Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 100 trang )

IH
TRƢ

QU

GI H N I



Ọ T

-----------------------

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Á

ÁT

C TR NG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ T I MỘT SỐ BỆNH VIÊN
TR


ỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Ề XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

U


V

T

S

2012

i




MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ................................................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ẦU ....................................................................................................................3
ƢƠ

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5

1.1. Tổng quan về chất thải y tế ..............................................................................5
1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế ........................................................5
1.1.2. Phân loại chất thải y tế ..............................................................................6
1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện ....................9
1.3. Tác động đến môi trường ...............................................................................12
1.4. Tác động đối với sức khoẻ con người ............................................................15
1.5. Các biện pháp quản lý chất thải y tế ...............................................................22
1.5.1. Tổng quan công tác quản lý chất thải y tế trên Thế giới .........................22

1.5.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam ...............23
1.5.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế ..................................................................27
ƢƠ

2. Ố TƢỢ

VÀ P ƢƠ

P ÁP

ỨU ...................32

2.1. ối tượng nghiên cứu .....................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................33
2.3. Nội dung đề tài ...............................................................................................34
2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá ...............................................35
2.5. Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí ................................................39
2.6. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động...............................................40
2.7. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt
động của tiêu chí ....................................................................................................40
2.8. Thiết kế thông tin yêu cầu của phiếu điều tra khảo sát ..................................40
ƢƠ

3.

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU N ..............................42

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên ...........................................................42
3.1.1. Cơ cấu dân số ..........................................................................................42


1


3.1.2. Thực trạng chung của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......43
3.2. Giới thiệu chung về các bệnh viện nghiên cứu ..............................................44
3.3. ánh giá về công tác phân loại ......................................................................49
3.4. ánh giá về công tác vận chuyển chất thải ....................................................58
3.5. ánh giá về công tác xử lý chất thải rắn ........................................................64
3.6. ánh giá về công tác lưu giữ chất thải ...........................................................68
3.7. ánh giá về việc thực hiện xử lý nước thải và khí thải ..................................73
3.8. ánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trường về sự nắm bắt
các quy định quản lý chất thải y tế ........................................................................80
3.9. ề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải y
tế tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên .....................................................88
3.9.1. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại
các bệnh viện nghiên cứu...................................................................................88
3.9.2. Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất
thải y tế...............................................................................................................89
3.9.3. Giải pháp xử lý chất thải ..........................................................................92
KẾT LU N ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

2


MỞ ẦU
Tỉnh Thái Nguyên có 01 bệnh viện đa khoa trung ương, 03 bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh và 8 bệnh viện huyện (trước đây là các trung tâm y tế tuyến huyện, nay
chuyển thành bệnh viện huyện) nằm khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển và

nâng cấp các bệnh viện là một nhu cầu thiết yếu và cần thiết của xã hội đối với việc
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, song sự phát triển ồ ạt dẫn tới
việc không đồng bộ của hoạt động bộ máy, đặc biệt bảo vệ môi trường luôn là vấn
đề được đặt ra sau cùng trong quá trình phát triển này.
ể đáp ứng được nhu cầu phát triển các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, các bệnh
viện, cơ sở y tế không ngừng được nhà nước và chính quyền địa phương trang bị và
nâng cấp về thiết bị, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực… Tuy nhiên, việc thực hiện
công tác bảo vệ môi trường dường như lại được ít quan tâm hơn cả. hính vì thế,
các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hàng ngày vẫn luôn thải ra một lượng lớn các chất
thải đặc biệt là các chất thải nguy hại như: chất thải nhiễm khuẩn (chiếm khoảng
10%), chất thải gây độc hại như chất gây rối loạn nội tiết, chất gây độc tế
bào…(chiếm khoảng 5%), các loại dược phẩm (chiếm 5%) và các chất thải y tế…
Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây đã tiến hành
điều tra về thực trạng cũng như các ảnh hưởng của chất thải bệnh viện đối với môi
trường. ác nghiên cứu đó đã phần nào cho thấy được những tồn tại trong công tác
quản lý chất thải bệnh viện. Song việc đưa ra một bức tranh tổng quát để cho thấy
việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện vẫn còn chưa được rõ
nét. Là học viên cao học của tỉnh, tôi mong muốn đóng góp công sức của mình để
thực hiện công cuộc phát triển bền vững tại địa phương.

ề tài "Đánh giá thực

trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý” được đặt ra tập
chung vào nghiên cứu các bệnh viện đa khoa là phù hợp với chính sách bảo vệ và
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế của hính phủ ban hành
theo Quyết định số 64/2003/Q -TTg ngày 22/4/2003, về việc phê duyệt kế hoạch
xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [13].

