Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tục ngữ chứa các từ trỏ bộ phận cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.28 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỤC NGỮ CHỨA
CÁC TỪ TRỎ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngữ văn

THÁNG 3 /2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỤC NGỮ CHỨA
CÁC TỪ TRỎ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngữ văn

THÁNG 3 /2015

2




MỤC LỤC

1.2. Nhận diện tục ngữ........................................................................................11
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỤC NGỮ TRỎ.....................................21
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI..............................................................................21
2.1.Phân loại........................................................................................................21
2.1.1.Từ trên xuống dưới ( đầu, thân mình, tay, chân)........................................21

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ là một thể loại ra
đời từ rất sớm và được xem là những viên ngọc quý giá. Tục ngữ phản ánh lời
ăn tiếng nói cũng như lối suy nghĩ của dân tộc Việt về các vấn đề của cuộc sống,
đồng thời cũng tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của dân tộc. Đã là người Việt chắc
hẳn ai cũng thuộc và vận dụng ít nhất một vài câu tục ngữ trong giao tiếp của
mình để vừa diễn đạt một vấn đề nào đó một cách vừa hàm súc vừa giàu hình
ảnh, gợi sự liên tưởng. Vì vậy, hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tục được sử dụng, khai
thác, bổ sung và được đi sâu nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, trong
đó có bình diện ngữ nghĩa.
1.2. Trong kho tàng tục ngữ Việt, từ chỉ bộ phận cơ thể người chiếm một
số lượng khá lớn. Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời, từ khi
con người tự nhận thức được về chính bản thân mình. Sau đó, con người lại lấy
mình làm thước đo vũ trụ thông qua các bộ phận chỉ các giác quan cơ thể mình
để nhận thức và lí giải hiện thực xung quanh. Những nhận thức đó được ghi lại
trong tục ngữ. Người Việt Nam, do nền sản xuất lúa nước, đặc trưng văn hóa, rất

chuộng cách vận dụng tục ngữ trong lời nói. Ở hầu hết các lĩnh vực nhận thức
trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận cơ thể người đều có mặt. Và trong bất kỳ cuốn
sách nào sưu tập tục ngữ thì bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người
cũng chiếm một số lượng rất lớn. Vì thế việc nghiên cứu ngữ nghĩa các phát
ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người là một việc làm hết sức cần thiết.
1.3. Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, tục
ngữ đang được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Việc tìm hiểu bộ phận tục ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ góp phần củng cố kiến thức về tục ngữ cho
giáo viên phổ thông, giúp cho việc giảng dạy phần tục ngữ được sâu sắc, vững
vàng và đạt được hiệu quả cao nhất.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tục ngữ
chứa các từ trỏ bộ phận cơ thể người’’ làm đề tài nghiên cứu của nhóm mình.
4


2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đã thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, xã hội nhân văn.
Cho đến nay, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về tục ngữ là rất lớn.
Dưới đây, chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tục ngữ có liên
quan đến đề tài này.
Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu văn học đã đề cập nhiều đến việc
xác định đúng khái niệm tục ngữ bằng việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục
ngữ với ca dao.
Tác giả Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với thành
ngữ (1945): “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn
hoặc chỉ bảo một điều gì. Còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà
diễn đạt một ý gì cho nó màu mè”.
Tiếp sau đó nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên và
đưa ra phân biệt rõ ràng khi ông nhấn mạnh thêm: “Tục ngữ là một câu tự nó

diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý
có khi là sự phê phán”, còn thành ngữ là “một phần câu sẵn có, nó là một bộ
phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng nó không diễn đạt một ý
trọn vẹn”.
Các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ hay phân biệt tục ngữ
với thành ngữ, tục ngữ với ca dao đều lấy tiêu chí nội dung làm cơ sở mà xem
tiêu chí hình thức chỉ là yếu tố phụ. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ học lại rất
quan tâm đến tục ngữ trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
Có thể coi cuốn Tục ngữ Việt nam cấu trúc và thi pháp (1997) của
Nguyễn Thái Hòa là cuốn chuyên luận khảo sát về tục ngữ một cách công phu
nhất dưới góc nhìn ngôn ngữ học. Trong phần Cấu trúc tác giả đã tìm hiểu các
vấn đề: Tính cố định của tục ngữ, mô hình tổng quát của tục ngữ, phân loại các
khuôn hình cơ bản của tục ngữ, những câu tục ngữ phức hợp. Trong phần Thi

5


pháp có các nội dung: Tục ngữ - một tổng thể thi ca nhỏ nhất; Tục ngữ - một
danh mục các lẽ thường; sự vận dụng tục ngữ.
Năm 2001, trong cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt nam”, tác giả Phan
Thị Đào đã trình bày về các vấn đề: kết cấu của tục ngữ; vần và nhịp trong tục
ngữ; cách tạo nghĩa trong tục ngữ.
Công trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng học”
(2006) của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu tục ngữ và
nhận diện tục ngữ, ngữ nghĩa của các lớp từ trong tục ngữ; Các quan hệ ngữ
nghĩa trong tục ngữ, một số trường ngữ nghĩa phản ánh đặc trưng văn hóa Việt
trong tục ngữ; Vấn đề dạy tục ngữ trong nhà trường. Đây là công trình đi sâu
nghiên cứu tục ngữ dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng đã có những đóng góp
mới mẻ.
Ngoài những chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ trên, còn có một số bài

viết về tục ngữ đáng chú ý như: “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”
(1972) của Nguyễn Văn Mệnh, Tạp chí Ngôn ngữ số 3; “Góp ý kiến về phân
biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973) Của Cù Đình Tú, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1;
“Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ” của tác giả Nguyễn Quý Thành, Tạp chí Văn
hóa dân gian (số 4, 1998); “Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt qua tục
ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Thông, Tạp chí Văn hóa dân gian (2000); “Tiếp
cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” của tác giả Hoàng Minh Đạo hay tạp chí
Văn hóa dân gian (2006), Về bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người đã
có một số bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ: Nguyễn Văn Nở với bài “Dấu ấn
văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (số 12 - 2006).
Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra từ chỉ bộ phận cơ thể người được dùng làm
chất liệu biểu trưng trong hầu hết tục ngữ các nước. Điểm khác nhau là ở cách
diễn đạt hoặc ở chỗ lựa chọn đặc trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người.
Tóm lại, bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người tuy đã được
nghiên cứu nhưng vẫn còn sơ lược, chưa toàn diện và có hệ thống. Với đề tài
6


