Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

LÀM QUEN CHỮ cái o, ô, ơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.82 KB, 7 trang )

Giáo án dạy trẻ làm quen với chữ cái O, Ô, Ơ
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Làm quen với chữ cái O, Ô, Ơ
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 25-30 phút
Số lượng: 25-30 trẻ
I.

Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ: O gồm một nét cong tròn khép
kín, Ô gồm một nét cong tròn khép kín và một dấu mũ ở phía trên,
Ơ gồm một nét cong tròn kép kín và một dấu móc ở phía trên.
- Trẻ tìm đúng chữ O, Ô, Ơ khi chơi trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phát âm to, rõ ràng, chính xác các
chữ O, Ô, Ơ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân biệt sự giống nhau và khác nhau
giữa các chữ cái O, Ô, Ơ.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý mọi người xung quanh, yêu trường mầm non, yêu bạn
bè, cô giáo.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định sau khi chơi xong.
II.
Chuẩn bị


1. Đồ dùng
• Đồ dùng của cô
- Cô chuẩn bị thẻ chữ rời những chữ cần dạy.
- Chuần bị máy tính, powerpoint tranh ảnh bài dạy.
- Tranh ảnh cô giáo, ô tô, lá cờ.


Bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”, “bạn ơi hết giờ
rồi”
• Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một thẻ chữ rời “O, Ô, Ơ”
2. Địa điểm
- Địa điểm tổ chức hoạt động trong lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Cho trẻ ngồi theo hình vòng cung
3. Trang phục, tâm lý
- Trang phục của cô và trẻ thoải mái, gọn gàng
- Tạo cho trẻ có tâm trạng vui vẻ, hứng thú với hoạt động học tập
Cách tiến hành
-

III.

Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú
-Cô chào tất cả các con! À cô thấy lớp mình hôm nay ai cũng
ngoan, ai cũng xinh đấy! bây giờ các con cùng hát bài hát “
Trường chúng cháu là trường mầm non” cùng với cô nào?
-Lớp chúng ta hát rất là hay.Các con cho cô biết chúng ta vừa
hát bài gì?
-Các con thấy ngôi trường của chúng ta như thế nào?

-À ! hằng ngày đến trường thì các con thấy những ai?
- Trường chúng ta rất là đẹp phải không các con, có bạn bè, cô
giáo.. thế ở trường ai là người dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, cho
các con ăn, cho các con ngủ hằng ngày?
-Bây giờ cô sẽ cho các com xem một bức tranh, các con nhìn
xem đây là ai nào?
2. Nội dung chính
2.1 Hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái O, Ô, Ơ
a. Làm quen chữ cái O
Bước 1: Giới thiệu chữ O
-Đây là bức tranh về “ cô giáo” đấy các con ( dưới tranh có chữ
cô giáo). Các con cùng đọc theo cô nào “ cô giáo” (cô cho trẻ
đọc 2-3 lần)
-Các con hãy nhìn lên màn hình nào, đây là cụm từ cô giáo,
trong cụm từ cô giáo có rất là nhiều chữ cái mới. Hôm nay cô sẽ
cho lớp chúng mình làm quen một chữ cái mới ! Muốn biết là
chữ gì thì cô sẽ nhờ một bạn lên bấm chuột giúp cô xem đó là
chữ gì nhé!
Bước 2: Dạy trẻ làm quen chữ O qua phát âm
-Đây là chữ O, các con hãy lắng nghe cô đọc “O”, khi đọc các
con chú ý mở rộng miệng và tròn môi nhé!
- Cả lớp đọc cùng cô nào “O” ( 3 lần)
- Trên tay cô có thẻ chữ O, các con nhìn xem chữ O này có
giống với chữ O trên màn hình không nào?
- Bây giờ cô sẽ tặng thẻ chữ O này cho lớp chúng mình! Các
con hãy lần lượt chuyền tay nhau nhìn vào thẻ chữ và đọc to, rõ
ràng cho cô!

