Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cơ chế chính sách về phân bổ vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.11 KB, 4 trang )

TỔNG QUAN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Các văn bản pháp luật về khuyến khích đầu tư/kinh doanh
Trong thời gian qua, môi trường đầu tư & kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải
thiện rất đáng kể, được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận. Tuy chưa có kết quả xếp
hạng năm 2016 của báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Business Report)
của Ngân hàng thế giới, nhưng những dấu hiệu trên thị trường 1 trong thời gian qua cho thấy
sự khả quan đó.
Dựa trên tinh thần của Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và theo điều 53 của Hiến pháp
“Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức

khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây
dựng đất nước”, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng nhằm
góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy
động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài: Luật đầu tư số
67/2014/QH13 có những điều chỉnh cơ bản hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh bình
đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các quy định được “thông thoáng” hơn về thủ
tục đầu tư, bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận đầu tư (chứng nhận đầu tư) cho nhà đầu tư
trong nước, quy định 6 ngành nghề cấm kinh doanh & 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, thu hẹp phạm vi áp dụng cấp chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, rút
ngắn thời gian cấp chứng nhận đầu tư. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 tiếp tục thuận
lợi hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp (DN), bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại
thời điểm đăng ký thành lập, tăng cường quyền về con dấu, người đại diện pháp luật của DN;
tăng cường các biện pháp bảo vệ cổ đông công ty cổ phần; công nhận DN xã hội; quy định
chặt chẽ hơn về quản trị trong DNNN. Một số văn bản tiêu biểu khác: Nghị quyết số
35/2016/NQ – CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số
19/2016/NQ – CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng phát triển đến năm
2020; Thông tư số 66/2016/TB – VPCP về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp
& Luật đầu tư; Nghị định 56/2009/NĐ – CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Nghị quyết số 36a/2015/NQ – CP về chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạp


điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng,
mử một chuyên mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử, công khai
1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 9 tháng 2016 có 81451 doanh nghiệp với 629,1 nghìn tỷ đồng
(tăng 19,2 % về số doanh nghiệp và tăng 49,5 % về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; Có 20510 doanh nghiệp
quay trở lại hoạt động, tăng 59,6 % so với cùng kỳ năm trước; ở hầu hết các ngành nghề kinh doanh số doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước.


quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh (nếu có), kết quả kiến nghị, khiếu nại của doanh
nghiệp trên trang thông tin điện tử; Quyết định số 225/2016/QĐ – Ttg phê duyệt kế hoạch
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực về thuế, hải quan, bảo hiểm
xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng... cũng được chú trọng: Luật thuế số
71/2014/QH13, Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13, Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội
về sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý
thuế, đã sửa đổi một số nội dung quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,
các đối tượng thuộc diện miễn thuế, giảm thuế, rút ngắn thủ tục và thời gian nôp thuế, thời
gian nộp bảo hiểm xã hội giảm được 100 giờ, từ 335 giờ/năm xuống còn 235 giờ/năm 2, thời
gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày , nhằm chia
sẻ khó khăn với DN trong thực hiện nghĩa vụ thuế, tăng niềm tin với người nộp thuế (NNT),
đồng thời khắc phục những bất hợp lý của Luật Quản lý thuế trước đây.
- Các văn bản pháp luật về cơ chế, kế hoạch/quy hoạch phân bổ các nguồn lực
trong xã hội
Nhà nước đang thực hiện việc phân bổ nguồn lực hợp lý bằng cách tạo ra cơ chế để thị
trường tự điều chỉnh, sao cho nguồn lực của quốc gia được tập trung vào những đối tượng có
khả năng phát huy tốt nhất, thay vì can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tiếp tục chuyển
mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển. Việc phân bổ
nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ thay thế lẫn nhau phụ thuộc vào giá do thị trường
quyết định. Nếu nhu cầu tiêu dùng một hàng hóa tăng thì giá sẽ tăng. Giá tăng sẽ thúc đẩy
các doanh nghiệp vận dụng nguồn lực để sản xuất nhiều hơn mặt hàng đang được ưa chuộng;