này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về bộ phận các phát ngôn tục
ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ người
Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên cùng với một số tác giả khác, in
năm 2002, Nxb Văn hóa thông tin, làm đối tượng khảo sát. Đây là công trình
quy mô nhất, gồm 16.098 câu tục ngữ từng có mặt trong 52 đầu sách khác nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể
người gồm 1881 câu, với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên 104 bộ phận cơ thể
người.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
a. Khảo sát số lượng xuất hiện của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người.
b. Phân tích, mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người.
c. Chỉ ra đặc trưng văn hóa của người Việt qua các phát ngôn tục ngữ có
từ chỉ bộ phận cơ thể người.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp thống kê và phân loại
Qua khảo sát 16098 câu tục ngữ trong Kho tàng tục ngữ người Việt,
chúng tôi đã thống kê được 1881 phát ngôn có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người.
Sau đó, chúng tôi đã phân loại chúng theo vị trí xuất hiện: Cụ thể có 1610 phát
ngôn có từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngoài và 271 phát ngôn có từ chỉ bộ
phận bên trong cơ thể người, tổng số từ mà chúng tôi thu được là 89 từ chỉ bộ
phận cơ thể người ở bên ngoài và 15 từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên trong.
7


4.2. Phương pháp mô tả
Dựa vào kết quả thống kê, phân loại chúng tôi mô tả vị trí, tần số xuất
hiện và ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở thống kê, phân loại, mô tả chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể
và tổng hợp các nhóm ngữ nghĩa phát ngôn tiêu biểu trong tục ngữ. Từ đó, thấy
được cách sử dụng các phát ngôn đó trong việc biểu đạt nội dung ngữ nghĩa,
cũng như đặc trưng văn hoá của người Việt qua Kho tàng tục ngữ chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể người.

5. Đóng góp đề tài
Có thể xem đây là công trình tìm hiểu một cách tương đối hệ thống về đặc
điểm ngữ nghĩa (đặc biệt là nghĩa biểu trưng) của các phát ngôn tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài này gồm hai
chương:
Chương 1:Những vấn đề lí luận chung
Chương 2:Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tục ngữ trỏ bộ phận cơ thể người
.

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Về khái niệm tục ngữ
Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, xã hội nhân văn, được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã có những định nghĩa khác
nhau về tục ngữ.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tục ngữ là những câu ngắn gọn thường có
vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”
[14, tr.1062]. Đây là định nghĩa mang tính chất sơ lược vì công trình này
nghiêng về giải nghĩa từ.
Các tác giả của cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, đưa ra quan niệm:
“Tục ngữ là mét câu nói thường ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp
điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh, rút
ra chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét tâm lý, phong tục tập quán của nhân
dân” [15, tr.277].

Hoàng Tiến Tựu trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam cũng định
nghĩa: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc
kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói
ngắn gọn súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền" [16, tr.129].
Khi nghiên cứu về tục ngữ, tác giả Cao Huy Đỉnh lại phát hiện ra tính
chất hai mặt của tục ngữ: “Vừa có tính chất nghệ thuật văn học vừa không phải
vậy”. Ông giải thích: “Tính chất nghệ thuật văn học ở phần tư tưởng, tình cảm
(về mặt nội dung) và kết cấu, âm điệu, hình ảnh của ngôn ngữ trừu tượng (về
mặt hình thức). Tính chất phi nghệ thuật là ở chỗ nó làm ra vì mục đích khoa
học và triết lý hay nói đúng hơn là vì mục đích đúc kết và truyền thụ một cách
trực tiếp tri thức, những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, do đó mà nội dung
cách trí thường thức, khoa học thực hành và triết lý thực tiễn cũng chiếm phần
cơ bản trong bộ phận sáng tác dân gian này”.
9


Như vậy, có thể thấy, các định nghĩa về tục ngữ đều đề cập đến hai bình
diện: Nội dung và hình thức. Về nội dung, tục ngữ là những thông báo trọn vẹn,
đúc rút kinh nghiệm, tri thức của đời sống tự nhiên, xã hội, cũng như phong tục
tập quán của nhân dân. Về hình thức: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn súc tích.
Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu", Dương Quảng Hàm cho rằng:
“Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo
một điềugì” [18, tr.15].
Tiếp sau đó, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên và
nhấn mạnh thêm “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận
xét, một kinh nghiêm, một luận lý, có khi là sự phê phán” [17, tr.31].
Hai tác giả này khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ đều lấy tiêu chí nội dung
làm cơ sở mà xem nhẹ tiêu chí hình thức. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ lại quan
tâm đến tục ngữ trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
Hoàng Văn Hành lại cho rằng: “Trong cách nhìn của ngữ nghĩa học,

thì tục ngữ không phải chỉ là phán đoán. Có thể nhận định tục ngữ là những
câu thông điệp nghệ thuật". Nhiều tác giả như Chu Xuân Diên, Lương Văn
Đang, Phương Tri của Tục ngữ Việt Nam quan niệm: “Tục ngữ là một hiện
tượng ý thức xã hội, bởi vì mỗi con người ít hoặc nhiều đều tích lũy và sử
dụng một số câu tục ngữ nhất định, phù hợp với kinh nghiệm sống và lý
tưởng của người ấy.” [10, tr.102].
Ngoài ra, còn có một số cách định nghĩa rất khái quát về tục ngữ như:
tục ngữ là "một tổng thể thi ca nhỏ nhất” (R.Jacobson), là “cấu trúc mang
tính thơ của ngôn từ" (Hoàng Trinh), là “lời nói có tính chất thơ” (R.V.
Vinogrador), là “những phát ngôn làm sẵn” (J.Lyons). Tác giả Hồ Lê cho
tục ngữ là “những câu cố định”, còn Nguyễn Thái Hòa thì coi tục ngữ là
“những phát ngôn đặc biệt”.
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về
tục ngữ. Các ý kiến này mặc dù khác nhau nhưng không mâu thuẫn, loại trừ
nhau mà mỗi ý kiến lại làm rõ thêm khái niệm tục ngữ ở một khía cạnh nào đó.
10


