Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bai tap nguyen ly ke toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.98 KB, 25 trang )

BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Bài 1
Tại doanh nghiệp A ngày 01-01-N có tài liệu về tài sản và nguồn hình thành tài sản
như sau:
ĐVT: 1000đ
Tiền mặt tồn quỹ
100.000
Tiền gửi ngân hàng
400.000
Nguồn vốn kinh doanh
?????
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
300.000
Nguyên vật liệu chính
1.000.000
Nguyên vật liệu phụ
200.000
Phụ tùng thay thế
10.000
Nhiên liệu
100.000
Vật liệu khác
40.000
Công cụ dụng cụ
200.000
Giá trị sản phẩm dở dang
100.000
Phải thu của khách hàng
70.000
Phải trả cho người bán
250.000


Khoản tạm ứng cho công nhân viên
20.000
Khoản nhận trước tiền hàng của người mua
50.000
Khoản đi ứng trước cho người bán
50.000
Nhà xưởng
300.000
Nhà văn phòng
100.000
Máy móc thiết bị sản xuất
2.000.000
Phương tiện vận tải
200.000
Thiết bị văn phòng
100.000
Tài sản cố định hữu hình khác
160.000
Thành phẩm trong kho
150.000
Qũy đầu tư phát triển
100.000
Lợi nhuận chưa phân phối
150.000
Vay ngắn hạn của cơ quan X
100.000
Vay ngắn hạn của ngân hàng
600.000
Vay dài hạn của ngân hàng
200.000

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
100.000
Tiền lương và các khoản phải trả CNV
50.000
Yêu cầu: Hãy phân loại tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp A tại thời
điểm 01-01-N.
Bài 2
Một doanh nghiệp được cấp vốn ban đầu để sản xuất kinh doanh tại ngày 01-01-N là
800.000.000đ. Trong đó bằng tài sản cố định hữu hình là 500.000.000đ; bằng tiền mặt là
300.000.000đ
Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua NVL chưa trả tiền người bán X là 20.000.000đ
2. Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt là 30.000.000đ
3. Doanh nghiệp mở một tài khoản tiền gửi ở ngân hàng và gửi vào đó 50.000.000đ tiền
mặt.
1


4. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ người bán X là 10.000.000đ
5. Nhận ứng trước tiền hàng của người mua A bằng tiền mặt là 15.000.000đ
6. Đem tiền mặt đi ứng trước tiền hàng cho người bán Y là 10.000.000đ
Yêu cầu:
a. Nêu sự tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
b. Hãy phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kinh
doanh.
Bài 3
Đầu kỳ doanh nghiệp X có tình hình tài sản và nguồn vốn như sau (ĐVT: 1000đ)
- Tiền mặt: 400.000
- Máy móc thiết bị: 1.600.000
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nộp tiền mặt vào ngân hàng 200.000
2. Mua NVL chính về nhập kho đã trả bằng tiền mặt trị giá 10.000
3. Mua vật liệu phụ về nhập kho chưa trả tiền người bán trị giá 6.000
4. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán cho người bán 3.000
5. Nhận trước tiền hàng của người mua bằng tiền mặt 10.000
6. Mua một TSCĐ hữu hình trả bằng tiền đi vay dài hạn, trị giá 50.000
7. Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt: 20.000
Yêu cầu:
a. Phân loại tài sản và nguồn vốn vào thời điểm đầu kỳ.
b. Nêu sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn và lập bảng CĐKT qua mỗi nghiệp vụ phát
sinh.
Bài 4:
Doanh nghiệp Trường An quý I năm N có các tài liệu sau (ĐVT: 1000đ)
A. Số dư đầu kỳ các tài khoản kế toán
- TK Tiền mặt
250.000
- TK tiền gửi ngân hàng
300.000
- TK vay dài hạn
150.000
- TK phải thu của khách hàng (dư nợ)
50.000
- TK nguyên vật liệu
700.000
- TK TSCĐ hữu hình
?
- TK nguồn vốn kinh doanh
2.200.000
- TK vay ngắn hạn
300.000

- TK phải trả người bán (dư có)
- TK thuế và các khoản phải nộp nhà nước (dư có)
- TK quỹ đầu tư phát triển
- TK nguồn vốn đầu tư XDCB
- TK lợi nhuận chưa phân phối
Các TK khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư
B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Mua NVL về nhập kho chưa trả tiền người bán: 15.000
2. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay ngắn hạn là 120.000

140.000
100.000
280.000
50.000
80.000

2


3. Người mua trả tiền bằng chuyển khoản qua ngân hàng số tiền 50.000 (đã nhận được
giấy báo có)
4. Mua TSCĐ hữu hình đã trả bằng tiền vay dài hạn 250.000
5. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách là 100.000
6. Chuyển quỹ đầu tư phát triển sang nguồn vốn đầu tư XDCB: 200.000
7. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: 50.000
8. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiển vay dài hạn ngân hàng: 100.000
9. Chuyển nguồn vốn đầu tư XDCB sang nguồn vốn kinh doanh: 180.000
10. Trích từ lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 20.000
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và cho biết từng nghiệp vụ

thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán nào?
b. Phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản chữ T và tính số dư cuối kỳ các tài khoản.
c. Lập bảng cân đối tài khoản (bảng đối chiếu số phát sinh)
Bài 5
Công ty TNHH Việt Tiến có số liệu kế toán đầu kỳ như sau: (đvt: đồng)
Tài sản cố định hữu hình
1.200.000.000 Tiền mặt
150.000.000
Phải trả người bán (dư có)
120.000.000 Tiền gửi ngân hàng
300.000.000
Vay ngắn hạn
80.000.000 Nguồn vốn kinh doanh
1.400.000.000
Qũy đầu tư phát triển
X Phải trả người lao động
87.000.000
Phải thu của khách hàng
82.000.000 Tạm ứng
20.000.000
(dư nợ)
Vốn góp liên doanh
200.000.000 Phải trả phải nộp khác
30.000.000
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Mua một TSCĐ hữu hình giá chưa có thuế là 160.000.000đ, thuế suất GTGT 5%, thanh
toán cho người bán 50 %bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại là tiên mặt.
2. Dùng tiền gửi ngân hàng ứng trước cho người bán 50.000.000đ.
3. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán ở kỳ trước 100.000.000đ.
4. Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ trị giá 110.000.000đ.

