Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.92 KB, 49 trang )

TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

VỐN BẰNG TIỀN
Bài 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10.000.000 đồng.
2. Bán hàng thu bằng tiền mặt 55.000.000 đ bao gồm 10% thuế GTGT, biết giá vốn của lô

hàng là 30.000.000 đ.
3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 40.000.000 đ.
4. DN thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt 8.000.000 đ
5. Chi tiền mặt trả lãi vay cho ngân hàng 5.000.000 đ
6. Thu tiền mặt của khách hàng B do khách hàng B vi phạm hợp đồng 8.000.000 đ
7. Chi tiền mặt nộp phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng 15.000.000 đ.
8. Xử lý nợ của khách hàng K: tổng nợ 50.000.000 đ, khách hàng trả 50% bằng tiền gửi

ngân hàng, số còn lại xử lý xóa nợ. Biết doanh nghiệp đã lập dự phòng cho số nợ này như
sau:
- Lập dự phòng 25.000.000 đ
- Lập dự phòng 20.000.000 đ
9. Nhận được tiền mặt 20.000.000 đ do khách hàng trả, biết trước đây số tiền nợ này nằm

trong số nợ khó đòi đã được xử lý.
10. Vay ngắn hạn nhận bằng tiễn mặt 60.000.000 đ
11. Vay ngắn hạn nhận bằng tiền mặt 500.000.000 đ, khoản vay này dự định mua sắm TSCĐ
12. Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa 8.000.000 đ chưa rõ nguyên nhân.
13. DN xử lý số tiền thừa ở nghiệp vụ 12 bằng cách ghi tăng thu nhập.
14. Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu 18.000.000 đ chưa rõ nguyên nhân.
15. DN xử lý số tiền thiếu ở nghiệp vụ 14 bằng cách trừ vào lương của thủ quỹ 50% số còn

lại ghi tăng chi phí quản lý DN
16. Nộp tiền mặt vào ngân hàng 70.000.000 đ, chưa nhận được giấy báo có.


17. Ngân hàng báo có số tiền gửi ở nghiệp vụ trên.
18. DN dùng ủy nhiệm chi thanh toán cho người bán Y, người bán Y chưa nhận được giấy

báo có 90.000.000 đ
19. Người bán Y báo đã nhận được tiền vào tài khoản.
20. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 62.000.000 đ.
21. Chi tiền mặt nộp thuế cho nhà nước 35.000.000 đ.
1


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
22. Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 40.000.000 đ.
23. Doanh nghiệp ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 300.000.000 đ.
24. Doanh nghiệp nhận ký quỹ ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 100.000.000 đ.
25. Doanh nghiệp nhận lại tiền ký quỹ ở nghiệp vụ 23 sau khi bị trừ 10.000.000 đ vì vi phạm

hợp đồng.
26. Doanh nghiệp trả lại tiền nhận ký quỹ ở nghiệp vụ 24 sau khi trừ 10.000.000 đ tiền vi

phạm hợp đồng của khách hàng.
27. Chi phí thuê văn phòng trả hằng năm vào đầu năm 24.000.000 đ, doanh nghiệp đã chi

tiền mặt để thanh toán và tiến hành phân bổ cho tháng đầu.
28. Tiền thuê kho chứa vật liệu trả trước trong 4năm là 48.000.000 đ, doanh nghiệp đã thanh

toán bằng tiền gửi ngân hàng và tiến hành phân bổ cho tháng đầu.
Bài 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Bán hàng thu ngoại tệ mặt là 10.000 usd. Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

là 20.050 đ/usd.

2. Doanh nghiệp bán 20.000 usd ngoại tệ mặt, thu tiền đồng Việt Nam, được 400.000.000 đ.

Tỷ giá ghi sổ của số ngoại tệ này là 19.800 đ/usd, tỷ giá bình quân gia quyền 20.025
đ/USD.
3. Doanh nghiệp bán 20.000 usd ngoại tệ trong tài khoản ngân hàng, thu tiền đồng Việt

Nam, được 380.000.000 đ. Tỷ giá ghi sổ của số ngoại tệ này là 18.600 đ/usd.
4. Khách hàng trả nợ tiền hàng bằng ngoại tệ mặt cho doanh nghiệp, số tiền 8.000 usd. Tỷ

giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 20.800 đ/usd. Tỷ giá ghi nhận nợ là
20.200 đ/usd.
5. Khách hàng trả nợ tiền hàng bằng ngoại tệ qua ngân hàng cho doanh nghiệp, số tiền

10.000 usd. Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 20.400 đ/usd. Tỷ giá ghi
nhận nợ là 21.200 đ/usd.
6. Doanh nghiệp trả nợ người bán bằng ngoại tệ mặt, số tiền 15.000 usd. Tỷ giá thực tế tại

thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 19.200 đ/usd. Tỷ giá khi nhận nợ là 18.800 đ/usd. Tỷ giá
ghi sổ của số ngoại tệ này là 19.000 đ/usd, tỷ giá bình quân gia quyền 20.005 đ/USD.
7. Doanh nghiệp trả nợ người bán bằng ngoại tệ gởi ngân hàng, số tiền 18.000 usd. Tỷ giá

thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 19.400 đ/usd. Tỷ giá khi nhận nợ là 18.600

2


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

đ/usd. Tỷ giá ghi sổ của số ngoại tệ này là 18.400 đ/usd, tỷ giá bình quân gia quyền
20.035 đ/USD.