Việc để có được một khái niệm thật đầy đủ, chính xác về tục ngữ thật không dễ.
Chúng tôi đã tổng hợp các ý kiến khác nhau về tục ngữ dưới nhiều góc nhìn để
có được một định nghĩa sau: Tục ngữ có kết cấu là một câu hoàn chỉnh ngắn gọn
súc tích, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Tục ngữ thường
thể hiện những nhận xét, phán đoán, kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống con
người, về tự nhiên và xã hội.
1.2. Nhận diện tục ngữ
Một đơn vị được xem là tục ngữ phải có các đặc điểm sau:
1.2.1. Đặc điểm về hình thức
Tục ngữ có số lượng âm tiết ngắn từ 3 đến 28 âm tiết, nhưng chủ yếu là từ
6 âm tiết trở lên. Những yếu tố hình thức của tục ngữ bao gồm: Vần, nhịp và
kiến trúc sóng đôi.

Về vần: Thơ ca khác biệt với văn xuôi tự sự ở nhiều yếu tố trong đó có
yếu tố vần. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vần trong thơ ca cũng chiếm một vị
trí quan trọng, tạo nên dáng vẻ riêng cho thơ ca.
Do đặc trưng của tục ngữ là ngắn gọn, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc, nên
yếu tố vần được đặc biệt coi trọng. Theo thống kê của Nguyễn Thái Hòa, chỉ có
khoảng 100/5000 câu tục ngữ được khảo sát là không có vần, chiếm tỷ lệ 0,02%.
C̣n lại là có vần và chính điều này tạo nên đặc trưng ngoại hình của tục ngữ so
với các phát ngôn làm sẵn khác. Xét theo vị trí của vần trong câu, tục ngữ có hai
loại vần: Vần liền và vần cách. Vần liền là hai tiếng hiệp vần đi liền với nhau
trong câu tục ngữ. Chẳng hạn: Một vèn, bốn lời; Ăn chắc, mặc bền; Khoai
ruộng lạ, mạ ruộng quen; Mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Vần cách là hai tiếng hiệp
vần đứng cách nhau từ một tiếng trở lên. Cụ thể: Cách 1 tiếng: Quân tử gian
nan, hồng nhan vất vả... cách 2 tiếng: Đàn ông lông chân, đàn bà gân cổ...
cách 3 tiếng: Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa... cách 4 tiếng:
Gái có chồng như chông như mác, gái không chồng như rác như rơm... cách 5
tiếng: Đàn bà tóc tốt thì sang, đàn ông tóc tốt thì mang nặng đầu... cách 6 tiếng:
Chê cơm ăn cá lù đù, chê thằng ỏng bụng lấy thằng gù lưng...
11


Trong câu tục ngữ, vần là yếu tố quan trọng có hai chức năng, chức năng
liên kết trong phát ngôn và chức năng liên kết ngữ nghĩa. Ở chức năng liên kết
trong phát ngôn, nhờ vần mà hai vế trong phát ngôn được liên kết thành một
chỉnh thể thống nhất (Một vốn, bốn lời; Mặt rỗ, tổ ghen; Mặt kẻ Báng, dáng chợ
Dầu). Ở chức năng liên kết ngữ nghĩa, một số câu có sự tỉnh lược đến tối đa:
Chim gà, cá nhệch, cảnh cau, rau cải, nhân ngãi vợ, đầy tớ con thì nhờ sự liên
kết trên trục ngữ nghĩa mà ta hiểu được nghĩa của cả câu tục ngữ là: Trong các
loài chim thì chim ngon nhất là gà, trong các loài cá thì ngon nhất là cá nhệch,
trong các loại rau thì rau ngon nhất là rau cải, trong các loại người có nhân nghĩa
trước sau thì người có nhân nghĩa nhất là vợ, trong số những người đầy tớ thì

đầy tớ trung thành nhất là con.
Về nhịp điệu: Cùng với vần, nhịp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
hình thức và nội dung tạo sự ổn định và bền vững cho tục ngữ. Nhịp chính là
những chỗ ngừng, chỗ ngắt, được tổ chức hợp lý dựa trên quy luật tổ chức nội
dung, ý nghĩa của ngôn từ. Nội dung của câu tục ngữ còn chịu sự chi phối của
cách ngắt nhịp trong câu. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Ăn trông nồi, ngồi trông
hướng, nếu ngắt nhịp 3/3 là đúng nhưng nếu ngắt nhịp 2/2/2 thì không đúng với
nội dung ý nghĩa ban đầu. Hầu hết, nhịp câu tục ngữ trùng với ranh giới giữa các
vế có số lượng âm tiết bằng nhau. Ví dụ: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng;
Miếng ngon nhớ lâu / đòn đau nhớ đời; Sông có khúc / người có lúc; Bán anh
em xa / mua láng giềng gần…Nhưng cũng có trường hợp hai vế không cân xứng
với nhau về số lượng từ mà nhịp vẫn xuất hiện: Lo trẻ mùa hè / không bằng lo
què tháng sáu; Cấy tháng bảy / vợ chồng rẫy nhau…Cách bắt nhịp đó còn nhờ ở
yếu tố vần tạo nên. Vẫn có những trường hợp khi giữa hai vế không có sự bắt
vần thì nhịp vẫn rõ: Cái lưng thước mốt / cái giò thước hai; Má bánh đúc / mặt
mâm xôi…Như vậy, vai trò của nhịp điệu là rất quan trọng, vần và nhịp gắn bó
với nhau tạo nên tính nhạc, và góp phần làm nổi bật giá trị thẩm mỹ.
Về kiến trúc: Tục ngữ là sự nén chặt các phát ngôn, do vậy, dấu hiệu để
phân biệt tục ngữ với các phát ngôn khác là kiến trúc sóng đôi trong cấu tạo.
12