5. Tạm ứng 10.000.000đ bằng tiền mặt cho nhân viên đi công tác.
6. Mua công cụ dụng cụ giá đã có thuế là 2.200.000đ, thuế suất GTGT 10%, thanh toán
bằng tiền mặt.
7. Thanh toán khoản phải trả cho người lao động ở kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng.
8. Kiểm kê quỹ phát hiện thừa một khoản tiền 2.000.000đ chưa rõ nguyên nhân
(Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh lên sơ đồ chữ T và lập
bảng cân đối tài khoản.
Bài 6
Có tài liệu tại doanh nghiệp Thu Trang trong tháng 4 năm N như sau (đvt: 1000đ)
A. Số dư đầu tháng của một số tài khoản
- TK nguyên vật liệu
1.000.000
Chi tiết vật liệu A (3.000 kg)
600.000
Chi tiết vật liệu B (2.000 kg)
400.000
- TK phải trả cho người bán
200.000
Chi tiết phải trả cho doanh nghiệp X
150.000
3


Chi tiết phải trả cho doanh nghiệp Y
50.000
- TK tạm ứng
200.000
- Các TK khác có số dư bằng 0 hoặc không có số dư
B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng

1. Mua vật liệu A về nhập kho chưa trả tiền cho doanh nghiệp X, số lượng 1000kg,
thành tiền là: 200.000
2. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên phải trả cho doanh nghiệp Y là: 20.000
3. Mua nguyên vật liệu B về nhập kho đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, số lượng 800 kg,
thành tiền là 76.000
4. Chi phí vận chuyển vật liệu B bằng tiền mặt là: 2.800
5. Cán bộ của doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trả bằng tiền tạm ứng
- Nguyên liệu A: sốl ượng 600 kg; Thành tiền là: 100.000
- Nguyên vật liệu B: số lương 400 kg; thành tiền 50.000
6. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B cán bộ đã thanh toán bằng tiền tạm ứng là
9.000. Chi phí vận chuyển đó phân bổ cho từng loại vật liệu theo khối lượng.
7. Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, giá xuất kho tính theo phương pháp bình
quân đầu kỳ dự trữ.
- Nguyên vật liệu A: 2.000kg; nguyên vật liệu B: 1.000kg
8. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ ngưởi bán: Doanh nghiệp X: 2.000; doanh nghiệp
Y:50.000
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập bảng chi tiết số phát sinh các tài khoản nguyên vật liệu, phải trả người bán.
Bài 7
Tình hình tài sản của doanh nghiệp Kim Huệ trong tháng 6 năm N như sau:
Đvt: 1000đ
Tiền mặt
40.000
Tiền gửi ngân hàng
200.000
Vật liệu chính
180.000
Vật liệu phụ
50.000

Nhiên liệu
60.000
Công cụ dụng cụ
30.000
Tạm ứng
2.000
Phải thu khác (bồi thường vật chất)
3.000
Tài sản cố định
2.800.000
Phải trả công nhân viên
40.000
Vay ngắn hạn
100.000
Phải trả người bán
90.000
Nguồn vốn kinh doanh
?
-Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua một số NVL về nhập kho, tiền hàng chưa thanh toán 20.000. Trong đó vật liệu
chính 15.000, vật liệu phụ 5.000
2. Chi phí vận chuyển số hàng trên về nhập kho trả bằng tiền mặt 1.000 phân bổ cho 2
loại vật liệu theo giá mua.
4


3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho ngưởi bán: 50.000
4. Nhận được hóa đơn của người bán về số hàng mà đơn vị đã đặt mua nhưng đến cuối
kỳ hàng chưa về nhập kho. Trị giá số hàng trên hóa đơn là 9.000
5. Được cấp một TSCĐ, nguyên giá 10.000

6. Thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân viên:
- Khấu trừ tiền tạm ứng: 2.000
- Khấu trừ khoản bồi thường vật chất của công nhân: 3.000
- Còn lại thanh toán bằng tiền mặt
Yêu cầu:
a. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ trên vào các tài khoản có liên quan.
b. Lập bảng cân đối tài khoản vào thời điểm cuối kỳ.
(Đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp)
Bài 8
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có các số tài liệu sau:
I. Số dư đầu kỳ của tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 18.000.000
- Các tài khoản khác liên quan có đủ số dư để hoạt động.
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế tạo sản phẩm: 5.000.000
2. Xuất công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận phân xưởng: 2.000.000, dùng cho quản lý
doanh nghiệp 500.000
3. Tính khấu hao TSCĐ
- Máy móc thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm: 6.000.000
- TSCĐ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.000.000
4. Tính tiền lương phải trả cho công nhân viên:
- Lương công nhân sản xuất: 20.000.000
- Lương công nhân quản lý phân xưởng: 5.000.000
- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 10.000.000
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
6. Chi phí bằng tiền mặt cho phân xưởng 100.000, cho quản lý doanh nghiệp 500.000
7. Kết chuyển chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế sản phẩm nhập kho, biết giá trị sản
phẩm dở dang cuối kỳ là: 9.000.000
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
Bài 9:

Có tài liệu vào thời điểm đầu kỳ của một doanh nghiệp như sau:
(ĐVT: 1000đ)
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu
Thành phẩm
Tiền gửi ngân hàng
Hao mòn tài sản cố định
Nguồn vốn kinh doanh

1.100.000
200.000
10.000
70.000
200.000
?
5


Vay dài hạn
220.000
Phải trả công nhân viên
20.000
Phải trả người bán
60.000
- Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm là: 20.000. Trong đó để sản xuất
sản phẩm A: 12.000, sản phẩm B: 8.000
2. Xuất vật liệu phụ cho chế tạo sản phẩm: 2.000 phân bổ cho 2 loại sản phẩm A và
B theo tỷ lệ với vậtl liệu chính.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A: 6.000; Cho công

nhân sản xuất sản phẩm B: 4.000. Nhân viên phân xưởng 4.000
4. Khấu hao TSCĐ được phép trính trong kỳ ở phân xưởng sản xuất: 2.000
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành.
6. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 25.000
7. Dùng tiền mặt trả cho công nhân viên: 20.000
8. Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành của 100 sản phẩm A và 50 sản
phẩm B hoàn thành nhập kho. Biết rằng chi phí sản xuất chung được phân bổ cho
loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, cuối kỳ không có sản
phẩm dở dang.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lên sơ đồ chữ T
Bài 10
Một doanh nghiệp có vật liệu X tồn kho đầu tháng 01/03/2009 là 400kg; đơn giá
16.000đ/kg. Tình hình nhập, xuất vật liệu X trong tháng 03/2009 như sau:
- Ngày 03/03: Nhập kho 1.000kg; đơn giá 15.500đ/kg
- Ngày 08/03: Xuất kho 800 kg
- Ngày 16/03: Nhập kho 2.600kg; đơn giá 16.200đ/kg
- Ngày 25/03: Xuất kho 1.500 kg
Yêu cầu: Tính trị giá vật liệu A xuất kho trong tháng 03/2009 theo các phương pháp:
- Bình quân gia quyền
- Nhập trước – Xuất trước
- Nhập sau – Xuất trước
- Thực tế đích danh
Bài 11
Doanh nghiệp Trường Hải có bảng cân đối kế toán đầu kỳ như sau:
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
Tiền mặt

200.000.000
Nguồn vốn kinh 2.935.000.000
doanh
Tiền gửi ngân hàng 400.000.000
Qũy đầu tư phát 140.000.000
triển
Hàng hóa
360.000.000
Qũy khen thưởng 50.000.000
phúc lợi
Phải thu của khách 60.000.000
Phải trả người bán
45.000.000
6


hàng
TSCĐ hữu hình
2.200.000.000
Phải trả NLĐ
30.000.000
Hao mòn TSCĐ
(20.000.000)
Tổng TS
3.200.000.000
Tổng NV
3.200.000.000
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Mua hàng hóa nhập kho trị giá 120.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, chưa trả
người bán.