3



Mục tiêu nghiên cứu
ề tài này được đặt ra với 2 mục tiêu chính là:
- ánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- ề xuất một số biện pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm
thích hợp.

4


ƢƠ

1. TỔ

QU



ỆU

1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Cơ sở pháp lý xác định chất thải y tế
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành năm 1999 của Bộ Y tế thì “Chất
thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám
chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. hất thải y tế
có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí
thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế)” [6] [7]. Nhìn một cách
tổng quát thì khái niệm này tương đối đầy đủ và chính xác, tuy nhiên chưa nêu lên

được đặc tính nghiêm trọng của chất thải y tế, và không có sự phân biệt với các loại
chất thải khác.
Do đó, khái niệm này đã được thay đổi vào năm 2007 và Chất thải y tế được
hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất
thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Theo cách nhìn này thì chất thải y tế
được nhấn mạnh gồm có cả chất thải nguy hại.

hất thải y tế nguy hại được định

nghĩa là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường
như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc có đặc
tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu huỷ an toàn. (nguồn:
Quy chế Quản lý chất thải y tế, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Mặc dù được phân thành 2 loại chính là chất thải nguy hại và chất thải thông
thường, tuy nhiên chỉ có khoảng từ 10-25% các chất thải y tế được xác định là chất
thải nguy hại theo Thông tư mới nhất số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý
chất thải nguy hại ngày 14 tháng 4 năm 2011 thì chất thải y tế nằm trong danh mục
các chất thải nguy hại có mã số

4020 - Y1, chỉ trừ các loại chất thải sinh hoạt

thông thường. òn lại khoảng 75% - 90% chất thải y tế được phát sinh từ các cơ sở
y tế là không nguy hại còn gọi là chất thải y tế "chung" như chất thải sinh hoạt.

5


1.1.2. Phân loại chất thải y tế
hất thải y tế có rất nhiều thành phần rất phức tạp nên cần được phân ra thành

những loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại tuỳ thuộc vào mục
đích mà người ta có thể phân theo tính chất nguy hại của chất thải, phân loại theo
thành phần có trong chất thải hay là phân loại theo dạng tồn tại của chất thải.
a. Phân loại theo tính chất nguy hại
ây là cách phân loại theo hướng dẫn của WHO, 1992 [17] được sử dụng tại
phần lớn các nước đang phát triển. Theo phân loại này, chất thải y tế được phân
thành các loại sau:
-

hất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm

các yếu tố nguy hại);
- hất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không);
- hất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn);
- hất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với tế bào);
- hất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình
chứa khí có áp suất cao).
Mục đích của việc phân loại này để nhằm thu gom chất thải và tái chế chất thải
một cách an toàn. ể đáp ứng được mục đích này, trong tài liệu của WHO cũng còn
nêu ra nguồn gốc phát sinh của các loại chất thải này [18]. ũng dựa trên sự phân
loại hợp lý này, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được sửa đổi
vào năm 2007. Theo đó, chất thải y tế được chia thành 5 loại và được định nghĩa cụ
thể như sau:
* Chất thải lây nhiễm:
- hất thải sắc nhọn (loại

): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc

thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn

khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
- hất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

6


- hất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại ): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
-

hất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể

người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hoá học nguy hại:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- hất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- hất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu
- hất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi ( d) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình
ảnh, xạ trị).
* Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh
từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
* Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy,

O2, bình ga, bình khí dung.

ác bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.

* Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- hất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
-

hất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ

tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- hất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- hất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
b. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải
ách phân loại theo dạng tồn tại này rất ít được sử dụng, tuy nhiên cách phân
loại này cũng phù hợp với một số mục đích cụ thể, nhất là phù hợp với việc xây

7


dựng các dự án, đề án. Theo cách phân loại này thì chất thải y tế được chia thành 3
loại:
- hất thải y tế dạng rắn: là dạng chất thải có nhiều thành phần phức tạp nhất,
chứa nhiều thành phần nguy hại gồm các loại kim loại, kim tiêm, ống tiêm, chai lọ
nhựa, thuỷ tinh, bông băng, bệnh phẩm, rác hữu cơ, đất dá, bột bó gãy xương và các
vật rắn khác.
- hất thải lỏng bệnh viện gồm: nước thải từ khoa Xét nghiệm, X quang, các
khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện, nước thải sinh
hoạt và nước mưa.
- Khí thải: từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế.
c. Phân loại theo thành phần có trong chất thải