8. Cuối năm, doanh nghiệp đánh giá lại số dư cuối kỳ của các TK vốn bằng tiền có gốc

ngoại tệ. SDCK của các TK 1112 và 1122 như sau:
-

TK 1112: 3.000 usd, tỷ giá bình quân gia quyền 19.800 đ/usd.

-

TK 1122: 5.800 usd, tỷ giá bình quân gia quyền 20.200 đ/usd.

-

Tỷ giá giao dịch thực tế thời điểm cuối năm là 19.900 đ/usd.

Bài 3:Tại doanh nghiệp có số dư đầu kỳ các TK như sau:
TK 111 (1112): 40.000.000 đ (2.000 usd)
TK 112 (1122): 80.000.000 đ (4.000 usd)
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Bán hàng thu bằng tiền mặt 5.000 usd, tỷ giá thực tế 19.700 đ/usd.
2. Dùng tiền mặt trả nợ người bán 2.000 usd, tỷ giá thực tế 19.600 đ/usd, tỷ giá ghi nhận nợ

20.300 đ/usd.
3. Dùng TGNH ký quỹ mở thư tín dụng 2.000 usd, ngân hàng đã gửi giấy báo, tỷ giá thực tế

19.800 đ/usd.
4. Nộp tiền mặt 4.000 usd vào ngân hàng (đã có giấy báo), tỷ giá thực tế 21.000 đ/usd.
5. Nhập kho nguyên vật liệu nhập khẩu, tiền chưa thanh toán với người bán 2.000 usd, tỷ

giá thực tế 19.700 đ/usd.

6. Ngân hàng dùng tiền ký quỹ ở nghiệp vụ 3 để thanh toán người bán 2.000 usd, tỷ giá thực

tế 19.550 đ/usd.
7. Nhận giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền khách hàng trả nợ 1.000 usd, tỷ giá thực tế

19.250 đ/usd, tỷ giá ghi nhận nợ 19.050 đ/usd.
8. Bán 500 usd tiền mặt để lấy tiền Việt Nam, tỷ giá thực tế 18.850 đ/usd.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng doanh nghiệp định giá
xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.
Bài 4: Tại doanh nghiệp AB có các tài liệu sau:
Số dư đầu tháng 12 của TK1112: 390.000.000 đ (20.000 usd). Các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong tháng 12:
3


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
1. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt 5.000 usd, TGTT 19.800 đ/usd.
2. Bán hàng thu bằng tiền mặt 10.000 usd, TGTT 20.020 đ/usd.
3. Mua TSCĐ bằng tiền mặt 12.000 usd, TGTT 20.000 đ/usd.
4. Trả nợ người bán 8.000 usd bằng tiền mặt, TGGS lúc phát sinh nợ 19.900 đ/usd.

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 và phản ánh vào tài khoản

1112 tình hình trên.
2. Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá giao dịch

thực tế 19.850 đ/usd.
Cho biết: Doanh nghiệp xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.

Bài 5: Tại doanh nghiệp C có các tài liệu như sau:
A/ Số dư đầu tháng:
+ Tài khoản 1112: 360.000.000 (20.000 usd x 18.000 đ/usd)
Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
B/ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Bán hàng thu bằng tiền mặt 9.900 usd, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%, TGTT

18.200 đ/usd.
2. Bán 500 usd tiền mặt, TGTT 17.900 đ/usd.
3. Bán hàng chưa thu tiền người mua Y 1.100 usd, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất

10%. TGTT 18.900 đ/usd.
4. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 2.000 usd chưa thanh toán cho người bán X. TGTT

19.000 đ/usd.
5. Chi tiền mặt 3.000 usd để tạm ứng cho nhân viên T đi công tác nước ngoài. TGTT 19.200

đ/usd.
6. Mua TSCĐHH trả bằng tiền mặt 2.500 usd. TGTT 18.000 đ/usd.
7. Trả hết nợ cho nhà cung cấp X. TGTT 19.100 đ/usd.
8. Người mua Y trả hết nợ. TGTT 18.400 đ/usd.

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.
4


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Cho biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp xuất ngoại tệ: Bình quân gia quyền liên
hoàn.

Bài 6:Tại một doanh nghiệp, trong kỳ có các nghiêp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Dùng tiền gửi ngân hàng 180.000.000 đ để mua 10.000 usd chuyển vào tài khoản tiền gửi.
2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 5.000 usd, tỷ giá thực tế 18.050 đ/usd.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho chuyên gia quản lý: 4.000 usd, tỷ giá thực tế: 18.020 đ/usd.
4. Dùng tiền mặt trả lương cho chuyên gia ở nghiệp vụ 3. Tỷ giá thực tế: 18.040 đ/usd.
5. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán X số tiền 5.000 USD, biết tỷ giá thực tế tại
thời điểm nợ là 18.950 Đ/USD.
Biết số dư đầu kỳ của TK1112: 18.980.000 đ (1000 usd)
TK1122: 37.960.000 đ ( 2000 usd)
Yêu cầu:Tính tóan, thuyết minh và định khỏan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết doanh nghiệp định giá xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hòan.