2. Tính lương ở bộ phận bán hàng là 32.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là
20.000.000đ
3. Xuất bán hàng hóa tại kho, trị giá 150.000.000đ; giá bán 180.000.000đ đã thu bằng
chuyển khoản
4. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng là 12.000.000đ, ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 6.000.000đ
5. Thanh toán khoản phải trả người bán ở kỳ trước bằng chuyển khoản.
6. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng còn nợ ở kỳ trước.
7. Thông báo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong kỳ là 9.000.000đ
8. Chi tiền mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ vào ngân sách nhà nước.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên sơ đồ chữ T
Bài 12
1. Công ty TNHH Minh Tiến có các nghệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau.
Mua 10.000 sản phẩm nhâp kho, đơn giá mua 11.200đ/sp chưa bao gồm thuế suất thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp, chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền
tạm ứng bao gồm 10 % thuế GTGT là 2.200.000đ.
2. Mua 1 thiết bị dùng cho bộ phận quản lý trị giá 30.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT
5%, thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt đã thanh toán bằng
tiền mặt là 1.100.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10%. Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ đầu
tư phát triển.
3. Xuất kho 5.000 sản phẩm bán cho công ty A với đơn giá 12.000đ/sp, chưa bao gồm thuế
suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận
chuyển thanh toán bằng tiền mặt là 2.200.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10%.
4. Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng là 30.000.000đ, bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 20.000.000đ, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng là 12.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp
là 10.000.000đ.
6. Chi phi phát sinh trong kỳ thanh toán bằng tiền mặt gồm 10% thuế GTGT là 5.500.000đ,

phân bổ cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp theo tỷ lệ 4:2
7. Nhân viên X nộp lại tiền tạm ứng bằng tiền mặt là 1.000.000, trừ vào lương là 2.000.000đ

7


Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết rằng doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, các tài khoản đầu kỳ có đủ số dư để hoạt động.
Bài 13
Công ty TNHH FIVIMAX có số liệu kế toán trong tháng 3 năm N như sau:
I. Tồn kho đầu tháng:
Nguyên vật liệu A: 1000 kg; 60.000đ/kg
Nguyên vật liệu B: 800kg; 30.000đ/kg
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1- Ngày 02/03: Mua 900kg nguyên vật liệu A nhập kho đơn giá chưa có thuế GTGT 10% là
61.000đ/kg, chưa trả tiền người bán, chi phí vận chuyển là 2.200.000 đã bao gồm thuế
GTGT 10% thanh toán cho bên cung câp dịch vụ bằng tiền mặt.
2- Ngày 05/03: Phát hiện 2% số nguyên vật liệu không đủ phẩm chất trả lại cho người bán ở
nghiệp vụ 1
3- Ngày 11/03: Mua 1 CCDC trị giá 9.000.000đ sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
trong 12 tháng
4-Ngày 18/03: Xuất kho nguyên vật liệu A phục vụ cho sản xuất là 1200kg, cho bộ phận
bán hàng là 400kg
5- Ngày 20/03: Mua 500 kg nguyên vật liệu B, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% là
28.000đ/kg, đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển là
500.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 5%, chưa thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ vận tải.
6- Ngày 24/03: Xuất kho 300 kg nguyên vật liệu A và200 kg nguyên vật liệu B cho sản
xuất sản phẩm
7. Chuyển khoản thanh toán hết số tiền mua nguyên vật liệu còn nợ người bán.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết rằng doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.

Bài 14
A. Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp ở đầu kỳ như sau:
(ĐVT: 1000đ)
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
I .Tiền
25.000 1. Phải trả người bán
5.000
1.1. Tiền mặt
7.000 2. Phải trả CNV
6.000
1.2. Tiền gửi NH
18.000 3. Nguồn vốn KD
40.000
II. Chi phí trả trước
0 4.Lợi nhuận chưa
21.000
Phân phối
III.Hàng tồn kho
35.000
3.1 .NVL
10.000
3.2. CCDC
6.000

3.3. Chi phí SXKD
4.000
3.4. Thành phẩm
5.000
8


1. TSCĐHH
2. Hao mòn
Tổng cộng tài sản

30.000
(8.000)
72.000
Tổng cộng nguồn vốn

72.000

B. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua NVL về nhập kho, giá hóa đơn là: 22.000 chưa trả tiền người bán (trong đó thuế
GTGT là 2.000)
2. Chi tiền mặt là 880 để trả công vận chuyển số vật liệu trên, đã bao gồm thuế GTGT
10%
3. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là 10.000
4. Xuất kho công cụ dụng cụ trị giá 1.000 tính cho:
- Phân xưởng sản xuất là 800
- Quản lý toàn doanh nghiệp: 200
5. Tính lương phải trả cho CNV trong tháng, tổng số 5.500 trong đó:
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm: 3.000
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 1.500

- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 1.000
6. Xuất tiền mặt chi lương cho cán bộ công nhân viên: 6.000
7. Trích khấu hao tài sản cố định trong tháng tính cho:
- Quản lý sản xuất: 300
- Quản lý toàn doanh nghiệp: 200
8. Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thành nhập kho với số lượng 500 sản phẩm, biết giá
trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 2.600
9. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK chi phí phải trả trước vào thời
điểm cuối kỳ.
Yêu cầu:
a. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào TK chữ T
b. Tính giá thành 1 đơn vị sản phẩm
Bài 15
Cho tình hình tiêu thụ hàng hóa của 1 doanh nghiệp thương mại nộp thuế VAT theo phương
pháp trực tiếp như sau:
1. Xuất kho hàng hóa bán cho người mua:
- Gía bán là: 88.000. Đơn vị mua trả ngay bằng tiền mặt
- Gía thực tế xuất kho là 60.000
2. Chi phí công vận chuyển bốc dỡ số hàng trên là 550 đã chi bằng tiền mặt.
3. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho:
- Bộ phận bán hàng: 1.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1150
4. Tính ra tiền lương phải trả: 20.000 cho:
- Bộ phận bán hàng: 15.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000
5. Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
6. Trong kỳ doanh nghiệp thu được 20.000 do liên doanh chia lãi và 30.000 do lãi tiền
gửi ngân hàng (lãi liên doanh được nhập quỹ tiền mặt, lãi tiền gửi được gửi ngân
hàng.
7. Tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: 8.000

9


8. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 16
I. Cho bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu kỳ của 1 doanh nghiệp (ĐVT: 1000đ)
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn
A. Nợ phải trả
1. Tiền
1. Vay ngắn hạn NH
50.000
1.1 Tiền mặt
100.000
2. Thuế phải nộp
55.000
1.2 Tiền gửi ngân hàng
75.000
Trong đó VAT phải nộp
10.000
2. Phải thu của khách hàng
50.000
3. Vay dài hạn NH
60.000
3. Hàng tồn kho
4. Phải trả người bán

70.000
3.1 Nguyên vật liệu
50.000
5.Phải trả công nhân viên
20.000
3.2 Công cụ dụng cụ
15.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.3 Sản phẩm dở dang
30.000
1. Nguồn vốn kinh doanh
200.000
3.4 Thành phẩm
65.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
45.000
3.5 Hàng gửi bán
15.000
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
120.000
2. Hao mòn
(20.000)
Tổng cộng tài sản
500.000
Tổng cộng nguồn vốn
500.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Vay dài hạn ngân hàng mua TSCĐ, giá ghi trên hóa đơn: 77.000 đã bao gồm thuế GTGT
10%, chi phí lắp đặt chạy thử: 3.300, đã chi bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT là 300).

