hiện nhiều hơn, làm cơ sở khách quan để quân
nhân hạ quyết tâm chiến đấu chính xác.
Phẩm chất chính trị quân nhân còn có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng tinh thần chiến đấu quân nhân và làm bền vững các trạng thái
tâm lý, các quá trình tâm lý, khi họ trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chiến
đấu.


Phẩm chất chính trị là cơ sở tư tưởng của các phẩm chất tinh thần chiến đấu
và phẩm chất tâm lý của quân nhân. Phẩm chất chính trị không những quy định
tính mục đích chính trị trong các hành vi chiến đấu mà còn tạo ra ở quân nhân một
tính tích cực chiến đấu, một nguồn động lực to lớn có tác dụng duy trì lâu dài sức
chiến đấu của quân nhân. Phẩm chất chính trị là cơ sở quan trọng để hình thành ở
quân nhân tâm thế sẵng sàng chiến đấu, phát triển năng lực tư duy quân sự, nâng
cao bản lính chiến đấu và cho phép quân nhân sáng tạo nhiều cách độc đáo, táo

bạo, bất ngờ, hiệu suất cao. Phẩm chất chính trị quân nhân có tác dụng quan trọng
trong việc khắc phục mặt hạn chế về vũ khí, trang bị của ta và huy động cao độ
tiềm năng chính trị – tinh thần của quân nhân, chuyển hoá các sức mạnh chính trị
tinh thần thành sức mạnh vật chất để chiến thắng đối phương.
Phẩm chất chính trị tác động đến toàn bộ các mặt của tinh thần chiến đấu,
làm tăng tính hiệu quả của nó. Phẩm chất chính trị điều hoà và chỉ đạo nhịp độ phát
triển tinh thần chiến đấu của quân nhân phù hợp với yêu cầu mục đích chính trị
của từng trận đánh.
Phẩm chất chính trị nâng cao nhiệt tình cách mạng và nhân sức mạnh chiến
đấu của quân đội lên gấp bội. Nhờ có giác ngộ chính trị cao, có tình cảm cách
mạng trong sáng mà quân nhân sẵng sàng chiến đấu quên mình vì sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của giai cấp và của dân tộc.
Phẩm chất chính trị tác động mạnh mẽ đến các quá trình tâm lý của
quân nhân làm cho các quá trình tâm lý của quân nhân luôn ở trạng thái cần bằng
ổn định, vững chắc, hạn chế đến mức thấp nhất các cảm xúc tiêu cực, các rối loạn
chức năng tâm lý và góp phần nâng cao khả năng cảm giác, tri giác, biểu tượng,
chí nhớ, tư duy trong hoạt động chiến đấu ( xem: 56).
Trong đIều kiện chiến trang hiện đại có sử dụng vũ khí kỹ thuật cao, sức sát
thương lớn, nhờ có phẩm chất chính trị cao mà quân nhân có khả năng chịu đựng
được sức ép tâm lý, kể cả sức ép của chiến tranh tâm lý do kẻ địch thực hiện âm
mưu thâm độc xảo quyệt.


Ngoài ra, nhờ có phẩm chất chính trị cao mà ở quân nhân luôn giữ
được tính thường trực chiến đấu, ý thức cảnh giác cách mạng, khả năng chuyển
nhanh từ trạng thái sinh hoạt bình thường sang trạng thái chiến đấu tình huống và
thực hành các hành động chiến đấu với hiệu suất cao ngay từ phút đầu.
Ngày nay, trong điều kiện chống “ diễn biến hoà bình” trước những
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, vai trò của phẩm chất chính trị quân nhân
trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Phẩm chất chính trị cao là điều kiện bảo đảm cho quân nhân vững
vàng, kiên định trước mọi thử thách gay go, quyết liệt của tình hình chính trị quốc
tế và trong nước, sự tỉnh táo, sáng suốt trong nhận diện kẻ thù mới và lựa chọn các
hình thức biện pháp hoạt động phù hợp, có hiệu quả, để hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ.
Trên mặt trận đấu tranh chính trị và tư tưởng hiện nay, phẩm chất
chính trị của quân nhân có vai trò trực tiếp quyết định khả năng hoàn thành các
nhiệm vụ chính trị – quân sự của quân đội. Phẩm chất chính trị quân nhân trở thành
vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chống “ diễn biến hoà bình “ chống bạo loạn lật
đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, phản bội, cơ hội, xét lại hiện
đại, các lực lượng thù địch trong và ngoài nước. Thực tiễn ở một số nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô ( trước đây) cho thấy, một quân đội dù được trang
bị nhiều vũ khí,phương tiện chiến đấu hiện đại, được huấn luyện chiến thuật, kỹ
thuật tinh thông vẫn có thể bị mất sức chiến đấu, bị kẻ thù lợi dụng nếu quân đội
đó mất phương hướng chính trị –giai cấp, mất mục tiêu chiến đấu và quân nhân
không có những phẩm chất chính trị phù hợp.
Ở Việt nam chúng ta, mấy năm vừa qua, chính sự ổn định về chính trị
– tư tưởng của quân đội, bản lĩnh chính trị vững vàng của quân nhân trước những
thử thách mới đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị chung của đất nước, làm
chỗ dựa đáng tin cậy của toàn Đảng, toàn dân về chính trị. Góp phần đánh bại từng
bức âm mưu phá hoại cách mạng của kẻ thù. Điều đó có một lần nữa khẳng định,


trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta phẩm chất chính trị quân nhân luôn đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng ( Xem: 33, tr.4).
Tiết II : Những nhân tố tác động đến phẩm chất chính trị quân nhân,
thực trạng và yêu cầu mới về phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội
ta hiện nay.
II.1. Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến phẩm chất chính
trị quân nhân trong tình hình hiện nay.

Như đã phân tích, phẩm chất chính trị quân nhân trong quân đội ta là
một hiện tượng tinh thần xã hội có tính lịch sử. Sự hình thành và phát triển của nó
bao giờ cùng chịu sự quy định, tác động và ảnh hưởng của các nhân tố khách quan
và chủ quan nhất định ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong điều kiện hiện nay,
môi trường chính trị – xã hội đang có những biến động phức tạp, thay đổi không
ngừng. Vì vậy nhận thức đúng đắn sự tác động nhiều mặt của các nhân tố khách
quan và nhân tố chủ quan đến phẩm chất chính trị quân nhân là việc làm hết sức
cần thiết để có phương hướng và biện pháp chủ động đIều chỉnh sự tác động của
các nhân tố đó theo hướng có lợi cho việc nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt nam quá độ lên CNXH.
Sau "chiến tranh lạnh“, tình hình thế giới đã có những biến đổi với quy
mô to lớn và sâu sắc không có lợi cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sự sụp đổ của Liên xô
( trước đây ) và các nước XHCN ở Đông Âu đã đẩy chủ nghĩa xã hội lâm vào
thế thoái trào. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cho hoà bình
của các lực lượng tiến bộ trên thế giới cũng đang gặp nhiều khó khăn hơn trước.
Trong lúc đó, chủ nghĩa tư bản (CNTB), tân dụng sự phát triển của khoa học và
công nghệ tiên tiến, kịp thời cải cách, điều chỉnh và đã có những bước phát triển
mới, tạo thế tương đối ổn định với những mức độ khác nhau trong từng nước tuy
vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, về cơ bản không thể giải quyết được. Chủ
nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đối với CNXH hí
hửng cho rằng đã đến thời cơ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội còn lại ở


×