Hoạt động của trẻ


-Trẻ hát
-Trường chúng cháu là trường
mầm non ạ!
-Trường rất là đẹp!
-Có bạn bè, cô giáo, cô hiệu
trưởng, cô nuôi…..!
-Cô giáo ạ!
-Bức tranh về cô giáo ạ!

-Trẻ đọc theo “cô giáo”

-Trẻ lên nhấn chuột

-Trẻ lắng nghe


- Cô mời một số trẻ lên đọc( chú ý sửa sai cho trẻ)
Bước 3: Làm quen với chữ O qua phân tích nét chữ
- Chúng ta nhìn xem chữ O có hình gì nào?
- Các con có biết cấu tạo của chữ O gồm những nét nào không?
- Chữ O gồm có 1 nét cong tròn khép kín các con ạ, cả lớp hãy
lắng nghe cô đọc nhé” Chữ O gồm có một nét cong tròn khép
kín” (chỉ vào hình)
-Các con cùng nhắc lại theo cô nào: “Chữ O gồm có 1 nét cong
tròn khép kín”
-Cả lớp đọc lại theo cô một lần nữa nào: “ Chữ O gồm có một
nét cong tròn khép kín”
- Bạn nào giỏi có thể nhắc lại cho cô và các bạn cùng nghe nào!
(cô mời 2,3 trẻ đọc và chỉnh sửa nếu sai)
- Chữ O còn có nhiều kiểu viết khác nhau nữa các con ạ! Chúng

ta cùng hướng lên màn hình cô sẽ giới thiệu cho lớp mình chữ O
in hoa và chữ o in thường.
-Đây là chữ O in hoa mà chúng ta vừa được học thường được
viết ở đầu câu, còn đây là chữ o in thường (chỉ vào tranh). Các
con hãy quan sát xem chữ o in thường và chữ O in hoa khác nhau
ở điểm nào?
- Đúng rồi đấy! Tuy có nhiều kiểu viết nhưng mỗi kiểu chữ O
đều có cấu tạo giống nhau: gồm một nét cong tròn khép kín và
đều được phát âm là O, các con đọc lại cùng cô một lần nữa nào
“O”
b. Làm quen chữ cái Ô
Bước 1: Giới thiệu chữ Ô
- Bây giờ lớp chúng ta hãy cùng nhau chơi trò chơi “ Trời sáng,
trời tối” nhé.
- Các con nhìn xem trên tay cô có cái gì đây?
- Đúng rồi! đây là chiếc ô tô, các con hãy lắng nghe cô đọc “ ô
tô”.
- Cả lớp đọc lại cùng cô nào “ ô tô” ( 2-3 lần)
- Bây giờ các con cùng hướng lên màn hình nào, chúng ta quan
sát cụm từ “ ô tô” và chọn cho cô những chữ cái nào giống nhau
nhé!
- Cô sẽ mời một bạn lên chỉ giúp cô nào?
- Bạn chỉ đúng chưa các con?
Cả lớp vỗ tay khen bạn nào!
-Bây giờ cô sẽ phóng to chữ cái này lên để lớp chúng mình cùng
nhìn rõ!
Bước 2: Dạy trẻ làm quen với chữ Ô qua phát âm
-Đây là chữ Ô, các con hãy chú ý nghe cô đọc này “ Ô”
- Cả lớp đọc cùng cô nào “Ô” ( 2-3 lần)
- Trên tay cô cũng có thẻ chữ Ô, chúng ta hãy nhìn xem chữ Ô

này có giống với chữ Ô trên màn hình không?
- Bây giờ cô sẽ tặng thẻ chữ này cho lớp chúng mình! Các con
hãy lần lượt chuyền tay nhau nhìn vào thẻ chữ và đọc to, rõ ràng
cho cô nhé!
(Cô mời 2,3 trẻ đọc và chỉnh sữa nếu sai)
- Cả lớp đọc lại theo cô một lần nữa nào “ Ô”
Bước 3: Làm quen với chữ Ô qua phân tích nét chữ

-Trẻ đọc theo “O”
-Có ạ!
-Vâng ạ!

