Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VẬT lý 9 bài 31 + bài 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.86 KB, 4 trang )

VẬT LÝ 9:
Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A.

Những điều cần nhớ
1.

2.

B.

Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một
cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là
dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng
cảm ứng điện từ.

Giúp hiểu sâu
1. Các ống dây, cuộn dây mà ta sử dụng cho tới nay đều là ống dây
hở, cuộn dây hở. Lúc bình thường, không có dòng điện chạy
qua nó. Khi làm thí nghiệm, ta nối hai đầu dây với hai cực của
một nguồn điện, và có một dòng điện chạy qua ống dây hay
cuộn dây.
Cuộn dây dẫn kín là một cuộn mà hai đầu dây được nối trực tiếp
với nhau, hoặc nối với nhau qua một bong đèn, một máy đo
điện,…( nhưng không nối với nguồn điện).
2. Ta biết rằng không gian ở gần một từ cực thì có một từ trường
mạnh hơn không gian ở xa từ cực. Vì vậy khi ta đưa một cực
nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây kín manhjh lên
hoặc yếu đi, nói cách khác, ta làm cho từ trường ở đầu cuộn dây
biến thiên.


3. Cũng như vậy, khi ta đóng hặc ngắt mạch điện của một nam
châm điện, ta cũng làm cho dòng điện của nam châm điện biến
thiên( từ 0 đến I khi đóng mạch, hoặc từ I đến 0 khi ngắn mạch).
Ta biết rằng khi dòng điện của một nam châm điện lớn lên thì từ
trường của nó cũng lớn lên. Như vậy , khi ta đóng hoặc ngắt
mạch điện, ta làm cho từ trường của nam châm điện biến thiên,
tức là làm cho từ trường ở đầu cuộn dây biến thiên.


4.

Hai thí ngiệm với nam châm vĩnh cửu và với nam châm điện có
vẻ như biểu hiện hai hiện tượng khác nhau. Thực ra chúng có
một cách giải thích chung: sự biến thiên từ trường ở đầu một
cuộn dây kín làm xuất hiện trong cuộn dây một dòng điện cảm
ứng.

Chú ý rằng dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi từ trường ở đầu
cuộn dây đang biến thiên. Khi nó ngừng biến thiên (nam châm
ngừng chuyển động, hoặc cường độ dòng điện đã ổn định) thì dòng
điện cảm ứng cũng mất đi.
C.

TỰ KIỂM TRA
31.1 Khi thí nghiệm theo SGK về sự xuất hiện dòng điện cảm ứng
do tác dụng của một nam châm vĩnh cửu, em thấy rằng 2 bóng đèn
LED không sang cùng một lúc, mà mỗi lần chỉ có một bong sáng
lên thôi.
Em hãy phát biểu một “quy tắc” cho biết khi nào thì bong đèn nào
sang lên.

31.2 a) Hãy phát biểu một “quy tắc” tương tự như vậy đối với sự
xuất hiện dòng điện cảm ứng do tác dụng của một nam châm điện.
b) Hãy phát biểu một “quy tắc” tổng quát hơn bao gồm cả hai
trường hợp của bài 31.1 và 31.2.
31.3. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn
kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây
dẫn kín.
31.4. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì ?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam
châm.


C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ
trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào
nam châm.
Bài 32. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
A.

Những điều cần nhớ

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn
kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.
B.


Giúp hiểu sâu
1. Chúng ta đã biết rằng đường sức từ không có thật trong thiên
nhiên. Đó là những đường cong mà ta vẽ ra để cụ thể hóa từ
trường tại một miền không gian nào đó.
Độ mau,thưa của các đường sức từ tại một miền không gian
biểu hiện độ mạnh,yếu của từ trường tại miền đó.
Phương và chiều của đường sức từ tại một điểm nào đó của
không gian cho biết phương và chiều của lực từ tác dụng lên
cực Bắc của một nam châm đặt tại đó, và cũng cho phép ta áp
dụng quy tắc nắm bàn tay trái để tìm ra phương và chiều của
lực điện từ tác dụng lên một dòng điện đặt tại đó.
2. Khi học bài 31 (Hiện tượng cảm ứng điện từ), em đã có thể
xuất phát từ những kết quả thí nghiệm và dung cách lập luận
mà rút ra rằng sự biến thiên của từ trường ở đầu một cuộn
dây dẫn khép kín làm xuất hiện trong cuộn dây một dòng
điện cảm ứng.
Tuy nhiên, chúng ta không trông thấy được một từ trường.
Và nói chung, bằng các giác quan, ta không thể phát hiện
được một từ trường và sự biến thiên của nó.
Trong bài này, với hình ảnh các đường sức từ của nam châm
và sự biến thiên số lượng các đường sức từ xuyên qua tiết
diện của một cuộn dây, chúng ta có thể hình dung cụ thể hơn


sự biến thiên của từ trường ở miền không gian có cuộn dây.
Hai cách làm đó cùng đi đến một kết quả như nhau.
Nói chung, có nhiều trường hợp mà các phương pháp khác
nhau để nghiên cứu một hiện tượng, lại dẫn đến cùng một kết
quả. Điều đó càng tăng thêm độ tin cậy của kết quả đã tìm ra.
C.Tự kiểm tra

32.1 Người ta muốn lắp một bộ thí nghiệm để chứng minh sự
xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kím do
tác dụng của một nam châm điện. Cuộn dây dẫn kín và cuộn
dây của nam châm điện đều có vị trí cố định. Ngoài cách
đóng và ngắt mạch điện, còn có cách nào khác để làm xuất
hiện dòng điện cảm ứng không ?
32.2 Trong các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ mà
ta đã biết, dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong một thời
gian ngắn, rồi tắt đi và xuất hiện lại theo chiều hướng ngắn,
rồi tắt đi và xuất hiện lại theo chiều ngược với lúc trước.
Có cách nào để tạo ra một dòng điện cảm ứng xuất hiện trong
một thời gian dài mà không đổi chiều không ?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×