Việc phân loại theo thành phần có trong chất thải cũng được sử dụng để phù
hợp với một số mục đích như tách riêng các thành phần chất thải khi đem đi xử lý
hoặc để thống kê được lượng tiêu thụ từng loại. Phân loại theo cách này có thể chia
thành phân loại theo thành phần vật lý, thành phần hoá học và thành phần sinh học.
* Phân loại theo thành phần vật lý
- ồ bông vải sợi: Gồm băng, gạc, bông, quần áo cũ, khăn lau, vải trải
- ồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
- ồ thuỷ tinh: hai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm
- ồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng
- ồ kim loại: Kim tiêm, hộp đựng, dao mổ, cưa…
- Thành phần tách ra từ cơ thể: Máu mủ dính ở băng gạc, bộ phận cơ thể cắt bỏ
- Rác rưởi lá cây, đất đá…
* Phân loại theo thành phần hoá học
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất, thuốc thử
- Những chất hữu cơ: ồ vải, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa
- Nếu phân tích nguyên tố thì có những thành phần: , H, O, N
* Phân loại theo thành phần sinh học:

8


Theo thành phần sinh học gồn có các loại: máu, những loại dịch tiết, những
động vật thí nghiệm, phần cơ thể cắt bỏ và đặc biệt là những vi trùng gây bệnh…
1.2. guồn phát sinh chất thải y tế từ các hoạt động trong bệnh viện
Rác thải y tế là một loại chất thải đặc biệt sản sinh ra trong quá trình tiến hành
các hoạt động chữa bệnh và phòng bệnh. Rác thải y tế chủ yếu là loại chất thải nguy
hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào môi trường.
Rác thải y tế chủ yếu là rác thải bệnh viện hiện nay đang gây sự quan tâm lo
lắng cho nhân dân, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đại dịch


IDS. Bệnh viện

là nơi hội tụ nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nhân nặng. Nếu không có sự quản
lý tốt thì nguy cơ lây lan bệnh dịch không thể lường trước được.
Nước ta có một mạng lưới bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Thống kê
năm 2005, chúng ta đã có 13.337 với tổng số 194.713 giường bệnh (Niên giám
thống kê y tế, 2005).

ác cơ sở y tế này đã thải ra một lượng lớn chất thải y tế.

Ngoài các bệnh viện của Bộ Y tế, chúng ta còn có cả một hệ thống bệnh viện của
các lực lượng vũ trang. Tổng số cơ sở điều trị và tổng số giường của hệ thống này
theo ước tính cũng có thể lên tới hàng ngàn. Ngoài ra còn hệ thống trên một chục
viện nghiên cứu y học và một loạt các viện nghiên cứu y sinh học khác cũng thải ra
các loại chất thải vi sinh trong quá trình nghiên cứu. Bộ Y tế còn có nhiều xí nghiệp
dược mà trong quá trình sản xuất cũng thải ra chất thải độc hại [1] [9].
Bảng 1.1. ƣợng chất thải y tế phát sinh tại Việt am
Tuyến bệnh viện
Bệnh viện Trung
ƣơng
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện
Trung bình

Tổng lƣợng chất thải y tế
(kg/giường bệnh/ngày)
0,97
0,88
0,73
0,86


hất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
0,16
0,14
0,11
0,14
(Nguồn [17])

Trong số các bệnh viện hiện nay có tới 815 bệnh viện không có hệ thống xử lý
chất thải hoặc có nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không thường xuyên,
không có hiệu quả. Trung bình một bệnh viện nhỏ thải ra vài trăm kg rác, một bệnh

9


viện trung bình thải ra 600 - 800kg rác, bệnh viện lớn có hơn 1 tấn một ngày. Khối
lượng chất thải của từng bệnh viện phụ thuộc vào các yếu tố của bệnh viện như:
chuyên khoa của bệnh viện, giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, kỹ thuật điều trị,
khí hậu thời tiết, phong tục tập quán v.v... [2].
Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 tại bênh viện trên cả nước cho thấy tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau.
Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày
vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại
phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy
hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành
phố Hồ

hí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng


chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải
y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các
huyện, xã, nông thôn, miền núi. Ước tính trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất
thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn [11].
Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều tạo ra chất thải và có khả năng tác
động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng được mô
tả theo hình 1.1 dưới đây. Việc nắm được các nguồn phát sinh các chất thải y tế
giúp cho giảm thiểu và loại bỏ chất thải nhằm quản lý và xử lý chất thải tốt hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này muốn dựa trên việc phân loại chất thải trong quy chế
quản lý chất thải y tế để trình bày được rõ hơn các nguồn gốc phát sinh của chúng
và để người đọc có thể thấy rõ được việc phân loại chất thải y tế như thế nào.