-Hình tròn ạ!
-Không ạ!

-Trẻ nhắc lại “ Chữ O chỉ có một
nét cong tròn khép kín”
-Giơ tay
-Trẻ quan sát

-Chữ O in hoa to hơn chữ o in
thường.
-“O”

-Trẻ chơi nhắm mắt lại rồi mở
mắt ra
-Chiếc ô tô ạ!
-Trẻ đọc theo cô “ ô tô”

-Trẻ lên chỉ

-Dạ đúng rồi ạ!
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ chú ý lắng nghe


- (cô lấy tay che dấu mũ) Các con quan sát xem chữ Ô giống
chữ cái gì mà chúng ta vừa học?
- Chữ Ô có cấu tạo gồm mấy nét? Và đó là những nét nào?
-À! Đúng rồi đấy! Chữ Ô cũng có một nét cong tròn khép kín
này.
-Các con hãy nhìn kĩ xem chữ Ô còn có gì đặc biệt nữa?
- Ngoài ra chữ Ô còn có một dấu mũ nhỏ ở phía trên nữa.
- Các con cùng làm mũ chữ Ô với cô nào (cô đưa tay vòng lên
đầu làm hình mũ chữ Ô)
- Như vậy chữ Ô gồm có hai nét: một nét cong tròn khép kín và
một dấu mũ nhỏ ở phía trên, các con nhớ chưa?
- Cả lớp nhắc lại theo cô “ Chữ Ô gồm một nét cong tròn khép
kín và một dấu mũ nhỏ ở phía trên”! ( 2 lần)
- Bạn nào có thể nhắc lại cho cô chữ Ô có những nét nào ? Cô
mời con!
- Bạn trả lời đúng chưa? Cả lớp vỗ tay hoan hô bạn nào!
- Các con ơi chữ Ô còn có nhiều kiểu viết khác nhau nữa đấy.
Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho lớp chúng mình chữ Ô in hoa và chữ
ô in thường.
-Đây là chữ Ô in hoa mà chúng ta vừa học thường được viết ở
đầu câu, và đây là chữ ô in thường (chỉ vào hình).
- Các con nhìn xem chữ ô in thường và chữ Ô in hoa có điểm gì
khác nhau nào?
- Đúng rồi đấy! Tuy có nhiều kiểu viết khác nhau nhưng chữ Ô
in hoa và chữ ô in thường đều có hai nét: Một nét cong tròn khép

kín và một dấu mũ ở phía trên, và đều được phát âm là Ô, các con
đọc lại cùng cô một lần nữa nào “Ô”
c. Làm quen chữ cái Ơ
Bước 1: Giới thiệu chữ ơ
- Bây giờ các con hãy đứng dậy và vận động theo bài hát “ Múa
với bạn Tây Nguyên” cùng cô nhé!
- Cô sẽ cho lớp chúng ta xem một bức tranh, các con hãy nhìn
và cho cô biết các con thấy gì trong bức tranh này?
-Đây là lá cờ đỏ sao vàng, các con hãy nghe cô đọc “ Lá cờ” ( 2
lần)
- Cả lớp đọc lại nào “ lá cờ” ( 2 lần)
- Các con nhìn lên màn hình và quan sát cụm từ “lá cờ” có
nhiều chữ cái mới. Bây giờ cô sẽ cho các con làm quen thêm một
chữ cái nữa, cô sẽ mời một bạn lên bấm chuột giúp cô xem là
chữ gì nhé!
- Cô mời con nào!
Bước 2: Dạy trẻ làm quen chữ Ơ qua phát âm
- Đây là chữ Ơ, các con hãy lắng nghe cô đọc này “ Ơ” ( 2 lần)
- Cả lớp đọc theo cô nào “Ơ” (2-3 lần)
- Cô cũng đã chuẩn bị thêm một thẻ chữ Ơ các con hãy nhìn
xem chữ này có giống với chữ Ơ trên màn hình không?
- Cô sẽ tặng cho lớp chúng mình thẻ chữ Ơ này, các con hãy lần
lượt chuyền tay nhau nhìn vào thẻ và đọc to, rõ ràng cho cô nhé!
(Cô mời 2-3 trẻ đứng dậy đọc và sửa sai)
Bước 3: Làm quen với chữ Ơ qua phân tích nét chữ.
- Các con nhìn xem chữ ơ có những nét gì?