Trong tục ngữ, cấu trúc sóng đôi biểu hiện ở sự lặp lại về mặt ngữ pháp của câu,
trong các thành phần cấu tạo nên tục ngữ. Chẳng hạn: Nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống; Bán anh em xa, mua láng giềng gần…
Theo thống kê của Nguyễn Thái Hòa, trong 5000 câu tục ngữ chỉ có
khoảng 150 câu không có cấu trúc sóng đôi, chiếm gần 0,03%. Điều này chứng
tỏ, cũng như vần, kiến trúc sóng đôi là hiện tượng phổ biển nhất trong tục ngữ.
Nhưng nếu như vần là đặc điểm chung của thơ ca thì kiến trúc sóng đôi là đặc
điểm riêng của tục ngữ, phổ biến nhất trong tục ngữ. Tục ngữ có hai kiểu sóng

đôi: Sóng đôi bộ phận, một từ hoặc cụm từ giống hoặc khác chức năng (Trai/
lính tuần, lính thú // gái / cửa phủ, cửa đồn; Có đi có lại // mới toại lòng
nhau…); Sóng đôi phát ngôn (con hư tại mẹ / cháu hư tại bà; Ở bầu thì tròn / ở
ống thì dài…).
1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo
Tục ngữ có cấu tạo tự do, gồm một kết cấu Đề - Thuyết đơn hoặc sóng đôi. Kết
cấu Đề - Thuyết đơn: Ai biết được ma ăn cỗ; Trứng đòi khôn hơn vịt; Người ta
là hoa đất... Kết cấu Đề - Thuyết sóng đôi: Chè hâm lại, gái ngủ trưa; Con hư
tại mẹ, cháu hư tại bà; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen...
1.2.3. Đặc điểm về ý nghĩa
Tục ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng và đa nghĩa. Những câu tục ngữ
mang nghĩa đen chủ yếu chứa đựng nội dung thông báo về các hiện tượng tự
nhiên, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất cũng như các đặc điểm địa
phương. Nghĩa của các câu tục ngữ này thường không có hàm ý gì khác ngoài ý
nghĩa toát ra từ bản thân các hiện tượng ấy. Chẳng hạn: Chớp đông nhay nháy,
gà gáy thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Dưa La, cà Láng, nem
Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét; Nhút Thanh Chương,
tương Nam Đàn…
Còn một bộ phận tục ngữ đồng thời mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng
nhưng chủ yếu là nghĩa bóng như: Cỏ úa thì lúa cũng vàng; Uống nước nhớ

13


nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn…
Trong tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng có quan hệ hữu cơ với nhau.
Nghĩa bóng được thể hiện thông qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen và chỉ
có thể giải nghĩa được khi đặt nó trong quan hệ logic với nghĩa đen.
1.3. Tổng quan về nhóm tục ngữ chứa các từ trỏ bộ phận cơ thể người

Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời, từ khi con người tri
giác về chính bản thân mình. Con người đã xác định được những đặc trưng làm
cơ sở định danh cho các bộ phận cơ thể. Cụ thể: Đặc trưng hình thức (chiếm
52%). Ví dụ: Lá mía, mắt cá, nhãn cầu, xương chậu…Đặc trưng vị trí (chiếm
22%), ví dụ: Tai trong, tai giữa, xương sườn, xương hông…Đặc trưng về công
dụng, chức năng (chiếm 9%), ví dụ: Dây thanh, ruột thừa…Đặc trưng vật lý
(chiếm 6,6%), ví dụ: Ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch…Đặc trưng về
kích thước, kích cỡ (chiếm 6,1%) như: Đại não, tiểu não, đại tràng, ngóncái…
Những đặc trưng tản mạn khác chiếm 3,7% như chỉ màu sắc, cấu tạo, hành vi.
Ví dụ: Tròng trắng, huyết mạch…
Như vậy, các đặc trưng hình thức và vị trí được sử dụng làm cơ sở định
danh bộ phận cơ thể người nhiều hơn tất cả các đặc trưng khác. Trong đó, đặc
trưng hình thức luôn đứng đầu, có giá trị nhất đối với sự định danh.
Về cấu trúc ngữ nghĩa, theo thống kê của Nguyễn Đức Tồn, tên gọi bộ
phận cơ thể người trong tiếng Việt xuất hiện 10 dạng thông tin (hay 10 loại
nghĩa vị) gồm:
1. Tên gọi chỉ loại (bộ phận chỉ loại trực tiếp) chiếm 57%. Chẳng hạn
như: “Đầu” - phần trên cùng thân thể con người; “tay” - bộ phận phía trên cơ thể
con người từ vai đến ngón tay.
2. Vị trí: Trên - dưới, trái - phải, trong - ngoài, trước - sau…nghĩa vị này
chiếm 53%. Có thể có vị trí tuyệt đối: Trên cùng, phía trước hoặc tương đối:
Dưới cái gì, sau cái gì.

14


3. Chức năng bộ phận cơ thể chiếm 34%. Có 2 trường hợp: Chỉ ra chức
năng thực của bộ phận cơ thể (như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…) hay chỉ ra
chức năng giả, chức năng biểu trưng của bộ phận cơ thể người (như bụng dạ biểu trưng ý nghĩa tình cảm của con người).
4. Tính sở thuộc: Của bộ phận cơ thể nào đó, chiếm 22%. Nghĩa vị này

thường hàm ẩn trong siêu nghĩa vị trực tiếp. Nó được biểu hiện tường minh
trong trong ngôn ngữ có hai từ khác nhau, một từ biểu thị cơ thể người, từ kia
biểu thị cơ thể động vật. Chẳng hạn: “lông” - Những sợi đơn hay sợi kép mọc ở
ngoài da cầm thú hoặc da người.
5. Cấu trúc - nghĩa vị này chiếm 19%. Khi trong định nghĩa không diễn
ra “tên gọi chỉ loài” thì nghĩa vị cấu trúc thay thế cho nghĩa vị này. Chẳng hạn,
“thủy tinh thể” - bộ phận của mắt dưới dạng thấu kính trong suốt, lồi hai mắt, co
giãn được, “lợi” - mô cơ che phủ chân răng.
6. Kích thước, chiếm 14%. Ví dụ: “Tá tràng” - phần ruột non tiếp với dạ
dày, dài chừng 12 cm.
7. Hình dạng, chiếm 11%. Chẳng hạn: "Nhãn cầu" - phần chính của mắt,
hình cầu, nằm trong hõm mắt.
8. Thuộc tính vật lý, chiếm 9%. Ví dụ: “Thịt” - phần mềm dưới da bao
phủ xương trong cơ thể.
9. Màu sắc, chiếm 4%. Chẳng hạn: “Máu” - chất lỏng màu đỏ chảy trong
mạch máu người và động vật.
10. Thời gian, chỉ chiếm 0,8%. Ví dụ: “Răng khôn” - răng hàm thứ ba
mọc sau 20 tuổi.
Về cấu tạo tên gọi bộ phận cơ thể người, vì tiếng Việt thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập (phân tích tính) nên nó chi phối đến đặc điểm định danh trong
ngôn ngữ này. Cách định danh theo lối phân tích đóng vai trò chỉ đạo trong tiếng
Việt. Cho nên, từ chỉ bộ phận cơ thể người được xây dựng theo lối tạo từ ghép
chiếm 37,8%. Ví dụ: tâm thất, lưỡng quyền, đồng tử…