1. Mua nguyên vật liệu về nhập kho, tổng giá thanh toán bao gồm thuế GTGT 10% là
22.000, tiền hàng chưa trả người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên về đến
doanh nghiệp là: 1.650 , trong đó thuế GTGT là 150 đã chi bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Ngân hàng báo cho doanh nghiệp biết đã thu được tiền về số hàng gửi bán kỳ trước giá
vốn là 15.000, giá bán gồm thuế GTGT 10% là: 19.800
3. Xuất kho NVL, dùng trực tiếp để sản xuất là: 30.000. Dùng cho phân xưởng là 3.000,
dùng cho quản lý doanh nghiệp là 4.000
4. Tính tiền lương phải trả CNV là 20.000.Trong đó:
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất: 10.000
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 4.000
- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 6.000
5. Tính khấu hao TSCĐ, tổng số là 3.000. Trong đó:
- Khấu hao nhà xưởng máy móc thuộc phân xưởng: 1.000
- Khấu hao TSCĐ thuộc quản lý của doanh nghiệp: 2.000
6. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm theo giá thành công xưởng thực tế. Biết
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
7. Xuất kho thành phẩm gửi bán theo giá vốn: 40.000
8. Khách hàng báo cho doanh nghiệp biết đã chấp nhận mua ¾ số hàng gửi bán ở nghiệp
vụ 8, với giá bán chưa thuế của số hàng chấp nhận là 50.000, thuế suất thuế GTGT 10%.
Khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. Số hàng gửi bán bị trả lại
doanh nghiệp nhập kho đầy đủ.
9. Chi tiền mặt để thanh toán toàn bộ tiền lương phải trả cho CNV.
10


10. Kết chuyển thu, chi, lãi (lỗ)
11. Thực hiện nghiệp vụ khấu trừ thuế GTGT.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập bảng CĐKT vào thời đỉểm cuối kỳ.

(Biết: Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Bài 17:
Doanh nghiệp sản xuất thương mại và kinh doanh dịch vụ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:
1. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng thuộc loại phân bổ
2 lần, trị giá ban đầu là 8.000.0000đ
2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 10.000.000đ, cho cán bộ
quản lý phân xưởng 6.000.000đ,
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào các chi phí liên
quan và tiền lương của công nhân viên
4. Xuất kho NVL chính 20.000.000đ, vật liệu phụ 2.000.000đ đưa vào sản xuất sản
phẩm, vật liệu phụ sử dụng ở bộ phận phân xưởng là 1.000.000
5. Trích khấu hao ở phân xưởng sản xuất, gồm:
- Máy móc thiết bị: nguyên giá 200.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/năm.
- Phương tiện vận tải: nguyên giá 150.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 20%/năm.
- Nhà xưởng: nguyên giá 400.000.000đ, tỷ lệ khấu hao là 12%/năm.
6. Trích khấu hao sử dụng ở bộ phận bán hàng
- Cửa hàng kinh doanh: nguyên giá 360.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
- Thiết bị bán hàng: nguyên giá 100.000.000đ.tỷ lệ khấu hao 12%/năm
7. Trích khấu hao ở bộ phận văn phòng
- Nhà làm việc 1.000.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 12%/năm
- Phương tiện vận tải: nguyên giá 168.000.000đ, tỷ lệ khấu hao 20%/năm.
8. Phế liệu thu hồi nhập kho: 540.000đ
9. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1.000sp, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là
50 sp, đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, trị giá sản
phẩm dở dang đầu kỳ là 1.000.000đ
Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. Tính
giá thành đơn vị và nhập kho thành phẩm.
Bài 18:
Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản như

sau:
- TK 1521: 25.000.000đ (số lượng 5.000 kg)
- TK 1522: 6.000.000đ (Số lượng 3.000 kg)
- TK 154: 20.000.000đ trong đó:
+ TK 154A: 12.000.000đ
+ TK 154B: 8.000.000đ
11


Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhập kho 5.000kg vật liệu chính và 1.000 kg vật liệu phụ, giá mua chưa có thuế GTGT
lần lượt là 4.500đ/kg vật liệu chính và 2.500đ/kg vật liệu phụ, thuế GTGT 10%. Doanh
nghiệp chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt: giá cước chưa có
thuế GTGT 1.500.000đ, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã phân bổ chi phí vận chuyển
cho vật liệu chính là 1.000.000đ, cho vật liệu phụ 500.000đ
2. Xuất kho 6.000kg vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm: Trong đó có 4.000kg cho sản
xuất sản phẩm A, 2.000kg cho sản xuất sản phẩm B
- Đồng thời xuất kho 500kg vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm. Trong đó có 300kg
cho sản xuất sản phẩm A, và 200kg cho sản xuất sản phẩm B
- Xuất kho 1.000 kg vật liệu chính cho bộ phận quản lý phân xưởng. 150kg vật liệu
phụ cho hoạt động bán hàng.
3. Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí trong kỳ:
- TSCĐ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm, nguyên giá là 120.000.000đ, tỷ lệ khấu hao
hằng năm là 10%
- TSCĐ phục vụ cho phân xưởng sản xuất, nguyên giá là 72.000.000, tỷ lệ khấu hao là 9%.
4. Tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí:
- Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm A: 20.000.000đ
- Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm B: 18.000.000đ
- Tiền lương của công nhân quản lý phân xưởng: 8.000.000đ
- Tiền lương của bộ phận bán hàng: 12.000.000đ

- Tiền lương của bộ phận quản lý: 10.000.000đ
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
6. Tiền điện trả bằng tiền mặt dùng vào việc sản xuất và quản lý sản xuất tại phân xưởng
chưa có thuế GTGT 10% là 5.000.000đ
7. Sản phẩm A nhập kho 3.000sp, dở dang 1000sp; sản phẩm B nhập kho 1.500sp và dở
dang 500sp
Chi phí xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí nguyên vật liệu chính.
8. Xuất bán hàng 1.500 sản phẩm A, giá bán là 6.500đ/sp và 1000 sản phẩm B, giá bán là
7.000đ/sp
Yêu cầu:
-Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh theo sơ đồ chữ T. Xác định giá
thành 2 loại sản phẩm A và B. Doanh tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập
trước, xuất trước, Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất.
- Thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ, xác định kết quả kinh doanh
- Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán(dạng đơn giản)

Bài 19:
Doanh nghiệp A có số dư đầu kỳ của một số tài khoản
12


- Tiền mặt 12.000.000đ
- Tiền gửi ngân hàng: 50.000.000đ
- TSCĐ hữu hình: 1.200.000.000đ
- Nguyên vật liệu : 5000kg, đơn giá 13.500đ/kg
- Công cụ dụng cụ: 26.000.000
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ: 12.000.000đ
- Phải trả người bán A: 200.000.000đ
- Hao mòn tài sản cố định (60.000.000)
- Phải thu của khách hàng: 80.000.000đ

