VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Môn GDCD - LỚP 10
Thời gian làm bài:45 phút
ĐỀ CHẴN
Câu 1. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.
b. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm của phủ định biện
chứng?
Câu 2. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong quá trình nhận
thức.
b. Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
thì giai đoạn nào quan trọng hơn? Vì sao?
Câu 3. (4 điểm)
a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
c. Cho hình chữ nhật chiều dài 80cm, chiều rộng 60cm, người ta có thể tăng hoặc
giảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:
-
Lượng thay đổi của hình chữ nhật
80 cm
như thế nào?
-
Độ của chiều rộng là bao nhiêu để
nó còn tồn tại là hình chữ nhật?
-
Nút của nó là bao nhiêu?
Chất mới của hình chữ nhật là gì?
-
Qua đó, em rút ra kết luận gì?
60 cm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
Môn GDCD - LỚP 10
Thời gian làm bài:45 phút
ĐỀ LẺ
Câu 1. (3 điểm)
a. Thế nào là vận động? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật
chất?
b. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế
giới vật chất từ thấp đến cao:
- Cây cối ra hoa, kết quả.
-
Ma sát sinh ra nhiệt.
-
Sự dao động của con lắc.
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.
-
Rượu tan trong nước.
Câu 2. (3 điểm)
a. Trình bày khái niệm và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
b. Em hiểu như thế nào về nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành? Bản thân em đã
có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế
nào đối với quá trình học tập của em?
Câu 3. (4 điểm)
a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.
b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
c. Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm, người ta có thể tăng hoặc
giảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:
-
Lượng thay đổi của hình chữ nhật
như thế nào?
-
Độ của chiều rộng là bao nhiêu để
nó còn tồn tại là hình chữ nhật?
-
Nút của nó là bao nhiêu?
-
Chất mới của hình chữ nhật là gì?
Qua đó, em rút ra kết luận gì?
50 cm
30 cm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI
Môn: GDCD KHỐI 10
Đề chẵn
Câu
1
Đáp án
Điểm Ghi chú
a/
(3đ) - Khái niệm: PĐBC là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển
1đ
của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yêu tố tích
cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng
mới.
- PĐBC có hai đặc điểm cơ bản:
1đ
+ Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong
bản thân sự vật, hiện tượng. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho
sự phát triển.
+ Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự vật, hiện
tượng giữ lại yếu tố tích cực, gạt bỏ các tiêu cực, lỗi thời để sự
vật, hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng.
b/ Học sinh phải:
- Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập cho phù
1đ
hợp để đạt kết quả cao.
- Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả, tiếp thu cái mới có
chọn lọc.
- Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa.
2
a/
2đ
(3đ) - Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự
tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với svht, đem lại cho
con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các
tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, nhờ các thao tác của tư
duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,... tìm ra bản
chất, quy luật của svht.
b/ Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính
và nhận thức lí tính thì cả 2 giai đoạn đều quan trọng như nhau.
Vì:
1đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
-
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức, cho biết vẻ
bề ngoài của svht, cung cấp thông tin, tài liệu cho nhận thức lí
tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lí
tính.
-
Nhận thức lí tính là giai đoạn sau của nhận thức, cho biết bản
chất, quy luật của svht, giúp con người nhận biết sâu sắc và
đầy đủ hơn về svht, củng cố, kiểm chứng nhận thức cảm tính.
3
a/ Khái niệm:
(4đ) - Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của
1đ
svht, tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác.
Nêu 1 ví dụ:…
-
Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của svht về
trình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng,... của
svht. Nêu 1 ví dụ:…
1đ
b/
-
Cách thức biến đổi của lượng:
+ Lượng biến đổi trước.
+ Sự biến đổi về chất của các svht bắt đầu từ lượng.
+ Lượng biến đổi từ từ, dần dần.
-
Cách thức biến đổi của chất:
+ Chất biến đổi sau.
+ Chất biến đổi nhanh chóng, đột biến.
+ Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời, lại hình
thành một lượng mới phù hợp với nó.
c/
-
Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0cm đến 80cm.
-
Độ của chiều rộng: 0cm < Độ < 80cm.
-
Nút: 80cm và 0cm.
-
Chất mới là hình vuông hoặc đường thẳng, tùy theo chiều biến
đổi của chiều rộng HCN.
-
KL: Thay đổi về lượng đến giới hạn nhất định thì sự vật biến
đổi.
2đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI
Môn: GDCD KHỐI 10
Đề lẻ
Câu
1
Đáp án
Điểm
a/
(3đ) -
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của sự vật và
1đ
hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
-
Nêu rõ 5 hình thức vận động cơ bản:
Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong
không gian.
1đ
Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản,
các quá trình nhiệt, điện,…
Vận động hóa học: sự hóa hợp và phân giải các chất.
Vận động sinh học: sự trao đổi chất của cơ thể sống với môi
trường.
Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch
sử.
1đ
b/
2
-
Sự dao động của con lắc.
-
Ma sát sinh ra nhiệt.
-
Rượu tan trong nước.
-
Cây cối ra hoa, kết quả.
-
Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.
a/
(3đ) - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang
0.5đ
tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
1đ
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chẩn chân lý.
b/
-
Học tập là hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh một cách có hệ thồng
1.5đ
Ghi chú
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
tri thức, kỹ năng, thái độ và thói quen do loài người đúc kết trong
quá trình lâu dài. Điều đó cho thấy học không chỉ nhằm mục đích
nắm được lý thuyết, mà qua trọng là phải tiếp thu được kinh
nghiệm loài người, biến chúng thành nhận thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, thái độ của bản thân. Cho nên học phải đi đôi với hành. Mặt
khác, học có đi đôi với hành mới kiểm nghiệm được tính đúng sai
và giá trị đ1ich thực của tri thức thu nhận được.
3
(4đ)
Liên hệ cho ví dụ các môn học…
a/ Khái niệm:
-
1đ
Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của svht,
tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác. Nêu 1 ví
dụ:…
-
Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của svht về trình
độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng,... của svht. Nêu
1 ví dụ:…
1đ
b/
-
Cách thức biến đổi của lượng:
+ Lượng biến đổi trước.
+ Sự biến đổi về chất của các svht bắt đầu từ lượng.
+ Lượng biến đổi từ từ, dần dần.
-
Cách thức biến đổi của chất:
+ Chất biến đổi sau.
+ Chất biến đổi nhanh chóng, đột biến.
+ Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời, lại hình
thành một lượng mới phù hợp với nó.
2đ
c/
-
Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0cm đến 80cm.
-
Độ của chiều rộng: 0cm < Độ < 80cm.
-
Nút: 80cm và 0cm.
-
Chất mới là hình vuông hoặc đường thẳng, tùy theo chiều biến đổi
của chiều rộng HCN.
-
KL: Thay đổi về lượng đến giới hạn nhất định thì sự vật biến đổi.