Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những yêu cầu của đồ án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.55 KB, 2 trang )

Những yêu cầu của đồ án
I. Thông qua:
Thông qua lần 1:
Móng nông:
Phải đề xuất xong phương án và làm xong 1 móng hết phần tính lún.
Móng cọc:
Làm xong phần sức chịu tải của cọc.
Thông qua lần 2:
Tính toán và vẽ xong toàn bộ chưa đóng thuyết minh.
II. Tính toán:
Phải làm đúng đề giao.
*Thiết kế phải tiết kiệm tức là các kết quả so sánh trong tính toán không được
chênh lệch nhiều, nghĩa là giữa khả năng chịu được đừng lớn hơn nhiều so với
yêu cầu.
Một số lưu ý:
+ Sức chịu tải của nền đất không nên lớn hơn 1,05 lần ứng suất tiếp xúc dưới
đáy móng.
+ Độ lún không nhỏ quá so với độ lún cho phép.
(Tuy nhiên nhiều khi hai điều kiện trên không cùng thỏa mãn)
+ Trong tính toán: Khả năng chống đâm thủng của tiết diện không nên lớn hơn
1,1 lần Lực đâm thủng ...
+ Sức chịu tải của cọc theo vật liệu không nên lớn hơn sức chịu tải của cọc theo
đất nền quá 3 lần.
+ Khi tính toán móng băng ta lấy ra một đơn vị chiều dài để cho tiện tính: có
thể 1m; 2m; còn tính toán là phải dùng công thức của móng băng chứ không
phải lấy ra 1 đơn vị chiều dài rồi tính toán như móng chữ nhật.
+ Xử lý số liệu địa chất phải đầy đủ và rõ ràng cần tham khảo sách Cơ đất để
lấy số liệu cho đúng.

Giáo viên gợi ý phương án thiết kế; không chịu trách nhiệm về con số tính toán.


1


III. Thuyết minh:
Trình tự đóng Thuyết minh như sau:
1. Giấy bóng kính.
2. Bìa: Đồ án nền móng.
3. Tờ đồ án nền móng (phần móng nông).
4. Tờ đồ án nền móng ( phần móng cọc)
5. Mặt bằng công trình móng nông.
6. Tờ ghi tổng hợp số liệu địa chất
7. Thuyết minh tính toán Móng nông.
8.Thuyết tính toán Móng cọc.
9. Bản vẽ thiết kế mặt bằng móng nông.
10.Bản vẽ thiết kế móng cọc.
Tờ bìa:
Đồ án nền móng làm bằng máy, không dùng tờ mẫu sau đó chép tay tên Thày
và tên Sinh viên vào.
Tờ đồ án nền móng:
Phải riêng cho móng nông và móng sâu, nhớ ghi rõ ràng, đầy đủ không tẩy xóa.
Tờ móng nông đóng ở phần móng nông, tờ móng sâu đóng ở phần móng sâu.
Thuyết minh:
trình tự như thuyết minh mẫu.
Giấy viết phải có dòng kẻ.
Viết bằng tay: Viết rõ ràng, ít tẩy xoá.
Công thức phải ghi ra đầy đủ rồi mới thay số vào.
Phải ghi đơn vị của kết quả tính.
Các phần tính toán đều phải có hình vẽ, hình vẽ phải sạch không
tẩy xóa hoặc vạch bằng tay.
Bản vẽ:

trình bày theo đúng bản vẽ mẫu.
Vẽ bằng tay hoặc bằng máy.
Trình bày theo bản vẽ mẫu:
Bao gồm:
1, Mặt bằng móng: (rất quan trọng) do đó phải vẽ rõ ràng, trục định vị và kích
thước phải đầy đủ: tham khảo bản vẽ Kiến trúc và Đồ án bê tông I: Sàn bê tông
cốt thép toàn khối.
2,Trụ địa chất: Trụ địa chất trong bản vẽ cũng như trong thuyết minh phải ghi
đầy đủ các thông số: Tên đất, trạng thái, dung trọng, hệ số rỗng, độ sệt, chỉ số
dẻo, tỷ trọng, a, Eo các tham số chống cắt: c; ; qc; N ...
3, Thiết kế chi tiết cho các móng.
4, Thống kê cốt thép và ghi chú: là phần cuối cùng bên phải trên khung tên.
5, Khung tên: phần dưới cùng bên phải.
(Nếu khác sẽ không được thông qua để bảo vệ.)

2



×