15


Tên gọi bộ phận cơ thể người là từ đơn tiết, được cấu tạo trên cơ sở sử
dụng tổ hợp âm tố biểu thị đặc trưng nào đó được chọn lựa từ trong số các đặc
trưng của bộ phận cơ thể người chỉ chiếm gần 27% trong trường từ vựng ngữ

nghĩa tiếng Việt. Chẳng hạn: thóp, sọ, gáy, chân, tay…
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có kiểu định danh theo kiểu đặc ngữ hóa
một cụm từ trong tiếng Việt, chiếm 29%. Ví dụ: tròng trắng, răng hàm, bàn tay,
lá mía, bắp thịt…
Như vậy, xét về phương diện cấu tạo từ, trong trường từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt, bộ phận cơ thể được định danh theo lối cấu tạo từ ghép là chủ yếu.
Tuy nhiên, trong tục ngữ thì từ chỉ bộ phận cơ thể người là từ đơn tiết chiếm
phần đa. Về mặt nguồn gốc: Tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt được
tạo ra từ hai nguồn là thuần Việt và vay mượn. Kết quả cụ thể là trong số 397
tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt thì số từ có nguồn gốc thuần Việt
chiếm 66,2%, đó là những từ như: Đầu, mình, tay, chân, cánh tay, bàn chân…
Các tên gọi cơ thể người vay mượn chiếm số lượng ít hơn là 33,8% (134/397).
Bộ phận tên gọi vay mượn chủ yếu từ hai nguồn là: Từ tiếng Hán và từ ngôn
ngữ Ấn - Âu, trong đó vay mượn từ Tiếng Hán chiếm phần đa 98% (132/134 từ)
gồm những từ như: Tâm thất, thanh quản, đại tràng, khẩu, diện… Số tên gọi bộ
phận cơ thể được vay mượn từ ngôn ngữ Ấn - Âu là không đáng kể chỉ chiếm
2% (2/134) như ven, amidan.
Việc số lượng từ thuần Việt trong trường tên gọi chỉ bộ phận cơ thể người
nhiều hơn hẳn so với từ vay mượn hoàn toàn có thể giải thích được. Hệ thống
tên gọi này có rất lâu đời khi con người tri giác được về chính bản thân mình.
Nó ra đời từ rất sớm và thuộc về lớp từ cơ bản của người Việt. Tuy nhiên, trong
bức tranh ngôn ngữ về các bộ phận cơ thể người lúc đó cũng có nhiều ô trống,
“vết trắng” (như cách gọi của Nguyễn Đức Tồn) cho nên người Việt phải lấp
đầy bằng cách vay mượn chủ yếu từ tiếng Hán. Do các nguyên nhân tiếp giáp về
địa lý, quan hệ lịch sử - văn hóa lâu đời, những cuộc chiến tranh xâm lược và do
đặc điểm cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập mà người Việt vay mượn tiếng Hán
16


nhiều hơn, có thể nói là gần như toàn bộ. Đặc điểm này cũng phản ánh đặc điểm

chung của tiếng Việt. Điều đặc biệt là do xu hướng giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt nên nhiều tên gọi Hán - Việt đã được Việt hóa. Cá biệt, có những tên
gọi thuần Việt đã hoàn toàn thắng thế, đẩy những từ Hán - Việt vào vốn từ cổ
như dây thanh (thanh đới), ruột non (tiểu tràng), ruột thừa (manh tràng).
Theo vị trí cơ thể, tên gọi bộ phận cơ thể người có thể chia ra hai tuyến:
Bên ngoài cơ thể và bên trong cơ thể. Lớp từ chỉ bộ phận cơ thể bên ngoài ra đời
trước bởi vì đây là những đối tượng dễ tri nhận và phần lớn là những từ đơn tiết,
từ thuần Việt. Chẳng hạn: thân, mình, đầu, tay, chân…Bộ phận này xuất hiện
nhiều hơn và thường dùng khi miêu tả, theo nghĩa đen. Lớp từ chỉ bộ phận cơ
thể người bên trong xuất hiện sau, có cấu tạo là những từ đa tiết và thường là từ
Hán -Việt. Những từ này ít phổ biến trong cuộc sống thường nhật mà được dùng
nhiều trong chuyên môn của ngành y học như: ruột thừa, dạ con, dạ dày, đại
tràng, tá tràng…
Như vậy, từ chỉ bộ phận cơ thể người là lớp từ thuộc vốn từ vựng cơ bản,
ra đời sớm, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. Lớp từ này có cấu trúc ngữ
nghĩa phong phú, cấu tạo đa dạng, được tạo ra từ nhiều nguồn. Sử dụng từ chỉ
bộ phận cơ thể người là một nhu cầu tất yếu để con người bộc lộ hiểu biết về
chính bản thân mình và thế giới. Chính bởi vai trò quan trọng như thế cho nên
không có gì lạ khi ta thấy tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người của người Việt
phong phú đến thế
Qua khảo sát bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong cuốn
Kho tàng tục ngữ người Việt, chúng tôi thống kê được 1881 câu tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người với 2687 lượt từ gọi tên 104 bộ phận cơ thể người.
Theo số liệu thống kê của Nguyễn Đức Tồn trong bài viết Ngữ nghĩa các
từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga đăng trên Tạp chí
Ngôn ngữ, số 4 (1989) thì tiếng Việt có 397 từ chỉ bộ phận cơ thể người, 397
đơn vị này gọi tên 289 bộ phận cơ thể khác nhau của người, trong đó có những
bộ phận được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Sở dĩ con số từ chỉ bộ phận cơ thể
17