- Phải trả phải nộp khác: 14.500.000
- Nguồn vốn kinh doanh: X
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như :
1. Nhập kho một số công cụ dụng cụ theo giá mua ghi trên hóa đơn bao gồm 10% thuế
GTGT là 12.500.000đ, chưa thanh toán cho người bán , chi phí vận chuyển, bốc dỡ thanh
toán hộ cho người bán bằng tiền mặt là 720.000đ, thuế GTGT 10%.
2. Nhập kho 5.200 kg vật liệu, giá mua chưa có thuế GTGT lần lượt là 15.000đ/kg, thuế suất
GTGT là 10%. Doanh nghiệp chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển chi trả bằng tiền
mặt cho người vận chuyển, giá cước chưa có thuế GTGT 4.200.000đ, thuế GTGT 5%.
3. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán A ở kỳ trước: 150.000.000đ
4. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm: 6000kg
5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 23.000.000, TSCĐ ở bộ phận quản lý phân
xưởng là 12.000.000, TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000.000đ, TSCĐ ở
bộ phận bán hàng là 8.000.000đ
6. Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 50.000.000, cho bộ phận quản lý
phân xưởng là 10.000.000, cho bộ phận bán hàng là 20.000.000, cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 18.000.000
7. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
8. Phát hiện thiếu một số NVL trong kho trị giá 2.000.000đ
9. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 2000 sản phẩm, tính giá thành sản phẩm biết giá trị sản
phẩm dở dang cuối kỳ là 22.000.000
10. Xuất bán 1.500 sản phẩm, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 82.000đ/sp
Khách hàng đã trả một nửa bằng tiền mặt.
11. Thực hiện kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Yêu cầu
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
- Lên sơ đồ chữ T và lập bảng cân đối tài khoản
Bài 20:
Tại doanh nghiêp A có số liệu kế toán như sau:
Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

Nguyên vật liệu A: 1000kg, đơn giá 1.300đ/kg
13


Nguyên vật liệu B: 700kg, 480đ/kg
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 1000kg NVL A, giá mua theo hóa đơn 1.100đ/kg trong đó thuế VAT là
10%. Nhập kho 500kg nguyên vật liệu B; giá hóa đơn 660đ/kg trong đó thuế GTGT 10%
Do nguyên vật liệu B mua với số lượng lớn nên được hưởng khoản chiết khấu
thương mại là 100đ/kg giá chưa có thuế GTGT trên hóa đơn. Biết lô nguyên vật liệu này
chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
2. Chi phí vận chuyển NVL trả bằng tiền mặt 1.500.000đ, được phân bổ cho mỗi loại
vật liệu theo tiêu thức trọng lượng nhập kho
3. Tình hình vật liệu xuất kho:
- Xuất 2.000kg vật liệu A cho sản xuất sản phẩm, trong đó:sản phẩm X: 1.500kg,
cho sản phẩm Y: 500 kg
- Xuất 800kg vật liệu B: Sản phẩm X là 500kg, sản phẩm Y là 200kg, phục vụ phân
xưởng 100kg
4. Tình lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất SP X là 22.000.000, sản
phẩm Y là 18.000.000, lương nhân viên quản lý phân xưởng là 12.000.000, lương bộ phận
quản lý doanh nghiệp là 20.000.000, bộ phận bán hàng là 15.000.000
5. Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm X và 500 sản phẩm Y
Số sản phẩm X còn dở dang 400 sp, sản phẩm Y là 200sp
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của SP X là 8.500.000đ, của SP Y là 6.200.000đ
6. Xuất kho 600 sản phẩm X và 400 sản phẩm Y để bán trực tiếp cho khách hàng.
Giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 25.000đ/sp X, 30.000đ/sp Y chưa thu tiền hàng.
7. Khách hàng trả lại 350 sản phẩm X và 100 sản phẩm Y vì kém chất lượng, trừ vào
số phải thu của khách hàng
Yêu cầu:
- Định khoản

- Xác định kết quả kinh doanh biết rằng vật liệu, thành phẩm xuất kho theo phương
pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vât liệu
trực tiếp.
Bài 21
Công ty TNHH Trường An trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên vật liệu về nhập kho trị giá 20.000.000đ chưa bao gồm 10% thuế
GTGT đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Bán một số chứng khoán ngắn hạn với giá 150.000.000đ đã thu bằng tiền gửi ngân
hàng, biết giá gốc của số chứng khoán này là 120.000.000đ
3. Thanh toán lương cho người lao động bằng chuyển khoản số tiền là 80.000.000đ.
4. Nhận tiền lãi cho vay ngắn hạn bằng chuyển khoản là 4.600.000
5. Nhận tiền ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt là 10.000.000đ
6. Xuất bán thành phẩm với giá xuất kho là 150.000.000đ, giá bán là 220.000.000 đã
bao gồm 10% thuế GTGT ,khách hàng chưa trả tiền.
14


7. Doanh nghiệp chuyển khoản 35.000.000 để ký quỹ mở LC nhập lô nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất sản phẩm.
8. Doanh nghiệp góp vốn liên doanh vào công ty A bằng tiền gửi ngân hàng là
400.000.000đ
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết rằng doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên..
Bài 22
Công ty TNHH Hoàng Long hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho có số liệu như sau:
1. Mua nguyên vật liệu A nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ, chưa thanh toán cho người bán. Gía mua là 380.000đ/kg chưa bao gồm thuế
GTGT 10%. Số lượng nguyên vật liệu chính ghi trên hóa đơn xuất bán là 1000 kg, nhưng
sau khi nhập kho kiểm tra lại phát hiện thiếu 50kg chưa rõ nguyên nhân.
2. Nhập kho công cụ, dụng cụ A mua của đơn vị X với giá mua 250.000.000đ, chưa bao
gồm thuế GTGT 10%, đã chuyển khoản cho người bán một nửa số tiền, phần còn lại chưa
thanh toán.
3. Mua nguyên vật liệu B nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Gía mua là 320.000đ/kg chưa
bao gồm thuế GTGT 10%. Số lượng nguyên vật liệu chính ghi trên hóa đơn xuất bán là
1200 kg, nhưng sau khi nhập kho kiểm tra lại phát hiện thừa 20kg chưa rõ nguyên nhân chờ
giải quyết
4. Nguyên vật liệu A thiếu do đơn vị vận tải làm mất, đơn vị vận tải cam kết sẽ bồi thường
lại số nguyên vật liệu thiếu này.
5. Nhập kho công cụ, dụng cụ N của đơn vị Y với giá mua đã bao gồm thuế GTGT 10% là
3.300.000đ, đã trả người bán bằng tiền mặt.
6. Nguyên vật liệu B thừa do bên bán cân nhầm, bên bán nhận lại số nguyên vật liệu này tại
kho của doanh nghiệp.
7. Doanh nghiệp nhận tiền đền bù từ đơn vị vận tải bằng tiền mặt
8. Xuất kho công cụ, dụng cụ G có trị giá 30.000.000đ cho phân xưởng sản xuất. Trị giá
công cụ dụng cụ xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong 10 kỳ.
9. Xuất kho công cụ, dụng cụ K có trị giá 15.000.000đ cho bộ phận bán hàng, trị giá của
công cụ, dụng cụ này được phân bổ trong 5 kỳ.
10. Công cụ, dụng cụ G dùng được 8 kỳ thì bị hỏng không thể sửa chữa được, phế liệu thu
hồi nhập kho trị giá 1.000.000đ.
11. Cong cụ, dụng cụ K dùng được 3 kỳ thì bị hỏng do nhân viên đánh rơi. Nhân viên đó
phải bồi thường bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng.