10


Hoạt động

CHẤT THẢI Y TẾ

BỆNH VIỆN

(rắn, lỏng, khí)
Quản lý, xử lý chất
thải không tốt

Ô nhiễm môi trƣờng
(Nước sinh hoạt, nước thải,
không khí, đất)

Ảnh hƣởng sức khoẻ

cộng đồng

ình 1.1. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động
của chúng đến môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời
Sự phát sinh Rác thải y tế từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các
nghiên cứu rất đa dạng song chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể
liệt kê như sau:
-

hất thải khoa điều trị: gạc, bông băng dính máu mủ, mủ hoại tử, tổ chức

hoại tử đã cắt lọc, kim tiêm, bơm tiêm, ống thuốc, thuốc thừa. ác dịch, bệnh phẩm,
túi đựng.
- hất thải phòng mổ: bông nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ
của cơ thể, máu, dịch, thuốc, hoá chất, kim tiêm, bơm tiêm.
- hất thải phòng khám: bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc
nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn.
- hất thải khoa xét nghiệm huyết học: môi trường, máu, hoá chất chai lọ, kim
tiêm.
-

hất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hoá sinh: bệnh phẩm, phân, nước giải,

máu mủ, đờm, hoá chất, môi trường nuôi cấy.
- hất thải phòng thí nghiệm: các xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động
vật, các chất thải của quá trình sản xuất văc - xin.

11



- hất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân: đồ
ăn, thức uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn.

Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải bệnh viện theo bộ phận chức năng
Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo loại bệnh
viện. húng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân loại nên các điều tra
gần đây đều nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh viện lớn thường chiếm tới 20 25% toàn bộ rác phát sinh. on số này so với các bệnh viện của nước ngoài là hơi
cao, theo tài liệu của WHO (1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15%
là độc hại.
1.3. Tác động đến môi trƣờng [12]
* Tác động đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế được chôn lấp không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh,
hóa chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử dụng
bãi chôn lấp gặp khó khăn…
hất thải rắn y tế sau khi được phân loại, thu gom, tập trung tại nơi lưu giữ
chất thải không đảm bảo vệ sinh: có nhiều côn trùng, loài gặm nhấm (như chuột,
ruồi, gián) xâm nhập, sinh sống đã mang vi khuẩn gây bệnh và gây ảnh hưởng đến
môi trường trong và ngoài bệnh viện. ác chất thải y tế độc hại như gạc, bông, băng
nhiễm khuẩn, hoá chất chưa được xử lý được thu gom và đổ chung với rác sinh hoạt

12


vào bãi chôn lấp, thường không được đào sâu, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh sẽ
gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa
tỉnh về các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong đất cho thấy: tại các bệnh viện có đường
cống thải kín giá trị trung bình oliform và Fecal coliform/1 gam đất thấp hơn các
bệnh viện có đường cống thải không kín hoàn toàn. Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường đất không chỉ do chất thải rắn mà còn do cả chất thải lỏng bệnh viện nếu
không được quản lý, xử lý đúng quy định.

* Tác động đối với môi trường không khí
hất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom,
vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa
chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí độc hại HX,
NOX,

ioxin, furan… từ lò đốt và

H4, NH3, H2S… từ bãi chôn lấp. ác khí này

nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng
dân cư xung quanh.
Mặt khác, ở bệnh viện, đặc biệt khoa truyền nhiễm là nơi có chứa rất nhiều
mầm bệnh như: Streptococcus, Corynebacterium diphteriae, Mycobacterium
tuberculosis, Staphylococcus và không khí là môi trường truyền mầm bệnh vi
khuẩn, ngoài ra còn là yếu tố truyền mầm bệnh virus như virus cúm, virus sởi, quai
bị, có thể gây nên các vụ dịch lớn trong cộng đồng.
Môi trường không khí bệnh viện còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý
chất thải y tế:
- Rác bệnh viện vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện,
khu vực dân cư xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loại dịch bệnh.
- Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán các chất
độc hại bay vào không khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn
nước thải từ các nơi phát sinh đến nơi tập trung.
- Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa/ phòng trong bệnh viện như khoa chẩn
đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm không được xử lý đúng cũng là một trong những

13



nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ của cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh.
-

ác chất thải từ lò đốt bao gồm những chất ô nhiễm thông thường như các

hạt bụi, các khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi cũng như dioxin, furan, chì,
crôm, thuỷ ngân.