người có sự lệch nhau là bởi vì số liệu của giáo sư Nguyễn Đức Tồn là những từ
chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện với chức năng định danh sự vật, gọi tên
thuần tuý còn số liệu của chúng tôi chỉ xuất hiện trong thể loại tục ngữ với chức
năng là tín hiệu nhận thức và tín hiệu nghệ thuật. Ví dụ: Anh em như tay với
chân thì tay,chân được xem như tín hiệu nhận thức (nói đến sự gắn bó mật thiết)
và tín hiệu nghệ thuật (tác động đến người nghe một cách biểu cảm)....
BẢNG SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CỦA TỪ CHỈ BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TỤC NGỮ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27

Từ chỉ
BPCTN
Bàn tay
Bàn chân
Bụng
Cánh tay
Cằm
Cẳng
Cẳng tay
Cật
Chân
Cổ
Cổ tay
Con ngươi
Con mắt
Da
Dạ
Dái tai
Đầu
Đầu gối
Đít
Đùi

Gan
Gáy
Gân cổ
Gót
Giò
Hàm
Hàm răng

Số lần
xuất
hiện
16
1
107
8
8
1
1
2
150
38
3
1
3
36
51
1
137
30
35

6
26
5
1
7
3
5
4

Thứ
hạng
27
40
8
33
33
38
40
39
5
18
38
39
38
19
13
40
6
22
20

35
25
36
40
34
38
36
37

TT
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72

73
74
75
76
77
78
79

Từ chỉ
BPCTN
Mắt
Mắt cá (chân)
Mặt
Mũi
Miệng
Mồm
Mép
Môi
Móng tay

Mồ hôi
Mông
Mình
Mày
Mang tai
Mỏ ác
Mật
Mũi
Nách
Não

Ngực
Nanh
Nhãn
Ngón tay
Nước mắt
Nước đái
Người

Số lần
xuất
hiện
158
1
250
26
198
48
13
46
5
1
6
2
49
12
3
1
1
1
5

1
5
1
1
8
12
2
36

Thứ
hạng
4
40
2
25
3
14
30
15
36
40
35
39
13
31
38
40
40
40
36

40
36
40
40
33
31
39
19
18


28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

47
48
49
50
51
52

Hầu
Háng
Họng
Hông
Huyết
Khoáy
Khẩu
Khúc giữa
Khoeo
Lặc lè
Lỗ mũi
Lỗ tai
Lỗ miệng
Lông
Lông mày
Lông nách
Lòng
Lưng
Lườn
Lưỡi
Lông chân
Lông bụng
Mạo


Máu

3
3
8
3
2
4
7
1
1
2
1
1
2
12
2
1
120
15
1
14
1
1
2
28
54

38

38
33
38
39
37
34
40
40
39
40
40
39
31
39
40
7
28
40
29
40
40
39
24
11

80
81
82
83
84

85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104

Ót
Ống chân
Quai hàm
Răng
Râu
Ruột
Rốn
(BP) Sinh dục
Sườn

Thân
Thịt
Tóc
Tóc mai
Tai
Tay
Trán
Ức
Vai
Vóc

Xác
Xương
Xương sống
Xương sườn
Xương hom

1
2
1
63
14
46
5
20
4
45
20
43
2

53
327
9
1
36
1
33
6
29
2
8
2

40
39
40
10
29
15
36
26
37
16
26
17
39
12
1
32
40

19
40
21
35
23
39
33
39

1.4. Tiểu kết chương 1
Từ việc trình bày trên, chúng tôi rút ra những kết luận chính như sau:
1. Ở chương 1, chúng tôi đã đưa ra rất nhiều định nghĩa của các nhà nghiên
cứu về tục ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích, lí giải để đưa ra một định
nghĩa về tục ngữ làm cơ sở để đi vào tìm hiểu các tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ
thể người.
2. Chúng tôi đưa ra các tiêu chí để nhận diện tục ngữ trên các mặt: hình
thức, cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa.
3. Chúng tôi cũng đã đề cập đến nhóm tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể
người. Trong kho tàng tục ngữ người Việt, từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện
với số lượng lớn, có những đặc điểm riêng về ngữ nghĩa.
19


Khảo sát bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong cuốn Kho
tàng tục ngữ người Việt, chúng tôi thống kê được 1881 câu tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên 104 bộ phận cơ thể người.
Đây là những căn cứ bước đầu giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu sâu hơn bộ phận
tục ngữ này.

20



CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA NHÓM TỤC NGỮ TRỎ
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
2.1. Phân loại
2.1.1. Từ trên xuống dưới ( đầu, thân mình, tay, chân)
Trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận cơ thể người từ trên xuống dưới chiếm một
số lượng lớn, được phân chia chi ly, tỉ mỉ ở các mặt: vị trí, chức năng cấu tạo và
ở mỗi mặt lại tiếp tục được chia nhỏ hơn nữa.
Đầu: Đầu tắt mặt tối; được đằng chân, lân đằng đầu; đầu ai chấy nấy; đầu
óc ngu si, tứ chi phát triển; tránh đầu, phải tai; từ gót chí đầu, đau đâu khốn đấy;
vợ chồng đầu gối tay ấp......Thân mình: có thân phải khổ vì thân; hơn nhau tấm
áo manh quần, thả ra ai cũng mình trần như ai; ai khéo ngồi thì sạch mình
nấy…..Tay: đứt tay hay thuốc; rế rách đỡ nóng tay; bà chúa đứt tay bằng ăn mày
sổ ruột; đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối; anh em như thể chân tay; mát tay hơn
hay thuốc; đứt tay, hay thuốc; đất đến tay ai người ấy nên; tay không, nói chẳng
nên điều; không mẹ lẹ chân tay; mẹ sống bằng hai bàn tay, con ăn mày bằng hai
đầu gối; hai tay vày lỗ miệng; tay bắp cày, chân bàn cuốc; tay dùi đục, chân bàn
chổi; tay ống sậy, chân ống đồng; tay que giẽ, chân vòng kiềng; nhiều tay thì vỗ
nên bộp; tay đứt, ruột xót; tay đâu mà đậy miệng người thế gian; vạ tay không
cay bằng vạ miệng; vụng tay, hay lỗ miệng; vai gánh, tay cuốc; thơm tay, may
miệng; tay vơ chẳng tày miệng lún; tay trắng làm nên; tay nhúng phải chàm; tay
lọ thì mặt cũng lọ; tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ; tay cầm khoáng, tay bẻ
măng; tay chai, vai mòn; tay không bắt gió trời; một tay nâng được mấy trái
bòng; mắt không hay, lấy tay mà sờ……Chân: Chân tốt về hài, tai tốt về vòng;
trai có vợ như rợ buộc chân; nước đến chân mới nhảy; xa mỏi chân, gần mỏi
miệng; sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại; sẩy chân đã có ngon sào, sẩy
miệng biết nó làm sao bây giờ; sẩy chân còn hơn lỡ miệng; buộc chân voi chân
ngựa, chớ sao buộc được chân người; chạy chân không bén đất; chân ngoài dài