15



Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết doanh nghiệp tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Bài 23
Công ty TNHH Minh Châu có tài liệu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương như sau:
1. Tính lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 46.000.000đ, cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 24.000.000đ, cho bộ phận bán hàng là 15.000.000đ.
2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành.
3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 120.000.000đ để chi lương cho cán bộ
công nhân viên.
4. Chi tiền mặt trả 50% lương đợt 1 cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
5. Chuyển khoản nộp BHXH, BHYT, BHTN số tiền lần lượt là 15.000.000đ, 12.000.000đ
và 8.000.000đ
6. Khấu trừ vào tiền lương của nhân viên một số khoản sau:
- Khấu trừ thuế thu nhập với người có thu nhập cao 6.000.000đ
- Khấu trừ tiền tạm ứng chưa thanh toán 600.000.000đ
- Khấu trừ khoản bồi thường vật chất theo quyết định là 2.000.000đ(trước đó đã ghi nhận là
khoản phải thu khác)
7. Nhận giấy báo Có của ngân hàng về khoản BHXH do cơ quan BHXH cấp cho doanh
nghiệp là 18.000.000đ
8. Chi tiền mặt thanh toán lương đợt 2 cho nhân viên trong doanh nghiệp
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
Bài 24
Công ty Cổ phần HAFACO trong tháng 4 năm N có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng
- Dư Có TK 334: 48.000.000đ
- Dư Nợ TK 338.2: 4.000.000đ
- Dư Có TK 338.3: 12.000.000đ
- Dư Có TK 338.4: 8.000.000đ

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Xuất quỹ thanh toán toàn bộ số lương còn nợ đầu kỳ cho người lao động
2. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân trong tháng 04 là 11.000.000đ
3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 36.000.000đ, cho nhân viên phân
xưởng là 3.000.000đ, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 20.000.000đ, cho bộ phận bán
hàng là 8.000.000đ.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định.
5. Số tiền BHXH phải thanh toán cho ông A do nghỉ ốm là 400.000đ, cho bà B nghỉ thai sản
là 600.000đ
6. Chuyển khoản nộp BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH
7. Nhận được tiền công đoàn cấp trên bù số tiền đã chi quá tháng trước
16


8. Khấu trừ vào lương của người lao động tiền điện nước là 800.000đ, tiền thuế thu nhập cá
nhân là 4.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
Bài 25
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tài liệu kế toán như sau:
I Tồn đầu kỳ
- Nguyên vật liệu chính: 2200 kg; đơn giá nhập kho 2000đ/kg
- Nguyên vật liệu phụ: 800kg; đơn giá 1.000đ/kg
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 3.000kg nguyên vật liệu chính với giá mua 2.200đ/kg chưa bao gồm thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán tiền hàng cho người bán. Chi phí vận chuyển đã bao gồm thuế
GTGT 10% là 110.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Nhập kho 1.500 kg nguyên vật liệu phụ với giá mua 1.100đ kg, thuế GTGT 5%, đã thanh
toán bằng tiền mặt.
3. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp sản xuất là 28.000.000đ, nhân viên

quản lý phân xưởng là 4.000.000đ, cho bộ phận bán hàng là 16.000.000đ, cho bộ phận quản
lý doanh nghiệp là 18.000.000đ
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất là 6.000.000đ, bộ phận bán hàng là 7.000.000đ,
bộ phận quản lý là 4.500.000đ
6. Nhập kho công cụ dụng cụ K mua của công ty Z với giá chưa có thuế GTGT 5% là
4.800.000đ, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
7. Xuất kho 2000 kg nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm. Xuất kho 1000kg nguyên
vật liệu phụ trong đó 700kg cho sản xuất sản phẩm, còn lại cho bộ phận bán hàng
8. Xuất kho dụng cụ K cho sản xuất sản phẩm, dụng cụ này được sử dụng trong 5 kỳ.
9. Trong kỳ nhập kho 1000 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang là 200 sản phẩm. Biết giá
trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 11.000.000đ, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo
phương pháp nguyên vật liệu chính, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân
gia quyền.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và tính giá thành sản phẩm
Bài 26
Công ty TNHH KAMAXA có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đưa vào sản xuất sản phẩm, trị giá
xuất kho lần lượt là 22.000.000đ và 10.000.000đ
2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 15.000.000đ, cho nhân viên quản
lý phân xưởng là 8.000.000đ
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành, biết doanh nghiệp không có
tổ chức công đoàn
4. Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng có trị giá 3.000.000đ
17


5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 4.600.000đ
6. Chi phí điện nước trả bằng tiền mặt là 2.000.000đ
7. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ

là 2.200.000đ(trong đó nguyên vât liệu chính là 2.000.000đ, nguyên vật liệu phụ là
200.000đ)
- Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200 sản phẩm, phế liệu thu hồi là 150.000đ. Doanh
nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính,
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành sản phẩm
Bài 27
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh A có tài liệu kế toán như sau:
I. Tồn đầu kỳ
- Nguyên vật liệu chính 2000kg; đơn giá 2.100đ/kg
- Nguyên vật liệu phụ 500kg; đơn giá 1.200đ/kg
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 4.400.000đ (trong đó nguyên vật liệu chính là
4.000.000đ, nguyên vật liệu phụ là 400.000đ)
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 8.000 kg nguyên vật liệu chính, đơn giá nhập kho là 2.200đ/kg đã bao gồm
10% thuế GTGT, chưa thanh toán cho khách hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ lô nguyên
vật liệu chính về tới kho là 1.200.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 5%, đã thanh toán bằng
tiền mặt. Do mua với số lượng lớn nên doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại là
2% trên giá bán chưa có thuế GTGT và trừ vào tiền nợ của khách hàng.
2. Nhập kho một công cụ, dụng cụ trị giá 4.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, đã
thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Chi phí phát sinh liên quan tới công cụ, dụng
cụ này trước khi đem sử dụng là 100.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Nhập kho 2500kg nguyên vật liệu phụ, giá chưa có thuế GTGT 10% là 1.000đ/kg đã
thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển là 200.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 5% đã
thanh toán bằng tiền mặt.
4. Xuất kho 6.000kg nguyên vật liệu chính và 1.800kg nguyên vật liệu phụ để trực tiếp sản
xuất sản phẩm.
5. Xuất kho công cụ dụng cụ ở NV 2 cho phân xưởng sản xuất, biết rằng công cụ, dụng cụ
này được sử dụng cho 2 kỳ
6. Khấu hao may móc thiết bị cho sản xuất sản phẩm là 5.000.000đ, cho thiết bị quản lý tại
phân xưởng là 1.000.000đ

7. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất la 20.000.000đ, cho nhân
viên phân xưởng là 4.000.000đ
8. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
9. Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng là 1.100.000đ, đã bao gồm 10% thuế GTGT
10. Cuối kỳ nhập kho 2000 sản phẩm hoàn thành và 500 sản phẩm dở dang
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
18


2. Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Biết rằng doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương
pháp nhập trước-xuất trước, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở
dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Bài 28
Công ty TNHH Thiên Long sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thương xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chi phí
sản xuất dở dang đầu kỳ là 4.600.000đ
Trong kỳ công ty có các nghiệp vụ kinh tế như sau:
1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm là 40.000.000đ
2. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất là 23.000.000đ, cho nhân viên quản lý
phân xưởng là 5.000.000đ
3. Trich BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành
4. Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần dùng ở phân xưởng sản xuất trị giá
6.000.000đ
5. Trích khấu hao TSCĐ dùng để sản xuất sản phẩm là 5.200.000đ
6. Nhập kho công cụ, dụng cụ M với giá mua là 16.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT
10%, đã thanh toán một nửa bằng tiền mặt, còn lại chưa thanh toán
7. Xuât kho công cụ dụng cụ M cho phân xưởng sản xuất, biết công cụ này được phân bổ
dần vào chi phí sản xuất trong 8 kỳ

8. Hoàn thành nhập kho 300 sản phẩm A và 200 sản phẩm B. Số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Biết số sản phẩm dở dang của
A và B lần lượt là 20 sp và 15 sp
YÊU CẦU: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính tổng giá thành và giá thành
đơn vị của A và B.
Bài 29
Công ty TNHH Hoành Gia hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trươcxuất trước có số liệu kế toán như sau:
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- Tài khoản 155 (25.000 sản phẩm): 750.000.000đ
- Tài khoản 157 (10.000 sản phẩm): 300.000.000đ
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 01/04: Công ty TNHH Hùng Anh chấp nhận mua lô hàng gửi đi từ kỳ trước, đơn
giá bán 39.600đ/sp, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Đã nhận được giấy báo có của ngân
hàng.
2. Ngày 02/04: Xuất kho 2.000 sản phẩm, giao cho Công ty TNHH Gia Minh là đại lý bán
đúng giá hưởng hoa hồng. Gía bán quy định là 44.000đ/sp, đã bao gồm 10% thuế GTGT.
Hoa hồng đại lý được hưởng là 5% trên giá bán chưa có thuế.