Bài 7: Tại một doanh nghiệp, trong kỳ có các nghiêp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán N: 8.000 usd, tỷ giá thực tế: 18.050
đ/usd, tỷ giá tại thời điểm nợ người bán N là 18.080 đ/usd.
2. Dùng tiền gửi ngân hàng 279.750.000 đ để mua 15.000 usd chuyển vào tài khoản tiền
gửi.
3. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 4.000 usd, tỷ giá thực tế 18.050 đ/usd.
4. Dùng tiền mặt trả lương cho chuyên gia 4000 usd. Biết Tỷ giá thực tế tại thời điểm tính
lương là: 18.080 đ/usd.
5. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ở nghiệp vụ 1.
Biết số dư đầu kỳ của TK1112 : 18.500.000 đ (1000 usd)

5


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

TK1122 : 37.000.000 đ (2000 usd)
Yêu cầu:Tính tóan, thuyết minh và định khỏan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Biết doanh nghiệp định giá xuất theo phương pháp Bình quân gia quyền liên
hoàn di động.

6


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

NGUYÊN VẬT LIỆU
Bài 1: Ví dụ về hàng mua đang đi đường:
1. Doanh nghiệp mua 1 lô nguyên vật liệu trị giá 300.000.000 đ, T.GTGT 10%, doanh nghiệp
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nhưng đến cuối tháng lô nguyên vật liệu này vẫn chưa về
nhập kho.
2. Sang tháng sau, lô nguyên vật liệu ở nghiệp vụ 1 về nhập kho.
3. Doanh nghiệp nhập kho 1 lô hàng hóa đang đi đường từ tháng trước, lô hàng hóa này trị giá
220.000.000 đ bao gồm 10% T.GTGT.
Bài 2: Ví dụ về nguyên vật liệu:
1.Doanh nghiệp mua 50.000 kg nguyên vật liệu A, giá mua 20.000 đ/kg, T.GTGT 10%, chưa
thanh toán. Chi phí vận chuyển của lô nguyên vật liệu là 22.000.000 đ, bao gồm 10% T.GTGT
thanh toán bằng tiền mặt.
2. Trong lô nguyên vật liệu ở nghiệp vụ 1 có 5.000 kg không đạt yêu cầu chất lượng nên doanh
nghiệp trả lại cho bên bán, bên bán đã đồng ý.
3. Trong lô nguyên vật liệu ở nghiệp vụ 1 có 1.000 kg kém chất lượng nên doanh nghiệp đề nghị
bên bán giảm giá 10%, bên bán đã đồng ý.
4. Do mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp được bên bán cho hưởng chiết khấu 5%
trên tổng số tiền phải thanh toán.
5. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán cho bên bán trong thời hạn được chiết khấu 1% trên
tổng số tiền phải thanh toán.
6. Doanh nghiệp nhập khẩu 1 lô nguyên vật liệu trị giá 30.000 USD, TNK 10%, T.TTĐB 20%,
T.GTGT 10%, chưa thanh toán. Tỷ giá thực tế 21.000 đ/usd.

7. Doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu đem đi gia công chế biến trị giá 200.000.000 đ.
8. Chi phí gia công chế biến được bên gia công tính 20% trên tổng giá trị của nguyên vật liệu,
T.GTGT 10% chưa thanh toán.
7


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

9. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đem đi gia công 11.000.000 đ, bao gồm 10% T.GTGT
thanh toán bằng tiền mặt.
10. Việc gia công chế biến hoàn thành, doanh nghiệp nhập lại kho nguyên vật liệu đã đem đi gia
công chế biến.
11. Doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh trị giá 200.000.000 đ.
12. Doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh bằng 1 lô nguyên vật liệu trị giá 300.000.000 đ.
13. Doanh nghiệp xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm trị giá 250.000.000 đ, sử dụng
ở phân xưởng 50.000.000 đ, sử dụng ở bộ phận bán hàng 30.000.000 đồng, sử dụng ở bộ phận
quản lý doanh nghiệp 20.000.000 đ.
14. Nguyên vật liệu sử dụng ở phân xưởng thừa nhập lại kho trị giá 15.000.000 đ.
15. Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm thừa để lại tại phân xưởng trị giá 20.000.000 đ.
16. Doanh nghiệp xuất bán 1 lô nguyên vật liệu có giá xuất kho trị giá 20.000.000 đ, giá bán
60.000.000 đ, T.GTGT 10%, thu bằng tiền mặt.
17. Kiểm kê kho nguyên vật liệu phát hiện thiếu 1 số nguyên vật liệu trị giá 30.000.000 đ, trong
đó hao hụt trong định mức 50%.
18. Kiểm kê kho nguyên vật liệu phát hiện thừa 1 số nguyên vật liệu trị giá 8.000.000 đ.
19. Doanh nghiệp mua 1 lô nguyên vật liệu B, số lượng 6.000 kg, đơn giá 12.000 đ/kg, T.GTGT
10% chưa thanh toán. Khi về nhập kho phát hiện thiếu 1000 kg chưa rõ nguyên nhân.Chi phí
vận chuyển tính trên số thực nhập 1.000 đ/kg, T.GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
20. Doanh nghiệp xử lý số nguyên vật liệu thiếu ở nghiệp vụ 19 theo các trường hợp sau:
TH1: Nguyên vật liệu thiếu là do bên bán giao nhầm, bên bán giao bổ sung.
TH2: Nguyên vật liệu thiếu là do bên bán giao nhầm, bên bán không có hàng để giao.