hơn chân trong; đàn ông long chân, đàn bà gân cổ……
21


Đầu lại chia nhỏ thành: tóc, mặt, khoáy,...cứ người có tóc, ai cứ người
trọc đầu; mua cá thì phải xem mang, người khôn xem lấy hai hàng tóc mai;
chồng yêu cái tóc nên dài, cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn; tốt tóc gội cỏ
mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả; đàn bà tốt tóc thì sang, đàn ông tốt tóc thì
mang nặng đầu; cơm no chớ có chải đầu, đói lòng chớ có tắm lâu tật nguyền;
sống chỉ mặt, chết chỉ mồ; quen mặt, đắt hàng; mặt rỗ, tổ ghen; những người
phinh phính mặt mo, chân đi chữ bát thì cho chẳng màng; chọn mặt bưng mâm;
ma bắt coi mặt người; mặt xanh, nanh vàng; vợ đẹp mặt, chồng đau lưng; mặt
bằng cái gàu giai, miệng bằng hai gàu sòng; mặt lẳn như sắt nguội; mặt mũi
méo mó thì có đồng tiền, mặt vuông chữ điền thì tiền không có; mặt ngay như
cán thuổng…..Tay lại chia nhỏ thành: cánh tay, bàn tay, ngón tay,…bàn tay
có ngón dài ngón ngắn; cho tay mặt, giât tay trái; sảy vai xuống cánh tay; năm
ngón tay có ngón dài ngón ngắn; trai tay trái, gái tay mặt……
Chân lại chia nhỏ thành: đùi, đầu gối, bàn chân, gót,…còn cha gót đỏ
như son, một mai cha mất gót con như chì; anh em rể đánh nhau sể đùi; bụng
đói đầu gối phải bò….
Mặt lại chia nhỏ thành: mắt, mũi, tai, miệng, má, râu,…mắt sắc như
dao cau; thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng; mắt to như mắt ốc nhồi; mắt trắng
như lợn luộc; những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cắp, gái buông chồng
người; trai bạc mắt, gái thâm môi, những người lông bụng chớ chơi bạn cùng;
con mắt to hơn cái bụng; mắt đỏ như cá chày; mắt ba vành, đầu tám tọng; gái
một con trông mòn con mắt; mắt giương như mắt ếch; mắt ốc nhồi, môi chuối
mắm; to mắt hay nói ngang; trêu cò, cò mổ mắt; đường đi ở miệng; khó nhịn
miệng, mồ côi nhịn lời; vạ bởi miệng ra, bệnh qua miệng vào; bán trôn nuôi
miệng; miệng hùn gan sứa; miệng ông cai, vai đầy tớ; miệng thơn thớt, dạ ớt
ngâm; mồm ngang mũi dọc, mắt mọc hai bên; mặt rỗ, tổ gan; mặt tái mét, nói

phét tinh thần; no bụng, đói con mắt; thấy miếng ngon, tròn con mắt; thà đau
mắt chẳng thà dắt răng; mồm mép thầy cò; mồm miệng đỡ chân tay; gươm hai
lưỡi, miệng trăm hình; miệng đã se, có chè thết khách; đàn ông rộng miệng thì
22


sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà; miệng tu hú ăn lở rú lở rí; làm
biếng lấy miệng mà đưa; vắt mũi không đủ đút miệng; nhất có râu, nhì bầu
bụng; rậm râu, sâu mắt; đói rụng râu, sầu rụng tóc; chờ được vạ, má đã sưng;
lấy chồng cho đáng tấm chồng, bỏ công trang điểm má hồng răng đen; răng
đen vì thuốc, rượu nồng vì men; má bánh đúc, mặt mâm xôi; vào lỗ tai, ra lỗ
miệng; tránh đầu, phải tai; tai vách, mạch dừng…………
2.1.2. Từ trước ra sau( ngực- lưng,mặt- gáy..)
Lưng đòn xóc bụng dọc dừa, làm thì lười ăn như xa cán; cái lưng thước
mốt, cái giò thước hai; đi học thấy đánh, đi gánh đau vai; gái có chồng như
gong đeo cổ, trai không vợ như phản gỗ long đanh; chê cơm ăn cá lù đù, chê
thằng ỏng bụng lấy thằng gù lưng; đàn ông đóng khố đuôi lươn, đàn bà mặc
yếm hở lườn mới xinh; gần nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng
chịu đòn; bụng thúng cái, lưng cánh phản; thẳng da lưng, chùng da bụng; mặc
áo đến vai, chẳng ai mặc quá đầu; chẳng làm người bảo rằng ươn, làm thì
xương sống xương sườn phơi ra; xấu mặt thì lâu, xấu đầu mấy tí; nói người
chẳng nghĩ đến thân, thử sờ lên gáy xem gần hay xa………
2.1.3.