ngay cả các nhà sản xuất mới sẽ tham gia thị trường. Trong một môi trường cạnh tranh, các
doanh nghiệp có động lực cao để chọn lựa công nghệ và nguồn lực nhằm sản xuất với chi phí
thấp.
Hiến pháp 2013 quy định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo”.
+) Phân bổ nguồn lực vốn: vốn chi cho đầu tư phát triển
Việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng
quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hàng năm, Nghị quyết số 101/2015/ của Quốc hội khóa XIII về
phân bổ ngân sách trung ương năm 2016; Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày
2 Kết quả theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.


28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;
Nghị quyết số 101/2015/QH13 về phân bổ nguồn ngân sách Trung ương năm 2016; Thông
tư số 206/2015/TT – BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm
2016. Ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án, công trình
trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đối ứng cho
các dự án ODA, dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
và thu hồi vốn ứng trước; phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Ngoài
việc thực hiện phân bổ, bố trí vốn và giao dự toán chi đầu tư phát triển như trên, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cần chú ý một số nội dung sau:
- Đảm bảo bố trí đủ vốn từ ngân sách địa phương cho các dự án, chương trình được ngân
sách trung ương hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình. - Ưu tiên bố
trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương cho các dự án đầu tư tái tạo rừng

từ nguồn thu thuế tài nguyên đối với gỗ rừng tự nhiên phát sinh hàng năm theo quy định. Đối với các dự án ODA do địa phương quản lý: Bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa
phương cho các dự án theo cam kết. - Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển cho các
cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và
dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ
giao cho các lĩnh vực này.- Trường hợp có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thuộc danh mục đầu tư
trong kế hoạch đầu tư công 5 năm (2016 - 2020) đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định, thì được phép huy động vốn trong nước, đảm bảo mức dư nợ huy động tối đa không
vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước năm 2016 của ngân sách cấp tỉnh theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Riêng đối với một số địa
phương có quy định cơ chế tài chính ngân sách đặc thù thì mức huy động vốn thực hiện theo
quy định tại các Nghị định của Chính phủ.
+ Phân bổ lao động:
Lao động là nguồn lực rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Hiến pháp 2013 khẳng định
quyền làm việc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào
tạo. Việc phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với hệ quan điểm, chủ trương của Đảng và phát
giai đoạn phát triển kinh tế xã hội với các nội dung chủ yếu: phân bổ nguồn lực trong các
ngành kinh tế, phân bổ nguồn lực giữa lãnh thổ... Luật lao động số 10/2012/QH13; Luật việc
làm số 38/2013/QH13


+) Phân bổ nguồn lực đất đai & tài nguyên
Hiến pháp 2013 khẳng định ““Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi

ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”. Cơ chế và kế hoạch phân bổ nguồn lực đất đai được quy định cụ thể trong
Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,
cấp tỉnh, cấp huyện với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp

quốc gia, cấp tỉnh là 5 năm, cấp huyện lập hàng năm. Một số văn bản quan trọng: Nghị
quyết số 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia; Quyết định số 1819/2015/QĐ – BTNMT về
phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2016 – 2020; Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; Chỉ thị số 08/2015/CT – Ttg điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia; Nghị quyết số
43/2014/NQ – CP quy định một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong
hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện mô trường kinh doanh;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; Nghị định số 44/2014/NĐ – CP quy định về giá đất; Thông tư 61/2015/ TT –
BTNMT quy định về cấp và quản lý chứng chỉ định giá đất. Về phân bổ tài nguyên được quy
định theo một số văn bản pháp luật: Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số
82/2015/QH13; Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13; Luật tài nguyên rừng số
29/2004/QH11; Luật khoáng sản số 60/2010/QH12; Nghị định số 15/2012/NĐ – CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;



×