TH3: Nguyên vật liệu thiếu là do nhân viên thu mua làm mất, bắt nhân viên thu mua bồi thường
bằng cách trừ vào lương.

8


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

TH4: Nguyên vật liệu thiếu là do nhân viên thu mua làm mất, bắt nhân viên thu mua bồi thường
nhưng chưa bồi thường.
21. Doanh nghiệp mua 1 lô nguyên vật liệu C, số lượng 4.000 kg, đơn giá 25.000 đ/kg, T.GTGT
10%, chưa thanh toán. Khi về nhập kho phát hiện thừa 500 kg, doanh nghiệp giữ hộ cho bên
bán, 1 tuần sau trả lại cho bên bán.
22. Doanh nghiệp mua 1 lô nhiên liệu D, số lượng 2.000 lít, đơn giá 22.000 đ/kg, T.GTGT 10%,
chưa thanh toán. Khi về nhập kho phát hiện thừa 5.00 lít chưa rõ nguyên nhân, doanh nghiệp
nhập kho số nhiên liệu thừa. Sau khi điều tra, doanh nghiệp xử lý số nhiên liệu thừa theo các
trường hợp sau:
TH1: Nhiên liệu thừa là do bên bán xuất nhầm, doanh nghiệp xuất trả lại cho bên bán.
TH2: Nhiên liệu thừa là do bên bán xuất nhầm, doanh nghiệp đồng ý mua luôn số nhiên liệu
thừa, bên bán xuất hóa đơn bổ sung.
TH3: Nhiên liệu thừa là do yếu tố khách quan, doanh nghiệp quyết định ghi tăng thu nhập.

9


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Bài 3: Ví dụ về công cụ - dụng cụ:
1. Doanh nghiệp mua 1 công cụ dụng cụ trị giá 22.000.000 đ, T.GTGT 10% thanh toán bằng

tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 2.200.000 đ bao gồm 10% T.GTGT, thanh toán bằng
tiền mặt. Biết rằng công cụ dụng cụ này được sử dụng ở bộ phận bán hàng, thuộc loại phân bổ
12 kỳ.
2. Doanh nghiệp được cấp 1 công cụ dụng cụ trị giá 26.000.000 đ. Biết rằng công cụ dụng cụ
này được sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, thuộc loại phân bổ 13 kỳ.
3. Doanh nghiệp được tặng 1 công cụ dụng cụ trị giá 28.000.000 đ. Biết rằng công cụ dụng cụ
này được sử dụng ở bộ phận phân xưởng, thuộc loại phân bổ 14 kỳ.
4. Xuất kho công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 1 để sử dụng.
5. Xuất kho công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 2 để sử dụng.
6. Xuất kho công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 3 để sử dụng.
7. Báo hỏng công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 4. Báo hỏng ở kỳ thứ 7.
8. Báo hỏng công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 5. Báo hỏng ở kỳ thứ 10. Phế liệu thu hồi bằng tiền
mặt trị giá 1.000.000 đ.
9. Báo hỏng công cụ dung cụ ở nghiệp vụ 6. Báo hỏng ở kỳ thứ 11. Phế liệu thu hồi bằng tiền
mặt trị giá 1.000.000 đ. Bắt nhân viên sử dụng bồi thường 1.000.000 đ bằng cách trừ vào lương.
10. Phân xưởng sản xuất báo hỏng công cụ dụng cụ ở kỳ thứ 12, biết rằng công cụ dụng cụ có
giá trị ban đầu 30.000.000, thuộc loại phân bổ 15 kỳ. Phế liệu thu hồi bằng tiền mặt trị giá
4.000.000 đ.

10


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Lương và các khoản trích theo lương:

Nợ TK 622 Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A1
Nợ TK 627 Lương quản lý phân xưởng A2
Nợ TK 641 Lương bộ phận bán hàng A3

Nợ TK 642 Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp A4
Có TK 334

Tổng lương (A1+ A2+ A3+ A4 = A)

2. Trích theo lương

Nợ TK 622 A1* 24%
Nợ TK 627 A2* 24%
Nợ TK 641 A3* 24%
Nợ TK 642 A4* 24%
Nợ TK 334 A* 10,5%
Có TK 338 A* 34,5%
Khoản mục

Doanh nghiệp chịu

Trừ lương

Tổng

KPCĐ (3382)

2%

BHXH (3383)

18%

8%


26%

BHYT (3384)

3%

1,5%

4,5%

BHTN (3389)

1%

1%

2%

Tổng

24%

10,5%

34,5%

2%

3. Doanh nghiệp hàng kỳ trích trước tiền lương nghỉ phép.


11


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Nợ TK 622 Số tiền trích hàng kỳ a
Có TK 335