-Trẻ đọc theo “ Ô”
-Có ạ!
-Vâng ạ!


-Chữ O ạ!
- Chữ Ô có một nét cong tròn
khép kín ạ!
-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đưa hai tay lên đầu làm mũ
chữ Ô

-Chữ ô gồm một nét cong tròn
khép kín và một dấu mũ nhỏ ở
phía trên.
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ quan sát

-Chữ Ô in hoa to hơn chữ Ô in
thường ạ!

-“Ô”


- À! Đúng rồi, chữ Ơ cũng có một nét cong tròn khép kín , các
con hãy nhìn kĩ xem chữ Ơ còn có điều gì đặc biệt nữa nào?
- Chữ Ơ còn có một dấu móc nhỏ ở phía trên bên phải nữa đấy.
( Cô chỉ vào hình).
- Như vậy chữ Ơ gồm có hai nét: một nét cong tròn khép kín và
một nét móc nhỏ ở phía trên bên phải nữa, các con nhớ chưa?
- Bây giờ các con hãy đọc lại nào: “ chữ Ơ gồm một nét cong
tròn khép kín và một dấu móc nhỏ ở phía trên bên phải”
- Đúng rồi! Lớp chúng ta thật là giỏi. bây giờ cô sẽ mời một

bạn đứng dậy nhắc lại nào.
( cô mời 2,3 trẻ đứng dậy đọc và sữa lỗi)
- Bạn đọc rất là to, rõ ràng, cả lớp vỗ tay khen bạn nào?
- Chữ Ơ cũng có nhiều kiểu viết, bây giờ cô sẽ giới thiệu cho
các con chữ Ơ in hoa và chữ ơ in thường.
- Đây là chữ Ơ in hoa mà chúng ta vừa được học thường được
viết ở đầu câu, còn đây là chữ ơ in thường (cô chỉ vào hình).
- Các con hãy quan sát xem chữ Ơ in hoa và chữ ơ in thường
khác nhau ở điểm nào?
- Đúng rồi đấy! Tuy chữ Ơ có nhiều kiểu viết khác nhau nhưng
đều gồm có hai nét: một nét cong tròn khép kín và một dấu móc
ở phía trên phải, và đều được phát âm là “Ơ”, các con đọc lại
cùng cô một lần nữa nào “Ơ”.
2.2 So sánh chữ O, Ô, Ơ
(Cô đưa 3 chữ cái Ô và Ơ ra cho trẻ so sánh)
- Các con nhìn lên đây và cho cô biết trong hình là những chữ
gì mà chúng ta đã được học?
- Các con hãy quan sát và cho cô biết chữ O, Ô,Ơ khác nhau ở
điểm nào?
- Đúng rồi đấy! Chữ O không có dấu mũ, chữ Ô có một dấu
mũ nhỏ phía trên , chữ Ơ có một dấu móc nhỏ ở phía trên bên
phải.
- Cô sẽ mời một bạn nhắc lại giúp cô nào!
-Vậy chữ O, Ô, Ơ giống nhau ở điểm nào?
- Bạn trả lời đúng chưa các con? Cả lớp vỗ tay khen bạn nào.
- Chữ O, Ô và Ơ đều có một nét cong tròn khép kín, các con nhớ
chưa
- Hôm nay cô đã cho lớp chúng mình làm quen với chữ cái gì?
- Cô cũng có 1 bài thơ nói về các chữ cái mà chúng ta vừa học
đấy, cô sẽ đọc cho lớp chúng mình cùng nghe nhé!