ác lò đốt chất thải y tế ở Việt Nam hầu hết không có bộ phận

kiểm soát ô nhiễm không khí, thêm vào đó do thiết kế, khả năng vận hành, bảo
dưỡng kém; các lò đốt quy mô nhỏ, quản lý kém nên đã phát sinh các khí độc trong
ống khói với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các chất
dioxin và furan. Khí thải từ khâu đốt rác còn gây mùi khó chịu cho người dân sống
gần khu vực đốt rác bệnh viện. Vì vậy, nếu các lò đốt rác không được quản lý tốt thì
"lợi bất cập hại" và lại trở thành mối đe doạ cho môi trường và sức khoẻ con người.
* Tác động đối với môi trường nước
Nước thải bệnh viện chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân gây bệnh
các khả lây nhiễm cao như Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu… Nếu không được
xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố thì có thể gây
ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.

ặc

biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
Hệ thống phân phối nước bệnh viện có thể bị ô nhiễm từ nguồn cấp nước hoặc

trong quá trình bảo quản, sử dụng và tuỳ theo nguồn nước mức độ ô nhiễm khác
nhau. Nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như cấu tạo địa chất,
chiều sâu của giếng, điều kiện vệ sinh xung quanh giếng, gần công trình vệ sinh, ý
thức vệ sinh, hoặc do nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất thải. Nguồn nước
giếng khoan lấy mạch nước ngầm sâu hơn nên thường sạch hơn nước giếng đào
nhưng có thể bị ô nhiễm bởi cấu tạo địa chất hoặc do việc khai thác sử dụng chưa
đảm bảo.

ối với nguồn nước máy ít bị ô nhiễm, tuy nhiên do các bể chứa không

sạch, ý thức vệ sinh chưa tốt làm vi sinh vật xâm nhập, sinh sản và gây ô nhiễm một
phần hoặc toàn bộ màng lưới phân phối nước. Như vậy các loại chất thải phát sinh

14


trong sinh hoạt, trong đó có nguồn chất thải từ bệnh viện không được quản lý, xử lý
tốt; ý thức vệ sinh chưa tốt sẽ là những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt.
Nước thải bệnh viện luôn có những nguy cơ tiềm tàng:


Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Shigella, dạng

oli, phẩy khuẩn,

liên cầu, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, tụ cầu, phế cầu, các chủng này ở
bệnh viện thường có tỷ lệ kháng kháng sinh cao; Nguy cơ nhiễm virus chủ yếu các
virus đường tiêu hoá (bại liệt, E HO, oxsackie ...), virus viêm gan A, virus gây ỉa
lỏng ở trẻ em Rotavirus; Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng như amip, Lamblia, trứng
giun, sán



Nguy cơ nhiễm chất độc hại: thường gặp trong việc rửa, tráng phim

hay thuỷ ngân của các nhiệt kế, huyết áp bị vỡ, các độc dược bị đổ đi rơi vào các
nguồn nước thải, tuy vậy nguy cơ này thường thấp hơn nước thải công nghiệp.


Nguy cơ nhiễm chất phóng xạ: do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều

trị và nghiên cứu không được bảo quản đúng mức sẽ gây phát xạ nguy hiểm.
Nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ
người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị, phần lớn
bệnh viện đều nằm trong các đô thị hoặc khu dân cư đông đúc, nên nước thải bệnh
viện không được xử lý tốt mà vẫn thải ra môi trường xung quanh sẽ gây nhiễm bẩn
và làm lan truyền dịch bệnh. Ở nước ta hiện nay, nhiều bệnh viện không có trạm xử
lý nước thải nên vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải cần được quan tâm và có
biện pháp xử lý.
1.4. Tác động đối với sức khoẻ con ngƣời
Hệ thống cung cấp nước trong bệnh viện không chỉ tác động tới một quần thể
người lành mà còn tác động trực tiếp tới một quần thể bệnh nhân rất đa dạng.
Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tới nhóm người bệnh có nguy cơ cao nhất là
những người phải làm thủ thuật thăm dò và điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào
cơ thể và gây nguy hại cho người bệnh, tất cả đều có liên quan tới nước.
 Cơ chế tác động của chất thải y tế đối với con người

15


hất thải y tế là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây

bệnh, các chất độc hại như hoá chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ... ác tác
nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường sau:
- Tác động trực tiếp: Qua các vết da bị trầy xước hoặc bị thương; Qua niêm
mạc (màng nhầy); Qua đường hô hấp (do hít phải); Qua đường tiêu hoá
- Tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường trong và ngoài bệnh viện hoặc
tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột…, thực phẩm.
 Những đối tượng phơi nhiễm với chất thải y tế
Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm trong các cơ sở y tế, những người làm
nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi
nhiễm với chất thải do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong khâu quản lý và
kiểm soát chất thải, bao gồm: Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của
bệnh viện; Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; Khách tới thăm hoặc người
nhà bệnh nhân; Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ
cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận
chuyển bệnh nhân; Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi
đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác.
 Các loại hình rủi ro:
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.
Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản
sau: hất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tác nhân nguy hại có trong
rác thải y tế;