Số tiền trích hàng kỳ

* Trong kỳ tính ra số tiền lương nghỉ phép thực tế:
Nợ 335
Có 334
Cuối năm, doanh nghiệp tính ra số tiền lương nghỉ phép thực tế so với số đã trích:
TH1: Nếu Số thực tế > Số trích trước
Nợ TK 622
Có TK 335
TH2: Nếu Số thực tế < Số trích trước
Nợ TK 335
Có TK 622

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài tập ôn tập chương 5:
12


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
1. Doanh nghiệp mua 1 TSCĐHH trị giá 240.000.000 đ, T.GTGT 10%, thanh toán bằng


tiền gởi ngân hàng. TS được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển được sử dụng ở bộ phận
bán hàng, tỷ lệ khấu hao 20% 1 năm.
2. DN mua 1 máy phát điện giá phát điện, giá mua 340.000.000 đ, T.GTGT 10%, chưa

thanh toán. Chi phí vận chuyển 5.500.000 đ bao gồm 10% T.GTGT, thanh toán bằng tiền
mặt. Chi phí lắp đặt chạy thử 16.500.000 đ trong đó T.GTGT 10% thanh toán bằng tiền
gởi ngân hàng. TS này được sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, thời gian sử dụng
10 năm. Được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
3. DN nhập khẩu 1 TSCĐ trị giá 40.000 USD, thuế NK 10%, thuế T.TTĐB 20%, T. GTGT

10%, chưa thanh toán. Tỷ giá thực tế 21.000 đ/usd. Chi phí vận chuyển 22.000.000 đ bao
gồm 10% T.GTGT, thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí lắp đặt chạy thử được kế toán tập
hợp như sau:
-

Tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ việc lắp đặt chạy thử: 50.000.000 đ.

-

Trích các khoản BH theo tỷ lệ quy định.

-

Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc chạy thử 9.000.000 đ.

-

Chi phí khác bằng tiền mặt 30.000.000 đ, T.GTGT 10%.

-


Việc lắp đặt chạy thử hoàn thành. TS được đưa vào sử dụng để sản xuất sản phẩm, tỷ lệ
khấu hao 10%/năm.

4. Doanh nghiệp thanh lý 1 TSCĐHH có nguyên giá 540.000.000 đ, thời gian sử dụng 5

năm, sử dụng ở phân xưởng, đã khấu hao 3 năm 8 tháng. TS này bán thu được
200.000.000 đ, thuế GTGT 10% thu bằng tiền mặt. Chi phí tháo dỡ TS 2.200.000 đ bao
gồm 10% T.GTGT thanh toán bằng tiền mặt.
5. Mức trích KH TSCĐ kỳ trước ở các bộ phận như sau:
-

Bộ phận phân xưởng: 45.000.000 đ.

-

Bộ phận bán hàng: 10.000.000 đ.

-

Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 12.000.000 đ.

6. Doanh nghiệp mua lại 1 TSCĐHH A đã qua sử dụng. Biết rằng TS này có nguyên giá

200.000.000 đ, tỷ lệ khấu hao 10% năm, đã khấu hao được 6 năm. TS được mua với giá
110.000.000 đ, bao gồm 10% T.GTGT, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

13



TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
7. Doanh nghiệp mua 1 TSCĐHH B theo phương thức trả góp, giá mua trả góp 540.000.000

đ, giá mua trả ngay 400.000.000 đ, T.GTGT 10%. Định kỳ doanh nghiệp thanh toán bằng
tiền gởi ngân hàng. Bắt đầu từ kỳ này. Biết TS được trả góp trong vòng 20 tháng.
8. Doanh nghiệp mang 1 TSCĐHH A để đổi lấy 1TSCĐHH B tương tự. Biết TS A có

nguyên giá 480.000.000 đ, thời gian sử dụng 10 năm, đã khấu hao được 4 năm 10 tháng.
9. Doanh nghiệp mang 1 TSCĐHH X để đổi lấy TSCĐHH Y không tương tự. Biết nguyên

giá của TSCĐHH X là 240.000.000 đ, tỷ lệ khấu hao 20%/năm, đã khấu hao được 30
tháng. TS này được trao đổi với giá 150.000.000 đ. Doanh nghiệp nhận về TS Y có
nguyên giá 200.000.000 đ, T.GTGT 10%. Chênh lệch bù trừ thanh toán bằng tiền gởi
ngân hàng.
10. Chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng 1.100.000 đ, gồm 10% T.GTGT thanh toán

bằng tiền mặt.
11. Chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 24.000.000 đ, T.GTGT 10%,

thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng. Chi phí được phân bổ vào chi phí trong vòng 24
tháng.
12. Trong kỳ phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận sản xuất. Chi phí sửa chữa

được kế toán tập hợp như sau:
-

Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc sửa chữa trị giá 60.000.000 đ.

-


Tiền lương phải trả công nhân sửa chữa 20.000.000 đ.

-

Trích các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định.

-

Chi phí khác bằng tiền mặt 15.600.000 đ, T.GTGT 10%.

-

Việc sửa chữa hoàn thành. Chi phí sửa chữa được phân bổ vào chi phí trong vòng 20 kỳ.