19


3. Ngày 06/04: Đại lý Gia Minh bán được 700 sp, đồng thời gửi bảng kê hàng hóa bán ra
cho công ty. Đại lý thu được ½ số tiền bán hàng bằng tiền mặt, số còn lại cho khách hàng
nợ.
4. Ngày 14/04: Đại lý gia minh bán được 800 sản phẩm, thu 3/4 số tiền bán hàng qua ngân
hàng, số còn lại giao cho khách hàng nợ, đại lý đã gửi bảng kê hàng hóa vể doanh nghiệp
5. Ngày 18/04: Đại lý chuyển giao số tiền 1.500 sản phẩm cho doanh nghiệp qua ngân hàng
6. Ngày 20/04: Bán 1 TSCĐ đang sử dụng có nguyên giá 2.400.000.000đ, đã hao mòn
1.000.000.000đ cho công ty An Phước. Gía bán của TSCĐ này là 1.260.000.000đ đã bao

gồm 5% thuế GTGT đã thu tiền qua ngân hàng
7. Ngày 24/04: Đại lý Gia Minh trả lại cho doanh nghiệp 20 sản phẩm không đạt yêu cầu về
chất lượng và nhận thêm 1.000 sản phẩm về để bán
8. Ngày 28/04: Xuất kho 20.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty TNHH Thanh Hà, giá
bán 42.000đ/sp, thuế GTGT 10% khách hàng chưa thanh toán
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 30
Tại công ty TNHH Bình Gia kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, có tài liệu liên quan tới hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau:
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- Tài khoản 156: 500.000.000đ
- Tài khoản 131 (Công ty Đông Kinh): 60.000.000đ
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Mua hàng hóa của công ty TNHH Minh Thành nhập kho chưa toán tiền, số lượng 5.000
sản phẩm, đơn giá mua 52.000đ/sp, chua bao gồm thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc
dỡ thanh toán bằng tiền mặt là 5.500.000đ, gồm 10% thuế GTGT.
2. Tiền lương phải trả cho nhân viên ở bộ phận kinh doanh 60.000.000đ, bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 20.000.000đ
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành
4. Xuất 100 sản phẩm sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Xuất 12.000 sản phẩm bán cho công ty TNHH Thanh Bình, đơn giá bán 70.000đ/sp, thuế
GTGT 10%
5. Công ty Thanh Bình trả lại 100 sản phẩm do chất lượng kém, công ty đã nhập kho hàng
trả lại, trị giá hàng trả lại ghi giảm nợ phải thu của công ty Thanh Bình. Một ngày sau công
ty TNHH Thanh Bình chuyển tiền trả khoản còn lại bằng chuyển khoản. Biết rằng đơn giá
bán là 70.000đ/sp, chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
6. Thu được nợ của công ty TNHH Hòa Thành đã xóa sổ năm trước 15.000.000đ bằng tiền
mặt
8. Ngân hàng báo đã nhận được đủ tiền của công ty Đông Kinh nợ ở kỳ trước

9. Chi tiền mặt nộp phạt do vi phạm hợp đồng với công ty TNHH Châu Gia là 5.000.000đ
10. Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận kinh doanh là 10.000.000đ, bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 5.000.000đ
20


Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định kết quả kinh doanh, lập
bảng cân đối kế toán

Bài 31
Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có số liệu kế toán như sau: (đvt:
đồng)
I. Số dư đầu kỳ
Tiền mặt
120.000.000 Nguồn vốn kinh
?
doanh
Tiền gửi ngân hàng
430.000.000 Công cụ dụng cụ
30.000.000
Phải trả người bán(dư
25.000.000 Tiền lương phải trả
56.000.000
Có)
Phải thu của khách hàng
40.000.000 Các khoản phải trả
24.000.000
(dư Nợ)
khác

Tài sản cố định hữu hình 2.400.000.000 Thuế GTGT phải
14.000.000
nộp
Hao mòn TSCĐ
16.000.000 Chi phí SXKD dở
11.000.000
dang
Nguyên vật liệu
2000kg; Qũy đầu tư phát
22.000.000
1.200đ/kg triển
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Thanh toán khoản phải trả người bán ở kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng
2. Nhập kho 4.000 kg nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, giá mua chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 8.000đ/kg, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển nguyên vật
liệu về nhập kho là 1.100.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10%, đã trả cho đơn vị cung cấp
dịch vụ vận tải bằng tiền mặt. Do mua với khối lượng lớn nên doanh nghiệp được hưởng
CKTM là 2% trên giá thanh toán chưa có thuế GTGT.
3. Nhập kho công cụ, dụng cụ K trị giá 6.000.000đ, chưa bao gồm thuế GTGT 5% đã thanh
toán bằng tiền mặt;
4. Xuất kho 2.800 kg NVL cho sản xuất sản phẩm và 500kg cho bộ phận bán hàng của
doanh nghiệp
5. Tiền lương phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất là 28.000.000đ, cho bộ phận
quản lý phân xưởng là 4.000.000đ, bộ phận bán hàng là 17.000.000đ, cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp là 20.000.000đ
6. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định bao gồm cả phần trừ vào
lương của người lao động (doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn)
7. Xuất kho công cụ, dụng cụ K cho bộ phận bán hàng. Biết công cụ này được sử dụng
trong 3 kỳ
21



8. Trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận phân xưởng là 12.000.000đ, cho bộ phận quản lý là
6.600.000đ, cho bộ phận bán hàng là 4.800.000đ.
9. Nhập kho 1.000sp hoàn thành, sản phẩm dở dang trong kỳ của doanh nghiệp là 200sp
10. Xuất bán 500 sản phầm hoàn thành cho doanh nghiệp X. Gía bán chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 120.000đ/sp, khách hàng chưa thanh toán.
11. Người mua trả lại 20sp vì kém phẩm chất, đã trừ vào số tiền phải thu của khách hàng.
Doanh nghiệp nhập kho lại số hàng trên.
12. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành sản phẩm
. Biết doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước, tính GTSP
dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu chính.
Bài 32
Công ty TNHH VIỆT TIẾN sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có tài liệu kế toán như
sau(đvt: đồng)
I. Dư đầu kỳ
Tiền mặt
120.000.000 Phải thu của khách hàng
60.000.000
Tiền gửi ngân hàng
260.000.000 Thuế GTGT phải nộp
16.000.000
Phải trả người bán
47.000.000 Đầu tư tài chính dài hạn
130.000.000
TSCĐ hữu hình
2.680.000.000 Phải thu khác
5.000.000