ác loại hóa chất dược phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm;

Các chất chứa đồng vị phóng xạ; Vật sắc nhọn có thể gây tổn thương; hất thải có
yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội.
 Nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:
ác vật sắc nhọn không những gây thương tích (các vết xước, xuyên thủng da)
cho người phơi nhiễm mà còn có thể làm nhiễm khuẩn tại các vị trí gây xước hoặc


16


chọc thủng. Do nguy cơ tổn thương gấp hai lần và sự truyền bệnh nên các vật sắc
nhọn được coi là loại chất thải rất nguy hại.
Do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế tại các cơ sở y tế, một số vi khuẩn đã
có tính đề kháng cao đối với các loại thuốc kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn.
iều này đã được minh chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có
trong chất thải y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải.
Hơn nữa, vi khuẩn E.

oli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi

trường bùn hoạt mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho loại
vi sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác,
nước.
Ở các nước đang phát triển, còn thêm nguy hiểm do tìm bới và phân loại rác
bằng tay ở bãi rác của các cơ sở y tế. Những người thu nhặt rác có nguy cơ tổn
thương do kim tiêm và tiếp xúc với các độc chất.
Các vật thể trong thành phần chất thải y tế chứa đựng một lượng lớn các tác
nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Những virus
này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu
người bệnh.
Bảng 1.2. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất
thải y tế, các loại vi sinh vật gây bệnh và phƣơng tiện lây truyền
oại nhiễm khuẩn
Vi sinh vật gây bệnh
Nhiễm khuẩn đường tiêu Salmonella, Shigella, Vibrio
hoá

cholera trứng giun, sán
Nhiễm khuẩn hô hấp
Trực khuẩn lao, virus sởi,
phế cầu
Nhiễm khuẩn mắt
Herpes
Nhiễm khuẩn da
Phế cầu
Nhiễm khuẩn sinh dục
Neisseria
gonorrhoeae,
Herpes
Bệnh than
Bacillus anthracis
Viêm màng não
AIDS

Não mô cầu
meningitidis)
HIV

17

Dạng chất thải
Phân và chất nôn
hất tiết đường hô
hấp, nước bọt
hất tiết ở mắt
Mủ
Dịch tiết sinh dục


hất tiết của da (mồ
hôi, chất nhờn)
(Neisseria Dịch não tuỷ
Máu, chất tiết sinh
dục


Nhiễm khuẩn huyết do tụ
cầu
Nhiễm khuẩn huyết (do các
loại VK khác nhau)
Nấm andida
Viêm gan A
Viêm gan B và C

Staphylococcus spp

Máu

Enterobacter, Enterococcus,
Klebssiella
Candida albican
Virus viêm gan A
Virus viêm gan A, C

Máu
Máu
Phân
Máu, dịch cơ thể

(Nguồn: [13])

Tỷ lệ các tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch
vụ vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan ăng
ký các

ộc chất và Bệnh tật Hoa Kỳ ( TSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây ra

do kim tiêm trước khi vứt bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa đó không
kín hoặc được làm bằng những loại vật liệu dễ bị rách, thủng.
Như đã trình bày ở trên, y tá và những nhân viên bệnh viện là những nhóm
nguy cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này
vào khoảng 10 – 20 phần nghìn.

ác nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất

thải là những đối tượng có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất trong số các nhân
viên làm tại các cơ sở y tế, tỷ lệ hàng năm ở Mỹ là 180 phần nghìn. ho đến thời
điểm hiện nay thì ở Việt nam vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phản ảnh
được tình trạng tổn thương do nghề nghiệp của các nhân viên y tế.
 Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào:
ối với nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý loại chất
thải gây độc tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ các rủi ro tiềm tàng
sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất, liều lượng gây độc của chất độc và
khoảng thời gian tiếp xúc. Quá trình tiếp xúc với các chất độc có trong công tác y tế
có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt
hoặc bằng phương pháp hóa trị liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải
hóa chất có tính nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua
da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hoá
chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đường tiêu hoá là kết quả của

những thói quen xấu chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định

18


lượng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch
thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang được điều trị bằng hoá trị liệu.
ộc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các
chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp ADN hoặc quá trình
phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm alkyl
hoá, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm trong chu
kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại
gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên
phát đã bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức hoá trị
liệu.
Nhiều loại thuốc có độc tính cao và gây nên hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi
tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt (Bảng 1.3). húng cũng có thể gây ra chóng mặt
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Bảng 1.3. ác thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da
Nhóm Alkyl hoá:
Các thuốc gây rộp da (*):
Các thuốc gây kích thích:
Nhóm thuốc xen kẽ:
Các thuốc gây rộp da:
Các thuốc gây kích thích:
Các alkaloid thuộc nhóm
Vinca và các dẫn xuất:
Các thuốc gây rộp da:
Các thuốc gây kích thích:
Tạo thành các mụn nước


