Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề án bảo vệ môi trương đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.75 KB, 2 trang )

MỞ ĐẦU
Trang trại của hộ gia đình do gia đình tự xây dựng trên đất vườn tạp gắn liền
với đất thổ cư của hộ gia đình, khung chuồng xây bằng gạch, nền đổ Bê tông
mái lợp bằng Blôximăng, tổng diện tích của trang trại khoảng 600 m2
Phần 1: MÔ TẢ TÓM TẮT TRANG TRẠI
1.1 Tên trang trại : trang trại chăn nuôi lợn
1.2 Chủ trang trại:
-

Họ và tên: Trần Thanh Cảnh

-

Địa chỉ: Thôn Phú An – Tam Đa- Sơn Dương – Tuyên Quang

1.3 Vị trí địa lý của trang trại :
Trang trại xây dựng trên đất vườn tạp gắn liền với đất thổ cư của gia đình
thuộc phía bắc của cơ sở thôn ( Phía đông và bắc giáp thôn cầu kỳ , phía nam là
cánh đồng chăm của thôn phú an, phía tây giáp đập đồng chăm của thôn Phú An
1.4 Quy mô/ công suất, quy trình sản xuất và thời gian hoạt động của

trang trại.
-

Hiện trang trại có 200m2 để nuôi 40 con lợn nái và khoảng 400m 2
chuồng để nuôi lợn thương phẩm

-

Quy trình sản xuất : số lợn nái đẻ thuần khoảng 30 con và 10 con lợn
nái dự bị, số lợn con sinh sản được trong năm khoảng 600 con được gia


đình nuôi lại thành lợn thương phẩm

-

Thời gian bắt đầu hoạt động : Từ năm 2010 gia đình mới xây được
100m2 chuồng lợn nái và bắt đầu nuôi 15 con lợn nái và xây được 200
m2 chuồng nuôi lợn thương phẩm. Đến năm 2013 xây thêm được 100m 2
chuồng lợn nái và mua thêm được 25 con nái. Đến 2014 xây thêm được
200m2 chuồng lợn thương phẩm

Phần 2: NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/ SỬ LÝ
- Nguồn chất thải rắn :thông thường là phần lợn :
- Về phân đàn lợn nái gia đình tôi phải thu gom phân hàng ngày cho vào
bao tải, số phân thu gom được gia đình tôi dùng bón cho cây trồng, số dư còn lại
bán cho bà con để bón cho cây trồng và đồng ruộng.
- Về phân đàn lợn thương phẩm: khi xây chuồng lợn thương phẩm gia đình
tôi đã xây theo quy cách, mỗi ô chuồng khoảng 16-18 m 2 để ở cuối mỗi ô


khoảng 3m2 để chứa nước, lượng nước cao khoảng 10cm để cho lợn xuống tắm
và đi phân ở dưới hố nước cuối mỗi ngày gia đình tôi đã quét dọn hòa tan phân
và nước sau đó tháo xuống ống dẫn về hầm bioga.
- Về hầm bioga, gia đình tôi xây là 50m 3 số khí ga gia đình tôi dùng để phục
vụ sinh hoạt đun nấu của gia đình, mỗi ngày gia đình sử dụng khoảng 5m 3 nước
để rửa chuồng số nước trên vào hầm bioga sau đó đi qua 3 bể lắng, mỗi bể lắng
từ 6 -7 m3 nước, số bã phân được lắng đọng lại tại bể lắng chỉ còn nước chảy ra
ngoài qua một mương xây và đi xuống suối, các bể lắng đều được thường xuyên
quãi vôi bột khử mùi và vi khuẩn .
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận : Từ khi bắt đầu vào chăn nuôi lợn , gia đình tôi đã xác định

phải có kế hoạch bảo vệ môi trường xung quanh. Nên đã tiến hành xây
hầm bioga và các bể lắng trước sau đó mới chăn nuôi và nguồn chất thải
phân lợn đã được vào hầm bioga sau đó đi qua 3 bể lắng nữa số cạn bã
của các bể lắng gia đình đã thu hót lên ủ tại vườn để làm phân bón cho
cây trồng rất tốt.
2. Cam kết :
-

Tôi xin cam kết thực hiện những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu
trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản đặc biệt là các nội dung về sử
lý chất thải.

-

Tôi cam kết tôn thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có
liên quan đến chăn nuôi của gia đình.

-

Tôi cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp
để xảy ra các sự cố trong quá trình chăn nuôi của gia đình.

PHỤ LỤC
-

các văn bản có liên quan: giấy chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại
của

UBND


huyện

Sơn

Dương

cấp

ngày

14/01/2015

04/2014/CNKTTT.
CHỦ TRANG TRẠI
Trần Thanh Cảnh

số



×