Phải trả người lao
44.000.000 Chi phí sản xuất kinh
13.000.000
động
doanh dở dang
Nguyên vật liệu A
1000kg; Hao mòn TSCĐ
22.000.000
11.000đ/kg
Tạm ứng
12.000.000 Nguồn vốn kinh doanh
?
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Mua 1 TSCĐ giá chưa có thuế GTGT là 150.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, doanh
nghiệp chưa trả tiền người bán. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 11.000.000đ đã bao gồm cả thuế
GTGT 10% đã trả bằng tiền mặt cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp sử dụng quỹ
đầu tư phát triển để mua TSCĐ này.
2. Nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu A nhập kho phục vụ cho sản xuất sản phẩm, giá mua
chưa có thuế GTGT 10% là 24.000.000đ doanh nghiệp đã thanh toán cho bên bán bằng tiền
gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trên là 2.000.000đ chưa bao gồm thuế
GTGT 5%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Mua một công cụ, dụng cụ có trị giá 9.000.000đ sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng
không qua nhập kho. Biết công cụ, dụng cụ này được sử dụng trong 3 kỳ.
5. Xuất kho 2.500kg nguyên vật liệu A cho sản xuất sản phẩm, 200kg cho bộ phận bán hàng
6. Lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 33.000.000, cho bộ phận phân xưởng là
4.000.000, cho bộ phận bán hàng là 18.000.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là
22.000.000đ
7. Trính BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành (doanh nghiệp không có tổ
chức công đoàn)
22



8. Khấu hao TSCĐ ỏ bộ phận sản xuất là 26.000.000đ, bộ phận quản lý là 14.000.000đ
9. Cuối kỳ nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành và 300 sản phẩm dở dang
10. Xuất kho bán trực tiếp cho khách hàng 400 sản phẩm; giá bán chưa bao gồm thuế GTGT
10% là 200.000đ/sp, khách hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển hàng bán là
1.000.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 5%.
11. Khách hàng trả lại 80 sản phẩm do kém chất lượng, doanh nghiệp đã nhập lại kho số
hàng trên.
12. Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Phản ánh lên sơ đồ chữ T
- Lập bảng cân đối kế toán (dạng đơn giản)
Biết doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập sau – xuất trước. Tính
giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bài 33
Công ty TNHH VIỆT LONG sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo
phương pháp nhập trước – xuất trước, có tài liệu kế toán như sau(đvt: đồng)
A. Số dư đầu kỳ
Phải trả người bán
120.000.000 TSCĐ hữu hình
3.110.000.000
Phải trả người lao
60.000.000 Phải thu của khách hàng
30.000.000
động
Tiền mặt
130.000.000 Chi phí SXKD dở dang
16.000.000

Hao mòn TSCĐ
(24.000.000) Thuế GTGT phải nộp
15.000.000
Nguyên vật liệu X
2.000kg; 60.000đ/kg Nguồn vốn kinh doanh
?
Tiền gửi ngân hàng
300.000.000 Phải trả khác
33.000.000
B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 1.000 kg nguyên vật liệu X cho sản xuất sản phẩm , đơn giá chưa thuế GTGT
10% là 62.000đ/sp, chưa thanh toán cho người bán.
3. Xuất kho 1.300kg nguyên vật liệu X cho sản xuất sản phẩm và 200 kg cho bộ phận quản
lý doanh nghiệp.
4. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng là 20.000.000đ, ở bộ phận bán hàng là
12.000.000đ, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.000.000đ.
5. Tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 32.000.000đ, cho bộ phận bán hàng
là 18.000.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 22.000.000đ. Tiền lương nghỉ phép
phải trả là 7.000.000đ
6. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
7. Doanh nghiệp nhập kho 2.000 sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200
sản phẩm. Biết doanh nghiệp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.
8. Doanh nghiệp gủi bán 800 sản phẩm cho đại lý bán đúng giá H. Biết giá bán của sản
phẩm là 120.000đ/sp, chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
23


9. Đại lý H thông báo đã bán được một nửa số hàng trên và chuyển khoản ngay cho doanh
nghiệp sau khi trừ đi 5% chi phí hoa hồng được hưởng trên giá bán chưa có thuế GTGT.

10. Người mua trả lại 30sp do kém phẩm chất, doanh nghiệp đã nhập lại kho số vật liệu
trên.
11. Các bút toán kết chuyển lúc cuối kỳ để xác định kết quả
Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
- Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên sơ đồ chữ T
- Lập bảng Cân đối kế toán (dạng đơn giản)
Biết chi phí SXKD dở dang đầu kỳ là 16.000.000đ (chi phí NVL trực tiếp là 7.000.000đ; chi
phí NCTT là 6.000.000; chi phí SXC là 3.000.000đ)

LÝ THUYẾT
1. Hãy nêu khái niệm về kế toán? Các thước đo được sử dụng trong hạch toán kế toán?
2. Nhiệm vụ của kế toán là gì? Tại sao kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ đó?
3. Nêu các chức năng của kế toán? Kế toán thực hiện những chức năng đó như thế nào?
4. Tại sao luôn có sự cân bằng giữa Tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị? Cho ví dụ minh
họa?
5. Kiểm kê tài sản là gì? Nêu các phương pháp kiểm kê tài sản?
6. Thế nào là phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán? Nêu ý nghĩa của phương pháp tổng
hợp cân đối kế toán?
7. Nêu khái niệm chứng từ kế toán? Chứng từ kế toán có ý nghĩa như thế nào trong hạch
toán kế toán.
8. Nêu các cách phân loại chứng từ? Mỗi cách phân loại có tác dụng như thế nào?
9. Định khoản kế toán là gì? Nêu các nguyên tắc định khoản? Cho ví dụ
10. Thế nào là phương pháp ghi đơn, phương pháp ghi kép?Nêu sự khác nhau giữa hai
phương pháp trên.
11. Nêu phương pháp tính giá? Các bước xác định giá trị vật tư, hàng hóa mua vào và giá
thành sản phẩm hoàn thành?
12. Nêu các phương pháp tính giá trị xuất hàng tồn kho? Cho ví dụ.
13.Hãy cho biết nhiệm vụ của kế toán quá trình cung cấp, quá trình sản xuất và quá trình
tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa?
24



14. Có bao nhiêu hình thức kế toán? Nêu trình tự ghi sổ với mỗi hình thức. Vẽ sơ đồ minh
họa.
15. Bộ máy kế toán có thể tổ chức theo những mô hình nào? Nêu đặc điểm của từng loại?
16. Thế nào là luân chuyển chứng từ kế toán? Những quy định khi lập và kiểm soát chứng
từ kê toán?
17. Ghi sổ kép là gì? Tác dụng của việc ghi sổ kép? Cho ví dụ bằng nghiệp vụ cụ thể để
minh họa
18. Thế nào là định khoản giản đơn, định khoản phức tạp? Tại sao trong HTKT không ghép
nhiều định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp.
19. Thế nào là tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết? Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp
và tài khoản chi tiết?
20. Nêu sự khác nhau giữa bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kê toán?
21. Trình bày các nguyên tắc ghi sổ kế toán?
22. Trình bày các phương pháp chữa số kế toán. Cho ví dụ minh họa?

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×