Aclarubicin, Chlormethine, Cisplatin, Mitomycin
Carmustine, Cyclophosphamide, Dacarbazine,
Ifosphamide, Melphalan, Streptozocin, Thiotepa
Asacrine, Dactinomycin, Daunorubicin,
Doxorubicin, Epirubicin, Pirarubicin, Zorubicin
Mitoxantrone

Vinblastine, Vincristine, Vindesine, Vinorelbine,
Epipodophyllotoxins.
Teniposide

(*)

(Nguồn: [13])
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải
genotoxic, việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên
những hậu quả sinh thái thảm khốc.

19


Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh
tật gây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng,
thì nhiều trường hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã
xảy ra.
 Tác động của chất thải hoá học và dược phẩm
Rất nhiều hoá chất và dược phẩm dùng trong các cơ sở y tế là chất nguy hại
như độc dược, chất gây độc tế bào, chất ăn mòn, chất dễ cháy, chất gây phản ứng,
gây nổ. ác chất này có thể gây nhiễm độc, gây các tổn thương như bỏng, gây sốc

hoặc ảnh hưởng đến di truyền.
Hiện nay chưa tìm thấy tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của
bệnh tật gây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng
đồng, nhưng đã có nhiều trường hợp tổn thương hoặc ngộ độc liên quan đến việc xử
lý các hoá chất và dược phẩm không đảm bảo trong các cơ sở y tế.

ể hạn chế tối

đa nguy cơ bệnh nghề nghiệp, nên thay thế các hoá chất an toàn hơn và cung cấp
các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc với hoá chất. Những nơi
bảo quản và sử dụng hoá chất độc hại cần được trang bị hệ thống thông gió, cần
được đào tạo, huấn luyện các biện pháp phòng hộ và biện pháp cấp cứu, chăm sóc
cho những người bị tai nạn khi tiếp xúc với hoá chất.
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những
mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất
ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ…).

ác

loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn
có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những
chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn
thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp
thụ hoá chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường
tiêu hoá. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản
ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới

20



da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. ác tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các
vết bỏng.
ác chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này,
chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn.
ũng cần phải lưu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên
các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao.
ác sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây
nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc
gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn
nước này.
Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của
quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các
kim loại nặng như thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.
Nguy cơ từ chất thải phóng xạ:
Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại
chất thải đối tượng và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là hội chứng đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt và nôn nhiều một cách bất thường. Chất thải phóng xạ, cũng như chất
thải dược phẩm, là một loại độc hại tới tế bào, gen. Tiếp xúc với các nguồn phóng
xạ có hoạt tính cao ví dụ như nguồn phóng xạ của các thiết bị chuẩn đoán như máy
Xquang, máy chụp cắt lớp… có thể gây ra một loạt các tổn thương chẳng hạn như
phá hủy các mô, nhiều khi gây ra bỏng cấp tính. ác nguy cơ từ những loại chất thải
có chứa các đồng vị có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt
của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ của loại chất thải
này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác
khi phải tiếp xúc với chất thải có chứa các loại đồng vị phóng xạ này là những
người có nguy cơ cao.
Chất thải phóng xạ có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền và gây
ra một loạt các triệu chứng: đau đầu, ngủ gà, hoa mắt chóng mặt, nôn.