13. Doanh nghiệp thuê 1 TSCĐHH trị giá 500.000.000 đ sử dụng ở phân xưởng. Chi phí thuê

mỗi năm 60.000.000 đ. Doanh nghiệp trả trước tiền thuê TS cho 2 năm bằng tiền gởi
ngân hàng, T.GTGT 10%.

14


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
• Đánh giá sản phẩm dở dang

Có 4 phương pháp đánh giá SPDD CK:
1.


Theo chi phí nguyên vật liệu chính

2.

Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(C + P)

3.

Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (NVLC, NVLP,
NC, SXC)
Theo chi phí kế hoạch (NVLC, NVLP, NC, SXC)

4.

1. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO CHÍ PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

CHÍNH
Ưu điểm: Đơn giản dễ tính
Nhược điểm: Kém chính xác nhưng có thể áp dụng ở các đơn vị có chi phí nguyên vật
liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm:

CPNVLCDDCK

=

CPNVLCDDĐKĐK
SLSPHTNK

+CPNVLCPSTK
+ SLSPDDCK


X

SLSPDDCK

Chú thích:
CPNVLCDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPNVLCPSTK: Căn cứ vào = ƩN621C – ƩC621C
SLSPHTNK: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SLSPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
2. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC

TIẾP (C + P)
Ưu điểm: Đơn giản nhưng khó tính hơn chi phí vật liệu chính
Nhược điểm: Kém chính xác nhưng có thể áp dụng được ở các đơn vị có tỷ trọng chi
phí vật liệu trực tiếp cao.
15


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1


Chi phí vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu của quá trình sản xuất:

CPNVLTTDDCK

=

+ CPNVLTTPSTK


CPNVLTTDDĐKĐK

+

SPHT

x

SPDD

SPDD
DDCK

Chú thích:
CPNVLTTDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPNVLTTPSTK: Căn cứ vào = ƩN621 – ƩC621
SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho


Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất:

Chi phí vật liệu chính áp dụng theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
vật liệu trực tiếp:

CPNVLCDDCK

=

CPNVLCDDĐK


+

SPHT

+

CPNVLCPSTK
SPDD

x

SPDD

Chú thích:
CPNVLCDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPVLCPSTK: Căn cứ vào = ƩN621C – ƩC621C
SPHTNK: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SLSPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất cho nên mức độ sản phẩm hoàn
thành tới đâu thì vật liệu phụ bỏ dần đến đó:

+

16


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD

Chú thích:
CPNVLPDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154 (CPNVLPDDĐK), đề bài cho
CPVLPPSTK: Căn cứ vào = ƩN621P – ƩC621P
SLSPHTNK: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SLSPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
CPSXDDCK = CPNVLCDDCK + CPNVLPDDCK
3. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG

Chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp này là chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí
chế biến (bao gồm chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung)
CPSXDDCK = CPNVLTTDDCK + CPCBDDCK
Chi phí vật liệu trực tiếp: Chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ
Chi phí chế biến: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.


Chi phí vật liệu phụ bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất:

Chi phí vật liệu trực tiếp (Chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ)
CPNVLTTDDCK

=

CPNVLTTDDĐKĐK
SPHT

+ CPNVLTTPSTK
+

SPDD


x

SPDD
DDCK

Chú thích:
CPNVLTTDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPVLTTPSTK: Căn cứ vào = ƩN621 – ƩC621
SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
Chi phí nhân công trực tiếp:
17


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CPNCTTDDCK

CPNCTTDDĐKĐK

=

SPHT

+

CPNCTTPSTK

+


SPHTTĐ

x SPHTTĐ

Chú thích:
CPNCTTDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPNCTTPSTK: Căn cứ vào = ƩN622 – ƩC622
SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD
Chí sản xuất chung:

CPSXCDDCK

=

CPSXCDDĐK
SPHT

+

CPSXCPSTK

+

x

SPHTTĐ
DDCK


SPHTTĐ

Chú thích:
CPSXCDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPSXCPSTK: Căn cứ vào = ƩN627 – ƩC627
SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD


Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất:

Chi phí vật liệu chính áp dụng theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
vật liệu trực tiếp:

CPNVLCDDCK

=

CPNVLCDDĐKĐK
SPHT

+
+

18

CPNVLCPSTK
SLSPDDCK


X

SLSPDDCK


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Chú thích:
CPNVLCDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPVLCPSTK: Căn cứ vào = ƩN621C – ƩC621C
SPHTNK: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SLSPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất cho nên mức độ sản phẩm hoàn
thành tới đâu thì vật liệu phụ bỏ dần đến đó:
+

SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD
Chú thích:
CPNVLPDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154 (CPNVLPDDĐK), đề bài cho
CPVLPPSTK: Căn cứ vào = ƩN621P – ƩC621P
SLSPHTNK: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SLSPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
CPSXDDCK = CPVLCDDCK + CPVLPDDCK
Chi phí nhân công trực tiếp:

CPNCTTDDCK

=

CPNCTTDDĐKĐK

SPHT

+ CPNCTTPSTK
+

SPHTTĐ

x SPHTTĐ
DDCK

Chú thích:
CPNCTTDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPNCTTPSTK: Căn cứ vào = ƩN622 – ƩC622

19


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD
Chí sản xuất chung:

CPSXCDDCK

=

CPSXCDDĐK
SPHT


+
+

CPSXCPSTK

x

SPHTTĐ

SPHTTĐ
DDCK

Chú thích:
CPSXCDDĐK: Căn cứ vào chi phí SXDDĐK, Đầu kỳ TK 154, đề bài cho
CPSXCPSTK: Căn cứ vào = ƩN627 – ƩC627
SPHT: Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, đề bài cho
SPDD: Căn cứ vào biên bản kiểm kê, căn cứ vào đề bài cho
SLSPHTTĐ = SLSPDDCK * Tỷ lệ hoàn thành của SPDD
4.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO CHI PHÍ KẾ HOẠCH
Theo phương pháp này căn cứ vào các khoản mục chi phí trong giá thành kế hoạch, kế

toán sẽ tính chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
Trường hợp 1: Chi phí vật liệu phụ bỏ 1 lần vào quá trình sản xuất:
CPNVLC, CPNVLP đều tính theo SP dở dang nên gộp lại thành CPNVLTT
CPNVLTTDDCK =CPNVLTTKH * SLSPDD= A1
CPNCTTDDCK = CPNCTTKH * SLSPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD= A2
CPSXCDDCK = CPSXCKH * SLSPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD = A3

Vậy, CPSXDDCK = A1+ A2+ A3 = A
Trường hợp 2: Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất:

20


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CPNVLC tính theo sản phẩm dở dang, CPNVL phụ tính theo sản phẩm hoàn thành tương đương
nên phải tách riêng ra
CPNVLCDDCK =CPNVLCKH * SLSPDD= A1’
CPNVLPDDCK = CPNVLPKH * SLSPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD= A2’
CPNCTTDDCK = CPNCTTKH * SLSPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD= A2
CPSXCDDCK = CPSXCKH * SLSPDD * Tỷ lệ hoàn thành SPDD = A3
Vậy, CPSXDDCK = A1’+ A2’+ A2+ A3 = A’
Lưu ý:
Nguyên vật liệu phụ bỏ ngay hay bỏ dần thì chi phí chế biến là không thay đổi, chỉ có bản thân
CPNVL phụ thay đổi mà thôi
Lưu ý: Giá trị sản phẩm hỏng dở dang ngoài định mức tính hoàn toàn tương tự như sản phẩm
dở dang, khi tính tổng giá thành sản phẩm phải trừ giá trị sản phẩm hỏng dở dang ngoài
định mức.


Tính giá thành sản phẩm

Có 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm trong quy trình sản xuất giản đơn:
1. Theo phương pháp trực tiếp (1 loại hoặc nhiều loại sản phẩm)
2. Theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
3. Theo phương pháp hệ số
4. Theo phương pháp tỷ lệ


Bài tập tổng hợp:
Bài 1:
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền, có các tài liệu sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
21


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
-

TK 152 : 10.000 kg, đơn giá 50.000 đ/kg.

-

TK 154 : 20.000.000 đồng

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu giá mua bao gồm 10% thuế GTGT là 55.000 đồng/kg,

tiền chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến kho của doanh
nghiệp là 1.100 đồng/kg, trong đó thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Do mua
hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp được người bán cho hưởng chiết khấu thương
mại 1.000 đồng/kg. Sau đó doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán cho người bán.
2. Doanh nghiệp mua công cụ, dụng cụ nhập kho, trị giá 9.000.000 đồng, thuế GTGT 10%,

thanh toán qua ngân hàng. Chi phí vận chuyển công cụ, dụng cụ là 1.050.000 đồng bao
gồm 5% thuế GTGT, thanh toán bằng tiền mặt.

3. Xuất kho 5.000 kg nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, 1000 kg phục vụ ở bộ phận

phân xưởng.
4. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm là 50.000.000

đồng, quản lý phân xưởng là 40.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 30.000.000 đồng, bộ
phận quản lý doanh nghiệp là 20.000.000 đồng.
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
6. Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 600.000.000 đồng, thuế

GTGT 10%, chưa thanh toán. Biết rằng tài sản cố định này sử dụng sản xuất sản phẩm và
tỷ lệ khấu hao 10%/năm.
7. Doanh nghiệp thanh lý một tài sản cố định hữu hình sử dụng ở bộ phận sản xuất, có thời

gian sử dụng là 5 năm, nguyên giá 300.000.000 đồng, hao mòn lũy kế 240.000.000 đồng,
giá bán 70.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt.
8. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất biết rằng mức trích khấu hao kỳ trước là

10.000.000 đồng.
9. Bộ phận sản xuất báo hỏng một công cụ, cụng cụ thuộc loại phân bổ 4 kỳ, báo hỏng ở kỳ

thứ 3, giá xuất kho ban đầu 8.000.0000 đồng, phế liệu thu hồi bằng tiền mặt là 1.000.000
đồng.
10. Chi phí khác bằng tiền mặt ở bộ phận quản lý phân xưởng là 4.000.000 đồng, ở bộ phận

bán hàng là 6.000.000 đồng, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.000.000 đồng.