Từ ngoài vào trong ( da, lông, thịt, máu, bụng, lòng, dạ, ruột, gan,

cật...)
Con người mặt hoa da phấn, con mình mặt cú da lươn; mẹ con một lần da
đến ruột; còn da lông mọc, còn chồi nên cây; lớn vú, bụ con; cả vú to hông, cho
không chẳng màng; ôm rơm nặng bụng; máu gái đẻ, có khoẻ cũng nên kiêng;

khéo lời, rơi máu; khó bó đến xương; máu người đem tẩm xương ta bao giờ; thịt
da ai cũng là người; thương, cái xương chẳng còn; khác máu tanh lòng; anh em
hạt máu sẻ đôi; một giọt máu đào hơn ao nước lã; thắt lưng buộc bụng; bụng
đói, cật rét; bụng đói đầu gối phải bò; bụng đói thì tai điếc; ngon mồm, ôm
bụng; nhiều no lòng, ít mát ruột; no dạ đã thèm; ruột bỏ ra, da bỏ vào; thà liếm
môi liếm mép, còn hơn cá chép mùa hè; thẳng da bụng, chùng da mắt; trước
làm phúc, sau tức bụng; con liền với ruột; con lên ba, mẹ sa xương sườn; bụng
thời cứ rốn; gan đục, lòng trong; gan già, ma mọi; gan liền tướng quân; gan
23


sành, dạ sỏi; gan vàng, dạ sắt; lòng người ai bẻ thước mà đo; sâu rốn tốt cơm,
lồi rốn tốn tiền………………
2.2. Vai trò ngữ nghĩa của từ trỏ bộ phận cơ thể người
2.2.1. Vai trò là ngữ nghĩa biểu trưng
Biểu trưng là sản phẩm của tư duy biểu tượng luôn lấy thực tế sống động để
trừu tượng hoá các suy nghĩ, để thể hiện cách nhận thức và lý giải thế giới.
Nhưng như thế không có nghĩa là nghĩa biểu trưng là nghĩa phi lô gíc, xa lạ với
tư duy duy lý. Tư duy biểu tượng xuất phát từ trí tưởng tượng được nắm bắt
bằng trực giác nhưng nó không loại trừ lý trí ra khỏi con đường phát triển của nó
mà với sự cộng tác của lý trí, tư duy biểu tượng thêm khả năng cất cao đôi cánh
tưởng tượng của mình. Tục ngữ có lối nói mang tính dân gian và cội nguồn của
nó là tư duy biểu tượng. Vì vậy, nghĩa của đại bộ phận tục ngữ được hình thành
qua phương pháp biểu trưng. Điều này thể hiện rất rõ ở bộ phận tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người, xuất phát từ thực tế
muôn màu muôn vẻ đi vào tục ngữ làm giàu cho khả năng diễn đạt của tục ngữ.
Qua khảo sát các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người, chúng
tôi nhận thấy trong tục ngữ từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện rất phong
phú, đa dạng. Tuy nhiên, tần số xuất hiện không đồng đều. Xuất hiện với tần số
lớn nhất là bộ phận tay (327 lần) tiếp đến là mặt (250 lần), miệng (198 lần),

mắt (158 lần), đầu (137 lần)… nhưng cũng có những bộ phận có tần số xuất
hiện thấp như bàn chân, cẳng tay, gân cổ, lỗ mũi, lỗ tai, lông chân, lông bụng,
mặt mũi, ót, quai hàm… chỉ xuất hiện một lần. Nhiều hơn một tý là xương
sống, tóc mai, ống chân, mông, lặc lè, hông, hầu, họng…cũng chỉ có tần số
xuất hiện 2 hoặc 3 lần. Nhưng dù tần số xuất hiện nhiều hay ít thì bản thân mỗi
hình ảnh bộ phận cơ thể người khi tham gia trong câu tục ngữ đều chứa đựng
những giá trị biểu trưng sâu sắc. Tuy nhiên, trong giới hạn của một luận văn
chúng tôi không có điều kiện trình bày nghĩa biểu trưng của tất cả 104 hình ảnh

24


bộ phận cơ thể người. Ở đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu nghĩa biểu trưng của một
số hình ảnh tiêu biểu có tần số xuất hiện cao.
2.2.1.1 Nghĩa biểu trưng của nhóm các phát ngôn tục ngữ từ trên xuống:
đầu, mình, tay, chân
2.2.1.1.1.

Nghĩa biểu trưng của các phát ngôn tục ngữ chứa từ đầu

Theo Từ điển tiếng Việt: Đầu là phần trên cùng của thân thể con người,
nơi có chứa bộ óc và nhiều cơ quan khác. Khi đi vào tục ngữ thì bộ phận này
còn mang những ý nghĩa biểu trưng khác nữa, cụ thể như sau:
* Biểu trưng cho mối quan hệ khăng khít mật thiết với nhau giữa con người
với con người.
Đó có thể là tình cảm vợ chồng: Vợ chồng đầu gối tay ấp. Vợ chồng ăn ở với
nhau bao giờ cũng có tình cảm nghĩa mặn nồng keo sơn gắn chặt. Nếu ai sống với
nhau mà không có thứ tình cảm này thì thật đáng buồn. Đó cũng còn là tình cảm
thuỷ chung, nguyện chung sống hạnh phúc với nhau đến Đầu bạc răng long.
* Biểu trưng cho tuổi tác, sự trưởng thành

Con người ta, trung bình ở vào tuổi bốn mươi trở đi, tóc đã bắt đầu bạc
dần. Trên đầu như vậy là đã có hai thứ tóc đen trắng lẫn lộn nhau. Người ta gọi
những người mà Đầu đã hai thứ tóc là người đã đứng tuổi, cái tuổi chững chạc,
khôn khéo nhất của đời người. Vì vậy, nếu sống vào tuổi này mà còn làm điều gì
sai trái thì tất sẽ bị người khác chê cười.
* Biểu trưng cho chí khí của con người
Tục ngữ có câu: Đầu đội trời chân đạp đất. Đây là quan niệm phổ biến
trong xã hội cũ về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông. Họ phải lập công, lập
danh (tức là làm nên sự nghiệp lớn, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau). Phạm
Ngũ Lão quan niệm: Trong nam nhi phải xem công danh là món nợ mà mình
phải trả. Còn Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: Làm trai là phải có chí khí vẫy
vùng trong bốn bể: Chí làm trai đông bắc nam tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong
bốn bể.

25


×