21



Nhiều tai nạn đã được ghi nhận do việc thanh toán và xử lý các nguyên liệu
trong trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do tiếp xúc
với yếu tố nguy cơ. Có thể đã có nhiều trường hợp tiếp xúc với chất thải phóng xạ
bệnh viện có liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ, song không được ghi nhận. Chỉ
có những báo cáo các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với các chất phóng
xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị do hậu quả từ các thiết bị X quang hoạt động
không an toàn, do việc chuyên chở các dung dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu
các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
 Tính nhạy cảm xã hội:
Bên cạnh việc lo ngại đối với những mối nguy cơ gây bệnh của chất thải rắn y
tế tác động lên sức khỏe, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng
tâm lý, ghê sợ đặc biệt là khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về giải phẫu, các bộ
phận cơ thể bị cắt bỏ trong phẫu thuật như chi, dạ dày, các loại khối u, rau thai, bào
thai, máu…
ối với một số nền văn hoá, đặc biệt là ở châu Á, những niềm tin tôn giáo và
đời sống tâm linh đòi hỏi các phần của cơ thể phải được trả lại cho gia đình người
bệnh trong những chiếc quan tài nhỏ và được mai táng trong nghĩa địa.
1.5. ác biện pháp quản lý chất thải y tế
1.5.1. Tổng quan công tác quản lý chất thải y tế trên Thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý
chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn
thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế (CTYT). Tổn thương
này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng
hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. ó khoảng 50% số bệnh viện
trong diện điều tra vận chuyển

TYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng


trong xe thùng có nắp đậy.
Theo Ogawa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường khu vực
hâu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát tốt TYT, chưa có khả
năng phân loại TYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm 90,

22


nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo,

ustralia, Newziland đã đi đầu trong công

tác xử lí TYT, Malaixia có phương tiện xử lý rác thải tập trung trên bán đảo và các
hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh viện ở xa tại Boocneo.
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý TYT đáng tin cậy như đốt rác
bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng ở các
nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước hâu Á đã tìm ra một số
phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin đã áp dụng phương
pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí
thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng
có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho
các bệnh viện về mối nguy hại của

TYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa

chọn phù hợp.
1.5.2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng nằm
trong giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng
nên đều không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình và ngày nay vấn

đề này đã trở nên bức xúc, gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh
viện và xung quanh bệnh viện gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ
quan báo chí, truyền hình đã phản ánh dưới dạng các phóng sự điều tra [2] [8].
Ở nước ta, chất thải y tế đã được quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật,
nhưng việc thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định, hầu hết chất thải y tế ở các
bệnh viện chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nhiều bệnh
viện không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hoặc có thì nhiều hệ thống cống
rãnh đã bị hư hỏng, xử lý xuống cấp; rác thải không được phân loại, chôn lấp thủ
công hoặc đốt thủ công tại chỗ. Thực trạng như sau:
 Về quản lý rác thải
Kết quả điều tra năm 2002 của Bộ Y tế tại 294 bệnh viện trong cả nước cho
thấy 94,2% bệnh viện phân loại TYT tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8% bệnh viện
chưa thực hiện. ác bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân thực

23


hiện phân loại
viện ngành.

TYT ngay tại nguồn tốt hơn các bệnh viện tuyến huyện và bệnh

ó 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi TYT,

hầu hết các bệnh viện sử dụng chai nhựa, lọ truyền đã dùng để đựng kim tiêm.
Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại

TYT ở một số bệnh viện chưa chính

xác, làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất thải. 85% bệnh viện sử dụng mã

màu trong việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải [4] [5].
Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của

inh Hữu Dung (2003)

cho thấy: cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh nhưng
chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của Bộ Y tế và việc phân
loại phụ thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện.
Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế (2004) về TYT ở 175 bệnh viện tại
14 tỉnh, thành phố, cho thấy số bệnh viện có thùng chứa chất thải chiếm 76%, có bể
chứa rác chiếm 9,6%, có nắp đậy thùng rác hoặc mái che bể chứa rác chiếm 43%,
rác được để riêng biệt chiếm 19,3% trong tổng số bệnh viện, nơi chứa rác thải đảm
bảo vệ sinh chiếm 35,5%; 29% bệnh viện chôn TR trong bệnh viện; có 3,2% bệnh
viện vừa chôn, vừa đốt trong bệnh viện. Hầu hết các

TR trong bệnh viện đều

không được xử lý trước khi đem đốt hoặc chôn. Một số ít bệnh viện có lò đốt TYT
nhưng lại quá cũ kỹ và gây ô nhiễm môi trường.
Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2007) tại 4 bệnh viện Hà Nội, Bệnh viện Lao và
bệnh phổi Trung ương được đánh gía là bệnh viện quản lý rác thải tốt nhất trong 4
bệnh viện được kiểm tra nhưng oàn kiểm tra đã phát hiện trong buồng bệnh chỉ có
thùng đựng rác sinh hoạt thiếu thùng chứa đờm của bệnh nhân. Ở Bệnh viện Việt
ức tất cả rác thải đều chứa chung trong một loại túi đựng rác màu vàng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân
loại TYT là 95,6% và thu gom hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu gom TYT
như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ,
hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý

TYT.


khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom đạt yêu cầu theo quy chế.
 Về nước thải

24

hỉ có


×