O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu
O, Ơ hai chữ khác nhau
Ơ thì thêm cái móc câu bên mình
2.3 Trò chơi củng cố
a. Trò chơi 1: Thi xem ai đúng
- Hôm nay lớp mình học rất ngoan đấy, bây giờ cô sẽ thưởng
cho cả lớp chơi 1 trò chơi, các con có thích không nào?
- Trò chơi có tên là “ thi xem ai đúng”
- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho các con các chữ cái mà lớp
mình vừa học đấy, cô sẽ phát cho mỗi bạn ba chữ cái O, Ô, Ơ
nhé! Khi nào cô đọc chữ O thì cả lớp cùng giơ chữ O lên , khi cô

- Trẻ vận động theo bài hát
-Lá cờ ạ!

-“ Lá cờ”

- Trẻ lên nhấn chuột

-“ Ơ”
-Có ạ!
-Vâng ạ!

-Chữ ơ có một nét cong tròn
khép kín

-Dạ rồi ạ!
- Chữ Ơ gồm một nét cong tròn
khép kín và một dấu móc nhỏ ở

phía trên bên phải”
-Trẻ vỗ tay

-Chữ Ơ in hoa to hơn chữ Ơ in
thường ạ!


đọc chữ Ô thì các con đưa chữ Ô, và khi cô đọc chữ Ơ thì các con
sẽ làm gì nào? nếu bạn nào giơ lên chậm, hoặc sai chữ cái thì sẽ
bị phạt múa cho cả lớp mình xem nhé!
Các con đã hiểu luật chơi chưa?
b. Trò chơi 2: Ai nhanh hơn
- Lớp chúng ta có muốn chơi nữa không nào?
- Vậy thì cô sẽ tổ chức cho lớp chúng mình chơi một trò chơi
nữa, đó là trò chơi “ ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Mỗi người hãy chọn một chữ cái mà các con thích,
và đưa những chữ cái còn lại bỏ vào rồ cho cô nào!
Lớp chúng mình đứng dậy và đi thành vòng tròn, vừa đi chúng
ta vừa đọc bài thơ:
O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu
O, Ơ hai chữ khác nhau
Ơ thì thêm cái móc câu bên mình
Khi cô hô chữ cái gì thì bạn nào cầm chữ cái đó phải nhảy thật
nhanh vào vòng tròn phía trong, nếu bạn nào đang cầm chữ cái
đó không nhảy vào hay bạn nào không cầm chữ cái đó mà nhảy
vòng tròn phía trong vào thì sẽ bị phạt nhảy lò cò, các con có
đồng ý không?
3.Kết thúc
- Lớp mình hôm nay học rất là ngoan, cô rất là vui, cô khen cả

lớp nào.
-Bây giờ các con cùng hát bài hát “ bạn ơi hết giờ rồi” và cất đồ
chơi nhé!
Kết thúc

-Trẻ lắng nghe
-“Ơ”

-Chữ O,Ô, Ơ ạ!
- Dạ thưa cô! Chữ O không có
dấu mũ, chữ Ô có một dấu mũ
nhỏ phía trên , chữ Ơ có một dấu
móc nhỏ ở phía trên bên phải ạ!
- Đều có một nét cong tròn khép
kín ạ!
-Dạ rồi ạ!
-Chữ O, Ô, Ơ ạ!

-Trẻ lắng nghe

-Giơ chữ Ơ lên ạ!
-Trẻ chơi

-Có ạ!


-Trẻ chơi
-Có ạ!
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ vừa hát vừa cất đồ chơi




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×