22



TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
11. Chi phí quảng cáo là 19.800.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng chuyển

khoản.
12. Doanh nghiệp thuê mặt bằng để sản xuất sản phẩm là 8.000.000 đồng/tháng, thuế GTGT

10%, hàng tháng thanh toán bằng tiền mặt.
13. Trong kỳ nhập kho 2.000 thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1000. Biết

rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu của quá trình sản xuất. Phế liệu thu
hồi nhập kho 5000.000 đồng.
14. Xuất bán 1000 sản phẩm, giá bán 200.000 đồng/SP, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính giá thành sản phẩm.
3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

Bài 2: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền, có các tài liệu sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
-

TK 152C ( Nguyên vật liệu chính): 5.000 kg, đơn giá 20.000 đ/kg.

-

TK 152P ( Nguyên vật liệu phụ):


-

TK 154 (Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ): 3.000.000 đồng, gồm chi phí nguyên vật liệu

2.000 kg, đơn giá 10.000 đ/kg.

chính 2.000.000 đồng, chi phí nguyên vật liệu phụ 1.000.000 đồng.
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu chính giá mua bao gồm 10% thuế GTGT là 20.900

đồng/kg, tiền chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến kho của
doanh nghiệp là 1.100 đồng/kg, trong đó thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu phụ, giá mua 11.000 đ/kg, thuế GTGT 10%, thanh

toán bằng tiền gửi ngân hàng. Do mua hàng với số lượng lớn nên doanh nghiệp được
người bán cho hưởng chiết khấu thương mại 1.000 đồng/kg bằng tiền mặt.
3. Xuất kho 5.000 kg nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm.
23


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
4. Xuất kho 3.500 kg nguyên vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm là 3.400

kg, số còn lại sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng.
5. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm là 40.000.000

đồng, quản lý phân xưởng là 30.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 20.000.000 đồng, bộ
phận quản lý doanh nghiệp là 10.000.000 đồng.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
7. Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 300.000.000 đồng, thuế


GTGT 10%, chưa thanh toán. Biết rằng tài sản cố định này sử dụng sản xuất sản phẩm và
tỷ lệ khấu hao 20%/năm.
8. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất biết rằng mức trích khấu hao kỳ trước là

5.000.000 đồng.
9. Bộ phận sản xuất báo hỏng một công cụ, cụng cụ thuộc loại phân bổ 5 kỳ, giá xuất kho

ban đầu 10.000.0000 đồng, phế liệu thu hồi bằng tiền mặt là 1.000.000 đồng.
10. Chi phí khác bằng tiền mặt ở bộ phận quản lý phân xưởng là 2.000.000 đồng, ở bộ phận

bán hàng là 4.000.000 đồng, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 6.000.000 đồng.
11. Chi phí quảng cáo là 16.500.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng chuyển

khoản.
12. Doanh nghiệp thuê mặt bằng để sản xuất sản phẩm là 10.000.000 đồng/tháng, thuế GTGT

10%, hàng tháng thanh toán bằng tiền mặt.
13. Trong kỳ nhập kho 3.000 thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1000. Biết

rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần trong quá trình sản xuất, mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang là 50%.
14. Phế liệu thu hồi nhập kho 1.500.000 đồng.
15. Xuất bán 2000 sản phẩm, giá bán 100.000 đồng/SP, thuế GTGT 10%, thu bằng chuyển
khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành sản phẩm
3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

24


TÀI LIỆU PHỤ ĐẠO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Bài 3:Tại doanh nghiệp kế toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; tháng 12/2009 có tình hình:
I. Số dư đầu tháng 12/2009:

- TK 152 vật liệu chính: 10.000kg x 12.000đ/kg=120.000.000đ
- TK 152 vật liệu phụ: 500kg x 6.000đ/kg=3.000.000đ
- TK 153 công cụ dụng cụ loại phân bổ 100%: 100 cái x 6.000đ=600.000đ
- TK 154: 4.000.000đ, được tính theo chi phí vật liệu chính.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12:
1.

Mua vật liệu chính của công ty H nhập kho, giá mua chưa có thuế GTGT được khấu
trừ là: 6.000kg x 11.000đ/kg; thuế GTGT được khấu trừ là 10%. DN đã trả 50% bằng
chuyển khoản, còn lại sẽ trả vào tháng 1/2010. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt:
3.000.000đ

2.

3.

Tiền lương phải trả cho:


CN trực tiếp SX sản phẩm A:


30.000.000đ



Nhân viên quản lý phân xưởng:

20.000.000đ

Trích KPCĐ, BHXH , BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định, kể cả phần cấn trừ vào
lương công nhân.

4.

Xuất kho 10.000kg vật liệu chính để sản xuất sản phẩm; xuất hết VL phụ để SXSP là
400kg, để quản lý phân xưởng là 100kg.

5.

Chi phí khác ở PXSX gồm:


Trích khấu hao TSCĐ:

5.000.000đ



Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

6.000.000đ




Chi tiền mặt trả tiền điện nước: 4.000.000đ, thuế GTGT 10%.

6.

Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho: 1.000.000đ

7.

Cuối tháng 12/2010 DN đã sản xuất hoàn thành: 6.000 sp A, trong đó nhập kho thành
phẩm: 4.000sp A, số còn lại đã tiêu thụ trực tiếp 2.000sp. Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ được đánh giá theo chi phí vật liệu chính là 12.000.000đ
25


×